,text,summary 0,"Golden Imperial Hotel - Biểu tượng đẳng cấp tại Đà Lạt mộng mơ. Với thiết kế hoàn hảo cùng vị trí vô cùng đắc địa, Golden Imperial Hotel được xem là biểu tượng đẳng cấp mới tại Đà Lạt. Đà Lạt vốn là thành phố của nhiều dấu ấn mang tính biểu tượng vùng cao nguyên với những thung lũng hoa đẹp mướt mắt, bầu không khí bao phủ bởi làn sương mờ ảo, những ngôi nhà biệt thự cổ… Thiên đường nghỉ dưỡng hôm nay được “tô điểm” thêm những nét chấm phá mới mẻ, những kiến trúc mang tính giao thoa. Golden Imperial Hotel Đà Lạt là một điểm nhấn như vậy. Khi nhắc đến khách sạn 5 sao sang trọng bậc nhất trung tâm thành phố ngàn hoa này, tôi gọi đây là hành trình của sự kết nối hoàn hảo. Kết nối thuận tiện từ vị trí đắc địa Tọa lạc ngay sau quảng trường Lâm Viên, Golden Imperial Hotel có vị trí trung tâm bậc nhất của Đà Lạt, là nút giao giữa rất nhiều điểm tham quan nổi tiếng. Chỉ vài phút di chuyển bạn đã tiếp cận được các thắng cảnh đặc trưng nhất, là hồ Xuân Hương, nhà thờ Con Gà, Dinh Bảo Đại… được đắm mình trong cảm giác mộng mơ giữa một quần thể độc đáo, những biểu tượng vốn làm nên tên tuổi thành phố ngàn hoa. Sự pha trộn hoàn haỏ của những vẻ đẹp say đắm lòng người Bước chân đến sảnh Golden Imperial Hotel, bạn sẽ cảm nhận như bước vào không gian lịch lãm của kiến trúc Châu Âu cổ điển, toát lên không khí sang trọng, tinh tế như tái hiện hình ảnh của lối sống hoàng gia, kết hợp hòa hòa với cỏ cây mây ngàn, được đắm chìm trong sắc hoa bốn mùa của Đà Lạt. Mỗi khu vực trong khách sạn là biểu tượng cho cảnh sắc Xuân – Hạ - Thu – Đông. Màn đêm buông xuống bạn sẽ được hòa nhịp vào Skybar nơi tầng thượng, thả hồn theo đêm nhạc với ly cocktail nồng nàn, để làn gió mát se lạnh của Đà Lạt thổi qua, từ đây có thể phóng tầm mắt để ôm trọn quang cảnh thành phố đáng sống. Một màn giao thoa đất trời đầy cảm xúc. Golden Imperial Hotel không chỉ là nơi dừng chân, mà là một sự nâng chuẩn của trải nghiệm sống, nơi sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại trở nên hoàn hảo. Điểm quy tụ của những dịch vụ vượt ngoài mong đợi Không đơn thuần là nơi nghỉ dưỡng, lưu trú hạng sang, Golden Imperial Hotel còn cung cấp đa dạng các loại hình phục vụ cho các nhu cầu: hội nghị, hội họp, tổ chức tiệc/ tiệc cưới, chăm sóc sức khỏe…cùng sự phục vụ tận tâm, chu đáo và cơ sở vật chất được đầu tư bài bản. Giao thoa hương vị, trải nghiệm ẩm thực đa dạng Khác với một số City Hotels tại cao nguyên tôi đã từng đi qua, Golden Imperial Hotel đặc biệt quan tâm đến khía cạnh ẩm thực. Bên cạnh những hương vị đặc trưng của Đà Lạt, bạn sẽ hài lòng với các món ăn Âu, Á từ các quốc gia. Sự hòa trộn, kết hợp khéo léo đã nuông chiều vị giác của mỗi thực khách khó tính và mang đến trải nghiệm trọn vẹn không thể quên. Với sự đầu tư bài bản và tận tâm đến từng chi tiết, Golden Imperial Hotel Đà Lạt như một biểu tượng của sự kết hợp vẻ đẹp đặc trưng vốn có của Đà Lạt và tiêu chuẩn dịch vụ hiện đại, dấu gạch nối hoàn hảo giữa cái cũ – cái mới. Một điểm nghỉ dưỡng không thể bỏ lỡ khi đến với Đà Lạt."," Golden Imperial Hotel - Biểu tượng đẳng cấp tại Đà Lạt mơ mộng. Với thiết kế hoàn hảo và vị trí đắc địa, Golden Imperial Hotel được xem là biểu tượng đẳng cấp mới tại Đà Lạt. Đà Lạt là thành phố của nhiều dấu ấn mang tính biểu tượng vùng cao nguyên với những thung lũng hoa đẹp mướt mắt, bầu không khí bao phủ bởi làn sương mờ ảo, những ngôi nhà biệt thự cổ... Thiên đường nghỉ dưỡng hôm nay được ""tô điểm"" thêm những nét chấm phá mới mẻ, những kiến trúc mang tính giao thoa. Golden Imperial Hotel Đà Lạt là một điểm nhấn như vậy. Khi nhắc đến khách sạn 5 sao sang trọng bậc nhất trung tâm thành phố ngàn hoa này, tôi gọi đây là hành trình của sự kết nối hoàn hảo. Kết nối thuận tiện từ vị trí đắc địa Tọa lạc ngay sau quảng trường Lâm Viên, Golden Imperial Hotel có vị trí trung tâm bậc nhất của Đà Lạt, là nút giao giữa rất nhi" 1,"Quy hoạch Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam. Theo quy hoạch phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2025 Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam năm 2030. Đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương Ngày 30/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1745/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi diện tích tự nhiên trên đất liền là 4.947,11 km2. Quan điểm Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là tổ chức không gian phát triển theo hướng mô hình đô thị trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh gắn với các hành lang Bắc - Nam và hành lang kinh tế Đông - Tây, hành lang kinh tế đô thị hướng biển và thúc đẩy liên kết nội vùng, liên kết vùng. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị thông minh, thuỷ lợi và phòng chống thiên tai, hạ tầng các khu chức năng và đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huy động phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế. Mục tiêu đến năm 2025 là Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu. Một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao và trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước với quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc, đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao. Cụ thể đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 9 - 10%/năm (trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,5 - 4%/năm, công nghiệp xây dựng 10 -11%/năm và dịch vụ 11,5 - 12,5%/năm). Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 5 - 7%, công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 33 - 35%, dịch vụ chiếm khoảng 54 - 56% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 7 - 8%. GRDP bình quân đầu người đạt 6.000 USD và tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70%. Thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI); Chỉ số chuyển đổi số (DTI). Đến năm 2030 dân số toàn tỉnh đạt khoảng 1.300.000 người với diện tích nhà ở bình quân đầu người khoảng 33 m2 sàn/người, số bác sỹ/1 vạn dân là 19 - 20 bác sỹ, số giường bệnh/1 vạn dân là 120 - 121 giường, tỷ lệ thất nghiệp dưới 2,1%, tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%, tỷ lệ người dân có thẻ bảo hiểm 100% và tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 100%. Xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thông minh, đặc biệt là kết cấu hạ tầng đô thị, giao thông, hạ tầng số đảm bảo sự hài hoà giữa kiến trúc với thiên nhiên và đặc thù của Huế. Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế gồm Hành lang kinh tế Bắc - Nam, Hành lang kinh tế Đông - Tây, Hành lang kinh tế đô thị hướng biển. Các trung tâm động lực là TP Huế, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và khu công nghiệp Phong Điền, khai thác và sử dụng hợp lý hiệu quả tài nguyên môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, gắn phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Các khâu đột phá phát triển đó là phát triển hệ thống đô thị di sản kết hợp đô thị hiện đại, thông minh trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản, phát huy lợi thế đô thị ven biển gắn với vị thế 4 trung tâm của vùng và cả nước với quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao về kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại và trọng tâm ưu tiên phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, hạ tầng giao thông chiến lược, cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng logistics, hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế, hạ tầng đô thị… Ngoài ra, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, bền vững, trong đó dịch vụ đóng vai trò chủ đạo với du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, dịch vụ y tế chuyên sâu và giáo dục chất lượng cao, dịch vụ hậu cần và vận tải, đào tạo số, đổi mới sáng tạo là đột phá, công và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng. Phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế theo hướng hiện đại, kinh tế xanh, kinh tế số, bền vững, có lợi thế với cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp gắn với không gian phát triển đặc thù của thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá và thiên nhiên, đặc biệt là Quần thể di tích Cố đô Huế… Thành phố Huế là trung tâm, đô thị di sản Theo quy hoạch vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Thừa Thiên Huế có 3 trung tâm đô thị gồm đô thị trung tâm là TP Huế (được chia thành 2 quận gồm quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương), quận Hương Thủy và quận thị xã Hương Trà. Trong đó quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương là trung tâm, là đô thị di sản giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên – Huế, Trung tâm hành chính chính trị, văn hóa, du lịch, thể dục thể thao, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, quận Hương Thủy phát triển đô thị sân bay gắn với cảng hàng không quốc tế Phú Bài, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp động lực và quận thị xã Hương Trà là đô thị vệ tinh. Đô thị vùng Tây Bắc là thị xã Phong Điền - Quảng Điền - A Lưới, trong đó khu vực đô thị trung tâm là đô thị Phong Điền gắn với cảng Điền Lộc, khu công nghiệp Phong Điền phát triển đô thị công nghiệp là động lực phía bắc của tỉnh Thừa Thiên – Huế, cửa ngõ phía Bắc kết nối với các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong. Đô thị vùng Đông Nam là huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông, trong đó phát triển khu vực Chân Mây trở thành đô thị loại III - một thành phố thông minh, hiện đại gắn với Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô tạo động lực phát triển đột phá của vùng, cửa ngõ phía Nam kết nối với Đà Nẵng, cửa ngõ ra biển các nước thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây. Có hệ thống hạ tầng giao thông đường cao tốc La Sơn - Túy Loan và cảng biển nước sâu Chân Mây phục vụ đón khách du lịch, vận chuyển hàng hóa quy mô lớn, phát triển đô thị biển gắn với đầm phá Tam Giang - Cầu Hai."," Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu đến năm 2025 Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu. Đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 9 - 10%/năm, GRDP bình quân đầu người đạt 6.000 USD và tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70%. Thành phố Huế là trung tâm, đô thị di sản với 3 trung tâm đô thị gồm đô thị trung tâm là TP Huế (được chia thành 2 quận gồm quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương), quận Hương Thủy và quận thị xã Hương Trà. Có hệ thống hạ tầng giao thông đường cao tốc La Sơn - Túy Loan và cảng biển nướ" 2,"Phê duyệt làm 34km đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu. Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu có chiều dài 34km, quy mô 2 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h, với tổng mức đầu tư 9.997 tỷ đồng. Quyết định số 3079/QĐ-UBND, do ông Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt: “Dự án Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn Km19+00 - Km53+00 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình). Dự án có chiều dài khoảng 34 km với tổng mức đầu tư là 9.997 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình làm chủ đầu tư. Dự án được xây dựng trên địa bàn 2 huyện Đà Bắc, huyện Mai Châu của tỉnh Hoà Bình và huyện Vân Hồ của tỉnh Sơn La. Giai đoạn 1 thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô của giai đoạn hoàn thiện với diện tích đất thu hồi trên địa bàn tỉnh Hoà Bình khoảng 321,83 ha. Đường được thiết kế 2 làn xe, nền đường rộng 12 m, mặt đường rộng 11 m, xây dựng từ năm 2024 đến 2028. Giai đoạn hoàn thiện cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu sẽ được đầu tư quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 22m. Trong số 34km cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu qua Hòa Bình có 30 cầu với tổng chiều dài gần 7,5km. Trong đó có cầu Hòa Sơn là cầu dây văng vượt lòng hồ thủy điện Hòa Bình có 4 làn xe (rộng 17,5m) dài hơn 1.200m. Trên tuyến có 3 hầm dài 490m, 627m và 720m, giai đoạn 1 đầu tư 1 ống hầm rộng 10m đảm bảo bố trí 2 làn xe. Với hầm dài hơn 500m, bố trí hầm lánh nạn bảo đảm an toàn trong quá trình khai thác. Tổng mức đầu tư dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn qua tỉnh Hòa Bình là 9.997 tỉ đồng. Trong đó: ngân sách trung ương 8.243 tỉ đồng, ngân sách tỉnh Hòa Bình 1.754 tỉ đồng. Về tiến độ, UBND tỉnh Hòa Bình đề ra thời gian thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn qua tỉnh Hòa Bình từ năm 2024 đến 2028./."," Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu có chiều dài 34km, quy mô 2 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h, với tổng mức đầu tư 9.997 tỷ đồng. Dự án được xây dựng trên địa bàn 2 huyện Đà Bắc, huyện Mai Châu của tỉnh Hoà Bình và huyện Vân Hồ của tỉnh Sơn La. Giai đoạn 1 thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô của giai đoạn hoàn thiện với diện tích đất thu hồi trên địa bàn tỉnh Hoà Bình khoảng 321,83 ha. Đường được thiết kế 2 làn xe, nền đường rộng 12 m, mặt đường rộng 11 m, xây dựng từ năm 2024 đến 2028. Giai đoạn hoàn thiện cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu sẽ được đầu tư quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 22m. Trong số 34km cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu qua Hòa Bình có 30 cầu với tổng chiều dài gần 7,5km. Trong đó có cầu Hòa Sơn là cầu dây văng" 3,"Lương Sơn (Hòa Bình): Khai thác đất trái phép, một giám đốc bị bắt. Phòng Cảnh sát kinh tế, môi trường - Công an tỉnh Hòa Bình đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” xảy ra tại địa bàn xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn. Đồng thời, khởi tố bị cán và bắt tạm giam Nguyễn Hữu Thắng (1988) là Giám đốc Công ty cổ phần Tân Phú Ninh Hòa Bình. Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Minh Châu, Phó chủ tịch UBND xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) cho biết: Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình đã khởi tố vụ án này. Hiện vụ việc đang được điều tra, làm rõ. Theo Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình, bước đầu xác định: Năm 2023, Nguyễn Hữu Thắng (SN 1988), trú tại xã Phú Minh, huyện Phú Xuyên, Hà Nội là Giám đốc Công ty Cổ phần Tân Phú Ninh Hòa Bình (địa chỉ: đóng tại xóm Hui, xã Cao Sơn) đã chỉ đạo công nhân của công ty để tiến hành khai thác trái phép đất trong khuôn viên nhà máy sản xuất gạch của Công ty cổ phần Tân Phú Ninh Hòa Bình với tổng khối lượng trên 47.000 m3 đất để làm nguyên liệu sản xuất gạch, với tổng giá trị khoáng sản ước lượng trên 5,8 tỷ đồng.Sau đó, lực lượng Công an tỉnh Hòa Bình đã đến kiểm tra hành chính. Tại thời điểm kiểm tra, Giám đốc công ty đã không xuất trình được giấy phép khai thác đất theo quy định cũng như không chứng minh được nguồn gốc “kho đất” trong đơn vị… Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty CP Tân Phú Ninh Hòa Bình có giấy phép hoạt động sản xuất gạch Tuynel với công suất 54 triệu viên gạch/năm, có khoảng 50 lao động. Khu vực công ty tiến hành khai thác đất trái phép là 1 quả đồi, ngay cạnh công ty. Hằng ngày, công nhân dùng máy xúc, đào xới đất đồi, chuyển lên bang tải vận vào khu sản xuất của nhà máy. Sau khi Giám đốc Thắng bị bắt, công nhân đã nghỉ việc hết và công ty tạm thời ngừng giao dịch. Hiện vụ án đang được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình điều tra, làm rõ. Nhận thấy đây là vụ việc vi phạm pháp luật, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can."," Ngày 20/03/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” xảy ra tại địa bàn xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn. Đồng thời, khởi tố bị cán và bắt tạm giam Nguyễn Hữu Thắng (1988) là Giám đốc Công ty cổ phần Tân Phú Ninh Hòa Bình. Nguyễn Hữu Thắng đã chỉ đạo công nhân của công ty để tiến hành khai thác trái phép đất trong khuôn viên nhà máy sản xuất gạch của Công ty cổ phần Tân Phú Ninh Hòa Bình với tổng khối lượng trên 47.000 m3 đất để làm nguyên liệu sản xuất gạch, với tổng giá trị khoáng sản ước lượng trên 5,8 tỷ đồng. Sau đó, lực lượng Công an tỉnh Hòa Bình đã đến kiểm tra hành chính. Tại thời điểm kiểm tra, Giám đốc công ty đã không xuất trình được giấy phép khai thác đất theo quy đ" 4,"Hình ảnh ngư dân khệ nệ bê rác từ biển khơi vào bờ. Trong hành trình vươn khơi, bám biển, nhiều ngư dân Bình Định thêm nhiệm vụ gom rác thải bỏ vào từng túi mang vào bờ xử lý. Kết thúc chuyến đi biển 16 ngày ở ngư trường Trường Sa, tàu cá BĐ-99028TS do ông Nguyễn Văn Lai (trú phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) làm thuyền trưởng trở về Cảng cá Quy Nhơn với khoang thuyền chứa 18 tấn cá sọc dưa và 50 con cá ngừ đại dương.Cùng với việc mang hải sản vào bờ, các ngư dân tàu cá BĐ-99028TS cũng đưa 13kg rác thải nhựa thu gom từ hoạt động thu gom trên biển vào bờ để bàn giao cho Tổ thu gom rác thải nhựa Cảng cá Quy Nhơn xử lý. Ông Nguyễn Văn Lai, thuyền trưởng tàu BĐ-99028TS cho biết, đây là chuyến biển thứ hai ông cùng các ngư dân trên thuyền thực hiện thu gom và mang rác thải vào bờ. “Khi được tuyên truyền và cấp phát túi đựng rác thải, anh em cũng đã dần ý thức hơn, không vứt rác xuống biển. Sau khi ăn uống, sinh hoạt, có rác thải chúng tôi bỏ vào túi để đem vào bờ và luôn nhắc nhở nhau nâng cao ý thức bảo vệ môi trường...”, ông Lai chia sẻ. Vừa bàn giao 8kg rác thải nhựa mang từ khơi xa vào bờ cho Tổ thu gom rác thải Cảng cá Quy Nhơn, ngư dân Nguyễn Văn Luyến (80 tuổi, trú phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn) hồ hởi: “Việc các ngư dân đồng lòng đem tất cả những rác thải vào bờ là việc làm có ý nghĩa góp phần cho môi trường biển không bị ô nhiễm...""Chị Nguyễn Thị Minh Lệ, Tổ trưởng Tổ thu gom rác thải nhựa Cảng cá Quy Nhơn cho biết, chương trình thu gom rác thải nhựa trên tàu cá được thực hiện từ cuối tháng 11/2023 đến nay. Tính đến thời điểm hiện tại, Tổ thu gom rác thải nhựa Cảng cá Quy Nhơn đã thu gom được 102kg rác thải nhựa của 10 tàu cá mang về. Các loại rác thải được thu gom gồm chai nhựa trắng, chai nhựa màu, nắp chai và các loại bao bì. “Khi ngư dân mang rác về, chúng tôi sẽ thực hiện việc thu gom, phân loại rác thải đồng thời tuyên truyền cho ngư dân để nâng cao nhận thức”, chị Lệ chia sẻ. Giám đốc Ban quản lý Cảng cá Bình Định Đào Xuân Thiện cho biết, khi tàu cá hoạt động trên biển, các vật dụng sinh hoạt như chai nước uống, túi mì tôm sau khi sử dụng sẽ được ngư dân bỏ vào túi rác. Sau khi tàu cá vào bờ, ngư dân cũng sẽ mang những túi rác này vào. Tổ thu gom rác thải nhựa tại cảng cá sẽ tiếp nhận đưa vào nhà thu gom rác thải nhựa tàu cá, sau đó bán cho nhà máy sản xuất vật liệu nhựa để tái chế.“Trước đây, việc ngư dân không mang rác vào mà bỏ rác thải ra biển tạo thành vùng rác ảnh hưởng đến đại dương, môi trường biển, ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Việc đem rác vào bờ là một việc làm tốt để giảm thiểu rác thải nhựa đại dương. Tại cảng, chúng tôi luôn khích lệ ngư dân mang rác thải từ ngoài biển về, điều đó sẽ giúp lan toả đến những người dân sinh sống quanh khu vực và hoạt động tại cảng. Họ sẽ thấy rác ngoài khơi còn mang vào được thì ở bờ phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi”, ông Thiện nói."," Ngư dân tại Bình Định đã thêm nhiệm vụ gom rác thải bỏ vào từng túi mang vào bờ xử lý trong hành trình vươn khơi, bám biển. Sau chuyến đi biển 16 ngày ở ngư trường Trường Sa, tàu cá BĐ-99028TS do ông Nguyễn Văn Lai làm thuyền trưởng trở về Cảng cá Quy Nhơn với khoang thuyền chứa 18 tấn cá sọc dưa và 50 con cá ngừ đại dương. Cùng với việc mang hải sản vào bờ, các ngư dân tàu cá BĐ-99028TS cũng đưa 13kg rác thải nhựa thu gom từ hoạt động thu gom trên biển vào bờ để bàn giao cho Tổ thu gom rác thải nhựa Cảng cá Quy Nhơn xử lý. Ông Nguyễn Văn Lai, thuyền trưởng tàu BĐ-99028TS cho biết, đây là chuyến biển thứ hai ông cùng các ngư dân trên thuyền thực hiện thu gom và mang rác thải vào bờ. Chương trình thu gom rác thải nhựa trên tàu cá được thực hiện từ cuối tháng 11/2023 đến nay. Tính đến thờ" 5,"Sìn Hồ (Lai Châu): Bắt quả tang một nhóm vàng “tặc” đang đào đãi vàng trong núi. Công an huyện Sìn Hồ (Lai Châu) mới đây đã bất ngờ kiểm tra hành chính và phát hiện một nhóm 4 người đang có hành vi dùng búa, xẻng… để đào đãi vàng trong 1 hang núi thuộc địa phận bản Phiêng Chạng, xã Noong Hẻo thuộc vùng Sìn Hồ thấp. Đồng thời, thu giữ nhiều đầu máy nổ, bao tải chứa quặng, dụng cụ đào vàng và lán trại. Ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ cho biết: Trước đó mấy hôm, nhận được tin báo của người dân, Công an huyện Sìn Hồ đã trinh sát và lập tổ công tác lên bất ngờ ập vào 1 hang do “chủ bưởng” là Nguyễn Văn Linh (sinh năm 1978), thường trú tại bản Trung Tâm, thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, Lai Châu lên đây thuê đất dựng lán trại và “cầm cái”. Hang ""vàng"" sau khi bị các cơ quan chức năng phát hiện. ""Chủ bưởng"" Nguyễn Văn Linh tại hiện trường. Tổ công tác tiến hành kiểm tra bên trong hầm lò, đã phát hiện tại vị trí cuối hầm đang có 3 đầu máy nổ, 1 máy phát điện, 1 đầu cối nghiền xát đá, 1 đầu tạo nén hơi qua bình hơi, 1 cối đập đá lắp vòng tời, 1 máy khoan hơi, 1 máy đục hơi và một đống lớn đất đá quặng dùng làm nguyên liệu nghiền phục vụ cho đãi vàng. Qua khai báo hành chính, tổ công tác xác định được danh tính nhóm “vàng tặc” gồm Đỗ Đình T. (SN 1977) trú tại tổ 5, Phường Đoàn Kết, TP Lai Châu; Vũ Trọng Đ. (SN 2007) trú tại xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ; Vũ Văn T, cũng trú tại xã Hồng Thu. Các đối tượng khai nhận do không có việc làm, nghe lời dụ dỗ của Nguyễn Văn Linh “hứa hẹn” nên đã quy tụ dưới lán của Linh để hàng ngày đi đào đất đá trong hang rồi chở ra bên ngoài đào đãi. Một đầu máy nghiền đá. Cũng theo Phó Chủ tịch Cương, hầm lò này vốn là 1 hầm lò trước đây đã có đào xới nên khi vào xác định hầm đã sâu khoảng 80m, rộng 1m. Tại thời điểm kiểm tra, “chủ bưởng” Nguyễn Văn Linh không cung cấp được giấy phép khai thác khoáng sản, không có giấy tờ gì chứng minh cho việc làm là hợp pháp nên đã thừa nhận vào biên bản vi phạm hành chính. Sau đó, toàn bộ số phương tiện có trong hang cùng vận dụng phục vụ sinh sống, khai thác đều bị tạm giữ, đưa về Công an huyện Sìn Hồ. Đống quặng thực chất là đất đá đào ra, và nghi có vàng ở trong. Còn 3 người có mặt tại hiện trường, sau khi được viết biên bản, được giải thích về các quy định của Nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản đã xin về, và viết cam kết không tái phạm nữa. Hiện vụ việc đang được Công an huyện Sìn Hồ hoàn thiện hồ sơ trình lên UBND huyện Sìn Hồ xem xét, ra quyết định xử phạt hành chính đối với “chủ bưởng” Nguyễn Văn Linh. Được biết, Lai Châu luôn là “điểm nóng” về tình trạng khai thác vàng trái phép, trải dài ở nhiều huyện xa xôi. Các đối tượng đổ về chủ yếu qua “lời đồn” có vàng nên kéo đến một số xã như: xã Noong Hẻo, Nậm Cuổi, huyện Sìn Hồ; các xã Vàng San, khu vực Nậm Kha Á của huyện Mường Tè. Cách đây 2 tháng, dưới sự chỉ đạo của Đại tá Phạm Hải Đăng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu, lực lượng chức năng đã huy động khoảng 400 người vào vùng Nậm Kha Á giáp ranh với 3 xã gồm Tà Tổng, Nậm Khao và Mù Cả thuộc huyện Mường Tè để giải tỏa các bãi vàng trái phép."," Tóm tắt: Công an huyện Sìn Hồ (Lai Châu) đã bắt quả tang một nhóm 4 người đang có hành vi dùng búa, xẻng… để đào đãi vàng trong 1 hang núi thuộc địa phận bản Phiêng Chạng, xã Noong Hẻo thuộc vùng Sìn Hồ thấp. Tổ công tác đã thu giữ nhiều đầu máy nổ, bao tải chứa quặng, dụng cụ đào vàng và lán trại. Ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ cho biết: Trước đó mấy hôm, nhận được tin báo của người dân, Công an huyện Sìn Hồ đã trinh sát và lập tổ công tác lên bất ngờ ập vào 1 hang do “chủ bưởng” là Nguyễn Văn Linh (sinh năm 1978), thường trú tại bản Trung Tâm, thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, Lai Châu lên đây thuê đất dựng lán trại và “cầm cái”. Hiện vụ việc đang được Công an huyện Sìn Hồ hoàn thiện hồ sơ trình lên UBND huyện Sìn Hồ xem xét, ra quyết định xử phạt hành chính đố" 6,"Hải Phòng sẽ thành lập Khu Thương mại tự do. Quy hoạch Hải Phòng vừa được duyệt có định hướng thành lập Khu Thương mại tự do trong Khu Kinh tế ven biển phía Nam thành phố để vận dụng những cơ chế, chính sách, kinh nghiệm, cách làm hay ở trong nước và quốc tế về thương mại tự do, áp dụng tại Hải Phòng. Hải Phòng: Xanh hóa các ngành kinh tế Chiều 15/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã công bố và trao quyết định phê duyệt quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo địa phương này. Theo đó quy hoạch vừa được phê duyệt, mục tiêu đến năm 2030, xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố cảng biển lớn, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi số. Là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước, có công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững; kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi trong nước và quốc tế. Là trung tâm kinh tế hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu Đông Nam Á, trọng tâm là dịch vụ cảng biển, logistic và du lịch biển; trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học – công nghệ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á. Đến năm 2030, tỷ trọng GRDP của thành phố đạt khoảng 6,8% GDP của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021-2030 khoảng 13,5%/năm. Trong đó, ngành công nghiệp xây dựng chiếm 51,7%, ngành dịch vụ 43,2%, ngành nông lâm thủy sản chiếm 1%. Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 300-310.000 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 90-98.000 tỷ đồng. Về không gian, kết cấu hạ tầng cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị đặc biệt. Thành lập thành phố thuộc thành phố tại huyện Thủy Nguyên, hoàn thành chuyển đổi 50% số huyện lên quận. Đến năm 2050, Hải Phòng là thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới với 3 trụ cột: dịch vụ cảng biển – logistic; công nghiệp xanh, thông minh, hiện đại và trung tâm du lịch biển quốc tế. Quy mô dân số khoảng 4,5 triệu người, có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng xanh, bền vững, xây dựng lối sống xanh. Người dân được hưởng thụ các dịch vụ xã hội chất lượng cao, hệ thống an sinh xã hội bền vững, dịch vụ trợ giúp xã hội đa dạng, chuyên nghiệp, kịp thời hỗ trợ và bảo vệ các đối tượng dễ bị tổn thương. Định hướng thành lập Khu Thương mại tự do Với quan điểm mở rộng, phân bố không gian phát triển, quy hoạch Hải Phòng đã định hướng thành lập Khu Kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng với diện tích 20.000ha, để tận dụng lợi thế cảng Nam Đồ Sơn và sân bay quốc tế Tiên Lãng. Quy hoạch cũng định hướng sẽ thành lập Khu Thương mại tự do trong Khu kinh tế mới để vận dụng những cơ chế, chính sách, kinh nghiệm, cách làm hay ở trong nước và quốc tế về thương mại tự do, áp dụng tại Hải Phòng. Từ đó, Khu kinh tế ven biển phía Nam (trong đó có Khu Thương mại tự do) được kỳ vọng là đòn bẩy đủ mạnh giúp đánh thức tiềm năng phát triển kinh tế của vùng đất phía Nam Hải Phòng. Hải Phòng là địa phương duy nhất ở miền Bắc hội tụ đủ 5 loại hình giao thông. Trên cơ sở đó, quy hoạch định hướng đầu tư xây dựng phát triển cảng biển Hải Phòng để xứng tầm với vai trò là 1 trong 2 cảng biển đặc biệt của cả nước. Tập trung hoàn thành đầu tư khu bến cảng Lạch Huyện và di dời các bến cảng trên sông Cấm, đầu tư phát triển các bến cảng khu Nam Đồ Sơn – Văn Úc. Định hướng xây dựng mới các tuyến đường sắt: Hà Nội – Hải Phòng song song với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng kết nối cảng cửa ngõ quốc tế với các khu bến cảng Đình Vũ, Đồ Sơn, Lạch Huyện; Tuyến đường sắt ven biển Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh. Định hướng mở rộng, nâng cấp Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi, nghiên cứu xây dựng Cảng Hàng không quốc tế tại huyện Tiên Lãng. Tiếp tục mở rộng, nâng cấp các tuyến đường bộ liên vùng, xây dựng cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng. Phát triển các tuyến đường thủy ven biển, nối liền các cửa sông lớn của thành phố và các tỉnh lân cận kết nối với cảng Lạch Huyện. Ngoài ra, quy hoạch cũng đưa ra định hướng tập trung phát triển nguồn năng lượng tái tạo, điểm nhấn ưu tiên phát triển nguồn điện gió ngoài khơi (công suất 2.500MW)."," Hải Phòng sẽ thành lập Khu Thương mại tự do trong Khu Kinh tế ven biển phía Nam thành phố, với mục tiêu vận dụng các cơ chế, chính sách, kinh nghiệm và cách làm hay về thương mại tự do trong nước và quốc tế. Quy hoạch Hải Phòng đã được phê duyệt với mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố trở thành thành phố cảng biển lớn, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi số. Hải Phòng sẽ là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước, có công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững; kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi trong nước và quốc tế. Hải Phòng sẽ là trung tâm kinh tế hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu Đông Nam Á, trọng tâm là dịch vụ cảng biển, logistic và du lịch biển; trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học – công ngh" 7,"Bắc Giang: Bắt giữ tàu khai thác cát trái phép ở sông Lục Nam. Ngành chức năng huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang vừa phát hiện tàu hút cát tự chế, không có số hiệu đang khai thác cát trái phép tại sông Lục Nam. Cụ thể, khoảng 12 giờ 15 phút ngày 13/1, Công an huyện Lục Ngạn chủ trì phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông đường thủy - Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Bắc Giang) và Công an xã Phượng Sơn phát hiện, bắt quả tang tàu hút cát tự chế, không có số hiệu đang khai thác cát trái phép tại sông Lục Nam thuộc địa phận xã Phượng Sơn (Lục Ngạn). Chủ tàu chỉ đạo nhóm thợ hút cát là Phạm Văn Hiệp (SN 1968), trú tại thôn Phú Bòng, xã Phượng Sơn khai thác được 21,3m3 cát trái phép. Lực lượng chức năng đã tiến hành tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm để điều tra xác minh. Công an huyện Lục Ngạn khuyến cáo mọi người dân không tham gia khai thác khoáng sản trái phép (đặc biệt là cát sỏi lòng sông). Nhân dân khi phát hiện đối tượng khai thác khoáng sản trái phép, thông báo ngay cho Công an huyện Lục Ngạn hoặc chính quyền địa phương gần nhất để kịp thời bắt giữ đối tượng, xử lý theo quy định của pháp luật. Số điện thoại trực ban Công an huyện Lục Ngạn: 02043882205."," Tại sông Lục Nam, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt quả tang một tàu hút cát tự chế không có số hiệu đang khai thác cát trái phép. Chủ tàu là Phạm Văn Hiệp (SN 1968) đã khai thác được 21,3m3 cát trái phép. Lực lượng chức năng đã tiến hành tạm giữ tang vật và phương tiện vi phạm để điều tra xác minh. Công an huyện Lục Ngạn khuyến cáo người dân không tham gia khai thác khoáng sản trái phép và thông báo ngay cho Công an huyện Lục Ngạn hoặc chính quyền địa phương gần nhất khi phát hiện đối tượng khai thác khoáng sản trái phép. Số điện thoại trực ban Công an huyện Lục Ngạn: 02043882205." 8,"Tiền Giang: Hiệu trưởng bị xử lý nếu để xảy ra dạy thêm không đúng quy định. Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định số 01/2024/QĐ-UBND ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh. Căn cứ vào quyết định này, nguyên tắc của việc tổ chức dạy thêm, học thêm và các trường hợp không được dạy thêm, học thêm sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 3,4 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm. Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang giao Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh là cơ quan chủ trì, triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm và chịu trách nhiệm trước Ủy ban Nhân dân tỉnh về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh có trách nhiệm tổ chức, phối hợp tổ chức thanh kiểm tra về dạy thêm, học thêm, phòng ngừa và xử lý vi phạm theo thẩm quyền, hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định, thông báo công khai nơi tiếp công dân, tiếp nhận phản ánh về những vấn đề tiêu cực trong dạy thêm, học thêm để kịp thời xử lý. Tại các địa phương: Ủy ban Nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn, chỉ đạo việc thanh, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm về dạy thêm, học thêm. Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ quản lý dạy thêm, học thêm trong nhà trường, và ngoài nhà trường của các tổ chức, cá nhân, chịu trách nhiệm trước Ủy ban Nhân dân huyện về quản lý dạy thêm, học thêm, phổ biến và chỉ đạo các nhà trường, các tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm, tổ chức thanh kiểm tra về dạy thêm, học thêm, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn xã, phường, thị trấn, để phát hiện các vi phạm, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. Đối với các cơ sở giáo dục: Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức, và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông, bảo đảm quyền và lợi ích của người học, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường và quản lý việc dạy thêm ngoài nhà trường của giáo viên do nhà trường quản lý theo quy định. Thủ trưởng cơ sở giáo dục quản lý, tổ chức việc dạy và học chính khóa, đảm bảo các nguyên tắc về dạy thêm, học thêm quy định tại Điều 3 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm về dạy thêm, học thêm, chịu trách nhiệm về chất lượng dạy thêm, học thêm, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học, kinh phí dạy thêm, học thêm trong nhà trường. Thủ trưởng cơ sở giáo dục sẽ chịu hình thức xử lý kỷ luật, hay liên đới chịu trách nhiệm khi buông lỏng quản lý giáo viên, học thêm để xảy ra hoạt động dạy thêm, học thêm không đúng quy định. Về mức thu tiền dịch vụ dạy thêm, học thêm trong nhà trường: Thực hiện theo Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND ngày 8/7/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Tiền Giang. Khi thu tiền dịch vụ dạy thêm, học thêm, nhà trường sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ. Đối với việc quản lý, sử dụng tiền dạy thêm, học thêm trong nhà trường: Trường chỉ nộp các khoản thuế theo quy định trên tổng số thu dạy thêm, học thêm, số còn lại thì được chi thù lao cho giáo viên dạy, tiền điện và nước phục vụ, trích khấu hao tài sản theo quy định và chi cho công tác quản lý dạy thêm, học thêm. Các trường xây dựng mức chi cụ thể cho các nội dung chi, đưa vào quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Nhà trường mở đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo dõi việc thu, sử dụng nguồn thu từ dạy thêm, học thêm, thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ việc thu và sử dụng tiền học thêm. Nghiêm cấm mọi trường hợp để ngoài sổ sách các khoản thu, chi từ nguồn thu dạy thêm, học thêm. Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh quyết toán tiền dịch vụ dạy thêm, học thêm qua bộ phận tài vụ. Giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu tiền học thêm. Quyết định này có hiệu lực bắt đầu kể từ ngày 20/1/2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang."," Tóm tắt: - Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định số 01/2024/QĐ-UBND về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh. - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh là cơ quan chủ trì, triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm và chịu trách nhiệm trước Ủy ban Nhân dân tỉnh về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh. - Thủ trưởng cơ sở giáo dục quản lý, tổ chức việc dạy và học chính khóa, đảm bảo các nguyên tắc về dạy thêm, học thêm quy định tại Điều 3 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm về dạy thêm, học thêm, chịu trách nhiệm về chất lượng dạy thêm, học thêm, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học, kinh phí dạy thêm, học thêm trong nhà trường. - Thủ trưởng cơ sở giáo dục sẽ chịu hình th" 9,"Nghệ An công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn 2050. Quy hoạch đến năm 2030, Nghệ An là tỉnh phát triển khá, trở thành trung tâm vùng Bắc Trung bộ về thương mại, y tế, giáo dục và đào tạo… Sáng 13/1, tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An đến năm 2040. Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo tỉnh Nghệ An và một số tỉnh, thành phố. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định Nghệ An hội tụ đủ tiềm năng, lợi thế và cơ hội nổi trội, khác biệt để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Đồng thời, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Miền Trung và cả nước. Phó Thủ tướng yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên cũng như từng người dân Nghệ An phải chuyển hóa khát vọng phát triển mãnh liệt, niềm tự hào, tình yêu quê hương cùng tinh thần đổi mới vào trong từng hành động, việc làm nhỏ nhất để tỉnh trở thành một địa chỉ đỏ đáng đầu tư, đáng cống hiến, đáng trải nghiệm. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để thực hiện quy hoạch cần nguồn lực lớn, Nghệ An cần triển khai ngay việc rà soát các quy hoạch chi tiết gắn kết đô thị - công nghiệp - dịch vụ với các công trình hạ tầng hướng tuyến đang đầu tư xây dựng. Trong đó, ưu tiên triển khai các dự án hạ tầng kết nối liên vùng, liên tỉnh, các hạ tầng xã hội, y tế, văn hóa, hạ tầng số. Cùng với đó sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước trong đầu tư công trình hạ tầng đóng vai trò dẫn dắt thúc đẩy đầu tư tư nhân. Theo quy hoạch, mục tiêu đến năm 2030, xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh khá của cả nước, kinh tế phát triển nhanh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và xứ Nghệ. Là trung tâm của khu vực Bắc Trung bộ về thương mại, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Tốc độ tăng trưởng trên địa bàn (GRDP) bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 11%/năm; GRDP bình quân đầu người khoảng 8.000 USD. Tầm nhìn đến năm 2050, Nghệ An là tỉnh phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại của cả nước và mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và xứ Nghệ; là động lực phát triển quan trọng của khu vực Bắc Trung bộ.Tại hội nghị, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đăng ký đầu tư 390 triệu USD (hơn 9.550 tỷ đồng). Các dự án được trao quyết định chủ trương đầu tư gồm 1 dự án do nhà đầu tư trong nước thực hiện và 5 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, linh kiện, thiết bị điện tử, năng lượng xanh."," Nghệ An đã công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Miền Trung và cả nước. Mục tiêu đến năm 2030, xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh khá của cả nước, kinh tế phát triển nhanh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và xứ Nghệ. Tốc độ tăng trưởng trên địa bàn (GRDP) bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 11%/năm; GRDP bình quân đầu người khoảng 8.000 USD. Tầm nhìn đến năm 2050, Nghệ An là tỉnh phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại của cả nước và mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và xứ Nghệ; là động lực phát triển quan trọng của khu vực Bắc Trung bộ. Tại hội nghị" 10,"Thanh Hóa: Trường Chính trị tỉnh sẽ được đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất. UBND tỉnh vừa ra Quyết định số 581/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, khu vực Trường Chính trị và các lô đất lân cận, phường Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa. Theo đó, việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch để thực hiện dự án đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất Trường Chính trị tỉnh đã được HĐND tỉnh Thanh Hóa thông qua tại Nghị quyết số 465/NQ-HĐND ngày 14/12/2023 và theo ý kiến chỉ đạo củaThường trực Tỉnh ủy tại Công văn số 4486-CV/VPTU ngày 30/11/2023; làm cơ sở để quản lý thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, sinh hoạt cho giảng viên và học viên của nhà trường hiện nay, hướng đến mục tiêu phấn đấu xây dựng Trường Chính trị tỉnh trong nhóm các trường dẫn đầu cả nước, đạt chuẩn mức 2. Khu vực lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch tại vị trí lô đất có chức năng là đất giáo dục, thuộc quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực Trường Chính trị và các lô đất lân cận, phường Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa. Khu đất có ranh giới: Phía Bắc giáp đường Yên Trường; phía Nam giáp ngõ 120 Đỗ Đại; phía Tây giáp đường Vệ Yên; phía Đông giáp đường Đỗ Đại. Quy mô diện tích lập điều chỉnh quy hoạch khoảng 3,4ha (diện tích khảo sát thực trạng của lô đất giáo dục). Về nội dung điều chỉnh, hợp khối 2 nhà ký túc xá hiện trạng 5 tầng và một phần đất sân đường nội bộ thành khối ký túc xá - nhà ăn 6 tầng và nhà để máy bơm, bể nước phòng cháy chữa cháy. Điều chỉnh nhà xe hiện trạng thành khu vực đỗ xe và khuôn viên, cây xanh; điều chỉnh nhà ăn hiện trạng thành khu vực đỗ xe; hợp khối 2 nhà giảng đường hiện trạng thành khối giảng đường - thư viện - truyền thống (khối lớp học - thư viện cao 6 tầng và khối giảng đường, truyền thống cao 3 tầng, ký hiệu 05); khối nhà ký túc xá cao cấp thành đất khuôn viên, vườn hoa và khu vực để xe. Sắp xếp, quy hoạch khu vực sân thể thao (sân bóng đá mini, ký hiệu 03; sân tennis, ký hiệu 12) thành sân thể thao và bổ sung nhà trạm điện, khu vực để xe. Sửa chữa, cải tạo các khối nhà: Hội trường, hiệu bộ, ký túc xá B3; chỉnh trang, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và công trình phụ trợ; hiệu chỉnh tổng diện tích khu đất: Từ 3,55ha thành 3,4001ha (do số liệu thống kê trên bản vẽ được duyệt không chính xác so với bản vẽ được duyệt). Việc quy hoạch, thiết kế, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong khu vực Trường Chính trị được bố trí với các không gian chức năng hợp lý, đảm bảo cho các nhu cầu về học tập, nghiên cứu, sinh hoạt cho giảng viên và học viên của nhà trường hiện nay và hướng đến mục tiêu phấn đấu xây dựng Trường Chính trị tỉnh trong nhóm các trường dẫn đầu cả nước. Các khu vực cây xanh cảnh quan, thể thao, sân, đường nội bộ, không gian mở được bố trí phù hợp, tạo cảnh quan, đáp ứng các hoạt động học tập, giao lưu trong khuôn viên trường. Được biết, đến nay Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành 55/55 chỉ tiêu thuộc 6/6 nhóm tiêu chí của chuẩn mức 1 theo Quy định 11-QĐ/TW về Trường Chính trị chuẩn, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt trội, vượt trước (có 26 chỉ tiêu vượt trội, 52/64 chỉ tiêu vượt trước) và có 3 nhóm chỉ tiêu vượt chuẩn (viết các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho Bộ Nội vụ; đào tạo quốc tế và hỗ trợ cho các trường trong hệ thống xây dựng chuẩn; các mô hình đổi mới sáng tạo vì học viên và các giải thưởng về khoa học công nghệ). Tỉnh ủy Thanh Hóa đã quan tâm đổi mới công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ và đặt ra yêu cầu: “Xây dựng Trường Chính trị tỉnh trở thành Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh và khu vực”; “Xây dựng Trường Chính trị tỉnh đạt chuẩn trong nhóm các trường chính trị dẫn đầu cả nước”."," Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa sẽ được đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và sinh hoạt cho giảng viên và học viên. Điều chỉnh cục bộ quy hoạch tại vị trí lô đất có chức năng là đất giáo dục, với quy mô diện tích khoảng 3,4ha. Nội dung điều chỉnh bao gồm hợp khối 2 nhà ký túc xá hiện trạng thành khối ký túc xá - nhà ăn 6 tầng và nhà để máy bơm, bể nước phòng cháy chữa cháy; điều chỉnh nhà xe hiện trạng thành khu vực đỗ xe và khuôn viên, cây xanh; điều chỉnh nhà ăn hiện trạng thành khu vực đỗ xe; hợp khối 2 nhà giảng đường hiện trạng thành khối giảng đường - thư viện - truyền thống; khối nhà ký túc xá cao cấp thành đất khuôn viên, vườn hoa và khu vực để xe. Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành 55/55 chỉ tiêu thuộc 6/6 nhóm ti" 11,"Phá bỏ tượng rồng khổng lồ bị bỏ hoang ở Cố đô Huế. Tượng rồng bị bỏ hoang ở dự án Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên (xã Thủy Bằng, TP Huế) sẽ được tháo dỡ, đập bỏ để giao đất và sẽ đầu tư, chỉnh trang khu công viên sinh thái cảnh quan phục vụ cộng đồng. Công viên nước bỏ hoang, hấp dẫn khách nước ngoài Dự án Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên có diện tích hơn 49ha nằm trên đồi Thiên An (xã Thủy Bằng, TP Huế) và cách trung tâm TP Huế khoảng 10km về hướng Tây Nam, được Công ty Du lịch Cố đô khởi công xây dựng năm 2001 và đưa vào hoạt động phục vụ mục đích du lịch năm 2004 với tổng vốn đầu tư khoảng hơn 70 tỷ đồng gồm nhiều hạng mục như khu du lịch thủy cung, hệ sinh thái và sân khấu nhạc nước có sức chứa 2.500 chỗ ngồi, hệ thống 20 phòng ngủ cao cấp nằm đan xen trên các triền đồi… Tuy nhiên, đi vào hoạt động được một thời gian và khai thác du lịch kém hiệu quả nên dự án bị bỏ hoang. Sau khi Công ty Du lịch Cố đô hoạt động dang dở không hiệu quả và tạm dừng việc thi công các hạng mục còn lại của công trình, năm 2008 được chuyển giao sang cho Công ty TNHH Haco Huế để tiếp tục khai thác với tổng kinh phí dự kiến là 270 tỷ đồng sau khi thiết kế lại. Tuy nhiên, dự án Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên vẫn dậm chân tại chỗ và bị bỏ hoang trong thời gian dài. Trước sự hoang tàn của dự án, năm 2017 UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế ra quyết định thu hồi dự án Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên và bàn giao lại cho Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế) quản lý. Trước việc bị bỏ hoang, năm 2016 tờ The Huffington Post của Mỹ có bài viết về Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên với tựa đề This Abandoned Waterpark In Vietnam Is Not For The Faint Of Heart (tạm dịch: “Công viên nước bỏ hoang ở Việt Nam, không dành cho những người yếu tim”) phản ánh sự hoang tàn, đổ nát của khu du lịch và từ đó trở thành địa điểm thu hút rất đông khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ. Năm 2018, video ca nhạc “Warpaint” của nhà sản xuất âm nhạc Niki và 88rising có lấy một số bối cảnh ở Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên và một năm sau đó ban nhạc Hàn Quốc ONF lấy một số cảnh để quay trong video ca nhạc “We must love”. Trong năm 2022, ban nhạc MEDUZA của Ý đến Trung tâm vui chơi giải trí Hồ Thủy Tiên thực hiện một số cảnh quay cho video ca nhạc Bad Memories của mình và có một bài viết trên tờ The Washington Post của Mỹ đã xếp Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên vào danh sách một trong 11 điểm đến đáng sợ dành cho du lịch, tờ Insider nhận định Trung tâm vui chơi giải trí Hồ Thủy Tiên là “một điểm đến không chính thức nhưng không thể bỏ qua dành cho du khách khi đến Đông Nam Á”. Tượng rồng khủng lồ ở Cố đô Huế sẽ bị phá bỏ Những ngày cận Tết Nguyên đán, trong khi nhiều địa phương trên cả nước đang đua nhau “khoe” linh vật rồng để chào đón năm mới Giáp Thìn 2024 thì tại Thừa Thiên - Huế tượng rồng khổng lồ (cao 20m, dài khoảng 50m) quấn quanh nhà thủy tạ bên trong hồ nước Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên (xã Thủy Bằng, TP Huế) sẽ được phá bỏ. Trước thông tin sẽ bị phá bỏ sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhiều du khách trong và ngoài nước đã tìm đến tượng rồng khồng lồ tranh thủ tham quan, check-in… Theo tìm hiểu được biết, do dự án không tiếp tục triển khai nên UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có quyết định thu hồi và giao cho UBND TP Huế đầu tư khu công viên sinh thái cảnh quan phục vụ cộng đồng. Cụ thể là Trung tâm Công viên cây xanh TP Huế (đơn vị được giao đầu tư công viên) sẽ đầu tư, chỉnh trang công viên để phục vụ cộng đồng sau khi đơn vị trúng đấu giá thu hồi hết tài sản trên đất. Do dự án trước đó có tài sản trên đất thế chấp ngân hàng nên sau khi nhà nước thu hồi, ngân hàng đã phát mãi để thu hồi vốn và Công ty TNHH & Thương mại dịch vụ Đại Nguyên Nam (trụ sở tại TP Đà Nẵng) trúng đấu giá tài sản tại Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên (xã Thủy Bằng, TP Huế). Đại diện Công ty TNHH & Thương mại dịch vụ Đại Nguyên Nam cho biết, sau Tết Giáp Thìn 2024 sẽ tháo dỡ, đập bỏ tượng rồng để bàn giao đất cho chính quyền địa phương. Theo Giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Huế cho biết, theo kế hoạch thì sẽ xây dựng tuyến đường dạo dài 2 km, rộng 4,5 - 6 m quanh hồ Thủy Tiên và lát bằng đá granit trên nền bêtông, hệ thống đèn chiếu sáng, cấp thoát nước được đầu tư..."," Tượng rồng khổng lồ ở Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên (xã Thủy Bằng, TP Huế) sẽ bị phá bỏ sau khi dự án không tiếp tục triển khai. UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có quyết định thu hồi và giao cho UBND TP Huế đầu tư khu công viên sinh thái cảnh quan phục vụ cộng đồng. Trung tâm Công viên cây xanh TP Huế sẽ đầu tư, chỉnh trang công viên để phục vụ cộng đồng sau khi đơn vị trúng đấu giá thu hồi tài sản trên đất. Công ty TNHH & Thương mại dịch vụ Đại Nguyên Nam (trụ sở tại TP Đà Nẵng) trúng đấu giá tài sản tại Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên và sẽ tháo dỡ, đập bỏ tượng rồng để bàn giao đất cho chính quyền địa phương sau Tết Giáp Thìn 2024. Trung tâm Công viên cây xanh Huế sẽ xây dựng tuyến đường dạo dài 2 km, rộng 4,5 - 6 m quanh hồ Thủy Tiên và lát bằng đá granit trên nền bêtông, hệ thống đèn chiếu sáng" 12,"Xử lý nghiêm hành vi vi phạm, đảm bảo ATGT, giúp người dân an vui đón Tết. Đó là ý kiến đề nghị của ông Bùi Hồng Trung, Giám đốc Sở GTVT TP. Đà Nẵng, Phó Trưởng ban thường trực Ban ATGT TP. Đà Nẵng khi đến thăm các chốt kiểm soát đảm bảo ATGT trên tuyến QL1, đường tránh Nam Hải Vân - Túy Loan. Sáng 9/2, ông Bùi Hồng Trung, Giám đốc Sở GTVT TP. Đà Nẵng, Phó Trưởng ban thường trực Ban ATGT TP. Đà Nẵng, cùng lãnh đạo Sở GTVT TP. Đà Nẵng, Phòng CSGT Công an TP. Đà Nẵng đến các chốt kiểm soát trên tuyến QL1, tuyến tránh Nam Hải Vân - Túy Loan thăm hỏi, động viên lực lượng CSGT, Thanh tra Giao thông làm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT. Trực tiếp đến từng chốt, Giám đốc Sở GTVT TP. Đà Nẵng, Phó Trưởng ban thường trực Ban ATGT TP. Đà Nẵng nắm bắt tình hình công tác, phương án, kế hoạch đảm bảo TTATGT trên tuyến. Trước tình hình phương tiện lưu thông qua tuyến cao, áo lực công việc lớn, ông Trung ân cần động viên cán bộ CSGT, Thanh tra Giao thông đảm bảo sức khỏe, tinh thần làm việc tốt và đảm bảo an toàn trong quá trình TTKS, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT. Để đảm bảo TTATGT, phương tiện lưu thông trên tuyến an toàn, ông Trung đề nghị chỉ huy các đơn vị, chốt kiểm soát có phương án chủ động xử lý các tình huống, kịp thời thực hiện cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra TNGT, giúp đỡ người dân lưu thông qua địa bàn Đà Nẵng an toàn, thuận lợi. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT, nhất là đối với các phương tiện xe khách, xe tải có hành vi vi phạm TTATGT. ""Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024, các đơn vị, lực lượng tăng cường tổ chức tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT, như: Nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, lạng lách đánh võng, xe chở quá tải, quá số người quy định… Xử lý nghiêm xe khách hoạt động trá hình, ""xe dù"", ""bến cóc"", đồng thời kiểm soát hoạt động của xe khách, không để xảy ra tình trạng chở khách quá số người quy định, xe tải chở quá tải trọng"", ông Trung nhấn mạnh. "," Ông Bùi Hồng Trung, Giám đốc Sở GTVT TP. Đà Nẵng, Phó Trưởng ban thường trực Ban ATGT TP. Đà Nẵng, đã đề nghị xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024. Ông Trung đã đến thăm các chốt kiểm soát trên tuyến QL1, tuyến tránh Nam Hải Vân - Túy Loan và động viên lực lượng CSGT, Thanh tra Giao thông đảm bảo sức khỏe, tinh thần làm việc tốt và đảm bảo an toàn trong quá trình TTKS, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT. Ông Trung đề nghị chỉ huy các đơn vị, chốt kiểm soát có phương án chủ động xử lý các tình huống, kịp thời thực hiện cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra TNGT, giúp đỡ người dân lưu thông qua địa bàn Đà Nẵng an toàn, thuận lợi. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT, nhất là đối với các phương tiện xe khách, xe tải có hành vi vi ph" 13,"Ông Hà Văn Hiền - “Tiếng thơm” trên công trình Bệnh viện Quảng Ninh. Bệnh viện Đa Khoa Quảng Ninh chuẩn bị xây dựng mới quy mô 1.000 giường bệnh, trên quỹ đất vàng 10ha, kinh phí đầu tư 4.080 tỷ đồng. Ngày Tết sum vầy, các bậc cao niên bảo công trình “ý Đảng lòng dân”, nhưng không quên người đặt nền móng xây dựng cơ sở y tế này và người nâng tầm vóc nó thành bệnh viện hàng đầu tuyến tỉnh toàn quốc là ông Hà Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.Năm 2024, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh có thâm niên tròn 90 năm thành lập. Cơ sở y tế này xây dựng từ thời Pháp thuộc lưu dùng lại cơ sở vật chất đơn sơ, lại qua 2 cuộc không kích dữ dội của quân Mỹ. Sau chiến tranh, Bệnh viện có tu sửa nhưng chắp vá, phòng khám bệnh, nơi điều trị bệnh nhân chủ yếu là những lô nhà cấp 4 xây vội, giải quyết tình thế chữa bệnh cho dân. Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ của thế kỷ trước, Quảng Ninh có đổi mới nhưng cơ chế bao cấp chưa qua, cơ chế quản lý mới chưa đến hẳn, kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ bản khó khăn. Dù Đảng bộ, chính quyền đã sớm nhìn ra vấn đề cơ sở hạ tầng giao thông là động lực phát triển, địa phương muốn xóa 24 cống và đường ngầm trên tuyến đường Quốc lộ 18 huyết mạnh giao thông chính của tỉnh từ Móng Cái đến Hạ Long, mà mùa mưa lũ rừng kéo về ngập lụt, giao thông cách trở; nhưng “cái khó bó cái khôn”. Năm 1994, ông Hà Văn Hiền - Bí thư Thành ủy Hạ Long mới được đề bạt làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trăn trở với vấn đề tài chính để gỡ thế bí cho đầu tư hạ tầng, đã báo cáo với Trung ương Đảng, Chính phủ cho địa phương thực hiện sáng kiến thí điểm thực hiện huy động nguồn lực ngoài ngân sách và tranh thủ nguồn vốn nước ngoài của chương trình ODA đầu tư vào xây dựng công trình công. Kết quả như mong muốn, địa phương tăng được giá trị địa tô, nhiều khu đất hoang hóa, khuất nẻo, xa khơi lên ngôi “tấc đất, tấc vàng”. Nhiều khu đô thị mới khang trang, giải quyết quỹ đất nhà ở lại bội thu ngân sách. Quảng Ninh đã hoàn thành dự án nâng cấp tải tạo đường Quốc lộ 18 đoạn Mông Dương - Móng Cái, đồng thời xóa phà Bãy Cháy thay bằng cầu bắc qua eo biển Cửa Lục, giao thông dọc tỉnh 4 mùa thông suốt. Quảng Ninh còn hỗ trợ ½ kinh phí cho tỉnh Hải Dương xây dựng Cầu Bình. Khi đó là một cuộc cách mạng hạ tầng lớn của Quảng Ninh, hệ thống giao thông đường bộ nội bộ, nội vùng thông suốt. Theo đó, là công trình đầu tư 170 tỷ đồng xây dựng mới bệnh viện tỉnh quy mô 500 giường bệnh, thay thế toàn bộ những dãy nhà cấp 4 ọp ẹp cơ sở y tế từ thời Pháp thuộc lưu dùng và những lô nhà “hàn vá” sau chiến tranh. Bệnh viện mới cao tầng khang trang, trang bị y cụ tính năng kỹ thuật cao như X quang tăng sáng truyền hình, điện tim, nội soi, siêu âm, máy tạo oxy, máy thở và các phương tiện thiết bị phẫu thuật, xét nhiệm tiên tiến. Bệnh viện Quảng Ninh khi ấy nổi trội trong tốp đầu bệnh viện tuyến tỉnh toàn quốc. Thành tựu là của Đảng bộ và nhân dân địa phương, vai trò người đứng đầu đôn đáo tạo nguồn lục mà thành là ông Hà Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, sau làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Nay ông Hà Văn Hiền về hưu đã gần hai thập kỷ rồi, mà tiếng thơm vẫn để lại công trình y tế vì dân sinh này. Lịch sử hình thành của Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh, từ một cơ sở y tế gọi là Nhà thương C.H Georges Picot do Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (FSCT) xây dựng vào khoảng năm 1933, phục vụ cai ký, giới chủ mỏ do bác sỹ người Pháp tên là George, đốc công quản lý. Năm 1936, nhờ Mặt trận Bình dân Pháp (Front populaire) Chính phủ bảo hộ có cải cách xã hội thuộc địa, cơ sở y tế này nâng giường bệnh, mở rộng cửa đón phu mỏ chữa bệnh. Nhà thương C.H Georges Picot, một số khoa ở trên dải đồi con ốc gọi là Nhà thương Đồi cao. Khoa sản, nhà thuốc, phòng khám đặt ở khu gốc đa Lán Bè thì gọi chung là Nhà thương Lán Bè. Nhà thương Lán Bè do bác sỹ George người Pháp quản lý, nhưng George chân đi chân về Hà Nội, việc quán xuyến công việc Nhà thương giao cho ông Nguyễn Thế Thường - y tá người Việt làm tổng quản. Ông Nguyễn Thế Thường khi ấy là y tá tiểu phẫu, nhưng biệt tài y thuật thường khám bệnh, kê đơn cấp thuốc, còn trực tiếp phẫu thuật cứu sống nhiều người bệnh bị viêm ruột thừa và mổ cấp cứu nạn nhân chấn thương. Nhân dân khi ấy kính trọng gọi là Docteur Nguyễn Thế Thường.Tháng 4 năm 1955, tiếp quản khu mỏ Nhà thương C.H Georges Picot được đặt tên là Bệnh viện xí nghiệp than Hồng Gai, có 180 giường bệnh, cơ sở y tế và trang bị y cụ tốt hơn thời Pháp thuộc, có hệ thống sưởi ấm bằng hơi nước nóng dẫn đến các khoa. Năm 1957, Bệnh viện xí nghiệp than Hồng Gai tăng lên 200 giường bệnh. Ngày 23/9/1960, Bộ Công nghiệp bàn giao hệ thống y tế ngành Than về Bộ Y tế và phân cấp quản lý về Ty Y tế khu Hồng Quảng nhận Bệnh viện xí nghiệp than Hồng Gai. Năm 1961, bệnh viện Tám Mái khu vực Bãi Cháy hợp nhất với Bệnh viện xí nghiệp than Hồng Gai gọi là Bệnh viện khu Hồng Quảng có 400 giường bệnh.Ngày 30/10/1963, hợp nhất 2 tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành lập tỉnh Quảng Ninh. Bệnh viện khu Hồng Quảng được đổi tên thành Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh. Cơ sở y tế của bệnh viện Tám Mái rút xuống thành phòng khám bệnh khu vực Bãy Cháy, khi quân Mỹ không kích lần thứ I ác liệt, cùng Bệnh viện tỉnh sơ tán khoa thì ẩn trú trong hang đá ở Đèo Bụt thuộc làng Lộ Phong (nay là phường Hà Phong), khoa ẩn trú trong rừng xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ (cũ) sau di chuyển vào hang đá ở Km12, xã Quang Hanh, Cẩm Phả. Khi quân Mỹ không kích lần thứ II, bệnh viện tỉnh lại xé lẻ, cơ sở chính sơ tán vào hang núi đá ở xã Dân Chủ, huyện Hoành Bồ (cũ); khoa thì trở lại hang đá ở Km12, xã Quang Hanh, Cẩm Phả. Trong chiến tranh, Bệnh viện tỉnh bố trí một đội phẫu thuật cùng với bệnh viện thị xã Hồng Gai khám bệnh dã chiến, cứu thương ở hang số 6, chân núi Bài Thơ. Bệnh viện hang số 6 làm lên trang ca của ngành y tế Quảng Ninh."," Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh đang chuẩn bị xây dựng mới quy mô 1.000 giường bệnh, trên quỹ đất vàng 10ha, kinh phí đầu tư 4.080 tỷ đồng. Ông Hà Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, đã đóng góp rất nhiều trong việc xây dựng cơ sở y tế này. Ông đã báo cáo với Trung ương Đảng, Chính phủ cho địa phương thực hiện sáng kiến thí điểm thực hiện huy động nguồn lực ngoài ngân sách và tranh thủ nguồn vốn nước ngoài của chương trình ODA đầu tư vào xây dựng công trình công. Kết quả như mong muốn, địa phương tăng được giá trị địa tô, nhiều khu đất hoang hóa, khuất nẻo, xa khơi lên ngôi “tấc đất, tấc vàng”. Nhiều khu đô thị mới khang trang, giải quyết quỹ đất nhà ở lại bội thu ngân sách. Quảng Ninh đã hoàn thành dự án nâng cấp tải tạo đường Quốc lộ 18 đoạn Mông Dương - Móng C" 14,"Nhà đầu tư ngoại rót 22 triệu USD vào bất động sản TPHCM trong tháng 1. Cục Thống kê TPHCM cho biết trong tháng 1 các nhà đầu tư ngoại đầu tư 22 triệu USD vào hoạt động kinh doanh bất động sản, chiếm 23,7% tổng số góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp. Theo báo cáo tình hình kinh tế, xã hội tháng 1, Cục Thống kê TPHCM cho biết, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố từ đầu năm đến ngày 20/1 đạt 125,7 triệu USD, bằng 70,2% so với cùng kỳ. Trong đó, tình hình góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp có 136 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn với 93 triệu USD, tăng 70,1% về vốn so với cùng kỳ. Trong số này, hoạt động kinh doanh bất động sản có vốn góp đạt 22 triệu USD, chiếm 23,7%. Riêng hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đạt 57 triệu USD, chiếm 61,2% tổng vốn góp. Singapore và Hong Kong có tỷ trọng vốn góp cao nhất lần lượt chiếm 72,5% và 10,1%.TPHCM cũng có 7 dự án điều chỉnh vốn đăng ký, bằng 35% so với cùng kỳ và vốn điều chỉnh đạt 8,9 triệu USD, bằng 23,7%. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản có 3 dự án, vốn đăng ký tăng 7,3 triệu USD chiếm 82,4% vốn đăng ký điều chỉnh. Pháp có số vốn điều chỉnh cao nhất đạt 5,4 triệu USD. Dự án cấp mới có 80 dự án, tăng 60% so với cùng kỳ và vốn đăng ký đạt 23,8 triệu USD, bằng 27,4%. Hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy với 53 dự án, vốn đăng ký là 20,9 triệu USD, chiếm 87,7% vốn đăng ký cấp mới. Nhật Bản dẫn đầu về dự án cấp phép mới với 8 dự án, vốn đăng ký đạt 12,1 triệu USD, chiếm 50,8% vốn đăng ký cấp mới. Về tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp trong tháng 1, TPHCM cấp phép cho hơn 3.300 doanh nghiệp với vốn đăng ký đạt hơn 39.000 tỷ đồng, tăng 30,2% về giấy phép và tăng 117,2% về vốn so với cùng kỳ. Trong đó, kinh doanh bất động sản có 85 đơn vị và vốn đăng ký đạt 18.358 tỷ đồng, tăng 16,5% về cấp phép và gấp hơn 10 lần về vốn."," Tóm tắt: * Nhà đầu tư ngoại đã rót 22 triệu USD vào hoạt động kinh doanh bất động sản tại TPHCM trong tháng 1, chiếm 23,7% tổng số góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp. * Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào TPHCM từ đầu năm đến ngày 20/1 đạt 125,7 triệu USD, tăng 70,1% về vốn so với cùng kỳ. * Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đạt 57 triệu USD, chiếm 61,2% tổng vốn góp. * Singapore và Hong Kong có tỷ trọng vốn góp cao nhất lần lượt chiếm 72,5% và 10,1%. * TPHCM cũng có 7 dự án điều chỉnh vốn đăng ký, với vốn điều chỉnh đạt 8,9 triệu USD, chiếm 23,7%. * Hoạt động kinh doanh bất động sản có 3 dự án, vốn đăng ký tăng 7,3 triệu USD chiếm 82,4% vốn đăng ký điều chỉnh. * Pháp có số vốn điều chỉnh cao nhất đạt 5,4 triệu USD. * Dự án cấp mới" 15,"Phấn đấu khánh thành Trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng vào dịp kỷ niệm Ngày giải phóng thành phố. Theo kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng phấn đấu khánh thành và đưa vào sử dụng đúng vào dịp kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/2024). Ngày 20/2, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương liên quan đi kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng (giai đoạn 1) tại xã Mỹ Đức, huyện An Lão. Dự án đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng (giai đoạn 1) do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và khu kinh tế, khu công nghiệp làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô xây dựng trên diện tích khoảng 7,4ha, bao gồm các hạng mục công trình đồng bộ đáp ứng các tiêu chuẩn của trường Cao đẳng nghề chất lượng cao, quy mô tuyển sinh đào tạo khoảng 2.000 học sinh, sinh viên, học viên/năm. Trong đó, gồm: Nhà hiệu bộ, khu giảng đường, nhà khoa cơ bản, khoa công nghệ thông tin và sư phạm, nhà khoa kinh tế, nhà khoa điện - điện tử (gồm 2 đơn nguyên), nhà khoa cơ khí, nhà khoa công nghệ ôtô, nhà khoa xây dựng (gồm 02 đơn nguyên), ký túc xá và nhà ăn, thư viện. Dự án khởi công từ ngày 3/1/2023, thời gian thực hiện theo kế hoạch là 540 ngày. Đến nay, các nhà thầu Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Úc và Công ty Cổ phần Xây dựng Tân Lộc đã thực hiện đạt từ 75 – 85% giá trị hợp đồng. Nhà hành chính và các khoa chuyên môn đã hoàn thành công tác thi công phần thô, xây trát, đang tập trung vào phần hoàn thiện như ốp, lát, lắp đặt cửa, các thiết bị vệ sinh, thiết bị điện trong nhà... Phần giao thông, nhà thầu đã thi công xong lớp base B đang chuẩn bị thi công lớp base A, đối với làn xe phụ (làn mở rộng của đường tỉnh 354) nhà thầu đã bắt đầu triển khai bóc lớp hữu cơ. Các hệ thống thoát nước mưa, nước thải và cấp nước đã cơ bản hoàn thành. Hạng mục đường dây ngoài nhà và trạm biến áp hiện nay đã hoàn thành đến 75% giá trị hợp đồng. Trong thời gian tới, liên danh nhà thầu thi công tập trung triển khai hoàn thành thi công các hạng mục công trình trước ngày 31/3/2024. Tháng 4/2024 sẽ tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình và trình Sở Xây dựng kiểm tra. Phấn đấu khánh thành và bàn giao công trình đưa vào sử dụng nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/2024). Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam ghi nhận chủ đầu tư và các nhà thầu tập trung cao thi dự án, sơ bộ đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật đã đề ra. Để hoàn thành công trình trước thời hạn được giao, đề nghị các đơn vị tiếp tục tăng cường nhân lực, máy móc, trang thiết bị thi công các khu nhà và các tuyến giao thông kết nối. Trong quá trình thi công phải đảm bảo phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường. Cùng với đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố giao UBND huyện An Lão chỉ đạo Công an huyện quan tâm tăng cường công tác an ninh trật tự, đảm bảo an toàn khu vực xung quanh công trình. Giao Trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng có kế hoạch di chuyển các trang thiết bị, bàn ghế còn giá trị sử dụng, vận chuyển, lắp đặt sang cơ sở mới. Đề nghị các ngành liên quan phối hợp chặt chẽ để khi công trình hoàn thành, đầu tư các trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu giảng dạy của nhà trường."," Trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng đang được xây dựng với quy mô lớn, trên diện tích 7,4ha, bao gồm các hạng mục công trình đồng bộ đáp ứng các tiêu chuẩn của trường Cao đẳng nghề chất lượng cao, quy mô tuyển sinh đào tạo khoảng 2.000 học sinh, sinh viên, học viên/năm. Dự án đang được thực hiện với tốc độ cao, đạt từ 75 – 85% giá trị hợp đồng. Phấn đấu khánh thành và bàn giao công trình đưa vào sử dụng nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/2024). Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam ghi nhận chủ đầu tư và các nhà thầu tập trung cao thi dự án, sơ bộ đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật đã đề ra. Đề nghị các đơn vị tiếp tục tăng cường nhân lực, máy móc, trang thiết bị thi công các khu nhà và các tuyến giao thông kết nối. Trong" 16,"Thừa Thiên – Huế: Chấp thuận nhà đầu tư dự án Bệnh viện Quốc tế Huế. Ông Nguyễn Văn Phương – Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa có Quyết định chấp thuận Công ty Cổ phần TTH Group là nhà đầu tư thực hiện Dự án Bệnh viện Quốc tế Huế tại Khu E - Đô thị mới An Vân Dương. Dự án được xây dựng trên diện tích hơn 4,2ha, thuộc địa phận phường Dương Thuỷ và xã Thuỷ Thanh (thị xã Hương Thuỷ). Hiện trạng khu đất là vùng trũng, chủ yếu đất trồng lúa chưa được bồi thường giải phóng mặt bằng, trong đó đất trồng lúa chiếm 40.610m2, đất giao thông 390m2 và đất thủy lợi 1.171m2. Về tính chất, đây sẽ là bệnh viện đa khoa với quy mô 480 giường bệnh, có đầy đủ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, phục vụ theo yêu cầu của người bệnh, góp phần giảm tải cho Bệnh viện Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Trung ương Huế. Công suất thiết kế của dự án là 420 - 480 giường, cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh tiêu chuẩn quốc tế, mật độ xây dựng không quá 40%, chiều cao tối đa 4 tầng. Thời hạn thực hiện đầu tư dự án sẽ không quá 42 tháng kể từ ngày giao đất. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án là 807 tỷ đồng, ngoài ra chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là hơn 10 tỷ đồng. Trước đây, vào tháng 3/2022, dự án bệnh viện quốc tế này cũng đã được mời đầu tư một lần. Kết quả, Tổng Công ty cổ phần Hợp Lực là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án. Thời điểm đó, tổng chi phí thực hiện dự án được xác định tối thiểu là 1.380 tỷ đồng, chưa bao gồm tiền thuê đất. Khu đô thị mới An Vân Dương được chia làm 5 phân khu chính là A, B, C, D, E. Trong đó, khu A quy mô 380,41ha là khu ở tập trung với mật độ cao, các khu ở cao tầng kết hợp với trung tâm dịch vụ thương mại cấp thành phố. Khu B rộng 355ha là khu hành chính, dịch vụ thương mại của khu vực kết hợp với trung tâm văn hoá, vui chơi giải trí, cụm tiểu thủ công nghiệp cấp thành phố, khu ở tập trung, các khu bảo tồn làng nghề truyền thống và di tích văn hoá. Khu C 504ha là trung tâm thể dục thể thao; khu vui chơi giải trí cấp thành phố; các khu ở tập trung có mật độ xây dựng thấp kết hợp khu sinh thái nông nghiệp (vườn hoa, cây cảnh, vườn ươm); các khu bảo tồn làng nghề truyền thống và di tích văn hoá. Khu D rộng 338ha là khu ở thấp tầng, dịch vụ du lịch và các dịch vụ cho các sản phẩm trồng hoa, vườn ươm cây cảnh, các sản phẩm rau sạch… Khu E 480ha là khu dịch vụ thương mại du lịch của khu vực, kết hợp các dịch vụ văn hóa, vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu của người dân thành phố và khu vực lân cận; là khu đô thị mới hiện đại, xen lẫn các hình thức ở chỉnh trang của các khu dân cư hiện trạng và phục vụ nhu cầu tái định cư các dự án phát triển đô thị, bổ trợ cho các khu A, B, C và D."," Dự án Bệnh viện Quốc tế Huế đã được chấp thuận cho Công ty Cổ phần TTH Group làm nhà đầu tư. Dự án sẽ được xây dựng trên diện tích hơn 4,2ha tại Khu E - Đô thị mới An Vân Dương, thuộc địa phận phường Dương Thuỷ và xã Thuỷ Thanh (thị xã Hương Thuỷ). Dự án có quy mô 480 giường bệnh, cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh tiêu chuẩn quốc tế, mật độ xây dựng không quá 40%, chiều cao tối đa 4 tầng. Thời hạn thực hiện đầu tư dự án sẽ không quá 42 tháng kể từ ngày giao đất. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án là 807 tỷ đồng, ngoài ra chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là hơn 10 tỷ đồng. Khu đô thị mới An Vân Dương được chia làm 5 phân khu chính là A, B, C, D, E, trong đó khu E là khu dịch vụ thương mại du lịch của khu vực, kết hợp các dịch vụ văn hóa, vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu của" 17,"Thanh Hóa: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch tỷ lệ 1/500 trường Đại học Hồng Đức. Mới đây, Sở Xây dựng Thanh Hóa đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh, về chủ trương điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trường Đại học Hồng Đức. Thanh Hóa: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch tỷ lệ 1/500 trường Đại học Hồng Đức. Theo đó, trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Hồng Đức trực thuộc trường Đại học Hồng Đức được thành lập tại Quyết định số 813/QĐ-UBND ngày 13/3/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh với quy mô 36 lớp. Trong đó: 15 lớp tiểu học, 12 lớp trung học cơ sở và 9 lớp trung học phổ thông, số học sinh tối đa 1.470, với cơ sở vật chất ban đầu là chuyển đổi công năng nhà học khoa giáo dục tiểu học và khoa giáo dục mầm non (tổng diện tích xây dựng 1744,0m2, bao gồm 2 khối nhà lớp học 3 tầng và 1 khối nhà văn phòng 3 tầng) theo Quyết định số 2580/QĐ-UBND ngày 19/7/2023, về việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công của trường Đại học Hồng Đức. Như vậy, cơ sở vật chất hiện tại được chuyển giao từ khoa Giáo dục tiểu học và khoa Giáo dục mầm non, mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu về không gian lớp học và bộ phận quản lý điều hành trong giai đoạn đầu mới hình thành với quy mô của các lớp đầu cấp. Để đảm bảo về điều kiện cơ sở vật chất đồng bộ, thuận lợi, tiện ích, phục vụ giảng dạy, học tập cho giáo viên và học sinh của trường đủ quy mô 36 lớp, đáp ứng yêu cầu chất lượng như mục tiêu đã đề ra (cung cấp dịch vụ giáo dục tiên tiến, chất lượng cao) thì cần thiết phải xây dựng bổ sung thêm cơ sở vật chất và tạo sự tách bạch giữa các không gian và loại hình đào tạo, tạo sự thuận lợi trong công tác quản lý, đảm bảo an ninh, an toàn trong mọi hoạt động, trường Đại học Hồng Đức trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét chủ trương cho phép nhà trường được tổ chức lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 - trường Đại học Hồng Đức làm cơ sở để triển khai đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường. Sau khi lấy ý kiến tham gia của các đơn vị liên quan, Sở Xây dựng báo cáo đề xuất tới UBND tỉnh như sau: Trường Đại học Hồng Đức được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 488/QĐ-UBND ngày 15/02/2017. Ngày 13/3/2023, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 813/QĐ-UBND về việc thành lập trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Hồng Đức trực thuộc Đại học Hồng Đức. Do đó, việc trường Đại học Hồng Đức đề xuất điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt để quy hoạch lại các hạng mục công trình, nhằm bổ sung các lớp đào tạo Tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông là cần thiết, phù hợp về chức năng sử dụng đất theo quy hoạch xây dựng (quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết) và quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt. Tiếp đó, căn cứ quy định về thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị tại khoản 3, Điều 44, theo đó UBND thành phố thuộc tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý. Như vậy, thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết nêu trên thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Thanh Hóa. Từ những lý do nêu trên, Sở Xây dựng đề nghị UBND tỉnh thống nhất về chủ trương điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trường Đại học Hồng Đức làm cơ sở để trường Đại học Hồng Đức, tổ chức lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết nêu trên theo quy định, trình UBND thành phố Thanh Hóa tổ chức thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền."," Trường Đại học Hồng Đức đã đề xuất điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 để quy hoạch lại các hạng mục công trình, bổ sung các lớp đào tạo Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Điều này đã được phê duyệt và phù hợp với chức năng sử dụng đất theo quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Sở Xây dựng đề nghị UBND tỉnh thống nhất về chủ trương điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trường Đại học Hồng Đức, tổ chức lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết nêu trên theo quy định, trình UBND thành phố Thanh Hóa tổ chức thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền." 18,"Bắc Giang: Xây mới, sửa chữa, nâng cấp 22 trạm y tế trong năm 2024. (Xây dựng) – Trong năm 2024, tỉnh Bắc Giang sẽ xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp 22 trạm y tế xã thuộc Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Theo thông tin từ Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bắc Giang, năm 2024, Ban sẽ thực hiện 5 dự án với tổng mức đầu tư hơn 227,6 tỷ đồng. Cụ thể: Xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp 22 trạm y tế xã thuộc Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại tỉnh Bắc Giang; dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp và mua sắm trang thiết bị cho 8 trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, gồm trạm y tế các xã: Phượng Sơn, Hồng Giang (Lục Ngạn); Chu Điện, Lan Mẫu, Bình Sơn (Lục Nam); Ngọc Châu, Đại Hóa, Ngọc Thiện (Tân Yên); Dự án xây dựng cơ sở vật chất trường THPT Chuyên Bắc Giang; Dự án nhà làm việc và khu trưng bày giới thiệu sản phẩm hợp tác xã (HTX) của Trung tâm hỗ trợ phát triển HTX trực thuộc Liên minh HTX tỉnh; Dự án xây dựng cơ sở vật chất trường THPT Tân Yên số 2. Các công trình dự án sẽ khởi công xong trong quý II năm nay; hoàn thành thi công xây dựng và bàn giao đưa vào sử dụng trong năm 2025."," Tỉnh Bắc Giang sẽ xây dựng mới, sửa chữa và nâng cấp 22 trạm y tế xã trong năm 2024, trong khuôn khổ Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bắc Giang sẽ thực hiện 5 dự án với tổng mức đầu tư hơn 227,6 tỷ đồng. Các dự án bao gồm xây dựng mới, sửa chữa và nâng cấp 22 trạm y tế xã, đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp và mua sắm trang thiết bị cho 8 trạm y tế xã, xây dựng cơ sở vật chất trường THPT Chuyên Bắc Giang, nhà làm việc và khu trưng bày giới thiệu sản phẩm hợp tác xã (HTX) của Trung tâm hỗ trợ phát triển HTX trực thuộc Liên minh HTX tỉnh, và xây dựng cơ sở vật chất trường THPT Tân Yên số 2. Các công trình dự án sẽ khởi công xong trong quý II năm nay và" 19,"Quảng Ngãi: Phát hiện công ty xả thải có chất xyanua vượt hơn 21 lần ra môi trường. Một doanh nghiệp ở Quảng Ngãi xả thải có chất xyanua vượt quy định hơn 21 lần ra môi trường bị UBND tỉnh Quảng Ngãi xử phạt 330 triệu đồng. Ngày 19/2, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính 330 triệu đồng đối với Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sinh Lộc (có địa chỉ tại Cụm công nghiệp làng nghề Tịnh Ấn Tây, TP. Quảng Ngãi) vì có hành vi xả thải có chứa các thông số nguy hại vào môi trường vượt quá quy chuẩn kỹ thuật. Theo đó, vào cuối tháng 12/2023, đoàn kiểm tra của Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường (Công an tỉnh Quảng Ngãi) kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại Nhà máy sản xuất mạch nha công nghiệp thuộc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sinh Lộc. Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện công ty này vi phạm quy định về xả thải có chứa các thông số nguy hại vào môi trường.Qua kết quả giám định của Trung tâm Trắc địa và quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty trên. Cụ thể, ở khu vực nước chảy tràn từ bể biogas của nhà máy ra môi trường, cơ quan chức năng phát hiện thông số nước xả thải có chứa chất xyanua vượt quy định hơn 21 lần. Với vi phạm trên, cơ quan chức năng phạt công ty 150 triệu đồng. Đồng thời xử phạt 45 triệu đồng đối với việc xả thải có thông số tổng nitơ vượt quy chuẩn kỹ thuật 2,376 lần; xử phạt 60 triệu đồng đối với việc xả thải có thông số tổng chất rắn lơ lửng vượt quy chuẩn kỹ thuật 4,388 lần và xử phạt 75 triệu đồng đối với việc xả thải có thông số BOD (20°C) vượt quy chuẩn kỹ thuật 12,148 lần. Tổng số tiền xử phạt là 330 triệu đồng. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi buộc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sinh Lộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định tại giấy phép môi trường do UBND TP.Quảng Ngãi cấp ngày 13/9/2023. Trong vòng 30 ngày, công ty này phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Được biết, đây là lần thứ 2 công ty này bị lực lượng chức năng bắt quả tang có hành vi xả thải chưa qua xử lý ra môi trường. Trước đó, tháng 10/2019 các trinh sát Phòng cảnh sát môi trường Công an tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện, bắt quả tang việc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sinh Lộc có hành vi xả thải chưa qua xử lý gây ô nhiễm môi trường. Nước thải chảy trực tiếp theo đường thoát nước mưa thay vì đi theo đường xử lý nước thải theo quy định. Cụm công nghiệp Tịnh Ấn Tây được đầu tư vào năm 2005. Hiện nay, có trên 20 nhà máy, doanh nghiệp đang hoạt động với các ngành nghề chế biến nước mắm, sản xuất giấy, sản xuất bột mì, sản xuất nhựa… đều là các cơ sở có phát sinh nước thải. Tuy nhiên, Cụm công nghiệp này không có hệ thống xử lý nước thải tập trung."," Tóm tắt: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sinh Lộc ở Quảng Ngãi bị xử phạt 330 triệu đồng vì vi phạm quy định về xả thải có chứa các thông số nguy hại vào môi trường. Cụ thể, công ty này đã xả thải có chứa chất xyanua vượt quy định hơn 21 lần. Công ty này cũng đã bị lực lượng chức năng bắt quả tang có hành vi xả thải chưa qua xử lý ra môi trường lần nữa trước đó. Cụm công nghiệp Tịnh Ấn Tây đang hoạt động với các ngành nghề chế biến nước mắm, sản xuất giấy, sản xuất bột mì, sản xuất nhựa… đều là các cơ sở có phát sinh nước thải, nhưng không có hệ thống xử lý nước thải tập trung." 20,"Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang khảo sát dự án kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền. Đây là tuyến đường thủy có cự ly ngắn nhất kết nối sông Tiền - sông Hậu, với vị trí chiến lược nằm trong quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống GTVT thủy khu vực ĐBSCL. Ngày 18/2, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang cùng đoàn công tác Bộ GTVT đã có buổi khảo sát thực tế hiện trạng kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền. Theo đó, tuyến kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền hiện hữu là tuyến đường thủy nội địa địa phương (cấp IV hạn chế) do tỉnh Đồng Tháp quản lý nằm trên địa bàn huyện Lai Vung, huyện Châu Thành và TP. Sa Đéc. Đây là tuyến đường thủy có cự ly ngắn nhất kết nối sông Tiền - sông Hậu với chiều dài khoảng 20,8 km, có vị trí chiến lược nằm trong quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống giao thông đường thủy nội địa sông Tiền - sông Hậu, kết nối vận tải liên khu vực với các tỉnh khu vực ĐBSCL. Hiện nay, tuyến kênh có hiện trạng với bề rộng trung bình từ 25 m đến 40 m (tùy từng vị trí), chiều sâu chạy tàu nhỏ hơn 2 m. Trên tuyến có nhiều đoạn cong, đoạn cua gấp 900, bề rộng hẹp, bị cạn và đặc biệt tĩnh không cầu hạn chế thấp hơn 3,5 m nên không đảm bảo việc khai thác cho các phương tiện đường thủy nội địa có trọng tải lớn lưu thông. Thực tế, khu vực chỉ đáp ứng cho phương tiện tải trọng nhỏ (sà lan, ghe có tải trọng <100 tấn) và phải lưu thông chờ theo mực nước, mất nhiều thời gian di chuyển, gây tốn kém cho người dân. Báo cáo tại buổi làm việc, Ban Quản lý các dự án đường thủy cho biết, đơn vị đã có đề xuất gửi Bộ GTVT về Dự án nâng cấp kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền kết nối giữa sông Tiền và sông Hậu. Do đó, Ban kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét chấp thuận thực hiện đầu tư dự án. Mục tiêu nâng cấp kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền đạt chuẩn tắc luồng tàu kênh cấp III - đường thủy nội địa; xây dựng kè bảo vệ bờ để gia cố, chống sạt lở phù hợp với mục tiêu chống biến đổi khí hậu tại các khu vực dân cư, đồng thời góp phần chỉnh trang đô thị dọc tuyến kênh. Bên cạnh đó, dự án còn tiến hành nâng cấp hệ thống cầu trên tuyến để đảm bảo tĩnh không thông thuyền và tải trọng khai thác; đồng thời xây dựng hoàn trả, nâng cấp hệ thống cầu, đường dân sinh. Dự án cũng lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống báo hiệu đường thủy để khai thác đồng bộ, đảm bảo an toàn trên tuyến. Tổng mức đầu tư dự án gần 2.200 tỷ đồng, trong đó hai khoản chi phí lớn nhất là xây dựng gồm nạo vét, kè gia cố bờ kênh và chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư. Công trình dự kiến được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Trung ương (nguồn vốn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022, nguồn dự phòng, nguồn tiết kiệm và các nguồn khác)."," Dự án nâng cấp kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền được khảo sát vào ngày 18/2 bởi Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang và đoàn công tác Bộ GTVT. Tuyến kênh này là tuyến đường thủy nội địa địa phương (cấp IV hạn chế) do tỉnh Đồng Tháp quản lý, nằm trên địa bàn huyện Lai Vung, huyện Châu Thành và TP. Sa Đéc. Tuyến kênh này có chiều dài khoảng 20,8 km, với vị trí chiến lược nằm trong quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống giao thông đường thủy nội địa sông Tiền - sông Hậu, kết nối vận tải liên khu vực với các tỉnh khu vực ĐBSCL. Hiện nay, tuyến kênh có hiện trạng với bề rộng trung bình từ 25 m đến 40 m (tùy từng vị trí), chiều sâu chạy tàu nhỏ hơn 2 m. Trên tuyến có nhiều đoạn cong, đoạn cua gấp 900, bề rộng hẹp, bị cạn và đặc biệt tĩnh không cầu hạn chế thấp hơn 3,5 m nên không đả" 21,"CSGT Quảng Ninh tổng kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn, ma túy. Nhằm nâng hiệu quả bảo đảm trật tự ATGT trong mùa lễ hội Xuân 2024, CSGT tỉnh Quảng Ninh lập 18 tổ công tác đồng loạt ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự ATGT, trong đó tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn. Theo Văn phòng Ban ATGT tỉnh Quảng Ninh, ngày 23 - 24/2, theo chỉ đạo của Công an tỉnh Quảng Ninh, lực lượng CSGT toàn tỉnh Quảng Ninh triển khai 18 tổ công tác đồng loạt ra quân xử lý các hành vi vi phạm về trật tự ATGT. Trong đó tập trung xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông như vi phạm về nồng độ cồn, ma túy. Những ngày trên cũng là cuối tuần và đúng dịp lễ Rằm tháng Giêng nên nhu cầu đi lại và số lượng phương tiện tham gia giao thông có nồng độ cồn dự đoán sẽ tăng. Bên cạnh đó công nhân tại các khu công nghiệp, học sinh, sinh viên sẽ quay trở lại nơi làm việc, học tập dẫn đến lưu lượng người tham gia giao thông tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đảm bảo trật tự ATGT. Mặc dù 2 ngày cuối tuần nhiệt độ giảm đột ngột, thời tiết lạnh và mưa rét, song lực lượng CSGT toàn tỉnh vẫn quyết tâm bám chốt, bám đường, tuần tra khép kín cả thời gian và tuyến đường, với quyết tâm để nhân dân đón Rằm tháng Giêng và du xuân ngày cuối tuần được an toàn, bình yên. Theo đó, lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh Quảng Ninh duy trì lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm soát, quyết liệt xử lý các vi phạm. Ngoài những địa điểm trung tâm, tập trung nhiều quán bia, rượu, lực lượng chức năng liên tục thay đổi vị trí lập các chốt kiểm tra nồng độ cồn, tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm 24/24h; bố trí lực lượng hóa trang kết hợp với lực lượng công khai để xử lý hiệu quả lái xe sử dụng rượu, bia. Trong ngày đầu ra quân, lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh đã kiểm tra 3.395 phương tiện (trong đó Phòng CSGT kiểm tra gần 1.300 trường hợp), có 1.975 lái xe kiểm tra nồng độ cồn và ma túy. Phát hiện, xử lý 167 trường hợp vi phạm, trong đó có 53 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn… Trong ngày đầu ra quân, toàn tỉnh chỉ xảy ra 1 vụ TNGT đường bộ giữa 1 xe mô tô và ô tô làm 1 người bị thương. Ngoài kết quả trên, thực hiện đợt cao điểm đảm bảo an toàn tết Nguyên đán Giáp Thìn và lễ hội Xuân 2024, từ ngày 15/12/2023 đến nay, lực lượng CSGT toàn tỉnh Quảng Ninh đã xử lý trên 10.000 trường hợp vi phạm, trong đó có hàng nghìn trường hợp lái xe vi phạm quy định nồng độ cồn. Theo chỉ đạo của Công an tỉnh Quảng Ninh, lực lượng công an Quảng Ninh tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông với quan điểm ""không có vùng cấm"", ""không có ngoại lệ"" với bất kỳ trường hợp vi phạm nào, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn."," CSGT Quảng Ninh tổng kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn, ma túy trong mùa lễ hội Xuân 2024. 18 tổ công tác đồng loạt ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự ATGT, trong đó tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn. Nhu cầu đi lại và số lượng phương tiện tham gia giao thông có nồng độ cồn dự đoán sẽ tăng. Lực lượng CSGT toàn tỉnh vẫn quyết tâm bám chốt, bám đường, tuần tra khép kín cả thời gian và tuyến đường, với quyết tâm để nhân dân đón Rằm tháng Giêng và du xuân ngày cuối tuần được an toàn, bình yên. Lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh Quảng Ninh duy trì lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm soát, quyết liệt xử lý các vi phạm. Trong ngày đầu ra quân, lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh đã kiểm tra 3.395 phương tiện, có 1.975 lái xe kiểm tra nồng độ cồn và ma túy. Phát hiện, xử lý 167 trường hợp vi phạm, trong đó có " 22,"Đến năm 2025, hoàn thành thêm gần 170km đường Hồ Chí Minh. Bộ Giao thông Vận tải cho biết, giai đoạn từ nay đến năm 2025 sẽ có thêm 168,5km đường Hồ Chí Minh được đầu tư xây dựng và hoàn thành. Dự án đường Hồ Chí Minh được khởi công năm 2000 với tổng chiều dài 2.744km. Đến nay, các đơn vị liên quan đã hoàn thành 2.488km (đạt hơn 90%) và khoảng 258km tuyến nhánh. Với 256km còn lại thuộc 5 dự án thành phần đang triển khai, Bộ Giao thông Vận tải dự kiến tiến độ một số đoạn sẽ hoàn thành vào năm 2025. Cụ thể, đoạn Chơn Thành - Đức Hòa, có chiều dài gần 73km đi qua 4 tỉnh (Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An), tiến độ cơ bản đáp ứng yêu cầu, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025. Đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn, có tổng chiều dài gần 29km đi qua hai tỉnh (Tuyên Quang, Thái Nguyên), cơ bản hoàn thành dự án trong năm 2025. Đoạn Hòa Liên - Túy Loan có chiều dài 11,5km, thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, được đầu tư quy mô phân kỳ 4 làn xe, bề rộng nền đường 22m, được triển khai thi công cuối tháng 8-2023, dự kiến hoàn thành năm 2025. Tuy nhiên, đoạn tuyến này đang vướng mắc giải phóng mặt bằng nên ảnh hưởng đến tiến độ. Đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận có chiều dài gần 52km đi qua địa phận hai tỉnh (Kiên Giang, Bạc Liêu) đang hoàn thiện các thủ tục để khởi công trong quý I-2024 và hoàn thành vào năm 2025. Riêng đoạn Cổ Tiết - Chợ Bến đang được đầu tư nghiên cứu với tổng chiều dài hơn 87km, đi qua địa phận 3 tỉnh, thành phố (Phú Thọ, Hà Nội, Hòa Bình). Hiện, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đã hoàn thành công tác lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Bộ Giao thông Vận tải thẩm định, phê duyệt. Dự án đường Hồ Chí Minh có điểm đầu tại Pác Bó (Cao Bằng), điểm cuối tại Đất Mũi (Cà Mau), dài 3.183km (tuyến chính dài 2.499km, nhánh phía Tây dài 684km). Theo Nghị quyết số 63/2022/QH15 ngày 16-6-2022 của Quốc hội, đến năm 2025 sẽ cơ bản nối thông đường Hồ Chí Minh trên cơ sở sử dụng quốc lộ 32 và quốc lộ 21; rà soát, từng bước đầu tư, nâng cấp đường Hồ Chí Minh theo quy mô phù hợp với Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt."," Dự án đường Hồ Chí Minh, được khởi công năm 2000 với tổng chiều dài 2.744km, đến năm 2025 sẽ có thêm 168,5km đường Hồ Chí Minh được đầu tư xây dựng và hoàn thành. Hiện tại, các đơn vị liên quan đã hoàn thành 2.488km (đạt hơn 90%) và khoảng 258km tuyến nhánh. Cụ thể, đoạn Chơn Thành - Đức Hòa, có chiều dài gần 73km đi qua 4 tỉnh (Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An), tiến độ cơ bản đáp ứng yêu cầu, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025. Đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn, có tổng chiều dài gần 29km đi qua hai tỉnh (Tuyên Quang, Thái Nguyên), cơ bản hoàn thành dự án trong năm 2025. Đoạn Hòa Liên - Túy Loan có chiều dài 11,5km, thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, được đầu tư quy mô phân kỳ 4 làn xe, bề rộng nền đường 22m, được triển khai thi" 23,"Lái xe chống đối lực lượng cảnh sát dương tính với ma túy. Ngày 25/2, Cục Cảnh sát giao thông Bộ Công an, thông tin vụ lái xe chống người thi hành công vụ trên Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Lạng Sơn. Trước đó, chiều 24/2, tổ công tác của Trạm CSGT Tùng Diễn, Phòng CSGT Công an tỉnh Lạng Sơn làm nhiệm vụ kiểm soát tại Km 93+160 Quốc lộ 1. Khoảng 13h20, tổ công tác phát hiện 2 nam thanh niên chở nhau trên mô tô di chuyển với tốc độ cao. Trung tá Nguyễn Việt Toàn sau đó ra hiệu lệnh dừng xe. Tuy nhiên, tài xế không dừng mà lao thẳng xe vào tổ công tác, tông thẳng vào người anh Đặng Văn Lưu (chiến sĩ cảnh sát cơ động). Cú tông khiến anh Lưu ngã và bị thương. Sau đó, tài xế dựng xe lên và tiếp tục bỏ chạy. Lực lượng chức năng đã bắt giữ được người ngồi sau xe. Ngay khi xảy ra sự việc, Tổ công tác tại hiện trường đã điện báo cáo lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn, đồng thời đưa cảnh sát cơ động bị thương đến cơ sở y tế. Chiến sĩ cảnh sát cơ động Đặng Văn Lưu sau đó được xác định chấn động não gây choáng. Đến 18 giờ cùng ngày, anh Lưu đã tỉnh táo. Tại cơ quan công an, người ngồi sau mô tô được xác định là Triệu Văn H (SN: 1986, trú tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn); lái xe điều khiển chiếc xe tông cảnh sát cơ động là Ngô Văn Linh (SN: 1997, trú tại xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn). Sau khi xác định lái xe Linh đã chạy xuống tỉnh Bắc Giang, cảnh sát đã yêu cầu gia đình vận động anh này quay về trình diện cơ quan công an. Tối 24/2, lái xe Linh đã liên hệ với cơ quan Công an. Kết quả kiểm tra xác định Ngô Văn L dương tính với chất ma túy, không có nồng độ cồn trong hơi thở, không có giấy phép lái xe theo quy định. Đối tượng vi phạm khai nhận mô tô đâm vào tổ Cảnh sát là xe được mua lại nhưng chưa làm thủ tục sang tên, đổi chủ. Hiện, Công an huyện Hữu Lũng đã tạm giữ hình sự để điều tra, củng cố hồ sơ xử lý theo quy định."," Ngày 25/2, Cục Cảnh sát giao thông Bộ Công an thông tin về vụ lái xe chống người thi hành công vụ trên Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Lạng Sơn. Trước đó, chiều 24/2, tổ công tác của Trạm CSGT Tùng Diễn, Phòng CSGT Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện 2 nam thanh niên chở nhau trên mô tô di chuyển với tốc độ cao. Tuy nhiên, tài xế không dừng mà lao thẳng xe vào tổ công tác, tông thẳng vào người anh Đặng Văn Lưu (chiến sĩ cảnh sát cơ động). Cú tông khiến anh Lưu ngã và bị thương. Sau đó, tài xế dựng xe lên và tiếp tục bỏ chạy. Lực lượng chức năng đã bắt giữ được người ngồi sau xe. Người ngồi sau mô tô được xác định là Triệu Văn H (SN: 1986, trú tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn); lái xe điều khiển chiếc xe tông cảnh sát cơ động là Ngô Văn Linh (SN: 1997, trú tại xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn). Sau khi x" 24,"Tán thành việc thành lập TP Bến Cát (Bình Dương) và TP Gò Công (Tiền Giang). Ủy ban Pháp luật đã biểu quyết nhất trí trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định việc thành lập TP Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương và TP Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Ngày 1-3, tại TP Bắc Giang, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tiến hành phiên họp toàn thể lần thứ 20, thẩm tra 2 tờ trình của Chính phủ về việc thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát; thành lập TP Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương và tờ trình về việc thành lập, sắp xếp các phường thuộc thị xã Gò Công, thành lập TP Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Trình bày các tờ trình của Chính phủ về những nội dung nêu trên, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa nêu rõ, tỉnh Bình Dương đề nghị thành lập 2 phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 2 xã An Điền và An Tây; thành lập TP Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị xã Bến Cát. Sau khi thành lập, tỉnh Bình Dương không thay đổi về diện tích tự nhiên, quy mô dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trực thuộc nhưng có giảm 1 thị xã, 2 xã và tăng 1 thành phố, 2 phường. Tỷ lệ đô thị hóa là 84,95%. TP Bến Cát có 234,35 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 364.578 người, có 8 đơn vị hành chính cấp xã, tỷ lệ đô thị hóa là 94,65%.Tiền Giang đề nghị thành lập 4 phường Long Chánh, Long Hưng, Long Thuận, Long Hòa trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 4 xã Long Chánh, Long Hưng, Long Thuận, Long Hòa; sắp xếp 4 phường thành 2 phường (nhập phường 4 vào phường 1, nhập phường 3 vào phường 2); thành lập TP Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị xã Gò Công. Sau điều chỉnh, tỉnh Tiền Giang không thay đổi về diện tích tự nhiên, quy mô dân số và đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, nhưng tăng 1 thành phố và giảm 1 thị xã; đồng thời giảm 2 đơn vị hành chính cấp xã. Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh là 18,4%. Các thành viên Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với sự cần thiết sắp xếp, thành lập các phường, thành phố và ghi nhận hồ sơ các đề án bảo đảm đúng quy định. Tuy nhiên, một số ý kiến chỉ rõ, đề nghị Chính phủ, chính quyền tỉnh Tiền Giang làm rõ hơn về tính chính xác và sự thống nhất của các số liệu liên quan đến lao động phi nông nghiệp của xã Long Chánh, Long Hưng, Long Thuận, Long Hòa và số lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị của thị xã Gò Công; quan tâm, bố trí nguồn lực đầu tư để bảo đảm chất lượng đô thị đối với các xã dự kiến thành lập phường và thị xã dự kiến thành lập thành phố thuộc tỉnh Bình Dương và tỉnh Tiền Giang. Với 100% số thành viên Ủy ban có mặt tại phiên họp, Ủy ban Pháp luật đã biểu quyết nhất trí trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định việc thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát, thành lập TP Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương; thành lập, sắp xếp các phường thuộc thị xã Gò Công, thành lập TP Gò Công, tỉnh Tiền Giang. "," TP Bến Cát (Bình Dương) và TP Gò Công (Tiền Giang) đã được thành lập thành công. Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã biểu quyết nhất trí trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định việc thành lập TP Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương và TP Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Tỉnh Bình Dương đã thành lập 2 phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 2 xã An Điền và An Tây; thành lập TP Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị xã Bến Cát. Tiền Giang đã thành lập 4 phường Long Chánh, Long Hưng, Long Thuận, Long Hòa trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 4 xã Long Chánh, Long Hưng, Long Thuận, Long Hòa; sắp xếp 4 phường thành 2 phường (nhập phường 4 vào phường 1, nhập phường 3 vào phường 2);" 25,"TP HCM 'tồn' 59.000 căn hộ chưa cấp sổ hồng Gần 59.000 căn hộ thương mại ở TP HCM đủ điều kiện nhưng chưa được cấp sổ hồng, do dự án vướng mắc về thuế, pháp lý. Thông tin được ông Võ Công Lực, Trưởng phòng quản lý đất (Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM) nêu tại họp báo kinh tế - xã hội vừa tổ chức. Theo đó, năm ngoái, 81.000 căn hộ tại 335 dự án được thẩm định đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng). Hơn 27% căn đã có sổ, còn 73% chưa được cấp, tương đương 59.000 căn hộ. Lý do, theo ông Lực, chủ đầu tư dự án chậm nộp hồ sơ; bất động sản mới (officetel, shophouse) thiếu pháp lý; căn hộ phải nộp tài chính bổ sung hoặc thuộc diện đang thanh tra, điều tra. Việc xử lý hồ sơ cấp sổ hồng, ông Lực cho hay, sẽ được Sở giải quyết theo từng vướng mắc. Chẳng hạn, cơ quan này sẽ xác định giá đất cụ thể, làm căn cứ ngành thuế tính nghĩa vụ tài chính bổ sung; cùng cơ quan thuế đẩy nhanh xác định nghĩa vụ nộp tài chính. Ngoài ra, hiện TP HCM còn nhiều căn hộ chưa đủ điều kiện cấp sổ hồng, do dự án đang thế chấp ngân hàng, vi phạm trong xây dựng. Năm 2023, TP HCM cấp hơn 22.000 sổ hồng. Hai tháng đầu năm, Văn phòng đăng ký đất đai TP HCM cấp giấy chứng nhận cho 1.486 hồ sơ, và tiếp nhận mới 1.189 hồ sơ. Kinh doanh bất động sản ở TP HCM đang có dấu hiệu phục hồi, với doanh thu hai tháng đạt 42.300 tỷ đồng, tăng trên 20% so với cùng kỳ năm ngoái. "," TP HCM hiện có gần 59.000 căn hộ thương mại đủ điều kiện nhưng chưa được cấp sổ hồng, do dự án vướng mắc về thuế, pháp lý. Ông Võ Công Lực, Trưởng phòng quản lý đất (Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM) cho biết, năm ngoái, 81.000 căn hộ tại 335 dự án được thẩm định đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng), tuy nhiên chỉ hơn 27% căn đã có sổ, còn 73% chưa được cấp. Lý do là chủ đầu tư dự án chậm nộp hồ sơ, bất động sản mới thiếu pháp lý, căn hộ phải nộp tài chính bổ sung hoặc thuộc diện đang thanh tra, điều tra. Việc xử lý hồ sơ cấp sổ hồng sẽ được Sở giải quyết theo từng vướng mắc, chẳng hạn như xác định giá đất cụ thể, làm căn cứ ngành thuế tính nghĩa vụ tài chính bổ sung; cùng cơ quan thuế đẩy nhanh xác định nghĩa vụ nộp tài chính. Hi" 26,"Quảng Nam: Phá rừng làm đường dây điện cao thế. Để thi công Công trình Đường dây 110kV (giai đoạn 2) Thủy điện Tr’Hy xây dựng trên địa bàn hai huyện miền núi Tây Giang và Đông Giang (tỉnh Quảng Nam), đơn vị thi công đã tự ý chặt hạ cây rừng khi chưa được cơ quan thẩm quyền cho phép. Ngày 29/2, Công an xã Mà Cooih, huyện Đông Giang cho biết, đơn vị đang củng cố hồ sơ chuyển Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Giang vụ việc có dấu hiệu hủy hoại rừng để thi công dự án 110kV (giai đoạn 2) Thủy điện Tr’hy. Trước đó, trong quá trình tuần tra, kiểm tra tổ tuần tra rừng của Trạm quản lý bảo vệ rừng (Ban Quản lý rừng phòng Đông Giang) phối hợp với tổ cộng đồng thôn A Sờ, Kiểm lâm địa bàn xã Mà Cooih, Công an xã Mà Cooih dọc tuyến điện của dự án đường dây 110kV (giai đoạn 2) thủy điện Tr’hy đã phát hiện tại khoảnh 1, tiểu khu 157 thuộc thôn A Sờ, xã Mà Cooih có 15 cây gỗ bị chặt hạ trái pháp luật trong rừng sản xuất, thuộc lâm phận của UBND xã Mà Cooih quản lý. Sau đó, lực lượng chức năng tiếp tục mật phục và theo dõi và phát hiện nhóm đối tượng 16 người là công nhân của Công ty thủy điện Tr’hy, huyện Tây Giang đã lén lút vào rừng để chặt hạ cây trái pháp luật tại 3 vị trí. Tổng cộng nhóm đối tượng đã khai nhận có chặt hạ trái pháp luật 79 cây với khối lượng gỗ hơn 10,5m3 tại 3 địa điểm. Cũng liên quan đến việc thi công dự án đường dây 110kV (giai đoạn 2) thủy điện Tr’hy tại các xã Atiêng, Dang, Lăng thuộc địa phận huyện Tây Giang, lực lượng chức năng đã phát hiện đơn vị thi công đã phá rừng với tổng diện tích bị thiệt hại hơn 1,7 ha, trong đó quy hoạch rừng phòng hộ hơn 9.850m2; quy hoạch rừng sản xuất gần 8.062m2. Tổng khối lượng gỗ bị thiệt hại lên đến hàng trăm mét khối với hơn 400 cây rừng bị chặt hạ. Ông Nguyễn Văn Sinh, Giám đốc BQL rừng phòng hộ Tây Giang cho rằng, để xảy ra vụ phá rừng này, trách nhiệm thuộc về BQL rừng, Hạt kiểm lâm huyện và UBND các xã nơi xảy ra vụ việc (3 xã Atiêng, Dang, Lăng). Hiện vụ việc đang trong quá trình thụ lý, BQL rừng phòng hộ Tây Giang phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện xác định các vi phạm để xử lý. “Diện tích rừng bị phá quy mô lớn, tính chất phức tạp nên Hạt kiểm lâm huyện Tây Giang đã hủy quyết định xử phạt hành chính, lập hồ sơ, chuyển cho cơ quan Công an điều tra vụ việc. Xử lý trách nhiệm của các cá nhân liên quan sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và diện tích gây thiệt hại rừng.”- ông Sinh cho hay.Liên quan vấn đề này, ông Nguyễn Văn Lượm, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho biết: Qua làm việc với BQL nhà máy thủy điện Tr’Hy cho hay, mục tiêu không phải lấy gỗ mà khi làm con đường để vận chuyển nguyên vật liệu làm trụ điện thì có xâm hại đến rừng. Do đó, ông Lượm cho rằng đây là hành vi xâm phạm, hủy hoại rừng chứ không phải là khai thác rừng trái phép. Việc khai thác rừng để lấy gỗ là hoàn toàn không có. Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ. Đây là vụ phá rừng quy mô lớn, xảy ra trên địa bàn rộng, hiện nay, cơ quan chức năng tiếp tục thống kê diện tích bị phá để thi công đường dây tải điện dù chưa được cấp thẩm quyền cho phép. Khu vực rừng bị phá đều là rừng phòng hộ, được giao khoán bảo vệ. Dự án thủy điện Tr'Hy có công suất 30 MW, được khởi công năm 2008, đến nay đã hoàn thành phần cơ bản nhưng chưa được đưa vào vận hành, phát điện. Nguyên nhân là do chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Tài chính và Phát triển Năng lượng đang chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển đổi hơn 2.000m2 rừng tự nhiên sang đất khác để thi công đường dây truyền tải điện 110kV (giai đoạn 2), đấu nối vào hệ thống lưới điện quốc gia."," Tóm tắt: Trong quá trình thi công dự án đường dây 110kV (giai đoạn 2) thủy điện Tr’Hy tại hai huyện miền núi Tây Giang và Đông Giang (tỉnh Quảng Nam), đơn vị thi công đã tự ý chặt hạ cây rừng khi chưa được cơ quan thẩm quyền cho phép. Lực lượng chức năng đã phát hiện đơn vị thi công đã phá rừng với tổng diện tích bị thiệt hại hơn 1,7 ha, trong đó quy hoạch rừng phòng hộ hơn 9.850m2; quy hoạch rừng sản xuất gần 8.062m2. Tổng khối lượng gỗ bị thiệt hại lên đến hàng trăm mét khối với hơn 400 cây rừng bị chặt hạ. Ông Nguyễn Văn Sinh, Giám đốc BQL rừng phòng hộ Tây Giang cho rằng, để xảy ra vụ phá rừng này, trách nhiệm thuộc về BQL rừng, Hạt kiểm lâm huyện và UBND các xã nơi xảy ra vụ việc (3 xã Atiêng, Dang, Lăng). Hiện vụ việc đang trong quá trình thụ lý, BQL rừng phòng hộ Tây Giang phối hợp vớ" 27,"Đề xuất giá khởi điểm cho thuê đảo ở hồ Xuân Hương hơn 36 tỷ đồng. Chính quyền TP Đà Lạt đề xuất giá khởi điểm cho thuê nhà hàng Thủy Tạ ở hồ Xuân Hương hơn 36 tỷ đồng trong 10 năm. Trong báo cáo gửi Sở Tài chính Lâm Đồng ngày 29/2, UBND TP Đà Lạt xác định giá khởi điểm quyền thuê đất và tài sản trên đất là 3,6 tỷ đồng một năm (36,4 tỷ đồng cho thời hạn thuê 10 năm) để kinh doanh nhà hàng, ăn uống. Người trúng đấu giá vẫn phải giữ nguyên hiện trạng, không được xen cấy thêm công trình. Việc tổ chức đấu giá lại nhà hàng Thủy Tạ sẽ được thực hiện trong năm nay. Tháng 7/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt giá cho thuê đất với đảo này là 2,66 tỷ đồng một năm. Cuộc đấu giá tháng 10/2023, ông Đoàn Hải Hà, ở TP Hà Nội thuê khu đất vàng này 15,15 tỷ đồng một năm. Sau khi UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt kết quả trúng đấu giá, ông Hà xin không đầu tư do không được đổi tiên nhà hàng Thủy Tạ. Ông chấp thuận bỏ cọc hơn 600 triệu đồng đã nộp khi tham gia đấu giá. Nhà hàng Thủy Tạ nằm trên một trong hai đảo gắn liền với danh thắng quốc gia hồ Xuân Hương. Đây là một trong những vị trí đắc địa nhất Đà Lạt. Tổng diện tích khu đất này hơn 3.800 m2, trên đất có ngôi nhà hai tầng diện tích sàn hơn 260 m2, phần đất còn lại là bồn hoa, khuôn viên, sân bãi. Những thập niên đầu thế kỷ 20, nhà hàng Thủy Tạ với chức năng là một câu lạc bộ thể thao dưới nước (bơi lội, thuyền chèo,...) đã được xây dựng với kiến trúc độc đáo. Đến năm 1997, khu đất này được UBND tỉnh Lâm Đồng cho Công ty cổ phần du lịch Lâm Đồng thuê kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát. Năm ngoái, chính quyền ra quyết định thu hồi do hết hạn thuê và lên phương án tổ chức đấu giá. "," Đà Lạt đề xuất giá khởi điểm cho thuê nhà hàng Thủy Tạ trên đảo hồ Xuân Hương hơn 36 tỷ đồng trong 10 năm. UBND TP Đà Lạt đã gửi báo cáo đến Sở Tài chính Lâm Đồng với giá khởi điểm quyền thuê đất và tài sản trên đất là 3,6 tỷ đồng một năm (36,4 tỷ đồng cho thời hạn thuê 10 năm) để kinh doanh nhà hàng, ăn uống. Người trúng đấu giá vẫn phải giữ nguyên hiện trạng, không được xen cấy thêm công trình. Việc tổ chức đấu giá lại nhà hàng Thủy Tạ sẽ được thực hiện trong năm nay. Nhà hàng Thủy Tạ nằm trên một trong hai đảo gắn liền với danh thắng quốc gia hồ Xuân Hương, là một trong những vị trí đắc địa nhất Đà Lạt. Tổng diện tích khu đất này hơn 3.800 m2, trên đất có ngôi nhà hai tầng diện tích sàn hơn 260 m2, phần đất còn lại là bồn hoa, khu" 28,"Khởi công trường liên cấp Meyschool Đoàn Thị Điểm tại Meyhomes Capital Phú Quốc. (Xây dựng) - Trường liên cấp đầu tiên tại Phú Quốc - Meyschool Đoàn Thị Điểm đã được khởi công ngày 1/3/2024 với tổng vốn đầu tư 250 tỷ đồng. Trường dự kiến đón 1.500 học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở của thành phố đảo Phú Quốc từ năm 2026. Ngày 01/03/2024, Tập đoàn Tân Á Đại Thành - Meyland đã tổ chức Lễ ra mắt Đô thị quốc tế đầu tiên - Meyhomes Capital Phú Quốc tại đảo Ngọc Phú Quốc, đồng thời khởi công xây dựng trường liên cấp Meyschool Đoàn Thị Điểm tại đại đô thị này. Buổi lễ có sự tham gia của đại diện chính quyền tỉnh Kiên Giang và thành phố Phú Quốc, Ban lãnh đạo Tập đoàn Tân Á Đại Thành - Meyland cùng các đối tác chiến lược bao gồm: Đơn vị đồng hành phát triển Daewoo E&C, đơn vị tư vấn thiết kế quy hoạch Dark Horse Architecture, trường liên cấp Đoàn Thị Điểm cùng đại diện gần 170 đơn vị phân phối dự án Meyhomes Capital Phú Quốc. Trường liên cấp Meyschool Đoàn Thị Điểm được xây dựng trên khuôn viên 1,5ha, với tổng giá trị suất đầu tư dự kiến là 250 tỷ đồng. Khi hoàn thiện, trường sẽ có gần 60 phòng học và phòng chức năng, đáp ứng quy mô đào tạo tới 1.500 học sinh từ bậc tiểu học đến trung học cơ sở. Chia sẻ tại sự kiện, ông Nguyễn Minh Ngọc - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Á Đại Thành cho biết: “Meyschool Đoàn Thị Điểm - Tổ hợp giáo dục, thể thao, vui chơi tiêu chuẩn quốc tế chính là sự đóng góp đầy ý nghĩa của Tập đoàn Tân Á Đại Thành - Meyland vào sự phát triển của đảo Ngọc Phú Quốc. Cùng với đội ngũ lãnh đạo, giáo viên kinh nghiệm, uy tín của trường Đoàn Thị Điểm, chúng tôi tin tưởng Meyschool Đoàn Thị Điểm sẽ mang đến một môi trường giáo dục chất lượng cao hàng đầu để chắp cánh, ươm mầm tài năng cho sự hưng thịnh bền vững của Phú Quốc”. Phát biểu tại sự kiện, ông Huỳnh Quang Hưng - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Phú Quốc nhận định: “Trong giai đoạn hiện nay, Phú Quốc đang rất cần một hệ thống trường học chất lượng cao để nâng cấp môi trường giáo dục, bắt kịp với tiêu chuẩn giáo dục quốc gia và quốc tế. Chúng tôi đánh giá cao tầm nhìn phát triển dài hạn cùng sự đóng góp tích cực của Tập đoàn Tân Á Đại Thành cho địa phương”. Với gần 30 năm kinh nghiệm đào tạo và giảng dạy, trường Đoàn Thị Điểm là trường tư thục uy tín bậc nhất của Việt Nam với mô hình liên kết các cấp Tiểu học, THCS và THPT. Với triết lý kiến tạo “Ngôi trường của ước mơ và lòng nhân ái”, Meyschool Đoàn Thị Điểm sẽ chú trọng phát triển đồng bộ cả nhân cách - tri thức, để các thế hệ học sinh của Meyschool Đoàn Thị Điểm sẽ trở thành những công dân tốt có trách nhiệm, có nền tảng giáo dục toàn diện, tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Đảo ngọc trở thành trung tâm kinh tế - tài chính - văn hoá - du lịch hàng đầu khu vực và quốc tế. Meyhomes Capital Phú Quốc - Đô thị quốc tế đầu tiên tại đảo Ngọc Với quy mô hơn 300 ha tại vị trí chiến lược trung tâm phường An Thới, Meyhomes Capital Phú Quốc được định hướng trở thành Trung tâm kinh tế - văn hóa - hành chính mới của Phú Quốc, là mảnh ghép quan trọng giúp hoàn thiện bức tranh tương lai phát triển bền vững của thành phố đảo. Sở hữu địa thế tự nhiên đắt giá khi tiếp giáp với 2 bờ biển, 3 dãy núi và 1 dòng sông, cùng với việc áp dụng giải pháp quy hoạch đô thị xanh - sạch - thông minh, Meyhomes Capital Phú Quốc thể hiện tầm nhìn tiên phong của Meyland trong việc kiến tạo các đại đô thị hiện đại, tinh khiết, gần gũi với thiên nhiên. Meyland đã và đang hợp tác cùng các đối tác quốc tế hàng đầu như Daewoo E&C, Dark Horse, HBA, Belt Collins, CBRE và Accor để xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn quốc tế cho cuộc sống của cư dân Meyhomes Capital Phú Quốc. Tại lễ giới thiệu đô thị quốc tế đầu tiên tại đảo Ngọc, ông Uhm Seon Jung - Giám đốc dự án Liên doanh Tân Á Đại Thành - Daewoo chia sẻ: “Song song với mục tiêu xây dựng một đại đô thị đáng sống, chúng tôi cùng hợp tác nghiên cứu để kiến tạo những điểm đến quốc tế độc đáo, nơi ứng dụng những công nghệ tiên tiến, hàng đầu thế giới kết hợp với tinh hoa văn hóa bản địa, đem đến cho cư dân Meyhomes Capital, người dân Phú Quốc và du khách chuỗi trải nghiệm đa dạng, không chỉ mãn nhãn mà còn có ý nghĩa nội hàm sâu sắc. Trong đó, phải kể đến tuyến phố mua sắm và giải trí phong cách Hàn Quốc - The Koradise và Công viên trình diễn ánh sáng nghệ thuật - Ice Jungle đã đi vào hoạt động”. Sự kiện khởi công trường liên cấp Meyschool Đoàn Thị Điểm không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển Đại đô thị Meyhomes Capital Phú Quốc mà còn mang một ý nghĩa to lớn cho sự phát triển toàn diện về giáo dục và văn hoá của địa phương."," Trường liên cấp Meyschool Đoàn Thị Điểm đã được khởi công vào ngày 1/3/2024 tại Meyhomes Capital Phú Quốc, với tổng vốn đầu tư 250 tỷ đồng. Trường dự kiến sẽ đón 1.500 học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở từ năm 2026. Trường liên cấp Meyschool Đoàn Thị Điểm được xây dựng trên khuôn viên 1,5ha, với tổng giá trị suất đầu tư dự kiến là 250 tỷ đồng. Khi hoàn thiện, trường sẽ có gần 60 phòng học và phòng chức năng, đáp ứng quy mô đào tạo tới 1.500 học sinh từ bậc tiểu học đến trung học cơ sở. Trường Đoàn Thị Điểm là trường tư thục uy tín bậc nhất của Việt Nam với mô hình liên kết các cấp Tiểu học, THCS và THPT. Với triết lý kiến tạo “Ngôi trường của ước mơ và lòng nhân ái”, Meyschool Đoàn Thị Điểm sẽ chú trọng phát triển đồng bộ cả nhân cách - tri thức, để các thế" 29,"Luật Đất đai sẽ giúp đưa giá BĐS về giá trị thực. (VNF) - Trao đổi với Đầu tư Tài chính – VietNamFinance, Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW cho rằng, Luật Đất đai mới được thông qua sẽ tạo ra sự thông thoáng cho doanh nghiệp và góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường và dần đưa bất động sản (BĐS) về giá trị thực. - Theo ông, đâu là những quy định tác động lớn nhất vào thị trường trong thời gian tới? Trước hết, về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các quy định của Luật Đất đai sửa đổi được hoàn thiện theo hướng đổi mới quy trình, nội dung, phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong đó có việc tăng cường công khai, minh bạch, sự tham gia của người dân trong công tác lập quy hoạch sử dụng đất thông qua việc tổ chức lấy ý kiến; bổ sung, hoàn thiện các quy định về việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trong các khu vực quy hoạch. Ngoài ra, thông qua các hình thức đấu giá, đấu thầu, các doanh nghiệp có kinh nghiệm, năng lực và lịch sử sử dụng đất hiệu quả sẽ có nhiều lợi ích hơn. Cơ chế mới sẽ giảm thiểu tối đa các quan hệ “xin – cho”. Điều này góp tạo ra môi trường cạnh tranh một cách công bằng cho các doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Các doanh nghiệp BĐS cũng sẽ dễ dàng tiếp cận đất đai hơn, chi phí để phát triển dự án, từ đó cũng có cơ hội được giảm xuống. Đây là những yếu tố góp phần tác động khiến giá b BĐS dần tiệm cận với giá trị thực. - Hiện tại thị trường đang thiếu nhà ở giá rẻ, theo quan điểm của ông, Luật Đất đai mới sửa đổi có giúp thay đổi được thực tế này? Hiện nay nhu cầu về nhà ở của người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp ngày càng tăng cao nhưng nguồn cung nhà ở giá rẻ tại Việt Nam còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Nguyên nhân chủ yếu là do: Quỹ đất dành cho phát triển nhà ở giá rẻ còn hạn chế, đặc biệt là ở các đô thị lớn; Chi phí đầu tư xây dựng nhà ở giá rẻ cao, dẫn đến giá bán cao hơn so với khả năng chi trả của người dân; các chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở giá rẻ còn chưa đủ mạnh, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia. Luật đất đai (sửa đổi) đã có những quy định giúp phần nào khắc phục tình trạng trên. Một điểm nổi bật trong Luật Đất đai (sửa đổi) là đã bổ sung Chương VIII về “phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất” quy định “nguyên tắc phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất”. Nếu thực hiện được nguyên tắc này thì tổ chức phát triển quỹ đất của nhà nước sẽ trở thành nhà cung cấp quỹ đất lớn nhất trên ""thị trường sơ cấp đất đai"" phục vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ lợi ích công cộng. Qua đó Nhà nước có thể tạo điều kiện để phát triển nhà ở xã hội, ưu tiên bố trí quỹ đất ở hợp lý, có vị trí thuận lợi cho phát triển nhà ở xã hội. Ngoài ra, theo Điều 157 Luật Đất đai (sửa đổi) cũng quy định về việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với những chính sách nhà ở xã hội. Thông qua những chính sách hỗ trợ có thể chia sẻ phần nào chi phí đầu tư xây dựng từ đó có thể thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia hơn. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhà ở xã hội. - Thu hồi và bồi thường đất là vấn đề được quan tâm nhất trong lần sửa luật này. Ông có thể giải thích rõ những thay đổi của vấn đề này trong Luật Đất đai? Luật Đất đai sửa đổi đã có những sự thay đổi lớn về quy định thu hồi và bồi thường đất. Các quy định đảm bảo sự chặt chẽ, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, đáp ứng lợi ích cơ bản của người dân đảm bảo thu hồi đất trong trường hợp cần thiết cũng như kịp thời bồi thường cho người dân. Theo đó, đối với quy định về thu hồi đất. Luật Đất đai sửa đổi đã bổ sung thêm trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng - an ninh; sửa đổi điều chỉnh các quy định thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Luật Đất đai sửa đổi đã giải thích rõ khái niệm “Dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”. Nếu Luật Đất đai năm 2013, Điều 62 quy định Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong 3 trường hợp thì Luật Đất đai sửa đổi đã liệt kê 31 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng “thực sự cần thiết”. Luật cũng đã quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng với nhiều điểm mới, bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời và đúng quy định của pháp luật. Việc này đảm bảo vì lợi ích chung của cộng đồng và vì sự phát triển bền vững, của cộng đồng, quan tâm đến đối tượng chính sách xã hội, đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh sự thay đổi của các quy định về thu hồi đất, Luật Đất đai cũng đã quy định cụ thể các bước thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất đảm bảo nguyên tắc có sự tham gia của người dân ở các giai đoạn, đảm bảo nguyên tắc người có đất bị thu hồi được bồi thường, tái định cư trước khi thu hồi đất… Bỏ khung giá đất sẽ giúp thúc đẩy thị trường - Theo ông, đâu là điểm thay đổi quan trọng về giá đất, có ý nghĩa với sự phát triển của thị trường nhất? Quyết định loại bỏ khung giá đất trong Luật Đất đai 2024 đánh dấu một bước tiến quan trọng, hỗ trợ bình ổn giá đất và thúc đẩy thị trường bất động sản hoạt động theo cơ chế thị trường, đồng thời tăng cường minh bạch, công khai và bền vững. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của quyết định này, cần có những bước thực thi cụ thể như sau: Thứ nhất, để thực hiện định giá đất theo cơ chế thị trường một cách công bằng và minh bạch, việc xây dựng một cơ sở dữ liệu đầy đủ và chính xác về giá đất là cần thiết. Cơ sở dữ liệu này nên bao gồm thông tin về giá đất từ các giao dịch thực tế, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất và giá đất trong các đấu thầu dự án sử dụng đất. Thứ hai, quy trình định giá đất cần được thực hiện một cách công khai và minh bạch để đảm bảo tính khách quan và trung thực. Các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình định giá đất cần công bố thông tin về phương pháp định giá và kết quả của quá trình định giá. Thứ ba, để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ theo quy định của pháp luật, cần thiết lập một cơ chế giám sát và kiểm tra chặt chẽ về quy trình định giá đất. Các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện giám sát đều đặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định định giá đất. Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cả cộng đồng để đạt được mục tiêu công bằng và minh bạch trong định giá đất. Một tương tác đồng bộ sẽ hỗ trợ việc thực hiện các quy định về định giá đất một cách hiệu quả. Với những điều chỉnh này, quá trình định giá đất sẽ trở nên công bằng và minh bạch, góp phần vào việc ổn định giá đất trên thị trường bất động sản và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. - Với những sửa đổi như trên, ông có kỳ vọng gì về bước tiến mới của thị trường sau khi Luật đã có hiệu lực? Một trong những mong đợi quan trọng nhất là sự ổn định hơn của giá BĐS. Hiệu quả này chủ yếu xuất phát từ việc Luật đã loại bỏ khung giá đất, thay vào đó là hệ thống giá đất được xác định theo từng loại đất, khu vực và thời kỳ cụ thể. Điều này giúp thị trườn BĐS hoạt động theo cơ chế thị trường, giảm thiểu hiện tượng đầu cơ và giảm nguy cơ thổi giá. Ngoài ra, Luật cũng quy định rõ về các trường hợp được miễn giảm tiền sử dụng đất và tiền thuê đất, hỗ trợ giảm chi phí đầu tư và đóng góp vào việc bình ổn giá bất động sản. Luật Đất đai 2024 cũng đặt ra những quy định để tăng cường tính minh bạch và công khai trong thị trường bất động sản. Các thông tin quan trọng như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất và các thông tin về đấu giá quyền sử dụng đất được đều được quy định rõ, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và người dân trong quá trình đưa ra quyết định mua bán và đầu tư vào BĐS. Luật cũng đặt nền móng cho một thị trường BĐS phát triển bền vững hơn thông qua việc quy định các nguyên tắc và quy định về quản lý, sử dụng đất đai. Những quy định này nhằm mục đích bảo đảm sử dụng đất một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững, đồng thời giảm tình trạng lãng phí và bảo vệ môi trường. "," Luật Đất đai sửa đổi đã có những thay đổi lớn về quy định thu hồi và bồi thường đất. Các quy định đảm bảo sự chặt chẽ, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, đáp ứng lợi ích cơ bản của người dân đảm bảo thu hồi đất trong trường hợp cần thiết cũng như kịp thời bồi thường cho người dân. Luật Đất đai sửa đổi đã bổ sung thêm trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng - an ninh; sửa đổi điều chỉnh các quy định thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Luật Đất đai sửa đổi đã giải thích rõ khái niệm “Dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”. Nếu Luật Đất đai năm 2013, Điều 62 quy định Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong 3 trường hợp thì Luật Đất " 30,"Đi tập huấn SGK mới, giáo viên gọi tác giả để 'xác minh'. Nhà văn Nguyễn Luân có những trích đoạn trong sách giáo khoa (SGK) mới, giúp người đọc hình dung được khung cảnh thiên nhiên, đời sống người dân khu vực miền núi phía Bắc. Anh còn nhớ mãi kỷ niệm về cô giáo cũ, vừa đi tập huấn SGK đã gọi ngay cho anh để 'xác minh'. Trong SGK tiếng Việt lớp 4 tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tác giả Nguyễn Luân có trích đoạn ""Tờ báo tường của tôi"". Còn trong SGK tiếng Việt lớp 5, tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (bắt đầu sử dụng từ năm học 2024-2025), Nguyễn Luân cũng có các trích đoạn về món bánh ngải đặc sản của tỉnh Lạng Sơn.Trong SGK tiếng Việt lớp 4 tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tác giả Nguyễn Luân có trích đoạn ""Tờ báo tường của tôi"". Còn trong SGK tiếng Việt lớp 5, tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (bắt đầu sử dụng từ năm học 2024-2025), Nguyễn Luân cũng có các trích đoạn về món bánh ngải đặc sản của tỉnh Lạng Sơn. Nhà văn Nguyễn Luân năm nay 34 tuổi. Anh sinh ra và lớn lên tại xã Yên Bình, H.Hữu Lũng, Lạng Sơn, vùng đất bạt ngàn cây na được trồng trên núi. Nhà văn xứ Lạng đã đến với đam mê sáng tác văn chương từ rất sớm. Anh hồi tưởng: ""Cho đến bây giờ, cuộc sống người dân quê tôi đã có nhiều đổi thay nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và trở ngại. Tôi nhớ ngày mình chỉ là cậu học sinh cấp 2 trường làng, tôi đã có niềm đam mê kỳ lạ với văn chương. Ngày ấy chưa có smart-phone, không có internet, không thư viện, thậm chí quê tôi chưa có điện lưới về thắp sáng. Thứ duy nhất tôi có được là vài tờ báo cũ, mấy cuốn sách giáo khoa của anh chị lớn hơn có in những tác phẩm văn học để đọc. Đó là những tháng ngày đầu tiên tôi bước vào thế giới của con chữ, của ngôn từ văn học trong hoàn cảnh khó khăn như thế..."". Nguyễn Luân bắt đầu viết những truyện ngắn đầu tiên từ khi học lớp 7, lớp 8. Khi đến năm học lớp 11, anh có truyện ngắn đầu tiên được in trên tạp chí văn nghệ tỉnh nhà. Suốt từ đó đến nay, Nguyễn Luân sáng tác như một công việc không thể thiếu của mình, lặng lẽ, nhọc nhằn. Với anh ""nghề viết khó làm nhất, và cũng khó bỏ nhất"". Kỷ niệm khó quên Biết chú Nguyễn Luân có bài đăng trong SGK, các cháu của anh đang học chương trình lớp 4 rất háo hức, bọn trẻ mong được học tới bài của anh để khoe với các bạn vì thấy rất ""oách"". Nguyễn Luân còn nhớ một kỷ niệm khác về cô giáo cũ của anh, người dạy anh trước đây và đến giờ vẫn theo dõi những trang anh viết."," Nhà văn Nguyễn Luân, 34 tuổi, sinh ra và lớn lên tại xã Yên Bình, H.Hữu Lũng, Lạng Sơn, có đam mê sáng tác văn chương từ rất sớm. Anh bắt đầu viết những truyện ngắn đầu tiên từ khi học lớp 7, lớp 8 và có truyện ngắn đầu tiên được in trên tạp chí văn nghệ tỉnh nhà khi đến năm học lớp 11. Suốt từ đó đến nay, Nguyễn Luân sáng tác như một công việc không thể thiếu của mình, lặng lẽ, nhọc nhằn. Với anh ""nghề viết khó làm nhất, và cũng khó bỏ nhất"". Nguyễn Luân có những trích đoạn trong sách giáo khoa (SGK) mới, giúp người đọc hình dung được khung cảnh thiên nhiên, đời sống người dân khu vực miền núi phía Bắc. Trong SGK tiếng Việt lớp 4 tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tác giả Nguyễn Luân có trích đoạn ""Tờ báo tường của tôi"". Còn trong SGK tiếng Việt lớp 5, tập 2, b" 31,"3 thử thách nhỏ cho năng lượng xanh. (TN&MT) - Những hành động nhỏ trong cuộc sống tuy rất đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao, góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Đó là những hành động được đưa ra trong thử thách của Câu lạc bộ tình nguyện vì môi trường Save Viet Nam - We Are One (SVWAO). Trước tình trạng gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất nhiệt điện, dẫn đến tăng lượng phát thải khí nhà kính và đẩy nhanh sự nóng lên toàn cầu, Câu lạc bộ tình nguyện vì môi trường SVWAO đã tổ chức chiến dịch Thử thách tiết kiệm điện nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về việc tiết kiệm năng lượng từ những hành động nhỏ nhất. Chiến dịch gồm 3 thử thách: Sử dụng thang bộ; Tắt nguồn điện khi không sử dụng; Tắt màn hình khi không sử dụng. Thông qua các thử thách này, SVWAO mong muốn truyền tải thông điệp ""Một hành động nhỏ mà chúng ta bắt đầu ngày hôm nay sẽ đem lại thay đổi lớn trong tương lai"" tới người dân. Thử thách đầu tiên đã thu hút được nhiều người dân trên địa bàn quận Hoàng Mai và quận Thanh Xuân tham gia. Mục tiêu của thử thách là sử dụng thang bộ thay cho thang máy nhiều lần nhất có thể. Mục đích của thử thách nhằm giúp người tham gia nâng cao thể chất, tránh phụ thuộc vào các thiết bị máy móc hỗ trợ, bởi theo một nghiên cứu đã chỉ ra, mỗi người có thể giúp giảm thiểu ít nhất 17,7kg khí CO2 thải ra môi trường mỗi năm, tương đương với việc trồng 3 cây xanh bằng cách sử dụng thang bộ thay cho thang máy tối thiểu 1 lần/tháng. Thử thách đã thu hút rất nhiều người dân ủng hộ và đăng ký tham gia, đặc biệt là đối tượng thanh niên công sở - những người thường xuyên sử dụng thang máy.Tiếp nối sự thành công của thử thách đầu tiên, SVWAO tiếp tục triển khai thử thách Tắt nguồn điện khi không sử dụng. Thử thách đạt được lượt đăng ký tham gia và ủng hộ lên tới 617 người chỉ trong 3 ngày. Với sự nỗ lực trong công tác tuyên truyền, quảng bá của các tình nguyện viên SVWAO, nhiều người dân đã nhận thức hơn về việc tiêu tốn điện năng từ các thiết bị không được ngắt hẳn nguồn điện khi không sử dụng. Bạn Mai Anh - người tham gia thử thách chia sẻ: ""Bản thân mình không biết rằng các thiết bị điện khi không sử dụng nhưng không được ngắt hẳn nguồn điện vẫn tiêu tốn điện năng nên mình thường không rút phích cắm các thiết bị điện khi sử dụng xong. Nhờ tham gia thử thách mà mình đã tạo được một thói quen tốt, học được thêm một cách để tiết kiệm điện, vừa giúp mình tiết kiệm chi phí trang trải cuộc sống, vừa giúp giảm tải gánh nặng cho môi trường. Mình nghĩ đây cũng là một cách sống xanh từ những hành động nhỏ nhất, những hành động đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được"". Với thử thách cuối của chuỗi thử thách tiết kiệm điện năng - Tắt màn hình khi không sử dụng, lượt đăng ký tham gia và ủng hộ là 437 người. Đối với laptop nói riêng và các thiết bị điện tử nói chung, màn hình là một trong những thành phần gây tốn điện và pin nhất, do đó, thử thách muốn tạo thói quen tắt màn hình khi không sử dụng cho các thành viên tham gia nhằm giảm thiểu lượng điện năng tiêu thụ.Cả 3 thử thách không chỉ giúp tiết kiệm lượng lớn điện năng tiêu thụ, giúp giảm chi phí sử dụng điện cho những người tham gia mà còn đóng góp vào công cuộc bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ tương lai của chúng ta, chỉ bằng những hành động nhỏ mỗi ngày, mỗi người có thể tạo ra sự thay đổi tích cực đối với môi trường. SVWAO hy vọng, thông điệp này sẽ được lan tỏa rộng rãi hơn đến cộng đồng để ngày càng có nhiều người sống xanh từ những hành động nhỏ."," Câu lạc bộ tình nguyện vì môi trường Save Viet Nam - We Are One (SVWAO) đã tổ chức chiến dịch Thử thách tiết kiệm điện, bao gồm 3 thử thách: Sử dụng thang bộ; Tắt nguồn điện khi không sử dụng; Tắt màn hình khi không sử dụng. Mục tiêu của chiến dịch là nâng cao nhận thức trong cộng đồng về việc tiết kiệm năng lượng từ những hành động nhỏ nhất. Thử thách đầu tiên đã thu hút được nhiều người dân trên địa bàn quận Hoàng Mai và quận Thanh Xuân tham gia. Thử thách Tắt nguồn điện khi không sử dụng đã thu hút 617 người đăng ký tham gia và ủng hộ trong 3 ngày. Thử thách cuối cùng là Tắt màn hình khi không sử dụng, đã thu hút 437 người đăng ký tham gia và ủng hộ. Cả 3 thử thách không chỉ giúp tiết kiệm lượng lớn điện năng tiêu thụ, giúp giảm chi phí sử dụng điện cho những người tham gia mà còn đóng góp vào công cuộc bảo vệ môi trư" 32,"Người dân háo hức đón chờ dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu. Trước thông tin dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu sẽ được triển khai trong năm nay, mang theo hy vọng phá vỡ thế độc đạo của tuyến Quốc lộ 6, mở ra thêm một cơ hội phát triển cho vùng Tây Bắc, người dân tỏ rõ vẻ phấn khởi và mong chờ dự án sớm được triển khai. Kỳ vọng phá vỡ thế độc đạo của Quốc lộ 6 Đầu tháng 3.2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phân cấp và giao cơ quan chủ quản đầu tư các dự án đường bộ theo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ. Theo đó, UBND tỉnh Sơn La được giao làm cơ quan chủ quản Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh. Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn qua tỉnh Sơn La dài khoảng 32,3km, điểm đầu tại km 53 thuộc địa phận xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ và điểm cuối tại km 85+300 giao với Quốc lộ 43 thuộc địa phận xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu. Chiều dài giải phóng mặt bằng khoảng 34,4km, giai đoạn phân kỳ đầu tư theo quy mô 2 làn xe, phạm vi giải phóng mặt bằng quy mô 4 làn xe. Tổng mức đầu tư khoảng 4.938 tỉ đồng từ ngân sách Nhà nước, thời gian thực hiện từ năm 2023 đến 2028.Trước thông tin trên, không ít người dân tỏ rõ niềm phấn khởi với kỳ vọng dự án sớm được triển khai. Anh Tráng A Chu (xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ) phấn khởi nói: ""Đã từ lâu, người dân chúng tôi mong muốn có một tuyến cao tốc nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc chạy song song với Quốc lộ 6 để thuận tiện cho giao thương buôn bán và phát triển du lịch"". Theo anh Chu, anh và các hộ dân làm du lịch cộng đồng tại xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ đều mong mỏi tuyến đường này sẽ được sớm triển khai và đi vào hoạt động. Khi đó, quãng đường khách du lịch đi từ Thủ đô Hà Nội và các tỉnh khác đến với Vân Hồ, Mộc Châu sẽ được rút ngắn, từ đó thu hút thêm nhiều hơn khách du lịch đến với nơi đây. Chung niềm phấn khởi, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Giám đốc Khu du lịch Happy Land Mộc Châu, Sơn La chia sẻ: ""Mộc Châu đang được quy hoạch trở thành Khu du lịch Quốc gia, tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, giao thông vẫn là một trong những điều trở ngại du khách đến với nơi đây"".Theo ông Hùng, hiện tại, con đường ngắn nhất dẫn khu khách đến với Mộc Châu là Quốc lộ 6. Tuy nhiên, tuyến đường này có nhiều đoạn nhỏ hẹp, nhiều đoạn ngoằn ngoèo, đèo dốc. Chưa kể mùa đông có sương mù bao phủ, hạn chế tầm nhìn của tài xế. Mùa mưa lại thường xuyên xảy ra sạt lở, ách tắc giao thông, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khiến du khách ái ngại. ""Nếu cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu được hoàn thành, quãng đường từ Hà Nội đến Vân Hồ, Mộc Châu sẽ được giảm xuống chỉ còn khoảng 2/3. Cùng với Đại lộ Thăng Long, cao tốc Hoà Lạc - Hoà Bình, cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu được những người làm du lịch chúng tôi kỳ vọng sẽ phá vỡ thế độc đạo của tuyến Quốc lộ 6, thu hút khách du lịch đến với Tây Bắc"" - đại diện Khu du lịch Happy Land chia sẻ. Chuẩn bị mặt bằng sạch để phục vụ dự án Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hợp Cường - Chủ tịch UBND huyện Vân Hồ - địa bàn có phần lớn diện tích tuyến đường này đi qua với chiều dài khoảng 30km, cho hay: ""Để kịp thời triển khai dự án đảm bảo tiến độ, từ việc khảo sát sơ bộ trên cơ sở hướng tuyến, huyện Vân Hồ đã thành lập Ban Chỉ đạo tái định cư và giải phóng mặt bằng tuyến đường Hòa Bình - Mộc Châu, thành lập 3 tổ chỉ đạo gồm Tổ chỉ đạo tuyên truyền vận động; Tổ chỉ đạo nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và Tổ chỉ đạo tái định cư. Đồng thời, chỉ đạo quyết liệt về việc quản lý đất đai nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng"".Cũng theo ông Cường, huyện đã hoàn thiện việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các khu tái định cư thuộc Dự án này với tổng diện tích 12ha. Cụ thể bao gồm, điểm tái định cư bản Pà Puộc, xã Chiềng Yên (khoảng 3,5ha, với 35 hộ); điểm tái định cư bản Ui, xã Mường Men (khoảng 3,5ha, với 30 hộ); điểm tái định cư bản Páng, xã Chiềng Khoa (khoảng 2,5ha, với 17 hộ); điểm tái định cư bản Nà Chá, xã Chiềng Khoa (khoảng 2,5ha, với 18 hộ)."," Người dân tỉnh Sơn La, Việt Nam, đang mong chờ dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu được triển khai trong năm nay. Dự án này có chiều dài khoảng 32,3km, điểm đầu tại km 53 thuộc địa phận xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ và điểm cuối tại km 85+300 giao với Quốc lộ 43 thuộc địa phận xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu. Tổng mức đầu tư khoảng 4.938 tỉ đồng từ ngân sách Nhà nước, thời gian thực hiện từ năm 2023 đến 2028. Nhiều người dân tỏ rõ niềm phấn khởi với kỳ vọng dự án sớm được triển khai. Anh Tráng A Chu (xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ) phấn khởi nói: ""Đã từ lâu, người dân chúng tôi mong muốn có một tuyến cao tốc nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc chạy song song với Quốc lộ 6 để thuận tiện cho giao thương buôn bán và phát triển du lịch"". Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Giám đốc Khu du lịch Happy Land Mộc Châu, S" 33,"HTV ra mắt chương trình mới ""Trò chuyện cùng thời gian"". (NLĐO) - Chương trình ""Trò chuyện cùng thời gian"" sẽ chính thức lên sóng số đầu tiên, mang đến trải nghiệm đầy ấn tượng với chủ đề ""Ngày em đến"", phát sóng lúc 21 giờ thứ sáu 8-3 trên HTV9. Với nỗ lực tạo thật nhiều chương trình nghệ thuật phục vụ công chúng, Ban ca nhạc HTV đã cho ra mắt một chương trình mà các ca sĩ, nghệ sĩ tham gia đều tin rằng sẽ thu hút đông đảo khán giả bởi tính nhân văn sâu sắc và ý nghĩa của chương trình âm nhạc kết hợp với giao lưu thực tế. Mang chủ đề ""Trò chuyện cùng thời gian"", chương trình được xem là món quà bằng âm nhạc mà HTV TP HCM muốn gửi tặng đến khán giả. ""Chương trình sẽ cùng khán giả chia sẻ những câu chuyện, những cảm xúc liên quan đến chủ đề ""Ngày em đến"" - những bóng hồng đã đi qua trong cuộc đời. Mỗi một câu chuyện được bày tỏ, một ca khúc được cất lên nhằm tìm kiếm những cảm xúc đã bị chôn vùi bởi những tháng ngày tất bật"" - MC Tùng Leo, người dẫn chương trình, đã chia sẻ. Số phát sóng đầu tiên sẽ mang đến cho khán giả những tiết mục đầy đa dạng và ấn tượng với sự góp mặt của các ca sĩ: Cẩm Vân, Trần Minh Dũng, Khắc Minh thông qua các ca khúc: ""Ngày em đến"" (Từ Huy), ""Diễm xưa"", ""Sóng về đâu"" (Trịnh Công Sơn), ""Em về tinh khôi"" (Quốc Bảo). Ca sĩ Cẩm Vân - khách mời đặc biệt của chương trình - đã có những chia sẻ về cơ duyên gặp gỡ, những kỷ niệm đẹp của bà khi làm việc cùng với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đặc biệt hơn, đây là một trong những lần hiếm hoi mà ca sĩ Cẩm Vân mở lòng chia sẻ những câu chuyện này, vì trước đây bà không thường nhận lời tham gia các talk show truyền hình. Không chỉ đơn thuần là chương trình truyền hình, ""Trò chuyện cùng thời gian"" còn là nơi gắn kết khán giả và nghệ sĩ thông qua âm nhạc và các trò chơi tương tác, đố vui, giao lưu... Đặc biệt các ca sĩ sẽ trình diễn trực tiếp cùng ban nhạc. Ca sĩ Khắc Minh bày tỏ rằng ""Em về tinh khôi"" là bài hát mà anh rất yêu thích và đã gắn liền với ca khúc này từ khi còn trẻ. Anh đã có cơ hội biểu diễn ca khúc này trên sân khấu của HTV cùng ban nhạc. Ca sĩ Khắc Minh mong rằng lần này khán giả sẽ đón nhận và có một trải nghiệm tuyệt vời khi xem số đầu tiên của chương trình ""Trò chuyện cùng thời gian""."," Chương trình ""Trò chuyện cùng thời gian"" sẽ chính thức lên sóng số đầu tiên vào lúc 21 giờ thứ sáu 8-3 trên HTV9. Chương trình mang chủ đề ""Ngày em đến"" và sẽ chia sẻ những câu chuyện và cảm xúc liên quan đến chủ đề này. Ca sĩ Cẩm Vân, Trần Minh Dũng, Khắc Minh sẽ tham gia và trình diễn các ca khúc như ""Ngày em đến"", ""Diễm xưa"", ""Sóng về đâu"", ""Em về tinh khôi"". Ca sĩ Cẩm Vân sẽ chia sẻ về cơ duyên gặp gỡ và những kỷ niệm đẹp của bà khi làm việc cùng với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Chương trình cũng sẽ có sự góp mặt của các ca sĩ khác và trò chơi tương tác, đố vui, giao lưu. Ca sĩ Khắc Minh bày tỏ rằng ""Em về tinh khôi"" là bài hát mà anh rất yêu thích và đã gắn liền với ca khúc này từ khi còn trẻ. Anh đã có cơ hội biểu diễn ca khúc này trên sân khấu của HTV cùng ban nhạc. Ca sĩ Khắc Minh mong rằng" 34,"Ngày 7.3 Vĩnh Long chấm dứt thu gom rác bằng xe ba gác. Những ngày đầu tháng 3.2024, nhiều người dân tại TP Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long) vẫn còn bức xúc về tình trạng thu gom rác bằng xe ba gác để chảy nước hôi thối, rác thải rơi nhiều.Ông Trần Hoàng Hải (sinh năm 1970, ở khóm 1, phường 3, TP Vĩnh Long) cho biết, công nhân lấy rác tại điểm gần nhà ông quá cẩu thả, thường xuyên làm rác rơi vãi do chất đầy xe ba gác. Nước rác lại chảy đọng vũng ở những điểm thu gom, bốc mùi hôi thối. “Chúng tôi đã phản ánh rất nhiều lần về vấn đề thu gom bằng xe ba gác với địa phương nhưng đâu lại vào đấy. Việc thu gom cần thu hết, chứ không phải thu một phần, mặc kệ số rác còn lại bốc mùi, chảy nước lênh láng như thế”, ông Hải bức xúc nói. Bà Nguyễn Thị Thúy (sinh năm 1962, ở khóm 3, phường 4, TP Vĩnh Long) cho rằng, việc sử dụng xe ba gác lấy rác ít nhiều sẽ ảnh hưởng bộ mặt thành phố. Bà cho rằng, TP Vĩnh Long là nơi tập trung các trung tâm hành chính, doanh nghiệp và các công trình trọng điểm. Theo bà Thúy, công ty thu gom rác cần thường xuyên xử lý những thùng chứa rác, không để tình trạng rác đã lấy đi mà mùi hôi vẫn còn bốc lên từ thùng rác. “Bộ mặt của thành phố cần được thực hiện vệ sinh một cách nghiêm túc, xứng đáng với đô thị văn minh và cần đảm bảo vệ sinh ở điểm tập kết rác, không phải để 2 - 3 ngày là tôi phải quét dọn”, bà Thúy cho biết thêm.Trao đổi với Lao Động, ông Hoàng Ngọc Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần Tổng hợp Linh Sang (đơn vị thu gom rác) - cho hay, từ ngày 15.1, đơn vị tiếp nhận việc thu gom, xử lý rác trên địa bàn TP Vĩnh Long bằng xe ba gác và xe chuyên dụng. Theo ông Kiên, thời gian đầu do chưa nắm địa bàn nên có bố trí thêm xe ba gác để thu gom rác, nhưng người dân phản ánh việc thu gom chưa sạch và không đảm bảo vệ sinh, còn để nước bẩn chảy nhiều. Cũng theo ông Kiên, công ty có hứa sẽ bố trí xe điện phục vụ việc thu gom rác trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhưng vì chưa đảm bảo thủ tục pháp lý nên xe điện chưa được phép lưu thông. “Thời gian qua, đơn vị giảm dần xe ba gác trong thu gom rác, có bố trí lực lượng công nhân thực hiện thu gom ở những đường hẻm nhỏ. Sẽ chấm dứt thu gom rác bằng xe ba gác vào ngày 7.3. Lực lượng thu gom rác sẽ tiến hành vệ sinh thùng rác thường xuyên không để diễn ra tình trạng hôi thối như hiện nay”, ông Kiên cho biết thêm."," Ngày 7.3, Vĩnh Long sẽ chấm dứt thu gom rác bằng xe ba gác. Nhiều người dân tại TP Vĩnh Long vẫn còn bức xúc về tình trạng thu gom rác bằng xe ba gác để chảy nước hôi thối, rác thải rơi nhiều. Công nhân lấy rác tại điểm gần nhà ông Trần Hoàng Hải quá cẩu thả, thường xuyên làm rác rơi vãi do chất đầy xe ba gác. Nước rác lại chảy đọng vũng ở những điểm thu gom, bốc mùi hôi thối. Ông Hải cho rằng, việc thu gom cần thu hết, chứ không phải thu một phần, mặc kệ số rác còn lại bốc mùi, chảy nước lênh láng như thế. Bà Nguyễn Thị Thúy cho rằng, việc sử dụng xe ba gác lấy rác ít nhiều sẽ ảnh hưởng bộ mặt thành phố. Bà cho rằng, TP Vĩnh Long là nơi tập trung các trung tâm hành chính, doanh nghiệp và các công trình trọng điểm. Công ty thu gom rác cần thường xuyên xử lý những thùng chứa rác, không đ" 35,"Bộ Y tế chỉ đạo khẩn trương cấp cứu, điều trị cho nạn nhân. Kinhtedothi - Ngày 5/3, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế có Công văn hỏa tốc số 282/KCB-PHCN&GĐ gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang; Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức về việc tiếp tục cấp cứu, điều trị cho các nạn nhân vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày 5/3/2024 tại Tuyên Quang. Theo thông tin báo chí khoảng 1 giờ 36 phút ngày 5/3/2024, một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên Quốc lộ 2, thuộc xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang do xe Container BKS 15C-075.26 va chạm với xe khách BKS 23F- 000-58 đi ngược chiều hướng Hà Giang- Tuyên Quang. Hậu quả vụ tai nạn đến 7 giờ 30 phút sáng nay có 5 người tử vong tại chỗ, 5 người đang nhập viện điều trị. Theo báo cáo trực tiếp của lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang cho Cục Quản lý Khám chữa bệnh, hiện có 2 bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Số bệnh nhân còn lại đang tiếp tục theo dõi điều trị tại các bệnh viện của tỉnh Tuyên Quang. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tập trung tối đa lực lượng y bác sĩ, thuốc, trang thiết bị y tế để khẩn trương cứu chữa kịp thời các trường hợp nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong, giảm thiểu những thiệt hại do vụ tai nạn.Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương cứu chữa, điều trị người bị nạn và đề xuất các ý kiến, kiến nghị với Bộ Y tế nhằm đảm bảo tốt nhất cho công tác cấp cứu tai nạn giao thông; phối hợp chuyên môn với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên hoặc chuyển tuyến kịp thời. Như báo Kinh tế và Đô thị đã đưa tin, liên quan đến vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng giữa xe container và xe khách, xảy ra trên QL2, đoạn qua địa phận thôn Đồng Cầu, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang khiến 5 người tử vong, nhiều người bị thương, mới đây, cơ quan chức năng cho biết đã xác định được nguyên nhân ban đầu vụ tai nạn. Cụ thể, trao đổi với báo chí, Đại tá Võ Tiến Thùy - Phó Giám đốc Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, cơ quan điều tra đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai của các nhân chứng cũng như kiểm tra nhanh nồng độ cồn, chất ma túy với 2 tài xế điều khiển hai phương tiện. Kết quả kiểm tra nồng độ cồn và ma túy cho thấy cả hai tài xế đều âm tính. Từ những kết quả điều tra ban đầu, cơ quan công an bước đầu xác định, nguyên nhân gây ra vụ tai nạn là do tài xế xe container đến khúc cua đã không làm chủ tốc độ, đánh lái sang trái dẫn đến va chạm với xe giường nằm."," Ngày 5/3, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã gửi Công văn hỏa tốc số 282/KCB-PHCN&GĐ đến Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức về việc tiếp tục cấp cứu, điều trị cho các nạn nhân vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày 5/3/2024 tại Tuyên Quang. Hậu quả vụ tai nạn đến 7 giờ 30 phút sáng nay có 5 người tử vong tại chỗ, 5 người đang nhập viện điều trị. Hiện có 2 bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tập trung tối đa lực lượng y bác sĩ, thuốc, trang thiết bị y tế để khẩn trương cứu chữa kịp thời các trường hợp nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong, giảm thiểu những thiệt hại do vụ tai nạn. Cụ thể, trao đổi v" 36,"Thanh Hóa: Đầu tư hơn 200 tỷ đồng xây dựng nhà khám chữa bệnh. (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 877/QĐ-UBND, phê duyệt Dự án xây dựng nhà khám chữa bệnh Bệnh viện Đa khoa huyện Hoằng Hóa. Mục tiêu dự án nhằm xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất hiện đại cho Bệnh viện Đa khoa huyện Hoằng Hóa, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Dự án xây dựng nhà khám chữa bệnh Bệnh viện Đa khoa huyện Hoằng Hóa có quy mô: Xây dựng mới nhà khám chữa bệnh trung tâm quy mô 9 tầng (diện tích sàn khoảng 10.994m2 kèm theo thiết bị công trình đồng bộ); nhà chứa rác thải (khoảng 30m2); nhà điều hành và bể xử lý nước thải (công suất 100m3/ngày đêm); 2 nhà để xe (105m2/1 nhà); nhà sản xuất khí oxy (25m2) và các hạng mục công trình phụ trợ, kỹ thuật. Phá dỡ nhà khoa hồi sức cấp cứu - đông y (nhà 3 tầng), nhà khoa nội, nhi, khoa dược (nhà 2 tầng), nhà hội trường (nhà cấp 4). Nhóm dự án, loại, cấp, thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình chính thuộc dự án: Dự án nhóm B, Công trình dân dụng, cấp II, thời hạn sử dụng 50-100 năm. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng hơn 200 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hoằng Hóa (chủ đầu tư). Thời gian thực hiện dự án từ năm 2024 - 2027. "," Tóm tắt: UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Dự án xây dựng nhà khám chữa bệnh Bệnh viện Đa khoa huyện Hoằng Hóa với tổng mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng. Dự án có mục tiêu xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất hiện đại cho bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Dự án bao gồm xây dựng mới nhà khám chữa bệnh trung tâm quy mô 9 tầng, nhà chứa rác thải, nhà điều hành và bể xử lý nước thải, 2 nhà để xe, nhà sản xuất khí oxy và các hạng mục công trình phụ trợ, kỹ thuật. Dự án thuộc nhóm B, loại công trình dân dụng cấp II, thời hạn sử dụng 50-100 năm và sẽ được thực hiện từ năm 2024 - 2027." 37,"Trường Đại học Xây dựng Miền Tây: Nhiều học sinh tham quan tư vấn tuyển sinh. (Xây dựng) - Ngày 10/3, Trường Đại học Xây dựng Miền Tây - Bộ Xây dựng tham gia ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 tại Trường Đại học Cần Thơ do Báo Tuổi trẻ tổ chức. Sự kiện đã thu hút được sự quan tâm của hàng nghìn thí sinh cùng phụ huynh từ các tỉnh thành miền Tây và đông đảo các trường đại học, cao đẳng, các công ty, doanh nghiệp, đơn vị nước ngoài. Tại ngày hội, đội ngũ chuyên gia cùng các thành viên trong Đoàn tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Xây dựng Miền Tây giới thiệu đến các bạn học sinh và quý phụ huynh những thông tin trọng tâm và thiết thực về công tác tuyển sinh đại học chính quy của Nhà trường trong năm 2024, cùng 19 chuyên ngành đạo tạo của trường, qua đó giúp cho các em học sinh, quý phụ huynh có cái nhìn khái quát tổng thể về công tác tuyển sinh năm 2024 cũng như định hướng đúng cho việc chọn trường học, ngành nghề, để phát triển tương lai. Bên cạnh việc cung cấp thông tin chuyên sâu về các ngành nghề, các học sinh còn được giới thiệu một cách chi tiết về chế độ chính sách, chế độ hỗ trợ, môi trường học tập mở, chế độ học bổng, cơ hội học tập, thực tập, việc làm sau tốt nghiệp. Tại ngày hội, nhiều học sinh các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã đến tham quan, tìm hiểu các ngành nghề tuyển sinh của Trường Đại học Xây dựng Miền Tây. Thông qua ngày hội, Trường Đại học Xây dựng Miền Tây hy vọng rằng sau những tư vấn, chia sẻ nhiệt tình và đầy hữu ích đến từ Ban tư vấn tuyển sinh sẽ giúp ích cho học sinh các trường THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên có được bước đi đúng đắn và tự tin quyết định trong việc lựa chọn ngành nghề theo học.Trường Đại học Xây dựng Miền Tây vừa được Trung tâm Kiểm định chất lượng Giáo dục - Đại học Đà Nẵng trao Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục (chu kỳ 2). Trường Đại học Xây dựng Miền Tây là trường đại học đào tạo chuyên ngành kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trường đã qua 48 năm xây dựng và phát triển, đã đào tạo và liên kết đào tạo, cung cấp cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước đội ngũ cán bộ ngành Xây dựng có trình độ chuyên môn cao với gần 30.000 người. Sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành nghề và trở thành những cán bộ có năng lực chuyên môn khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.Mục tiêu là ""Trường Đại học Xây dựng Miền Tây là phấn đấu trở thành trường đại học đa ngành; cung cấp cho người học môi trường giáo dục đại học có tính chuyên nghiệp cao, đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh, thích ứng với nền kinh tế mở và hội nhập""."," Trường Đại học Xây dựng Miền Tây tham gia ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 tại Trường Đại học Cần Thơ, thu hút sự quan tâm của hàng nghìn thí sinh và phụ huynh từ các tỉnh thành miền Tây và đông đảo các trường đại học, cao đẳng, các công ty, doanh nghiệp, đơn vị nước ngoài. Đội ngũ chuyên gia cùng các thành viên trong Đoàn tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Xây dựng Miền Tây giới thiệu đến các bạn học sinh và quý phụ huynh những thông tin trọng tâm và thiết thực về công tác tuyển sinh đại học chính quy của Nhà trường trong năm 2024, cùng 19 chuyên ngành đạo tạo của trường, qua đó giúp cho các em học sinh, quý phụ huynh có cái nhìn khái quát tổng thể về công tác tuyển sinh năm 2024 cũng như định hướng đúng cho việc chọn trường học, ngành nghề, để phát triển tương lai. Trường " 38,"Định giá đất: Bài toán khó, loay hoay vẫn chưa có lời giải. (VNF) - Theo các chuyên gia, sẽ mất thời gian từ 1-2 năm để luật mới đi vào cuộc sống, trong khi đó, vướng mắc pháp lý vẫn là bài toán nan giải của các chủ đầu tư hiện nay, đặc biệt là bài toán định giá đất. Bài toán định giá đất còn khó thực hiện Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group, chia sẻ dự án Phú Đông Skyone (tỉnh Bình Dương) đã có giấy phép xây dựng từ năm 2023 và trên thực tế đang triển khai thi công được hơn 30% khối lượng công việc, tuy nhiên đến nay vẫn chưa xác định được số tiền sử dụng đất để chủ đầu tư hòan thành nghĩa vụ của mình. “Doanh nghiệp hiện đã hoàn tất việc bảo lãnh của ngân hàng, cũng như sẽ thực hiện xong phần móng dự án vào cuối tháng 6/2023 để thẩm định, chuẩn bị huy động vốn, đưa sản phẩm ra thị trường. Để được cấp giấy phép huy động vốn, doanh nghiệp phải hoàn tất việc nộp tiền sử dụng đất. Việc này chúng tôi hoàn toàn bị động vì cơ quan quản lý nhà nước hiện vẫn chưa cung cấp số liệu để hoàn thành nghĩa vụ này. Đây là vấn đề vướng mắc không chỉ ở Phú Đông Group mà còn ở nhiều chủ đầu tư khác”, ông Ngô Quang Phúc nói. Tương tự, đại diện một chủ đầu tư dự án chung cư tại TP. HCM cho hay doanh nghiệp này cũng đang chờ để được nộp tiền sử dụng đất nhưng Sở TN&MT, Sở Tài chính của TP nói còn phải chờ, hiện chưa có con số cụ thể, do còn chờ họp bàn bạc cụ thể cách định giá. Nói về khó khăn trong xác định giá đất, GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, cho hay nhiều dự án đầu tư không phê duyệt được bởi vướng đến vấn đề định giá giá đất. Giá đất chậm được xác định sẽ dẫn đến chính quyền địa phương chậm ra quyết định thu tiền. “Thực tiễn từ nhiều doanh nghiệp, địa phương cho thấy, bất cập về phương pháp định giá đất đang là nút thắt lớn quyết định tiến độ triển khai các dự án đầu tư, trong đó có các dự án BĐS. Nếu có phương pháp đúng, dự án mới có thể triển khai suôn sẻ, nếu không sẽ là một rào cản làm chậm luân chuyển nguồn lực xã hội, kìm hãm phát triển kinh tế”, ông Cường nói. Nhằm gỡ vướng cho trong công tác định giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, ngày 05/2/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013. Theo đó, tinh thần của Nghị định 12 hướng dẫn về định giá đất theo Luật Đất đai với 4 phương pháp, bao gồm so sánh, thu nhập, thặng dư và hệ số điều chỉnh giá đất. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng việc định giá đất theo nghị định này hiện vẫn khó khi triển khai thực tế. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nhận thấy, tại Khoản 3 “Điều 5đ, về trình tự, nội dung xác định giá đất theo phương pháp thặng dư” chưa bao gồm 2 khoản về chi phí dự phòng trong quá trình xây dựng và chi phí lãi vay. Điều đó chưa thật hợp tình hợp lý và chưa cân bằng giữa cách tính về “ước tính tổng chi phí phát triển của thửa đất, khu đất” tại Khoản 3 với cách tính về “ước tính tổng doanh thu phát triển của thửa đất, khu đất” tại Khoản 2. ""Phương pháp thặng dư được thực hiện bằng cách lấy tổng doanh thu phát triển ước tính trừ đi tổng chi phí phát triển ước tính của thửa đất, khu đất trên cơ sở sử dụng đất có hiệu quả cao nhất theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt” và tại Khoản 2 Điều 5đ có tính đến yếu tố “mức biến động của giá chuyển nhượng, giá cho thuê trong thời gian thực hiện dự án”, nhưng tại khoản 3 Điều 5đ về phần “ước tính tổng chi phí phát triển của thửa đất, khu đất” lại chưa tính đến yếu tố chi phí dự phòng là chưa cân bằng và chưa thật hợp tình hợp lý. Vì trên thực tế thì trong quá trình thực hiện các dự án đều thường phát sinh tăng thêm chi phí đầu tư xây dựng nên việc lập “chi phí dự phòng” là rất cần thiết"", ông Châu nhận định. Còn theo LS Trương Anh Tú, Giám đốc Công ty Luật TNHH Trương Anh Tú, thông qua 4 phương pháp này, Nghị định 12 đã nêu tổng quan các phương pháp định giá đất, nhưng chưa lý giải rõ ràng, chi tiết nội dung của từng phương pháp, cách thức thực hiện… Do đó, cần có các thông tư, hướng dẫn cụ thể trường hợp nào thì áp dụng phương pháp nào, nguyên tắc áp dụng trong từng trường hợp… “Nếu không có thông tư hướng dẫn, cơ quan quản lý và cơ quan thẩm định giá vẫn còn loay hoay sợ sai”. Nếu không nhanh có lời giải - nguồn lực đất đai lớn bị lãng phí Ông Nguyễn Văn Cường, Trưởng Ban điều hành VARS tại Đồng Nai, cho biết cộng đồng doanh nghiệp đặt kỳ vọng lớn vào tác động tích cực của Luật Đất đai 2024 và các luật liên quan như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản… đối với sự phát triển, phục hồi của thị trường địa ốc. Tuy nhiên, những dự án đã bắt đầu thủ tục đầu tư từ năm 2022 đến khi các luật này có hiệu lực vào năm 2025 sẽ phải đối mặt với những thay đổi đáng kể trong hành lang pháp lý, nhất là công tác định giá đất. “Tại Đồng Nai, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng đang rơi vào tình cảnh chờ định giá đất để thực hiện dự án như nhiều dự án ở các tỉnh thành ở Đông Nam Bộ và TP. HCM. Như tại một số vị trí ở các dự án bất động sản lớn của Donacoop chưa xác định được giá đất để tính tiền thuê đất vì chưa tìm ra công ty thẩm định giá cũng như chờ phương án từ cơ quan quản lý”, ông Cường nói. Theo đại diện Sở TN&MT TP.HCM, vướng mắc lớn nhất dẫn đến chậm xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung ở các dự án hiện BĐS nay là do việc thuê đơn vị tư vấn thẩm định giá đất khó khăn vì phí tư vấn thấp, rủi ro phát sinh cao, loay hoay phương pháp định giá. Việc đấu thầu chọn đơn vị tư vấn nhiều khi gần như bế tắc. Thu thập dữ liệu giá thị trường hiện rất khó, có dự án cả năm làm không ra chứng thư thẩm định dẫn tới lãng phí nguồn lực đất đai, dự án. Theo các chuyên gia, đất đai và nhà ở là lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp, liên quan đến mọi mặt đời sống và là mối quan tâm của mỗi người dân. Bởi vậy, trên thực tế, quy trình xây dựng luật đã được triển khai một cách bài bản, chi nhưng cần sớm có nghị định và thông tư hướng dẫn. Nếu không thực hiện nhanh chóng sẽ gây lãng phí lớn cho xã hội. Ngày 18/1, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai 2004 gồm 16 chương và 260 điều, hiệu lực từ ngày 01/1/2025. Đáng chú ý, Luật đất đai 2024 đã thay đổi quy định về định giá đất; cụ thể quy định 4 phương pháp định giá đất mà các địa phương có thể áp dụng ngay, bao gồm: phương pháp so sánh, phương pháp thu nhập, phương pháp thặng dư và phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất. Đồng thời, Luật đất đai 2024 cho phép Chính phủ quy định phương pháp định giá đất khác chưa quy định với sự chấp thuận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để có thể bao phủ tất cả các trường hợp chưa định giá đất được trong tương lai. Phát biểu tại hội nghị triển khai thi hành Luật Đất đai 2024 ngày 06/3, ông Đặng Quốc Khánh, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cho hay, để triển khai Luật Đất đai, Bộ TNMT đang xây dựng dự thảo của 6 nghị định, 5 thông tư; Bộ Tài chính 2 nghị định; Bộ NN&PTNT 1 nghị định; Bộ Nội vụ 1 thông tư; hy vọng các nghị định, thông tư hướng dẫn sẽ sớm được nghiên cứu và thông qua để chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS. "," Định giá đất là một bài toán khó khăn và vẫn chưa có lời giải. Theo các chuyên gia, sẽ mất thời gian từ 1-2 năm để luật mới đi vào cuộc sống, trong khi đó, vướng mắc pháp lý vẫn là bài toán nan giải của các chủ đầu tư hiện nay, đặc biệt là bài toán định giá đất. Nhiều dự án đầu tư không phê duyệt được bởi vướng đến vấn đề định giá giá đất. Giá đất chậm được xác định sẽ dẫn đến chính quyền địa phương chậm ra quyết định thu tiền. Nghị định 12/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 đã được ban hành vào ngày 05/2/2024. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng việc định giá " 39,"Lào Cai: Chi gần 1 nghìn 400 tỷ đồng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng y tế. (Xây dựng) - Nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, tỉnh Lào Cai đã dành nguồn lực không nhỏ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất y tế đồng bộ, sẵn sàng triển khai các kỹ thuật mới, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.Hiện, toàn tỉnh Lào Cai có 5 bệnh viện tuyến tỉnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Phục hồi chức năng và 5 trung tâm tuyến tỉnh (Kiểm soát bệnh tật, Kiểm nghiệm, Kiểm dịch y tế quốc tế, Giám định Y khoa, Pháp Y). Đối với tuyến huyện, xã, toàn tỉnh hiện có 8 Bệnh viện Đa khoa và 9 trung tâm y tế; 18 phòng khám đa khoa trực thuộc Bệnh viện đa khoa tuyến huyện; 152 trạm y tế xã, phường, thị trấn trực thuộc Trung tâm y tế tuyến huyện thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, trên địa bàn tỉnh cùng với một số cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập. Để nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, từ năm 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 9 dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đang triển khai thực hiện thi công, gồm: Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng; Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Khương; Bệnh viện Đa khoa huyện Bát Xát; Bệnh viện Đa khoa huyện tỉnh Lào Cai - giai đoạn 2; Trung tâm Y tế huyện Si Ma Cai; Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Hà, Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên với tổng mức đầu tư 1.389.797 triệu đồng. Đối với 5 bệnh viện tuyến tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh được xây mới năm 2013 (4 bệnh viện còn lại được xây năm 2015 đến năm 2019). Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai được đưa vào sử dụng với quy mô 500 giường bệnh được xây dựng mới trên diện tích sàn 26ha, với 11 hạng mục chính và 17 hạng mục phụ trợ, với tổng mức đầu tư 705,5 tỷ đồng từ các nguồn vốn: Trái phiếu Chính phủ, chương trình mục tiêu, ODA Hàn Quốc. Các phòng, khoa phục vụ khám, chữa bệnh đều được lắp đặt trang, thiết bị y tế hiện đại của Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản. Năm 2021, Lào Cai khởi công Dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai giai đoạn 2, gồm 1 khối nhà 5 tầng và 1 khối nhà 9 tầng, tổng vốn đầu tư 250 tỷ đồng nhằm nâng cao, cơ sở vật chất phục vụ nhân dân tại tuyến cuối của tỉnh. Dự kiến trong quý IV/2024, Dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 sẽ đưa vào hoạt động. Bên cạnh việc đầu tư xây mới các bệnh viện và Trung tâm y tế Si Ma Cai, hiện tỉnh Lào Cai đang triển khai xây mới Trung tâm y tế các huyện Bảo Thắng, Bắc Hà, Bảo Yên, Văn Bàn; sửa chữa Trung tâm y tế thành phố; nâng cấp các phòng khám Đa khoa Tằng Loỏng, Mường Bo, Sín Chéng; xây mới trạm y tế Bản Liền, Lùng Phình và sửa chữa 12 trạm y tế bị xuống cấp. Thời gian tới, tỉnh Lào Cai sẽ tiếp tục đầu tư xây mới Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, xây Bệnh viện phục hồi chức năng giai đoạn II và thi công các hạng mục phụ trợ (xây kè, hàng rào) của Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Nội tiết. Đây được coi là các hạng mục đầu tư quan trọng để nâng cao năng lực y tế cho tuyến cơ sở, giúp thực hiện tốt các mục tiêu y tế dân số, chăm sóc sức khỏe ngay từ ban đầu. Qua đó, không chỉ góp phần nâng cao năng lực điều trị, chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, mà còn góp phần giảm tải cho các cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên. "," Tỉnh Lào Cai đã đầu tư không ít nguồn lực để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, bao gồm xây dựng cơ sở vật chất y tế đồng bộ và triển khai các kỹ thuật mới. Hiện tại, tỉnh có 5 bệnh viện tuyến tỉnh và 5 trung tâm tuyến tỉnh, 8 bệnh viện đa khoa và 9 trung tâm y tế tuyến huyện, 18 phòng khám đa khoa và 152 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Từ năm 2022 đến nay, tỉnh đã triển khai thực hiện thi công 9 dự án đầu tư xây dựng bệnh viện, trong đó có Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 với tổng vốn đầu tư 250 tỷ đồng. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đã được đưa vào sử dụng với quy mô 500 giường bệnh, được xây dựng mới trên diện tích sàn 26ha và trang bị trang thiết bị y tế hiện đại. Tỉnh Lào Cai cũng đang triển khai xây mới Trung tâm y tế cá" 40,"Sóc Trăng: Có nhà xe vi phạm tốc độ hơn 950 lần trong tháng 1. Thống kê trong tháng 1-2024, toàn tỉnh Sóc Trăng có 716 xe hoạt động kinh doanh vận tải vi phạm tốc độ, trong đó, có nhà xe vi phạm đến 956 lần. Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng vừa có thông báo kết quả tổng hợp, phân tích tình hình vi phạm từ dữ liệu thiết bị giám sát tại máy chủ Cục Đường bộ Việt Nam. Theo đó, trong tháng 1-2024, toàn tỉnh Sóc Trăng có 716 xe hoạt động kinh doanh vận tải vi phạm tốc độ, chiếm hơn 52% tổng số xe hoạt động kinh doanh vận tải. Trong đó, có một số doanh nghiệp có lượt vi phạm cao, đơn cử công ty TNHH vận tải Thuận Tiến có 189 phương tiện với 956 lần vi phạm; hay công ty TNHH Sơn Phụng với 304 phương tiện vi phạm 403 lần... Về vi phạm thực hiện việc truyền dẫn dữ liệu thiết bị giám sát hành trình về máy chủ Cục Đường bộ Việt Nam, trong tháng có 294 trường hợp phương tiện hoạt động kinh doanh vận tải không truyền dẫn dữ liệu theo quy định. Trong số đó, gần phân nửa tổng số phương tiện vi phạm là của công ty TNHH Sơn Phụng. Ngoài ra, qua phân tích từ dữ liệu thiết bị giám sát thống kê cho thấy, tháng 1-2024, toàn tỉnh Sóc Trăng có 637 trường hợp lái xe vi phạm quá thời gian lái xe quá bốn giờ liên tục và vi phạm lái xe quá 10 giờ/ngày. Từ kết quả tổng hợp, phân tích tình hình vi phạm, Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng yêu cầu các đơn vị có xe vi phạm tốc độ trong tháng phải có biện pháp chấn chỉnh, xử lý các lái xe và báo cáo về Sở. Đối với các trường hợp vi phạm quá thời gian lái xe và phương tiện không truyền dẫn dữ liệu theo quy định, Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng yêu cầu các đơn vị có biện pháp xử lý lái xe vi phạm. Đồng thời, có báo cáo giải trình từng trường hợp vi phạm, từ đó gửi về Thanh tra Sở. “Trường hợp các đơn vị không thực hiện báo cáo giải trình xem như đồng ý với nội dung vi phạm, lực lượng Thanh tra Sở sẽ tiến hành kiểm tra phát hiện vi phạm và xử lý theo quy định” - Văn bản của Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng nêu. Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng cũng yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh tăng cường theo dõi, kiểm tra và xử lý vi phạm thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe. Đồng thời, giám sát chặt hoạt động vận tải thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình. Cạnh đó, thực hiện việc cấp thẻ định danh đầy đủ và yêu cầu người lái xe phải thực hiện quẹt thẻ định danh khi điều khiển phương tiện. Ngoài ra, Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng cũng yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi trên địa bàn tỉnh nghiêm túc thực hiện việc kê khai, niêm yết giá vé. Theo đó, niêm yết công khai, đầy đủ số điện thoại đường dây nóng của Sở GTVT, đơn vị kinh doanh vận tải và biển kiểm soát bên trong xe để hành khách biết, phản ánh. Đối với các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng yêu cầu trước khi thực hiện vận chuyển hành khách phải cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vận chuyển theo quy định."," Tóm tắt: Trong tháng 1-2024, toàn tỉnh Sóc Trăng có 716 xe hoạt động kinh doanh vận tải vi phạm tốc độ, chiếm hơn 52% tổng số xe hoạt động kinh doanh vận tải. Trong đó, có một số doanh nghiệp có lượt vi phạm cao, đơn cử công ty TNHH vận tải Thuận Tiến có 189 phương tiện với 956 lần vi phạm; hay công ty TNHH Sơn Phụng với 304 phương tiện vi phạm 403 lần. Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng yêu cầu các đơn vị có xe vi phạm tốc độ trong tháng phải có biện pháp chấn chỉnh, xử lý các lái xe và báo cáo về Sở. Đối với các trường hợp vi phạm quá thời gian lái xe và phương tiện không truyền dẫn dữ liệu theo quy định, Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng yêu cầu các đơn vị có biện pháp xử lý lái xe vi phạm. Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng cũng yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh tăng cường theo dõi, kiểm tra và x" 41,"Xử lý triệt để tranh chấp về đất đai có nguồn gốc từ lâm trường. Chương trình tiếp tục phát triển mới, nhân rộng một số mô hình kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp, vừa đáp ứng yêu cầu bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng, vừa phát huy tiềm năng, giá trị tài nguyên của rừng đặc dụng.Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 8/3/2024 ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (Chương trình). Khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Chương trình hành động nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp tại Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của rừng, từ đó thay đổi hành vi, thói quen trong sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng, tạo động lực cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững theo hướng đa mục đích, đa giá trị trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng và đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp. Đa dạng hóa các loại hình tổ chức, hợp tác, liên kết, chia sẻ lợi ích trong sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp theo hướng sản xuất xanh, bền vững, tuần hoàn, huy động các nguồn lực hợp pháp phục vụ phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững. Khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thời gian qua, đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó có lĩnh vực lâm nghiệp, đồng thời, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. 7 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm Chương trình đưa ra 7 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để các Bộ ngành, địa phương liên quan thực hiện gồm: 1- Đổi mới, đa dạng hoá, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững; 2- Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về lâm nghiệp; 3- Phát triển kinh tế lâm nghiệp; 4- Tổ chức thực hiện có hiệu quả quy hoạch lâm nghiệp quốc gia và một số đề án trọng điểm; 5- Sắp xếp tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp; 6- Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; 7- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số và chủ động, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về lâm nghiệp. Xử lý triệt để tranh chấp về đất đai có nguồn gốc từ lâm trường Trong đó, Chương trình tiếp tục phát triển mới, nhân rộng một số mô hình kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp, vừa đáp ứng yêu cầu bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng, vừa phát huy tiềm năng, giá trị tài nguyên của rừng đặc dụng. Phát triển các mô hình bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn gắn với nuôi trồng thuỷ sản. Đồng thời, giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong việc sắp xếp, đổi mới của các công ty nông, lâm nghiệp tại các địa phương, nhất là việc bàn giao, tiếp nhận các công ty lâm nghiệp từ các bộ, ngành cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý. Xử lý triệt để tồn đọng, tranh chấp về đất đai có nguồn gốc từ lâm trường, công ty lâm nghiệp; chấm dứt tình trạng công ty lâm nghiệp, doanh nghiệp được giao đất nhưng không sử dụng (nhượng lại, cho thuê, cho mượn, khoán trắng) hoặc sử dụng không hiệu quả; xử lý dứt điểm diện tích đất lâm nghiệp bị chồng lấn, tranh chấp, lấn chiếm...."," Chương trình hành động mới được ban hành với mục tiêu cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chương trình nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của rừng, từ đó thay đổi hành vi, thói quen trong sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng, tạo động lực cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chương trình cũng nhằm phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững theo hướng đa mục đích, đa giá trị trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng và đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp. Đa dạng hóa các loại hình tổ chức, hợp tác, liên kết, chia sẻ lợi ích trong sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp theo hướng sản xuất xanh, bề" 42,"Khẩn trương đưa các thuyền viên Việt Nam trên tàu hàng trúng tên lửa của Houthi về nước. Lãnh đạo Cục Hàng hải VN cho biết, Bộ GTVT, Cục Hàng hải VN cùng các cấp, các ngành đã, đang nỗ lực thực hiện các thủ tục để đưa nạn nhân và 3 thuyền viên Việt Nam trên tàu hàng trúng tên lửa của Houthi sớm trở về Việt Nam. Hôm qua (8/3), Đoàn công tác của Cục Hàng hải Việt Nam do Cục trưởng Lê Đỗ Mười làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi và động viên gia đình Đại phó Đặng Duy Kiên - nạn nhân thương vong trong vụ tàu hàng True Confidence bị tấn công tại vịnh Aden ngày 6/3/2024. Tham gia đoàn công tác còn có đại diện Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, Chi Cục hàng hải VN tại thành phố Hải Phòng, đại diện Công ty TNHH Đầu tư TM & DV Hàng hải Hải Phòng (HP Marine). Tại nhà riêng Đại phó Đặng Duy Kiên (phường Đằng Lâm, quận Hải An, Hải Phòng), ông Lê Đỗ Mười đã chuyển lời thăm hỏi của lãnh đạo Bộ GTVT đến người thân thuyền viên gặp nạn, đồng thời chia sẻ, tặng quà động viên người thân trong gia đình nạn nhân. Lãnh đạo Cục Hàng hải VN cho hay, Bộ GTVT, Cục Hàng hải VN cùng các cấp, các ngành đã, đang nỗ lực thực hiện các thủ tục để đưa nạn nhân và 3 thuyền viên Việt Nam còn lại để sớm trở về Việt Nam. Bên cạnh đó, Cục trưởng Lê Đỗ Mười đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Cục khẩn trương phối hợp với Công ty HP Marine, chủ tàu, đơn vị bảo hiểm thực hiện hồi hương và chi trả các chế độ bảo hiểm đảm bảo quyền lợi cho gia đình nạn nhân Đặng Duy Kiên và các thuyền viên Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật. Đạị diện Lãnh đạo Công ty HP Marine cam kết với gia đình nạn nhân và các cơ quan chức năng sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để đưa nạn nhân và các thuyền viên về Việt Nam trong thời gian sớm nhất. Đồng thời sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm với gia đình nạn nhân và các thuyền viên. Bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến sự quan tâm của lãnh đạo Bộ GTVT, Cục Hàng hải VN và chính quyền các cấp, đại diện gia đình thuyền viên Đặng Duy Kiên mong muốn các cơ quan, các cấp, ngành khẩn trương triển khai các thủ tục để các gia đình được gặp lại người thân trong thời gian sớm nhất; đồng thời được hưởng các chế độ theo đúng quy định. Gia đình đại phó Đặng Duy Kiên cam kết phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để giải quyết vụ việc theo đúng luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế. Như Tạp chí GTVT đưa tin, ngày 7/3, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Lê Đỗ Mười ký văn bản gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập. Văn bản nêu: Cục Hàng hải Việt Nam nhận được Công văn số 0703-2023CV ngày 7/3/2024 của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hàng hải Hải Phòng (HP MARINE, trụ sở tại quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng) về việc thuyền viên Việt Nam trên tàu True Confidence bị nạn. Cụ thể: Tàu True Confidence, số IMO: 9460784 treo cờ Barbados đang trên đường hành trình từ Singapore đến Jeddah - Ả Rập Xê Út đã bị Houthi tập kích tên lửa ngày 6/3 ở khu vực Biển Đỏ ngoài khơi cảng Aden, Yemen. Tàu thuộc sở hữu của công ty hàng hải Liberia True Confidence Shipping và đang do công ty Hy Lạp Third January Maritime vận hành. Đây là lần đầu tiên ghi nhận thương vong kể từ khi Houthi gia tăng tập kích tàu hàng đi qua Biển Đỏ để gây sức ép buộc Israel phải ngừng chiến dịch nhằm vào Hamas, đồng minh của Houthi trong trục kháng chiến chống Tel Aviv ở Trung Đông. Khi bị trúng tên lửa, trên tàu có 20 thuyền viên và 3 cảnh vệ hộ tống tàu, trong đó có 4 thuyền viên Việt Nam. Có 3 thuyền viên thiệt mạng và một số khác bị thương, trong đó có 1 thuyền viên Việt Nam thiệt mạng, 3 thuyền viên Việt Nam còn lại trong trạng thái bình thường. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn đã được đưa về khách sạn LeLaurier Hotel (địa chỉ 58 Avenue Georges Clemenceau, Djibouti). Do tình huống bất ngờ và nguy hiểm, các thuyền viên thoát nạn khỏi tàu không mang theo được bất kỳ giấy tờ tùy thân nào. Duy nhất máy trưởng Phạm Văn Thành có thể liên lạc được theo số điện thoại: +84982 878 358. ""Cục Hàng hải Việt Nam trân trọng đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập hỗ trợ trong việc bảo vệ quyền lợi cho các thuyền viên Việt Nam kể trên và đưa các thuyền viên trở về nước"", văn bản của Cục Hàng hải Việt Nam nêu. Bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến sự quan tâm của lãnh đạo Bộ GTVT, Cục Hàng hải VN và chính quyền các cấp, đại diện gia đình thuyền viên Đặng Duy Kiên mong muốn các cơ quan, các cấp, ngành khẩn trương triển khai các thủ tục để các gia đình được gặp lại người thân trong thời gian sớm nhất; đồng thời được hưởng các chế độ theo đúng quy định. Gia đình đại phó Đặng Duy Kiên cam kết phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để giải quyết vụ việc theo đúng luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế. Như Tạp chí GTVT đưa tin, ngày 7/3, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Lê Đỗ Mười ký văn bản gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập. Văn bản nêu: Cục Hàng hải Việt Nam nhận được Công văn số 0703-2023CV ngày 7/3/2024 của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hàng hải Hải Phòng (HP MARINE, trụ sở tại quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng) về việc thuyền viên Việt Nam trên tàu True Confidence bị nạn. Cụ thể: Tàu True Confidence, số IMO: 9460784 treo cờ Barbados đang trên đường hành trình từ Singapore đến Jeddah - Ả Rập Xê Út đã bị Houthi tập kích tên lửa ngày 6/3 ở khu vực Biển Đỏ ngoài khơi cảng Aden, Yemen. Tàu thuộc sở hữu của công ty hàng hải Liberia True Confidence Shipping và đang do công ty Hy Lạp Third January Maritime vận hành. Đây là lần đầu tiên ghi nhận thương vong kể từ khi Houthi gia tăng tập kích tàu hàng đi qua Biển Đỏ để gây sức ép buộc Israel phải ngừng chiến dịch nhằm vào Hamas, đồng minh của Houthi trong trục kháng chiến chống Tel Aviv ở Trung Đông. Khi bị trúng tên lửa, trên tàu có 20 thuyền viên và 3 cảnh vệ hộ tống tàu, trong đó có 4 thuyền viên Việt Nam. Có 3 thuyền viên thiệt mạng và một số khác bị thương, trong đó có 1 thuyền viên Việt Nam thiệt mạng, 3 thuyền viên Việt Nam còn lại trong trạng thái bình thường. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn đã được đưa về khách sạn LeLaurier Hotel (địa chỉ 58 Avenue Georges Clemenceau, Djibouti). Do tình huống bất ngờ và nguy hiểm, các thuyền viên thoát nạn khỏi tàu không mang theo được bất kỳ giấy tờ tùy thân nào. Duy nhất máy trưởng Phạm Văn Thành có thể liên lạc được theo số điện thoại: +84982 878 358. ""Cục Hàng hải Việt Nam trân trọng đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập hỗ trợ trong việc bảo vệ quyền lợi cho các thuyền viên Việt Nam kể trên và đưa các thuyền viên trở về nước"", văn bản của Cục Hàng hải Việt Nam nêu."," Tóm tắt: - Các thuyền viên Việt Nam trên tàu hàng True Confidence bị tấn công tên lửa của Houthi vào ngày 6/3/2024 tại vịnh Aden, Yemen. - Có 3 thuyền viên thiệt mạng và một số khác bị thương, trong đó có 1 thuyền viên Việt Nam thiệt mạng, 3 thuyền viên Việt Nam còn lại trong trạng thái bình thường. - Các thuyền viên thoát nạn khỏi tàu không mang theo được bất kỳ giấy tờ tùy thân nào. - Cục Hàng hải Việt Nam đã ký văn bản gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập để hỗ trợ trong việc bảo vệ quyền lợi cho các thuyền viên Việt Nam và đưa các thuyền viên trở về nước. - Các thuyền viên đã được đưa về khách sạn LeLaurier Hotel tại Djibouti. - Các cơ quan chức năng đang nỗ lực thực hiện các thủ tục để đưa nạn nhân và 3 thuyền viên Việt Nam còn lại để sớm trở về Việt Nam. - Các cơ quan chức năng cũng đang thực hiện hồi hương và chi trả c" 43,"Ngôi trường có khung cảnh như trời thu Hàn Quốc: Cả khuôn viên được ""nhuộm đỏ"" bởi sắc lá, chỉ cần giơ máy lên là có ảnh đẹp. Khung cảnh lãng mạn này khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng phải xao xuyến. Chúng ta vẫn thường say đắm trước những ngôi trường ở nước ngoài có khuôn viên đẹp như trong phim, đứng bất kỳ đâu cũng có thể cho ra vô vàn kiểu ảnh ""sống ảo"" triệu like. Nhưng thực tế chẳng cần đi đâu xa, ngay tại chính Việt Nam cũng có không ít ngôi trường với cảnh đẹp như thế. Mới đây, cộng đồng mạng không khỏi thích thú trước khoảnh khắc cây lộc vừng trong khuôn viên một trường THPT vào mùa thay lá. Vào khoảng tháng 3, những chiếc lá lộc vừng khoe sắc vàng, đỏ bay trong gió, rơi kín một góc trường khiến cho bất cứ ai chứng kiến cũng đều mê mẩn. Chúng ta vẫn thường say đắm trước những ngôi trường ở nước ngoài có khuôn viên đẹp như trong phim, đứng bất kỳ đâu cũng có thể cho ra vô vàn kiểu ảnh ""sống ảo"" triệu like. Nhưng thực tế chẳng cần đi đâu xa, ngay tại chính Việt Nam cũng có không ít ngôi trường với cảnh đẹp như thế. Mới đây, cộng đồng mạng không khỏi thích thú trước khoảnh khắc cây lộc vừng trong khuôn viên một trường THPT vào mùa thay lá. Vào khoảng tháng 3, những chiếc lá lộc vừng khoe sắc vàng, đỏ bay trong gió, rơi kín một góc trường khiến cho bất cứ ai chứng kiến cũng đều mê mẩn. Ngôi trường có khung cảnh như trời thu Hàn Quốc: Cả khuôn viên được nhuộm đỏ bởi sắc lá, chỉ cần giơ máy lên là có ảnh đẹp - Ảnh 1. Ngôi trường có khung cảnh như trời thu Hàn Quốc: Cả khuôn viên được nhuộm đỏ bởi sắc lá, chỉ cần giơ máy lên là có ảnh đẹp - Ảnh 2. Cây lộc vừng trong khuôn viên trường THPT chuyên Sơn La mùa thay lá Theo tìm hiểu, đây chính là cây lộc vừng trong khuôn viên trường THPT chuyên Sơn La (Sơn La). Đối với những bạn học sinh nơi đây, thời khắc cây lộc vừng vào mùa thay lá chắc hẳn là lúc háo hức nhất trong năm. Khi ấy, chỉ cần giơ vội máy ảnh lên cũng có thể thu về cả loạt ảnh để đời. Vì mùa lộc vừng thay lá ngắn lắm nên ai cũng tranh thủ ""sống ảo"" với vibe Hàn Quốc như thế này. Khung cảnh lãng mạn khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng phải rạo rực, đặc biệt là các bạn học sinh, cựu học sinh của trường. Khi mà lá lộc vừng rụng hết thì cũng là lúc báo hiệu ""cao điểm"" học tập của cả năm sắp đến. Lúc này, ai cũng tập trung học tập để hoàn thành mục tiêu của mình. Ngoài ra, cây lộc vừng này cũng được các bạn học sinh kháo nhau là ""cây lưu giữ thanh xuân"" nên cứ đến ngày tốt nghiệp, ai cũng phải tranh thủ chụp ảnh kỷ niệm dưới tán cây lộc vừng này.Chúng ta vẫn thường say đắm trước những ngôi trường ở nước ngoài có khuôn viên đẹp như trong phim, đứng bất kỳ đâu cũng có thể cho ra vô vàn kiểu ảnh ""sống ảo"" triệu like. Nhưng thực tế chẳng cần đi đâu xa, ngay tại chính Việt Nam cũng có không ít ngôi trường với cảnh đẹp như thế. Mới đây, cộng đồng mạng không khỏi thích thú trước khoảnh khắc cây lộc vừng trong khuôn viên một trường THPT vào mùa thay lá. Vào khoảng tháng 3, những chiếc lá lộc vừng khoe sắc vàng, đỏ bay trong gió, rơi kín một góc trường khiến cho bất cứ ai chứng kiến cũng đều mê mẩn. Ngôi trường có khung cảnh như trời thu Hàn Quốc: Cả khuôn viên được nhuộm đỏ bởi sắc lá, chỉ cần giơ máy lên là có ảnh đẹp - Ảnh 1. Ngôi trường có khung cảnh như trời thu Hàn Quốc: Cả khuôn viên được nhuộm đỏ bởi sắc lá, chỉ cần giơ máy lên là có ảnh đẹp - Ảnh 2. Cây lộc vừng trong khuôn viên trường THPT chuyên Sơn La mùa thay lá Theo tìm hiểu, đây chính là cây lộc vừng trong khuôn viên trường THPT chuyên Sơn La (Sơn La). Đối với những bạn học sinh nơi đây, thời khắc cây lộc vừng vào mùa thay lá chắc hẳn là lúc háo hức nhất trong năm. Khi ấy, chỉ cần giơ vội máy ảnh lên cũng có thể thu về cả loạt ảnh để đời. Vì mùa lộc vừng thay lá ngắn lắm nên ai cũng tranh thủ ""sống ảo"" với vibe Hàn Quốc như thế này. Khung cảnh lãng mạn khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng phải rạo rực, đặc biệt là các bạn học sinh, cựu học sinh của trường. Khi mà lá lộc vừng rụng hết thì cũng là lúc báo hiệu ""cao điểm"" học tập của cả năm sắp đến. Lúc này, ai cũng tập trung học tập để hoàn thành mục tiêu của mình. Ngoài ra, cây lộc vừng này cũng được các bạn học sinh kháo nhau là ""cây lưu giữ thanh xuân"" nên cứ đến ngày tốt nghiệp, ai cũng phải tranh thủ chụp ảnh kỷ niệm dưới tán cây lộc vừng này. Ngôi trường có khung cảnh như trời thu Hàn Quốc: Cả khuôn viên được nhuộm đỏ bởi sắc lá, chỉ cần giơ máy lên là có ảnh đẹp - Ảnh 3. Lá lộc vừng rụng xuống tạo lên một khung cảnh vô cùng thơ mộng Ngôi trường có khung cảnh như trời thu Hàn Quốc: Cả khuôn viên được nhuộm đỏ bởi sắc lá, chỉ cần giơ máy lên là có ảnh đẹp - Ảnh 4. Ngôi trường có khung cảnh như trời thu Hàn Quốc: Cả khuôn viên được nhuộm đỏ bởi sắc lá, chỉ cần giơ máy lên là có ảnh đẹp - Ảnh 5. Chỉ cần giơ máy lên là chắc chắn có ảnh đẹp Một số bình luận của netizen: - Cây lộc vừng gắn bó với cả 3 năm cấp 3 của mình. Năm mình học thì cây lộc vừng này nằm ngay đối diện của khối chuyên Sử. - Nhìn cứ như ở Hàn Quốc ý nhỉ. - Đẹp thật sự, bất cứ khi nào áp lực với việc học tập, chỉ cần ra đây ngồi dưới tán cây này thôi cũng ""chữa lành"" lắm rồi. - Mùa đẹp nhất trong năm của chuyên Sơn La đến rồi sao!"," Ngôi trường THPT chuyên Sơn La đang trở thành một trong những điểm đến được nhiều người quan tâm và thích thú vì khung cảnh đẹp mắt của nó. Trong khuôn viên trường, có một cây lộc vừng đặc biệt, khi vào mùa thay lá, nó khoe sắc vàng, đỏ bay trong gió, rơi kín một góc trường, tạo nên một khung cảnh lãng mạn và thơ mộng. Cây lộc vừng này đã trở thành một biểu tượng của trường, đặc biệt là với các bạn học sinh, cựu học sinh của trường. Khi mà lá lộc vừng rụng hết, cũng là lúc báo hiệu ""cao điểm"" học tập của cả năm sắp đến. Lúc này, ai cũng tập trung học tập để hoàn thành mục tiêu của mình. Ngoài ra, cây lộc vừng này cũng được các bạn học sinh kháo nhau là ""cây lưu giữ thanh xuân"" nên cứ đến ngày tốt nghiệp, ai cũng phải tranh thủ chụp ảnh kỷ niệm dưới tán cây lộc vừng này." 44,"Những quy định mới, trọng tâm trong Luật Nhà ở 2023. Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6 có nhiều quy định mới, trọng tâm. Luật Nhà ở: Tăng cường quản lý chung cư mini Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 có nhiều quy định mới, trọng tâm là: Thứ nhất, Luật Nhà ở năm 2023 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương quyết định và chịu trách nhiệm, hạn chế sự can thiệp vào quan hệ thị trường bằng công cụ quản lý hành chính, giảm chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp. Thứ hai, Luật Nhà ở đã hoàn thiện các quy định chung về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở; tăng cường phát triển nhà ở theo dự án nhằm bảo đảm chất lượng quy hoạch, kiểm soát chặt chẽ hoạt động phân lô bán nền để hài hòa giữa yêu cầu quản lý và mục tiêu phát triển. Thứ ba, Luật Nhà ở 2023, t ăng cường quản lý chặt chẽ loại hình nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân (chung cư mini) để vừa đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở, vừa bảo đảm an sinh xã hội, an toàn tính mạng, tài sản của người dân. Bổ sung, hoàn thiện quy định về quản lý nhà chung cư Thứ tư, Luật Nhà ở đã cải tiến, đơn giản hóa trình tự, thủ tục đầu tư dự án phát triển nhà ở; bổ sung nhiều cơ chế ưu đãi với các nội dung cụ thể, minh bạch, dễ thực hiện nhằm khuyến khích doanh nghiệp tham gia thực hiện các dự án phát triển nhà ở, trong đó trọng tâm là dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, dự án xây dựng nhà ở xã hội... Thứ năm, Luật Nhà ở năm 2023 đã b ổ sung, hoàn thiện nhiều quy định nhằm khắc phục các tranh chấp, khiếu kiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, sử dụng nhà chung cư. Luật Nhà ở năm 2023 cũng giao thẩm quyền giải quyết tranh chấp về kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì cho Ủy ban nhân dân cấp huyện..."," Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6 có nhiều quy định mới, trọng tâm. Luật Nhà ở năm 2023 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương quyết định và chịu trách nhiệm, hạn chế sự can thiệp vào quan hệ thị trường bằng công cụ quản lý hành chính, giảm chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp. Luật Nhà ở đã hoàn thiện các quy định chung về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở; tăng cường phát triển nhà ở theo dự án nhằm bảo đảm chất lượng quy hoạch, kiểm soát chặt chẽ hoạt động phân lô bán nền để hài hòa giữa yêu cầu quản lý và mục tiêu phát triển. Luật Nhà ở 2023, tăng cường quản lý chặt chẽ loại hình nhà " 45,"Thảo Cầm Viên Sài Gòn - Kho báu trong lòng thành phố. (NLĐO) - Sáng 13-3, sự kiện ra mắt sách ""Thảo Cầm viên Sài Gòn - Kho báu trong lòng thành phố"" và bộ sách ""Thiên nhiên kỳ thú"" diễn ra tại Vườn sách Thảo Cầm Viên Sài Gòn. ""Thảo Cầm viên Sài Gòn - Kho báu trong lòng thành phố"" và bộ sách ""Thiên nhiên kỳ thú"" ra đời từ dự án phối hợp giữa Thảo Cầm Viên Sài Gòn và Nhà xuất bản Trẻ, nhằm đem đến cho bạn đọc nhiều độ tuổi những kiến thức hấp dẫn về động thực vật và vườn thú có lịch sử lâu đời này. Hai bộ sách ra mắt đúng dịp kỷ niệm 160 năm thành lập Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Thảo Cầm Viên là công viên bảo tồn động, thực vật ở TP HCM. Với diện tích 16,9ha, đây là một trong những vườn thú lâu đời nhất trên thế giới và lớn nhất Việt Nam. Được xây dựng vào năm 1864, Thảo Cầm Viên nằm trên một góc rừng mưa nhiệt đới Đông Nam Bộ xưa, nay vẫn còn lưu dấu tích với những gốc cổ thụ quý hiếm như: cây mét ở góc Bảo tàng Lịch sử, cây cườm thị ở khu nhà tròn, cây giáng hương, gõ đỏ, gõ mật,... Và còn có đền thờ Hùng Vương gần trăm tuổi với kiến trúc độc đáo được xếp hạng bảo tồn. Nếu như bộ "" Thiên nhiên kỳ thú"" dành cho bạn đọc mẫu giáo và cấp 1, thì ""Thảo Cầm Viên - Kho báu trong lòng thành phố"" dành cho mọi độ tuổi, từ các bạn thiếu nhi, thiếu niên muốn tìm hiểu về động thực vật, cho đến người dân trong nước và khách quốc tế muốn lưu giữ kỷ niệm về Thảo Cầm Viên. Bạn có biết ""Một bầy tang tình con xít"" trong ca dao xưa chính là chỉ bầy chim trích cồ? Bạn có biết gấu Nô en là chú gấu được sinh ra trong Thảo Cầm Viên, và vì là loài sống ở vùng khí hậu không quá lạnh nên chúng không ngủ đông đúng nghĩa, mà vào mùa lạnh chỉ giảm vận động và ngủ nhiều hơn.Bạn có biết ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn có cây sọ khỉ được nhập và trồng vào cuối thế kỷ XIX, và đó là cây mẹ của tất cả các cây sọ khỉ khác được trồng tại Việt Nam?... Chắc chắn với cuốn sách này, khi lần sau vào Thảo Cầm Viên, chuyến đi của bạn sẽ trở thành một buổi ""ngoại khóa"" rất giá trị, ngay giữa lòng thành phố. Thầy cô và cha mẹ khi có cuốn sách này cũng sẽ giới thiệu được nhiều chi tiết sâu và thú vị cho con em mình. Trong đó, bộ sách ""Thiên nhiên kỳ thú"" được viết bởi các tác giả là nhà báo, có nhiều năm viết sách cho thiếu nhi và người lớn. Các tác giả mang đến những câu chuyện sinh động về các loài vật đang sinh sống trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn như: sếu, hà mã, sóc, trĩ sao, cừu, rái cá, rùa hộp, voi, voọc chà vá chân nâu, đà điểu, sói, gấu, nai cà tông. Mỗi con vật được kể với những câu chuyện riêng, với giọng điệu dễ thương, nhí nhảnh, cùng minh họa chân thực của các họa sĩ đem đến cho các em thiếu nhi và cả người lớn những cảm xúc mới về những loài vật này. Đặc biệt trang cuối sách có thêm hình ảnh thực của động vật, kèm theo thông tin khoa học. Bộ sách dành cho các em thiếu nhi từ 3 tuổi trở lên, giáo dục tình yêu động vật, óc quan sát, trí tưởng tượng của các em. Không chỉ vậy, bộ sách còn dành cho cả người lớn, dành cho những ai yêu mến động vật, yêu mến Thảo Cầm Viên Sài Gòn và thúc đẩy tình yêu thương, bảo vệ động vật quý hiếm, động vật đang nằm trong sách đỏ đang cần được bảo tồn. Bộ sách ""Thảo Cầm Viên Sài Gòn - Kho báu trong lòng thành phố"", in màu khổ lớn; 160 trang sách tràn ngập thông tin và hình ảnh về hệ động thực vật phong phú tại đây, đặc biệt là những loài đặc hữu của nước ta đang cần được bảo tồn và phát triển nguồn gene quý hiếm. Sách gồm các nội dung: Lịch sử Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Thảo Cầm Viên qua những con số, chim, thú, thú ăn thịt, thú móng guốc, bò sát, thực vật. Ngoài ra còn có phần về bảo tàng Động thực vật, công tác cứu hộ ..."," Thảo Cầm Viên Sài Gòn - Kho báu trong lòng thành phố là một cuốn sách và một bộ sách được phát hành tại Vườn sách Thảo Cầm Viên Sài Gòn vào ngày 13/3. Cuốn sách và bộ sách này được tạo ra từ dự án hợp tác giữa Thảo Cầm Viên Sài Gòn và Nhà xuất bản Trẻ, nhằm mang đến cho độc giả nhiều độ tuổi những kiến thức thú vị về động thực vật và vườn thú lâu đời này. Hai cuốn sách này được phát hành vào dịp kỷ niệm 160 năm thành lập Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Thảo Cầm Viên là một công viên bảo tồn động thực vật ở TP HCM, với diện tích 16,9ha, là một trong những vườn thú lâu đời nhất trên thế giới và lớn nhất Việt Nam. Thảo Cầm Viên được xây dựng vào năm 1864, nằm trên một góc rừng mưa nhiệt đới Đông Nam Bộ xưa, vẫn còn lưu dấu tích với những gốc cổ thụ quý hiếm như: cây mét " 46,"Tổng công ty 36 góp mặt vào liên doanh nhà đầu tư dự án khu dân cư gần 2.000 tỷ đồng. UBND tỉnh Thanh Hoá vừa công bố quyết định số 383/QĐ-UBND chấp thuận Liên doanh Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Minh Hương - Tổng công ty 36-CTCP - Công ty TNHH Tập đoàn An Phát Vượng là nhà đầu tư thực hiện dự án Khu dân cư trung tâm xã Đông Tân (nay là phường Đông Tân) thành phố Thanh Hoá. Theo thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hoá ngày 13/3, mục tiêu của dự án nhằm hiện thực hóa quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt, góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của thành phố Thanh Hóa; hình thành khu dân cư mới, tạo quỹ đất thương mại, nhà ở xã hội cho người dân trong khu vực; đồng thời, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Dự án có quy mô là khoảng 22,5 ha; trong đó, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội là 18.501,7 m2. Tổng vốn đầu tư hơn 1.840 tỷ đồng (vốn góp của nhà đầu tư là 267,2 tỷ đồng, vốn huy động là hơn 1.564,7 tỷ đồng). Trong đó chi phí thực hiện dự án là 1.756,612 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 84,36 tỷ đồng. Về cơ cấu sản phẩm nhà ở, dự án dự kiến cung cấp 556 căn nhà ở thương mại (520 căn liền kề, 36 căn biệt thự được xây thô và hoàn thiện mặt trước) và 499 căn nhà ở xã hội (được xây dựng hoàn thiện). Khi hoàn thành dự án sẽ đáp ứng nhu cầu nhà ở cho 3.610 dân. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm (được tính từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất); người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài theo quy định pháp luật về đất đai. Tiến độ thực hiện dự án không quá 05 năm, dự kiến từ quý I/2024 đến quý IV/2028. Cụ thể, quý I/2024 - IV/2024: Thực hiện hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và giao đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án; hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án. Quý I/2025 - quý II/2028: Hoàn thành đầu tư xây dựng dự án. Quý III/2028 - Quý IV/2028: Hoàn thành dự án đưa vào sử dụng, bàn giao công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và quyết toán dự án theo quy định. Theo quyết định, UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu nhà đầu tư phải ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án, khẩn trương hoàn thành hồ sơ, thủ tục về đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi trường, sử dụng đất, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, thỏa thuận đảm bảo theo quy định. Báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm về tình hình thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư. Chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại phát sinh trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thủ tục quy định. Thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm và cam kết khác đúng theo quy định của pháp luật và chủ trương đầu tư của dự án đã được phê duyệt.Trong liên danh doanh thực hiện triển khai dự án thì Tổng Công ty 36 nổi lên tên tuổi lớn trong ngành xây dựng tại Việt Nam. Trải qua hơn 21 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Tổng công ty 36 đã có những bước phát triển vượt bậc. Từ chỗ tên gọi chưa được biết tới, ngày nay Tổng Công ty 36 được mọi người biết đến như là tên của một thương hiệu nổi tiếng, có uy tín cao trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam và quốc tế.Trong những năm qua, Tổng công ty 36 đã thi công nhiều công trình trọng điểm mang tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa chiến lược, phức tạp về kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, và đã về đích thắng lợi, đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao."," Tổng công ty 36 tham gia vào liên doanh nhà đầu tư dự án khu dân cư gần 2.000 tỷ đồng tại Thanh Hoá. Dự án có quy mô 22,5 ha, trong đó quỹ đất phát triển nhà ở xã hội là 18.501,7 m2. Tổng vốn đầu tư hơn 1.840 tỷ đồng, trong đó chi phí thực hiện dự án là 1.756,612 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 84,36 tỷ đồng. Dự án dự kiến cung cấp 556 căn nhà ở thương mại và 499 căn nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho 3.610 dân. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm, người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài theo quy định pháp luật về đất đai. Tiến độ thực hiện dự án không quá 05 năm, dự kiến từ quý I/2024 đến quý IV/2028. UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu nhà đầu tư phải ký quỹ bả" 47,"Lý Hải kể chuyện tình mẫu tử nhói lòng trong ""Lật mặt 7"". (NLĐO) - Những hình ảnh, video clip đầu tiên của phim ""Lật mặt 7: Một điều ước"" được tung ra. Trong phần mới này, Lý Hải kể câu chuyện mẹ đơn thân nuôi 5 con trưởng thành nhưng các con lại ""nhường nhau"" khi phải về chăm sóc mẹ. ""Lật mặt 7: Một điều ước"" theo chân bà Hai, 73 tuổi (diễn viên Thanh Hiền thủ vai), một mình nuôi 5 con khôn lớn. Mỗi người khi trưởng thành đều có cuộc sống, gia đình riêng, không ở cùng bà. Trong đoạn video clip đầu tiên, bà Hai giới thiệu về gia đình mình bằng giọng niềm nở, tự hào rằng các con luôn dễ thương. Khi hỏi đứa nào sẽ nuôi mẹ, cả 5 đều đưa tay xung phong. Bà khoe mỗi khi gặp vấn đề gì thì các con đều chạy về thăm mẹ. Nhìn từ bên ngoài, ai cũng nghĩ gia đình bà Hai viên mãn, hạnh phúc. Thế nhưng, sự thật, bà Hai sống một mình trong căn nhà ở vùng quê, lúc gặp chuyện không biết nương tựa vào ai. Các con mỗi người một phương, có những bộn bề riêng và cũng chẳng mấy khi gặp nhau. Đến lúc bà Hai bị thương do tai nạn, cả 5 người con gồm: Hai Khôn (Trương Minh Cường thủ vai), Ba Lành (Đinh Y Nhung thủ vai), Tư Hậu (Quách Ngọc Tuyên thủ vai), Năm Thảo (Trâm Anh thủ vai) và Sáu Tâm (Trần Kim Hải thủ vai) họp qua online để chọn người về chăm mẹ. Hai Khôn sống sang giàu, Tư Hậu, Năm Thảo, Sáu Tâm có gia đình riêng nhưng không khá giả bằng Hai Khôn. Ba Lành là người duy nhất có thời gian chăm mẹ nhưng sau khi bị chồng bỏ rơi, con gái bệnh phải nhập viện cấp cứu, cô cũng không còn thời gian về quê với mẹ mình. Trong phần 7, Lý Hải không khoe nhiều cảnh cháy nổ, rượt đuổi hay đấu đá nảy lửa như thường thấy ở các phần phim trước. Anh đẩy yếu tố cảm xúc, khai thác câu chuyện về tình mẫu tử nhằm truyền thông điệp sức mạnh tình thân. Lý Hải và ê-kíp mong muốn mang đến cho người xem một phần phim mới lạ, khác biệt so với trước đây nhưng vẫn giữ được sự bình dị, gần gũi và chạm đến trái tim. Một số diễn viên khác tham gia phim có: Ammy Minh Khuê, Thanh Thức, Tín Nguyễn, Lê Thu, Trâm Anh, Tạ Lâm, Ceri, Thái Vũ, Tú Trinh, Mạnh Dung, Phi Điểu, Tiết Cương, Long Đẹp Trai, Hoài An, Tùng Yuki, Ngọc Lan, Thị Mười, Oanh Kiều… Phim do Lý Hải biên kịch, đạo diễn, sản xuất, dựng phim, dự kiến khởi chiếu từ 26-4. "," ""Lật mặt 7: Một điều ước"" là một phần phim mới của Lý Hải, kể về một mình nuôi 5 con khôn lớn. Mỗi người khi trưởng thành đều có cuộc sống, gia đình riêng, không ở cùng bà. Trong phần này, Lý Hải không khoe nhiều cảnh cháy nổ, rượt đuổi hay đấu đá nảy lửa như thường thấy ở các phần phim trước. Anh đẩy yếu tố cảm xúc, khai thác câu chuyện về tình mẫu tử nhằm truyền thông điệp sức mạnh tình thân. Lý Hải và ê-kíp mong muốn mang đến cho người xem một phần phim mới lạ, khác biệt so với trước đây nhưng vẫn giữ được sự bình dị, gần gũi và chạm đến trái tim. Phim do Lý Hải biên kịch, đạo diễn, sản xuất, dựng phim, dự kiến khởi chiếu từ 26-4." 48,"Trung tâm đào tạo cơ điện HTS - Nơi đào tạo chuyên nghiệp MEP và ứng dụng vào thực tiễn công việc. (Xây dựng) - Trung tâm đào tạo cơ điện HTS là một trong những trung tâm đào tạo lĩnh vực cơ điện chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam đặc biệt là khu vực TP. HCM. Với gần 10 năm hoạt động, trung tâm đã cung cấp hơn 2.000 học viên cho thị trường xây dựng cả nước. Trong số đó, nhiều bạn hiện đang là kỹ sư, quản lý cơ điện tại nhiều công ty lớn tại Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài. Trung tâm đào tạo cơ điện HTS được thành lập vào năm 2014 bởi kỹ sư (KS) Vương Cam, một chuyên gia có hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ điện. Anh đã trực tiếp tham gia thiết kế hơn 100 dự án lớn nhỏ, trong đó có hơn 30 dự án tại nước ngoài. Anh từng đảm nhiệm vị trí quản lý thiết kế tại nhiều công ty Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Với hai bằng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành kỹ thuật nhiệt và kỹ thuật điện, KS Vương Cam cũng là giảng viên trực tiếp giảng dạy các khóa học chính tại trung tâm.Với phương pháp học “Giảng viên là trưởng phòng, học viên là nhân viên, bài làm là nhiều dự án thực tế 100%” và phương pháp học “Cầm tay chỉ việc, học nhiều, hỏi nhiều, hiểu sâu” trung tâm luôn đặt chất lượng học viên lên hàng đầu và không ngừng nâng cấp khóa học là yếu tố tạo nên sự thành công của trung tâm cho đến nay. Trung tâm đào tạo cơ điện HTS hướng đến việc trang bị kỹ năng và kiến thức cần thiết cho các bạn sinh viên, kỹ sư ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt, điện công nghiệp, công nghệ môi trường, cấp thoát nước… để chắc chắn họ có thể ứng tuyển các vị trí kỹ sư thiết kế hệ thống HVAC, thiết kế hệ thống PCCC, thiết kế hệ thống cấp thoát nước, cũng như các vị trí kỹ sư triển khai Revit cơ điện, kỹ sư giám sát cơ điện tại các công ty trong nước và công ty đa quốc gia ngay sau hoàn thành các khóa học tại trung tâm. Sự vượt trội của Trung tâm đào tạo cơ điện HTS Chúng tôi tự hào có đội ngũ giảng viên không chỉ sở hữu kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn có kinh nghiệm thực tiễn thành công trong lĩnh vực mà họ đào tạo. Điều này đảm bảo rằng học viên sẽ được tận dụng tối đa kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên để phát triển bản thân và đạt được mục tiêu trong sự nghiệp của mình. Đào tạo tận tâm, chuyên nghiệp và đào tạo chính xác yêu cầu thực tế là điểm mạnh của Trung tâm đào tạo cơ điện HTS. Chúng tôi luôn đặt kết quả của học viên lên hàng đầu và đặc biệt chú trọng đến việc giúp học viên hiểu sâu các kiến thức bằng cách hướng dẫn cụ thể từng bước thiết kế hệ thống cơ điện trên các dự án thực tế như một kỹ sư thiết kế khi đi làm. Tại Trung tâm đào tạo cơ điện HTS, chúng tôi hiểu rằng thực hành là yếu tố quan trọng để học viên có thể rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm tốt nhất, giúp họ có thể áp dụng ngay những kiến thức đã học vào công việc của mình. Vì vậy, khi học xong một phần nào đó, học viên sẽ được thực hành trực tiếp trên bản vẽ thực tế tương ứng trên lớp. Sau đó, họ có thể về nhà hoàn thành phần còn lại và được đội ngũ giảng viên chỉnh sửa, nhận xét và hỗ trợ giải đáp vướng mắc online thường xuyên trên các nhóm Zalo và Facebook của khóa học. Bên cạnh dự án đang làm, chúng tôi còn cung cấp thêm nhiều dự án thực tế đa dạng khác để học viên có thể rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm tốt nhất có thể. Đây là các dự án thực hành đa dạng như cao ốc văn phòng, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại … Tất cả học viên hoàn thành khóa học đạt được chứng nhận không chỉ giỏi nghề, vững kiến thức mà còn tư duy sáng tạo tốt.Các khóa học tiêu biểu tại Trung tâm đào tạo cơ điện HTS Khóa học thiết kế hệ thống điều hòa không khí và thông gió Khóa học thiết kế hệ thống điều hòa không khí và thông gió tại Trung tâm đào tạo cơ điện HTS do KS Vương Cam trực tiếp hướng dẫn trên các dự án thực tế gồm các nội dung chính sau: - Thiết kế, tính tải lạnh các hệ thống điều hòa split, multi, VRF; tính tải công trình water chiller bằng Trace700 - Tính lưu lượng, tổn thất áp suất đường ống gió, phụ kiện, miệng gió; chọn quạt - Thiết kế các hệ thống thông gió sự cố: thông gió hút khói hầm xe; tăng áp cầu thang bộ, thang máy; hút khói hành lang - Tính chọn AHU, PAU; Chiller, tháp giải nhiệt, bơm nước lạnh/ giải nhiệt - Tính kích thước đường ống nước lạnh/ giải nhiệt - Triển khai bản vẽ đường ống cho FCU, AHU, phòng máy chiller"," Trung tâm đào tạo cơ điện HTS là một trung tâm đào tạo lĩnh vực cơ điện chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực TP. HCM. Trung tâm được thành lập vào năm 2014 bởi kỹ sư Vương Cam, một chuyên gia có hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ điện. Trung tâm đào tạo cơ điện HTS hướng đến việc trang bị kỹ năng và kiến thức cần thiết cho các bạn sinh viên, kỹ sư ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt, điện công nghiệp, công nghệ môi trường, cấp thoát nước… để chắc chắn họ có thể ứng tuyển các vị trí kỹ sư thiết kế hệ thống HVAC, thiết kế hệ thống PCCC, thiết kế hệ thống cấp thoát nước, cũng như các vị trí kỹ sư triển khai Revit cơ điện, kỹ sư giám sát cơ điện tại các công ty trong nước và công ty đa quốc gia ngay sau hoàn thành các khóa học tại trung tâm. Trung tâm đào tạo cơ điện HTS" 49,"BS Lương Ngọc Trung: Hạnh phúc khi mang lại cho bệnh nhân cuộc đời mới sau từng ca mổ. (Dân trí) - Hơn 20 năm gắn bó với nghề y, đối mặt với sinh tử mỗi ngày, ThS.BS. Lương Ngọc Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật mạch máu và lồng ngực, Bệnh viện FV càng thấm thía sự khắc nghiệt của nghề. Để vượt qua khắc nghiệt đó, phương thuốc của anh là đam mê. ""Biết đâu mình có thể phụ một tay?"" 20h, bác sĩ Lương Ngọc Trung - Trưởng khoa Phẫu thuật mạch máu và lồng ngực đi lại ở hành lang phòng mổ với vẻ sốt sắng. Phía trong, các đồng nghiệp đang thực hiện can thiệp mạch để cầm máu cho một thai phụ bị chảy máu không ngừng sau sinh được đưa từ Campuchia qua FV cấp cứu. Người thực hiện ca phẫu thuật là bác sĩ Pierre Jaillot - Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, một bậc thầy về thắt nút mạch. Hôm ấy, khi đã về nhà ăn tối với gia đình, song anh cảm thấy ""đứng ngồi không yên"". ""Với một ca phức tạp như vậy, biết đâu mình có thể phụ một tay?"". Ý nghĩ ấy đã thôi thúc anh quay trở lại bệnh viện. Cánh cửa phòng phẫu thuật bật mở, đồng nghiệp báo tin ca can thiệp gặp trục trặc. Khi tiếp cận động mạch quay bên tay trái để tới động mạch thượng vị dưới ở vùng bụng bệnh nhân, bác sĩ Pierre gặp khó khăn trong việc tìm đường mạch can thiệp, cần một bác sĩ phẫu thuật. Trong tâm thế sẵn sàng, bác sĩ Trung lập tức vào hỗ trợ. Thường xuyên làm việc trên các hệ thống mạch máu, bác sĩ Trung hiểu rằng động mạch cánh tay của nữ sản phụ co thắt lại nhỏ xíu như đầu tăm, do trước đó được dùng thuốc co mạch liều cao để nâng huyết áp lên sau các lần phẫu thuật. Rất nhanh chóng, anh quyết định can thiệp mạch thông qua đường từ hõm nách để tiếp cận động mạch thượng vị dưới ở vùng bụng bệnh nhân trong sự bất ngờ của ê-kíp mổ. Từng động tác cẩn trọng và khéo léo, anh đã đưa dụng cụ nội soi tới ổ bụng để bác sĩ Pierre Jaillot thực hiện thắt nút mạch thành công cho bệnh nhân. Sản phụ Campuchia sau đó còn phải trải qua nhiều khâu điều trị tại FV suốt 1 tháng. Dẫu không phải là bệnh nhân do anh trực tiếp điều trị, song khi nghe tin chị được xuất viện, bác sĩ Trung kể lại, anh cảm thấy tự hào vì được góp công sức nhỏ bé cùng đồng nghiệp cứu người mẹ trẻ vượt cửa tử trong gang tấc.Hạnh phúc khi mang lại cho bệnh nhân cuộc đời mới Hơn 20 năm gắn bó với nghề y, niềm đam mê cứu người và chinh phục những kỹ thuật điều trị khó đã giúp bác sĩ Lương Ngọc Trung từng bước vượt qua nhiều thử thách, đạt những cột mốc quan trọng trong sự nghiệp. Tốt nghiệp Đại học Y Huế năm 2001, anh học tiếp chương trình thạc sĩ y khoa và bác sĩ nội trú chuyên ngành phẫu thuật tim mạch, lồng ngực. Từ năm 2006-2007, anh sang Pháp học chương trình bác sĩ nội trú chuyên ngành phẫu thuật tim mạch Đại học Y khoa Pierre và Marie Cuirie (Paris 6); bác sĩ nội trú khoa Phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực Đại học Y khoa Paul-Sabatier, Toulouse. Anh còn đạt nhiều chứng chỉ nghề nghiệp quan trọng khác như chứng chỉ Can thiệp nội mạch động mạch chủ và mạch máu ngoại biên của Đại học Y The Prince of Songkla (Thái Lan), chứng chỉ Thay van động mạch chủ qua da (TAVI) bệnh viện Pities- Salpetriere (Pháp)… Bác sĩ Lương Ngọc Trung tự thấy mình gặp nhiều may mắn khi trên mỗi chặng đường học tập, anh được dìu dắt bởi những người thầy lớn như GS.TS. Bùi Đức Phú, PGS.TS.BS. Lê Quang Thứu, giáo sư phẫu thuật tim mạch nổi tiếng người Pháp Yves Glock. Bác sĩ Trung cho biết, càng nghiên cứu về thế giới mạch máu trong cơ thể người, anh càng thấy đam mê. Thật khó diễn tả hết cảm xúc của một phẫu thuật viên sau khi thao tác tỉ mỉ hàng giờ trên những sợi mạch máu nhỏ như cọng chỉ, hay ""gọt đẽo"" van tim để trả lại nó về chức năng bình thường. ""Tôi rất tâm đắc cách ví von của GS. Yves Glock: bác sĩ phẫu thuật mạch máu và nhà văn đều là những nghệ sĩ thực thụ; nếu nhà văn phân tích tâm hồn con người bằng ngòi bút thì bác sĩ phẫu thuật mạch máu bóc tách các mạch máu trong cơ thể bằng dao mổ. Và khi một mạch máu được sửa chữa thành công, dòng máu được khơi thông, bệnh nhân thoát cơn nguy kịch, người bác sĩ cảm giác hạnh phúc vì đã mang lại cho bệnh nhân một cuộc đời mới"", bác sĩ Trung chia sẻ.Với bác sĩ Trung, những xúc cảm mạnh mẽ nhất có lẽ là những ca mổ điều trị dị tật cho trẻ em. Chị Tiên - nhân viên của Quỹ Nâng bước tuổi thơ cho biết, anh là một trong những bác sĩ tích cực hợp tác với quỹ từ thiện Nâng bước tuổi thơ để mổ miễn phí cho các em bé có hoàn cảnh khó khăn bị dị dạng mạch máu hoặc bị lõm ngực bẩm sinh. ""Điều tôi ấn tượng về bác sĩ Trung đó là sau ca mổ, anh thường xuyên thăm khám theo dõi bệnh tình của bệnh nhân, thậm chí sau đó còn chủ động liên lạc với gia đình các em xem tình trạng của bệnh nhân ra sao"", chị Tiên - nhân viên của Quỹ Nâng bước tuổi thơ chia sẻ. Mỗi lần hay tin những bệnh nhi của mình - chẳng hạn H' Miriam - bé gái người dân tộc Êđê sau khi được cắt đi cục bướu to như một ba lô trên lưng, cơ thể phát triển cân đối khỏe mạnh và em rất vui tươi; hay cậu bé Bdap 9 tuổi bị lõm ngực bẩm sinh đã sớm ổn định sức khỏe sau khi phẫu thuật khôi phục vòm ngực…, bác sĩ Trung đều cười rạng rỡ xúc động. Anh bộc bạch, niềm hạnh phúc sau mỗi ca mổ thành công đã giúp anh vượt qua những khắc nghiệt của nghề - đặc biệt là phẫu thuật tim, vốn phải thường xuyên đối mặt với những khó khăn, áp lực, kể cả tình trạng bệnh nhân ngưng tim trên bàn mổ. Cũng chính từ môi trường khắc nghiệt này, bác sĩ Trung đã định hình được những nét tính cách quan trọng của người phẫu thuật viên, đó là cẩn trọng và tỉ mỉ, không cho phép mình sai sót. Anh nhắc lại câu nói kinh điển trong nghề phẫu thuật: ""Phẫu thuật viên giỏi phải là người có đôi mắt chim ưng, trái tim sư tử và đôi tay khéo léo của người phụ nữ"". Làm việc bằng cả tấm lòng ở bất cứ vai trò nào Năm 2017, bác sĩ Trung gia nhập Bệnh viện FV và chọn chuyên ngành lồng ngực mạch máu như một cách để thử thách chính mình. Anh tranh thủ tận dụng mọi cơ hội dù là nhỏ nhất để cập nhật những kỹ thuật điều trị tiên tiến trên thế giới. ""5 năm làm việc cùng bác sĩ Trung, tôi luôn có sự yên tâm, tin tưởng và biết anh chắc chắn sẽ làm trọn trách nhiệm của mình. Anh được bệnh nhân tin tưởng. Anh tích cực hỗ trợ và hợp tác với khoa khác về các vấn đề liên quan đến khoa mạch máu. Do cẩn trọng, tỉ mỉ nên anh cũng là một người khó tính, bác sĩ Trung muốn mọi hồ sơ bệnh nhân đều phải chỉn chu"", chị Nguyệt - Thư ký khoa nhận xét về người cộng sự của mình. Tuy nhiên, chị cũng cho biết, anh chỉ khắt khe trong công việc chuyên môn; ngoài giờ, anh là người cởi mở và thân thiện. Qua các câu chuyện về gia đình, những cuộc gọi cho vợ con với giọng trìu mến trong ca trực khuya, hay anh có thói quen lấy ảnh con gái cưng ra ngắm vội trong quãng nghỉ giữa hai cuộc khám bệnh…, bác sĩ Trung trong mắt các đồng nghiệp là một người chồng, người cha tình cảm. Cuối năm 2023, bác sĩ Trung được bổ nhiệm làm Trưởng khoa Phẫu thuật mạch máu và lồng ngực. Lý giải về việc bổ nhiệm một bác sĩ trẻ vào vị trí trưởng khoa, bác sĩ Đỗ Trọng Khanh - Giám đốc Y khoa Bệnh viện FV cho biết: ""Bác sĩ Trung nắm chắc kỹ thuật chuyên môn, đồng thời có kỹ năng của một đội trưởng. Tại FV, tiêu chí quan trọng nhất của một người lãnh đạo ngoài chuyên môn ra thì chính là lương tâm, đạo đức nghề nghiệp và tầm nhìn. Bác sĩ Trung hội đủ các yếu tố đó"". Vốn là người thuần làm chuyên môn, bác sĩ Trung cười hiền lành khi bày tỏ có đôi chút áp lực ở vai trò đầu tàu một chuyên khoa. Dẫu vậy, anh hào hứng khi chia sẻ kế hoạch phát triển khoa phẫu thuật lồng ngực, mạch máu hiện đại, can thiệp tối thiểu, chất lượng cao. Việc áp dụng các phương pháp điều trị hiện đại này cho các ca mổ, bệnh nhân chỉ cần gây tê tại chỗ không cần gây mê, không đau, rút ngắn thời gian nằm viện.Trong vai trò quản lý một chuyên khoa được kỳ vọng trở thành chuyên khoa mũi nhọn, bác sĩ Trung cho biết, anh vẫn giữ đúng phương châm: làm việc bằng cả tấm lòng, cố gắng làm tốt nhất có thể. ""Có một câu nói của Voltaire mà tôi rất tâm đắc: đừng để sự hoàn hảo trở thành kẻ thù của những điều tốt đẹp. Nói cách khác, thay vì ép buộc bản thân theo đuổi sự hoàn hảo bất khả thi, hãy chấp nhận làm việc ở mức tốt. Với tôi điều tốt còn tốt hơn là sự hoàn hảo"", vị tân Trưởng khoa Phẫu thuật mạch máu và lồng ngực - Bệnh viện FV đúc kết."," Bác sĩ Lương Ngọc Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật mạch máu và lồng ngực tại Bệnh viện FV, đã gắn bó với nghề y hơn 20 năm. Niềm đam mê cứu người và chinh phục những kỹ thuật điều trị khó đã giúp anh vượt qua nhiều thử thách và đạt những cột mốc quan trọng trong sự nghiệp. Anh tốt nghiệp Đại học Y Huế năm 2001 và học tiếp chương trình thạc sĩ y khoa và bác sĩ nội trú chuyên ngành phẫu thuật tim mạch, lồng ngực. Anh còn đạt nhiều chứng chỉ nghề nghiệp quan trọng khác như chứng chỉ Can thiệp nội mạch động mạch chủ và mạch máu ngoại biên của Đại học Y The Prince of Songkla (Thái Lan), chứng chỉ Thay van động mạch chủ qua da (TAVI) bệnh viện Pities- Salpetriere (Pháp)… Bác sĩ Trung cho biết, càng nghiên cứu về thế giới mạch máu trong cơ thể người, anh càng thấy đam mê. Thật khó diễn tả hết cảm xúc của một phẫu thuật viên sau khi thao t" 50,"Đã làm thủ tục BHXH trực tuyến có cần nộp thêm bản giấy? (Chinhphu.vn) – Bà Nguyễn Xuân Lan (Hà Nội) sinh con vào tháng 9/2023. Bà Lan hỏi, nay bà muốn làm thủ tục hưởng chế độ thai sản cho chồng của bà, ngoài việc đã kê khai trên BHXH trực tuyến thì hồ sơ giấy sẽ được gửi đến đâu? Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau: Điểm a Khoản 1 Điều 41 Quyết định số 838/QĐ-BHXH ngày 29/5/2017 của BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy trình giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp quy định: ""Tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi chứng từ liên quan kèm theo ở dạng giấy (chứng từ do cơ quan, tổ chức khác ban hành) sang dạng điện tử và gửi trên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam; trường hợp không gửi được trên Cổng Thông tin điện tử, thực hiện gửi chứng từ giấy qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi trực tiếp (đối với cá nhân) tới cơ quan BHXH để đối chiếu, xét duyệt trước khi nhận kết quả giải quyết)"". Như vậy: - Trường hợp đã kê khai trên BHXH trực tuyến và không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích. - Trường hợp đã kê khai trên BHXH trực tuyến và gửi hồ sơ điện tử (hồ sơ giấy đã được chuyển đổi sang định dạng điện tử) thì không cần phải nộp hồ sơ giấy về cơ quan BHXH. BHXH Việt Nam xin thông tin để bà được biết. Trong quá trình thực hiện dịch vụ công, nếu có vướng mắc xin liên hệ Tổng đài chăm sóc khách hàng của BHXH Việt Nam qua số điện thoại 19009068 để được giải đáp."," Điểm b Khoản 2 Điều 41 Quyết định số 838/QĐ-BHXH ngày 29/5/2017 của BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy trình giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp quy định: ""Tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi chứng từ liên quan kèm theo ở dạng giấy (chứng từ do cơ quan, tổ chức khác ban hành) sang dạng điện tử và gửi trên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam; trường hợp không gửi được trên Cổng Thông tin điện tử, thực hiện gửi chứng từ giấy qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi trực tiếp (đối với cá nhân) tới cơ quan BHXH để đối chiếu, xét duyệt trước khi nhận kết quả giải quyết)"". Như vậy: - Trường hợp đã kê khai trên BHXH trực tuyến và không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích. - Trường hợp" 51,"Cần đột phá trong thu hút đầu tư phát triển công viên. Mặc dù TPHCM đã có chủ trương thu hút nguồn vốn xã hội hóa cho đầu tư phát triển hạ tầng, trong đó có công viên cây xanh, nhưng hiện nay việc đầu tư phát triển công viên phải trông chờ hoàn toàn vào đầu tư công. Thực tế cho thấy, lĩnh vực này đang rất cần sự đột phá trong quy định và thực hiện, để đáp ứng nhu cầu bức thiết của người dân trong thụ hưởng không gian xanh công cộng. Thiếu nguồn lực triển khai Trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn, nhiều người dân chú ý trước thông tin Sở VH-TT đề xuất UBND TPHCM cho phép sân khấu Sen Hồng được sáng đèn trở lại để phục vụ người dân dịp tết. Sân khấu rộng 1ha, mặt sàn 6.000m2, nằm trong Công viên 23-9, giữa trung tâm của thành phố, 4 năm qua đã dừng hoạt động để chỉnh trang công viên. Cách nay khoảng 5 năm, các cơ quan chức năng của TPHCM đồng ý với kiến nghị trả lại đúng chức năng cho Công viên 23-9 vì mặt bằng bị biến thành sân khấu, cho thuê, khiến cảnh quan nhếch nhác. Ngay sau đó, TPHCM đã tổ chức thi tuyển thiết kế, phê duyệt kết quả thi tuyển và liên tục chỉ đạo khẩn trương di dời, hoàn trả mặt bằng cho công viên. Nhưng đến nay việc chỉnh trang công viên vẫn chưa được triển khai. Ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở QH-KT, cho biết, trong các đồ án quy hoạch, TPHCM có đầy đủ tiện ích công viên cây xanh theo đúng chỉ tiêu quy hoạch. Nhiều khu vực quy hoạch công viên rất lớn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân trong khu vực, như Công viên Văn hóa lịch sử dân tộc, công viên tại Thủ Thiêm, tại phía Nam đường Nguyễn Văn Linh… Tuy nhiên, do thiếu nguồn lực nên các quy hoạch này chưa được triển khai trong thực tế. Sở Xây dựng TPHCM cũng cho biết, đến nay TPHCM có 405 công viên công cộng, với diện tích khoảng 508ha. Chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng giai đoạn 2020-2030 đã đề ra chỉ tiêu trong giai đoạn 2020-2025 phát triển thêm 150ha, giai đoạn 2026-2030 phát triển thêm 450ha đất công viên cây xanh công cộng, hướng tới chỉ tiêu 1m2 công viên cây xanh/người. Để đạt được mục tiêu này, Sở Xây dựng vừa đề xuất đầu tư xây dựng thêm 6 công viên với tổng diện tích gần 800ha, như Công viên Sài Gòn Safari ở huyện Củ Chi rộng 485ha, khu lâm viên sinh thái thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm rộng 128ha, Công viên Quảng trường Thủ Thiêm 20ha, Công viên Gò Cát ở quận Bình Tân rộng 13ha, Công viên cây xanh Thạnh Xuân ở quận 12 rộng 150ha, công viên cây xanh thuộc phường 12, quận Bình Thạnh rộng 3,8ha. Thực tế hiện nay, TPHCM sau hàng chục năm nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới các công viên, cũng mới chỉ đạt khoảng 508ha, với 405 công viên, thì con số 800ha công viên vừa đề xuất thực sự không dễ trở thành hiện thực. Hiện theo các quy hoạch, TPHCM cũng sẽ có gần 11.400ha đất công viên cây xanh. Điều này cho thấy, giữa quy hoạch “trong mơ” và thực tế là một khoảng cách rất xa, trong khi nhu cầu của người dân là rất khẩn thiết. Linh hoạt trong đầu tư Khó khăn lớn nhất trong phát triển công viên công cộng tại TPHCM là nguồn vốn. TPHCM không đủ kinh phí để triển khai các dự án xây dựng công viên theo kế hoạch đề ra. Chẳng hạn, giai đoạn 2020-2025, TPHCM đặt mục tiêu tăng thêm 150ha công viên, nghĩa là cần thực hiện tối thiểu 54 dự án, với kinh phí hơn 9.000 tỷ đồng. Nhưng đến nay là đầu năm 2024, mới chỉ có 4 dự án được HĐND TPHCM chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng kinh phí 1.590 tỷ đồng.Trong khi nguồn vốn đầu tư công chưa thể bố trí đủ cho các dự án, thì việc mời gọi tư nhân đầu tư phát triển công viên cây xanh lại chưa thực hiện được. Bởi theo quy định của Luật Đầu tư, công viên cây xanh không thuộc lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công - tư. Ông Đặng Phú Thành, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, cho biết, công viên là đất do nhà nước quản lý nên phải tuân thủ quy định về quản lý, khai thác tài sản công. Trong khi đó, hiện nay chưa có quy định trong quản lý, sử dụng, khai thác mặt bằng công viên, từ đó phát sinh nhiều vướng mắc trong việc tổ chức các dịch vụ thiết yếu trong công viên phục vụ nhu cầu của người dân như: bãi giữ xe, căng tin, máy bán nước tự động... TPHCM đang rà soát điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, theo Giám đốc Sở QH-KT Nguyễn Thanh Nhã, trong quy hoạch sắp tới sẽ tham khảo các quy chuẩn mới, với thiết kế đô thị “nén” hơn, tiết kiệm không gian, dành quỹ đất cho không gian xanh, sinh hoạt công cộng, để đô thị thông thoáng hơn. Với mục tiêu xây dựng mảng xanh, ngành quy hoạch đề xuất các phương thức quy hoạch lại các công viên. Hiện quy chuẩn quy hoạch yêu cầu thực hiện các công viên tập trung rộng 5-10ha nhưng TPHCM hiện rất hạn chế quỹ đất, do vậy có thể phân tán các công viên, mảng xanh nhỏ hơn. “Chúng tôi đề xuất chỉ tiêu linh hoạt hơn, phù hợp với địa bàn TPHCM. Cách làm này linh hoạt hơn là làm các công viên lớn tập trung”, ông Nguyễn Thanh Nhã phát biểu. "," Tóm tắt: TP. Hồ Chí Minh đang gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư phát triển công viên, vì hiện tại việc đầu tư phát triển công viên phải trông chờ hoàn toàn vào đầu tư công. TPHCM cần sự đột phá trong quy định và thực hiện để đáp ứng nhu cầu bức thiết của người dân trong thụ hưởng không gian xanh công cộng. Hiện tại, TPHCM có 405 công viên công cộng với diện tích khoảng 508ha. Chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng giai đoạn 2020-2030 đã đề ra chỉ tiêu trong giai đoạn 2020-2025 phát triển thêm 150ha, giai đoạn 2026-2030 phát triển thêm 450ha đất công viên cây xanh công cộng, hướng tới chỉ tiêu 1m2 công viên cây xanh/người. Tuy nhiên, do thiếu nguồn lực nên các quy hoạch này chưa được triển khai trong thực tế. Nguồn vốn là khó khăn lớn nhất trong phát triển công viên công cộng tại TPHCM. TPHCM" 52,"Giáo viên dạy gì ở lớp dạy thêm mà dạy nhiều thế?. Phải nói thẳng ra rằng, phần nhiều giáo viên dạy thêm hiện nay ở các trường phổ thông là dạy thêm cho học sinh chính khóa và dạy trước chương trình học trên lớp. Hiện nay, tình trạng dạy thêm và học thêm xảy ra từ nông thôn đến thành thị, từ khi học sinh bước vào lớp 1 cho đến khi hoàn thành chương trình phổ thông. Nhiều học sinh học thêm triền miên đối với tất cả các ngày trong tuần. Giáo viên nhiều môn học cũng dạy thêm nhiều ca trong 1 ngày. Việc dạy thêm, học thêm đang góp phần cải thiện điểm số cho học sinh và nâng cao chất lượng bộ môn ở các nhà trường. Tuy nhiên, mặt trái của việc dạy thêm và học thêm cũng không ít- điều này đã được báo chí phản ánh khá nhiều trong những năm vừa qua. Phải nói thẳng ra rằng, phần nhiều giáo viên dạy thêm hiện nay ở các trường phổ thông là dạy thêm cho học sinh chính khóa và dạy trước chương trình học trên lớp. Vì thế, cùng một đơn vị kiến thức của chương trình, sách giáo khoa nhưng phụ huynh đang phải tốn nhiều lần tiền để trả cho phí học thêm của con em mình.Học sinh hờ hững khi học chính khóa trên lớp vì đã học thêm ở nhà thầy cô Hiện nay, ở cấp tiểu học thì những giáo viên chủ nhiệm và tiếng Anh là có nhiều học sinh học thêm; cấp trung học cơ sở những môn mà giáo viên đang dạy thêm nhiều là Toán, tiếng Anh, Ngữ văn, Vật lí, Hóa học. Cấp trung học thì những môn phục vụ cho thi tốt nghiệp; xét tuyển đại học nên gần hết các môn học ở cấp học này có thể dạy thêm được. Đối với những giáo viên đang dạy thêm ở lớp 9 và lớp 12 ngoài việc dạy kiến thức trên lớp thì gần đến thi tuyển sinh và thi tốt nghiệp trung học phổ thông còn luyện đề và hướng dẫn học sinh tiếp cận, khai thác các câu hỏi trong đề kiểm tra. Riêng, những giáo viên dạy thêm cho học sinh các lớp không phải là cuối cấp thì đơn thuần là dạy trước chương trình và giải một số đề kiểm tra trước khi kiểm tra định kỳ. Việc dạy thêm trước chương trình hiện nay khá phổ biến. Điều dễ nhận thấy nhất là những giáo viên không dạy thêm khi quan sát lớp học của mình sẽ có nhiều em học không tập trung, ít ghi chép bài, thường nói chuyện nhưng lại hay xung phong lên làm bài tập. Dưới vở ghi chép trên lớp của các em luôn có một quyển vở học thêm. Vì vậy, khi giáo viên thấy học sinh nói chuyện, yêu cầu đứng lên trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa thì học sinh lật vở học thêm ra trả lời. Nhưng, giáo viên chỉ cần đóng vở học thêm lại thì nhiều em tắc tị, đứng yên. Những bài tập trong sách giáo khoa thường xuyên xung phong nhưng những bài tập vận dụng mà giáo viên không lấy trong sách giáo khoa, hoặc một vấn đề khác thì những học sinh không trả lời, không làm được. Đối với những học sinh học thêm với thầy cô đang dạy chính khóa thì lại càng đơn giản, thầy cô dạy thêm sẽ biết cách gọi các em này lên làm những bài tập, trả lời những câu hỏi mà đã được học trong lớp học thêm để có thể tuyên dương và cho điểm cao. Khi kiểm tra định kỳ- nội dung kiểm tra sẽ được giáo viên trong tổ thảo luận khá kĩ và làm đề cương ôn tập nên giáo viên dạy thêm gần như nắm chắc nội dung ôn tập. Bên cạnh đó, họ có thể là người ra đề, hoặc không ra đề nhưng họ có cách để nói với giáo viên ra đề “tham khảo” trước- giáo viên trong tổ thường hay cả nể- dù nguyên tắc không cho phép nhưng ai mà kiểm soát được những việc bí mật của nhau.Những kiến thức được giáo viên dạy thêm (được phân công ra đề) hoặc họ tranh thủ giáo viên ra đề để biết được đề kiểm tra trước sẽ được ôn, được hướng dẫn kĩ trong lớp học thêm. Vì thế, học sinh đi học thêm đạt điểm cao trong các bài kiểm tra định kỳ khá bổ biến. Như vậy, về cơ bản, việc dạy thêm, học thêm hiện nay chỉ tập trung ở những lớp cuối cấp khi mà giáo viên dạy thêm kiến thức để học sinh chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp, cuối cấp. Còn lại, các lớp khác chủ yếu là dạy trước chương trình học chính khóa trên lớp. Đơn giản chỉ vậy nhưng phụ huynh đang tốn rất nhiều tiền cho việc học thêm của con em mình bởi 1 đơn vị kiến thức nhưng học sinh phải học đi, học lại ít nhất là 2 lần (1 lần ở lớp học thêm và 1 lần học chính khóa ở trường). Chương trình 2018 vẫn học thêm như thường Từ năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 quy định, hướng dẫn về việc dạy thêm, học thêm ở các nhà trường. Theo đó, hoạt động dạy thêm, học thêm phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản: Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau, khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh; Tuyệt đối không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa. Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT cũng quy định rõ các trường hợp không được dạy thêm, học thêm là: Học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được dạy thêm ngoài nhà trường, dạy chính học sinh của mình khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó”. Thế nhưng, thực tế thì không ai kiểm soát được việc dạy thêm, học thêm hiện nay ở các địa phương. Cấp học nào cũng đang có giáo viên dạy thêm và cũng chẳng ai quan tâm đến “một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau, khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh” làm gì. Chương trình 2006 nói là nặng kiến thức nên học sinh phải học thêm, chương trình 2018 giảm tính hàn lâm, xem trọng thực tế thì việc dạy thêm, học thêm nhưng để thay đổi, giảm học thêm có vẻ không dễ. Thực tế tại nhiều trường học, người viết nhận thấy học sinh vẫn đang miệt mài đi học thêm giống như trước đây. Giáo viên trên lớp giao nhiệm vụ học tập cho học trò thực hiện ở nhà, học sinh sẽ chuẩn bị sản phẩm học tập của mình ở những lớp học thêm. Vì vậy, những hoạt động trên lớp có thể diễn ra trơn tru và có những nhận xét, đánh giá từ bạn bè, giáo viên khá hay vì sản phẩm nào cũng đúng, cũng khả quan. Trước đây, việc dạy thêm, học thêm chỉ diễn ra đối với học sinh cuối cấp khi mà các em chuẩn bị thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng hiện nay tình trạng dạy thêm, học thêm ở các lớp cũng không thiếu. Chính vì thế, chất lượng giáo dục đến từ dạy và học trên lớp hay từ học thêm?. Sau mỗi kỳ thi, nếu có sự so sánh, đối chiếu giữa điểm thi với điểm kiểm tra, tổng kết ở các nhà trường sẽ thấy nhiều vấn đề cần được phân tích. Chúng tôi không phủ nhận, một số thầy cô dạy thêm đã nâng cao chất lượng học tập cho học sinh nhưng thực tế số này rất ít. Phần nhiều giáo viên dạy thêm hiện nay đơn thuần chỉ là dạy trước chương trình. Nhiều học sinh đi học thêm hiện nay với thầy cô đang dạy chính khóa trên lớp cũng đơn thuần là để cải thiện điểm số. Bởi vậy, bức tranh dạy thêm, học thêm hiện nay ở nhiều trường học khá phức tạp và có rất nhiều hệ lụy xảy ra. Nhưng, cấm dạy thêm, học thêm trong bối cảnh hiện nay gần như là không thể."," Giáo viên dạy thêm hiện nay ở các trường phổ thông thường dạy thêm cho học sinh chính khóa và dạy trước chương trình học trên lớp. Việc dạy thêm, học thêm đang góp phần cải thiện điểm số cho học sinh và nâng cao chất lượng bộ môn ở các nhà trường. Tuy nhiên, việc dạy thêm và học thêm cũng có mặt trái, điều này đã được báo chí phản ánh khá nhiều trong những năm vừa qua. Phụ huynh đang tốn rất nhiều tiền cho việc học thêm của con em mình bởi 1 đơn vị kiến thức nhưng học sinh phải học đi, học lại ít nhất là 2 lần (1 lần ở lớp học thêm và 1 lần học chính khóa ở trường). Thực tế thì không ai kiểm soát được việc dạy thêm, học thêm hiện nay ở các địa phương. Cấp học nào cũng đang có giáo viên dạy thêm và cũng chẳng ai quan tâm đến “một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau, khi xếp h" 53,"TPHCM xử nghiêm nhà thầu chây ì. Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi vừa có chỉ đạo về giải pháp, nhiệm vụ để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.Trong đó, Chủ tịch UBND TPHCM giao các cơ quan chủ quản, các chủ đầu tư dự án tập trung điều hành, đảm bảo tỷ lệ giải ngân theo từng quý đã cam kết. Đồng thời xử lý nghiêm nhà thầu yếu kém chây ì; xác định tiêu chí quan trọng để lựa chọn nhà thầu là thời gian thi công nhanh. Sở Xây dựng được giao chủ trì đảm bảo cho nhà thầu có đủ cơ sở, nguồn lực để thi công 3 ca, 4 kíp. Sở TN-MT được giao chủ trì tham mưu, đề xuất UBND TPHCM về nguồn cát san lấp phục vụ các công trình giao thông trọng điểm; phối hợp, hỗ trợ TP Thủ Đức hoàn thành thủ tục để chi trả vốn bồi thường dự án đường Nguyễn Thị Định trong tháng 3, dự án đường Vành đai 2 trong tháng 10.Để đảm bảo đến cuối quý 1 giải ngân đạt ít nhất 10%, Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu các cơ quan, địa phương tập trung cho một số dự án dự kiến giải ngân vốn lớn trong tháng 3 với tổng vốn dự kiến là hơn 3.800 tỷ đồng. Đó là các dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm Thuật) 1.000 tỷ đồng; dự án xây dựng hệ thống thủy lợi ven sông Sài Gòn đoạn từ sông Lu đến rạch Bà Bếp 200 tỷ đồng; dự án bồi thường giải phóng mặt bằng phục vụ dự án xây dựng nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Thị Định đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Mỹ Thủy 367 tỷ đồng…"," TPHCM đang thực hiện các giải pháp để tháo gỡ vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi đã có chỉ đạo về việc đảm bảo tỷ lệ giải ngân theo từng quý đã cam kết, xử lý nghiêm nhà thầu yếu kém chây ì và xác định tiêu chí quan trọng để lựa chọn nhà thầu là thời gian thi công nhanh. Sở Xây dựng được giao chủ trì đảm bảo cho nhà thầu có đủ cơ sở, nguồn lực để thi công 3 ca, 4 kíp. Sở TN-MT được giao chủ trì tham mưu, đề xuất UBND TPHCM về nguồn cát san lấp phục vụ các công trình giao thông trọng điểm và hỗ trợ TP Thủ Đức hoàn thành thủ tục để chi trả vốn bồi thường dự án đường Nguyễn Thị Định trong tháng 3, dự án đường Vành đai 2 trong tháng 10. Để đảm bảo đến cuối quý 1 giải ngân đạt ít nhất 10%, Chủ tịch UBND" 54,"Cụm Thi đua số IX - Bộ TN&MT: Triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Ngày 15/3, tại TP. Cần Thơ, Cụm Thi đua số IX - Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Tham dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo Vụ Tổ chức Cán bộ (Bộ TN&MT), Lãnh đạo Sở TN&MT các tỉnh, thành thuộc Cụm Thi đua số IX - Bộ TN&MT. Báo cáo tại Hội nghị, ông Đỗ Thanh Thảo, Giám đốc Sở TN&MT TP. Cần Thơ - Cụm trưởng Cụm Thi đua số IX - Bộ TN&MT cho biết: Thực hiện phong trào thi đua năm 2023, Đảng uỷ, Lãnh đạo Sở TN&MT các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang thuộc Cụm Thi đua số IX luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm các chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; các chính sách, pháp luật của Nhà nước về tài nguyên và môi trường cho toàn thể đảng viên, công chức, viên chức và người lao động; đồng thời, thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đã đề ra; các phong trào thi đua gắn với nhiệm vụ chính trị của ngành TN&MT của các tỉnh, thành cũng đã tích cực phát động triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, Sở TN&MT các tỉnh, thành thuộc Cụm Thi đua số IX còn kịp thời tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh, thành phố ban hành tổng cộng 67 văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường. Qua đó, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của các địa phương. Đồng thời, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường cũng đã được tăng cường; các nội dung về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được lồng ghép vào hoạt động của các ngành, lĩnh vực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả phục vụ tốt cho việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố. Cũng trong năm 2023, Sở TN&MT các tỉnh, thành thuộc Cụm Thi đua số IX - Bộ TN&MT luôn chủ động, kịp thời triển khai thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phục vụ tốt cho công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để triển khai các dự án thu hút đầu tư; và triển khai trên 500 cuộc thanh tra, kiểm tra đối các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, môi trường, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước; công tác tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo cũng đã được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, các Sở TN&MT tỉnh, thành thuộc Cụm thi đua số IX - Bộ TN&MT cũng đã tích cực tổ chức sắp xếp, kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đồng thời, đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, phát triển hạ tầng số nhằm giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành ngày càng nhanh chóng và công khai, minh bạch trong việc giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp… Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện phong trào thi đua năm 2023, các Sở TN&MT thuộc Cụm Thi đua số IX cũng đã gặp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc chuyển đổi số lĩnh vực tài nguyên và môi trường; sự chồng chéo của một số quy định pháp luật liên quan lĩnh vực đất đai, khoáng sản, môi trường; cơ sở hạ tầng ở một số bãi rác đã xuống cấp, không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định ảnh hưởng đến công tác thu gom, xử lý rác thải, làm phát sinh mùi hôi; tình trạng vứt rác sinh hoạt xuống sông, kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra tại một số nơi... Về phương hướng hoạt động thi đua, khen thưởng trong năm 2024, các Sở TN&MT thuộc Cụm Thi đua số IX - Bộ TN&MT sẽ tiếp tục tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và các tỉnh, thành; đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tướng, đạo đức, phong cách đức Hồ Chí Minh”; xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, cơ quan văn hoá. Đồng thời, Cụm Thi đua số IX cũng sẽ giữ vững mối quan hệ lãnh đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác cán bộ đối với chính quyền; tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đối với các tổ chức đoàn thể, phấn đấu tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu vững mạnh; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong đơn vị; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hòa nhã, tận tâm khi thực thi công vụ. Song song đó, Cụm Thi đua số IX tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng thực hiện phương châm của ngành TN&MT “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo”, đảm bảo thực hiện đạt kế hoạch của các địa phương, đơn vị trên tất cả các lĩnh vực của ngành; tham mưu HĐND, UBND tỉnh, thành phố kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, tài nguyên nước, môi trường,... phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, tình hình thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cùng với đó, Cụm Thi đua số IX sẽ tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024; đồng thời, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành TN&MT.Đồng thời, Cụm Thi đua số IX tiếp tục đổi mới phương thức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng nhằm kịp thời cổ vũ, động viên, tuyên truyền, lựa chọn và nhân rộng các điển hình tiên tiến; tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua theo chuyên đề do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương và tỉnh, thành phố phát động; triển khai thi đua sôi nổi đến từng công chức, viên chức và người lao động thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm theo chương trình công tác của từng đơn vị trong Cụm Thi đua số IX và các nhiệm vụ do Bộ TN&MT giao thực hiện năm 2024. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Chu Ngọc Kiên - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ (Bộ TN&MT) đã đánh rất cao những kết quả đạt được trong phong trào thi đua năm 2023 của Cụm Thi đua số IX. Theo ông Chu Ngọc Kiên, trong năm 2023, mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, song căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, các Sở TN&MT thuộc Cụm Thi đua số IX đã triển khai toàn diện, hiệu quả các mặt công tác, trong đó, nổi bật là công tác tổ chức bộ máy cán bộ; quản lý nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường… Qua đó, góp phần vào thành công chung của ngành TN&MT.Để tiến tới hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024, ông Chu Ngọc Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ đề nghị: Các Sở TN&MT thuộc Cụm Thi đua số IX cần tiếp tục bám sát công tác thi đua khen thưởng của Đảng, Nhà nước, Bộ TN&MT; đồng thời, gắn kết chặt chẽ giữa phong trào thi đua của ngành TN&MT với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; cùng phấn đấu, nỗ lực thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao; phát động phong trào thi đua gắn với thực hiện nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn; chọn ra các chủ đề như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để phát động phong trào thi đua trong Cụm Thi đua số IX…Dịp này, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ TN&MT, ông Chu Ngọc Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ đã trao Cờ Thi đua của Bộ TN&MT cho đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Cụm Thi đua số IX cho Sở TN&MT TP. Cần Thơ, đồng thời, trao Bằng khen của Bộ TN&MT cho Sở TN&MT tỉnh Kiên Giang vì đã có thành thích xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2023. Cũng tại Hội nghị, ông Chu Ngọc Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ cũng đã trao Cờ Cụm trưởng, Cụm Thi đua số IX năm 2024 cho Sở TN&MT Hậu Giang và trao Cờ Cụm phó, Cụm Thi đua số IX 2024 cho Sở TN&MT An Giang."," Tóm tắt: - Hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của Cụm Thi đua số IX - Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã được tổ chức tại TP. Cần Thơ vào ngày 15/3. - Trong năm 2023, các Sở TN&MT thuộc Cụm Thi đua số IX đã triển khai toàn diện, hiệu quả các mặt công tác, trong đó, nổi bật là công tác tổ chức bộ máy cán bộ; quản lý nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường… Qua đó, góp phần vào thành công chung của ngành TN&MT. - Để tiến tới hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024, các Sở TN&MT thuộc Cụm Thi đua số IX cần tiếp tục bám sát công tác thi đua khen thưởng của Đảng, Nhà nước, Bộ TN&MT; đồng thời, gắn kết chặt chẽ giữa phong trào thi đua của ngành TN&MT với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; cùng ph" 55,"TP. HCM chưa xác định được thời điểm vận hành thương mại tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Đến thời điểm hiện nay, tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên vẫn chưa xác định được thời gian cụ thể để đưa vào vận hành khai thác thương mại.Ngày 15/3, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP. HCM (MAUR) cho biết, vừa ký kết thoả thuận bàn giao tòa nhà Trung tâm điều hành (OCC) của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên với nhà thầu Liên danh Sumitomo - Cienco 6 (Liên danh SCC). Tòa nhà OCC có diện tích gần 3.000 m2, nằm trong khu vực Depot Long Bình, TP. Thủ Đức được xây dựng nhằm mục đích quản lý dịch vụ vận chuyển hành khách cho tuyến metro số 1. Việc ký kết thỏa thuận bàn giao tòa nhà OCC nhằm chuẩn bị cho công tác vận hành, khai thác tuyến metro số 1 trong năm 2024. Tiếp theo tòa nhà OCC, MAUR sẽ phối hợp với các nhà thầu của dự án để tiến hành công tác kiểm tra nghiệm thu, nhận bàn giao từng phần, lộ trình là tiếp tục kiểm tra nghiệm thu và nhận bàn giao các tòa nhà kỹ thuật trong khu vực Depot như xưởng chính (Main workshop), nhà xưởng hạ tầng (Infrastructure workshop)... trong tháng 4/2024, kiểm tra và nhận bàn giao ga ngầm Nhà hát thành phố và Ba Son trong tháng 5/2024, kiểm tra nghiệm thu và nhận bàn giao các nhà ga trên cao dọc tuyến vào tháng 6/2024 (ga Công nghệ Cao, ga Đại học Quốc gia...). Dự kiến, các nhà ga trên cao sẽ được bàn giao hoàn thành trong tháng 7/2024. Trước khi nghiệm thu bàn giao, các hạng mục này sẽ phải được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy bởi Cục Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ của Bộ Công an. Song song với quá trình bàn giao từng phần của dự án để kịp tiến độ vận hành hiện nay MAUR đang tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên ngành để tiến hành công tác kiểm tra nghiệm thu về PCCC và môi trường; tiến hành đánh giá hồ sơ, xây dựng kịch bản để đánh giá an toàn hệ thống khi tiến hành các bài thử nghiệm chạy tàu an toàn trong các tình huống thông thường và các tình huống giả định với các sự cố như cháy, nổ, mất điện tại các vị trí trong hầm ngầm cũng như tại các nhà ga hay đoạn trên cao. Bên cạnh đó, công tác thử nghiệm các hệ thống, chạy roda trên toàn tuyến đang được liên tục diễn ra ngày và đêm đồng thời MAUR, Công ty HURC1, Tư vấn NJPT và các nhà thầu vẫn đang tiến hành công tác đào tạo nhân sự để phục vụ việc vận hành.Việc thử nghiệm và đánh giá an toàn hệ thống sẽ được thực hiện bởi đơn vị tư vấn độc lập (Liên danh Tư vấn BVT của Pháp) theo các tiêu chuẩn khắt khe của châu Âu và Nhật Bản cùng quy định của Luật Đường sắt Việt Nam. Do đó, việc đưa vào vận hành cuối cùng cũng sẽ phụ thuộc vào kết quả đánh giá an toàn cho của các kịch bản giả định. Hiện nay, các nhân sự vận hành, điều độ, bảo dưỡng đã được đào tạo xong phần lý thuyết cơ bản và chuyên sâu, đào tạo mô phỏng tại Nhật Bản và Việt Nam, đang chuẩn bị cho việc đào tạo thực tế trên các đoàn tàu và thiết bị của dự án. Tuy nhiên, việc đào tạo thực tế sử dụng thiết bị của dự án đang phụ thuộc nhiều vào tiến độ thực hiện của tư vấn chung NJPT và nhà thầu Hitachi. Hiện nay, tư vấn và nhà thầu vẫn đang chưa thể thống nhất cách thức bàn giao các thiết bị và đoàn tàu sử dụng cho công tác đào tạo dẫn đến chậm trễ trong công tác này. Hiện nay, MAUR đã và đang liên tục họp với các bên để đưa ra các giải pháp cho việc bàn giao sớm một số đoàn tàu của dự án phục vụ việc đào tạo, dự kiến bắt đầu trong tháng 4/2024. Theo đó, công tác đào tạo có thể kết thúc vào cuối tháng 6/2024. Sau khi đào tạo xong trong tháng 6/2024, công tác khai thác thử nghiệm (Trial Run) là bước vận hành thử toàn bộ tuyến được thực hiện bởi các nhân sự của Công ty HURC1. Đây cũng là bước thử cuối cùng được tiến hành đồng thời với quy trình đánh giá và cấp chứng nhận an toàn hệ thống cho dự án của Cục Đường sắt Việt Nam và nghiệm thu của Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng. Các công việc này theo kế hoạch sẽ bắt đầu từ đầu tháng 7 và sẽ kéo dài trong khoảng 2 tháng. Tuy nhiên, tiến độ này vẫn phụ thuộc vào việc thống nhất và đồng thuận giải pháp trong việc sử dụng thiết bị, đoàn tàu của dự án giữa tư vấn chung NJPT và nhà thầu Hitachi để tiến hành công tác đào tạo, phục vụ khai thác thử nghiệm và kết quả đánh giá an toàn hệ thống cuối cùng của tư vấn độc lập."," Tóm tắt: Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đang được xây dựng và chuẩn bị vận hành thương mại, tuy nhiên chưa xác định được thời điểm cụ thể. Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP. HCM vừa ký kết thoả thuận bàn giao Trung tâm điều hành (OCC) cho nhà thầu Liên danh Sumitomo - Cienco 6 (Liên danh SCC). OCC có diện tích gần 3.000 m2, nằm trong khu vực Depot Long Bình, TP. Thủ Đức, được xây dựng nhằm quản lý dịch vụ vận chuyển hành khách cho tuyến metro số 1. Việc ký kết thoả thuận bàn giao OCC nhằm chuẩn bị cho công tác vận hành, khai thác tuyến metro số 1 trong năm 2024. Sau khi bàn giao OCC, MAUR sẽ phối hợp với các nhà thầu của dự án để tiến hành công tác kiểm tra nghiệm thu, nhận bàn giao từng phần, lẫn nhau là tiếp tục kiểm tra nghiệm thu và nhận bàn giao các tòa nhà kỹ thuật trong khu vực Depot như xưởng ch" 56,"Quy hoạch phân khu xây dựng Trung tâm Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Việt Nam tại Thừa Thiên - Huế. Ngày 15/3, UBND huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức công bố đồ án quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2000) Trung tâm Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Việt Nam và cứu hộ động, thực vật thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Phạm vi lập quy hoạch có tổng diện tích 175ha; trong đó giai đoạn 1 đã thực hiện khoảng 16,8ha và giai đoạn 2 khoảng 158,2ha, quy mô phục vụ khoảng 500 người. Ranh giới thuộc xã Phong Mỹ, phía Bắc giáp đất ở và đường giao thông nối vào suối Khe Me; phía Nam giáp rừng phòng hộ và rừng trồng sản xuất; phía Tây giáp rừng phòng hộ thôn Tân Mỹ và suối Khe Me; phía Đông giáp rừng trồng sản xuất. Khu vực quy hoạch có điều kiện thiên nhiên về khí tượng, thủy văn, địa hình, địa chất... khá đặc trưng cho hầu hết các tỉnh miền Trung và duyên hải từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa và một số vùng đất nên rất phù hợp để xây dựng Trung tâm Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Việt Nam và cứu hộ động, thực vật thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Mục tiêu của quy hoạch nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên; cứu hộ các loài thực vật và động vật hoang dã quý, hiếm ở khu vực miền Trung và cả nước; đặc biệt là các loài có nguy cơ tuyệt chủng, cứu hộ các cá thể nhận được từ các vụ buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã quý hiếm. Giáo dục môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho học sinh, sinh viên và công chúng trên địa bàn và khu vực."," Quy hoạch phân khu xây dựng Trung tâm Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Việt Nam tại Thừa Thiên - Huế đã được công bố vào ngày 15/3. Phạm vi lập quy hoạch có tổng diện tích 175ha, trong đó giai đoạn 1 đã thực hiện khoảng 16,8ha và giai đoạn 2 khoảng 158,2ha, quy mô phục vụ khoảng 500 người. Khu vực quy hoạch có điều kiện thiên nhiên về khí tượng, thủy văn, địa hình, địa chất... khá đặc trưng cho hầu hết các tỉnh miền Trung và duyên hải từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa và một số vùng đất nên rất phù hợp để xây dựng Trung tâm Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Việt Nam và cứu hộ động, thực vật thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Mục tiêu của quy hoạch nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên; cứu hộ các loài thực vật và động vật hoang dã quý, hiếm ở khu vực miền Trung và cả nước; đặc biệt là các lo" 57,"Ra mắt Vinhomes Royal Island - “Thành phố đảo Hoàng Gia” đẳng cấp bậc nhất châu lục. Ngày 15/3/2024, Công ty Cổ phần Vinhomes chính thức ra mắt dự án “Thành phố đảo Hoàng Gia” - Vinhomes Royal Island tại đảo Vũ Yên, Hải Phòng - đô thị đảo đầu tiên giữa trung tâm thành phố. Được kiến tạo để trở thành “đặc khu mới” của giới tinh hoa quốc tế, Vinhomes Royal Island quy tụ hệ thống tiện ích và dịch vụ đẳng cấp hàng đầu thế giới, với những đặc quyền cư dân vượt trội, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.Ra mắt Vinhomes Royal Island - “Thành phố đảo Hoàng Gia” đẳng cấp bậc nhất châu lục DỰ ÁN 15/03/2024 19:12 Email Print (LĐTĐ) Ngày 15/3/2024, Công ty Cổ phần Vinhomes chính thức ra mắt dự án “Thành phố đảo Hoàng Gia” - Vinhomes Royal Island tại đảo Vũ Yên, Hải Phòng - đô thị đảo đầu tiên giữa trung tâm thành phố. Được kiến tạo để trở thành “đặc khu mới” của giới tinh hoa quốc tế, Vinhomes Royal Island quy tụ hệ thống tiện ích và dịch vụ đẳng cấp hàng đầu thế giới, với những đặc quyền cư dân vượt trội, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Sau mùa xuân đầu tiên, nhiều gia đình “kéo cả họ” chuyển cư về Vinhomes Ocean Park 2Gieo lộc đầu năm, nhận nhà như ý tại Vinhomes Golden Avenue Vinhomes Royal Island có quy mô 877ha, tọa lạc trọn vẹn trên đảo Vũ Yên, kết nối nội đô hiện tại của Hải Phòng với trung tâm hành chính mới Thủy Nguyên và là địa thế “đảo trong phố” độc đáo, duy nhất trên toàn quốc. Vị trí độc tôn cho phép dự án dễ dàng tiếp cận tới các khu vực trong tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cũng như tới các thành phố lớn trên thế giới thông qua hệ thống đường không - đường thuỷ - đường bộ. Địa thế đảo trong phố “độc nhất vô nhị” là cơ sở để Vinhomes kiến tạo cuộc sống đẳng cấp bậc nhất châu lục cho Vinhomes Royal Island. Tại đây, cư dân sẽ được thụ hưởng những đặc quyền “độc bản” và riêng tư từ bộ sưu tập các tiện ích và dịch vụ thượng lưu lần đầu tiên được quy tụ đầy đủ trong một khu đô thị như: Bến du thuyền cao cấp quy mô gần 10ha; Sân Golf 36 hố 160ha đẳng cấp hàng đầu Đông Nam Á; Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia; Phố đi bộ bên sông dài và đẹp nhất Việt Nam; Công viên vui chơi giải trí gia đình VinWonders Royal Park với vườn thú mở Safari… Đặc biệt, Vinhomes Royal Island là dự án đô thị duy nhất tại Việt Nam và hiếm hoi trên thế giới có đa số tư gia sở hữu bãi tắm nước biển riêng ngay sau nhà. Bên cạnh “cảm giác đẳng cấp trong từng phút giây”, các chủ nhân tương lai của đảo Hoàng Gia còn được thụ hưởng hạ tầng tiện ích toàn diện, đáp ứng vượt trội nhu cầu thiết yếu của cuộc sống thường nhật. Cụ thể, về chăm sóc sức khỏe, cùng với Phòng khám đa khoa Quốc tế Vinmec được đầu tư ngay trên đảo, lần đầu tiên dịch vụ “y tế tận nhà” được Vinhomes và Vinmec phối hợp triển khai ngay tại khu đô thị, với 2 nhánh dịch vụ là khám chữa bệnh và chăm sóc y tế tại chỗ. Khởi đầu tại Vinhomes Royal Island, dịch vụ “y tế tận nhà” là đặc quyền chưa từng có tại Việt Nam nhằm mang đến cho cư dân sự thoải mái và tiện nghi tối đa, bao gồm dịch vụ mời bác sỹ/điều dưỡng thăm khám, kê đơn, giao thuốc, lấy mẫu xét nghiệm…; Chăm sóc mẹ sau sinh và bé, người cao tuổi, hậu phẫu... tại nhà. Ngoài ra, với diện tích cây xanh, mặt nước lên tới 359ha, 31 công viên, 10 bể bơi trong nhà và ngoài trời, tổ hợp sân tennis, sân cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, các vườn tập dưỡng sinh, Gym… bao phủ khắp dự án Vinhomes Royal Island, mở ra một cuộc sống tràn đầy năng lượng, là môi trường tuyệt vời để nâng cao sức khỏe thân - tâm - trí cho mỗi cư dân. Về giáo dục, Vinhomes Royal Island quy hoạch tới 7 trường Mầm non, Tiểu học, THCS và liên cấp Vinschool cùng Trường Quốc tế Hàn Quốc nhằm mang lại môi trường phát triển tốt nhất và toàn diện nhất cho những công dân toàn cầu tương lai. Về vui chơi, giải trí và thư giãn, Vinhomes Royal Island quy tụ TTTM Vincom Mega Mall mô hình Life Design Mall; 2 công viên văn hóa quốc tế đặc sắc ven sông là K-Park Hàn Quốc lung linh sắc màu và quảng trường châu Âu phồn hoa tráng lệ; Trung tâm hội nghị tiệc cưới Royal Palace sang xịn bậc nhất Việt Nam với sức chứa lên tới 3000 người trong nhà và 2000 người ngoài trời. Cùng với thiên đường vui chơi giải trí là các hoạt động cộng đồng, sự kiện lễ hội văn hóa - nghệ thuật - thể thao đặc sắc sẽ được tổ chức quy mô và liên tục trong năm trên đảo. Về an ninh an toàn - Vinhomes Royal Island được trang bị hệ thống an ninh đa lớp ứng dụng công nghệ AI hiện đại, có bố trí tàu tuần tra trên sông và dịch vụ quản lý 5 sao đẳng cấp quốc tế, đảm bảo sự riêng tư và an toàn tối đa cho cư dân. Bà Nguyễn Thu Hằng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinhomes chia sẻ: “Thành phố đảo Hoàng Gia” Vinhomes Royal Island là dự án tâm huyết của Vinhomes. Chúng tôi mong muốn kiến tạo một không gian sống hàng ngày nhưng thật đặc biệt, thật cao cấp dành cho giới tinh hoa Việt Nam và quốc tế; không chỉ góp phần thu hút các nhà đầu tư, doanh nhân tài giỏi trên khắp thế giới mà còn góp phần nâng thị trường bất động sản Việt Nam lên một tầm cao mới”. Toàn bộ dự án được chia thành 11 phân khu, bao quanh sân Golf và xen kẽ giữa các hệ thống tiện ích và dịch vụ là: Đảo Vua, Hoàng Gia, Quý Tộc, Golf Land, Đảo Thiên Đường, Miyabi, Komorebi, Hoàng Thành, Tài Lộc, Kinh Đô, Royal Riverside, bao gồm các loại hình nhà ở như biệt thự, liền kề, shophouse….Phong cách thiết kế các phân khu rất đa dạng, phù hợp với nhu cầu và thẩm mỹ của các công dân Việt Nam và quốc tế, nhưng đều có điểm chung là thiết kế sang trọng và ấn tượng, sánh ngang với các dự án đô thị cao cấp hàng đầu châu lục. Với không gian nghỉ dưỡng ngay trước thềm nhà cùng bộ sưu tập tiện ích thượng lưu độc bản do nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam Vinhomes kiến tạo - “Thành phố đảo Hoàng Gia” Vinhomes Royal Island chắc chắn sẽ là tâm điểm của thị trường bất động sản tháng 3 và cũng sẽ là dự án đặc biệt nhất ra mắt trong năm 2024. 3.000 người tham gia sự kiện ra mắt Vinhomes Royal Island Ngày 15/3/2024, Công ty Cổ phần Vinhomes khai trương văn phòng bán hàng và ra mắt dự án Vinhomes Royal Island, thu hút 3.000 khách hàng và nhân viên kinh doanh. Sự kiện khẳng định sức hút mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island, đồng thời tạo động lực mạnh mẽ cho thị trường bất động sản ngay trong quý đầu năm."," Vinhomes Royal Island, một dự án đô thị đảo đầu tiên giữa trung tâm thành phố Hải Phòng, đã được Công ty Cổ phần Vinhomes chính thức ra mắt vào ngày 15/3/2024. Dự án này có quy mô 877ha, tọa lạc trên đảo Vũ Yên và được kiến tạo để trở thành ""đặc khu mới"" của giới tinh hoa quốc tế. Vinhomes Royal Island quy tụ hệ thống tiện ích và dịch vụ đẳng cấp hàng đầu thế giới, với những đặc quyền cư dân vượt trội, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Vinhomes Royal Island là dự án đô thị duy nhất tại Việt Nam và hiếm hoi trên thế giới có đa số tư gia sở hữu bãi tắm nước biển riêng ngay sau nhà. Các chủ nhân tương lai của đảo Hoàng Gia còn được thụ hưởng hạ tầng tiện ích toàn diện, đáp ứng vượt trội nhu cầu thiết yếu của cuộc sống thường nhật. Về chăm sóc sức khỏe, Vinhomes Royal Island có Phòng khám đa khoa Quốc tế Vinmec được đầu t" 58,"Bệnh dại không còn cơ hội sống khi phát bệnh, cách chủ động phòng ngừa. SKĐS - Bệnh dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người nguy hiểm do virus dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh, tỷ lệ tử vong rất cao. Từ năm 2022 đến nay bệnh dại có xu hướng gia tăng, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Đáng nói là chỉ trong vòng bảy ngày nghỉ Tết Giáp Thìn - 2024, Phòng Khám, Tư vấn tiêm chủng - Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận gần 90 trường hợp bị chó, mèo, khỉ, chuột, thỏ… cắn hoặc cào. Đặc biệt gần đây xuất hiện các trường hợp mắc bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày, trong đó nhiều trường hợp bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương. Bệnh dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người nguy hiểm do virus dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh, tỷ lệ tử vong rất cao. Nguyên nhân mắc bệnh dại Người bị mắc bệnh dại do bị lây truyền vi rút dại qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương (thường là chó, mèo). Bệnh dại là bệnh viêm não, tủy cấp tính do virus, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương. Ngoài ra virus dại còn có thể lây truyền từ người sang người qua cấy ghép mô, phủ tạng; vết cắn hoặc tiếp xúc với chất tiết của bệnh nhân bị dại. Thời gian ủ bệnh dại ở người thông thường là từ 1-3 tháng sau phơi nhiễm, hiếm khi có trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn dưới 9 ngày hoặc dài tới một vài năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí của vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng virus xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do dại trên người là do người bị động vật nghi dại cắn không tiêm phòng huyết thanh kháng dại và không tiêm vắc xin phòng dại hoặc tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định.Công tác truyền thông phòng, chống bệnh dại vẫn còn hạn chế dẫn đến tình trạng chủ quan lơ là trong việc thực hiện nghiêm các quy định về tiêm vắc xin phòng dại cho chó, mèo cũng như quản lý đàn chó, mèo; hoặc tự chữa trị bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận, nhất là tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Cách phòng ngừa bệnh dại hiệu quả Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccin phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm. Không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo. Khi bị chó, mèo cắn cần: Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút; nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Sau đó, vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc cồn iod; hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương. Không tự ý điều trị bằng thuốc nam, hoặc đi lấy nọc, đắp lá cây… chưa được chứng minh có hiệu quả phòng bệnh, ngược lại có thể gây nguy hiểm, tạo điều kiện cho vi rút xâm nhập vào cơ thể nhanh chóng hơn hoặc gây ra các tình trạng nhiễm trùng cơ hội. Kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vaccin phòng dại, huyết thanh kháng dại Truyền thông, hướng dẫn cho trẻ em cách phòng tránh chó, mèo cắn và thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người thân sau khi bị chó, mèo cắn."," Bệnh dại là một bệnh lây truyền từ động vật sang người nguy hiểm do virus dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh và có tỷ lệ tử vong rất cao. Từ năm 2022 đến nay, bệnh dại có xu hướng gia tăng, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Đặc biệt gần đây xuất hiện các trường hợp mắc bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày, trong đó nhiều trường hợp bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương. Nguyên nhân mắc bệnh dại là do bị lây truyền vi rút dại qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương (thường là chó, mèo). Thời gian ủ bệnh dại ở người thông thường là từ 1-3 tháng sau phơi nhiễm, hiếm khi có trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn dưới 9 ngày hoặc dài tới một vài năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nh��" 59,"Đề xuất xây nhà ở xã hội chỉ dành cho thuê Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh đề nghị cơ cấu lại tỷ trọng phát triển nhà xã hội chỉ dành cho thuê nhằm hạn chế tình trạng bán sai đối tượng. Phát biểu tại Diễn đàn bất động sản 15/3, TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế, nói ""không ngạc nhiên"" khi nhiều người đi ôtô mua nhà xã hội, bởi ""họ mới có đủ tiền mua được nhà"". Ông cho rằng, tình trạng bán nhà ở xã hội sai đối tượng thời gian qua là do chương trình phát triển nhà xã hội hiện nay còn nhiều bất cập. Ông ví dụ, phát triển nhà xã hội mới chỉ tập trung cho giao dịch mua - bán còn việc cho thuê bị hạn chế bởi nhiều quy định phức tạp. Đồng thời, việc phát triển nhà ở xã hội và triển khai gói ưu đãi 120.000 tỷ đồng, theo ông, chưa hiệu quả vì thực tế người có thu nhập thấp không đủ khả năng trả lãi vay. Ông Ánh ví dụ người mua được vay với lãi suất 7,5% một năm trong 5 năm theo gói tín dụng 120.000 tỷ đồng. Nếu vay 500 triệu đồng, trung bình mỗi tháng họ phải trả cả gốc và lãi khoảng 11 triệu đồng. Kể cả được áp dụng lãi suất ưu đãi, việc vay mua nhà xã hội sẽ làm cuộc sống của họ càng khó khăn hơn vì phần lớn thu nhập để trả lãi vay. Do đó, chuyên gia đề nghị cơ cấu lại tỷ trọng phát triển nhà ở xã hội: 100% nhà ở xã hội để cho thuê hoặc 80% cho thuê, 20% để mua bán nhằm hỗ trợ người thực sự có nhu cầu tiếp cận được nhà ở. Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội bất động sản Việt Nam, cũng đề nghị tăng tỷ lệ phát triển nhà xã hội cho thuê lên 30-40%. Trước đây, Luật Nhà ở năm 2014 quy định chủ đầu tư phải dành tối thiểu 20% diện tích nhà xã hội trong dự án để cho thuê. Tuy nhiên, có nhiều dự án không cho thuê được phần diện tích này, dẫn đến các căn hộ để không gây lãng phí. Tại nhiều thủ phủ công nghiệp, nhu cầu mua nhà rất ít dẫn đến nhiều nhà xã hội ế ẩm trong khi nhu cầu thuê rất lớn. Luật Nhà ở 2023 đã cho phép chủ đầu tư không phải dành tối thiểu 20% diện tích nhà xã hội trong dự án để cho thuê, song không quy định cụ thể tỷ trọng bán và cho thuê trong mỗi dự án nhà xã hội. Theo ông Hà, mục tiêu của chương trình phát triển nhà xã hội là làm sao người dân đều có nhà ở, tuy nhiên phần lớn tâm lý người Việt đều muốn sở hữu nhà riêng. Ông cho rằng nên phát triển nhà ở theo hướng cho thuê, bởi việc mua bán nhà xã hội sẽ khó đảm bảo nhu cầu của người thu nhập thấp khi chênh lệch thu nhập đang khá lớn. Chuyên gia gợi ý kinh nghiệm quốc tế là tăng tỷ trọng nhà ở cho thuê thông qua các Quỹ tín thác bất động sản - REIT. Khi đầu tư vào kênh này, tài sản của người dân xây nhà cho thuê vẫn còn, lợi nhuận có thể thấp hơn một chút nhưng an toàn, bền vững. Ở góc độ doanh nghiệp xây dựng, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn xây dựng Hòa Bình, cho biết các thủ tục liên quan nhà ở xã hội như phê duyệt dự án, duyệt phương án thiết kế, đối tượng mua, quy mô dự án, giá bán còn rất phức tạp. Ông Hải dẫn chứng trường hợp Hòa Bình đã làm việc với chủ đầu tư từ hai năm trước nhưng đến đầu năm nay mới ""giải quyết tạm xong thủ tục"" để triển khai, dù dự án đã có giấy phép đầu tư. Có những dự án quy mô hàng nghìn căn nhà xã hội nhưng thị trường không hấp thụ được do người dân không đủ điều kiện thụ hưởng. ""Xây xong dự án nhưng sản phẩm không tiêu thụ được, doanh nghiệp cũng không dám mạnh dạn đầu tư"", ông Hải cho hay. Về giải pháp thúc đẩy nhà ở vừa túi tiền, ông Đoàn Văn Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, kiến nghị cần có chính sách, cơ chế tặng điểm thưởng và tích lũy điểm thưởng cho các chủ đầu tư tạo lập nhà ở bình dân. Chuyên gia cũng đề xuất ban hành các tiêu chuẩn, quy trình, công nghệ mới cũng như thiết kế mẫu cho nhà ở vừa túi tiền, góp phần giảm chi phí đầu tư xây dựng, giúp hạ giá nhà. Từ đầu năm đến nay, nhiều cuộc họp giữa lãnh đạo Chính phủ, các bộ và doanh nghiệp đã được tổ chức nhằm đẩy nhanh tiến độ đề án xây một triệu căn nhà xã hội. Trong báo cáo mới đây, Bộ Xây dựng cho biết việc đầu tư nhà xã hội tại nhiều địa phương còn hạn chế. So với mục tiêu đến năm 2025 của đề án, nhiều thành phố trọng điểm như TP HCM, Hà Nội chưa đạt được 20% chỉ tiêu. Việc giải ngân gói 120.000 tỷ đồng còn rất chậm, chưa được 1% dù đã triển khai được hơn 10 tháng."," Tóm tắt: Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh đề nghị cơ cấu lại tỷ trọng phát triển nhà xã hội chỉ dành cho thuê nhằm hạn chế tình trạng bán sai đối tượng. Ông cho rằng, tình trạng bán nhà ở xã hội sai đối tượng thời gian qua là do chương trình phát triển nhà xã hội hiện nay còn nhiều bất cập. Ông đề nghị cơ cấu lại tỷ trọng phát triển nhà ở xã hội: 100% nhà ở xã hội để cho thuê hoặc 80% cho thuê, 20% để mua bán nhằm hỗ trợ người thực sự có nhu cầu tiếp cận được nhà ở. Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội bất động sản Việt Nam, cũng đề nghị tăng tỷ lệ phát triển nhà xã hội cho thuê lên 30-40%. Luật Nhà ở 2023 đã cho phép chủ đầu tư không phải dành tối thiểu 20% diện tích nhà xã hội trong dự án để cho thuê, song không quy định cụ thể tỷ trọng bán và cho thuê trong mỗi d" 60,"Tổng Giám đốc Phát Đạt: Đề xuất có gói tín dụng ưu đãi dành cho bất động sản. Phát Đạt mong muốn Chính phủ tiếp tục có các chính sách về gói tín dụng ưu đãi, giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Đề xuất giảm mặt bằng lãi suất cho vay Sáng ngày 14/3, tại Văn phòng Chính phủ, Ông Bùi Quang Anh Vũ - Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt được mời tham dự Hội nghị Triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Đại diện doanh nghiệp bất động sản tham dự Hội nghị, Phát Đạt mong muốn Chính phủ tiếp tục có chính sách về gói tín dụng ưu đãi; hỗ trợ rút ngắn thời gian phê duyệt; tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giải ngân; giảm mặt bằng lãi suất cho vay gắn liền với tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng. Về bất động sản, Phát Đạt cũng đề xuất Chính phủ tiếp tục có những chính sách hỗ trợ tháo gỡ thủ tục pháp lý cho thị trường bất động sản, để các dự án có đủ điều kiện được giao dịch ra thị trường; trong đó mong muốn Chính phủ tích cực chỉ đạo và thành lập tổ công tác xử lý liên bộ ngành để hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp, nhằm tháo gỡ khó khăn một cách kịp thời. Nỗ lực trả nợ trái phiếu doanh nghiệp trước hạn Trong năm 2023, Phát Đạt cũng đối mặt với những thách thức lớn liên quan đến nguồn vốn và thanh khoản. Tuy nhiên, nhờ vào các giải pháp kịp thời của Chính phủ và sự tin tưởng của các nhà đầu tư, Phát Đạt đã huy động vốn thành công thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, thu về số tiền hơn 670 tỷ đồng.Vào cuối năm 2023, Phát Đạt đã trả khoản nợ trái phiếu doanh nghiệp với giá trị 2.500 tỷ đồng đúng hạn và trước hạn, đưa dư nợ vay trái phiếu về Zero. Nỗ lực này của Phát Đạt đã thể hiện được uy tín và trách nhiệm của doanh nghiệp với các trái chủ; uy tín với các tổ chức tín dụng; góp phần xây dựng lại niềm tin cho nhà đầu tư, củng cố tâm lý cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng và thị trường vốn nói chung. Các dự án bất động sản Phát Đạt đều có pháp lý hoàn chỉnh đủ điều kiện để ngân hàng cho vay. Vào Quý 4/2023, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Ngân hàng MB) đã cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện hơn 6.000 tỷ đồng cho Chủ đầu tư và khách hàng sở hữu sản phẩm của dự án tại tỉnh Bình Dương. Tháng 02/2024, Ngân hàng MB tiếp tục hỗ trợ gói vay 1.500 tỷ đồng cho dự án tọa lạc tại tỉnh Bình Định."," Tổng Giám đốc Phát Đạt đề xuất Chính phủ tiếp tục có các chính sách về gói tín dụng ưu đãi, giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ rút ngắn thời gian phê duyệt, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giải ngân, giảm mặt bằng lãi suất cho vay gắn liền với tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng. Phát Đạt cũng đề xuất Chính phủ tiếp tục có những chính sách hỗ trợ tháo gỡ thủ tục pháp lý cho thị trường bất động sản, để các dự án có đủ điều kiện được giao dịch ra thị trường. Trong năm 2023, Phát Đạt đã đối mặt với những thách thức lớn liên quan đến nguồn vốn và thanh khoản. Tuy nhiên, nhờ vào các giải pháp kịp thời của Chính phủ và sự tin tưởng của các nhà đầu tư, Phát Đạt đã huy động vốn thành công thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chuyên nghiệp, thu về số" 61,"Đường sắt chính thức mở bán vé tàu dịp lễ 30-4 và 1-5. Công ty Cổ phần vận tải đường sắt Sài Gòn chính thức mở bán vé các đoàn tàu chạy thường xuyên hàng ngày trong dịp lễ 30-4 và 1-5. Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách, Công ty Cổ phần vận tải đường sắt Sài Gòn mở bán vé các đoàn tàu chạy thường xuyên hàng ngày trong dịp lễ 30-4 và ngày 1-5. Cụ thể, tuyến TP.HCM - Hà Nội, mở bán vé tàu SE1/SE2, SE3/SE4, SE5/SE6, SE7/SE8. Tuyến TP.HCM - Đà Nẵng, mở bán vé tàu SE21/SE22. Tuyến TP.HCM - Nha Trang, mở bán vé tàu SNT1/SNT2. Tuyến TP.HCM - Phan Thiết, mở bán vé tàu SPT1/SPT2. Sau dịp lễ, kế hoạch chạy tàu này sẽ tiếp tục đến ngày 14-5.Dịp này, Công ty vẫn áp dụng giảm giá thường xuyên cho các đối tượng chính sách xã hội như giảm 90% giá vé cho bà mẹ Việt Nam anh hùng; giảm 30% giá vé cho thương binh, người nhiễm chất độc hóa học, người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng; giảm 15% cho công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên; trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí vé, từ 6 tuổi đến 10 tuổi được giảm 25% giá vé; giảm 10% giá vé cho sinh viên; giảm từ 5% đến 15% cho hành khách có thẻ khách hàng. Cạnh đó, giảm từ 5% đến 10% cho Đoàn viên Công đoàn; giảm 5% giá vé cho hành khách đi tàu trong ngày sinh nhật. Đối với hành khách mua vé khứ hồi: Giảm 5% giá vé lượt về cho hành khách mua vé lẻ và giảm 7% giá vé lượt về cho đoàn tập thể từ 20 người trở lên. “Ngoài ra, Công ty sẽ tổ chức chạy thêm các đoàn tàu từ TP.HCM đi Phan Thiết, Nha Trang, Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Hà Nội và ngược lại để phục vụ hành khách trong dịp Lễ 30-4, 1-5”- đại diện ngành đường sắt cho hay. Hành khách có nhu cầu mua vé có thể truy cập vào các Website: www.dsvn.vn; www.vetau.com.vn; qua ứng dụng ví điện tử Momo, ZaloPay, ViettelPay, app bán vé tàu trên thiết bị di động… Liên hệ tại các nhà ga, các điểm bán vé và các đại lý bán vé thuộc ngành đường sắt hoặc gọi tới Tổng đài bán vé 19001520 để được phục vụ."," Công ty Cổ phần vận tải đường sắt Sài Gòn mở bán vé tàu chạy thường xuyên hàng ngày trong dịp lễ 30-4 và 1-5. Các tuyến được mở bán vé bao gồm TP.HCM - Hà Nội, TP.HCM - Đà Nẵng, TP.HCM - Nha Trang, TP.HCM - Phan Thiết. Sau dịp lễ, kế hoạch chạy tàu sẽ tiếp tục đến ngày 14-5. Công ty vẫn áp dụng giảm giá thường xuyên cho các đối tượng chính sách xã hội như giảm 90% giá vé cho bà mẹ Việt Nam anh hùng; giảm 30% giá vé cho thương binh, người nhiễm chất độc hóa học, người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng; giảm 15% cho công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên; trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí vé, từ 6 tuổi đến 10 tuổi được giảm 25% giá vé; giảm 10% giá vé cho sinh viên; giảm từ 5% đến 15% cho hành khách có thẻ khách hàng. Công ty sẽ tổ chức chạy thêm các đoàn tàu từ TP.HCM đi Phan Thiết," 62,"Vì sao hải sản lại dễ gây dị ứng khi ăn? Có nhiều nguyên nhân khiến một số người dễ bị dị ứng khi ăn hải sản như do cơ địa, hoặc một số hải sản có độc tố, hoặc do quá trình bảo quản, chế biến thực phẩm biển. Với xu hướng du lịch trong nước và quốc tế, nhất là khi đến các tỉnh duyên hải miền Trung thì du khách thường muốn ăn hải sản, nên nguy cơ và tỷ lệ mắc dị ứng sẽ nhiều hơn. Hải sản là nhóm thức ăn dễ gây dị ứng nhiều nhất trong số các trường hợp bị dị ứng thực phẩm. Về nguyên nhân và cơ chế gây dị ứng cũng chưa được hiểu một cách thấu đáo. Tuy nhiên, ngoài dị ứng với các hải sản, một số độc tố có sẵn hoặc diễn ra trong quá trình bảo quản thực phẩm biển cũng khiến cho người tiêu dùng dễ bị ngộ độc và dị ứng hơn. Có rất nhiều loại hải sản có thể gây dị ứng như cua, tôm, ghẹ, các loại cá (cá nhám, cá ngừ, cá kiếm, cá mú,...), nghêu, sò, sìa, mực, ốc... Đối tượng nguy cơ cao dễ bị dị ứng với hải sản chính là trẻ em nhỏ, người cao tuổi, người mắc một trong các bệnh dị ứng như bệnh hen suyễn, chàm, phát ban đỏ dị ứng, viêm mũi xoang dị ứng, viêm da cơ địa hoặc trong gia đình có nhiều người (bố mẹ, anh, chị, em) có cơ địa dị ứng. Có thể giải thích vấn đề này là do hải sản có chứa nhiều loại protein bổ dưỡng nhưng cũng có những protein lạ; hoặc độc tố do trong quá trình chế biến, xử lý và đánh bắt chúng tiết ra gây dị ứng; hoặc khi ăn vào cơ thể sẽ là những kháng nguyên thực sự, gây đáp ứng miễn dịch xảy ra và dẫn đến dị ứng hay nói đúng hơn là những kháng nguyên này sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể gây dị ứng. Chất gây dị ứng có trong hải sản khi vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng quá mẫn. Đầu tiên, cơ thể sản sinh ra một loại kháng thể chống lại chất gây dị ứng trong thức ăn. Nếu tiếp tục ăn, chất dị ứng sẽ thúc đẩy kháng thể này kết hợp với các tế bào của hệ miễn dịch để tạo ra các loại histamin và các histamin sinh ra trong các tổ chức, cơ quan khác nhau sẽ gây nên những bệnh lý khác nhau (biểu hiện triệu chứng hắt hơi, ngạt mũi, khó nuốt, khó thở, đau bụng, tiêu chảy, ngứa, mề đay...). Biểu hiện của dị ứng hải sản rất đa dạng và thường xảy ra rất nhanh, thường chỉ sau khi ăn vài giờ, thậm chí chỉ chục phút. Nhẹ thì nổi mề đay, ngứa, nôn nao khó chịu, thông thường vài giờ sau, các triệu chứng sẽ ""lặn đi"". Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nặng với các biểu hiện thần kinh như đau đầu, chóng mặt, ngất và hôn mê; tổn thương niêm mạc như phù nề niêm mạc mắt, mũi, miệng; các triệu chứng hô hấp như hắt hơi, ngạt, chảy nước mũi, khó thở kiểu hen, co thắt thanh quản; biểu hiện đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa. Đặc biệt là sốc phản vệ khi có trụy tim mạch với các triệu chứng sốc như da tái lạnh, mạch nhanh nhỏ, nổi vân tím, tụt huyết áp. Phản ứng dị ứng không phụ thuộc số lượng ăn nhiều hay ít mà phụ thuộc vào mức độ mẫn cảm của từng người. Các trường hợp tối cấp như co thắt thanh quản, sốc phản vệ có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Khi thấy người bệnh có các biểu hiện nghi ngờ do dị ứng thức ăn hay dị ứng hải sản ăn vào buổi cơm trước đó, cần gây nôn cho bệnh nhân và đưa họ tới bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất. Không tự ý dùng thuốc bởi sẽ càng làm nguy hiểm cho bệnh nhân, nhất là người cao tuổi và trẻ em. Để phòng ngừa dị ứng hải sản cần lưu ý một số vấn đề như: Ăn chín uống sôi; Tuyệt đối tránh ăn cá mực hoặc các loại cá biển còn sống, tái hay chưa nấu chín, nhất là cá hồi, cá mòi, cá thu; Không ăn hải sản cùng với thực phẩm giàu vitamin C vì hải sản chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent; Không nên ăn các hải sản được đánh bắt ở vùng có thủy triều đỏ; Khi ăn những món hải sản lạ thì nên thử từng ít một…"," Hải sản là nhóm thức ăn dễ gây dị ứng nhiều nhất trong số các trường hợp bị dị ứng thực phẩm. Nguyên nhân và cơ chế gây dị ứng chưa được hiểu một cách thấu đáo. Tuy nhiên, ngoài dị ứng với các hải sản, một số độc tố có sẵn hoặc diễn ra trong quá trình bảo quản thực phẩm biển cũng khiến cho người tiêu dùng dễ bị ngộ độc và dị ứng hơn. Có rất nhiều loại hải sản có thể gây dị ứng như cua, tôm, ghẹ, các loại cá (cá nhám, cá ngừ, cá kiếm, cá mú,...), nghêu, sò, sìa, mực, ốc... Đối tượng nguy cơ cao dễ bị dị ứng với hải sản chính là trẻ em nhỏ, người cao tuổi, người mắc một trong các bệnh dị ứng như bệnh hen suyễn, chàm, phát ban đỏ dị ứng, viêm mũi xoang dị ứng, viêm da cơ địa hoặc trong gia đình có nhiều người (bố mẹ, anh, chị, em) có cơ địa dị ứng. Chất gây dị ứng" 63,"Lâm Đồng: Thí điểm sử dụng xe điện chở khách tham quan thành phố Đà Lạt. UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ra quyết định phê duyệt hoạt động “Thí điểm sử dụng xe bốn bánh chạy bằng năng lượng điện để chở khách tham quan, du lịch trên địa bàn TP Đà Lạt"". Theo đó, xe chở khách tham quan chỉ được phép hoạt động trên các tuyến đường sau: Vòng quanh Hồ Xuân Hương (Công viên Yersin - đường Trần Quốc Toản - cầu Ông Đạo - Vườn hoa thành phố (tham quan) - Công viên Yersin). Khu du lịch hồ Tuyền Lâm (Công viên Yersin - đường Trần Quốc Toản - đường Hồ Tùng Mậu - đường Trần Phú - đường Lê Hồng Phong - đường Triệu Việt Vương Khu du lịch hồ Tuyền Lâm và ngược lại). Khu du lịch Thung lũng Tình yêu (Bến Du Thuyền - đường Trần Quốc Toản - đường Đinh Tiên Hoàng - đường Phù Đổng Thiên Vương - đường Mai Anh Đào - Khu du lịch Rừng Hoa và ngược lại). Làng hoa Thái Phiên (Công viên Yersin - đường Trần Quốc Toản - đường Nguyễn Trãi - đường Quang Trung - đường Phan Chu Trinh - đường Hồ Xuân Hương - Hồ Than Thở - đường Ngô Gia Tự - Làng hoa Thái Phiên và ngược lại). Chùa Linh Phước, Trại Mát (Công viên Yersin - đường Trần Quốc Toản - đường Hồ Tùng Mậu - đường Trần Hưng Đạo - đường Hùng Vương - đường Quốc lộ 20 - Vườn hoa cẩm Tú cầu - Trại Mát và ngược lại). Đầu đèo Tà Nung (Bến du thuyền - đường Trần Quốc Toản - đường Hồ Tùng Mậu - đường Trần Phú - đường Hoàng Văn Thụ - đường Vạn Thành - đầu đèo Tà Nung (nút giao đường ĐT.725 - đường Vạn Thành - đường Cam Ly) và ngược lại). Đầu đèo Prenn (Bến du thuyền - đường Trần Quốc Toản - đường Hồ Tùng Mậu - đường 3/4 - đầu đèo Prenn (nút giao đường 3 tháng 4 và đường Đống Đa) và ngược lại). Tổng số phương tiện được hoạt động gồm 25 xe chạy bằng năng lượng điện nhập khẩu mới 100%; 8 chỗ ngồi; vận tốc tối đa 30km/h. Thời gian thí điểm kể từ khi Quyết định có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2024 hoặc đến khi có yêu cầu kết thúc thí điểm theo quy định của pháp luật. UBND tỉnh giao các sở, ngành liên quan và UBND thành phố Đà Lạt kiểm tra, quan lý hoạt động thí điểm chở khách tham quan bằng xe điện theo quy định. "," Tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt hoạt động thí điểm sử dụng xe bốn bánh chạy bằng năng lượng điện để chở khách tham quan, du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Xe chở khách tham quan chỉ được phép hoạt động trên các tuyến đường sau: Vòng quanh Hồ Xuân Hương, Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, Khu du lịch Thung lũng Tình yêu, Làng hoa Thái Phiên, Chùa Linh Phước, Trại Mát, Đầu đèo Tà Nung và Đầu đèo Prenn. Tổng số phương tiện được hoạt động gồm 25 xe chạy bằng năng lượng điện nhập khẩu mới 100%, 8 chỗ ngồi, vận tốc tối đa 30km/h. Thời gian thí điểm kể từ khi Quyết định có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2024 hoặc đến khi có yêu cầu kết thúc thí điểm theo quy định của pháp luật. UBND tỉnh giao các sở, ngành liên quan và UBND thành phố Đà Lạt kiểm tra, quan lý hoạt động thí điểm chở khách tham quan" 64,"Người dân đô thị ở Đồng Nai sẽ bỏ rác ra đường trong khoảng từ 19-22 giờ. Tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, cá nhân, tổ chức, hộ gia đình chỉ được đặt, để bao bì có chứa chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác tại vị trí phù hợp cho việc thu gom của đơn vị nhận thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trong khoảng thời gian từ 19-22 giờ các ngày theo hướng dẫn của UBND cấp xã.Theo Quyết định số 04/2024/QĐ-UBND quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do UBND tỉnh mới ban hành. Kể từ ngày 15/2 tới đây, người dân đô thị sẽ bỏ rác thải sinh hoạt ra đường cho xe thu gom trong khoảng từ 19-22 giờ. Cụ thể, tại các đô thị trên địa bàn tỉnh, cá nhân, tổ chức, hộ gia đình chỉ được đặt, để bao bì có chứa chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác tại vị trí phù hợp cho việc thu gom của đơn vị nhận thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trong khoảng thời gian từ 19-22 giờ vào các ngày theo hướng dẫn của UBND cấp xã. Không tập kết thời điểm trời mưa, gần các hố ga thoát nước. Tại các khu vực nông thôn, thời gian, vị trí tập kết rác thải sinh hoạt thực hiện theo kế hoạch, phương án thu gom, vận chuyển, xử lý rác của UBND cấp xã. Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh thì việc tập kết rác thải sinh hoạt thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. "," Người dân đô thị ở Đồng Nai sẽ bỏ rác ra đường trong khoảng từ 19-22 giờ theo Quyết định số 04/2024/QĐ-UBND quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình chỉ được đặt, để bao bì có chứa chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác tại vị trí phù hợp cho việc thu gom của đơn vị nhận thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trong khoảng thời gian từ 19-22 giờ vào các ngày theo hướng dẫn của UBND cấp xã. Không tập kết thời điểm trời mưa, gần các hố ga thoát nước. Tại các khu vực nông thôn, thời gian, vị trí tập kết rác thải sinh hoạt thực hiện theo kế hoạch, phương án thu gom, vận chuyển, xử lý rác của UBND cấp xã. Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh thì việc tập kết rác thải sinh hoạt thực hiện theo hướng dẫn củ" 65,"Vĩnh Phúc: Ngành Giáo dục Phúc Yên đẩy mạnh phòng, chống rác thải nhựa. Thời gian qua, ngành Giáo dục thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã đẩy mạnh phong trào phòng, chống rác thải nhựa nhằm nâng cao ý thức, tạo chuyển biến trong hành động trong học sinh. Nhằm nâng cao nhận thức, từ đó làm thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần của cán bộ, giáo viên và học sinh, Phòng GDĐT thành phố Phúc Yên chỉ đạo các nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa đến học sinh. Phòng GDĐT thành phố phối hợp với Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường (TN&MT), Sở TN&MT tổ chức lễ phát động phong trào hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và thu gom rác thải nhựa tại các trường tiểu học; thí điểm mô hình trường học không rác thải nhựa trên địa bàn thành phố năm 2023. Trong buổi lễ phát động, học sinh và cán bộ, giáo viên được tìm hiểu về thực trạng và tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường; học sinh tham gia một số hoạt động nhằm hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, thu gom, phân loại rác thải; đại diện lãnh đạo các trường được tặng túi vải không dệt, tờ rơi tuyên truyền về hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và thu gom rác thải nhựa. Sau đó, Phòng GDĐT thành phố và Trung tâm Quan trắc TN&MT tiếp tục tổ chức cuộc thi sáng tạo sản phẩm từ việc tái sử dụng rác thải nhựa với 3 tiêu chí gồm hoạt động thu gom rác thải nhựa, sản phẩm từ việc tái sử dụng rác thải nhựa, thuyết trình về sản phẩm tái sử dụng từ rác thải nhựa.Các trường học trên địa bàn thành phố Phúc Yên đã đa dạng hình thức tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa đến học sinh thông qua các tiết học ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, lồng ghép trong các môn học, biểu diễn tiểu phẩm, vẽ tranh…; tổ chức cho học sinh và giáo viên ký cam kết hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa. Nhiều trường học triển khai chiến dịch “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”, hưởng ứng “Tuần lễ hành động bảo vệ môi trường”, “Ngày môi trường thế giới”, bố trí các thùng nhựa để thu gom, phân loại rác thải; tổ chức cho học sinh thực hiện kế hoạch nhỏ với việc thu gom rác thải nhựa, kim loại và giấy vụn... Tại Trường tiểu học Lưu Quý An, nơi được chọn thực hiện thí điểm mô hình “Trường học không rác thải” đã có thêm các hoạt động thiết thực như tập huấn về phòng, chống rác thải nhựa, phân loại rác, đổi rác thải nhựa lấy sản phẩm, xây dựng khu vui chơi và góc thư viện sách từ rác thải nhựa… Đối với cuộc thi sáng tạo sản phẩm từ việc tái sử dụng rác thải nhựa, học sinh các trường tiểu học hào hứng tham gia và 12 đơn vị đã được Ban tổ chức trao giải. Nằm ở xã có điều kiện KT-XH còn khó khăn, nhưng Trường tiểu học Cao Minh rất tích cực trong phong trào phòng, chống rác thải nhựa. Cô giáo Trần Thị Bích Hồng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Sau lễ phát động của thành phố, nhà trường đã phát động phong trào hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và thu gom rác thải nhựa tại đơn vị; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống rác thải nhựa như thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lon, thay vào đó, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường; phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa của gia đình; không vứt rác thải nhựa bừa bãi nơi công cộng; học sinh không mang quà vặt, đồ ăn sẵn tới trường"". Đội ngũ giáo viên lồng ghép nội dung phòng, chống rác thải nhựa phù hợp với từng lứa tuổi học sinh, trong đó, học sinh lớp 1, lớp 2 được hướng dẫn về cách nhận biết tác hại của rác thải bằng nhựa; học sinh lớp 3, 4, 5 thực hành tái chế đồ dùng từ rác thải nhựa. Giáo viên chủ nhiệm các lớp còn hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi sáng tạo phòng, chống rác thải nhựa và đạt giải Nhì cấp thành phố. Đây là sự khích lệ để nhà trường tiếp tục giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho học sinh”. Là một trong những học sinh tham gia và đạt giải Nhì Cuộc thi sáng tạo sản phẩm từ việc tái sử dụng rác thải nhựa cấp thành phố, em Vũ Khánh Ngọc, Trường tiểu học Cao Minh chia sẻ: “Từ kiến thức được học, em hiểu rác thải nhựa rất có hại đối với môi trường và chúng em cần có những việc làm thiết thực để góp sức bảo vệ môi trường. Được sự hướng dẫn của giáo viên, chúng em đã hoàn thành 3 sản phẩm dự thi gồm sản phẩm “Em vui học” là những đồ dùng trang trí lớp, sử dụng trong một số giờ học được tái chế từ chai nhựa, nắp chai nhựa…; sản phẩm “Góc nhỏ của em” sử dụng lốp xe, giá nhựa tạo thành bàn ghế để ngồi học và thư giãn; sản phẩm “Trang phục xanh” là chiếc váy và vòng tay, vòng cổ được tái chế từ chất thải nhựa. Các sản phẩm đó đã truyền tải thông điệp chung tay góp một hành động nhỏ tạo nên một môi trường sống trong lành"". Trưởng Phòng GDĐT thành phố Phúc Yên Phạm Ngọc Thiệu cho biết: “Qua thực tế triển khai, hoạt động giáo dục về phòng, chống rác thải nhựa trong nhà trường đã có kết quả bước đầu, giúp học sinh nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa và hình thành thói quen hạn chế tối đa sử dụng đồ nhựa. Ngành Giáo dục thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để việc ""nói không với rác thải nhựa"" lan tỏa trong các cơ sở giáo dục, tạo thành những hành động cụ thể, thiết thực hơn, góp phần xây dựng và bảo vệ môi trường sống ngày càng xanh - sạch - đẹp”. "," Tóm tắt: Ngành Giáo dục Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, đã đẩy mạnh phong trào phòng, chống rác thải nhựa trong các trường học. Phòng Giáo dục đã chỉ đạo các nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa đến học sinh. Phòng Giáo dục cũng đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở TN&MT để tổ chức lễ phát động phong trào hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và thu gom rác thải nhựa tại các trường tiểu học. Trong buổi lễ phát động, học sinh và cán bộ, giáo viên được tìm hiểu về thực trạng và tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường; học sinh tham gia một số hoạt động nhằm hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, thu gom, phân loại rác thải; đại diện lãnh đạo các trường được tặng túi vải khô" 66,"Hiểu để điều trị đúng bệnh lý cột sống. Bệnh lý cột sống bao gồm bệnh lý chấn thương cột sống, thoái hóa cột sống, các bệnh liên quan đến u tân sinh, các tác nhân gây viêm cột sống - tủy sống. Trong đó, thường gặp nhất là nhóm bệnh lý liên quan đến thoái hóa cột sống như thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, trượt thoái hóa đốt sống chèn ép dây thần kinh…Một số nghiên cứu cho thấy, trong số người bệnh đến khám với các vấn đề về cột sống thì tỷ lệ bệnh lý cột sống chiếm khoảng 30%, thường gặp nhất ở người từ 30 đến 60 tuổi. Bệnh còn có thể xuất hiện ở những người trẻ do lối sống ít vận động, tư thế học tập, sinh hoạt chưa đúng làm ảnh hưởng đến cột sống. Bên cạnh đó, nhiều người trẻ còn gặp các chấn thương cột sống do sai tư thế, sai kỹ thuật, thiếu các bước khởi động dẫn đến chấn thương trong quá trình tập thể dục, chơi thể thao, tập gym… Đa phần người bệnh đến khám khi có triệu chứng khởi phát không quá nặng, như đau lưng, tê tay chân… Tuy nhiên, cũng có một số người bệnh đến khám với triệu chứng rất nặng nề của bệnh lý cột sống và thần kinh, làm cho người bệnh không thể đi lại được, như thoát vị đĩa đệm nặng chèn ép thần kinh, lâu ngày dẫn đến tổn thương tủy hoặc rễ thần kinh, yếu cả tay chân, liệt một tay hoặc chân hoặc cả hai…Nguy hiểm hơn, một số bệnh lý chèn ép tủy hoặc thần kinh cấp tính chỉ có khoảng “thời gian vàng” điều trị trong vòng 24-48 giờ để giải quyết tổn thương thần kinh bị chèn ép. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh thường không có cơ hội hồi phục và dẫn đến tàn phế. Bệnh lý về cột sống, nhất là nhóm bệnh lý về chấn thương hoặc thoái hóa, có thể hạn chế biến chứng nếu được điều trị đúng và kịp thời. Tuy nhiên, đối với người bệnh đã xảy ra những di chứng khiếm khuyết nặng về chức năng thần kinh gây yếu liệt, mất chức năng vận động…, người bệnh sẽ phải chịu đựng di chứng và đau đớn lâu dài. Do đó, ngoài điều trị về chuyên khoa thần kinh, người bệnh còn cần được điều trị đau, điều trị tâm sinh lý để tránh trầm cảm, nâng cao chất lượng cuộc sống."," Bệnh lý cột sống bao gồm các bệnh liên quan đến chấn thương, thoái hóa, u tân sinh và viêm cột sống - tủy sống. Thoái hóa cột sống là một trong những bệnh lý phổ biến nhất, thường gặp ở người từ 30 đến 60 tuổi. Bệnh lý cột sống có thể xuất hiện ở những người trẻ do lối sống ít vận động, tư thế học tập, sinh hoạt chưa đúng. Nhiều người trẻ còn gặp các chấn thương cột sống do sai tư thế, sai kỹ thuật, thiếu các bước khởi động dẫn đến chấn thương trong quá trình tập thể dục, chơi thể thao, tập gym. Triệu chứng thường gặp của bệnh lý cột sống là đau lưng, tê tay chân. Tuy nhiên, có một số người bệnh đến khám với triệu chứng rất nặng nề của bệnh lý cột sống và thần kinh, làm cho người bệnh không thể đi lại được, như thoát vị đĩa đệm nặng chèn ép thần kinh, lâu ngày dẫn đến tổn th" 67,"Nghệ An: Quy hoạch 'siêu' đô thị du lịch nghỉ dưỡng 686ha ở Diễn Châu. Đồ án quy hoạch Khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng và thể thao phía Nam đường N2 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An rộng hơn 686ha, dự kiến sẽ trình HĐND tỉnh xem xét và biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 18, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, tổ chức vào ngày 19/2. Khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng và thể thao phía Nam đường N2 có tổng diện tích hơn 686ha. Phạm vi ranh giới quy hoạch tại 2 xã Diễn Trung và Diễn An (huyện Diễn Châu).Dự án được quy hoạch 4 phân khu chức năng. Cụ thể, phân khu đô thị dịch vụ phụ trợ với diện tích gần 109ha, quy mô dân số khoảng 13.350 người; được định hướng trở thành khu đô thị có mật độ dân cư cao, phân khúc bình dân, khu chức năng phụ trợ phục vụ chính nhu cầu lưu trú và sinh sống của người dân, người lao động tại các Khu công nghiệp phía Tây và phía Bắc Khu kinh tế Đông Nam. Phân khu đô thị trung tâm và nhà ở sinh thái có diện tích hơn 153ha, quy mô dân số khoảng 6.700 người; được định hướng trở thành khu đô thị kết hợp dịch vụ công cộng cấp đô thị và nhà ở sinh thái. Phân khu đô thị du lịch và dịch vụ có diện tích gần 182ha, quy mô dân số khoảng hơn 8.000 người; được định hướng trở thành khu đô thị du lịch và dịch vụ nhằm khai thác tiềm năng du lịch biển tại khu quy hoạch. Phân khu du lịch nghỉ dưỡng và thể thao có diện tích hơn 242ha, được định hướng trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và thể thao cấp vùng, trên cơ sở khai thác tiềm năng về mặt cảnh quan ven biển và sự đa dạng hệ thống thực vật tại chân núi Mộ Dạ - nơi có đền thờ An Dương Vương với nhiều truyền thuyết huyền bí cùng với giá trị văn hoá, lịch sử đặc sắc; dự kiến bố trí sân golf quy mô 36 lỗ với hạ tầng hiện đại, hướng tới phục vụ khách hàng ở phân khúc cao cấp cùng các chức năng phụ trợ, như clubhouse, golf villa, resort… Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng và thể thao phía Nam đường N2 tại huyện Diễn Châu, thuộc Khu kinh tế Đông Nam sẽ được trình HĐND tỉnh xem xét và biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 19/2/2024. "," Tóm tắt: Tỉnh Nghệ An đang lên kế hoạch xây dựng một khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng và thể thao lớn ở huyện Diễn Châu, với tổng diện tích hơn 686ha. Dự án này được chia thành 4 phân khu chức năng, bao gồm phân khu đô thị dịch vụ phụ trợ, phân khu đô thị trung tâm và nhà ở sinh thái, phân khu đô thị du lịch và dịch vụ, và phân khu du lịch nghỉ dưỡng và thể thao. Dự án này được dự kiến sẽ được trình HĐND tỉnh xem xét và biểu quyết thông qua vào ngày 19/2/2024." 68,"Chi tiết lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4, 01/5 và Quốc khánh 2/9 năm 2024. Sau dịp nghỉ Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024, người lao động sẽ được nghỉ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch rơi vào thứ năm ngày 18/4 và nghỉ dịp lễ Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 rơi vào thứ ba ngày 30/4 và thứ tư ngày 01/5/2024. Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024: Theo điểm e khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động trong 1 ngày là ngày 10 tháng 3 Âm lịch.Năm 2024, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch rơi vào thứ năm ngày 18/4/2024. Đây là ngày làm việc trong tuần của người lao động nên lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 sẽ kéo dài 1 ngày là thứ năm ngày 18/4/2024 (tức ngày 10/3 Âm lịch). Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024: Theo điểm c, d khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì dịp lễ Chiến thắng và ngày Quốc tế lao động, người lao được nghỉ 1 ngày 30/4 Dương lịch và 1 ngày 1/5 Dương lịch.Năm 2024, dịp 30/4, 1/5 rơi vào thứ ba ngày 30/4/2024 và thứ tư ngày 1/5/2024. Đây cũng là các ngày làm việc trong tuần nên người lao động nghỉ đợt lễ này sẽ không được nghỉ bù. Như vậy, lịch nghỉ dịp lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 sẽ kéo dài 2 ngày từ thứ ba ngày 30/4/2024 đến hết thứ tư ngày 1/5/2024. Lịch nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024: Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Công văn 8662/VPCP-KGVX năm 2023, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là công chức, viên chức) nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 từ thứ bảy ngày 31/8/2024 đến hết thứ ba ngày 3/9/2024 Dương lịch. Đợt nghỉ này bao gồm 2 ngày nghỉ lễ Quốc khánh, 2 ngày nghỉ hằng tuần.Các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 lưu ý thực hiện: bố trí, sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, đảm bảo tốt công tác phục vụ tổ chức, Nhân dân. Các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ bảy và chủ nhật hằng tuần, sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp. Đối với người lao động không thuộc đối tượng quy định trên, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 như sau: Thứ hai ngày 2/9/2024 Dương lịch và lựa chọn 1 trong 2 ngày: chủ nhật ngày 1/9/2024 hoặc thứ ba ngày 3/9/2024 Dương lịch. Nếu người sử dụng lao động chọn nghỉ vào chủ nhật ngày 1/9/2024 thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 tức nghỉ bù thêm 1 ngày vào 3/9/2024. Đồng thời, cần thông báo phương án nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ tết âm lịch cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức. Các dịp nghỉ lễ, tết khác thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019. "," Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4, 01/5 và Quốc khánh 2/9 năm 2024: - Giỗ Tổ Hùng Vương: Ngày 10 tháng 3 Âm lịch, rơi vào thứ năm ngày 18/4/2024. Người lao động được nghỉ 1 ngày và hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. - Dịp lễ 30/4 và 1/5: Ngày 30/4/2024 và 1/5/2024, rơi vào thứ ba và thứ tư. Người lao động được nghỉ 2 ngày và không được nghỉ bù. - Quốc khánh: Ngày 2/9/2024, rơi vào thứ hai. Người lao động được nghỉ 1 ngày và có thể lựa chọn nghỉ thêm 1 ngày trong 2 ngày hằng tuần. Nếu nghỉ vào chủ nhật ngày 1/9/2024, người lao động được nghỉ bù ngày hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp. Các dịp nghỉ lễ, tết khác thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019." 69,"Học sinh trung học cơ sở có nên đi học thêm với giảng viên đại học? Những học sinh cuối cấp thì mấu chốt cuối cùng là kỳ thi chuyển cấp phải hướng tới điểm số cao mới hy vọng đạt được mục đích của mình.Gần 20 năm trong nghề, tôi chưa bao giờ mở lớp dạy thêm cho học sinh dù năm nào cũng có nhiều học sinh hỏi tôi. Nhưng, mỗi năm tôi đều phải dạy thêm 1 tháng theo kế hoạch của nhà trường cho học sinh lớp 9 thi vào tuyển sinh 10. Trong quá trình giảng dạy tôi đã chứng kiến nhiều câu chuyện, nhiều kỉ niệm vui buồn cùng với học trò của mình, nhất là với những em học sinh nằm trong đội tuyển học sinh giỏi của trường mà tôi được nhà trường phân công bồi dưỡng. Địa phương nơi tôi công tác vừa công bố điểm thi học sinh giỏi cấp huyện, học sinh của tôi có em điểm cao nhất huyện nhưng cũng có em điểm thấp nhất huyện. Có điều, em học sinh có điểm thấp nhất huyện lại đang miệt mài đi học thêm với một giảng viên đại học.Được điểm 2.0/20.0 môn Ngữ văn… không bất ngờ Năm học 2023-2024 này, môn Ngữ văn mà bản thân tôi được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi có một học sinh khá đặc biệt. Em này không phải là học sinh lớp tôi dạy chính khóa nhưng em đăng kí ôn thi môn Ngữ văn và tất nhiên trên danh nghĩa là học sinh trong đội tuyển tôi ôn thi. Tuy nhiên, suốt 5 tháng trời ôn thi cho đội tuyển, em học sinh này chỉ đến lớp một vài buổi mà thôi. Những buổi có mặt trong lớp, tôi vẫn kiểm tra kiến thức môn học nhưng phần lớn là em không trả lời được hoặc trả lời không đúng. Hỏi lí do em không đi học đều đặn, em nói lịch thêm trùng với lịch ôn thi học sinh giỏi. Em còn hào hứng nói về việc mình đang học thêm với một thầy là giảng viên trường đại học. Em còn thật thà bảo, thầy dạy thêm nói không cần ôn ở trường vẫn đậu học sinh giỏi. Thực lòng, đã nhiều lần tôi muốn báo cáo lên ban giám hiệu gạt tên em ra khỏi đội tuyển nhưng rồi vẫn không làm được bởi số lượng học sinh tham gia ôn thi chỉ bằng một nửa số lượng mà phòng giáo dục cho phép. Hơn nữa, em đã đăng ký ôn thi và muốn dự thi để thử khả năng của mình nên cuối cùng tôi đành phải chốt danh sách gửi cho ban giám hiệu và gửi lên cấp trên để em tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện. Sau khi thi, em nhắn tin xin lỗi tôi và nói không làm được bài vì trong đầu trống rỗng, chẳng có gì để làm bài. Vì thế, đề Ngữ văn có 2 câu, em chỉ làm được phần mở bài của câu 8.0 điểm còn câu 12 điểm em bỏ trống. Tôi không bất ngờ khi đọc tin nhắn của em và cũng không bất ngờ về kết quả điểm thi của em chỉ được 2.0/ thang điểm 20.0. Trong khi, những em còn lại đều đạt điểm cao, có em đạt điểm số cao nhất huyện và lọt vào danh sách tham gia học sinh giỏi cấp tỉnh tới đây. Học sinh trung học cơ sở có cần thiết học thêm với thầy cô là giảng viên đại học?Bản thân tôi không mở lớp dạy thêm cho học trò và cũng không bao giờ cổ xúy cho việc dạy thêm, học thêm của học sinh phổ thông hiện nay. Bởi tôi cho rằng, việc dạy thêm, học thêm cũng đang đan xen cả những mặt tích cực và tiêu cực. Đặc biệt, một số học sinh đang có trào lưu đi học thêm với một số thầy cô có tiếng tăm hoặc được cha mẹ gửi gắm thầy cô ở các cấp học cao hơn với hy vọng những thầy cô này đang đào tạo giáo viên sẽ giỏi hơn. Tuy nhiên, thực tế không phải bao giờ cũng vậy. Việc giảng dạy và chương trình ở đại học khác xa với chương trình trung học cơ sở cả về phương pháp và cách thức tiếp cận, khai thác kiến thức. Chương trình đại học là những kiến thức chuyên sâu, chương trình cấp trung học cơ sở là những kiến thức phổ thông nên không đòi hỏi những kiến thức chuyên sâu như sinh viên đại học. Chẳng hạn, khi tôi hỏi học sinh đang học thêm với một giảng viên đại học là em học đến bài nào rồi thì em trả lời thầy đã dạy đến bài Bến quê của Nguyễn Minh Châu. Trong khi, truyện ngắn này đã giảm tải từ nhiều năm học trước. Điều này có nghĩa, thầy dạy thêm vẫn dạy tuần tự các bài học trong sách giáo khoa, trong khi sách Ngữ văn 9 đã được Bộ giảm tải rất nhiều lần. Một số bài học đã giảm tải hoàn toàn, một số bài học thì giảm tải một phần… Năm học 2023-2024 này, cấp trung học cơ sở đang thực hiện giảm tải theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông và công văn này được ban hành từ năm 2020. Vì thế, những bài giảm tải từ nhiều năm trước, giáo viên sẽ không dạy nhưng những giáo viên dạy thêm không cùng cấp học mà không cập nhật hoặc không để ý sẽ không biết điều này. Họ dạy thêm cho học trò những bài giảm tải cũng đồng nghĩa mất nhiều thời gian cho học trò ôn luyện nhưng lại không phục vụ cho việc học trên lớp và thi cử sau này. Trong khi, học sinh lớp 9 có một lượng kiến thức khá nặng, nhất là môn Ngữ văn được biên chế 5 tiết/tuần - môn học có số tiết nhiều nhất ở lớp 9 và đây cũng là môn học được các địa phương lựa chọn là môn thi tuyển sinh vào lớp 10 trong những năm vừa qua. Nếu học sinh học không có trọng tâm, trọng điểm và sa vào những bài giảng từ lớp học thêm không phải là giáo viên trung học cơ sở thì các em sẽ gặp khó khăn trong quá trình làm bài, kiểm tra, thi cử sau này. Thực ra, kết quả thi học sinh giỏi cấp huyện của một học sinh mà người viết đã đề cập ở phần trên không hẳn là quá trình học tập của học sinh bởi suy cho cùng, kỳ thi học sinh giỏi cũng đơn thuần là một lần “thi nháp” cho kỳ thi tuyển sinh 10 ở phía trước và cũng là kỳ thi sát hạch về khả năng của học trò. Nhưng, kết quả kỳ thi học sinh giỏi sẽ giúp cho học sinh đánh giá đúng về năng lực thực sự của mình để góp phần định hướng cho tương lai. Việc học thêm hiện nay đang diễn ra ở các cấp học phổ thông nhưng thực tế chất lượng các lớp dạy thêm thế nào thì không có gì làm bảo đảm. Phần nhiều là trên tinh thần tự nguyện của cả hai phía. Có cung ắt sẽ có cầu và tất nhiên thầy cô nào đứng ra dạy thêm cũng đều nói hay, nói tốt về mình để lôi kéo học trò. Tuy nhiên, nói gì thì nói, những học sinh cuối cấp thì mấu chốt cuối cùng là kỳ thi chuyển cấp phải hướng tới điểm số cao mới hy vọng đạt được mục đích của mình. Vì thế, nếu đi học thêm, học sinh và phụ huynh cũng cần lựa chọn những thầy cô phù hợp đang dạy khối học đó, cấp học đó sẽ hữu ích hơn vì không ai hiểu rõ kiến thức, cấu trúc đề kiểm tra, đề thi như những thầy cô đang trực tiếp giảng dạy ở cùng cấp học. Bởi, một lẽ giản đơn là lượng kiến thức đó họ đang dạy hằng ngày và thậm chí dạy nhiều năm trời. Họ nắm bắt được những cái mới rõ nhất và họ cũng là người rõ nhất về kiến thức môn học, về tâm lý của học trò sẽ có những định hướng, phương pháp phù hợp nhất cho học sinh. Ngược lại, học với những thầy cô ở cấp học khác, có thể họ có kiến thức sâu hơn, uyên thâm hơn, thậm chí là thầy của thầy cô ở các nhà trường phổ thông nhưng cách truyền đạt và phương pháp tiếp cận vấn đề chưa hẳn là hiệu quả vì mỗi cấp học có một đặc trưng và cách tiếp cận khác nhau."," Học sinh trung học cơ sở có cần thiết học thêm với thầy cô là giảng viên đại học? Tôi không mở lớp dạy thêm cho học trò và cũng không bao giờ cổ xúy cho việc dạy thêm, học thêm của học sinh phổ thông hiện nay. Bởi tôi cho rằng, việc dạy thêm, học thêm cũng đang đan xen cả những mặt tích cực và tiêu cực. Đặc biệt, một số học sinh đang có trào lưu đi học thêm với một số thầy cô có tiếng tăm hoặc được cha mẹ gửi gắm thầy cô ở các cấp học cao hơn với hy vọng những thầy cô này đang đào tạo giáo viên sẽ giỏi hơn. Tuy nhiên, thực tế không phải bao giờ cũng vậy. Việc giảng dạy và chương trình ở đại học khác xa với chương trình trung học cơ sở cả về phương pháp và cách thức tiếp cận, khai thác kiến thức. Chương trình đại học là những kiến thức chuyên sâu, chương trình cấp trung học cơ sở là những kiến thức phổ thông nên kh" 70,"Cháy xe bồn chở xăng trên cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương. Chiều 15/2, một chiếc xe bồn chở xăng đang chạy trên cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương bất ngờ bốc cháy dữ dội làm cao tốc bị kẹt xe gần 10km. Vụ cháy xảy ra vào khoảng 14h, khi 1 chiếc xe bồn biển số Tiền Giang do 1 nam tài xế cầm lái đang chạy trên cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, hướng từ Hồ Chí Minh về tỉnh Tiền Giang. Khi đến xã Lợi Bình Nhơn, TP Tân An, tỉnh Long An đuôi ôtô bỗng phát sinh khói và lửa. Tài xế chủ động lái xe bồn xuống đường dẫn cao tốc hướng về quốc lộ 62, dùng bình chữa cháy dập lửa, song không thành. Một số người gần đó đã gọi cho lực lượng cảnh sát PCCC tỉnh Long An. Ngay lập tức nhiều chiến sĩ cảnh sát PCCC tỉnh Long An cùng nhiều phương tiện chữa cháy đã được huy động đến hiện trường, dập tắt đám cháy. Vụ hỏa hoạn làm xe bồn hư hỏng nặng, tài xế bỏng nhẹ ở mặt và tay. Cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, hướng từ TP Hồ Chí Minh về tỉnh Tiền Giang qua khu vực này bị ùn ứ gần 10 km. Lực lượng Cục CSGT (C08) - Bộ Công an cùng lực lượng CSGT - Công an tỉnh Long An phải túc trực ở đầu đường dẫn để điều tiết phương tiện di chuyển giảm ùn tắc khu vực này. Hiện nguyên nhân vụ cháy vẫn đang được lực lượng chức năng điều tra làm rõ."," Ngày 15/2, một chiếc xe bồn chở xăng đang chạy trên cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương bất ngờ bốc cháy dữ dội, khiến cao tốc bị kẹt xe gần 10km. Vụ cháy xảy ra vào khoảng 14h, khi xe bồn biển số Tiền Giang do một nam tài xế cầm lái đang chạy trên cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, hướng từ Hồ Chí Minh về tỉnh Tiền Giang. Khi đến xã Lợi Bình Nhơn, TP Tân An, tỉnh Long An, đuôi ôtô bỗng phát sinh khói và lửa. Tài xế chủ động lái xe bồn xuống đường dẫn cao tốc hướng về quốc lộ 62, dùng bình chữa cháy dập lửa, song không thành. Một số người gần đó đã gọi cho lực lượng cảnh sát PCCC tỉnh Long An. Ngay lập tức nhiều chiến sĩ cảnh sát PCCC tỉnh Long An cùng nhiều phương tiện chữa cháy đã được huy động đến hiện trường, dập tắt đám cháy. Vụ hỏa hoạn làm xe bồn hư hỏng nặng, tài xế bỏng nhẹ ở mặ" 71,"Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, bản anh hùng ca bất hủ trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo thiên tài của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ, chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa đã đập tan giấc mộng xâm lược của quân Mãn Thanh, giải phóng đất nước, giữ vững độc lập dân tộc. Mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, nghĩa quân Tây Sơn dũng mãnh, dưới sự chỉ huy của người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã tiến công thần tốc, đánh tan hàng vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng kinh thành Thăng Long, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.Vào cuối thế kỷ XVIII, trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến loạn, ở Đàng Ngoài chúa Trịnh lấn át vua Lê; ở Đàng Trong chúa Nguyễn suy tàn, gian thần lộng hành, đời sống nhân dân rơi vào cảnh lầm than. Trong bối cảnh đó, năm 1771 cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ được đông đảo các tầng lớp nhân dân, các anh hùng hào kiệt và sĩ phu yêu nước hưởng ứng. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng phát triển thành phong trào giải phóng dân tộc rộng lớn trên quy mô cả nước, quét sạch mọi bất công thối nát của các vương triều phong kiến, đập tan các thế lực ngoại xâm, thống nhất đất nước, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. Triều đình nhà Thanh từ lâu đã rắp tâm xâm lược nước ta, nhưng chưa tìm được cớ gây hấn. Lợi dụng hành động “rước voi về giày mồ” của Lê Chiêu Thống, 29 vạn quân Thanh đã tràn sang xâm chiếm nước ta. Trước tình hình thù trong, giặc ngoài, nhận thấy nguy cơ xâm lược từ phương Bắc, Nguyễn Huệ đã làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung, rồi nhanh chóng tiến công ra Bắc. Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân, tức 15/1/1789, đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp, rồi Ninh Bình. Đêm giao thừa Tết Kỷ Dậu 1789, quân Tây Sơn tấn công và tiêu diệt giặc Thanh ở đồn tiền phương Gián Khẩu. Đêm mùng 4 rạng mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu 1789, quân Tây Sơn tiến về đánh chiếm Khương Thượng. Quân giặc phòng thủ Khương Thượng bị tiêu diệt hoàn toàn. Tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống treo cổ tự vẫn ở núi Loa Sơn. Trận đánh này mở đường cho đại quân Tây Sơn từ Ngọc Hồi tiến công với khí thế như chẻ tre tiến thẳng vào Thăng Long. Với chiến thuật thần tốc, chớp nhoáng, chỉ trong 5 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh, mà trận Ngọc Hồi và Đống Đa là mồ chôn quân Thanh. Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy lên phía Bắc, tàn quân nghe tin chủ tướng bỏ chạy cũng tan rã chạy theo, tranh nhau qua cầu. Trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu, Hoàng đế Quang Trung ngự trên lưng voi, dẫn đầu đại quân vào Kinh thành trong sự đón chào hoan hỉ của nhân dân Thăng Long. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đã khẳng định nghệ thuật quân sự tuyệt vời của nghĩa quân Tây Sơn, đặc biệt là tài cầm quân thiên tài của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ. Đó là nghệ thuật chuyển quân thần tốc từ Phú Xuân ra Bắc, là nghệ thuật tác chiến, chiến lược trong từng trận đánh. Bằng thắng lợi vĩ đại này, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo thiên tài của Hoàng đế Quang Trung đã đập tan mộng xâm lược của quân Thanh, giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập dân tộc. Phát huy hào khí của nghĩa quân Tây Sơn, thôi thúc mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân vượt qua khó khăn, thách thức để nỗ lực phấn đấu, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn, xứng đáng với những công lao to lớn, khát vọng cháy bỏng và sự hy sinh cao cả của các thế hệ đi trước. "," Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa là một trận đánh quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam, diễn ra vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789. Dưới sự lãnh đạo thiên tài của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn đã tiến công thần tốc, đánh tan hàng vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng kinh thành Thăng Long, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến loạn, cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ được đông đảo các tầng lớp nhân dân, các anh hùng hào kiệt và sĩ phu yêu nước hưởng ứng. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng phát triển thành phong trào giải phóng dân tộc rộng lớn trên quy mô cả nước, quét sạch mọi bất công thối nát của các vương triều phong kiến, đập tan các thế lực ngoại xâm, thống nhất đất nư" 72,"Năm 2024, Thanh Hóa dự kiến thu 18.546 tỷ đồng từ đấu giá đất. Danh mục dự án đấu giá quyền sử dụng đất năm 2024 của địa phương này là 736 dự án (mặt bằng) với tổng diện tích đất theo quy hoạch là 2.093,5 ha.UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt danh mục dự án đấu giá quyền sử dụng đất năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Danh mục bao gồm 736 dự án (mặt bằng) với tổng diện tích đất theo quy hoạch là 2.093,5 ha, tổng diện tích đất dự kiến đấu giá là 586,2 ha; tổng số tiền sử dụng đất dự kiến thu là 18.546,7 tỷ đồng. Tiền sử dụng đất thu được sau khi trừ giải phóng mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật là 11.336,4 tỷ đồng. Trong đó, một số địa phương có nhiều dự án được đưa vào danh mục, như: huyện Đông Sơn 88 dự án, huyện Hoằng Hóa 71 dự án, huyện Thọ Xuân 65 dự án, huyện Thiệu Hóa 55 dự án, huyện Quảng Xương 58 dự án, huyện Nga Sơn 42 dự án...Tại Thanh Hoá, năm 2022, theo Danh mục dự án đấu giá quyền sử dụng được phê duyệt, toàn tỉnh có 708 dự án với tổng diện tích đất đấu giá 720,7 ha. Số tiền sử dụng đất dự kiến thu được 16.660 tỷ đồng, trong đó, số tiền sử dụng đất thu được sau khi trừ chi phí giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng kỹ thuật ước khoảng 9.945,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến tháng 12/2022 mới thực hiện đấu giá 223 dự án với tổng diện tích đất 89,5 ha. Tổng số tiền trúng đấu giá 6.794,4 tỷ đồng, bằng 40,8% kế hoạch. Năm 2023, UBND tỉnh phê duyệt Danh mục dự án đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh với 957 dự án (gồm dự án chuyển tiếp và dự án mới). Tổng diện tích đất dự kiến đấu giá 1.042,2 ha; tổng số tiền sử dụng đất dự kiến thu được 25.040,5 tỷ đồng (tiền sử dụng đất thu được sau khi trừ chi phí giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật là 16.000 tỷ đồng). Các địa phương có số tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất lớn nhất trong vài năm trở lại đây chủ yếu là: huyện Quảng Xương, huyện Hoằng Hóa, thành phố Sầm Sơn và thị xã Nghi Sơn/. "," Tóm tắt: - Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa dự kiến thu 18.546 tỷ đồng từ đấu giá đất. - Danh mục dự án đấu giá quyền sử dụng đất năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa bao gồm 736 dự án với tổng diện tích đất theo quy hoạch là 2.093,5 ha, tổng diện tích đất dự kiến đấu giá là 586,2 ha; tổng số tiền sử dụng đất dự kiến thu là 18.546,7 tỷ đồng. - Một số địa phương có nhiều dự án được đưa vào danh mục, như: huyện Đông Sơn 88 dự án, huyện Hoằng Hóa 71 dự án, huyện Thọ Xuân 65 dự án, huyện Thiệu Hóa 55 dự án, huyện Quảng Xương 58 dự án, huyện Nga Sơn 42 dự án... - Năm 2022, tỉnh Thanh Hóa có 708 dự án với tổng diện tích đất đấu giá 720,7 ha. Số tiền sử dụng đất dự kiến thu được 16.660 tỷ đồng, trong đó, số tiền sử dụng đất th" 73,"Bình Định: Bài học hay từ mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt của người dân Thuận Nghĩa. Mô hình phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đang được người dân tại khối phố Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) rất đồng tình hưởng ứng. Từ mô hình này, nhận thức và ý thức của người dân về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường được nâng cao. Giải quyết hiệu quả rác thải sau phân loại Hàng ngày, vào khoảng 7 giờ tối, cô Nguyễn Thị Thu ở khối 2, khối phố Thuận Nghĩa lại mang theo 2 chiếc thùng đi quanh hơn 30 hộ gia đình để thu gom chất thải hữu cơ. Các chất thải được thu gom gồm thức ăn thừa, vỏ rau củ quả, lá cây… đã được các hộ gia đình phân loại riêng và chứa trong xô màu xanh để trước nhà. Khi đưa về, các chất thải này được cô Thu đem về ủ trong 3 chiếc thùng lớn do cơ quan nhà nước hỗ trợ đặt tại nhà. Sau thời gian ủ khoảng 2 tháng, chất thải sẽ trở thành phân bón hữu cơ và được cô bón cho 1 sào đất trồng ớt của gia đình. Cô Nguyễn Thị Thu cho biết, ban đầu khi các cơ quan, đoàn thể ở địa phương tuyên truyền, vận động triển khai mô hình này đến người dân, nhiều người cũng tỏ ra băn khoăn. Công việc nhà nông bận rộn nên nhiều người lo sợ mất thời gian, “ngại” tham gia những công việc này. “Thế là cô mạnh dạn xung phong làm. Lúc đầu cũng còn bỡ ngỡ, vừa làm vừa phải học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các chị em khác để công việc được tốt hơn. Giờ mọi người đều quen, lại thấy thích vì thấy nhiều cái lợi quá”, cô Thu vui vẻ nói, đồng thời cho biết, từ khi dùng phân hữu cơ được ủ cộng với nước rỉ rác từ thùng ủ, sào ớt trồng của gia đình tươi tốt hẳn lên. Gia đình chị Trương Thị Mỹ Lệ ở khối phố Thuận Nghĩa có hơn 500 m2 đất trồng hành, đậu phộng. Giống như cô Nguyễn Thị Thu, chị Lệ hàng ngày cũng mang thùng đi thu gom rác thải hữu cơ của 36 hộ gia đình xung quanh về ủ làm phân bón. Chị Trương Thị Mỹ Lệ cho biết, việc phân loại rác của các hộ gia đình trong khu phố lúc đầu cũng chưa tốt do chưa quen, nhưng theo thời gian cùng với việc tăng cường tuyên truyền, ý thức của người dân đã tốt lên, dần đi vào nền nếp. Chị cho rằng, mô hình phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt như ở Thuận Nghĩa là phù hợp với điều kiện của địa phương, có thể nhân rộng ra toàn thị trấn và các khu vực khác trong tỉnh có điều kiện tương tự.Công việc mà cô Nguyễn Thị Thu và chị Trương Thị Mỹ Lệ đang thực hiện hàng ngày thuộc Đội thu gom, xử lý chất thải thực phẩm của Mô hình phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn năm 2023 tại khối phố Thuận Nghĩa do Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định phối hợp với UBND huyện Tây Sơn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai từ tháng 6/2023 đến nay. Theo đó, qua tiến hành khảo sát, điều tra 470 hộ dân tại khối phố Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong, đã có 290 hộ dân tham gia mô hình. Ông Nguyễn Văn Vui, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tây Sơn cho biết, Thuận Nghĩa đã thành lập các tổ, đội để hỗ trợ công tác triển khai mô hình, cụ thể: Tổ giám sát, hỗ trợ triển khai Mô hình (5 thành viên) để thực hiện giám sát định kỳ việc triển khai mô hình; Tổ hướng dẫn triển khai Mô hình (25 thành viên) nhằm hướng dẫn việc phân loại, thu gom, vận chuyển theo đúng kế hoạch và Đội thu gom, xử lý chất thải thực phẩm (8 thành viên) để thu gom chất thải thực phẩm tại hộ dân đem về ủ trong thùng ủ đặt tại nhà theo mô hình xử lý phân tán. Để đảm bảo hiệu quả, cơ quan chức năng đã tổ chức các lớp tập huấn triển khai mô hình cho các tổ, đội và hộ dân tại khối phố Thuận Nghĩa, đồng thời cấp phát dụng cụ đựng chất thải thực phẩm cho hộ dân, các thiết bị vận chuyển và thùng ủ phục vụ mô hình đội thu gom. Đến nay, công tác phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đã được triển khai tại 470 hộ dân khối phố Thuận Nghĩa và phân thành 3 loại chất thải theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ Môi trường, trong đó 180 hộ dân có chất thải hữu cơ được tận dụng cho sản xuất nông nghiệp của gia đình; 290 hộ dân còn lại đem chất thải thực phẩm ra ngoài để thu gom và xử lý theo mô hình.“Trên địa bàn huyện Tây Sơn hiện đang triển khai khoảng 4 mô hình phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian hơn 6 tháng triển khai, mô hình tại khu phố Thuận Nghĩa đã cho thấy tính khả thi, hiệu quả hơn. Mô hình phù hợp với phần lớn các đô thị hiện nay của các huyện vừa có yếu tố đô thị, vừa có yếu tố nông thôn, thuận lợi trong việc thu gom và xử lý chất thải hữu cơ dễ phân hủy. Riêng tại khối phố Thuận Nghĩa, mô hình còn có tác dụng hỗ trợ, quảng bá thêm cho nông nghiệp sinh thái và du lịch cộng đồng đối với làng rau an toàn Thuận Nghĩa” - Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tây Sơn Nguyễn Văn Vui cho biết. Nhân rộng các mô hình hay Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đã đưa ra các quy định nghiêm khắc về việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Theo quy định tại Điều 79, chậm nhất đến ngày 31/12/2024, hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo Khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ cũng nêu rõ, hộ gia đình, cá nhân có thể bị xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu không phân loại chất thải rắn sinh hoạt, không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định. Chính vì vậy, việc triển khai và nhân rộng các mô hình hay về phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đang được các cấp chính quyền và người dân quan tâm. Đánh giá về mô hình tại khối phố Thuận Nghĩa, ông Nguyễn Việt Cường - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) cho biết, mô hình đã giải quyết được một vấn đề “khó” xưa nay là vấn đề xử lý chất thải sinh hoạt sau phân loại. Mô hình đã thiết lập được mạng lưới hệ thống từ giai đoạn phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình; đã xây dựng được một cơ chế pháp lý rõ ràng cho việc triển khai các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt mang tính đặc thù địa phương. Để duy trì công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Vui kiến nghị UBND huyện sớm bố trí nguồn kinh phí và giao việc thu gom phí xử lý chất thải của các hộ gia đình tại khối phố Thuận Nghĩa cho các chị trong đội thu gom để hỗ trợ cho công tác thu gom chất thải sau phân loại. Tuyên truyền người dân trên địa bàn về việc sử dụng sản phẩm phân, nước rỉ rác từ quá trình ủ để bà con trên địa bàn biết và sử dụng nhằm tái sử dụng sản phẩm từ quá trình xử lý chất thải thực phẩm trên địa bàn. Đồng thời, nhân rộng mô hình và hình thành mạng lưới thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt phù hợp tại địa phương. Về lâu dài, nghiên cứu bố trí khu xử lý chất thải thực phẩm tập trung nhằm thu gom và xử lý hiệu quả.Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định cho biết, năm 2023, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên địa bàn tỉnh được thu gom đã có sự gia tăng so với các năm trước, thực hiện đạt 85,8%, vượt so với chỉ tiêu đề ra là 85%. Sang năm 2024, ngành Tài nguyên và Môi trường Bình Định đặt ra mục tiêu tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom đạt 90-95%, tỷ lệ chất thải rắn ở nông thôn được thu gom 70 - 75%. Để đạt được mục tiêu này, ông Nguyễn Việt Cường - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường cho biết, ngành Tài nguyên và Môi trường Bình Định sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường đối với các sở, ban, ngành, các hội đoàn thể, địa phương và các doanh nghiệp. Tham mưu UBND tỉnh tổ chức hội nghị và ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; tổ chức hội nghị về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, xác định thành phần và định mức phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định."," Mô hình phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đang được người dân tại khối phố Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) rất đồng tình hưởng ứng. Cô Nguyễn Thị Thu và chị Trương Thị Mỹ Lệ đang thực hiện công việc thu gom, xử lý chất thải thực phẩm hàng ngày. Chất thải được thu gom gồm thức ăn thừa, vỏ rau củ quả, lá cây… đã được các hộ gia đình phân loại riêng và chứa trong xô màu xanh để trước nhà. Sau thời gian ủ khoảng 2 tháng, chất thải sẽ trở thành phân bón hữu cơ và được cô bón cho 1 sào đất trồng ớt của gia đình. Mô hình này đã giải quyết được vấn đề xử lý chất thải sinh hoạt sau phân loại và đã thiết lập được mạng lưới hệ thống từ giai đoạn phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình. Để duy trì cô" 74,"Phát triển hành lang sông Sài Gòn theo kinh nghiệm của Pháp về sông Seine. TPHCM đang khẩn trương thực hiện 3 quy hoạch, gồm quy hoạch thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050; rà soát điều chỉnh quy hoạch chung đến 2040, tầm nhìn 2060 và xây dựng quy hoạch chung TP Thủ Đức cùng thời kỳ với quy hoạch chung TPHCM. Đây là 3 quy hoạch rất quan trọng cho sự phát triển của TPHCM trong thời gian tới. Chiều 2-3, UBND TPHCM tổ chức hội thảo “Phát triển không gian, chức năng dọc hành lang sông Sài Gòn theo kinh nghiệm của Pháp về sông Seine”. Sở QH-KT cùng với liên danh tư vấn Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) và Viện Quy hoạch vùng Paris (IPR) được giao đồng chủ trì hội thảo. Khách mời là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu, chuyên gia từ các viện - trường đại học - hội ngành nghề; các tổ chức và chuyên gia nước ngoài; các doanh nghiệp, quỹ và tổ chức đầu tư quan tâm.Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, TPHCM đang khẩn trương thực hiện 3 quy hoạch, gồm quy hoạch thành phố thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050; rà soát điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến 2040, tầm nhìn 2060 và xây dựng quy hoạch chung TP Thủ Đức cùng thời kỳ với quy hoạch chung TPHCM. Đây là 3 quy hoạch rất quan trọng cho sự phát triển của TPHCM trong thời gian tới. Do vậy việc nghiên cứu để bảo tồn, phát huy giá trị của sông Sài Gòn trong quy hoạch chung TPHCM và TP Thủ Đức rất có ý nghĩa. Cho nên việc TPHCM phối hợp với hai tổ chức IPR và AVSE Global nghiên cứu sâu sông Sài Gòn là việc rất kịp thời và rất có ý nghĩa.TPHCM xác định việc quy hoạch sông Sài Gòn là trung tâm trong rà soát quy hoạch chung của TP trong thời gian tới. Việc hôm nay tổ chức hội thảo, tiếp thu nghiên cứu vào quy hoạch chung, quy hoạch kinh tế xã hội là việc rất quan trọng. Các ý kiến trao đổi phản biện, thảo luận sẽ tiếp thu vào đồ án quy hoạch chung của TP. Đồng chí cũng lưu ý trong các góp ý xây dựng quy hoạch, cần lưu ý việc bảo tồn các giá trị của sông Sài Gòn. Bảo tồn phát triển các giá trị này trong bối cảnh TPHCM chịu nhiều tác động, thách thức của biến đổi khí hậu, làm sao bảo tồn các giá trị tự nhiên văn hóa, nhưng cũng khai thác hợp lý trong quá trình phát triển.Đại diện cho AVSE Global và IPR trình bày về kết quả nghiên cứu phát triển toàn diện hành lang sông Sài Gòn, bà Nguyễn Thu Trà, Giám đốc dự án quy hoạch chiến lược phát triển hành lang sông Sài Gòn (AVSE Global) nhấn mạnh, sông Sài Gòn có một sứ mệnh cao cả, là dòng chảy tạo cơ hội chuyển mình của TPHCM. Theo chuyên gia, hành lang sông Sài Gòn với 5 đặc trưng độc đáo chính là xương sống tinh thần và thiên nhiên của TPHCM. Đó là những đặc trưng về giá trị lịch sử đặc biệt đối với Việt Nam, với biểu tượng là Bến cảng Nhà Rồng nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước; là bản sắc sông nước gắn kết tình cảm vùng Nam bộ; là đường ranh giới vật lý kết nối các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương; là tài sản độc đáo với hệ sinh thái đa dạng sinh học đẳng cấp thế giới; đồng thời cũng là thách thức lũ lụt khiến TPHCM nằm trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.Các chuyên gia cũng nhấn mạnh tiềm năng kinh tế dọc hành lang sông Sài Gòn bao gồm kinh tế dịch vụ địa phương, bao gồm các hoạt động như du lịch sông nước, văn hóa và giải trí, kinh tế đêm; kinh tế dịch vụ dẫn dắt vùng như thương mại, dịch vụ kinh doanh, logistics; kinh tế xanh và số hướng đến tương lai với các giải pháp kỹ thuật số nhằm tăng hiệu suất và tối ưu nguồn tài nguyên cho các doanh nghiệp và thành phố; phát triển hạ tầng giao thông, kinh tế và bất động sản. “Chúng tôi nhận định sông Sài Gòn có một sứ mệnh cao cả, là dòng chảy tạo cơ hội chuyển mình. Quy hoạch và phát triển sông Sài Gòn thực sự phải là điểm nhấn, là xương sống trong nội dung điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM, nhằm đạt được tầm nhìn phát triển của thành phố. Đánh giá đúng tầm quan trọng của dòng sông với sự phát triển của thành phố chính là một trong những chìa khóa mở ra các cơ hội phát triển cho thành phố trong 30 năm tới” – chuyên gia AVSE Global nhấn mạnh. Các chuyên gia đề xuất phát triển hành lang sông Sài Gòn với 4 phân khu: Khu Bắc kết nối bản sắc, qua huyện Củ Chi, Bến Cát từ thị xã Thủ Dầu Một đến ranh giới TPHCM và tỉnh Tây Ninh. Một phân khu từ đường sắt đến cầu Thủ Dầu Một với giao diện trù phú bao trùm. Một phân khu Thanh Đa trải nghiệm hạnh phúc, gồm bán đảo Thanh Đa và vùng phụ cận. Phân khu Trung tâm cánh cửa tương lai, chạy từ ngã ba sông Đồng Nai/Nhà Bè đến cầu Quốc lộ 52. Trong đó, chuyên gia Pháp góp ý đối với khu vực Thanh Đa – một trong số các bán đảo đẹp do dòng sông Sài Gòn tạo nên – cần được bảo tồn, ngăn chặn xe cơ giới, hạn chế xây dựng đường sá tại đây, để nước ra vô tự nhiên và tận dụng điều này cho các hoạt động."," Tóm tắt: - TPHCM đang thực hiện 3 quy hoạch quan trọng cho sự phát triển của thành phố trong thời gian tới. - Hội thảo về phát triển không gian, chức năng dọc hành lang sông Sài Gòn theo kinh nghiệm của Pháp về sông Seine đã được tổ chức vào ngày 2-3. - Sông Sài Gòn có một sứ mệnh cao cả, là dòng chảy tạo cơ hội chuyển mình của TPHCM. - Hành lang sông Sài Gòn với 5 đặc trưng độc đáo chính là xương sống tinh thần và thiên nhiên của TPHCM. - Tiềm năng kinh tế dọc hành lang sông Sài Gòn bao gồm kinh tế dịch vụ địa phương, kinh tế dịch vụ dẫn dắt vùng, kinh tế xanh và số hướng đến tương lai với các giải pháp kỹ thuật số. - Các chuyên gia đề xuất phát triển hành lang sông Sài Gòn với 4 phân khu: Khu Bắc kết nối bản sắc, Khu Thanh Đa trải nghiệm hạnh phúc, Phân khu Trung tâm cánh cửa tương lai, và một phân khu từ đường s" 75,"Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ công bố phê duyệt đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045. Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, sáng 2-3, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tham dự và thực hiện nghi lễ nhấn nút công bố phê duyệt đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045.Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Hải Ninh, đại diện lãnh đạo một số Ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành hữu quan… cùng tham dự.Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã trao Quyết định số 205/QĐ-TTg ngày 28-2-2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045. Đô thị sân bay tầm quốc tế Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu nhấn mạnh đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo thêm động lực mới, sức lan toả trong thu hút đầu tư, phát triển Cam Lâm trở thành cực tăng trưởng phía Nam tỉnh Khánh Hòa và vùng Nam Trung Bộ; góp phần sớm đưa Khánh Hòa lên thành phố trực thuộc Trung ương. Với vị trí địa kinh tế độc đáo, cùng hệ thống giao thông kết nối liên vùng bao gồm cả đường bộ, đường sắt, hàng không, đường biển khá đồng bộ, Khánh Hòa hội tụ đủ các yếu tố để trở thành một đô thị lớn, trung tâm kết nối logictics, một cực tăng trưởng của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị. Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 55/2022/QH15 ngày 11-6-2022 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá, phân cấp mạnh mẽ về tài chính ngân sách, quy hoạch, đất đai để tạo thêm các động lực, khơi thông các nguồn lực cho tỉnh Khánh Hòa phát triển. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với định hướng Vùng động lực phát triển là chuỗi đô thị Vân Phong - Nha Trang - Cam Lâm - Cam Ranh và định hình cho thành phố biển trung tâm của vùng trong tương lai. Quy hoạch đô thị Cam Lâm được lập và phê duyệt đặt trong tổng thể kết nối, liên kết với thành phố Nha Trang và đô thị Cam Ranh. “Đây sẽ là đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, thông minh đẳng cấp quốc tế; trọng điểm dịch vụ du lịch biển, logistics; dịch vụ tài chính - trí tuệ và đổi mới sáng tạo toàn cầu; trung tâm quốc tế về giáo dục, y tế, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới; đô thị có môi trường sống chất lượng cao; có hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh, có khả năng chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Phó Thủ tướng đồng thời cho biết Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao nỗ lực của Khánh Hòa trong công tác quy hoạch. Cùng với quy hoạch đô thị Cam Lâm, đồ án điều chỉnh quy hoạch thành phố Nha Trang cũng đang được xem xét, phê duyệt nhân dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng phát triển thành phố. Theo Phó Thủ tướng, thực tiễn cho thấy một bản quy hoạch dù được nghiên cứu công phu và khả thi đến mấy cũng không trở thành hiện thực nếu việc tổ chức thực thi và giám sát thực thi không được tổ chức hiệu quả. Nhân tố quyết định thành công chính là tinh thần năng động, sáng tạo, cách làm căn cơ, bài bản, đồng bộ. Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng đề nghị Khánh Hòa cần nỗ lực để tận dụng, phát huy đạt hiệu quả cao nhất những cơ chế đột phá, chính sách đặc thù đã được Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số 55/2022/QH15 ngày 11-6-2022. Đặc biệt là phân cấp, thẩm quyền về quản lý quy hoạch, đất đai, trong giải phóng mặt bằng, tái định cư, triển khai các dự án đầu tư hiệu quả nhất.Cùng với đó, triển khai hiệu quả Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị; xác định phát triển đô thị là hạt nhân dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị; thúc đẩy mô hình quản lý thông minh trong vận hành, quản lý và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và phát triển hệ thống hạ tầng đa mục tiêu chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; cần tạo nên mô hình đô thị có giá trị riêng độc đáo, đồng thời giải quyết được những tồn tại, khiếm khuyết trong phát triển đô thị hiện nay (quản trị mật độ dân số, môi trường, giao thông…). Theo Phó Thủ tướng, Quy hoạch chung đô thị Cam Lâm đã được tích hợp quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch chuyên ngành, với không gian và mục tiêu phát triển rất rõ. Cam Lâm cần khai thác, phát huy hiệu quả những công trình hạ tầng hiện đại đã, đang được đầu tư như các tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Cam Lâm - Nha Trang để kết nối chặt chẽ trong tỉnh cũng như liên vùng. Các nguồn lực được tạo ra từ Quy hoạch, đầu tư phát triển đô thị trong tương lai như giá trị đất đai, tài nguyên,… cần được đầu tư trở lại cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, giáo dục và đào tạo, phúc lợi xã hội và chia sẻ hài hòa giữa các địa phương mang lại lợi ích tổng thể cho phát triển. “Một bản quy hoạch tốt là tiềm năng tốt để kêu gọi đầu tư, tạo ra những nguồn lực mới, thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao”, Phó Thủ tướng nói; đồng thời đánh giá Cam Lâm đã định hướng những mục tiêu phát triển rất đúng đắn, và cần thực hiện từng bước, trong đó ưu tiên các chính sách đặc biệt thu hút nhân tài, hình thành các hệ sinh thái kinh tế công nghệ cao, cơ chế đào tạo nhân lực chất lượng cao. Với đặc điểm của một đô thị ven biển, chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, quá trình phát triển đô thị mới Cam Lâm cần rút ra những bài học kinh nghiệm, khắc phục được tồn tại của các đô thị hiện nay, như: Ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, ùn tắc giao thông, sạt lở, ngập úng, quản trị mật độ dân số, thích ứng với biến đổi khí hậu… bằng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đa mục tiêu và các giải pháp thích ứng phi công trình phù hợp.Theo Phó Thủ tướng, tỉnh cần thực hiện tốt công tác khảo sát địa chất, thủy văn, tính toán kỹ các tác động của biến đổi khí hậu, triều cường ngay từ phương án quy hoạch chi tiết, thiết kế, thi công nhằm bảo đảm tính bền vững, hiệu quả của công trình, an toàn về tài sản, tính mạng cho nhân dân. Đồng thời, Khánh Hòa phải hết sức tuân thủ quy định về thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển theo Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; đánh giá các tác động đến kinh tế - xã hội, cảnh quan môi trường; nâng cao nhận thức, kinh nghiệm, kỹ năng ứng phó thiên tai của nhân dân; tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, sạt lở, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Phó Thủ tướng đề nghị Khánh Hòa thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, với sự tham gia, đóng góp của người dân và thụ hưởng thành quả ngay từ đầu và có chính sách lâu dài để con em nhân dân tham gia vào những công việc, ngành nghề công nghệ cao. Người dân địa phương phải được ưu tiên đào tạo, tuyển dụng, có sinh kế bền vững; được tận hưởng những giá trị, chất lượng cuộc sống hôm nay và tương lai. Với tiềm năng, lợi thế, thành tựu và nền tảng được tạo lập cùng truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa, huyện Cam Lâm, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà bày tỏ tin tưởng rằng Quy hoạch sẽ sớm hoàn thành mục tiêu đặt ra. Theo Quy hoạch được phê duyệt, đô thị mới Cam Lâm bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Cam Lâm, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 54.719,4 ha; không bao gồm diện tích đầm Thủy Triều. Đô thị mới Cam Lâm gồm nhiều tính chất, trong đó có tính chất ""đô thị sân bay tầm quốc tế, phát triển theo mô hình đô thị thông minh, sáng tạo mang tầm quốc gia và tương tác tiệm cận quốc tế"". Đô thị mới Cam Lâm phát triển theo mô hình đô thị tập trung tại khu vực đồng bằng; phát triển du lịch tại dải ven biển phía Đông gắn với bảo tồn cảnh quan đặc hữu của đầm Thủy Triều - vịnh Cam Ranh, bờ biển Bãi Dài và các giá trị sinh thái núi rừng phía Bắc và phía Tây..."," Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tham dự và thực hiện nghi lễ nhấn nút công bố phê duyệt đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045 tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa). Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã trao Quyết định số 205/QĐ-TTg ngày 28-2-2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo thêm động lực mới, sức lan toả trong thu hút đầu tư, phát triển Cam Lâm trở thành cực tăng trưởng phía Nam tỉnh Khánh Hòa và vùng Nam Trung Bộ; góp phần sớm đưa Khánh Hòa lên thành phố trực thuộc Trung ương. Quy hoạch đô thị Cam Lâm được lập và phê duyệt đặt trong tổng thể kết nối, liên kết với thành phố Nha Trang và đô thị Cam Ranh. Đây sẽ là đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, thông minh đẳng cấp quốc tế; trọng điểm dịch vụ du l" 76,"Quy hoạch hành lang sông Sài Gòn: Cải thiện môi trường sống, thêm dư địa phát triển. Sông Sài Gòn với khoảng 80km chảy như một dải lụa mềm uốn quanh thành phố. Trong bối cảnh xây dựng và điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, các chuyên gia nhìn nhận sông Sài Gòn chính là dòng chảy tạo cơ hội chuyển mình cho thành phố. Phải chấp nhận “yếu tố lịch sử” Phường Thảo Điền (TP Thủ Đức) nằm ven sông Sài Gòn. Khoảng 15 năm về trước, hai bên bờ là không gian xanh, nhà cửa chưa xuất hiện dày đặc. Buổi chiều, người dân có thể ra phía bờ sông dạo mát, câu cá thư giãn. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa đã tạo ra một Thảo Điền hiện đại với những tòa nhà cao tầng, những biệt thự, resort cao cấp. Và, nhiều lối đi ven sông khi ấy giờ nằm gọn trong những bức tường ngăn cách. Bờ sông đã thành của riêng! Ông Nguyễn Tuấn Khôi (65 tuổi, cư dân sinh sống lâu năm tại phường Thảo Điền) cho biết để ngắm được bờ sông nơi mình sống, ông và nhiều người khác phải bỏ tiền để vào các quán cà phê, nhà hàng ven sông. Năm 2004, UBND TPHCM ban hành Quyết định 150 về quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, kênh, rạch thuộc địa bàn. Tuy nhiên, trước đó nhiều dự án đã được cấp phép xây dựng. Theo Sở QH-KT TPHCM, yếu tố lịch sử đã dẫn đến thực trạng trên. Quá trình đô thị hóa đã hình thành những công trình, nhà ở sát bờ sông Sài Gòn. TS Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TPHCM, phân tích, Quyết định 150 thời điểm đó do Sở Giao thông công chánh biên soạn, lấy cơ sở hành lang an toàn bờ sông theo mép bờ cao từng khu vực. Trước đó, việc cấp phép, quy hoạch bờ sông dù cần xét duyệt, căn cứ các quy hoạch nhưng chỉ mang tính cục bộ, không có quy định chung. Việc giải quyết các vấn đề đồng loạt cùng lúc là không thể, nhưng tùy theo ý nghĩa, tầm quan trọng công trình mà thành phố có thể đưa ra giải pháp hợp lý đối với việc cải tạo hiện trạng bờ sông Sài Gòn. Đồng quan điểm này, KTS Ngô Viết Nam Sơn, người từng tham gia công tác quy hoạch nhiều thành phố trên thế giới có điểm tương đồng với TPHCM, nhận xét, khu vực bờ sông Sài Gòn hiện tại chưa xứng tầm với đô thị hơn 10 triệu dân. Đây là điều cấp bách, đã để quá lâu nhưng chưa có chuyển biến. “Không nên lấy lý do bởi các công trình lấn chiếm mà không thực hiện. Những tồn tại của lịch sử không phải chuyện khó giải quyết. Cần bắt tay làm luôn, không nên nói rồi để đó. Bờ sông dứt khoát phải có hạ tầng mới có thể phát triển hướng ra sông, tận dụng tiềm năng của sông nước. Hành lang bảo vệ sông không phải lúc nào cũng cần đúng 50m”, KTS Ngô Viết Nam Sơn góp ý.Cải tạo sông Seine như thế nào? Sông Seine (Pháp) có thể xem là một điển hình tham khảo cho TPHCM. Từ thế kỷ 19, sông Seine là hành lang công nghiệp và gây ô nhiễm nặng. Thập niên 1960, cuộc sống người dân Paris hầu như bị tách rời khỏi sông Seine, chất lượng nước giảm mạnh. Văn hóa giàu có một thời tồn tại dọc theo bờ sông cũng bị lu mờ trong giai đoạn này. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi kể từ năm 2016 khi bờ sông được chính thức quy định là khu vực đi bộ vĩnh viễn. Tại đây, người ta đã phát triển các quảng trường sông đô thị - là các không gian công cộng rộng lớn, dành một phần hoặc toàn bộ cho người đi bộ với nhiều tiện ích hấp dẫn. Bên cạnh đó, có hơn 20 công viên sông đô thị và các đường đê đi bộ, mang lại nhiều giá trị cho bờ sông và kích thích đầu tư bất động sản xung quanh. Ngày nay, lưu vực sông Seine vẫn phục vụ một phần đáng kể việc vận chuyển hàng hóa của Pháp nhưng vẫn thu hút hàng triệu du khách mỗi năm với nhiều loại hình tàu du lịch. Sông Seine ở Paris đứng thứ tư trong danh sách các địa điểm du lịch phổ biến nhất của thành phố, tạo doanh thu đáng kể, khoảng 130 triệu euro vào năm 2018. Tiềm năng kinh tế lớn Trong báo cáo Quy hoạch Phát triển toàn diện hành lang sông Sài Gòn - TPHCM định hướng sông Sài Gòn trong quy hoạch tổng thể, Viện Quy hoạch vùng Paris (IPR) và Tổ chức khoa học và chuyên gia Việt Nam Toàn cầu (AVSE Global) cho rằng, sông Sài Gòn có một sứ mệnh cao cả, là dòng chảy tạo cơ hội chuyển mình của TPHCM. Theo các chuyên gia, hành lang sông Sài Gòn với 5 đặc trưng độc đáo chính là “xương sống” tinh thần và thiên nhiên của TPHCM. Đó là đặc trưng về giá trị lịch sử; bản sắc sông nước vùng Nam Bộ; ranh giới vật lý kết nối các tỉnh lân cận; hệ sinh thái đa dạng; đồng thời cũng là thách thức lũ lụt khiến TPHCM nằm trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Với những đặc trưng này, hành lang dọc sông Sài Gòn có tiềm năng trở thành biểu tượng cho sự chuyển đổi của TPHCM, góp phần tạo nên sức hấp dẫn của TPHCM về kinh tế, chất lượng sống, môi trường, đổi mới sáng tạo, cơ sở hạ tầng và thể chế. Tiềm năng kinh tế dọc hành lang sông Sài Gòn bao gồm kinh tế dịch vụ địa phương, như du lịch sông nước, văn hóa giải trí, kinh tế đêm, kinh tế dịch vụ dẫn dắt vùng như thương mại, dịch vụ kinh doanh, logistics, kinh tế xanh và kinh tế số, phát triển hạ tầng giao thông, kinh tế và bất động sản. Dòng sông đóng vai trò tiên quyết trong việc tái tạo các đô thị, mang mạch sống cho hệ sinh thái và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. Vì vậy, đánh giá đúng tầm quan trọng của dòng sông với sự phát triển của thành phố chính là một trong những chìa khóa mở ra các cơ hội phát triển thành phố trong 30 năm tới.PGS-TS-KTS Nguyễn Hồng Thục, Đại học Quốc gia Hà Nội, đề xuất thêm, trong các động lực phát triển đột phá của TPHCM sẽ gồm động lực kết nối kinh tế biển. Theo đó, việc kết nối vùng để thiết lập chiến lược hành động đột phá về kinh tế biển, hệ sinh thái cảnh quan và đô thị cộng sinh khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ theo mô hình hợp nhất châu Á như bài học của Hồng Công và Singapore. Sự lớn mạnh của nền kinh tế công nghiệp, cảng, vận tải hàng hóa luôn gắn liền với sự phát triển cả về quy mô và tính chất, chức năng của đô thị. “Hiện tại, các đô thị trên thế giới đều phát triển gắn với phát triển kinh tế - cảng biển”, PGS-TS-KTS Nguyễn Hồng Thục cho biết. Nhóm chuyên gia IPR và AVSE Global: Cải thiện chất lượng sống sẽ mang về tỷ USD Trong tương lai, người dân TPHCM và các tỉnh lân cận có thể tận hưởng không gian ven sông Sài Gòn vào bất kỳ thời điểm nào. Chẳng hạn, sẽ có 300ha tại bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh), 120ha tại Mũi Đèn Đỏ (huyện Nhà Bè) và 35ha ven sông quận 4. Người dân có thể tham gia các hoạt động giải trí như đạp xe, chèo thuyền, tham quan bảo tàng, dự lễ hội âm nhạc, trình diễn thời trang. Khách du lịch nghỉ dưỡng có thể ở lại từ 5-7 ngày để đi du lịch dọc sông. Các huyện Cần Giờ, Củ Chi đều có nét độc đáo riêng về cảnh quan và hoạt động. Ngoài việc cải thiện chất lượng sống, quy hoạch mới kỳ vọng sẽ đem lại sự tăng trưởng mạnh cho kinh tế dịch vụ với đóng góp của ngành du lịch cho GRDP của thành phố ước tính 18% vào năm 2025 và 24% năm 2030 (tương đương 18,39 tỷ USD và 39,20 tỷ USD). Ông NGUYỄN THANH NHÃ, Giám đốc Sở QH-KT TPHCM: Lấy ven sông Sài Gòn làm mặt tiền đô thị Hội thảo “Phát triển không gian, chức năng dọc hành lang sông Sài Gòn theo kinh nghiệm của Pháp” hôm nay cũng như các hội nghị vào tháng 11, 12-2023 vừa qua nằm trong khuôn khổ nghiên cứu các định hướng quy hoạch phát triển sông Sài Gòn và triển khai nhiều nhóm việc sau chuyến công tác của đồng chí Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên tại Paris tháng 6-2023. Mục tiêu là lấy không gian ven sông Sài Gòn làm mặt tiền cho đô thị, phát triển dải đô thị hai bên sông, tổ chức các dải công viên công cộng ven sông đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng các tiện ích, dịch vụ. Ngoài việc đóng góp để hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch triển khai, hội thảo cũng là dịp để các đối tác, nhà đầu tư, cơ quan ngoại giao… tìm hiểu, nắm bắt thông tin nghiên cứu, định hướng quy hoạch phát triển hành lang sông Sài Gòn, từ đó tham gia đóng góp, định hướng, chuẩn bị, tham gia những dự án đầu tư trước mắt và dài hạn."," Quy hoạch hành lang sông Sài Gòn được xem là một cơ hội chuyển mình cho thành phố Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn có 5 đặc trưng độc đáo chính là ""xương sống"" tinh thần và thiên nhiên của thành phố. Tiềm năng kinh tế dọc hành lang sông Sài Gòn bao gồm kinh tế dịch vụ địa phương, như du lịch sông nước, văn hóa giải trí, kinh tế đêm, kinh tế dịch vụ dẫn dắt vùng như thương mại, dịch vụ kinh doanh, logistics, kinh tế xanh và kinh tế số, phát triển hạ tầng giao thông, kinh tế và bất động sản. Dòng sông đóng vai trò tiên quyết trong việc tái tạo các đô thị, mang mạch sống cho hệ sinh thái và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. Đánh giá đúng tầm quan trọng của dòng sông với sự phát triển của thành phố chính là một trong những chìa khóa mở ra các cơ hội phát triển thành phố trong 30 năm tới." 77,"Thừa Thiên - Huế: Khoảng 252 tỷ đồng xây dựng trụ sở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng trụ sở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên – Huế, với tổng mức dự kiến khoảng 252 tỷ đồng.Theo đó, dự án sẽ được thực hiện tại khu đất YT 05, thuộc đồ án điều chỉnh và mở rộng quy hoạch chi tiết khu dân cư phía Bắc (phường Hương Sơ và phường An Hòa, thành phố Huế). Dự án đầu tư xây dựng trụ sở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên – Huế gồm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 có mức đầu tư 95 tỷ đồng, chủ đầu tư sẽ bồi thường giải phóng mặt bằng, san nền tạo mặt bằng khu đất quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng mới khối nhà hành chính và các khối nhà chuyên môn, hạng mục phụ trợ phục vụ hoạt động chuyên môn với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 6.763m2. Mua sắm, lắp đặt các thiết bị gắn với công trình để xử lý nước thải, phòng cháy chữa cháy và thiết bị làm việc văn phòng theo tiêu chuẩn. Giai đoạn 2 của dự án được đầu tư 157 tỷ đồng gồm: Hạng mục san nền tạo mặt bằng diện tích khu đất theo quy hoạch, xây dựng khu khám bệnh đa khoa, khối labo xét nghiệm và nghiên cứu vaccine theo tiêu chuẩn với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 6.143m2; xây dựng các hạng mục phụ trợ phục vụ công trình, theo quy hoạch mặt bằng tổng thể và mua sắm, lắp đặt các trang thiết bị."," Dự án xây dựng trụ sở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên - Huế đã được HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành Nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư với tổng mức dự kiến khoảng 252 tỷ đồng. Dự án sẽ được thực hiện tại khu đất YT 05, thuộc đồ án điều chỉnh và mở rộng quy hoạch chi tiết khu dân cư phía Bắc (phường Hương Sơ và phường An Hòa, thành phố Huế). Dự án đầu tư xây dựng trụ sở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên - Huế gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 có mức đầu tư 95 tỷ đồng, chủ đầu tư sẽ bồi thường giải phóng mặt bằng, san nền tạo mặt bằng khu đất quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng mới khối nhà hành chính và các khối nhà chuyên môn, hạng mục phụ trợ phục vụ hoạt động chuyên môn với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 6.763m2. Mua sắm, lắp" 78,"Quận Bình Tân kỷ luật 4 cán bộ liên quan trật tự xây dựng. Quận Bình Tân đã xử lý kỷ luật 4 cán bộ, nguyên cán bộ phường Tân Tạo liên quan vụ xây dựng không phép, trái phép trên địa bàn phường này. Ngày 1-3, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân Vũ Chí Kiên thông tin với báo chí về kết quả kỷ luật cán bộ liên quan công trình xây dựng vi phạm trật tự đô thị. Cụ thể, quận Bình Tân đã kỷ luật 4 cán bộ, nguyên cán bộ phường Tân Tạo liên quan vụ xây dựng không phép, trái phép trên địa bàn phường. "," Quận Bình Tân đã kỷ luật 4 cán bộ liên quan vụ xây dựng không phép, trái phép trên địa bàn phường Tân Tạo. Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân Vũ Chí Kiên đã thông tin với báo chí về kết quả kỷ luật cán bộ liên quan công trình xây dựng vi phạm trật tự đô thị." 79,"Công trình 'mọc' sai phép trong sân golf Đồi Cù Đà Lạt giờ ra sao? Một mảng xanh ở Đồi Cù Đà Lạt bị ""nhuộm"" đỏ bởi dự án tòa nhà không phép, trong thời gian chờ hoàn tất thủ tục, chủ đầu tư lại đề nghị triển khai 2 hạng mục khác.Ngày 11/1, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản chỉ đạo xử lý nghiêm việc xây dựng công trình sai phép, không phép bên trong Đồi Cù Đà Lạt. Yêu cầu chủ đầu tư chấp hành việc tự giác tháo dỡ các hạng mục công trình xây không phép, sai phép và hoàn thành trước ngày 25/1. Quá thời hạn trên, nếu chủ đầu tư không chấp hành thì tổ chức huy động lực lượng, máy móc để cưỡng chế, tháo dỡ các công trình sai phạm.Sau khi UBND tỉnh ra văn bản nói trên, ngày 24/1 và 29/1, chủ đầu tư công trình là Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL có đơn kiến nghị gửi UBND Lâm Đồng. Doanh nghiệp đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn, tiếp nhận và xử lý phê duyệt, trình duyệt theo thẩm quyền các hồ sơ thủ tục xin phép xây dựng, đất đai đối với dự án của công ty theo đúng quy định tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan. Trên cơ sở đó, công ty sẽ sớm hoàn tất thủ tục xin phép xây dựng trong thời gian quy định 90 ngày.Theo ghi nhận của PV VTC News, hiện tại, hai khối công trình sai phép và không phép tòa nhà câu lạc bộ golf bên trong sân golf Đồi Cù Đà Lạt vẫn còn nguyên. Cổng vào công trình xây dựng được đóng kín. Ở một diễn biến khác, mới đây, lấy lý do công trình toà nhà câu lạc bộ golf còn dang dở, mùa mưa sắp tới sẽ phát sinh hiện tượng sạt lở, trôi đất, ảnh hưởng đến an toàn và vệ sinh cảnh quan đô thị, Công ty Hoàng Gia ĐL đã có đơn kiến nghị cơ quan chức năng cho công ty triển khai hai hạng mục. Hạng mục thứ nhất là hoàn thiện đấu nối hệ thống thoát nước hạ tầng dự án vào hệ thống thoát nước chung của TP Đà Lạt, để đảm bảo hạn chế thấp nhất tình trạng ngập trôi đất ra đường. Hạng mục thứ hai là trồng cỏ phủ xanh khu vực hạ tầng xung quanh tòa nhà Câu lạc bộ Golf để hạn chế khả năng sạt lở, trôi đất, đá…Liên quan đến công trình này, ông Lê Quang Trung, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cho biết các công trình vi phạm trong dự án Tòa nhà CLB Golf vẫn đang trong thời hạn 90 ngày để xin phép xây dựng cùng các thủ tục, hồ sơ liên quan. Khi hết thời hạn mà không được cấp phép thì chủ đầu tư phải tháo dỡ những hạng mục, công trình không phù hợp với giấy phép, thiết kế được cấp.Như VTC News đã thông tin, bên trong dự án sân golf Đồi Cù Đà Lạt có 2 khối công trình lớn. Một khối công trình có diện tích 6.120m2 đã được cấp phép nhưng trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư đã cho xây vượt diện tích lẫn khối tích dẫn đến sai phép hơn 3.300m2. Một khối công trình khác nổi bật, đồ sộ, chắn núi Langbiang không có giấy phép. Công trình có diện tích 4.400m2, có 4 tầng nổi, mặt tiền của công trình này hướng nhìn ra Hồ Xuân Hương.Tòa nhà này không chỉ là cụm công trình sai phép và không phép, mà còn sai quy hoạch khi chắn núi Langbiang, biểu tượng Đà Lạt - cao nguyên Lâm Viên, theo hướng nhìn từ hồ Xuân Hương."," Công trình 'mọc' sai phép trong sân golf Đồi Cù Đà Lạt hiện đang trong quá trình xử lý. UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản chỉ đạo xử lý nghiêm việc xây dựng công trình sai phép, không phép bên trong Đồi Cù Đà Lạt và yêu cầu chủ đầu tư chấp hành việc tự giác tháo dỡ các hạng mục công trình xây không phép, sai phép và hoàn thành trước ngày 25/1. Tuy nhiên, sau khi UBND tỉnh ra văn bản nói trên, chủ đầu tư công trình là Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL đã có đơn kiến nghị gửi UBND Lâm Đồng đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn, tiếp nhận và xử lý phê duyệt, trình duyệt theo thẩm quyền các hồ sơ thủ tục xin phép xây dựng, đất đai đối với dự án của công ty theo đúng quy định tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan. Trên cơ sở " 80,"Hải Phòng: Nghiêm cấm hoạt động trải nghiệm “núp bóng” tham quan, du lịch. Sở GD&ĐT Hải Phòng nghiêm cấm lợi dụng hoạt động trải nghiệm để đi thăm quan, du lịch, dâng hương; thu tiền của học sinh, phụ huynh trái quy định. TIN LIÊN QUANSở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã có văn bản gửi thủ trưởng các đơn vị trực thuộc chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh việc tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở ngoài nhà trường. Theo văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, trong thời gian gần đây, một số cơ sở giáo dục đã tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh ngoài nhà trường chưa hiệu quả. Hoạt động trên còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, gây lãng phí, chưa phù hợp với mục tiêu giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cũng theo Sở này, trên thực tế đã xảy ra một số vụ việc mất an ninh, an toàn, gây dư luận xấu, từ hoạt động trải nghiệm.Để đảm bảo hoạt động trải nghiệm được thực hiện đúng quy định, đạt hiệu quả, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thực hiện nghiêm túc một số nội dung. Cụ thể, các đơn vị tuyệt đối không tự tổ chức các hoạt động trải nghiệm mang tính tự phát. Nghiêm cấm lợi dụng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm để đi thăm quan, du lịch, dâng hương, thu tiền của học sinh, phụ huynh trái quy định. ""Các đơn vị xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp phải theo đúng các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Hải Phòng "", văn bản nêu rõ. Ngoài ra, thủ trưởng các đơn vị giáo dục phải rà soát kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm của nhà trường, xác định hình thức tổ chức, quy mô tổ chức đảm bảo phù hợp,... Trong trường hợp các đơn vị tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo hình thức bên ngoài nhà trường phải đảm bảo: Đạt sự tự nguyện, đồng thuận của học sinh và phụ huynh học sinh và phải lấy ý kiến phụ huynh, học sinh bảo đảm rộng rãi, công khai, dân chủ. Nội dung trải nghiệm của các đơn vị phải có trong kế hoạch giáo dục nhà trường và triển khai trong kế hoạch giáo dục của các tổ/nhóm chuyên môn, được hội đồng trường phê duyệt kế hoạch. Khi các đơn vị tổ chức hoạt động trải nghiệm phải có phương án tổ chức dạy học đảm bảo đủ thời gian thực hiện chương trình các môn học theo quy định. Các đơn vị hạn chế tổ chức hoạt động trải nghiệm toàn trường, nhiều khối hoặc quá đông học sinh trong cùng một thời điểm. Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu: Chỉ tổ chức theo đơn vị lớp, nhóm lớp hoặc câu lạc bộ phù hợp với định hướng nghề nghiệp, nhu cầu, nguyện vọng của học sinh, cha mẹ học sinh và khả năng tổ chức của đơn vị. Kinh phí tổ chức phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tiết kiệm, công khai, minh bạch. Các đơn vị giáo dục phải thực hiện nghiêm túc các hoạt động trải nghiệm theo kế hoạch đã đề ra. Khi tổ chức hoạt động này cần phối kết hợp hiệu quả giữa các lực lượng để đảm bảo an ninh, an toàn, sức khỏe cho học sinh và giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm. Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các đơn vị phải phân định rõ việc tổ chức cho học sinh học tập trải nghiệm trong chương trình theo quy định với việc đi tham quan, du lịch do cá nhân học sinh và cha mẹ học sinh tự nguyện tổ chức ngoài kế hoạch giáo dục nhà trường và ngoài thời gian nhà trường quản lý theo quy định. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về việc tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm nghiêm túc, hiệu quả, đạt mục tiêu giáo dục, đảm bảo đúng quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật."," Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã cấm hoạt động trải nghiệm ""núp bóng"" tham quan, du lịch và dâng hương, thu tiền của học sinh, phụ huynh trái quy định. Các đơn vị giáo dục phải tuân thủ nghiêm các quy định về hoạt động trải nghiệm, đảm bảo an toàn, hiệu quả và phù hợp với mục tiêu giáo dục. Các hoạt động trải nghiệm phải được tổ chức theo đơn vị lớp, nhóm lớp hoặc câu lạc bộ phù hợp với định hướng nghề nghiệp, nhu cầu, nguyện vọng của học sinh, cha mẹ học sinh và khả năng tổ chức của đơn vị. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về việc tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm nghiêm túc, hiệu quả, đạt mục tiêu giáo dục, đảm bảo đúng quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật." 81,"Bộ trưởng Nhà đất Trung Quốc: Cho phá sản doanh nghiệp bất động sản nếu cần Bộ trưởng Nhà đất Trung Quốc phát tín hiệu chính quyền không cứu các nhà phát triển bất động sản bằng mọi giá mà chấp nhận kịch bản phá sản. ""Các công ty bất động sản vỡ nợ nghiêm trọng và mất khả năng hoạt động phải được phá sản, hoặc tái cơ cấu theo luật pháp và nguyên tắc thị trường"", Bộ trưởng Nhà ở và Đô thị - Nông thôn Trung Quốc Ni Hong nói trong họp báo mới đây. 9 Bất động sảnChính sáchThứ ba, 12/3/2024, 07:15 (GMT+7) Bộ trưởng Nhà đất Trung Quốc: Cho phá sản doanh nghiệp bất động sản nếu cần Bộ trưởng Nhà đất Trung Quốc phát tín hiệu chính quyền không cứu các nhà phát triển bất động sản bằng mọi giá mà chấp nhận kịch bản phá sản. ""Các công ty bất động sản vỡ nợ nghiêm trọng và mất khả năng hoạt động phải được phá sản, hoặc tái cơ cấu theo luật pháp và nguyên tắc thị trường"", Bộ trưởng Nhà ở và Đô thị - Nông thôn Trung Quốc Ni Hong nói trong họp báo mới đây. Tuyên bố của ông Ni phát tín hiệu rằng các chính quyền có khả năng không đưa ra các gói cứu trợ lớn để cứu các nhà phát triển lâm nguy. ""Những người có hành vi xâm phạm lợi ích quần chúng sẽ bị điều tra và xử phạt xứng đáng theo pháp luật"", ông nói thêm. Bình luận của ông Ni được đưa ra trong bối cảnh các nhà phát triển bất động sản lớn từ Evergrande đến Country Garden đã vỡ nợ. Doanh số bán nhà mới sụt giảm khiến tương lai của ngành này đang là dấu hỏi.Năm 2020, Bắc Kinh ban hành chính sách ""3 lằn ranh đỏ"" nhằm trấn áp các công ty bất động sản phụ thuộc quá nhiều vào đòn bẩy tài chính để phát triển dự án. Nhiều doanh nghiệp sau đó không còn đủ tiền để hoàn thiện căn hộ, làm dấy lên làn sóng tẩy chay thanh toán nợ vay mua nhà. Từ đó, giới chức cung cấp tài chính cho một số nhà phát triển. Gần nhất, nguồn tin Reuters cho hay Bắc Kinh đang tìm cách hỗ trợ China Vanke - hãng bất động sản lớn thứ hai nước này - sau thông tin họ xin gia hạn trả nợ. Tuy nhiên, quan điểm chung vẫn là giảm vai trò của bất động sản trong nền kinh tế. Cuộc họp chính phủ thường niên năm nay nhấn mạnh sự tập trung vào việc đầu tư và xây dựng năng lực sản xuất cao cấp. Ngược lại, các lãnh đạo lại không đề cập nhiều đến lĩnh vực bất động sản. Bất động sản từng chiếm khoảng 25% GDP Trung Quốc, bao gồm các lĩnh vực liên quan như xây dựng. Đến cuối năm ngoái, các nhà phân tích của UBS ước tính tỷ lệ này đã giảm xuống còn khoảng 22%. Tuần trước, Thủ tướng Lý Cường cho biết chính phủ sẽ ""thúc đẩy mô hình phát triển mới về bất động sản"" nhanh hơn. Ông cho biết sẽ cố gắng ổn định lĩnh vực này bằng các biện pháp có mục tiêu, đồng thời cung cấp tài chính cho các dự án ""hợp lý"". ""Chúng tôi sẽ mở rộng việc xây dựng và cung cấp nhà được chính phủ trợ cấp và cải thiện các hệ thống cơ bản cho nhà ở thương mại để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân"", ông nêu. Một số nhà phân tích đang so sánh thị trường bất động sản Trung Quốc với hàng thập kỷ trì trệ và giảm phát của Nhật Bản. ""Thị trường vẫn chưa ổn định. Những vấn đề của nó phản ánh việc nới lỏng tiền tệ (giảm lãi suất) không đủ trong quá khứ và nguy cơ giảm phát tăng"", Chil Lo, Chiến lược gia cấp cao thị trường châu Á - Thái Bình Dương tại BNP Paribas Asset Management, nhận xét. Ngân hàng ANZ ước tính diện tích sàn nhà ở chưa bán được của Trung Quốc đã vượt quá 3 tỷ m2 vào cuối năm 2023. Tình trạng dư thừa phải mất 3,6 năm mới giải quyết được. Theo cuộc thăm dò các nhà kinh tế của Reuters, giá nhà mới ở nước này có thể giảm 0,9% năm nay."," Bộ trưởng Nhà đất Trung Quốc, Ni Hong, đã tuyên bố rằng các công ty bất động sản vỡ nợ nghiêm trọng và mất khả năng hoạt động phải được phá sản hoặc tái cơ cấu theo luật pháp và nguyên tắc thị trường. Ông Ni cũng nhấn mạnh rằng các chính quyền có khả năng không đưa ra các gói cứu trợ lớn để cứu các nhà phát triển lâm nguy. Tuyên bố của ông Ni được đưa ra trong bối cảnh các nhà phát triển bất động sản lớn từ Evergrande đến Country Garden đã vỡ nợ. Doanh số bán nhà mới sụt giảm khiến tương lai của ngành này đang là dấu hỏi. Năm 2020, Bắc Kinh ban hành chính sách ""3 lằn ranh đỏ"" nhằm trấn áp các công ty bất động sản phụ thuộc quá nhiều vào đòn bẩy tài chính để phát triển dự án. Nhiều doanh nghiệp sau đó không còn đủ tiền để hoàn thiện căn hộ, làm dấy lên làn sóng tẩy chay thanh toán nợ vay mua nhà. " 82,"Giá xăng dầu hôm nay 12/3: Chưa ngừng đà giảm. Giá dầu thế giới hôm nay giảm do lo ngại nhu cầu chậm lại ở Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới. Giá dầu thế giới Lúc 6h ngày 12/3, giá dầu Brent giao dịch ở mức 81,47 USD/thùng, giảm 0,61 USD so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 77,25 USD/thùng, giảm 0,76 USD. Giá dầu giảm do lo ngại nhu cầu chậm lại ở Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới. Theo các nhà phân tích, mặc dù Trung Quốc vẫn giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay khoảng 5% nhưng việc thiếu kế hoạch kích thích lớn để vực dậy nền kinh tế khiến các nhà đầu tư thất vọng. Ngoài ra, giá dầu giảm khi OPEC+ gia hạn cắt sản lượng tự nguyện 2,2 triệu thùng dầu/ngày sang quý II năm nay. Nhu cầu yếu từ Trung Quốc trong bối cảnh OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng tự nguyện đã đẩy giá dầu trượt sâu hơn. Tuy nhiên, rủi ro địa chính trị kéo dài tại Trung Đông và Nga đã hạn chế đà sụt giảm này. Các cuộc đàm phán quốc tế về lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas đang rơi vào bế tắc. Căng thẳng giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn. Mới đây, Ukraine đã từ chối lời kêu gọi đàm phán chấm dứt chiến tranh với Nga của Giáo hoàng Francis. Giá xăng dầu trong nước Từ 15h ngày 7/3, giá xăng E5 RON92 giảm 240 đồng/lít so với giá hiện hành, không cao hơn 22.512 đồng/lít, xăng RON95 giảm 372 đồng/lít, không cao hơn 23.557 đồng/lít. Trong khi đó, giá các sản phầm dầu tăng, giảm tùy loại. Giá dầu diesel giảm 302 đồng/lít, không cao hơn 20.471 đồng/lít, dầu hỏa giảm 176 đồng/lít, không cao hơn 20.609 đồng/lít. Duy chỉ có già dầu mazut tăng 174 đồng/kg, không cao hơn 16.133 đồng/kg. Ở kỳ điều hành này, liên bộ Tài chính - Công Thương trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg, không trích lập đối với các mặt hàng xăng E5 RON92, xăng RON95, dầu diesel và dầu hỏa. Không chi sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5 RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut."," Giá dầu thế giới hôm nay 12/3 giảm do lo ngại nhu cầu chậm lại ở Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới. Giá dầu Brent giao dịch ở mức 81,47 USD/thùng, giảm 0,61 USD so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 77,25 USD/thùng, giảm 0,76 USD. Giá dầu giảm do lo ngại nhu cầu chậm lại ở Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới. Theo các nhà phân tích, mặc dù Trung Quốc vẫn giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay khoảng 5% nhưng việc thiếu kế hoạch kích thích lớn để vực dậy nền kinh tế khiến các nhà đầu tư thất vọng. Ngoài ra, giá dầu giảm khi OPEC+ gia hạn cắt sản lượng tự nguyện 2,2 triệu thùng dầu/ngày sang quý II năm nay. Nhu cầu yếu từ Trung Quốc trong bối cảnh OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng tự nguyện đã đẩy giá dầu trượt sâu hơn. Tuy nhiên, rủi ro địa chín" 83,"3.725 tỷ đồng xây dựng cầu - đường Nguyễn Khoái nối quận 7, 4 và 1 (TPHCM). Chiều 11-3, Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho biết, UBND TPHCM trình HĐND TPHCM thông qua kế hoạch thực hiện xây dựng cầu - đường Nguyễn Khoái nối quận 7, 4 và 1 với tổng kinh phí bồi thường hơn 1.000 tỷ đồng. Theo đó, chi phí này đền bù hỗ trợ thu hồi đất của 100 hộ dân và 25 tổ chức. Diện tích đất cần thu hồi trong năm nay là khoảng 1,7ha thuộc quận 4 - một phần trong gần 11,3ha tổng quy mô thực hiện dự án. Phần diện tích còn lại ở quận 1 và quận 7 không phải giải phóng mặt bằng. Theo Sở Giao thông Vận tải, sau khi kế hoạch sử dụng đất của dự án được thông qua, địa phương sẽ thực hiện thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; di dời hạ tầng kỹ thuật...Dự kiến, quý 4 năm nay, thành phố khởi công trước một số hạng mục cầu và đường dẫn ở phía quận 1. Đến năm 2025, công tác bồi thường sẽ hoàn tất, giao toàn bộ mặt bằng cho dự án để thi công. Công trình dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Dự án cầu - đường Nguyễn Khoái vượt kênh Tẻ, rạch Bến Nghé, nối khu vực Nam Sài Gòn với khu trung tâm, tổng mức đầu tư 3.725 tỷ đồng. Công trình được HĐND TPHCM thông qua điều chỉnh chủ trương đầu tư vào tháng 12-2023, do có thay đổi về quy mô thực hiện. Dự án có tổng chiều dài gần 5km, trong đó phần cầu khoảng 2,5km, rộng 6,5-25,5m; phần đường dài hơn 2,3km, rộng 26,5-61,5m. Công trình bắt đầu từ đường D1 (kết nối Đại học Sài Gòn với đường Nguyễn Văn Linh và khu dân cư Him Lam, quận 7), phần cầu chính vượt kênh Tẻ bằng cầu cạn theo đường Nguyễn Khoái. Cầu tiếp tục vượt rạch Bến Nghé nối vào đường Võ Văn Kiệt, quận 1. Ngoài tuyến chính, dự án bao gồm các nhánh rẽ nối với các đường phía dưới là Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Thuyết, Võ Văn Kiệt. Vị trí cầu - đường Nguyễn Khoái nối quận 7, 4 và 1. Cầu - đường Nguyễn Khoái khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ góp phần giảm ùn tắc cho các tuyến nội bộ quận 4, chia sẻ áp lực giao thông với các trục đường từ quận 7, 8, huyện Nhà Bè về trung tâm thành phố như Khánh Hội - cầu Kênh Tẻ - Nguyễn Hữu Thọ, cầu Nguyễn Văn Cừ - Dương Bá Trạc. Hiện, kết nối giao thông giữa khu Nam Sài Gòn với trung tâm TPHCM chủ yếu qua các tuyến Nguyễn Hữu Thọ - cầu Kênh Tẻ và cầu Tân Thuận - Nguyễn Tất Thành."," Dự án cầu - đường Nguyễn Khoái đã được UBND TPHCM trình HĐND TPHCM thông qua kế hoạch thực hiện với tổng kinh phí bồi thường hơn 1.000 tỷ đồng. Dự án có tổng chiều dài gần 5km, trong đó phần cầu khoảng 2,5km, rộng 6,5-25,5m; phần đường dài hơn 2,3km, rộng 26,5-61,5m. Công trình bắt đầu từ đường D1 (kết nối Đại học Sài Gòn với đường Nguyễn Văn Linh và khu dân cư Him Lam, quận 7), phần cầu chính vượt kênh Tẻ bằng cầu cạn theo đường Nguyễn Khoái. Cầu tiếp tục vượt rạch Bến Nghé nối với đường Võ Văn Kiệt, quận 1. Dự án được kỳ vọng sẽ giảm ùn tắc cho các tuyến nội bộ quận 4 và chia sẻ áp lực giao thông với các trục đường từ quận 7, 8, huyện Nhà Bè về trung tâm thành phố. Hiện, kết nối giao thông giữa khu Nam Sài Gòn với trung tâm TPHCM chủ yếu qua c" 84,"Khôn, dại với AI. Con trai út của tôi vừa kết thúc một tuần học tại Tây Ban Nha, theo chương trình trao đổi văn hóa Erasmus của học sinh các quốc gia thuộc cộng đồng châu Âu. Vốn là fan của Real Madrid, Tây Ban Nha là quốc gia cu cậu đặc biệt khát khao ghé thăm từ khi còn bé xíu, và chuyến đi trở thành một ấn tượng không thể tốt đẹp hơn với cậu. Được tham quan các tòa lâu đài cổ, được chơi trò bắn súng sơn trong rừng, được khám phá xưởng sản xuất động cơ xe hơi lâu đời... cậu chỉ tiếc nuối chưa có trận đá bóng đường phố với bạn bè. Mẹ cháu, như thường lệ, càu nhàu ""sao chẳng thấy con học gì cả?"". Còn tôi, cũng như thường lệ, lại ước giá con tôi được chơi nhiều hơn nữa. Đây là cơ hội tuyệt vời để cu cậu mở rộng tầm mắt, thấy nhiều điều khác biệt so với những quốc gia cậu từng đi qua, để hiểu hơn về thế giới vốn rất đa dạng so với không gian trong bốn bức tường lớp học. Điều này càng quan trọng hơn, khi thế hệ con tôi dù muốn, dù không trong tương lai rất gần cũng sẽ phải học sống trong một thế giới mới, một xã hội mới cùng AI. Đã có nhiều tranh luận xung quanh tác động của AI trong tương lai gần, về những mặt hữu ích cũng như tiêu cực của nó với cuộc sống và nghề nghiệp. Là người cha, điều làm tôi suy nghĩ nhiều nhất, là làm thế nào định hướng cho con cách thích ứng, tồn tại, và phát triển cùng AI, trong cả hai kịch bản: một chuyên gia trong ngành, hay một người ngoài ngành nhưng biết tận dụng sức mạnh của AI trong cuộc sống. Tôi muốn so sánh sự ra đời của AI với việc loài người sáng tạo ra chữ viết. Từ hơn 5.000 năm trước, những nét chữ tượng hình đã được lưu lại trên vách đá xứ sở Ai Cập rồi thực sự bùng phát mạnh mẽ vào những năm 1500. Những năm 1700, với sự bổ sung chữ cái J và W bảng chữ cái Latin đã hoàn thiện, và được sử dụng cho đến ngày nay. Sự tác động mạnh mẽ nhất xảy ra vào năm 1620, khi Francis Bacon người Đức phát minh ra phương pháp in công nghiệp với 200 cuốn kinh thánh đầu tiên, tạo nền móng cho nền công nghiệp in sau này. Từ xã hội kém văn minh, nơi mọi kiến thức được truyền khẩu, chữ viết và công nghệ in đã mang lại sự đột phá trong quá trình văn minh hóa tại châu Âu. Nó mang lại công cụ để ghi dấu kiến thức xã hội, tạo ra sự truyền bá văn hóa mạnh mẽ tới giới bình dân, phá bỏ giới hạn địa lý, và có thể truyền đời giữa các thế hệ. Dù mang lại những mặt tích cực như vậy, công nghệ in khi đó cũng đã gây ra nỗi sợ hãi, và bị giới quý tộc châu Âu quy thành thủ phạm phá vỡ trật tự xã hội. Những cuộc nổi dậy của giới nông nô Đức và cuộc chiến tranh tôn giáo tại Pháp những năm 1600 bị quy kết là hậu quả của việc tầng lớp bình dân đã được tiếp cận luồng thông tin đến từ những bản in phát hành rộng rãi. Trải qua hơn 400 năm, đến nay hệ chữ Latin vẫn dừng lại 10 chữ số và 26 chữ cái, nhưng tầng lớp tinh hoa đã tạo ra bao nhiêu tác phẩm văn học, bao nhiêu công trình khoa học, là nền tảng chuyển tải kiến thức xuyên quốc gia giữa bao nhiêu thế hệ. Theo chiều ngược lại, với nhiều người khác, chữ cái và con số vẫn chỉ dùng để đọc giá trị đồng tiền trong giao dịch hằng ngày. Sự đối lập đó phụ thuộc vào trình độ, vào kỹ năng sử dụng của mỗi người với những công cụ sẵn có. Điều đó cũng sẽ xảy ra trong tương lai gần, khi AI trở thành công cụ tiếp theo tác động tới cuộc sống chúng ta, đặc biệt thế hệ trẻ. AI có thể trở thành kẻ thống trị, hay chỉ là một công cụ hữu ích, phụ thuộc vào kỹ năng và thái độ của mỗi người. Tôi tin rằng, kỹ năng đặt câu hỏi và tư duy phản biện sẽ là nền tảng để mỗi cá nhân vững tâm đồng hành cùng AI. Và đây cũng là điều tôi khuyến khích các con theo đuổi, thay vì mài đũng quần kiếm điểm cao trong lớp học. Khi đang viết bài này, tôi được tham gia một webinar với bạn bè của con trai tôi - những du học sinh THPT ở Phần Lan. Trả lời câu hỏi của tôi về sự khác biệt giữa cách học trong nước và Phần Lan, Doãn Đinh - học sinh lớp 10 trường Kurikka - lấy ví dụ ""học lịch sử, tụi con chỉ được thầy giao trình chiếu 3 slide, mỗi slide không quá 5 gạch đầu dòng. Con sẽ phải đọc cả một cuốn sách để tự tổng hợp thông tin và tìm ra câu trả lời"". Thy Nguyễn - học sinh lớp 12 tại trường Mantta nói: ""Thầy của con luôn mở đầu bằng lời khuyên: sẽ không có câu trả lời nào tuyệt đối đúng, tuyệt đối sai. Hãy tự tìm câu trả lời của các bạn"". Từng trải qua quãng thời gian dài làm việc và đào tạo với văn hóa Âu Mỹ, tôi không ngạc nhiên với những cách học này của các con, nơi mỗi cá nhân là duy nhất, và được khuyến khích có tư duy, bản sắc cá nhân riêng biệt. Tôi tin rằng, cách khuyến khích mỗi người tự học, tự đặt câu hỏi để thỏa trí tò mò, và biết suy nghĩ phản biện sẽ là những kỹ năng cơ bản, cần thiết nhất để không trở thành kẻ bị dắt mũi trong biển kiến thức khổng lồ đầy rẫy thông tin sai trái và định kiến mà AI mang lại. Điều này khác lắm so với những bài văn mẫu, những cảm xúc bị đóng khung trong khuôn mẫu định sẵn. Nó cũng rất khác cách đào tạo thợ giải toán, trong chớp mắt có thể tìm đáp án với các dạng toán quen thuộc, mà chưa bao giờ tự đặt câu hỏi ""bài toán này sẽ áp dụng như thế nào trong cuộc sống"". Dù ít khi cãi vợ, tôi vẫn kiên quyết bảo vệ con trai tôi có một tuần thỏa sức khám phá Tây Ban Nha. Chỉ tiếc rằng, khi cháu ngạc nhiên với lịch sinh hoạt của người dân bản xứ, ăn trưa lúc ba giờ chiều, và ăn tối lúc 10 giờ đêm, tôi chưa kịp hỏi ""con biết tại sao không?"". Nhưng khi con biết ngạc nhiên, biết đặt câu hỏi, con sẽ tự loay hoay đi tìm câu trả lời để thỏa mãn trí tò mò của mình. Và đó mới là điều quan trọng. "," Tôi đã viết một bài văn về cách thức học tập của con trai tôi khi đi du học tại Tây Ban Nha. Tôi cho rằng việc học tập ngoài lớp học, khám phá thế giới và tự học là rất quan trọng để con tôi có thể tồn tại và phát triển cùng AI trong tương lai. Tôi so sánh sự ra đời của AI với việc loài người sáng tạo ra chữ viết, và cho rằng AI có thể trở thành kẻ thống trị hoặc một công cụ hữu ích, phụ thuộc vào kỹ năng và thái độ của mỗi người. Tôi tin rằng, kỹ năng đặt câu hỏi và tư duy phản biện sẽ là nền tảng để mỗi cá nhân vững tâm đồng hành cùng AI. Tôi cũng cho rằng, cách khuyến khích mỗi người tự học, tự đặt câu hỏi để thỏa trí tò mò, và biết suy nghĩ phản biện sẽ là những kỹ năng cơ bản, cần thiết nhất để không trở thành kẻ bị dắt mũi trong biển kiến thức khổng lồ đầy rẫy thông tin sai trái và định kiến m" 85,"Phấn đấu xây dựng bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Chiều 11-3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến dự thảo Đề án điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Theo đề án, đến năm 2030, hệ thống cảng biển đáp ứng thông qua lượng hàng hóa từ 1.330 đến 1.612 triệu tấn (tăng khoảng 190 triệu tấn), hành khách từ 17,4 đến 18,8 triệu lượt (tăng 7,3-8,5 triệu lượt). Lượng hàng trung chuyển container quốc tế dự kiến khoảng 4,1 triệu TEU. Đến năm 2050, năng lực hệ thống cảng biển đáp ứng nhu cầu hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 4,2 đến 4,8%/năm (tăng từ 0,2-0,3%).Ngoài các khu bến cảng cửa ngõ quốc tế được ưu tiên phát triển như Lạch Huyện (Hải Phòng), Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu), quy hoạch phấn đấu xây dựng bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Cảng biển TPHCM từ cảng biển loại 1 được quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt; bổ sung nhu cầu hàng hóa trung chuyển container quốc tế qua khu bến Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) khoảng 0,5-1 triệu TEU/năm vào năm 2030. Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 351.500 tỷ đồng, tăng 38.500 tỷ đồng; ưu tiên thêm dự án hạ tầng công cộng của khu bến cảng ngoài khơi Trần Đề, bến trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Về giải pháp thực hiện hiện, đề án đề xuất rà soát, sửa đổi và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích đầu tư cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển, khai thác cảng theo mô hình cảng xanh, cảng thông minh, sử dụng nhiên liệu sạch, xanh, ít phát thải hoặc không phát thải khí nhà kính, thân thiện với môi trường trong hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng tình với các ý kiến góp ý liên quan nội dung bổ sung bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; tăng khối lượng hàng hóa trung chuyển quốc tế qua khu bến Liên Chiểu khoảng 0,5-1 triệu TEU năm 2030. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tính toán, làm rõ luận chứng kinh tế, kỹ thuật, môi trường… đối với việc điều chỉnh các bến cảng trung chuyển quốc tế trong mối quan hệ, chia sẻ lợi ích với những cảng biển cửa ngõ, trung chuyển quốc tế hiện nay, cũng như các nhóm cảng biển khác và hệ thống giao thông kết nối, hạ tầng dịch vụ hậu cần, kỹ thuật. Đầu tư cảng biển trong thời gian tới phải tuân theo các tiêu chí xanh, năng lượng xanh, hạ tầng số… đặt trong lợi ích của các nhóm cảng biển, cũng như lợi ích của vùng, quốc gia."," Dự thảo Đề án điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được chủ trì cuộc họp bởi Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vào chiều 11-3. Đề án này đề xuất phấn đấu xây dựng bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và tăng khối lượng hàng hóa trung chuyển quốc tế qua khu bến Liên Chiểu khoảng 0,5-1 triệu TEU năm 2030. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tính toán, làm rõ luận chứng kinh tế, kỹ thuật, môi trường… đối với việc điều chỉnh các bến cảng trung chuyển quốc tế trong mối quan hệ, chia sẻ lợi ích với những cảng biển cửa ngõ, trung chuyển quốc tế hiện nay, cũng như các nhóm cảng biển khác và hệ thống giao thông kết nối, hạ tầng dịch vụ hậu cần, kỹ thuật. Đầu tư cảng biển trong thời gian tới phải tuân theo các tiêu chí xanh, năng lượng xan" 86,"Bộ GTVT trả lời cử tri Sóc Trăng về đầu tư nâng cấp Quốc lộ 61B. Do khó khăn trong cân đối nguồn lực, Bộ GTVT chưa thể bố trí được nguồn vốn để đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 61B đoạn qua tỉnh Sóc Trăng.Ngày 13-3, Bộ GTVT cho biết vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Sóc Trăng về đầu tư nâng cấp Quốc lộ 61B đoạn từ huyện Thạnh Trị đến thị xã Ngã Năm. Cụ thể, cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị Bộ GTVT sớm đầu tư nâng cấp Quốc lộ 61B đoạn từ huyện Thạnh Trị đến thị xã Ngã Năm do đoạn đường này hiện nay đang xuống cấp, hư hỏng nặng, mặt đường hẹp không đảm bảo an toàn giao thông.Trả lời vấn đề này, Bộ GTVT cho hay nguồn lực giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội, Chính phủ phân bổ cho Bộ rất hạn hẹp và cần ưu tiên bố trí cho các dự án động lực, quan trọng quốc gia. Do khó khăn trong cân đối nguồn lực, Bộ chưa thể bố trí được nguồn vốn để thực hiện việc đầu tư nâng cấp, mở rộng đoạn tuyến này như cử tri kiến nghị. “Bộ GTVT rất mong cử tri và đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng chia sẻ. Đề nghị UBND tỉnh Sóc Trăng phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT trong việc tìm kiếm nguồn vốn hợp pháp để sớm đầu tư, nâng cấp tuyến đường này” - Bộ GTVT trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Sóc Trăng.Cũng theo Bộ GTVT, Quốc lộ 61B đoạn qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng có chiều dài khoảng 54km, gồm hai đoạn. Trong đó, đoạn hiện trạng dài khoảng 28km đã được đầu tư đạt tiêu chuẩn đường cấp III-IV, quy mô hai làn xe và có năm công trình cầu yếu đã được đầu tư thay thế từ năm 2018. Riêng đoạn từ nút giao với Quốc lộ 1 tại thị trấn Phú Lộc (huyện Thạnh Trị) đến nút giao với đường Nam Sông Hậu (Quốc lộ 91B) tại thị xã Vĩnh Châu dài khoảng 26km chưa được đầu tư theo quy hoạch. Thời gian qua, Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện duy tu thường xuyên cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ đi lại của người dân. Cạnh đó, đầu tư sửa chữa một số đoạn tuyến bị hư hỏng, xuống cấp bằng nguồn vốn sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ. Trong đó, năm 2023 đã bố trí hơn 12 tỉ đồng và năm 2024 sẽ tiếp tục bố trí khoảng 16,7 tỉ đồng.Quốc lộ 61B có chiều dài khoảng dài 74 km, tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 2-4 làn xe. Quốc lộ 61B có điểm đầu tại giao với Quốc lộ 61 tại ngã ba Vĩnh Tường (thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang); điểm cuối giao với đường Nam Sông Hậu (nay là Quốc lộ 91B) tại thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng)."," Bộ GTVT đã trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Sóc Trăng về việc đầu tư nâng cấp Quốc lộ 61B đoạn từ huyện Thạnh Trị đến thị xã Ngã Năm. Bộ GTVT cho biết nguồn lực giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội, Chính phủ phân bổ cho Bộ rất hạn hẹp và cần ưu tiên bố trí cho các dự án động lực, quan trọng quốc gia. Do khó khăn trong cân đối nguồn lực, Bộ chưa thể bố trí được nguồn vốn để thực hiện việc đầu tư nâng cấp, mở rộng đoạn tuyến này như cử tri kiến nghị. Quốc lộ 61B đoạn qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng có chiều dài khoảng 54km, gồm hai đoạn. Trong đó, đoạn hiện trạng dài khoảng 28km đã được đầu tư đạt tiêu chuẩn đường cấp III-IV, quy mô hai làn xe và có năm công trình cầu yếu đã được đầu tư thay thế từ năm 2018. Riêng đoạn từ nút giao với Quốc lộ 1 tại thị trấ" 87,"Chi gần 43 tỉ sửa chữa Quốc lộ 80 đoạn qua Cần Thơ trong quý II-2024. Bộ GTVT đã chấp thuận hơn 42,7 tỉ đồng để sửa chữa nền, mặt đường, hoàn thiện hệ thống an toàn giao thông trên Quốc lộ 80 đoạn qua TP Cần Thơ, dự kiến triển khai trong quý II-2024.Ngày 13-3, Bộ GTVT cho biết vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri TP Cần Thơ đề nghị quan tâm sớm nâng cấp, sửa chữa Quốc lộ 80 đoạn qua địa bàn TP. Theo đó, Bộ GTVT cho hay Quốc lộ 80 đoạn qua địa bàn TP Cần Thơ có chiều dài khoảng 28km, đã được đầu tư đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô làn xe. Thời gian qua, Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện duy tu thường xuyên và đầu tư sửa chữa Quốc lộ 80 đoạn qua địa bàn TP Cần Thơ.Cạnh đó, thực hiện tốt công tác quản lý, bảo trì và tăng cường công tác tuần tra kiểm tra, kịp thời xử lý các hư hỏng phát sinh trên tuyến. Từ đó, đảm bảo mặt đường luôn êm thuận, thông suốt và an toàn cho người tham gia giao thông. “Nguồn kinh phí sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ năm 2024 đã được Bộ GTVT chấp thuận hơn 42,7 tỉ đồng để sửa chữa nền, mặt đường, hoàn thiện hệ thống an toàn giao thông trên Quốc lộ 80 đoạn qua TP Cần Thơ. Hiện, đang thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu và dự kiến triển khai trong quý II-2024” - Bộ GTVT thông tin thêm với cử tri TP Cần Thơ. Đối với kiến nghị nâng cấp đoạn tuyến này, Bộ GTVT cho biết chưa thể bố trí được nguồn vốn để thực hiện, do khó khăn trong cân đối nguồn lực. Thời gian tới, Bộ GTVT giao Cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra, thực hiện bảo trì tuyến đường để đảm bảo điều kiện đi lại, vận tải thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với địa phương để nghiên cứu đầu tư khi nhu cầu vận tải trên tuyến tăng cao và đủ điều kiện về nguồn lực. Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quốc lộ 80 có điểm đầu tại Quốc lộ 1 (thuộc tỉnh Vĩnh Long); điểm cuối tại Cửa khẩu Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang). Toàn tuyến có chiều dài khoảng 216km, tiêu chuẩn kỹ thuật là đường cấp III, quy mô 2-4 làn xe."," Quốc lộ 80 đoạn qua TP Cần Thơ có chiều dài khoảng 28km, đã được đầu tư đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô làn xe. Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện duy tu thường xuyên và đầu tư sửa chữa Quốc lộ 80 đoạn qua địa bàn TP Cần Thơ. Bộ GTVT đã chấp thuận hơn 42,7 tỉ đồng để sửa chữa nền, mặt đường, hoàn thiện hệ thống an toàn giao thông trên Quốc lộ 80 đoạn qua TP Cần Thơ, dự kiến triển khai trong quý II-2024. Tuy nhiên, Bộ GTVT cho biết chưa thể bố trí được nguồn vốn để nâng cấp đoạn tuyến này, do khó khăn trong cân đối nguồn lực. Thời gian tới, Bộ GTVT giao Cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra, thực hiện bảo trì tuyến đường để đảm bảo điều kiện đi lại, vận tải thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với địa phươ" 88,"Đà Nẵng: Vi phạm các quy định về môi trường, một phòng khám bị phạt 170 triệu. Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng vừa có quyết định phạt hành chính 170 triệu đồng đối với Phòng khám đa khoa Miền Trung (đường Nguyễn Hữu Thọ, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ) do vi phạm quy định về môi trường. Trước đó, vào ngày 30/1, đoàn kiểm tra do Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP. Đà Nẵng chủ trì kiểm tra phòng khám đa khoa Miền Trung thuộc Công ty TNHH MTV dịch vụ y tế Hữu thọ. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện công ty có các hành vi vi phạm pháp luật là thực hiện không đúng một trong các nội dung giấy phép môi trường.Công ty cũng không thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại theo quy định; bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; không lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định. Công ty này bị xử phạt 170 triệu đồng. Quyết định xử phạt cũng buộc Công ty TNHH MTV dịch vụ y tế Hữu Thọ phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn một ngày. Phòng khám đa khoa Miền Trung, tiền thân là phòng khám đa khoa Hữu Thọ của Công ty TNHH MTV dịch vụ y tế Hữu Thọ. Trước đó, phòng khám này từng nhiều lần bị UBND TP.Đà Nẵng xử phạt. "," Phòng khám đa khoa Miền Trung ở Đà Nẵng đã bị phạt 170 triệu đồng vì vi phạm quy định về môi trường. Công ty TNHH MTV dịch vụ y tế Hữu Thọ, chủ sở hữu của phòng khám, đã thực hiện không đúng một trong các nội dung giấy phép môi trường, không thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại theo quy định, bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và không lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định. Công ty đã bị buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn một ngày. Phòng khám đa khoa Miền Trung, tiền thân là phòng khám đa khoa Hữu Thọ của Công ty TNHH MTV dịch vụ y tế Hữu Thọ, đã nhiều lần bị UBND TP.Đà Nẵng xử phạt trước đó." 89,"Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh kiểm tra nguồn cung cấp nước cho thành phố Đà Nẵng. Theo cảnh báo, miền Trung sẽ đối mặt với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn gay gắt. Nhằm có những giải pháp đồng bộ về đảm bảo an ninh nguồn nước, chiều 16/3, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cùng đoàn công tác đã có chuyến kiểm tra thực tế tại các công trình thủy lợi – nơi cấp nước sinh hoạt và nông nghiệp chính yếu của thành phố Đà Nẵng.Tham gia buổi kiểm tra còn có các chủ đầu tư các hồ thủy điện trên thượng nguồn Vu Gia – Thu Bồn. Thời gian qua, nguồn nước trên sông Cẩm Lệ liên tục bị nhiễm mặn. Thành phố Đà Nẵng đã vận hành trạm bơm phòng mặn An Trạch để bơm nước về nhà máy nước Cầu Đỏ, cung cấp nước cho người dân thành phố Đà Nẵng. Tại buổi kiểm tra, lãnh đạo Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng báo cáo, nỗi lo lớn nhất trong việc cấp nước cho Đà Nẵng đó là thiếu nguồn nước thô. Vì vậy, đơn vị cấp nước đề xuất cần nâng cấp trạm bơm phòng mặn An Trạch, hạn chế rò rỉ. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các đơn vị vận hành hồ thủy điện xả nước hợp lý để nguồn nước về sông Vu Gia được duy trì ổn định và xây dựng đập tạm trên sông Quảng Huế của tỉnh Quảng Nam.Sau khi đi kiểm tra, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đã yêu cầu các thủy điện phải tuân thủ nghiêm Quyết định 1865 vận hành liên hồ chứa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Liên quan đến đề xuất nâng cấp các công trình đập dâng, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để sớm có phương án nâng cấp các công trình thủy lợi nhằm đảm bảo đa mục tiêu, hiệu quả, trong đó ưu tiên cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng hạ lưu Vu Gia – Thu Bồn.Thời gian tới, với việc triển khai Luật Tài nguyên nước 2023, Bộ TN&MT sẽ sớm trình Chính phủ thành lập Uỷ ban Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn nhằm điều hoà, phân phối tài nguyên nước hiệu quả, hợp lý, vừa đảm bảo giảm lũ cho hạ du trong mùa lũ nhưng cũng phải đảm bảo tích đủ nước để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả trong suốt mùa cạn. Đồng thời sẽ triển khai xây dựng Bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định nhằm hướng tới vận hành hồ chứa theo thời gian thực đảm bảo an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng. Một số hình ảnh tại buổi kiểm tra thực tế tại các công trình thủy lợi – nơi cấp nước sinh hoạt và nông nghiệp chính yếu của thành phố Đà Nẵng."," Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đã kiểm tra nguồn cung cấp nước cho thành phố Đà Nẵng vào ngày 16/3, trong bối cảnh miền Trung đang đối mặt với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn gay gắt. Trong buổi kiểm tra, lãnh đạo Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng báo cáo về nỗi lo lớn nhất trong việc cấp nước cho Đà Nẵng là thiếu nguồn nước thô. Đơn vị cấp nước đề xuất cần nâng cấp trạm bơm phòng mặn An Trạch, hạn chế rò rỉ. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các đơn vị vận hành hồ thủy điện xả nước hợp lý để nguồn nước về sông Vu Gia được duy trì ổn định và xây dựng đập tạm trên sông Quảng Huế của tỉnh Quảng Nam. Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh yêu cầu các thủy điện tuân thủ nghiêm Quyết định 1865 vận hành liên hồ chứa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Liên quan đến đề xuất nâng" 90,"Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự lễ công bố quy hoạch tỉnh Quảng Nam. - Ngày 16/3, tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tới dự.Giáo dục đạt chuẩn quốc gia Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, quy hoạch Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh qua các thời kỳ. Trong đó, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ 22, nhiệm kỳ 2020-2025; đồng thời cập nhật, bổ sung các quan điểm, định hướng phát triển mới phù hợp với thực tiễn và xu thế của thời đại. Mục tiêu đến năm 2030, Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước; có mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại; phát triển cảng hàng không, cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch, công nghiệp ô tô, công nghiệp cơ khí, điện khí mang tầm khu vực; hình thành trung tâm công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến sâu sản phẩm nông lâm nghiệp, dược liệu, silica mang tầm quốc gia...Đến năm 2050, địa phương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ số phát triển con người và thu nhập của người dân ở mức cao; đóng góp lớn cho ngân sách Trung ương. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh: ""Việc tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Quảng Nam sau khi được Thủ tướng phê duyệt có ý nghĩa rất quan trọng để các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương; các nhà đầu tư, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân biết được các nội dung cơ bản, cốt lõi của quy hoạch. Qua đó, tạo ra nguồn lực, cơ hội mới để tỉnh Quảng Nam cất cánh, trở thành một trong những trung tâm kinh tế, động lực phát triển của khu vực miền Trung và cả nước”. Theo Chủ tịch tỉnh Quảng Nam, để thực hiện được mục tiêu phát triển đến năm 2030, có 5 nhóm mục tiêu về: kinh tế; văn hóa - xã hội; môi trường, sinh thái; kết cấu hạ tầng; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Trong đó, mục tiêu về kinh tế với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt trên 8%/năm, GRDP bình quân đầu người đạt trên 7.500 USD; mục tiêu về kết cấu hạ tầng, với đầu tư Cảng hàng không Chu Lai đạt tiêu chuẩn cảng hàng không quốc tế với quy mô cấp 4F, Cảng biển Quảng Nam đạt tiêu chuẩn loại 1 tiếp nhận tàu đến 50.000 DWT. 8 từ cho Quảng Nam khi thực hiện quy hoạch Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh: Quảng Nam có vị trí địa chính trị quan trọng, có thể là địa phương trung tâm kết nối vùng trong tương lai gần. Ngoài ra, nơi đây có nhiều nền văn hóa, di sản được thế giới công nhận. Nguồn nhân lực cũng là nguồn lực quan trọng, để Quảng Nam có sự bứt phá trong thời gian tới.Về quy hoạch và thực hiện quy hoạch, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh Quảng Nam cần lưu ý 8 từ. Đầu tiên là “tuân thủ”, bởi giá trị lớn nhất của quy hoạch là định hướng và giải pháp để thực hiện, cần tuân thủ để về đích. Tiếp theo là “linh hoạt”, linh hoạt trong cách làm, thậm chí những mục tiêu không có giá trị cốt lõi trong chặng đường đi, tỉnh có quyền thay đổi hoặc đề xuất với cấp có thẩm quyền. ""Đồng bộ”, quy hoạch của tỉnh phải triển khai thực hiện bằng kế hoạch đồng bộ với quy hoạch cả nước, của vùng, của ngành… Và cuối cùng là “thấu hiểu”. ""Doanh nghiệp, người dân hãy thấu hiểu, đồng hành cùng với tỉnh, phát hiện những điểm chưa đúng, chưa tốt, trong quy hoạch để kịp thời chỉnh sửa”, Phó Thủ tướng bày tỏ.Tại hội nghị, tỉnh cũng đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thỏa thuận nghiên cứu địa điểm đầu tư cho đại diện các nhà đầu tư với 16 dự án trên địa bàn tỉnh, tổng số vốn đăng ký gần 20 nghìn tỷ đồng."," Tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào ngày 16/3, với sự tham dự của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang. Mục tiêu đến năm 2030, Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, có mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại; phát triển cảng hàng không, cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch, công nghiệp ô tô, công nghiệp cơ khí, điện khí mang tầm khu vực; hình thành trung tâm công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến sâu sản phẩm nông lâm nghiệp, dược liệu, silica mang tầm quốc gia...Đến năm 2050, địa phương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ số phát triển con người và thu nhập của người dân ở mức cao; đóng góp lớn cho ngân sách Trung ương. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh Quảng Nam cần lư" 91,"Tàu cao tốc tuyến Cần Thơ- Côn Đảo hoạt động trở lại sau 5 tháng tạm dừng. Trong chuyến chạy đầu tiên sau 5 tháng tạm dừng, tàu cao tốc Mai Linh Expres đã vận chuyển 338 hành khách từ Cần Thơ ra Côn Đảo.Ngày 16-3, tàu cao tốc Mai Linh Express của công ty Cổ phần Mai Linh Tây Đô đã vận chuyển 338 hành khách cập cảng tàu khách Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, đánh dấu sự vận hành trở lại của tuyến hải trình Cần Thơ- Côn Đảo sau hơn 5 tháng tạm dừng. Việc tàu cao tốc tuyến Cần Thơ – Côn Đảo đi vào hoạt động trở lại góp phần tăng cường kết nối từ khu vực miền Tây Nam Bộ với Côn Đảo và ngược lại, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và du khách, nhất là trong mùa cao điểm du lịch.Trong ngày đầu tiên hoạt động trở lại, tàu cao tốc Mai Linh Express xuất phát từ bến Ninh Kiều, Cần Thơ đến cảng tàu khách Côn Đảo sau 4 tiếng trên hải trình gần 200 km. Khi cập cảng, hành khách được trung chuyển bằng xe điện từ tàu vào nhà ga hành khách, đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện. Ngoài tuyến Cần Thơ- Côn Đảo, hiện nay đường thủy đến Côn Đảo còn có các tuyến tàu cao tốc Trần Đề (Sóc Trăng)- Côn Đảo và Vũng Tàu- Côn Đảo. Đường hàng không có các tuyến Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ- Côn Đảo và tuyến trực thăng Vũng Tàu- Côn Đảo hoạt động vào các ngày cuối tuần.Hiện trung bình mỗi ngày Côn Đảo đang đón từ 3.000 đến 5.000 lượt khách. Việc đưa vào hoạt động các tuyến tàu cao tốc như Cần Thơ- Côn Đảo; Vũng Tàu- Côn Đảo giúp vận chuyển hành khách, người dân ra Côn Đảo từ các địa phương thuận lợi hơn. Thời gian qua, nhất là trong mùa cao điểm du lịch, du khách có nhu cầu ra Côn Đảo lớn trong khi đường hàng không chưa đáp ứng đủ nhu cầu, giá vé cao... Tàu Mai Linh Express tuyến Cần Thơ- Côn Đảo có giá vé phổ thông là 690 nghìn đồng/lượt; hạng thương gia là 890 nghìn đồng/1 lượt và hạng nguyên thủ có giá 1,5 triệu đồng/1 lượt. Giá vé ưu đãi dành cho trẻ em, người khuyết tật và người cao tuổi là 580 nghìn đồng/lượt, với cựu quân nhân là 550 nghìn đồng và cựu chiến binh 350 nghìn đồng."," Tàu cao tốc tuyến Cần Thơ- Côn Đảo đã hoạt động trở lại sau 5 tháng tạm dừng, vận chuyển 338 hành khách từ Cần Thơ ra Côn Đảo. Tuyến này góp phần tăng cường kết nối từ khu vực miền Tây Nam Bộ với Côn Đảo và ngược lại, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và du khách, nhất là trong mùa cao điểm du lịch. Hiện trung bình mỗi ngày Côn Đảo đang đón từ 3.000 đến 5.000 lượt khách. Giá vé tàu Mai Linh Express tuyến Cần Thơ- Côn Đảo có giá vé phổ thông là 690 nghìn đồng/lượt; hạng thương gia là 890 nghìn đồng/1 lượt và hạng nguyên thủ có giá 1,5 triệu đồng/1 lượt. Giá vé ưu đãi dành cho trẻ em, người khuyết tật và người cao tuổi là 580 nghìn đồng/lượt, với cựu quân nhân là 550 nghìn đồng và cựu chiến binh 350 nghìn đồng." 92,"Thủ tướng: Phát huy hết khả năng, tâm huyết phát triển nhà ở xã hội đúng nghĩa. Sáng 16-3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Hội nghị được tổ chức trực tuyến toàn quốc giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với đầu cầu Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Nhiều chính sách bất cập Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội, trong đó có chính sách nhà ở, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”; chỉ đạo triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội. Đến nay, cả nước đã quy hoạch 1.316 khu đất, với quy mô 8.611ha làm nhà ở xã hội. Từ năm 2021 đến năm 2023, trên địa bàn cả nước có 499 dự án nhà ở xã hội được triển khai với quy mô hơn 411 nghìn căn. Nhiều địa phương đã tích cực trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy khởi công xây dựng nhà ở xã hội như: tỉnh Bắc Ninh 15 dự án, 6.000 căn; Bắc Giang 5 dự án, 12.475 căn; Hải Phòng 7 dự án, 11.678 căn; Bình Dương 7 dự án, 6.557 căn; Đồng Nai 8 dự án, 9.074 căn; Bình Dương 7 dự án, 6.557 căn; Thanh Hóa 9 dự án, 4.948 căn… Tuy nhiên, một số địa phương trọng điểm mặc dù có nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn, nhưng việc đầu tư nhà ở xã hội còn hạn chế như: Hà Nội 3 dự án, 1.700 căn đáp ứng 9%; thành phố Hồ Chí Minh 7 dự án, 4.996 căn đáp ứng 19%; Đà Nẵng 5 dự án, 2.750 căn đáp ứng 43%;... Một số địa phương không có dự án nhà ở xã hội khởi công trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay. Đặc biệt, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, đến nay, các ngân hàng đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó đã có 8 dự án nhà ở xã hội tại 7 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 640 tỷ đồng. Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá kết quả, hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan; đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Trong đó, kiểm điểm lại các chủ trương, chính sách, thể chế; cách làm; việc xây dựng quy hoạch, dành quỹ đất, tài chính cho phát triển nhà ở xã hội. Hội nghị cho rằng, trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, xác định điều kiện mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội còn phức tạp và kéo dài; các chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đã ban hành chưa đủ hấp dẫn. Do đó, các đại biểu đề nghị cụ thể hóa chính sách sở hữu nhà ở, mua, thuê mua nhà ở xã hội; làm rõ khái niệm về nhà ở xã hội, xác định quyền sở hữu, sử dụng; rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia phát triển nhà ở xã hội; đối tượng được tham gia, hưởng ưu đãi chính sách phát triển nhà ở xã hội; tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa xây dựng khung chính sách toàn diện, linh hoạt để các địa phương áp dụng phù hợp; tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; quy định cụ thể hơn về xuất đầu tư, các danh mục, hạng mục được ưu đãi, hỗ trợ trong phạm vi dự án nhà ở xã hội; chính sách hỗ trợ về vốn, thuế cần ưu đãi hơn... Nhà ở xã hội ngoài hình thức mua thì phải có thuê và thuê mua Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tế của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp; nhấn mạnh, nhờ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc, tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương, các doanh nghiệp, cả nước đã hoàn thành hàng trăm dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân giúp cho hàng chục nghìn hộ gia đình thu nhập thấp và hàng trăm nghìn công nhân được cải thiện nhà ở, có chỗ ở an toàn. Tuy nhiên, việc phát triển nhà ở xã hội so với mục tiêu, yêu cầu, mong muốn thì chưa đạt được và còn một số tồn tại, khó khăn. Nhấn mạnh các quan điểm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, Thủ tướng khẳng định, nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, bảo đảm hạ tầng về y tế, giáo dục, xã hội và các dịch vụ khác, bảo đảm điện nước, nhưng điểm khác là có cơ chế, chính sách phù hợp cho người mua và người bán. Không phải những nơi xa xôi, vắng vẻ, những nơi không làm được nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội, hay nhà ở xã hội thiếu hạ tầng y tế, giáo dục, điện nước, không bảo đảm vệ sinh môi trường… Nhà ở xã hội ngoài hình thức mua thì phải có thuê và thuê mua. Theo Thủ tướng, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là nội dung quan trọng của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người dân. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo cơ chế thị trường, đồng thời có chính sách để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng người thu nhập thấp đô thị, công nhân khu công nghiệp về nhà ở nhằm góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội. Tinh thần là “không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”. Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại các địa phương phải gắn với phát triển thị trường bất động sản, phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở trong từng giai đoạn và tuân thủ pháp luật, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng chỉ rõ, để phát triển nhà ở xã hội, trong đó triển khai nhanh, hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” thì tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải phát huy hết khả năng, tâm huyết của mình, tinh thần trách nhiệm cao nhất, chủ động, sáng tạo, kịp thời, cộng với trách nhiệm, đạo đức xã hội để thực hiện các công việc cho tốt, chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội đúng nghĩa. Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ngành, Thủ tướng yêu cầu các Bộ Xây dựng, Tài nguyên Môi trường, Ngân hàng Nhà nước tập trung xây dựng, sớm ban hành các Nghị định, văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn liên quan đến việc triển khai các dự án nhà ở xã hội như: Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Trong đó, tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trên tinh thần cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền để giảm tối đa thời gian, chi phí thực hiện dự án nhà ở xã hội. Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng quy trình rút gọn các thủ tục hành chính lựa chọn nhà đầu tư, triển khai dự án nhà ở xã hội để tiết kiệm thời gian, khuyến khích, huy động các nguồn lực xã hội. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước lớn chung tay cùng doanh nghiệp nghiên cứu, xây dựng và cung cấp gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm với lãi suất thấp hơn từ 3-5% so với cho vay thương mại; nghiên cứu, xem xét hạ mức lãi suất cho vay nguồn vốn hỗ trợ 120 nghìn tỷ đồng phù hợp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện cho vay nhà ở xã hội thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2024 - 2025 theo quy định pháp luật về nhà ở. Bộ Tài chính nghiên cứu thành lập Quỹ Nhà ở xã hội, chính sách thuế phù hợp. Các địa phương đăng ký chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội trong năm 2024; Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phấn đấu trong năm 2024, mỗi Bộ thực hiện 5 nghìn căn hộ nhà ở xã hội; Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam phấn đấu trong năm 2024 thực hiện 2 nghìn căn hộ nhà ở xã hội. Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Xây dựng, các địa phương nghiên cứu việc đưa chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội thành chỉ tiêu pháp lệnh, hằng năm phải có báo cáo. Với các địa phương, Thủ tướng đề nghị cấp ủy có nghị quyết để lãnh đạo việc phát triển nhà ở xã hội, Hội đồng Nhân dân ban hành các chính sách, quy định phù hợp với đặc thù địa phương, UBND các cấp, đặc biệt là cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện tốt, thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật, vận dụng sáng tạo, linh hoạt, kịp thời trong điều kiện địa phương, dám chịu trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm không đùn đẩy, né tránh. Thủ tướng lưu ý các địa phương nhiệm vụ quy hoạch, bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; nhắc nhở, những vùng đất, vị trí đẹp, có lợi thế phải ưu tiên cho sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo công ăn việc làm cho người dân, từ đó mới có người đến làm, có người đến làm thì mới có người đến ở, mua nhà, phát triển được bất động sản, khu đô thị bền vững. Cùng với đó, tổ chức đấu giá, đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực, tài chính, kinh nghiệm, triển khai công khai minh bạch và tăng tỷ lệ ký quỹ, bảo lãnh để bảo đảm lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực tốt. Đôn đốc chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% của các dự án này theo tiến độ được phê duyệt; trường hợp chủ đầu tư không thực hiện thì thu hồi quỹ đất 20% để lựa chọn các chủ đầu tư khác thực hiện. Cùng với đó, có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng… để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội. bcp.cdnchinhphu.vn-thumb_w-640-334894974524682240-2024-3-16-_img2637-1710571751656890141581.jpgĐối với các doanh nghiệp, Thủ tướng yêu cầu các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội lập tiến độ, chuẩn bị đầy đủ nguồn lực, tài chính, áp dụng công nghệ mới nhằm rút ngắn thời gian thi công. Đối với các dự án đã lựa chọn chủ đầu tư, đề nghị các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện các thủ tục pháp lý để khởi công xây dựng theo các đồ án quy hoạch và chấp thuận chủ trương đầu tư đã được phê duyệt; khẩn trương triển khai khởi công, đảm bảo tiến độ hoàn thành các công trình trên quỹ đất 20% cho nhà ở xã hội; sau khi khởi công dự án cần nhanh chóng cung cấp, công bố công khai, đầy đủ các thông tin liên quan đến dự án để người dân biết đăng ký mua, thuê mua, thuê. Các doanh nghiệp, ngân hàng thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm theo luật, đồng thời thể hiện trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh để kinh doanh nhà ở xã hội phù hợp tình hình, điều kiện người dân và lưu ý đến điều kiện khó khăn của họ, nhất là với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo, công nhân thiếu chỗ ở... Tinh thần là lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, Thủ tướng đề nghị, người dân cũng phải có trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong tiếp cận nhà ở, cố gắng cao nhất trong điều kiện có thể, tinh thần là không ai lo cho mình tốt hơn mình cùng với các chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng… Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu, số lượng nhà ở xã hội năm 2024 đã được Bộ Xây dựng tập hợp. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn. Bộ Xây dựng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các địa phương hoàn thành mục tiêu đề ra. Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2025, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương xây dựng kế hoạch, mục tiêu, số lượng cụ thể xây dựng nhà ở xã hội năm 2025 và giai đoạn 2026-2030, gửi Bộ Xây dựng tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30-11-2024.Thủ tướng yêu cầu ngay sau Hội nghị này, Bộ Xây dựng, Văn phòng Chính phủ tổng hợp, tiếp thu tối đa các ý kiến; sớm trình ban hành Kết luận của Thủ tướng Chính phủ ngắn gọn với thông điệp, nhiệm vụ, giải pháp rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ làm, dễ giám sát, đánh giá, kiểm tra, dễ tuyên truyền, tập trung các vấn đề trọng tâm, trọng điểm. Các bộ, ngành, địa phương tiếp thu các ý kiến tại Hội nghị, chủ động xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thật tốt chính sách phát triển nhà ở xã hội; đồng hành, hỗ trợ thực chất, hiệu quả đối với doanh nghiệp, người có thu nhập thấp, công nhân và người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất./. "," Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội vào sáng 16-3. Hội nghị được tổ chức trực tuyến toàn quốc giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với đầu cầu Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đánh giá kết quả, hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan; đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Các đại biểu đề nghị cụ thể hóa chính sách sở hữu nhà ở, mua, thuê mua nhà ở xã hội; làm rõ khái niệm về nhà ở xã hội, xác định quyền sở hữu, sử dụng; rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia phát triển nhà ở xã hội; đối tượng được tham gia, hưởng ưu đãi chính sách phát triển nhà ở xã hội; tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa xâ" 93,"Bắt giữ 3 công nhân trộm cắp thiết bị tại công trường. Sau một thời gian ngắn lập án đấu tranh Công an thị xã Nghi Sơn đã điều tra, làm rõ và bắt giữ 3 đối tượng trộm cắp tài sản tại Công ty cổ phần xi măng Công Thanh Trước đó, ngày 23/2/2024, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn tiếp nhận đơn trình báo của Công ty cổ phần xi măng Công Thanh về việc bị kẻ gian lấy cắp 1 bảng điều khiển máy cào đá vôi và 317m dây cáp lõi đồng. Tổng giá trị tài sản bị trộm cắp là 150 triệu đồng. Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn đã nhanh chóng tổ chức điều tra xác minh, làm rõ vụ việc. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ sau một thời gian ngắn tập trung điều tra, ngày 11/3/2024, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn đã bắt giữ 3 đối tượng là thủ phạm gây ra vụ trộm cắp nói trên gồm: Lê Minh Thắng, sinh năm 1992; Ngô Tuấn Sơn, sinh năm 1977 và Lê Tiến Chinh, sinh năm 1987 đều trú tại xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn.Tại cơ quan Công an, 3 đối tượng khai nhận: Lợi dụng việc là công nhân hợp đồng tại Công ty cổ phần xi măng Công Thanh, 3 đối tượng đã bàn nhau vào công trường nghiền đá của Công ty trộm cắp bảng điều khiển máy cào đá vôi và 317m dây cáp lõi đồng mang đi tiêu thụ."," Sau khi nhận được thông tin về vụ trộm cắp tài sản tại Công ty cổ phần xi măng Công Thanh, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn đã nhanh chóng tổ chức điều tra xác minh và bắt giữ 3 đối tượng là thủ phạm gây ra vụ trộm cắp. Đây là Lê Minh Thắng, Ngô Tuấn Sơn và Lê Tiến Chinh, tất cả đều là công nhân hợp đồng tại Công ty cổ phần xi măng Công Thanh. Họ đã bàn nhau vào công trường nghiền đá của Công ty để trộm cắp bảng điều khiển máy cào đá vôi và 317m dây cáp lõi đồng mang đi tiêu thụ. Tổng giá trị tài sản bị trộm cắp là 150 triệu đồng." 94,"Hotboy sở hữu 2 Huy chương Vàng Vật lý trúng tuyển Viện công nghệ hàng đầu. Võ Hoàng Hải, chủ nhân 2 Huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế vừa nhận Thư thông báo trúng tuyển và lời mời nhập học từ Viện Công nghệ hàng đầu thế giới Massachusetts - MIT (Mỹ). Hạnh phúc nhưng không quá bất ngờ, chàng hotboy Vật lý khiêm nhường cho biết, mình cần nỗ lực nhiều hơn...Những thành tích đỉnh cao Võ Hoàng Hải, hiện là học sinh lớp 12 chuyên Lý, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) được biết đến là một học sinh có tố chất thiên bẩm. Theo chia sẻ của gia đình, em có niềm yêu thích với các con số từ năm 2 tuổi; có thể đọc truyện khi lên 3, thích thú với Vật lý và Khoa học khi bắt đầu lên lớp 1; học hết kiến thức Vật lý cấp THCS khi lên lớp 8.Năm 2022, lúc đang là học sinh lớp 10, em xuất sắc lọt đội tuyển dự kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế. Nhờ sự nỗ lực không ngừng, em đã giành Huy chương Vàng Olympic quốc tế danh giá môn Vật lý, trở thành học sinh lớp 10 đầu tiên đạt Huy chương Vàng tại kỳ thi này. Năm 2023, Hải tiếp tục lọt đội tuyển và xác lập kỷ lục 2 năm liền giành Huy chương Vàng Olympic Vật lý. Không chỉ Vật lý hay Toán, Hải cũng thể hiện năng khiếu đặc biệt với tiếng Anh và từng giành giải cấp quốc gia môn tiếng Anh. Năm lớp 10, trong quá trình ôn thi đội tuyển Vật lý quốc tế, em thi IELTS và đạt 8.0. Hải cũng đạt điểm SAT 1570/1600 vào đầu lớp 11. Nhờ những thành tích đặc biệt xuất sắc, Hải trở thành cái tên quen thuộc tại các Lễ tuyên dương, trao giải thưởng hay tôn vinh học sinh giỏi. Năm 2022, Hải là 1 trong 10 cá nhân nhận được trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu. Chia sẻ bí quyết học tập, Hải cho biết: “Điều đầu tiên và quan trọng nhất khi học, với em là sự quy củ. Mỗi tuần em đều cố gắng lập cho mình thời khóa biểu chi tiết cũng như bảng mục tiêu để theo dõi tiến độ học tập. Điều này vừa giúp em theo dõi tiến độ học, quản trị bản thân tốt hơn và có điều chỉnh hợp lý nếu cần"". Hải luôn lưu ý đến tổng thời gian học. Dù đam mê Vật lý nhưng em sẽ cân đối để không dành quá nhiều thời gian cho môn học này bởi ""nếu học quá nhiều sẽ rất dễ dẫn đến chán nản, mất đam mê, việc học kém hiệu quả”. Ngoài tinh thần chủ động, tự lực và đam mê, Hải còn chịu khó học hỏi từ các anh chị đi trước. Nam sinh coi đó là nguồn tài liệu quý và giàu kinh nghiệm. Từ các tiền bối, Hải trang bị thêm cho mình nhiều kỹ năng quan trọng để khi học hay khi đi thi có thể đạt kết quả tốt nhất.Võ Hoàng Hải của hôm nay mang phong thái hoàn toàn khác, đó là một Hoàng Hải trưởng thành, năng động và đa dạng hóa bản thân. Phong thái chững chạc của Hải gây ấn tượng với các thế hệ giảng viên, sinh viên, học viên khi có bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 30 năm ĐHQGHN. Chàng hotboy Vật lý cũng thể hiện sự năng động, đáng yêu khi chia sẻ tại lễ trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu. Luôn tự hào về môi trường học tập hiện tại, Hải cho biết: “Ở ngưỡng cửa THPT, khi cần lựa chọn một ngôi trường để học tập và thỏa mãn niềm yêu thích Vật lý, dù có nhiều cơ hội tốt nhưng em đã không ngần ngại chọn Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN để tiếp tục học tập, trải nghiệm. “Những tấm gương học tập và nghiên cứu của các cựu học sinh cùng truyền thống và thành tích vẻ vang của các khối chuyên đã biến nơi đây thành ngôi trường mơ ước của những học sinh giỏi yêu thích khoa học, trong đó có bản thân em. Em coi việc theo học tại trường là vinh dự, là cơ hội để em vun đắp kiến thức, ươm mầm đam mê, nuôi dưỡng năng lực vật lý, mở rộng hành trình khám phá khoa học. Học tại đây, em có cơ hội gặp gỡ các nhà khoa học, mở mang tầm mắt, học hỏi các thế hệ đi trước và các bạn bè thông minh sáng tạo, có khát khao chinh phục sân chơi trí tuệ đỉnh cao… Nhờ những điều đó, em thêm yêu Vật lý, thêm sức mạnh để đạt thành tích cao tại kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế năm 2022 và 2023"", Hải bộc bạch. Trong vai trò là Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, chàng hotboy Vật lý cho biết: ""Giải thưởng nhắc nhở em rằng, mình vinh dự được bình chọn là người tiêu biểu của đất nước, là đại diện cho thanh niên ưu tú của thế hệ hôm nay nên nếu không cố gắng hết mình thì sẽ không củng cố được niềm tin cho thế hệ kế tiếp. Bởi vậy, em luôn không ngừng nỗ lực, vượt lên bản thân. Gia nhập cộng đồng các Gương mặt trẻ tiêu biểu, em có cơ hội chuyện trò, kết nối với những cá nhân xuất sắc ở các lĩnh vực khác nhau. Những cá nhân đó đã truyền cảm hứng cho em rất nhiều…"". Ngoài việc cố gắng đa dạng hóa bản thân, thời gian này, Hải dành nhiều thời gian cho thể thao, nghệ thuật và các hoạt động xã hội để rèn luyện kỹ năng. Hiện tại, Hoàng Hải đã quyết định theo học ngành Vật lý ở Viện công nghệ MIT và sẽ lên đường sang Mỹ, làm thủ tục nhập học vào khoảng tháng 8/2024 để tiếp tục viết lên hành trình chinh phục ước mơ theo đuổi con đường nghiên cứu Vật lý. Hotboy Vật lý Võ Hoàng Hải luôn nhắc nhở mình giữ đam mê khoa học sáng tạo, giữ nhiệt huyết, khát vọng cống hiến, giữ ý tưởng và trách nhiệm, từ đó phát huy năng lực bản thân, đạt thành tích cao hơn để góp phần nhỏ bé vào sự phát triển của đất nước.. "," Võ Hoàng Hải, một học sinh lớp 12 chuyên Lý tại Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN), đã giành được 2 Huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế và nhận được thư thông báo trúng tuyển và lời mời nhập học từ Viện Công nghệ hàng đầu thế giới Massachusetts - MIT (Mỹ). Hải đã có niềm yêu thích với các con số từ năm 2 tuổi, có thể đọc truyện khi lên 3, thích thú với Vật lý và Khoa học khi bắt đầu lên lớp 1, và học hết kiến thức Vật lý cấp THCS khi lên lớp 8. Hải cũng thể hiện năng khiếu đặc biệt với tiếng Anh và từng giành giải cấp quốc gia môn tiếng Anh. Hải cũng đạt điểm SAT 1570/1600 vào đầu lớp 11. Hải cho biết điều quan trọng nhất khi học là sự quy củ, và mỗi tuần em đều cố gắng lập cho mình thời khóa biểu chi tiết cũng như bảng mục tiêu để theo dõi tiến độ học tập. Hải luôn lưu " 95,"Tuân thủ quy trình, thủ tục khi đầu tư, phát triển khu vực hồ Thanh Long. Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Hải Dương tiếp thu đầy đủ ý kiến của Bộ Xây dựng và các cơ quan, địa phương liên quan để đầu tư, phát triển khu vực hồ Thanh Long theo đúng quy định và không được để xảy ra tiêu cực, tham nhũng. Cụ thể, tại văn bản số 1706/VPCP-QHĐP ngày 15/3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có ý kiến đối với 2 kiến nghị, đề xuất của UBND tỉnh Hải Dương. Về đầu tư Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hồ Thanh Long, Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương đến năm 2040 đã định hướng phát triển khu vực hồ Thanh Long trở thành Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Thủ tướng Chính phủ đã giao UBND tỉnh Hải Dương và Bộ VHTT&DL phối hợp lập Nhiệm vụ Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc. Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Hải Dương chủ động phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang tiếp thu đầy đủ ý kiến của các Bộ: Xây dựng, VHTT&DL, TN&MT để triển khai các bước cần thiết theo đúng quy trình, thủ tục để đầu tư, phát triển khu vực hồ Thanh Long theo đúng quy định và không được để xảy ra tiêu cực, tham nhũng. Về đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn từ Quốc lộ 18 đến ngã 3 An Lĩnh, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Thủ tướng đồng ý với đề nghị của UBND tỉnh Hải Dương về sự cần thiết thực hiện Dự án. Dự án đã được Bộ GTVT phê duyệt ngày 30/9/2011, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan đề xuất phương án bố trí vốn thực hiện Dự án. Thủ tướng yêu cầu Bộ KH&ĐT khẩn trương thực hiện nhiệm vụ được giao, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/03/2024. Theo Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương, hồ Thanh Long nằm ở trung tâm khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc. Theo sử sách, khu vực này trước đây là nơi tập kết thuyền chiến, luyện thủy quân của Đức Thánh Trần, căn cứ hậu cần của đại bản doanh Vạn Kiếp. Hiện nay, hồ thuộc địa phận các xã Hưng Đạo, Lê Lợi (Chí Linh) và một phần xã Đan Hội, huyện Lục Nam (Bắc Giang). Khu vực hồ đang là vùng đất hoang hóa, một phần diện tích canh tác lúa 1 vụ bấp bênh, nguồn thủy sản tự nhiên được chính quyền giao khoán cho nhân dân. Hệ thống di tích tại đây xuống cấp nghiêm trọng, nhiều năm chưa được trùng tu, tôn tạo, cảnh quan thiên nhiên chưa được quy hoạch nên việc khai thác chưa hiệu quả. Do đó, việc đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái hồ Thanh Long rất cần thiết nhằm khôi phục các di tích lịch sử, khôi phục các nghi lễ, làng nghề, giá trị văn hóa… để làm phong phú thêm giá trị của quần thể di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc."," Theo văn bản số 1706/VPCP-QHĐP ngày 15/3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có ý kiến đối với 2 kiến nghị, đề xuất của UBND tỉnh Hải Dương. Về đầu tư Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hồ Thanh Long, Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương đến năm 2040 đã định hướng phát triển khu vực hồ Thanh Long trở thành Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Thủ tướng Chính phủ đã giao UBND tỉnh Hải Dương và Bộ VHTT&DL phối hợp lập Nhiệm vụ Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc. Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Hải Dương chủ động phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang tiếp thu đầy đủ ý kiến của các Bộ: Xây dựng, VHTT&DL, TN&MT để triển khai các bước cần thiết" 96,"Khởi động Dự án Bảo vệ hệ sinh thái ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Dự án Bảo vệ hệ sinh thái ven biển Đồng bằng sông Cửu Long hướng tới mục tiêu giảm thiểu các mối đe dọa đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản ven bờ, tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của vùng ven biển tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ngày 15/3, tại TP Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), lãnh đạo Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) và các tỉnh ĐBSCL phối hợp cùng Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF Việt Nam) tổ chức lễ khởi động Dự án Bảo vệ hệ sinh thái ven biển vùng ĐBSCL. Kiên Giang và Sóc Trăng là 2 tỉnh ở vùng ĐBSCL được chọn triển khai và hưởng lợi từ dự án này. Đây là hoạt động trong khuôn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật bảo vệ hệ sinh thái ven biển vùng ĐBSCL (MDC) sử dụng vốn ODA của Chính phủ Hoa Kỳ do USAID tài trợ cho Việt Nam thông qua IUCN. Dự án có kinh phí 2,9 triệu USD, với mục tiêu tập trung hỗ trợ nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản ven bờ, cũng như tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của vùng ven biển tại khu vực ĐBSCL. Bà Aler Grubbs, Giám đốc USAID tại Việt Nam khẳng định: “Dự án là cam kết của Chính phủ Hoa Kỳ vì một Việt Nam phát triển bền vững, thịnh vượng”. Bà Aler Grubbs cho rằng, ĐBSCL là khu vực có đóng góp rất lớn cho an ninh lương thực, nhất là về lúa gạo và thủy hải sản. Tuy nhiên, trước tình trạng nước biển dâng do biến đổi khí hậu, đã ảnh hưởng rất nhiều đến hệ sinh thái ven biển, phá hủy rừng ngập mặn, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân ven biển. Dự án được thực hiện cùng các đối tác là các cơ quan trung ương của Việt Nam, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, ban quản lý các khu bảo tồn biển, các đối tác phát triển và cộng đồng ngư dân. “Lễ khởi động dự án ngày hôm nay góp phần thúc đẩy ưu tiên chung của chúng tôi với Việt Nam nhằm tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tại khu vực ĐBSCL - nơi đóng vai trò rất quan trọng nhưng ngày càng dễ bị tổn thương, đồng thời đóng góp vào quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ”, Giám đốc USAID Việt Nam Aler Grubbs phát biểu tại sự kiện. Ông Trương Thanh Hào, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, Kiên Giang là tỉnh có lợi thế về phát triển kinh tế biển và có đội tàu khai thác thủy sản lớn nhất cả nước. Hoạt động khai thác thủy sản đã góp phần rất lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm, sinh kế cho hàng chục ngàn lao động của tỉnh. Tuy nhiên, nghề khai thác thủy sản đang bộc lộ nhiều hạn chế, vẫn còn tàu cá hoạt động nghề cấm, sử dụng ngư cụ có tính hủy diệt, thiếu chọn lọc, làm cho môi trường biển bị xâm hại, khiến nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm. Dự án bảo vệ các hệ sinh thái ven biển vùng ĐBSCL tập trung vào một số khu vực trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng nhằm góp phần bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản, phát triển ngành thủy sản bền vững. Việc triển khai dự án rất có ý nghĩa khi hướng đến các biện pháp, áp dụng các mô hình, phương thức quản lý với sự tham gia của nhiều thành phần để giải quyết những tồn tại, thách thức trong quản lý nguồn tài nguyên, giảm thiểu các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học, môi trường và nguồn lợi thủy sản ven biển, chống khai thác IUU. Phía Kiên Giang đề xuất với USAID tại Việt Nam ngoài dự án bảo vệ các hệ sinh thái ven biển vùng ĐBSCL, cần quan tâm đến việc nghiên cứu, tài trợ các chương trình, dự án liên quan đến giảm phát thải carbon nhằm góp phần triển khai có hiệu quả Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”. Quan tâm đầu tư hỡ trợ nâng cao năng lực hệ thống khuyến ngư cơ sở vùng ĐBSCL nhằm đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTNT Sóc Trăng cho biết, tỉnh có bờ biển dài 72km, là nơi cư trú đa dạng các loài thủy hải sản. Về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, diện tích nuôi tôm nước lợ hàng năm của tỉnh khoảng 50.000ha, với sản lượng bình quân 200.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản khoảng 1 tỷ USD. Tuy nhiên hiện nay, biến đổi khí hậu càng gia tăng, tình trạng sạt lở xảy ra khá nghiệm trọng, nhất là tại các huyện ven biển như Cù Lao Dung, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Hàng năm sóng biển đã làm mất hàng chục ha rừng. Chỉ riêng năm 2023, rừng ngập mặn bị sạt lở 42,6ha, chủ yếu trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu. Vì vậy, Sóc Trăng mong muốn dự án sẽ sớm được triển khai kịp thời, phát huy hiệu quả trên địa bàn Sóc Trăng cùng với tỉnh Kiên Giang, góp phần đạt mục tiêu chung của dự án. ĐBSCL và các hệ sinh thái ven bờ biển là nơi tập trung của 70% rừng ngập mặn và 90% diện tích thảm cỏ biển tại Việt Nam. Đây là môi trường thuận lợi để phát triển nguồn lợi thủy sản phong phú nhất tại Việt Nam, tạo sinh kế cho cộng đồng ven biển, đồng thời giảm tác động của thiên tai. Tuy nhiên, những khu vực sinh cảnh này và nhiều loài thủy sản có giá trị thương mại quan trọng đang phải đối mặt với các mối đe dọa do tình trạng khai thác quá mức và phát triển chưa theo quy hoạch, gây tác động lâu dài đến sinh kế và cuộc sống người dân. Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản nhấn mạnh: “Các hoạt động của dự án tập trung ở 2 tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng nhằm hỗ trợ địa phương giải quyết những tồn tại, thách thức trong quản lý, sử dụng và khai thác tài nguyên thủy sản, giảm thiểu các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học, môi trường và các hệ sinh thái thủy sinh. Dự án đồng thời chú trọng tới chuyển đổi nghề, cải thiện sinh kế cho cộng đồng ven biển. Các kết quả của dự án sẽ được nhân rộng sang các tỉnh ĐBSCL thông qua các hội thảo, diễn đàn, hội nghị, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lợi thủy sản, tăng cường sức chống chịu vùng ven biển cho sự phát triển bền vững ở ĐBSCL”. TS Andrew Wyatt, Giám đốc Dự án MDC, Phó Giám đốc IUCN khu vực hạ lưu sông Mekong chia sẻ, sự suy giảm của rừng ngập mặn - vốn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa vi khí hậu càng làm trầm trọng thêm những vấn đề của biến đổi khí hậu, gây nguy hiểm cho nguồn giống tôm, cá tự nhiên và đẩy nhanh tình trạng sụt lún đất. Để giải quyết những mối quan ngại cấp bách này, Dự án Bảo tồn hệ sinh thái ven biển ĐBSCL nhắm tới những khu vực bờ biển dễ bị tổn thương nhất của ĐBSCL, từ biển Đông đến biển Tây, Khu Bảo tồn biển Phú Quốc đến các quần đảo như Hải Tặc, Bà Lụa, Nam Du (tỉnh Kiên Giang) đến Vĩnh Châu và Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng). Dự án sẽ dành toàn bộ tâm huyết để bảo vệ và tăng cường khả năng phục hồi của các hệ sinh thái quan trọng này. “Dự án sẽ thí điểm các biện pháp bảo tồn, khôi phục tài nguyên thiên nhiên tại ĐBSCL và có thể nhân rộng trên toàn quốc. Dự án cũng sẽ triển khai các hoạt động tập huấn và nâng cao năng lực, khảo sát, phân tích chính sách cũng như mô hình trình diễn. Chúng tôi hi vọng sẽ được hợp tác với chính quyền trung ương và địa phương để lồng ghép kết quả dự án vào các quyết định quy hoạch và đầu tư”, TS Andrew Wyatt chia sẻ."," Dự án Bảo vệ hệ sinh thái ven biển Đồng bằng sông Cửu Long đã được khởi động vào ngày 15/3 tại TP Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang). Dự án này được tài trợ bởi Chính phủ Hoa Kỳ thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Dự án có kinh phí 2,9 triệu USD và tập trung vào việc giảm thiểu các mối đe dọa đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản ven bờ, tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của vùng ven biển tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Dự án sẽ được triển khai tại hai tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng, với mục tiêu tập trung hỗ trợ nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản ven bờ, tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của vùng ven biển tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Dự án sẽ được th" 97,"Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh tham quan triển lãm về đa dạng sinh học tại Quảng Nam. Sáng 16/3, trong khuôn khổ Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Quảng Nam, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã tham quan triển lãm về đa dạng sinh học tại Quảng Nam. Tham gia cùng buổi thăm quan triển lãm có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cùng các du khách.Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, Đa dạng sinh học đang được quan tâm trên quy mô toàn cầu, đặc biệt sau khi Hội nghị thượng đỉnh về đa dạng sinh học của Liên hợp quốc (COP15) năm 2022 thông qua Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu, nhằm thúc đẩy các quốc gia trên thế giới cùng nỗ lực đảo ngược xu hướng suy thoái đa dạng sinh học hiện nay. Việt Nam có lợi thế giá trị đa dạng sinh học cao. Trong thời gian dần đây, công tác bảo tồn ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ.Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho rằng, khi càng phát triển, thiên nhiên sẽ càng bị thu hẹp lại. Bài toán đặt ra cho cơ quan quản lý là phải làm gì để Việt Nam vừa phát triển bền vững vừa giữ gìn vốn tài nguyên và phát huy được các giá trị tự nhiên của đất nước. Theo Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, giai đoạn hiện nay có thuận lợi là các tổ chức, đối tác quốc tế rất quan tâm và đã đề xuất sẽ hỗ trợ Việt Nam triển khai các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.Việc mở rộng mạng lưới hợp tác quốc tế vừa để học hỏi lẫn nhau, vừa giúp tăng cường hiệu quả, chất lượng công tác quản lý Nhà nước về bảo tồn.Các đại biểu nghe giới thiệu về tiềm năng đa dạng sinh học của Quảng Nam Các đại biểu nghe giới thiệu một sản phẩm của Quảng Nam "," Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cùng các đại biểu tham quan triển lãm về đa dạng sinh học tại Quảng Nam trong khuôn khổ Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Quảng Nam. Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, đa dạng sinh học đang được quan tâm trên quy mô toàn cầu, đặc biệt sau khi Hội nghị thượng đỉnh về đa dạng sinh học của Liên hợp quốc (COP15) năm 2022 thông qua Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu. Việt Nam có lợi thế giá trị đa dạng sinh học cao và công tác bảo tồn ngày càng nhận được sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ. Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho rằng, giai đoạn hiện nay có thuận lợi là các tổ chức, đối tác quốc tế rất quan tâm và đã đề xuất sẽ hỗ trợ Việt Nam triển khai các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học. Vi" 98,"Hải Phòng đề xuất xây dựng Khu kinh tế phía Nam đón sóng đầu tư. TP Hải Phòng đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ, thủ tục cũng như các công việc liên quan cần thiết khác để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập Khu Kinh tế ven biển phía Nam trong quý II tới. Nội dung trên được ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đưa ra tại hội thảo ""Khu Kinh tế ven biển phía Nam - Động lực mới cho phát triển kinh tế Hải Phòng"" diễn ra vào ngày 17/03. Tại hội thảo, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên cho biết, việc thành lập Khu kinh tế phía Nam Hải Phòng là rất cần thiết trong tiến trình tái cơ cấu lại nền kinh tế của Hải Phòng và cả nước. Điều này minh chứng qua việc hình thành và phát triển Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải.Khu kinh tế này thành lập từ năm 2008 với tổng diện tích 22.540 ha và hiện đã có 9 khu công nghiệp nằm trong đó. Hệ thống hạ tầng cảng biển, giao thông, dịch vụ, đô thị, nhà ở xã hội phát triển đồng bộ đã đưa Đình Vũ - Cát Hải là khu kinh tế ven biển thành công nhất của cả nước. Khu kinh tế này có nhiều dự án trong lĩnh vực công nghệ cao, chế biến, chế tạo của các tập đoàn hàng đầu trong nước và thế giới với tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp đạt 32 tỷ USD. Sự phát triển của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa Hải Phòng và Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, hiện nay, quỹ đất trong Khu kinh tế Đình Vũ Cát Hải không còn nhiều, tỉ lệ lấp đầy đã đạt 80%, việc giải phóng mặt bằng các khu vực còn lại gặp nhiều khó khăn do dân cư đông đúc, thiếu quỹ đất tái định cư... Do đó, dư địa trong khu kinh tế này không còn nhiều. Ông Lê Trung Kiên khẳng định, việc thành lập Khu kinh tế phía Nam Hải Phòng là cơ sở để đón đầu làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư, đón các nhà đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ cao, bán dẫn cũng như phát triển các khu công nghiệp theo hướng xanh, tuần hoàn. Bên cạnh đó, khu kinh tế này còn phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của thành phố như: kết nối với các khu kinh tế lân cận, tạo thành chuỗi khu kinh tế ven biển, khai thác hiệu quả định hướng phát triển đường cao tốc ven biển, Cảng Nam Đồ Sơn, Sân bay Tiên Lãng, tận dụng tốt dư địa của Khu kinh tế Đình Vũ- Cát Hải. Trong hội thảo, các đại biểu đều đồng tình, việc thành lập Khu kinh tế phía Nam Hải Phòng là hết sức cần thiết. Đơn cử như, Chủ tịch KOCHAM Hải Phòng ông Ko Tae Yeon cho hay, việc thành lập khu kinh tế Nam Hải Phòng tiếp tục hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc. Theo ông Ko Tae Yeon, hiện có 106 dự án của các nhà đầu tư Hàn Quốc đang đầu tư tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư là hơn 10 tỷ USD. Theo Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, khu kinh tế này có diện tích 20.000ha, ven theo đường cao tốc ven biển đồng thời có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, giao thông, cơ sở hạ tầng và dư địa phát triển. Các khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế này gồm Tiên Lãng 1, Tiên Lãng 2, Tân Trào , Ngũ Phúc, sân bay Tiên Lãng, Trấn Dương. Lộ trình xây dựng Khu kinh tế phía Nam Hải Phòng dự kiến bắt đầu thực hiện từ năm 2024. Theo đó, năm 2024-2025 thành phố xúc tiến thành lập khu kinh tế. Từ năm 2026-2030, các cơ quan liên quan lập, trình phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng các khu chức năng và tiến hành thu hút các dự án thứ cấp. Hiện, TP Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam, có quy mô kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Theo quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050, Hải Phòng là thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới với ba trụ cột phát triển: Dịch vụ cảng biển - logistics; công nghiệp xanh, thông minh, hiện đại và trung tâm du lịch biển quốc tế; quy mô dân số khoảng 4,5 triệu người, có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới. Hải Phòng sẽ chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng xanh, bền vững, xây dựng lối sống xanh."," Hải Phòng đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ và thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập Khu Kinh tế ven biển phía Nam trong quý II tới. Ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cho biết, việc thành lập Khu kinh tế phía Nam Hải Phòng là rất cần thiết trong tiến trình tái cơ cấu lại nền kinh tế của Hải Phòng và cả nước. Khu kinh tế này có diện tích 20.000ha, ven theo đường cao tốc ven biển và có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, giao thông, cơ sở hạ tầng và dư địa phát triển. Lộ trình xây dựng Khu kinh tế phía Nam Hải Phòng dự kiến bắt đầu thực hiện từ năm 2024. Hiện, TP Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam, có quy mô kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Theo quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050, Hải Phòng là thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới với ba trụ cột phát triển: Dịch vụ cảng" 99,"Để hoa đồng tiền “hái ra tiền” ở Đồng Tháp. Vốn chỉ quen trồng lúa, những năm gần đây, người dân xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã chuyển đổi 100% diện tích cấy lúa sang trồng hoa đào, bưởi, phật thủ, đặc biệt là hoa đồng tiền. Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.Thủ phủ hoa đồng tiền Trên cánh đồng thôn Bãi Tháp, Bãi Thụy... (xã Đồng Tháp), những nhà màng, nhà lưới nối tiếp nhau trải dài ngút tầm mắt. Đây là khu vực trồng hoa đồng tiền chuyên canh lớn nhất Hà Nội hiện nay với quy mô gần 30ha. Không dùng đến kéo, đến dao, đôi tay thoăn thoắt, vừa khéo léo, vừa dứt khoát, anh Ngô Xuân Thường, ở thôn Bãi Tháp tách từng bông hoa đồng tiền khỏi khóm hoa mà vẫn nguyên vẹn cả cuống. Anh Thường chia sẻ, đó là kỹ thuật thu hoạch nhanh, cuống gốc còn nguyên vẹn, giúp bảo vệ hoa đồng tiền tươi lâu nhất. Là thành viên Hợp tác xã hoa Đồng Tháp, gia đình anh Thường hiện có hơn 7.000m2 trồng hoa đồng tiền. “Tôi nhập giống từ Đà Lạt với nhiều màu sắc khác nhau, như vàng, cam, đỏ, hồng, kem… về trồng. Cây hoa trồng khoảng 4 tháng bắt đầu nở. Các thương lái tới tận ruộng thu mua, không lo đầu ra. Từ ngày chuyển sang trồng hoa, thu nhập cao hơn nhiều so với cây lúa"", anh Thường nói. Hỏi về hành trình ""bén duyên"" cây hoa đồng tiền trên những cánh đồng chỉ độc canh cây lúa, người dân xã Đồng Tháp nhắc ngay đến anh Bùi Văn Khá - người đầu tiên đưa hoa về trồng. Anh Khá cũng là Giám đốc Hợp tác xã hoa Đồng Tháp. Chia sẻ về hành trình đưa cây hoa về xã, anh Khá cho hay: “Tôi có may mắn lấy vợ người ""đất hoa"" Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm). Nhận thấy nông dân ở đây có thu nhập cao nhờ trồng hoa, lại được vợ cùng các anh em bên vợ hỗ trợ, động viên, nên từ những năm 2000, tôi bắt đầu trồng hoa thay cấy lúa. Ban đầu, tôi trồng nhiều loại khác nhau, nhưng cây hoa đồng tiền phù hợp nhất nên tập trung chuyên canh giống hoa này”. Cũng theo anh Khá, là hoa cắt cành, song đồng tiền có ưu điểm trồng 1 lần được thu liên tục trong 5 năm mới phải trồng lại. Cây trồng cũng ít bị sâu bệnh, chăm sóc không quá cầu kỳ. Nếu được trồng trong nhà màng, cây sẽ tránh được các tác động bởi thời tiết, năng suất, chất lượng cao hơn. Hiện, gia đình anh Khá đang có khoảng 1,5ha hoa đồng tiền. Toàn bộ diện tích được anh trồng trong nhà màng. ""Trên một khu ruộng, cứ 3 ngày tôi cắt 1 lần, với số lượng khoảng 400 bông/sào. Quay vòng như vậy, ngày nào tôi cũng có hoa bán ra thị trường. Vào những dịp lễ Tết, hoa bán được từ 2.000-4.000 đồng mỗi bông; thời điểm này hoa có giá từ 700 đồng đến 1.000 đồng mỗi bông. Trồng hoa thu nhập cao và ổn định hơn rất nhiều so với các cây trồng khác"", anh Khá cho hay. Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Đồng Tháp Nguyễn Ngọc Cường, hiện cả xã Đồng Tháp có gần 30ha trồng hoa đồng tiền, tập trung chủ yếu ở các thôn: Bãi Thụy, Bãi Tháp và Đồng Vân. Trong đó, có 8 hộ tham gia vào Hợp tác xã hoa Đồng Tháp để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau cùng phát triển.Kết hợp giữa nông nghiệp và du lịch Là vùng trồng hoa đồng tiền lớn của thành phố, nên Đồng Tháp thu hút sự chú ý của nhiều người. Giám đốc Hợp tác xã hoa Đồng Tháp Bùi Văn Khá thông tin, đã có nhiều trường học trên địa bàn liên hệ với Hợp tác xã mong muốn đưa học sinh tới trải nghiệm nghề trồng hoa. Ngoài ra, với sự kết nối của Hội Nông dân xã, huyện và các tổ chức chính trị - xã hội địa phương, Hợp tác xã cũng đã đón nhiều đoàn khách từ các tỉnh, thành phố trên cả nước; các quận, huyện tại Hà Nội tới tham quan, học tập mô hình. Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất gắn với du lịch còn gặp rất nhiều khó khăn. Theo anh Khá, do trồng hoa trên đất nông nghiệp, nên hợp tác xã không được phép xây dựng các công trình trên đồng ruộng. Chính vì vậy, khi các đoàn đến thăm, Hợp tác xã chưa bố trí được nơi đón tiếp; chưa có điểm nghỉ chân tránh trú khi thời tiết mưa, nắng; chưa có công trình vệ sinh... Các nhà màng cũng được dựng đơn giản bằng cọc tre, khá thấp, chưa tạo cảnh quan đẹp để khách tham quan check-in, chụp ảnh... như kỳ vọng. ""Chúng tôi rất mong được chính quyền địa phương hướng dẫn, hỗ trợ, cho phép chuyển đổi một phần diện tích để xây dựng một số công trình thiết yếu phục vụ đón khách du lịch"", anh Khá bày tỏ.Chủ tịch UBND xã Đồng Tháp Bùi Lê Huy thông tin, cả xã có 134ha sản xuất nông nghiệp, đến nay, xã Đồng Tháp đã chuyển đổi 100% đất lúa sang các cây trồng khác, mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: Phật thủ, hoa đào, bưởi, hoa đồng tiền... Đồng Tháp cũng đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày một nâng cao. Xã đã tính đến phát triển sản xuất gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn. ""Đồng Tháp có 2 thôn xưa kia người dân sống bằng nghề chài lưới ven sông Đáy là Đại Thần và Thọ Vực. Ở các thôn này có di tích lịch sử, văn hóa rất độc đáo: Đình Thọ Vực và đền Sông đều được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia. Chúng tôi đang xây dựng đề án phát triển du lịch ở xã Đồng Tháp. Du khách tới đây sẽ được khám phá về lịch sử, văn hóa của địa phương; tham quan các di tích lịch sử và trải nghiệm, check-in tại cánh đồng hoa rực rỡ sắc màu"", ông Huy cho hay.Để khai thác tiềm năng, phát triển du lịch, theo ông Bùi Lê Huy, thời gian tới, Đồng Tháp tiếp tục cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông kết nối từ đình Thọ Vực, đền Sông qua cánh đồng hoa, vừa thông thoáng, vừa bảo đảm sáng, xanh, sạch, đẹp... Xã cũng hỗ trợ các hộ trồng hoa ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các nền tảng số… ""Chúng tôi mong muốn thành phố và huyện Đan Phượng hỗ trợ để hoa đồng tiền giúp người dân Đồng Tháp “hái ra tiền” theo định hướng của huyện, đó là chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, công nghệ cao, gắn với du lịch trải nghiệm"", ông Huy thông tin thêm."," Để hoa đồng tiền ""hái ra tiền"" ở Đồng Tháp, người dân xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã chuyển đổi 100% diện tích cấy lúa sang trồng hoa đào, bưởi, phật thủ, đặc biệt là hoa đồng tiền. Xã Đồng Tháp đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch. Hiện, gia đình anh Bùi Văn Khá đang có khoảng 1,5ha hoa đồng tiền. Toàn bộ diện tích được anh trồng trong nhà màng. ""Trên một khu ruộng, cứ 3 ngày tôi cắt 1 lần, với số lượng khoảng 400 bông/sào. Quay vòng như vậy, ngày nào tôi cũng có hoa bán ra thị trường. Vào những dịp lễ Tết, hoa bán được từ 2.000-4.000 đồng mỗi bông; thời điểm này hoa có giá từ 700 đồng đến 1.000 đồng mỗi bông. Trồng hoa thu nhập cao và ổn định hơn" 100,"Cận cảnh căn biệt thự cổ 700 tỷ đồng mà Trương Mỹ Lan xin không kê biên. Căn biệt thự giá 700 tỷ đồng đang được trùng tu thì dừng thi công do Trương Mỹ Lan bị bắt, tại phiên toà xét xử hôm 15/3, bà Lan xin không kê biên căn biệt thự này.Căn biệt thự cổ ở địa chỉ số 110-112 Võ Văn Tần (Quận 3, TP.HCM) của bà Trương Mỹ Lan có 3 mặt tiền là đường Võ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Thị Diệu.Căn biệt thự từng có tên là Biệt thự Phương Nam. Chủ sở hữu đứng tên tài sản là 2 bà Đặng Kim Chi (SN 1938) và Nguyễn Kim Sa Dang (quốc tịch Mỹ, SN 1934). Tòa nhà có 3 lối vào: Hai cổng chính trên đường Võ Văn Tần và một cổng phụ trên đường Bà Huyện Thanh Quan. Bên ngoài tòa nhà gần như đã hoàn thiện. Bức tường bao bọc tòa nhà, các công trình phụ bên ngoài cũng đã được xây dựng gần xong. Căn biệt thự được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp cổ. Không gian sử dụng của căn biệt thự này bao gồm 2 tầng lầu với tổng diện tích sàn xây dựng hơn 2.500m2, được thiết kế theo hướng Bắc - Nam, theo trình tự của từng khối công trình. Phần chính của ngôi nhà rộng 990m2, bao gồm 16 phòng.Biệt thự đã được trùng tu cơ bản các hạng mục như mái nhà, sơn sửa tường... Ghi nhận của PV VTC News, bên trong đã không còn công nhân nhưng vật tư vật liệu, máy móc vẫn còn ngổn ngang. Xung quanh căn biệt thự được quây tôn.Tại một hội thảo về bảo tồn và phát huy giá trị các công trình kiến trúc, lịch sử, văn hóa ở TP.HCM, kiến trúc sư người Pháp Nicolas Viste (trưởng nhóm trùng tu căn biệt thự), đánh giá cao các thiết kế mô phỏng một cách đặc biệt về văn hóa Việt Nam."," Căn biệt thự cổ 700 tỷ đồng đang được trùng tu tại địa chỉ số 110-112 Võ Văn Tần (Quận 3, TP.HCM) của Trương Mỹ Lan. Căn biệt thự có 3 mặt tiền là đường Võ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Thị Diệu và có tên là Biệt thự Phương Nam. Chủ sở hữu đứng tên tài sản là 2 bà Đặng Kim Chi và Nguyễn Kim Sa Dang. Tòa nhà có 3 lối vào và được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp cổ. Không gian sử dụng của căn biệt thự bao gồm 2 tầng lầu với tổng diện tích sàn xây dựng hơn 2.500m2, được thiết kế theo hướng Bắc - Nam. Phần chính của ngôi nhà rộng 990m2, bao gồm 16 phòng. Biệt thự đã được trùng tu cơ bản các hạng mục như mái nhà, sơn sửa tường... Tại một hội thảo về bảo tồn và phát huy giá trị các công trình kiến trúc, lịch sử, văn hóa ở TP.HCM, kiến trúc sư người Pháp Nicolas Viste đánh giá cao" 101,"Di dời các cơ sở kinh doanh phế liệu ra khỏi khu dân cư. Lãnh đạo UBND TP Dĩ An (tỉnh Bình Dương) vừa cho biết, đã yêu các cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn phải sớm di dời ra khỏi khu dân cư. Theo đó, từ cuối năm 2023 đến nay, công tác quản lý hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp và hoạt động kinh doanh phế liệu trên địa bàn TP Dĩ An có chuyển biến tích cực với kết quả khoảng 80% cơ sở đã ngưng hoạt động; nhiều phường có 100% cơ sở tự nguyện di dời (như các phường Bình Thắng, Tân Đông Hiệp, Bình An) đến các khu vực được quy hoạch hoặc chuyển đổi ngành nghề. Hiện cả thành phố còn khoảng 40 cơ sở kinh doanh phế liệu chưa di dời, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường. Do đó, UBND TP Dĩ An đã đề nghị ngành chức năng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp vẫn không tự giác chấp hành sẽ ban hành quyết định cưỡng chế, buộc ngưng hoạt động theo quy định."," Từ cuối năm 2023 đến nay, công tác quản lý hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp và hoạt động kinh doanh phế liệu trên địa bàn TP Dĩ An đã có chuyển biến tích cực. Khoảng 80% các cơ sở đã ngưng hoạt động, nhiều phường có 100% cơ sở tự nguyện di dời đến các khu vực được quy hoạch hoặc chuyển đổi ngành nghề. Tuy nhiên, cả thành phố còn khoảng 40 cơ sở kinh doanh phế liệu chưa di dời, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường. Do đó, UBND TP Dĩ An đã đề nghị ngành chức năng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp vẫn không tự giác chấp hành sẽ ban hành quyết định cưỡng chế, buộc ngưng hoạt động theo quy định." 102,"Lương Sơn (Hòa Bình): Dân khốn khổ vì tiếng ồn và bụi mịn từ mỏ đá Long Đạt. Trong khi dân xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) kêu nhiều năm khổ sở vì tiếng ồn và khói bụi; đại diện doanh nghiệp thừa nhận việc khai thác, chế biến, vận chuyển đá của Công ty khó tránh khỏi ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân thì người đứng đầu xã lại khẳng định “không nhận được bất cứ ý kiến hay đơn thư phản ánh nào của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường” và “hoạt động tại mỏ đá ở xa nhà dân thì làm sao có bụi”. Vậy đâu là sự thật? . Không chỉ gây bất an vì kích nổ mìn khai thác đá quá gần khu vực dân sinh sống, các hoạt động nghiền đá, vận chuyển ra khỏi nơi sản xuất của Công ty Cổ phần Long Đạt còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân trong khu vực vì khói bụi và tiếng ồn. Thế nhưng kêu mãi ""không thấu"" tới cơ quan chức năng nên nhiều năm nay người dân nơi đây vẫn phải sống trong chịu đựng. Nỗi khổ không ai thấu. Theo ghi nhận của phóng viên (PV) Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống, ngay gần phía chân núi của mỏ đá Long Đạt là một hệ thống xay nghiền đá làm việc liên tục khiến bụi phát tán ra môi trường, bao trùm quanh khu vực. Cả một khu vực rộng lớn quanh mỏ đá, bãi chế biến bị bụi đá bao phủ trắng xoá. Chia sẻ với PV Môi trường và Cuộc sống về vấn đề trên, bà Nguyễn Thị Hưng (xóm Ngành, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn) than thở: “Sao bây giờ cán bộ (PV) mới về với dân chúng tôi, thôi muộn còn hơn là không, chúng tôi khổ lắm, bao nhiêu năm nay sống chung với bụi bặm bủa vây, tiếng ồn và rung chấn của những đợt nổ mìn làm rung chuyển nhà cửa, nỗi khổ này không ai thấu, chúng tôi ở đây toàn là người dân tộc thiếu hiểu biết chỉ biết gửi đơn lên thôn, lên xã, chạy sang nói chuyện với người của Công ty nhưng đều không có tác dụng gì cả”. Theo lời bà Hưng thì mỏ đá Long Đạt hoạt động liên tục từ năm 2010 đến nay, chưa thấy lúc nào ngừng nghỉ. “Họ hoạt động suốt ngày đêm, thậm chí đêm xe còn chạy nhiều gấp mấy ban ngày. Cuộc sống của người dân chúng tôi vì thế mà bị đảo lộn. Hàng ngày, chúng tôi phải gánh chịu tiếng ồn, bụi bặm từ hoạt động khai thác và máy xay nghiền đá gây ra. Đêm thì không ngủ được vì tiếng chạy của các đoàn xe chở đá. Chỉ mấy hôm nay mới thấy chiều tối và sáng có xe của Công ty phun nước đường đi nhưng cũng chỉ qua loa cho xong thôi”. Ồn ào, ô nhiễm là thế, người dân nơi đây còn phải đối diện với nỗi khiếp đảm hơn chính là mỗi lần nổ mìn. Bà Hưng cho biết thêm: “Mỏ đá chỉ cách nhà tôi khoảng 300m, mỗi lần nổ mìn là đất đá, bụi bay mù trời, có khi đêm hoặc giờ nghỉ trưa đang ngủ mà rung lắc, tiếng nổ ầm ầm, nhiều khi tôi đang làm ngoài vườn mà nghe tiếng nổ mìn, là phải chạy tìm chỗ an toàn nhất trong nhà để trốn, thậm chí nhiều lần đất đá còn bay đến nhà tôi, làm vỡ cả mái nhà. Nói mãi Công ty mới đền cho 1 triệu tiền làm vỡ mái nhà tôi. Chúng tôi làm đơn nhiều lắm thì năm ngoái phía Công ty mới hỗ trợ, nhà tôi có 7 người thì được 15 triệu một năm tiền thuê đất khai thác”.Cũng theo bà Hưng, khoảng 3-4 năm trở lại đây mỏ đá khai thác nhiều hơn nên tình trạng ô nhiễm càng nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống quanh khu vực. “Chồng tôi là ông Nguyễn Văn Kính, trước đây khỏe mạnh, nhanh nhẹn lắm nhưng vài năm trở lại đây sức khỏe giảm sút. Ông ấy bị khản đặc tiếng, nhiều lúc nói không thành tiếng còn ho thì suốt ngày đêm”, bà Hưng chia sẻ. Đồng cảnh ngộ với gia đình bà Hưng là hộ gia đình bà Nguyễn Thị Cài (cùng ở xóm Ngành, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn). Bà Cài cho biết: “Mặc dù đã đóng kín cửa nhưng bụi vẫn bay vào nhà, trẻ con không thể học tập, người già không thể nghỉ ngơi do tiếng ồn suốt ngày đêm. Bản thân tôi mấy năm nay ốm đau suốt, tôi vừa đi viện gần tháng trời mà không khỏi. Nhiều lần người dân chúng tôi kiến nghị với chính quyền địa phương và phía Công ty thế nhưng chỉ giảm được vài ngày, sau đó lại đâu và đấy”. Phản ánh từ người dân tại thôn Ngành, xã Liên Sơn cho thấy, việc doanh nghiệp khai thác và sản xuất đá trên địa bàn thôn gây ô nhiễm môi trường, sự việc đã kéo dài nhiều năm. Thậm chí việc nổ mìn khai thác đá tại đây còn gây nứt nhà, thiệt hại đến hoa màu, vật nuôi và sức khỏe của người dân nhưng doanh nghiệp và chính quyền chưa có biện pháp xử lý triệt để. Chính quyền không biết? Theo phản ánh của người dân, suốt thời gian dài, hoạt động khai thác đá của công ty Long Đạt tại xã Liên Sơn đã gây ảnh hưởng, tác động lớn đến đời sống, sức khỏe người dân cũng như môi trường cảnh quan thiên nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông nơi đây.Được biết, trước đó người dân địa phương cũng đã nhiều lần kiến nghị, gửi đơn lên chính quyền, nhưng đến nay người dân tại xã Liên Sơn vẫn phải sống chung với tình trạng ô nhiễm, tiếng ồn do hoạt động khai thác của mỏ đá Long Đạt. Chia sẻ với PV, bà Nguyễn Thị Cài cho biết: “Dân chúng tôi gửi biết bao nhiêu thư, bao nhiêu đơn, cầu cứu bao nhiêu lần rồi, phía mỏ đá họ cũng cam kết này cam kết nọ, cơ quan chức năng tới giải quyết rồi nhưng vài ngày sau lại đâu vào đấy. Kêu nhiều lần thì khoảng hai năm trở lại đây, doanh nghiệp hỗ trợ cho người dân với số tiền tùy từng hộ, như nhà tôi thì được 10 triệu một năm tiền Công ty bảo thuê đất để ổn định sinh hoạt. Số tiền đó quá ít nhưng chúng tôi bất lực không biết kêu ai, giờ cũng chỉ biết cam chịu thôi chứ làm gì, chả nhẽ bỏ nhà đi nơi khác sống”.Trao đổi với PV vào chiều ngày 12/03/2024, ông Bùi Viết Thường - Chủ tịch UBND xã Liên Sơn khẳng định “Công ty Long Đạt nằm trên địa bàn xã nhưng ở xa nhà dân thì làm sao có bụi, dạo này họ tưới nước nhiều hơn rồi. Xã không nghe cũng không nhận được bất cứ ý kiến hay đơn thư phản ánh nào của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường trong hoạt động tại mỏ đá Long Đạt trong thời gian qua, công ty Long Đạt không có ô nhiễm môi trường vì bản chất là công ty này người ta chở đá, sản xuất đá làm gì có ô nhiễm môi trường”. Đồng thời ông Bùi Viết Thường- Chủ tịch xã Liên Sơn cũng nhấn mạnh: “Khai thác đá thì làm gì có bụi bẩn đâu mà ô nhiễm môi trường, cũng không có chuyện nổ mìn ở đó, nhà báo cứ đến tận nơi sẽ biết, nếu có phản ánh thì xã đã nắm được”. Khi PV hỏi về việc Công ty Long Đạt hoạt động từ khi nào?, thì vị chủ tịch xã cho biết “Tôi không nắm được vì tôi mới về xã làm việc từ tháng 5 vừa rồi (tháng 5/2023 -PV)”. Ghi nhận thực tế của PV, các hộ dân sống rất gần công trường khai thác, việc gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân là có cơ sở. Ngay tại công trường khai thác đá, nhiều xe cộ, máy móc hoạt động gây bụi bặm, tiếng ồn đinh tai nhức óc.Để có thông tin khách quan, PV Môi trường và Cuộc sống đã trao đổi với Đại diện Công ty Long Đạt, bà Đặng Thu Hằng cho biết: ""Công ty chúng tôi được cấp phép khai thác trong thời gian là 50 năm. Trên thực tế, việc khai thác, chế biến, vận chuyển đá của Công ty sẽ có ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ dân, việc này là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường không đến mức như người dân phản ánh, còn dân thì lúc nào cũng có ý kiến và đòi hỏi thái quá. Việc nổ mìn thì mỗi tuần chỉ nổ 3-4 lần vào ban đêm thôi vì tình hình kinh tế khó khăn nên việc khai thác đá của Công ty cũng gặp khó khăn và bị hạn chế”. Theo quy định, một trong những điều kiện, thủ tục bắt buộc để các doanh nghiệp, tổ chức được cấp phép hoạt động khai thác đá là lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và phải có biện pháp xử lý ô nhiễm khói bụi. Thế nhưng, sau khi đi vào hoạt động khai thác đá, thực tế doanh nghiệp có thực hiện như đã cam kết hay không lại là chuyện khác.Từ xóm Ngành nhìn lên phía mỏ đá nơi Công ty Long Đạt khai thác và chế biến khoáng sản có thể thấy rõ những ngọn đồi đã bị phá hủy hệ thống cây xanh, thực bì… Thay vào đó là một đại công trường với màu vàng, trắng, xám xịt và bụi mù mịt. Từ phản ánh của người dân và những ghi nhận thực tế của phóng viên Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống cho thấy lượng bụi đá xả ra môi trường mỗi ngày từ các hoạt động nổ mìn khai thác đá, nghiền đá và vận chuyển của Công ty Long Đạt cho thấy Công ty này đang có dấu hiệu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. Trước sự việc trên, đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình cần khẩn trương vào cuộc, kiểm tra, xử lý việc hoạt động gây ô nhiễm môi trường, bụi bặm… tại Công ty Long Đạt. Tránh tình trạng vì lợi ích doanh nghiệp mà quên đi trách nhiệm của mình với môi trường. Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin! "," Người dân tại xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, đang phải sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường, tiếng ồn do hoạt động khai thác của mỏ đá Long Đạt. Các hoạt động nghiền đá, vận chuyển ra khỏi nơi sản xuất của Công ty Cổ phần Long Đạt đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân trong khu vực vì khói bụi và tiếng ồn. Mặc dù người dân địa phương đã nhiều lần kiến nghị, gửi đơn lên chính quyền, nhưng đến nay người dân tại xã Liên Sơn vẫn phải sống chung với tình trạng ô nhiễm, tiếng ồn do hoạt động khai thác của mỏ đá Long Đạt. Công ty Long Đạt được cấp phép khai thác trong thời gian là 50 năm. Tuy nhiên, việc khai thác, chế biến, vận chuyển đá của Công ty sẽ có ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ dân, việc này là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, tình trạ" 103,"Toàn cảnh Nhà máy LEGO nhất thế giới trị giá 1,4 tỷ USD tại Bình Dương. Với tổng vốn đầu tư gần 1,4 tỷ USD, Nhà máy sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới của LEGO tại Bình Dương đã đạt hơn 60% khối lượng thi công, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2024. Được động thổ vào ngày 03/11/2022, nhà máy sản xuất đồ chơi của Tập đoàn Lego (Đan Mạch) tại Khu công nghiệp (KCN) Việt Nam – Singapore III, (VSIP III) thuộc thị xã Tân Uyên - tỉnh Bình Dương là dự án đầu tư đầu tiên có quy mô lớn của Tập đoàn Lego tại Việt Nam.Đây là nhà máy lớn nhất trong 6 nhà máy trên toàn thế giới của Tập đoàn Lego.Có quy mô rộng tới 44 ha, dự án có 5 tòa nhà với tổng diện tích khoảng 150.000 m2. Các tòa nhà này gồm có: tòa nhà văn phòng, trung tâm năng lượng, tòa nhà sản xuất, ép khuôn, đóng gói và một kho hàng tự động. Trải qua hơn 3 triệu giờ công lao động an toàn, hiện dự án có hơn 4.000 công nhân xây dựng tham gia thi công xây dựng và cho đến nay đã đạt hơn 60% tiến độ thực hiện.Theo kế hoạch, đến tháng 8 năm nay, nhà máy Lego Việt Nam sẽ đưa vào vận hành khu nhà xưởng ép nhựa, đến tháng 11 là khu xưởng đóng gói và cuối năm 2024 sẽ hoàn thành toàn bộ các hạng mục công trình của dự án, đưa các sản phẩm đồ chơi “Made in Vietnam” ra thị trường.Theo Tập đoàn Lego, đây là nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của LEGO được phát triển theo hướng xanh, bền vững và thân thiện với môi trường với mục tiêu không có khí thải carborn, nguồn điện sử dụng hoạt động cho nhà máy là năng lượng tái tạo cung cấp từ hệ thống tấm pin mặt trời từ cánh đồng pin ngay bên cạnh nhà máy và trên mái các nhà xưởng, do đó tác động rất tích cực đến môi trường, hệ sinh thái. Đặc biệt, nhà máy được xây dựng đáp ứng mức tiêu chuẩn tối thiểu của Leed Gold - chứng chỉ công trình xây dựng xanh được công nhận trên toàn cầu, góp phần vào mục tiêu giảm 37% lượng khí thải carbon tuyệt đối của tập đoàn vào năm 2032 (so với năm 2019).Chia sẻ tại một diễn đàn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) tại TP. HCM, ông Lego Preben Elnef, Phó Chủ tịch Tập đoàn Lego cho hay, ""Đã có rất nhiều doanh nghiệp tập trung vào ""tìm một nơi sản xuất rẻ để có thể bán sản phẩm với lợi nhuận cao nhất. Nhưng chúng ta phải thay đổi điều đó. Và Lego hết sức nghiêm túc về các mục tiêu môi trường của mình, chọn Bình Dương để xây dựng nhà máy dựa trên các điều kiện về xử lý rác thải, tiết kiệm nước và năng lượng mặt trời"".Hiện nay, cùng với việc triển khai xây lắp, Lego Việt Nam đã bắt đầu triển khai tuyển dụng, dự kiến tạo công ăn việc làm cho 4.000 lao động. Theo đó, người lao động trong nước có trình độ sẽ được đào tạo để vận hành thiết bị sản xuất công nghệ cao nhằm bảo đảm mỗi sản phẩm viên gạch đồ chơi được làm ra có độ chính xác bằng 1/10 chiều dày sợi tóc. Được biết, Tập đoàn Lego là nhà sản xuất đồ chơi nổi tiếng thế giới, được thành lập tại Billund (Đan Mạch) vào năm 1932 bởi Ole Kirk Kristiansen. Với nền tảng là những viên gạch Lego, những món đồ chơi được làm ra cho phép trẻ em và người hâm mộ thiết kế và xây dựng bất kỳ những gì mà họ có thể tưởng tượng. Sản phẩm đồ chơi của Lego hiện được bán tại hơn 130 quốc gia."," Nhà máy sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới của LEGO tại Bình Dương đã đạt hơn 60% khối lượng thi công, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2024. Dự án có quy mô rộng tới 44 ha, với 5 tòa nhà và tổng diện tích khoảng 150.000 m2. Nhà máy này sẽ được vận hành theo hướng xanh, bền vững và thân thiện với môi trường, với mục tiêu không có khí thải carbon và sử dụng năng lượng tái tạo. Nhà máy được xây dựng đáp ứng mức tiêu chuẩn tối thiểu của Leed Gold - chứng chỉ công trình xây dựng xanh được công nhận trên toàn cầu. Tập đoàn Lego đã bắt đầu triển khai tuyển dụng, dự kiến tạo công ăn việc làm cho 4.000 lao động. Sản phẩm đồ chơi của Lego hiện được bán tại hơn 130 quốc gia." 104,"""Ma trận"" phụ phí hãng tàu ngoại áp cho chủ hàng Việt. Việc nhiều hãng tàu ngoại tăng giá phụ phí đối với hàng hóa container XNK vận chuyển bằng đường biển, làm tăng chi phí logistics và làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa. Nhiều hiệp hội, ngành hàng phải ""kêu"" đến tận Thủ tướng. Tạp chí GTVT với loạt bài: ""Ma trận"" phụ phí hãng tàu ngoại áp cho chủ hàng Việt"" sẽ làm rõ hơn vấn đề này.Kỳ 1: Phụ phí tăng phi mã, có hay không ""tát nước theo mưa""? Từ đầu năm 2024, nhiều hãng tàu đã tăng giá phụ thu (phụ phí) đối với hàng hóa container xuất nhập khẩu (XNK) vận chuyển bằng đường biển, nổi bật là phụ thu bốc dỡ hàng hóa tại bến cảng (THC) tăng từ 10 – 20%. Mức tăng này cao hơn nhiều so với phí bốc dỡ container mà hãng tàu trả lại cho các cảng biển Việt Nam. Chủ hàng Việt Nam ""cõng"" hàng chục loại phụ phíCục Hàng hải Việt Nam cho biết, tại Việt Nam có khoảng 38 hãng tàu nước ngoài cung cấp dịch vụ vận tải container, đảm nhận trên 90% sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK), đối với tuyến vận tải đi châu Mỹ, châu Âu do 10 hãng tàu lớn đảm nhận. Hầu hết các hãng tàu nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam đều có đại diện tại Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp, với vốn 100% nước ngoài, thay mặt cho hãng tàu thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và làm đại lý theo hợp đồng. Các đại diện hãng tàu tại Việt Nam thay mặt cho hãng tàu thực hiện một số nội dung như tổ chức và thực hiện các công việc liên quan đến quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa trên cơ sở hợp đồng vận chuyển bằng đường biển; Cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa bao gồm các hoạt động: Chào bán dịch vụ vận tải hàng hóa; giao dịch với khách hàng, cung cấp thông tin về giá cả và các thông tin khách hàng yêu cầu; chuẩn bị tài liệu liên quan đến chứng từ vận tải; tổ chức thực hiện thủ tục liên quan cho tàu vào cảng hoặc tiếp nhận hàng khi có yêu cầu; Thực hiện dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hoá; Giải quyết các công việc khác theo ủy quyền. Với hình thức hoạt động của hãng tàu nước ngoài tại Việt Nam, doanh thu từ giá vận chuyển hàng hoá và các loại phụ thu của hãng tàu được chuyển về công ty mẹ tại nước ngoài, hãng tàu thực hiện nộp thuế nhà thầu và các loại thuế phí khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Quyền quyết định giá vận chuyển và chính sách giá thuộc công ty mẹ ở nước ngoài, đại diện hãng tàu tại Việt Nam không được quyết định giá. Thực tế tại Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp chủ hàng không làm việc trực tiếp với hãng tàu mà thông qua các công ty giao nhận trung gian (trừ các doanh nghiệp XNK có nguồn hàng vận tải ổn định), vì ngoài dịch vụ vận chuyển hàng hóa, các công ty này thường cung cấp thêm các dịch vụ khác như khai báo hải quan, vận tải door to door. Các công ty trung gian mua chỗ với hãng tàu và bán lẻ ra trên thị trường với mức giá chênh lệch tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng và thị trường vận tải. Mức trung gian có thể qua 2, 3 tầng rồi mới đến khách hàng có nhu cầu vận chuyển thực. Theo quy định hiện hành, các công ty giao nhận trung gian được coi như công ty vận tải biển không tàu, phải thực hiện các nghĩa vụ về niêm yết giá cước như các hãng tàu. Nhưng trên thực tế rất ít công ty thực hiện niêm yết giá cước. Về quy định xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp không niêm yết giá còn thấp, chưa đủ sức ngăn chặn việc các doanh nghiệp không tuân thủ quy định. Từ tháng 1/2024, cước vận chuyển container bằng tàu biển, đặc biệt tuyến vận tải đi châu Âu, đi Mỹ/Canada tăng nhiều so với tháng 12/2023 tùy hãng và tùy tuyển. Chỉ số giá cước vận tải container đạt mức giá cao nhất vào thời điểm cuối tháng 1/2024 vào khoảng 3.900 - 4.200 USD/cont40' (container 40 feet), cao hơn khoảng gấp 3 lần so với thời điểm tháng 11/2023. Tuy nhiên, sang đến tháng 2/2024, giá cước vận tải đã giảm so với tháng 1/2024 vì thị trường châu Á bao gồm Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đồng thời đây là mùa thấp điểm kèm theo nhu cầu thị trường đang sụt giảm nên nhu cầu XNK hàng hóa không cao. Đến nay, mức giá cước tiếp tục có xu hướng giảm dần, hiện tải giảm 12% so với thời cao điểm vào tháng 1/2024, nhưng vẫn cao hơn 82% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn khoảng 131% so với mức giá trung bình trước đại dịch Covid-19 và cao hơn khoảng 24% so với mức giá trung bình của 10 năm gần đây. Lý giải về điều này, theo Cục Hàng hải Việt Nam, thông thường đối với tuyến vận tải từ châu Á đi châu Âu, bờ Tây Mỹ, hành trình tàu đi qua Biển Đỏ và kênh đào Suez, tuyến đường ngắn nhất với chi phí tối ưu. Kể từ cuối năm 2023, do xung đột tại khu vực Biển Đỏ, các hãng tàu đã phải thay đổi tuyến đường, không đi qua kênh đào Suez mà phải đi vòng qua mũi Hảo Vọng, làm cho hành trình tàu kéo dài từ 10 đến 14 ngày so với trước, phát sinh thêm rất nhiều chi phí vận chuyển, khiến giá vận chuyển tăng cao. Trong khi đó, đặc thù ngành hàng hải tại Việt Nam, hàng hoá xuất nhập khẩu đi châu Âu, châu Mỹ chủ yếu thực hiện theo hình thức mua CIF bán FOB (giao, nhận hàng tại cầu cảng tại Việt Nam) chiếm từ 80-90%, do vậy việc thuê phương tiện và thanh toán giá cước chủ yếu do đối tác nước ngoài đảm nhận. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 10 - 20% hàng hoá do chủ hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam trực tiếp chi trả. Giá cước tăng chủ yếu tác động vào đối tượng khách hàng nhỏ, ký hợp đồng ngắn hạn, có lượng hàng không ổn định. Đối với khách hàng ký hợp đồng vận tải dài hạn theo năm, giá cước thường ổn định và không bị tác động bởi tăng giá trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực. Dự báo trong thời gian tới, tình hình thị trường vận chuyển vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp do các cuộc sung đột vũ trang vẫn chưa kết thúc. Do vậy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải chủ động kế hoạch sản xuất và kế hoạch vận tải, đảm bảo việc ký kết hợp đồng dài hạn sẽ giảm đáng kể tác động do biến động giá cước. Nhưng ngoài giá cước, chủ hàng Việt còn đặc biệt quan tâm đến các loại phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển. Theo đó, các loại phụ thu ngoài giá cước vận tải hãng tàu đang thu đối với hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam, được áp dụng cho từng đối tượng hàng xuất và hàng nhập. Đối với hàng xuất chủ yếu là THC, chứng từ, kẹp chì, khai báo hải quan (đối với hàng đi Mỹ và Châu Âu); Đối với hàng nhập khẩu là THC, vệ sinh container, mất cân bằng container, điện giao hàng. Trong đó THC chiếm tỷ trọng lớn nhất, tất cả các hãng tàu đều thu THC. Ngoài ra, một số ít hãng tàu còn thu thêm như mất cân bằng container, sửa chữa container, khai báo trọng tải hàng hóa. Đối với một số loại phụ thu không thường xuyên, xuất hiện tại từng thời điểm hoặc theo mùa vụ tùy thuộc vào từng thời điểm và hãng tàu có chính sách áp dụng khác nhau như: phụ thu kẹt cảng, phụ thu xăng dầu, phụ thu mùa cao điểm… Các loại phụ thu đã được hãng tàu niêm yết trên trang Thông tin điện tử của hãng tàu, việc niêm yết chỉ thể hiện mức giá, không nêu cụ thể lý do thu, thời điểm bắt đầu thu và kết thúc. Mức giá các loại phụ thu do hãng tàu tự quyết định mà không có sự thỏa thuận với khách hàng. Từ đầu năm 2024, nhiều hãng tàu đã tăng giá phụ thu đối với hàng hóa container xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, nổi bật là phụ thu bốc dỡ hàng hóa tại bến cảng (THC).Mức tăng giá dịch vụ THC trung bình từ 3 - 22%, mức giá trung bình giao động từ 120 - 155 USD/cont20' và 180 - 270 USD/cont 40'. Mức thu giá cao nhất là Hãng tàu Pancon: 3,4 triệu đồng/cont20' và 6,57 triệu đồng/cont40', tương ứng 140 USD và 270 USD. Ngoài ra, một số phụ thu khác cũng tăng như: Phí vệ sinh container của hãng TS Lines tăng 40% từ 1/2/2024 (từ 150.000 lên 210.000 VNĐ đối với container 20', từ 300.000 lên 420.000 đối với container 40'); Phụ thu DOC và DOF (phụ thu chứng từ) của hãng MSC tăng 12,5% từ 1/2/2024 (Từ 800.000 tăng lên 900.000 VNĐ). Hãng tàu Yang Ming đã có thông báo giảm các phụ thu khác ngoài THC trong các tháng 2 và tháng 3/2024, trừ phụ thu cân bằng hàng nhập khẩu (tăng 30%, từ tháng 3/2024). Có hay không việc ""tát nước theo mưa""?Theo quy định tại Thông tư số 39/2023/TT-BGTVT ngày 25/12/2023 của Bộ Giao thông vận tải ban hành biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam, theo đó quy định khung giá dịch vụ bốc dỡ container đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển, áp dụng kể từ ngày 15/2/2024 như sau: Khu vực I: Khung giá từ 36-53 USD/cont 20' và 55-81 USD/cont40' (tăng 3,3-5,5 USD/cont so với năm 2023). Khu vực II: Khung giá từ 45-59 USD/cont20' và 68-89 USD/cont40': Giá không thay đổi. Khu vực III: Khung giá từ 45 USD/cont 20' và 68 USD/cont40 (tăng 4-6 USD/cont so với năm 2023). Khu vực cảng nước sâu: 57-66 USD/cont 20' và 85-97 USD/cont40' (tăng 5-7 USD/cont). Đối với giá dịch vụ bốc dỡ container tại cảng biển, hầu hết các doanh nghiệp cảng áp dụng mức giá tối thiểu quy định tại Thông tư số 39/2023/TT-BGTVT. Theo số liệu nêu trên, giá dịch vụ bốc dỡ container tại cảng biển do doanh nghiệp cảng thu chỉ bằng 25 - 55% so với giá THC của hàng tàu thu của khách hàng. Kể từ ngày 15/2/2024, khung giá dịch vụ bốc dỡ container tại cảng điều chỉnh tăng 10% tại khu vực I, III và khu vực cảng nước sâu, mức tăng từ 3,3-5 USD/cont20' và 5-7 USD/cont40'. Tuy nhiên, hãng tàu đã điều chỉnh giá dịch vụ THC hãng tàu tăng từ 3-22%, tương ứng với mức tăng từ 4-26 USD/cont. Mặc dù trước đó, mức giá dịch vụ THC do hãng tàu thu đã cao hơn mức giá dịch vụ bốc dỡ container từ 45 đến 75%, hãng tàu tiếp tục điều chỉnh mức tăng giá, càng tạo ra sự chênh lệch lớn giữa giá THC và giá dịch vụ bốc dỡ tại cảng. Điều đáng nói, theo Hiệp hội chủ hàng Việt Nam việc tăng phí này chỉ áp dụng đối với Việt Nam, trong khi các quốc gia khác trong khu vực đều chưa có động thái tăng THC. ""Nếu xét theo giá trị tuyệt đối thì mức tăng phí THC của hãng tàu từ 10 – 20% đã cao hơn gấp 3 lần mức điều chỉnh giá bốc dỡ container tại cảng biển Việt Nam"". ""Việc ban hành Thông tư 39 đã được các bộ, ban, ngành nghiên cứu rất kỹ lưỡng sau hơn 5 năm không điều chỉnh bất kỳ loại giá dịch vụ nào nhưng các hãng tàu nước ngoài chỉ trong thời gian chưa đến 1 tháng từ khi Thông tư 39 được ban hành đã ngay lập tức tự điều chỉnh mức phí THC áp dụng riêng đối với Việt Nam. Các hãng tàu nước ngoài chỉ cần niêm yết thay đổi giá trước thời điểm điều chỉnh 15 ngày và không phải thông qua kiểm tra, giải trình các yếu tố cấu thành phí, phụ phí hay bất kỳ báo cáo, ràng buộc từ các quy định nào của cơ quan chức năng"", theo văn bản của Hiệp hội chủ hàng Việt Nam gửi Thủ tướng và các bộ, ngành liên quan. Với hơn 25 triệu TEUS thông qua cảng biển Việt Nam, trong đó khoảng 15 triệu container hàng hóa xuất nhập khẩu thì Việt Nam đang là thị trường quan trọng của các hãng tàu nước ngoài. Bình quân 1 container phụ thu của họ là 200 USD thì hàng năm chúng ta để trên 3 tỷ USD thiếu kiểm soát. Điều đáng nói, đây là khoản thu trên lãnh thổ Việt Nam và do các chủ hàng xuất nhập khẩu của chúng ta chi trả. Việc này làm tăng chi phí logistics và giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam với các nước khác. Hiệp hội Đại lý, môi giới và dịch vụ hàng hải Việt Nam"," Tóm tắt: Từ đầu năm 2024, nhiều hãng tàu đã tăng giá phụ thu đối với hàng hóa container xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, nổi bật là phụ thu bốc dỡ hàng hóa tại bến cảng (THC). Mức tăng giá dịch vụ THC trung bình từ 3 - 22%, mức giá trung bình giao động từ 120 - 155 USD/cont20' và 180 - 270 USD/cont 40'. Mức thu giá cao nhất là Hãng tàu Pancon: 3,4 triệu đồng/cont20' và 6,57 triệu đồng/cont40', tương ứng 140 USD và 270 USD. Ngoài ra, một số phụ thu khác cũng tăng như: Phí vệ sinh container của hãng TS Lines tăng 40% từ 1/2/2024 (từ 150.000 lên 210.000 VNĐ đối với container 20', từ 300.000 lên 420.000 đối với container 40'); Phụ thu DOC và DOF (phụ thu chứng từ) của hãng MSC tăng 12,5% từ 1/2/2024 (Từ 800.000 tăng lên 900.000 VNĐ). Hãng tàu Yang Ming đã có thông" 105,"Chuyên gia tuyển sinh chỉ cách ""học một ngành nhưng làm được nhiều nghề. Tại mùa tuyển sinh năm 2024, việc chọn ngành như thế nào để hạn chế tình trạng làm trái ngành, trái nghề sau khi ra trường tiếp tục là băn khoăn của thí sinh, phụ huynh. Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên để các em có thể học một ngành nhưng làm được nhiều nghề. Nhiều sinh viên chọn ngành học chưa phù hợp Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, hiện nay có khoảng 250 trường đại học, hơn 300 trường cao đẳng, ngoài ra còn có các trường trung cấp. Số ngành ở bậc đại học là gần 500, số nghề ở trình độ cao đẳng, trung cấp cũng tương tự. Do vậy các thí sinh có rất đa dạng sự lựa chọn về trường học, ngành học. Tuy nhiên, cơ hội được mở rộng, sự thuận lợi càng tăng thì sự lựa chọn nghề nghiệp của thí sinh lại có phần khó khăn hơn. Đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, các em băn khoăn làm thế nào chọn được những nguyện vọng phù hợp nhất với sở trường của mình, phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động và có cơ hội việc làm ở tương lai. Bên cạnh đó, sự bùng nổ thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội đôi khi làm cho học sinh, phụ huynh bị rối; thậm chí hiểu lệch, hiểu không đúng về ngành, nghề nào đó. “Mỗi năm, số lượng thí sinh xét tuyển trúng tuyển vào đại học khoảng 600.000 em, nhưng số lượng nhập học chính thức chỉ đạt khoảng 80%, như vậy 20% thí sinh đã trúng tuyển nhưng không nhập học. Điều này cho thấy khi các em đăng ký nguyện vọng đến lúc các em lựa chọn trường học, ngành học lại có sự khác nhau. Ngoài ra, sau năm thứ nhất thì khoảng 5 - 7% sinh viên phải đăng ký xét tuyển lại. Như vậy, số em đã chọn sai hay chọn chưa phù hợp khi đăng ký nguyện vọng là rất nhiều”, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn thông tin. Bày tỏ về việc chọn lựa ngành học, PGS.TS Nguyễn Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương cho rằng: Chọn ngành, chọn nghề liên quan đến cả tương lai rất dài. Không phải chọn rồi thì sinh viên bị bó buộc vào ngành đó. Mỗi sinh viên có rất nhiều cơ hội. Quan trọng là các em chiếm lĩnh cơ hội đó như thế nào. Học một ngành nhưng làm được nhiều nghề. Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), việc học đại học hiện nay đã có nhiều thay đổi, đó là đào tạo liên ngành, xuyên ngành và kết hợp nhiều yếu tố khác nhau từ nhiều lĩnh vực; điều này tạo điều kiện tốt để sinh viên có một nền tảng rộng. Mỗi sinh viên cần tạo lập cho mình phương pháp học tập, tự học để có thể học tập suốt đời.“Các em không phải chỉ học 4 năm, 5 năm hay 6 năm đại học là dừng mà phải học nữa, phải cập nhật để theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ, của khoa học kỹ thuật như vũ bão. Việc học đại học hay cao đẳng chỉ là những bước đầu tiên, là nền tảng quan trọng nhất cho mỗi học sinh, sinh viên phương pháp để đi con đường dài, phát triển bản thân, phát triển nghề nghiệp của mình. Các em học một ngành nhưng có thể làm được nhiều nghề”, Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy khẳng định. Theo đó, các học sinh sinh viên hãy học không phải vì bằng cấp, mà vì sự phát triển của chính bản thân, phải đóng góp cho gia đình, làm thay đổi những gì còn chưa tốt cho xã hội. Ngoài ra, nếu học thêm yếu tố về công nghệ, học kỹ năng mềm có thể áp dụng trong lĩnh vực theo đuổi, đào sâu nghiên cứu chuyên sâu thì khi bước ra đường đời có nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn rất nhiều Ngay từ đào tạo phổ thông đã có nhiều khóa học, học phần liên quan định hướng nghề nghiệp. Đây là cơ hội để học sinh khám phá bản thân xem thế mạnh của mình ở đâu, niềm đam mê của mình là gì, mong muốn cống hiến và tiếp tục đào sâu ở đâu; từ đó có thể tự định hướng nghề nghiệp tương lai của mình. Lên bậc đại học, các giảng viên sẽ tiếp tục mài giũa, chắp cánh cho ước mơ của các em. Còn PGS.TS Nguyễn Thị Hiền đưa ra lời khuyên: Các thí sinh hãy cho mình nhiều cơ hội bằng cách tạo cho mình nhiều năng lực cốt lõi. Các em không nên học một ngành duy nhất mà hãy học theo hướng tiếp cận liên ngành. Một sinh viên học Kinh tế có thể học thêm Luật, Khoa học dữ liệu… dưới một hình thức khác, không nhất thiết có thêm bằng nữa nhưng có khối lượng kiến thức đủ lớn để có cơ hội ứng phó tốt, có năng lực vượt trội trong tương lai. Nếu giỏi một ngành nào đó nhưng tự mở rộng kiến thức liên ngành, đa ngành và đẩy năng lực của mình tới mức rất cao thì việc tìm kiếm việc làm, đạt được mức lương như mong muốn là điều không khó. "," Chọn ngành học phù hợp với sở trường của mình và yêu cầu của thị trường lao động là một vấn đề băn khoăn của thí sinh và phụ huynh. Hiện nay, có khoảng 250 trường đại học, hơn 300 trường cao đẳng và các trường trung cấp, với gần 500 ngành ở bậc đại học và nhiều nghề ở trình độ cao đẳng, trung cấp. Tuy nhiên, sự lựa chọn nghề nghiệp của thí sinh lại có phần khó khăn hơn. Mỗi năm, số lượng thí sinh xét tuyển trúng tuyển vào đại học khoảng 600.000 em, nhưng số lượng nhập học chính thức chỉ đạt khoảng 80%, như vậy 20% thí sinh đã trúng tuyển nhưng không nhập học. Sau năm thứ nhất thì khoảng 5 - 7% sinh viên phải đăng ký xét tuyển lại. Chọn ngành, chọn nghề liên quan đến cả tương lai rất dài. Không phải chọn rồi thì sinh viên bị bó buộc vào ngành đó. Mỗi sinh viên có rất nhi" 106,"Kiên Giang: Cưỡng chế thu hồi đất dự án cao tốc Bắc - Nam. Sáng 19-3, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) tiến hành cưỡng chế thu hồi đất, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công dự án xây dựng công trình cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn huyện.3 hộ dân có đất nông nghiệp bị cưỡng chế gồm: Ông TVH; ông NVC và bà PTHM; ông LVL và bà TTH (cùng xã Phong Đông). Tổng diện tích đất cưỡng chế, thu hồi trên 8.600m2.Theo ông Lê Văn Đủ, Phó Bí thư, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thuận, trong 2 ngày 19 và 20-3, Vĩnh Thuận sẽ hoàn tất cưỡng chế đối với 6 trường hợp cuối có đất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi tuyến cao tốc Bắc - Nam. “Trên tinh thần có mặt bằng đến đâu giao cho đơn vị thi công đến đó; đến ngày 20-3, huyện Vĩnh Thuận cơ bản bàn giao xong diện tích mặt bằng đất nông nghiệp cho đơn vị thi công. Riêng với khoảng 8 hộ có đất phi nông nghiệp bị ảnh hưởng từ dự án, huyện đang tích cực phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh tiến hành rà soát các hồ sơ, thủ tục khi đủ điều kiện sẽ tiến hành cưỡng chế, bàn giao mặt bằng ngay cho đơn vị thi công” - ông Đủ nói. Song song với việc hoàn tất thủ tục tiến hành cưỡng chế đối với các trường hợp đất phi nông nghiệp, UBND huyện Vĩnh Thuận tiếp tục yêu cầu các đơn vị liên quan, chính quyền hai xã Phong Đông, Vĩnh Phong tiếp tục gặp gỡ, tuyên truyền, giải thích, vận động để các hộ dân đồng thuận, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công sớm, hạn chế việc phải thực hiện biện pháp cưỡng chế thu hồi đất…Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn huyện Vĩnh Thuận có chiều dài 23,2 km, đi qua địa bàn hai xã Vĩnh Phong và Phong Đông, có 426 hộ bị ảnh hưởng, với diện tích hơn 934.806m2 đất. Đến nay, tỷ lệ thu hồi đất đạt trên 96%."," Ngày 19-3, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) tiến hành cưỡng chế thu hồi đất và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công dự án xây dựng công trình cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn huyện. Có 3 hộ dân có đất nông nghiệp bị cưỡng chế với tổng diện tích đất cưỡng chế, thu hồi trên 8.600m2. Ông Lê Văn Đủ, Phó Bí thư, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thuận cho biết, huyện sẽ hoàn tất cưỡng chế đối với 6 trường hợp cuối có đất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi tuyến cao tốc Bắc - Nam vào ngày 20-3. Ông Đủ cũng cho biết, huyện đang tích cực phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh tiến hành rà soát các hồ sơ, thủ tục để tiến hành cưỡng chế, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công khi đủ điều kiện. Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn huyện Vĩnh Thuận có chiều dài 23,2 km, đi qua " 107,"Phú Yên: Nhiều điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới. (Xây dựng) - Điểm nổi bật trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Yên là thực hiện xây dựng các khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu nông thôn mới. Các mô hình mẫu này đã tạo điểm nhấn cho từng địa phương.Phú Yên là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn thuộc vùng lãnh thổ Duyên hải Nam Trung Bộ và thuộc vùng kinh tế Nam Trung Bộ. Phú Yên có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho hợp tác, trao đổi kinh tế, văn hóa giữa Phú Yên với các tỉnh thành trong vùng, cả nước và quốc tế. Tỉnh Phú Yên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm: Thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu, thị xã Đông Hòa, huyện Đồng Xuân, huyện Sông Hinh, huyện Sơn Hòa, huyện Phú Hòa, huyện Tây Hòa, huyện Tuy An, với 110 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 21 phường, 6 thị trấn và 83 xã. Phú Yên còn sở hữu nhiều bãi biển rộng lớn, nước trong xanh, bờ cát mịn trải dài gần 200km bờ biển, gắn với nhiều đầm, vịnh cảnh quan thiên nhiên đẹp, nổi bật nét kiến tạo địa chất độc đáo như: Gành Đá Đĩa, Hòn Yến, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, Bãi Xép, Bãi Môn – Mũi Điện, Vũng Rô, núi Đá Bia, Hòn Nưa. Ngoài ra, nhờ thiên nhiên ưu đãi, Phú Yên có nhiều đặc sản văn hóa ẩm thực như: sò huyết Ô Loan, ốc nhảy, ghẹ đầm Cù Mông, cá ngừ, bánh tráng lòng heo Hòa Đa, bò một nắng, các sản vật tôm, mực, cá miền biển và nước ngọt có vai trò quan trọng trong việc tạo dấu ấn đối với khách du lịch khi đến với vùng đất hoa vàng trên cỏ xanh. Cùng với những tài nguyên vốn có, Phú Yên bước vào xây dựng nông thôn mới trong sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình của các cấp, các ngành, toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động của các cơ quan, đoàn thể và đặc biệt là đông đảo các tầng lớp nhân dân qua phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới. Phong trào xây dựng nông thôn mới triển khai đồng bộ trên địa bàn tỉnh Phú Yên làm cho bộ mặt nông thôn có những thay đổi đáng kể, nhất là cảnh quan môi trường được cải tạo xanh – sạch – đẹp tại địa bàn dân cư, hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường; chính quyền cùng nhân dân các địa phương tích cực cải tạo, nâng cấp đường làng ngõ xóm, cải tạo vườn, hàng rào, trồng cây xanh nơi công cộng, không còn hiện tượng vứt rác bừa bãi; giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống của nông thôn Việt Nam. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: Giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, trường học, trạm y tế, nhà ở dân cư, chợ cơ bản được nâng cấp đồng bộ khang trang, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn – đô thị, kết nối các vùng miền, phục vụ tốt nhu cầu cơ bản dân sinh.Có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp, sự tham gia phối hợp thực hiện giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân, tạo sự đồng thuận, tin tưởng, hưởng ứng cao với chủ trương tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Đến nay, toàn tỉnh Phú Yên đã có hai huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là huyện Tây Hòa và huyện Phú Hòa; công nhận thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới và một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; nâng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh là 64/83 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Cùng đó, có 16 khu được công nhận đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và 27 vườn được công nhận vườn mẫu nông thôn mới. Điểm nổi bật trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Yên là thực hiện xây dựng các khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu nông thôn mới. Các mô hình mẫu này đã tạo điểm nhấn cho từng địa phương. Đồng thời, khuyến khích các địa phương khác trong tỉnh tham gia xây dựng các mô hình khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu tại địa phương mình.Năm 2024, Phú Yên phấn đấu có thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 65 xã (đạt tỷ lệ 78%); có thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao lên 17 xã. Phú Yên phấn đấu đến năm 2025, có thêm một huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới; có 80% (67/83) số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 30% (20) số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 5% (4) số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, không còn xã dưới 15 tiêu chí."," Phú Yên, một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, đang triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với nhiều điểm nổi bật. Trong đó, việc xây dựng các khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu nông thôn mới đã tạo điểm nhấn cho từng địa phương. Hiện tại, toàn tỉnh Phú Yên đã có hai huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là huyện Tây Hòa và huyện Phú Hòa; công nhận thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới và một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; nâng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh là 64/83 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Cùng đó, có 16 khu được công nhận đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và 27 vườn được công nhận vườn mẫu nông thôn mới. Phú Yên phấn" 108,"Nhiều dự án của Tập đoàn Phúc Sơn tại Khánh Hoà bị thanh kiểm tra. UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản chỉ đạo chủ động rà soát các dự án và công trình do Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn làm chủ đầu tư và thi công tại địa bàn tỉnh Khánh Hoà. UBND tỉnh Khánh Hoà yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư, cùng với các Sở Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, UBND TP Nha Trang, UBND huyện Diên Khánh, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban Quản lý dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa và các cơ quan đơn vị liên quan, khẩn trương kiểm tra và rà soát tình trạng của các dự án và công trình công trình do doanh nghiệp này đầu tư. Trong quá trình kiểm tra, cần xác định xem Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn có tiếp tục triển khai các dự án đang dở dang hay không, và đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời trước ngày 30/3/2024. Ngoài ra, việc UBND tỉnh Khánh Hòa cũng chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương cùng với Cục Thuế, Thanh tra tỉnh cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến các dự án và công trình do Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn thực hiện, nhằm phục vụ cho công tác xác minh và điều tra về những vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong lĩnh vực thuế, kế toán, đầu tư, và thi công các dự án và công trình này. Tại Khánh Hoà, hiện có hai ""dự án treo"" của Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn tại tỉnh Khánh Hòa, gồm Khu đô thị Phúc Khánh 1 ở xã Vĩnh Trung, TP Nha Trang và Khu đô thị Phúc Khánh 2 ở xã Diên An, huyện Diên Khánh. Ngoài ra, còn ba dự án BT do Tập đoàn Phúc Sơn làm chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành theo cam kết ban đầu. Vào tháng 10 năm 2016, UBND tỉnh Khánh Hòa đã cấp đất, cho thuê đất hơn 62 ha trong Khu vực sân bay Nha Trang để Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn triển khai dự án Trung tâm Đô thị, Thương mại, Dịch vụ, Tài chính, Du lịch Nha Trang. Đồng thời, tỉnh Khánh Hòa đã sử dụng quỹ đất 29,14 ha trong dự án Trung tâm đã nêu để đối ứng với vốn cho Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn thực hiện ba dự án BT khác. Ba dự án này bao gồm việc xây dựng nút giao thông Ngọc Hội, xây dựng đường vành đai 2 kết nối với nút giao thông Ngọc Hội, và xây dựng các tuyến đường và nút giao thông kết nối với khu sân bay Nha Trang, với tổng nguồn vốn đầu tư là hơn 3.261 tỷ đồng. Mặc dù đã được gia hạn nhiều lần, nhưng đến thời điểm hiện tại, ba dự án BT về giao thông mà Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn làm chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành theo cam kết ban đầu. Trong khi đó, Tập đoàn Phúc Sơn đã tiếp nhận hơn 62 ha đất Khu đất sân bay Nha Trang, phân chia hàng ngàn lô để ký “hợp đồng góp vốn” với nhiều người. Chia sẻ Facebook Chia sẻ Zalo "," Tập đoàn Phúc Sơn đang đối mặt với việc thanh kiểm tra các dự án của mình tại Khánh Hoà. UBND tỉnh Khánh Hoà đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương cùng với Cục Thuế, Thanh tra tỉnh kiểm tra và rà soát tình trạng của các dự án và công trình do Tập đoàn Phúc Sơn đầu tư. Hiện có hai ""dự án treo"" của Tập đoàn Phúc Sơn tại tỉnh Khánh Hoà, gồm Khu đô thị Phúc Khánh 1 ở xã Vĩnh Trung, TP Nha Trang và Khu đô thị Phúc Khánh 2 ở xã Diên An, huyện Diên Khánh. Ngoài ra, còn ba dự án BT do Tập đoàn Phúc Sơn làm chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành theo cam kết ban đầu. Tuy nhiên, Tập đoàn Phúc Sơn đã tiếp nhận hơn 62 ha đất Khu đất sân bay Nha Trang, phân chia hàng ngàn lô để ký “hợp đồng góp vốn” với nhiều người." 109,"Ma túy núp bóng bánh quy, kẹo dẻo... len lỏi vào giới trẻ. Mới đây, hơn 10 kg ma túy được tẩm trong bánh quy, kẹo dẻo, thuốc lá điện tử... đã bị Công an tỉnh Tuyên Quang phối hợp với các địa phương phát hiện và triệt phá.Đối tượng cầm đầu (26 tuổi), với khối lượng ma túy thu giữ trên 10 kg. Thuốc lá điện tử có tinh dầu chứa ma túy, giá bán trên 1 triệu đồng/cây. Những gói kẹo dẻo, bánh quy tẩm chất gây nghiện, có giá trên 400.000 đồng/gói. Những gói bột pha với nước thành nước vui có giá 2 triệu đồng/gói. Nấm cũng được tẩm ma túy. Những sản phẩm này đang len lỏi ngoài thị trường. ""Mới đây có 2 loại, kẹo và bánh"", đối tượng Lâm Thành Hữu, phường 10, quận 3, TP Hồ Chí Minh, cho biết. Hình ảnh được đăng tải trên các nhóm kín của nhóm đối tượng, nhìn bề ngoài không thể phân biệt những sản phẩm này có ma túy. Kết quả kiểm định của lực lượng chức năng cho thấy những sản phẩm này đều được tẩm hoặc chứa ma túy bên trong. Bên ngoài được trang trí bắt mắt, có hình trái cây, màu sắc rực rỡ hướng tới nhóm người sử dụng là nhóm thanh thiếu niên, nhóm người trẻ tuổi.Các hội nhóm mua bán ma túy trên mạng xã hội cho phép người mua chỉ nhắn tin, đặt tiền trước. Các tài khoản đều ẩn danh. Một đơn đặt hàng với nhiều từ viết tắt ký hiệu của các loại ma túy. Ví dụ như đơn mua cocain, kim tuyến thực chất là ma túy ketamin và ma túy dạng kẹo. Đa phần khách hàng là người trẻ từ 20 tuổi. Nhóm đối tượng bị bắt giữ có 9 người, người bán cũng còn rất trẻ. ""Tác hại giống các loại là ma túy khác. Tuy nhiên nó dưới vỏ bọc khác để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng"", Thiếu tá Vũ Thanh Xuân, Phó Trưởng Công an TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, cho biết. Lực lượng công an cũng cho biết vì lợi nhuận các đối tượng tội phạm sẽ không từ các thủ đoạn để đưa ma túy xâm nhập vào đời sống. Ở lứa tuổi tò mò, thích khám phá, thể hiện bản thân, nhiều em đã dễ dàng bị lôi kéo, dụ dỗ sử dụng các loại ma túy này mà nhiều phụ huynh không hay biết."," Mới đây, Công an tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với các địa phương phát hiện và triệt phá hơn 10 kg ma túy được tẩm trong bánh quy, kẹo dẻo, thuốc lá điện tử... Đối tượng cầm đầu là một người đàn ông 26 tuổi, với khối lượng ma túy thu giữ trên 10 kg. Những sản phẩm này đang len lỏi ngoài thị trường, có giá bán trên 1 triệu đồng/cây. Hình ảnh được đăng tải trên các nhóm kín của nhóm đối tượng, nhìn bề ngoài không thể phân biệt những sản phẩm này có ma túy. Kết quả kiểm định của lực lượng chức năng cho thấy những sản phẩm này đều được tẩm hoặc chứa ma túy bên trong. Bên ngoài được trang trí bắt mắt, có hình trái cây, màu sắc rực rỡ hướng tới nhóm người sử dụng là nhóm thanh thiếu niên, nhóm người trẻ tuổi. Các hội nhóm mua bán ma túy trên mạng xã hội cho phép người mua chỉ nhắn" 110,"Những khối bê tông bỏ hoang, ao nuôi muỗi trên ""đất vàng"" Đà Nẵng. Nhiều dự án lớn ở trung tâm Đà Nẵng được kỳ vọng góp phần thay đổi bộ mặt và phát triển kinh tế xã hội thành phố, tuy nhiên đến nay vẫn bỏ hoang, gây lãng phí, mất mỹ quan đô thị.Nhiều dự án lớn được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng, tạo điểm nhấn cho đô thị trung tâm, tuy nhiên, đến nay vẫn còn dang dở. Nổi bật có thể kể đến cụm 3 dự án Golden Square (số 1), Viễn Đông Meridian (số 2), Đà Nẵng Center (số 3) tại khu vực trung tâm quận Hải Châu. Hiện nay, 2 trong 3 dự án nêu trên vẫn là khu đất trống chưa được triển khai xây dựng.Dự án Golden Square được cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2008, cấp phép thi công đến năm 2011, giãn tiến độ đến tháng 10/2018. Tuy nhiên, sau khi được triển khai xây dựng khối bê tông với 5 tầng nổi, chủ đầu tư dừng thi công. Dự án này có vị trí khá đẹp khi nằm đối diện một khu công viên.Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, hiện nay công trình đang bỏ hoang, chủ đầu tư rào bằng tôn xung quanh. Tháng 3/2023, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng có thông báo về việc chấm dứt hoạt động của dự án Golden Square kể từ ngày 1/12/2022. Lý do là nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Địa ốc Đông Á quyết định chấm dứt hoạt động để thực hiện chuyển nhượng đất và tài sản trên đất theo quy định. Việc xử lý quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất sau khi chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác có liên quan. Dự án Golden Square sở hữu 4 mặt tiền đường Nguyễn Thái Học, Yên Bái, Phạm Hồng Thái và Nguyễn Chí Thanh (quận Hải Châu). Thế nhưng, hiện nay xung quanh khu vực này là chỗ đỗ xe, bị vẽ bậy, vỉa hè nhếch nhác...Sắt thép công trình bị gỉ sét, bên trong ngổn ngang vật liệu xây dựng sau thời gian dài ""đắp chiếu"". Dự án từng được kỳ vọng sẽ góp phần tạo điểm nhấn cho đô thị trung tâm Đà Nẵng nhưng rơi vào cảnh hoang tàn ngay giữa quận trung tâm nhất của thành phố Đà NẵngNằm ở 84 Hùng Vương (quận Hải Châu), dự án Viễn Đông Meridian được mô tả là khu trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, căn hộ cao cấp. Dự án này có ba mặt tiền đường Nguyễn Chí Thanh, Hùng Vương và Yên Bái. Theo tìm hiểu, dự án do Công ty Cổ phần địa ốc Viễn Đông Việt Nam làm chủ đầu tư từ năm 2008. Năm 2020, dự án được chuyển nhượng cho Công ty TNHH MTV Kinh Bắc Đà Nẵng để triển khai dự án mới.Tuy nhiên, dù đã đổi chủ nhưng đến nay khu ""đất vàng"" 84 Hùng Vương chỉ toàn cây cỏ dại, vách tôn vây quanh và tấm bảng quảng cáo về dự án. Tuy nhiên, dù đã đổi chủ nhưng đến nay khu ""đất vàng"" 84 Hùng Vương chỉ toàn cây cỏ dại, vách tôn vây quanh và tấm bảng quảng cáo về dự án. Năm 2008, công trình được khởi công, đến năm 2009 hoàn thành tường vây, khoan cọc nhồi. Từ đó, công trình ""trùm mền"" khiến các trụ sắt trong dự án bị gỉ sét.Hàng rào tôn xung quanh dự án thành nơi vẽ bậy. vCông ty cổ phần địa ốc Vũ Châu Long cũng là chủ đầu tư của dự án khu phức hợp trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp nằm trên đường Như Nguyệt (phường Thuận Phước, quận Hải Châu). Năm 2016, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Đà Nẵng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng về hành vi xây dựng không phép đối với dự án trên. Chủ đầu tư đã chấp hành nộp phạt. Song song với xử phạt hành chính, Thanh tra Sở Xây dựng cũng đã ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng.Theo tìm hiểu sau khi xử phạt, dự án này vẫn tiếp tục thi công không phép và bị dư luận phản ánh nên Sở Xây dựng Đà Nẵng ban hành thông cáo báo chí cho biết đề xuất UBND thành phố xử phạt hành vi tái phạm theo quy định, đồng thời yêu cầu UBND quận Hải Châu triển khai ngay các biện pháp ngăn chặn. Hiện tại, dự án này không có động tĩnh thi công, máy móc nằm phơi nắng, mưa trong khu vực dự án. Dự án có một khối nhà xây dang dở, xung quanh được rào bằng tôn và bị vẽ bậy. Giống như dự án Đà Nẵng Center, khu phức hợp trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp này cũng trở thành hồ chứa nước mưa lớn. "," Tóm tắt: Nhiều dự án lớn ở trung tâm Đà Nẵng được kỳ vọng góp phần thay đổi bộ mặt và phát triển kinh tế xã hội thành phố, tuy nhiên đến nay vẫn bỏ hoang, gây lãng phí, mất mỹ quan đô thị. Nổi bật có thể kể đến cụm 3 dự án Golden Square (số 1), Viễn Đông Meridian (số 2), Đà Nẵng Center (số 3) tại khu vực trung tâm quận Hải Châu. Hiện nay, 2 trong 3 dự án nêu trên vẫn là khu đất trống chưa được triển khai xây dựng. Dự án Golden Square được cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2008, cấp phép thi công đến năm 2011, giãn tiến độ đến tháng 10/2018. Tuy nhiên, sau khi được triển khai xây dựng khối bê tông với 5 tầng nổi, chủ đầu tư dừng thi công. Dự án này có vị trí khá đẹp khi nằm đối diện một khu công viên. Tháng 3/2023, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng có thông báo v" 111,"Công tác Đoàn không phải là ""ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng"". Thạc sĩ Lê Xuân Thân - Bí thư Đoàn Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh vinh dự được nhận giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2024. Thạc sĩ Lê Xuân Thân, sinh năm 1992, hiện đang là ủy viên Ban chấp hành Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Bí Thư Đoàn trường kiêm Phó trưởng phòng truyền thông Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Với nhiều hoạt động ấn tượng, thầy Thân là một trong những cán bộ Đoàn xuất sắc đoạt giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2024. Mối duyên lành với công tác Đoàn Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sĩ Lê Xuân Thân cho biết, bản thân đã có 14 năm làm công tác Đoàn, trong đó, cho đến hiện tại thầy có 5 năm giữ chức vụ Bí thư Đoàn Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Thầy Thân cũng là cựu sinh viên ngành Công nghệ điện tự động (hiện tại đổi tên thành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá) của trường. Chia sẻ về cảm xúc khi đạt giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2024, Thạc sĩ Lê Xuân Thân bày tỏ: ""Đây là niềm tự hào và hạnh phúc khó tả, là động lực quan trọng để tôi tiếp tục không ngừng cống hiến cho phong trào chung của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng như hoạt động Đoàn của Thành phố Hồ Chí Minh nói chung"". Giải thưởng Lý Tự Trọng là phần thưởng cao quý của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn trao tặng bí thư chi đoàn; bí thư, phó bí thư đoàn cấp cơ sở; bí thư, phó bí thư đoàn cấp huyện; cán bộ Đoàn chuyên trách ở cấp huyện có thành tích xuất sắc trong học tập, lao động, công tác, trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Giải thưởng nhằm động viên, cổ vũ và tuyên dương đội ngũ cán bộ Đoàn tiêu biểu, góp phần củng cố, xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngày càng vững mạnh; tạo động lực để cán bộ Đoàn không ngừng rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành, đóng góp trí tuệ và sức trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, giải thưởng cũng là diễn đàn để cán bộ Đoàn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, phát hiện và nhân rộng các mô hình hay, cách làm mới sáng tạo, hiệu quả trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. [1] Báo cáo tham luận HN Tổng kết công tác Đoàn năm học 2022-2023.JPG Thầy Lê Xuân Thân - Bí thư Đoàn Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: NVCC Thầy Thân bộc bạch, hành trình gắn bó với công tác Đoàn là quãng thời gian tươi đẹp, giúp thầy có những trải nghiệm sâu sắc và ghi những dấu ấn khó quên. ""Kim chỉ nam của bản thân tôi và của cả tổ chức trong những năm vừa qua đó là “sáng tạo và phải luôn sáng tạo không ngừng"". Chính vì vậy mà trong những năm qua, Đoàn Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh luôn là đơn vị có nhiều mô hình giải pháp nhất thành phố và giải thưởng Hồ Hảo Hớn năm 2023 là minh chứng rõ rệt cho điều đó. Trong 5 năm qua, Đoàn trường cũng là đơn vị xuất sắc dẫn đầu cụm thi đua của Thành phố Hồ Chí Minh"", thầy Thân hãnh diện cho biết. Giải thưởng Hồ Hảo Hớn được thành lập từ năm 2002, là giải thưởng cao quý nhất của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh để trao cho các tập thể, cá nhân có sáng kiến mới, áp dụng thành công vào thực tiễn hoặc có đề tài nghiên cứu về công tác thanh niên đóng góp cho sự phát triển của tổ chức Đoàn. [2] Bên cạnh đó, khi nhắc về những điều Đoàn trường đã đạt được, thầy Thân cũng chia sẻ dấu ấn khiến thầy cảm thấy tâm đắc nhất. Đó là 2 lần xác lập Kỷ luật Việt Nam về số lượng sinh viên tham gia đồng diễn dân vũ các năm 2016, 2023; Mô hình Thùng đếm phiếu tự động được chuyển giao công nghệ cho nhiều Đại hội các Tỉnh, Thành và áp dụng cho Đại hội Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh; Ứng dụng bản đồ số hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; Phần mềm chấm điểm thi đua; Phần mềm quản lý các gương điển hình; Chuỗi hoạt động giờ ra chơi sáng tạo dành cho học sinh trung học phổ thông, trung học cơ sở; Mô hình cuộc thi sáng tạo Robot dành cho học sinh trung học phổ thông, trung học cơ sở... Nhắc đến quá trình hoạt động Đoàn, thầy Thân kể: ""Hồi nhỏ tôi hay theo chân ba là Bí thư xã Đoàn đi sinh hoạt cùng các anh chị tại đơn vị. Năm thứ nhất đại học, tôi tham gia chương trình Tiếp sức mùa thi và khi ấy, tôi bỗng có cảm giác được sống trong bầu không khí vui tươi, hạnh phúc thuở nhỏ tham gia công tác cùng ba. Kể từ đó, tình yêu tôi dành cho tổ chức Đoàn cũng bắt đầu nảy nở, bén rễ như một mối duyên lành. Có thể từ ""gen"" cán bộ Đoàn của ba, cùng sự nhiệt huyết, hỗ trợ của các thầy cô, anh chị, đến cuối tháng 11/2011 tôi được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Đoàn khoa Đào tạo chất lượng cao, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.Sau đó là Bí thư Đoàn khoa. Đến năm thứ tư đại học, tôi vinh dự trở thành Phó Bí thư thường trực Đoàn trường rồi đến Bí thư Đoàn trường cho đến tận bây giờ"". Áp lực là điều khó tránh khi kiêm nhiệm hai vị trí Ngoài thực hiện các công việc của Bí thư Đoàn trường, hiện thầy Lê Xuân Thân cũng kiêm nhiệm công tác quản lý với vai trò Phó trưởng phòng truyền thông Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Thầy tâm sự: ""Thời gian đầu, khi vừa làm quản lý vừa làm công tác Đoàn, bản thân tôi có gặp phải một số khó khăn trong việc cân bằng thời gian cho hai vị trí này. Tôi thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực. Tuy nhiên, sau một thời gian làm việc, tôi đã biết cách sắp xếp để cân bằng mọi thứ, giúp nâng cao hiệu quả công việc. Tôi tăng cường việc giao quyền cho cấp phó, duy trì chế độ giao ban đầu tuần để đánh giá công việc tuần cũ, đồng thời triển khai phân công nhiệm vụ tuần mới. Đặc biệt là ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ trong việc theo dõi, giám sát công việc một cách khoa học, đảm bảo hoàn thành tốt cả hai nhiệm vụ. Dù vậy, tôi cũng thường xuyên dành thêm thời gian buổi tối để thực hiện các công việc liên quan đến công tác Đoàn mà bản thân trực tiếp thực hiện và chỉ đạo thực hiện. Tôi cho rằng áp lực là điều khó tránh khi kiêm nhiệm hai vị trí, nhưng chỉ cần biết cách sắp xếp và có đủ quyết tâm, nhiệt huyết thì mọi khó khăn cũng đều sẽ được giải quyết"". Bí thư Đoàn Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, tham gia công tác Đoàn là việc ""cho đi và nhận lại"" chứ không phải là ""ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng"". Thầy Thân lý giải: ""Tôi cống hiến hết mình cho tổ chức Đoàn trong suốt thời sinh viên. Sau 4 năm đại học khi nhìn lại, tôi nhận thấy bản thân có sự thay đổi rất lớn. Tôi bản lĩnh hơn trong cuộc sống, hoàn toàn tự nhiên khi đứng trước các bạn sinh viên để phát biểu. Hơn thế nữa, thông qua các nhiệm vụ tôi rèn luyện được ý chí không có việc gì khó và sẵn sàng xông pha với mọi nhiệm vụ được giao. Điều này hoàn toàn khác xa với hình ảnh một chàng sinh viên năm nhất nhút nhát, sợ thuyết trình, hay đắn đo phân vân"".Thầy Thân nhấn mạnh, những sự trưởng thành nêu trên là nhờ vào quá trình dấn thân cống hiến cho hoạt động Đoàn, cho phong trào sinh viên của trường mà không suy nghĩ bất cứ gì về lợi ích. Bên cạnh đó, với thầy, ""quả ngọt"" gặt hái sau những nỗ lực là được tin tưởng giao những vị trí quan trọng. Về kế hoạch thúc đẩy, phát triển hoạt động Đoàn của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Thầy Thân cho biết, Đoàn trường sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh về việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong tổ chức các hoạt động Đoàn. ""Với mục tiêu ứng dụng triệt để chuyển đổi số trong hoạt động, trong tương lai Đoàn - Hội Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là “đơn vị số” khi tất cả các hoạt động, công việc thường xuyên sẽ được vận hành bởi các chuyên trang, các ứng dụng trên nền tảng số, hướng đến mục tiêu hệ thống hóa dữ liệu công tác Đoàn - Hội, phân tích đánh giá nhu cầu của đoàn viên, sinh viên một cách khoa học, từ đó thiết kế chương trình hoạt động phù hợp"", thầy Thân chia sẻ thêm. Nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bí thư Đoàn Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hồ Chí Minh nhắn gửi: ""Hãy nhớ đến câu nói của anh hùng Lý Tự Trọng “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, chứ không thể có con đường nào khác”. Câu nói này đúng với mọi thời điểm. Con đường cách mạng của thế hệ chúng ta là cách mạng cho chính bản thân mình để ngày càng hoàn thiện về tri thức, đạo đức, từ đó góp phần xây dựng và phát triển đất nước"". Thạc sĩ Lê Xuân Thân cũng hy vọng có thêm nhiều chính sách đặc thù dành cho cán bộ Đoàn để họ yên tâm công tác, tiếp tục cống hiến."," Thạc sĩ Lê Xuân Thân, sinh năm 1992, là Bí thư Đoàn Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và Phó trưởng phòng truyền thông của trường. Thầy Thân đã nhận được giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2024 và là một trong những cán bộ Đoàn xuất sắc. Thầy Thân cho biết, bản thân đã có 14 năm làm công tác Đoàn, trong đó, cho đến hiện tại thầy có 5 năm giữ chức vụ Bí thư Đoàn Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Thầy Thân cũng là cựu sinh viên ngành Công nghệ điện tự động (hiện tại đổi tên thành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá) của trường. Thầy Thân cho biết, hành trình gắn bó với công tác Đoàn là quãng thời gian tươi đẹp, giúp thầy có những trải nghiệm sâu sắc và ghi những dấu ấn khó quên. Thầy Thân cũng chia sẻ dấu ấn khiến thầy cảm thấy tâm đắc nhất" 112,"Thanh Hóa: Đầu tư 98 tỷ đồng nâng cấp Bệnh viện huyện Thường Xuân. (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 1028/QĐ-UBND, phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng mới một số hạng mục công trình, để hoàn thiện cơ sở vật chất Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Xuân.Với mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn huyện và khu vực lân cận, giảm tình trạng quá tải và chuyển bệnh nhân lên tuyến trên điều trị. Dự án đầu tư xây dựng mới một số hạng mục công trình để hoàn thiện cơ sở vật chất Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Xuân có quy mô: Xây dựng nhà khám chữa bệnh trung tâm 5 tầng (không kể tầng tum), mặt bằng hình chữ nhật kích thước (18,6x54,6)m (tính từ tim đến tim, chưa bao gồm sảnh), tổng diện tích sàn khoảng 5.100m2; chiều cao công trình là 24,85m (tính từ cao độ mặt sân hoàn thiện đến cao độ sàn mái), cao độ nền tầng 1 (±0.00) cao hơn mặt sân hoàn thiện 0,75m, trong đó: Chiều cao tầng 1, 2, 5 là 4,5m; chiều cao tầng 3, 4 là 3,8m; chiều cao tầng tum là 3m… Dự án trên do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Xuân làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư hơn 98 tỷ đồng. Nhóm dự án, loại, cấp, thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình chính thuộc dự án: Dự án nhóm B, công trình dân dụng, cấp III, thời hạn sử dụng 50-100 năm. Thời gian thực hiện dự án năm 2023 - 2025. "," Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, sẽ được nâng cấp với một dự án đầu tư xây dựng mới một số hạng mục công trình, với mục tiêu hoàn thiện cơ sở vật chất và đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn huyện và khu vực lân cận. Dự án có quy mô xây dựng nhà khám chữa bệnh trung tâm 5 tầng, với tổng diện tích sàn khoảng 5.100m2 và chiều cao công trình là 24,85m. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Xuân làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 98 tỷ đồng. Dự án thuộc nhóm B, công trình dân dụng, cấp III, và có thời hạn sử dụng 50-100 năm. Thời gian thực hiện dự án là từ năm 2023 đến 2025." 113,"Năm 2023, TP.HCM bắt và xử lý 45 trường hợp khai thác cát trái phép. Theo báo cáo của Công an TP và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP, trong năm 2023 các đơn vị đã bắt và xử lý 45 trường hợp khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát không có nguồn gốc."," TP. Hồ Chí Minh đã bắt và xử lý 45 trường hợp khai thác cát trái phép trong năm 2023. Theo báo cáo của Công an TP và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP, các đơn vị đã bắt và xử lý các trường hợp khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát không có nguồn gốc." 114,"Sở TN&MT TP.HCM vừa có báo cáo kết quả thực hiện đề án phòng, chống khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ và vùng giáp ranh giữa TP với các tỉnh năm 2023. Theo số liệu báo cáo của Công an TP và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP, trong năm 2023 các đơn vị đã bắt và xử lý 45 trường hợp khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát không có nguồn gốc hợp pháp với 107 phương tiện. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính khoảng 2.643.450.000 đồng, tịch thu 12.489,84 m3 cát. Đặc biệt, vào ngày 5-12-2023, Công an TP đã triệt phá nhóm đối tượng do Lê Thị Như Ngọc cầm đầu, thực hiện hành vi khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai đoạn giáp ranh giữa TP Thủ Đức và TP Biên Hòa (Đồng Nai). Hiện đã khởi tố vụ án, khởi tố sáu bị can và đang tiếp tục điều tra làm rõ. Theo Sở TN&MT, việc phòng, chống khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ và vùng giáp ranh còn gặp một số khó khăn. Cụ thể, hiện nay địa điểm tập kết tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm còn hạn chế. Điều này gây khó khăn cho việc trông giữ, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm, không bảo đảm an toàn, dễ hư hỏng, thất thoát. Ngoài ra, việc chế tài xử lý đối với hành vi mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp chưa đủ sức răn đe đối với đối tượng vi phạm. Công tác phối hợp của một số phường, xã khu vực giáp ranh với TP đến nay vẫn chưa thực sự đồng bộ. TP.HCM không cấp phép khai thác cát Trong năm 2023, các hoạt động đầu tư công trong việc phát triển hạ tầng giao thông được đẩy mạnh trên cả nước, dẫn đến nhu cầu sử dụng cát san lấp, cát xây dựng cũng ngày càng gia tăng trên địa bàn TP và các tỉnh, thành lân cận. Trong khi đó, thực hiện chủ trương của Thành Ủy, TP.HCM đã không cấp phép khai thác khoáng sản nói chung và khai thác cát nói riêng từ năm 2013. Đồng thời, việc cấp phép khai thác cát ở các tỉnh thành cũng rất hạn chế. Từ đó, lợi nhuận từ hoạt động khai thác, vận chuyển cát trái phép tăng mạnh, thúc đẩy hoạt động khai thác vận chuyển cát trái phép vẫn âm thầm diễn ra. Theo báo cáo của Công an TP và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP, các đơn vị đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp phòng chống khai thác cát, tuy nhiên vẫn còn một số địa điểm thường xuyên diễn ra tình trạng khai thác cát trái phép như: Tuyến sông Đồng Nai; sông Tắc; sông Sài Gòn từ xã Trung An đến xã Phú Mỹ Hưng (huyện Củ Chi); khu vực huyện Cần Giờ chủ yếu tập trung tại khu vực xã Tam Thôn Hiệp, Long Hòa, Lý Nhơn và vùng biển Cần Giờ. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng khai thác cát trái phép thường lợi dụng địa bàn giáp ranh, đêm tối, đoạn sông vắng người để đưa phương tiện gắn máy bơm hút cát có công suất lớn, bơm hút cát trái phép sang các ghe mua vận chuyển đi tiêu thụ, hành vi hút cát trái phép diễn ra trong thời gian ngắn."," Tóm tắt: - Sở TN&MT TP.HCM vừa có báo cáo kết quả thực hiện đề án phòng, chống khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ và vùng giáp ranh giữa TP với các tỉnh năm 2023. - Trong năm 2023, các đơn vị đã bắt và xử lý 45 trường hợp khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát không có nguồn gốc hợp pháp với 107 phương tiện. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính khoảng 2.643.450.000 đồng, tịch thu 12.489,84 m3 cát. - Vào ngày 5-12-2023, Công an TP đã triệt phá nhóm đối tượng do Lê Thị Như Ngọc cầm đầu, thực hiện hành vi khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai đoạn giáp ranh giữa TP Thủ Đức và TP Biên Hòa (Đồng Nai). Hiện đã khởi tố vụ án, khởi tố sáu bị can và đang tiếp tục điều tra làm rõ. - Việc phòng, chống khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ và vùng giáp ranh cò" 115,"TP.HCM ra phương án xây dựng nhà máy xử lý nước thải phía Tây thành phố. (PLO)- Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường giao Sở Xây dựng rà soát về hiện trạng quy hoạch chung, quy hoạch thoát nước và kết quả lựa chọn đơn vị chuẩn bị dự án đầu tư nhà máy xử lý nước thải phía Tây thành phố.TP.HCM hiện đã có ba nhà máy xử lý nước thải tập trung và bốn trạm xử lý nước thải của khu dân cư, tổng công suất thiết kế là 644.200 m3/ngày, khả năng xử lý đạt khoảng 40,8% theo nhu cầu. Hiện nay, TP đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc-Thị Nghè, công suất 480.000m3/ngày. Theo tiến độ, dự án sẽ hoàn thành năm 2025 và nâng khả năng xử lý đạt khoảng 71,3% theo nhu cầu. Liên quan đến phương án xây dựng nhà máy xử lý nước thải khu vực phía Tây TP, Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường đã có cuộc họp về tiến độ, chủ trương đầu tư dự án cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ứng với biển đổi khí hậu tại lưu vực Tham Lương - Bến Cát và dự án cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ứng với biến đổi khí hậu tại lưu vực phía Tây TP. Trong đó, Phó Chủ tịch UBND TP đã giao Sở Xây dựng rà soát về hiện trạng quy hoạch chung, quy hoạch thoát nước và kết quả lựa chọn đơn vị chuẩn bị dự án đầu tư nhà máy xử lý nước thải phía Tây TP theo quy định hiện hành, đảm đồng bộ với đầu tư hệ thống thoát nước của dự án CRUS2. Để đạt được điều này, Sở Xây dựng cho biết cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư nhà máy và sớm hoàn thành quy hoạch chung. Do đó, sở kiến nghị UBND TP giao các đơn vị có liên quan khẩn trương nghiên cứu phương án gom các nhà máy xử lý nước thải trong đồ án quy hoạch chung của TP. Bên cạnh đó, cần đánh giá sự phù hợp quy hoạch của hệ thống thoát nước dự án CRUS2 và tham mưu UBND TP phương án đầu tư nhà máy xử lý nước thải khu vực phía Tây để thực hiện đồng bộ với dự án CRUS2."," TP.HCM đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc-Thị Nghè, công suất 480.000m3/ngày, dự kiến hoàn thành năm 2025 và nâng khả năng xử lý đạt khoảng 71,3% theo nhu cầu. Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường đã có cuộc họp về tiến độ, chủ trương đầu tư dự án cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ứng với biến đổi khí hậu tại lưu vực Tham Lương - Bến Cát và dự án cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ứng với biến đổi khí hậu tại lưu vực phía Tây TP. Phó Chủ tịch UBND TP đã giao Sở Xây dựng rà soát về hiện trạng quy hoạch chung, quy hoạch thoát nước và kết quả lựa chọn đơn vị chuẩn bị dự án đầu tư nhà máy xử lý nước thải phía Tây TP theo quy định hiện hành, đảm đồng bộ với đầu tư hệ thống thoát nước của dự án CRUS2. Sở Xây dựng cho biết cần đ" 116,"Tái thả chim đại bàng đầu nâu quý hiếm ở Vườn Quốc gia Cúc Phương. Chiều ngày 18/3, cá thể đại bàng đầu nâu quý hiếm đã được tái thả về môi trường tự nhiên tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Trước đó, ngày 13/3, anh Nguyễn Văn Quế, người dân xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang chủ động liên hệ với Vườn quốc gia Cúc Phương, nhờ hỗ trợ và đề nghị tiếp nhận, cứu hộ 1 cá thể chim đại bàng đầu nâu có tên khoa học là Aquila heliaca. Đây là loài động vật rừng cực kỳ nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IB danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ, có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN. Sau khi tiếp nhận cá thể đại bàng đầu nâu, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, Vườn quốc gia Cúc Phương đã cùng nhóm các bác sỹ, chuyên gia nước ngoài: Tiến sỹ, bác sỹ Sander Obbink người Hà Lan làm việc cho Tổ chức Save Vietnam Wildlife tại Cúc Phương; hai vợ chồng Tiến sỹ, bác sỹ thú y Marc và Lesley Goelkel người Đức đang làm việc cho Tổ chức bảo tồn FourPaw tại Cơ sở bảo tồn Gấu Ninh Bình đã khám tổng quát lấy mẫu phân, máu để xét nghiệm bệnh và ký sinh trùng, chụp Xquang, siêu âm kiểm tra chuyên sâu. Kết quả cho thấy con vật đã bị bắn trước đó và hiện còn một mảnh đạn vẫn đang găm ở vùng cơ ngực, còn hệ thống tiêu hóa cũng bị suy yếu. Sau một tuần được chăm sóc và điều trị tại Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, Vườn quốc gia Cúc Phương, chim đại bàng tiến triển tốt, đủ điều kiện tái thả. Chiều 18/3, cá thể đại bàng đầu nâu quý hiếm đã được tái thả về môi trường tự nhiên tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Tham gia tái thả đại bàng đầu nâu về môi trường tự nhiên có sự tham gia của Kiểm lâm VQG Cúc Phương, anh Nguyễn Văn Quế (người giao nộp cá thể đại bàng cho kiểm lâm), các nhà khoa học Vườn quốc gia Cúc Phương, các chuyên gia, bác sỹ trực tiếp cứu hộ cá thể đại bàng và đặc biệt hơn nữa có sự tham gia của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam năm 2017 H’Hen Nie, hiện đang là đại sứ của tổ chức cứu trợ hoang dã WildAid. "," Ngày 18/3, một cá thể chim đại bàng đầu nâu quý hiếm đã được tái thả về môi trường tự nhiên tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Trước đó, ngày 13/3, anh Nguyễn Văn Quế, người dân xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã liên hệ với Vườn quốc gia Cúc Phương để nhờ hỗ trợ và tiếp nhận cá thể chim đại bàng đầu nâu. Sau khi tiếp nhận, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, Vườn quốc gia Cúc Phương đã cùng nhóm các bác sỹ, chuyên gia nước ngoài khám tổng quát, lấy mẫu phân, máu để xét nghiệm bệnh và ký sinh trùng, chụp Xquang, siêu âm kiểm tra chuyên sâu. Kết quả cho thấy con vật đã bị bắn trước đó và hiện còn một mảnh đạn vẫn đang găm ở vùng cơ ngực, còn hệ thống tiêu hóa cũng bị suy yếu. Sau một tuần được chăm sóc và điều trị tại Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sin" 117,"Bộ TN&MT yêu cầu xử lý tình trạng bão bụi ở sân bay Long Thành. (PLO)- Bộ TN&MT vừa đề nghị Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam khẩn trương thực hiện các biện pháp xử lý tình trạng bão bụi ở sân bay Long Thành. Chiều nay 19-3, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành đã ký văn bản đề nghị Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) khẩn trương, nghiêm túc thực hiện các biện pháp cấp bách xử lý tình trạng bão bụi ở công trường thi công dự án sân bay Long Thành. Theo đó, ACV cần nghiêm túc thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu tối đa việc phát sinh bụi trong quá trình thi công dự án sân bay Long Thành. Đặc biệt khi bước vào mùa khô, gió lốc mạnh xuất hiện ở khu vực thi công thì cần tăng cường hơn nữa công tác tưới nước dập bụi tất cả các khu vực đã bị bóc tầng phủ, nhất là các giờ cao điểm khô, nắng nóng, gió mạnh. Bộ TN&MT đưa ra một loạt yêu cầu cụ thể như chủ đầu tư phải theo dõi thường xuyên, liên tục việc thực hiện tưới nước của các nhà thầu thi công trên khu vực đã được bàn giao, bảo đảm bề mặt các tuyến đường vận chuyển và các khu vực chưa thi công luôn duy trì độ ẩm tối thiểu nhằm hạn chế bụi phát sinh.Rà soát các khu vực có khả năng phát tán bụi gần tuyến đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây để tập trung thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi, không làm phát tán bụi từ dự án gây ảnh hưởng đến công tác an toàn giao thông trên tuyến đường này. Thường xuyên tưới nước tại các khu vực đã bóc tầng phủ nhưng chưa được bàn giao cho nhà thầu để tiến hành thi công. Khẩn trương thực hiện trồng cỏ tại bãi trữ đất 722 ha đối với các khu vực đã đạt cao trình theo thiết kế. Đối với các khu vực còn lại phải thực hiện lu lèn thường xuyên và tưới nước dập bụi trong quá trình đổ thải. Chủ đầu tư phải yêu cầu và giám sát các nhà thầu thi công bảo đảm xe vận chuyển phải chạy đúng tuyến đường quy định đã được tưới nước, tốc độ lưu thông xe không được vượt quá quy định trong công trường. Đồng thời bố trí nguồn nhân lực để giám sát chặt chẽ các nhà thầu thi công trong việc thực hiện công tác giảm thiểu bụi trong quá trình thi công; chủ động rà soát, lên phương án bổ sung nguồn nước để bảo đảm cung cấp đủ cho hoạt động tưới nước trên công trường thi công. Chủ đầu tư chủ động báo cáo cấp có thẩm quyền đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công việc có liên quan để sớm triển khai thi công tại các khu vực đã hoàn thành công tác bóc tầng phủ. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ kết quả thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi trong quá trình thi công xây dựng dự án gửi Bộ TN&MT và Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai vào ngày 30 hàng tháng để theo dõi, giám sát. Yêu cầu trên được phát ra sau khi Bộ TN&MT tiếp nhận phản ánh khu vực dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành tái diễn hiện tượng bụi ảnh hưởng đến người dân và hoạt động giao thông đường bộ tại một số thời điểm."," Bộ Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam thực hiện các biện pháp cấp bách để xử lý tình trạng bão bụi ở công trường thi công dự án sân bay Long Thành. Các biện pháp bao gồm nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu tối đa việc phát sinh bụi trong quá trình thi công dự án sân bay Long Thành. Đặc biệt, khi bước vào mùa khô, gió lốc mạnh xuất hiện ở khu vực thi công thì cần tăng cường hơn nữa công tác tưới nước dập bụi tất cả các khu vực đã bị bóc tầng phủ, nhất là các giờ cao điểm khô, nắng nóng, gió mạnh. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra một loạt yêu cầu cụ thể như chủ đầu tư phải theo dõi thường xuyên, liên tục việc thực hiện tưới nước của các nhà thầu thi công trên khu vực đã được bàn giao, bảo đảm bề mặt các tuyến đường vận chuyển v" 118,"Bí mật đằng sau những dinh thự triệu USD của giới siêu giàu trên thế giới. Những dinh thự xa hoa được giới nhà giàu chọn làm nơi an cư luôn khiến thiên hạ trầm trồ, không chỉ vì số lượng giới hạn, mức giá ngất ngưởng mà còn bởi các đặc quyền sống không dành cho số đông. Một trong số các “tiêu chuẩn vàng” đó là sở hữu bãi tắm nước biển riêng ngay sau nhà - cũng là mô hình lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam ở Vinhomes Royal Island. Đặc quyền “kép” từ những dinh thự với bãi tắm biển riêng sau nhà Không phải ngẫu nhiên mà thành phố Malibu (California, Mỹ) trở thành “thánh địa” mà người nổi tiếng và giới siêu giàu trên khắp thế giới đều muốn chuyển về để an cư, dù giá BĐS luôn ngất ngưởng. Đến nay, mức giá kỷ lục của một căn biệt thự ở Malibu được xác lập lên tới 125 triệu USD. Người mua sẵn sàng bỏ ra số tiền này không phải vì các tiện nghi đắt đỏ, từ phòng thu âm, hầm rượu đến nhà bếp hiện đại, mà bởi 3 phòng ngủ sang trọng, phòng tắm đôi và phòng tắm ngoài trời đều có tầm nhìn ra đại dương rộng lớn. Đặc biệt, ngôi biệt thự cũng sở hữu một bãi biển riêng tuyệt đẹp. Cách đây vài năm, tỉ phú người Anh Richard Branson cũng gây sững sờ khi khai trương BĐS trên đảo Moskito, có tên Branson Estate. Đây là dự án thứ hai trên hòn đảo thuộc quyền sở hữu của ông trong hệ thống Quần đảo Virgin thuộc Anh. Khó mà định lượng được giá trị của BĐS này khi nó tích hợp hàng loạt tiện ích trên bãi biển rộng lớn, với tiêu chuẩn “siêu cá nhân hóa” cho mỗi khách hàng. Rõ ràng, từ những khu phố nhà giàu tại các kinh đô hoa lệ cho tới những bãi biển, hòn đảo hoang sơ, giới siêu giàu luôn “chấm” nơi an cư cho mình với các tiêu chuẩn “đẹp - độc - đẳng cấp” và xu hướng biệt lập, cá nhân hóa ngày càng cao. Như các biệt thự sở hữu riêng bãi tắm biển đồng nghĩa là sẽ có vị trí độc tôn, với tầm nhìn ngoạn mục, trải nghiệm đỉnh cao, tạo ra sự hoà hợp hiếm có giữa con người và thiên nhiên. Tiện ích xa hoa này không khác gì là một “liều thuốc tinh thần”, giúp các chủ nhân có thể tận hưởng cảm giác nghỉ dưỡng biển trọn vẹn mỗi ngày. Nhìn từ góc độ kinh tế, sở hữu BĐS view biển cũng là cách đầu tư hiệu quả nhất, giúp khối tài sản kếch xù gia tăng bền vững theo thời gian. Dữ liệu từ các báo cáo đánh giá thị trường cho thấy, biệt thự biển luôn là phân khúc dẫn đầu về giá trị kinh doanh và tăng giá. Đơn cử, năm 2023, giá trung bình của BĐS ven biển đã cao hơn 76% so với ngôi nhà tương tự trong đất liền - tăng so với mức 63% của năm 2022, theo Knight Frank. Còn theo Savills, trong xu hướng “second home” gia tăng mạnh mẽ, lợi nhuận từ cho thuê BĐS biển cũng có thể đạt 6,4%/năm. Biệt thự “đảo Hoàng Gia” đột phá tiêu chuẩn sống nghỉ dưỡng biển Cùng với sự tăng lên nhanh chóng của giới thượng lưu, Việt Nam cũng thu hút mạnh mẽ giới siêu giàu thế giới tới săn tìm BĐS hạng sang khi được xếp trong top những nơi đáng sống bậc nhất hành tinh. Nắm bắt nhu cầu này, những nhà phát triển BĐS hàng đầu, tiêu biểu là Vinhomes đã không ngừng kiến tạo những “nơi chốn đi về” xứng tầm, gần đây nhất là Vinhomes Royal Island tại thành phố cảng Hải Phòng, vừa chính thức ra mắt ngày 15/3. Một trong những ưu thế vượt trội mà “siêu phẩm” này sở hữu, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư và khách hàng chính là đặc quyền sở hữu bãi tắm nước biển riêng sau lưng nhà. Trên thực tế, Vinhomes là đơn vị tiên phong ở Việt Nam trong việc đưa những “kỳ quan biển” trở thành tiện ích sống của các đại đô thị. Sự hình thành của cả một “hệ sinh thái biển” nhân tạo tại Ocean City ở phía Đông Hà Nội đã đưa nơi này trở thành “nơi đáng sống bậc nhất hành tinh”, theo nhận định của truyền thông quốc tế.Với Vinhomes Royal Island, nhà phát triển BĐS hàng đầu này đã nâng tiêu chuẩn sống nghỉ dưỡng phong cách resort biển này thêm một cấp độ mới cao hơn và đẳng cấp hơn, theo hướng cá nhân hóa. Theo đó, hầu hết tư gia biệt thự tại Thành phố Đảo Hoàng gia đều sở hữu bãi tắm nước biển ngay sau nhà, được thiết kế sang trọng như resort, có thể sánh ngang với những biệt thự biển siêu sang đã vang danh thế giới. Cuộc sống tận hưởng “mỹ vị nhân gian” với biển xanh, cát trắng, nắng vàng ngay thềm nhà suốt 365 ngày/năm là điều không dự án nào có được nhưng đã thành hiện thực ở Vinhomes Royal Island. Bãi tắm nước biển riêng chỉ là một mảnh ghép của “thiên đường” Vinhomes Royal Island. 11 phân khu tại đây còn được bao quanh bởi 3 con sông lớn, do đó, hướng nhìn nào cũng mở ra tầm view triệu đô thoáng đãng và lãng mạn, tạo thêm gia vị cho cuộc sống thường ngày. Năng lượng tích cực cũng được tạo ra bởi 31 công viên, 10 bể bơi trong nhà và ngoài trời, tổ hợp sân tennis, sân cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, các vườn tập dưỡng sinh, tập gym… bao phủ khắp dự án.Trang chủ/Kinh tế/Bất động sản Bí mật đằng sau những dinh thự triệu USD của giới siêu giàu trên thế giới BẤT ĐỘNG SẢN 19/03/2024 16:52 Những dinh thự xa hoa được giới nhà giàu chọn làm nơi an cư luôn khiến thiên hạ trầm trồ, không chỉ vì số lượng giới hạn, mức giá ngất ngưởng mà còn bởi các đặc quyền sống không dành cho số đông. Một trong số các “tiêu chuẩn vàng” đó là sở hữu bãi tắm nước biển riêng ngay sau nhà - cũng là mô hình lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam ở Vinhomes Royal Island. Đặc quyền “kép” từ những dinh thự với bãi tắm biển riêng sau nhà Không phải ngẫu nhiên mà thành phố Malibu (California, Mỹ) trở thành “thánh địa” mà người nổi tiếng và giới siêu giàu trên khắp thế giới đều muốn chuyển về để an cư, dù giá BĐS luôn ngất ngưởng. Đến nay, mức giá kỷ lục của một căn biệt thự ở Malibu được xác lập lên tới 125 triệu USD. Người mua sẵn sàng bỏ ra số tiền này không phải vì các tiện nghi đắt đỏ, từ phòng thu âm, hầm rượu đến nhà bếp hiện đại, mà bởi 3 phòng ngủ sang trọng, phòng tắm đôi và phòng tắm ngoài trời đều có tầm nhìn ra đại dương rộng lớn. Đặc biệt, ngôi biệt thự cũng sở hữu một bãi biển riêng tuyệt đẹp. Cách đây vài năm, tỉ phú người Anh Richard Branson cũng gây sững sờ khi khai trương BĐS trên đảo Moskito, có tên Branson Estate. Đây là dự án thứ hai trên hòn đảo thuộc quyền sở hữu của ông trong hệ thống Quần đảo Virgin thuộc Anh. Khó mà định lượng được giá trị của BĐS này khi nó tích hợp hàng loạt tiện ích trên bãi biển rộng lớn, với tiêu chuẩn “siêu cá nhân hóa” cho mỗi khách hàng. Các dự án biệt thự sở hữu bãi tắm riêng luôn được xem là tài sản kếch xù tăng giá theo thời gian nhờ vị thế độc tôn, không dành cho số đông Các dự án biệt thự sở hữu bãi tắm riêng luôn được xem là tài sản kếch xù tăng giá theo thời gian nhờ vị thế độc tôn, không dành cho số đông Rõ ràng, từ những khu phố nhà giàu tại các kinh đô hoa lệ cho tới những bãi biển, hòn đảo hoang sơ, giới siêu giàu luôn “chấm” nơi an cư cho mình với các tiêu chuẩn “đẹp - độc - đẳng cấp” và xu hướng biệt lập, cá nhân hóa ngày càng cao. Như các biệt thự sở hữu riêng bãi tắm biển đồng nghĩa là sẽ có vị trí độc tôn, với tầm nhìn ngoạn mục, trải nghiệm đỉnh cao, tạo ra sự hoà hợp hiếm có giữa con người và thiên nhiên. Tiện ích xa hoa này không khác gì là một “liều thuốc tinh thần”, giúp các chủ nhân có thể tận hưởng cảm giác nghỉ dưỡng biển trọn vẹn mỗi ngày. Nhìn từ góc độ kinh tế, sở hữu BĐS view biển cũng là cách đầu tư hiệu quả nhất, giúp khối tài sản kếch xù gia tăng bền vững theo thời gian. Dữ liệu từ các báo cáo đánh giá thị trường cho thấy, biệt thự biển luôn là phân khúc dẫn đầu về giá trị kinh doanh và tăng giá. Đơn cử, năm 2023, giá trung bình của BĐS ven biển đã cao hơn 76% so với ngôi nhà tương tự trong đất liền - tăng so với mức 63% của năm 2022, theo Knight Frank. Còn theo Savills, trong xu hướng “second home” gia tăng mạnh mẽ, lợi nhuận từ cho thuê BĐS biển cũng có thể đạt 6,4%/năm. Biệt thự “đảo Hoàng Gia” đột phá tiêu chuẩn sống nghỉ dưỡng biển Cùng với sự tăng lên nhanh chóng của giới thượng lưu, Việt Nam cũng thu hút mạnh mẽ giới siêu giàu thế giới tới săn tìm BĐS hạng sang khi được xếp trong top những nơi đáng sống bậc nhất hành tinh. Nắm bắt nhu cầu này, những nhà phát triển BĐS hàng đầu, tiêu biểu là Vinhomes đã không ngừng kiến tạo những “nơi chốn đi về” xứng tầm, gần đây nhất là Vinhomes Royal Island tại thành phố cảng Hải Phòng, vừa chính thức ra mắt ngày 15/3. Một trong những ưu thế vượt trội mà “siêu phẩm” này sở hữu, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư và khách hàng chính là đặc quyền sở hữu bãi tắm nước biển riêng sau lưng nhà. Trên thực tế, Vinhomes là đơn vị tiên phong ở Việt Nam trong việc đưa những “kỳ quan biển” trở thành tiện ích sống của các đại đô thị. Sự hình thành của cả một “hệ sinh thái biển” nhân tạo tại Ocean City ở phía Đông Hà Nội đã đưa nơi này trở thành “nơi đáng sống bậc nhất hành tinh”, theo nhận định của truyền thông quốc tế. Hầu hết tư gia biệt thự tại Thành phố Đảo Hoàng gia đều sở hữu bãi tắm nước biển ngay sau nhà nhờ vị thế độc đáo Hầu hết tư gia biệt thự tại Thành phố Đảo Hoàng gia đều sở hữu bãi tắm nước biển ngay sau nhà nhờ vị thế độc đáo Với Vinhomes Royal Island, nhà phát triển BĐS hàng đầu này đã nâng tiêu chuẩn sống nghỉ dưỡng phong cách resort biển này thêm một cấp độ mới cao hơn và đẳng cấp hơn, theo hướng cá nhân hóa. Theo đó, hầu hết tư gia biệt thự tại Thành phố Đảo Hoàng gia đều sở hữu bãi tắm nước biển ngay sau nhà, được thiết kế sang trọng như resort, có thể sánh ngang với những biệt thự biển siêu sang đã vang danh thế giới. Cuộc sống tận hưởng “mỹ vị nhân gian” với biển xanh, cát trắng, nắng vàng ngay thềm nhà suốt 365 ngày/năm là điều không dự án nào có được nhưng đã thành hiện thực ở Vinhomes Royal Island. Bãi tắm nước biển riêng chỉ là một mảnh ghép của “thiên đường” Vinhomes Royal Island. 11 phân khu tại đây còn được bao quanh bởi 3 con sông lớn, do đó, hướng nhìn nào cũng mở ra tầm view triệu đô thoáng đãng và lãng mạn, tạo thêm gia vị cho cuộc sống thường ngày. Năng lượng tích cực cũng được tạo ra bởi 31 công viên, 10 bể bơi trong nhà và ngoài trời, tổ hợp sân tennis, sân cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, các vườn tập dưỡng sinh, tập gym… bao phủ khắp dự án. Hệ tiện ích đẳng cấp tại Vinhomes Royal Island là yếu tố đặc biệt thu hút giới thượng lưu Hệ tiện ích đẳng cấp tại Vinhomes Royal Island là yếu tố đặc biệt thu hút giới thượng lưu Vinhomes Royal Island cũng là dự án đầu tiên quy tụ đầy đủ trong một khu đô thị các tiện ích thượng lưu, như bến du thuyền cao cấp quy mô gần 10 ha, sân golf 36 hố 160 ha đẳng cấp hàng đầu Đông Nam Á, học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phố đi bộ văn hóa - vui chơi - mua sắm - ẩm thực bờ sông dài và đẹp nhất Việt Nam, công viên vui chơi giải trí gia đình VinWonders Royal Park với vườn thú mở Safari… Cùng với đó là “đặc quyền” chăm sóc sức khỏe tại nhà do Vinmec và Vinhomes triển khai; trẻ nhỏ được học tại 7 trường mầm non, tiểu học, THCS và liên cấp Vinschool cùng Trường quốc tế Hàn Quốc… Những căn biệt thự được thiết kế đẹp mắt với bãi tắm nước biển biệt lập, lại được bao quanh bởi hàng loạt tiện ích đẳng cấp, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam chắc chắn sẽ lọt top đầu tìm kiếm của giới siêu giàu Việt Nam và toàn cầu. Điều này đang được kỳ vọng sẽ là nhân tố tạo đòn bẩy giúp thị trường BĐS nói chung có thêm động lực để phục hồi mạnh mẽ."," Bí mật đằng sau những dinh thự triệu USD của giới siêu giàu trên thế giới là sở hữu bãi tắm nước biển riêng ngay sau nhà. Đây là một trong những ""tiêu chuẩn vàng"" được giới nhà giàu chọn làm nơi an cư, không chỉ vì số lượng giới hạn, mức giá ngất ngưởng mà còn bởi các đặc quyền sống không dành cho số đông. Một trong những ưu thế vượt trội của Vinhomes Royal Island, một dự án BĐS hàng đầu tại Việt Nam, là đặc quyền sở hữu bãi tắm nước biển riêng sau lưng nhà. Hầu hết tư gia biệt thự tại Thành phố Đảo Hoàng gia đều sở hữu bãi tắm nước biển ngay sau nhà, được thiết kế sang trọng như resort, có thể sánh ngang với những biệt thự biển siêu sang đã vang danh thế giới. Cuộc sống tận hưởng ""mỹ vị nhân gian"" với biển xanh, cát trắng, nắng vàng ngay thềm nhà suốt 365 ngày/năm là điều không dự án nào có được nhưng đã thành hiện thự" 119,"Nắng nóng sẽ tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở Nam bộ. Dự báo những ngày tới, nắng nóng diện rộng có khả năng thu hẹp và giảm về cường độ ở Nam bộ. Những ngày qua, tình trạng nắng nóng xuất hiện trên diện rộng ở Nam Bộ. Cụ thể, ngày 20-3 nắng nóng xuất hiện trên diện rộng, có nơi nắng nóng gay gắt ở miền Đông Nam bộ và cục bộ ở miền Tây Nam bộ. Nhiệt độ cao nhất dao động từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ, cao nhất là Biên Hòa - Đồng Nai 37,8 độ C. Nắng nóng vẫn chưa dứtÔng Lê Đình Quyết, Trưởng phòng dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, cho biết trong trong một đến hai ngày tới, tình trạng nắng nóng diện rộng trên khu vực miền Đông Nam bộ và vài nơi ở miền Tây Nam bộ, cường độ nắng nóng giảm nhẹ. Nhiệt độ cao nhất dao động 35-37 độ C. Dự báo trong vài ngày tới, nắng nóng diện rộng có khả năng thu hẹp và giảm về cường độ nhưng đến ngày 24-3 nắng nóng sẽ quay trở lại, miền Đông Nam bộ có nơi nắng nóng gay gắt. ""Do ảnh hưởng của nắng nóng, độ ẩm trong không khí giảm thấp nên nguy cơ xảy ra cháy nổ, hỏa hoạn ở khu vực dân cư và cháy rừng. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao. Thời gian nắng nóng trong ngày là khoảng từ 12 giờ đến 16 giờ""- ông Quyết nói.Độ mặn tương đương mức trung bình các năm Liên quan đến tình hình xâm nhập mặn trên khu vực Nam Bộ từ ngày 21-3 đến 31-3, tin từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết mực nước trên sông Mê Kông lên chậm đến giữa tuần, sau xuống chậm. Lưu lượng nước qua trạm Kratie ở mức nhỏ hơn so với cùng kỳ năm 2023 khoảng 22,2% và lớn hơn trung bình nhiều năm khoảng 12,2%. Mực nước tại Kompong Luong ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái và trung bình nhiều năm khoảng 0,1-0,2m, dung tích biển Hồ nhỏ hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,34 tỉ m3. Thủy triều vùng hạ lưu trên các sông miền Tây Nam Bộ xuống nhanh đến cuối tuần, mực nước đỉnh triều xuất hiện vào đầu tuần và ở mức cao. Độ mặn lớn nhất tại hầu hết trạm xuất hiện vào đầu tuần, sau giảm nhanh, ở mức xấp xỉ hoặc lớn hơn cùng kỳ năm trước và trung bình nhiều năm."," Tóm tắt: Nắng nóng sẽ tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở Nam bộ, nhưng có khả năng thu hẹp và giảm về cường độ trong vài ngày tới. Tuy nhiên, nắng nóng sẽ quay trở lại vào ngày 24-3, miền Đông Nam bộ có nơi nắng nóng gay gắt. Độ ẩm trong không khí giảm thấp do ảnh hưởng của nắng nóng, tăng nguy cơ xảy ra cháy nổ, hỏa hoạn ở khu vực dân cư và cháy rừng. Nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao. Liên quan đến tình hình xâm nhập mặn trên khu vực Nam Bộ từ ngày 21-3 đến 31-3, mực nước trên sông Mê Kông lên chậm đến giữa tuần, sau xuống chậm. Lưu lượng nước qua trạm Kratie ở mức nhỏ hơn so với cùng kỳ năm 2023 khoảng 22,2% và lớn hơn trung bình nhiều năm khoảng 12,2%. Mực nước tại Kom" 120,"Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước với ông Võ Văn Thưởng. GDVN-Sáng 21/3, Quốc hội đã thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Võ Văn Thưởng.Theo quochoi.vn, trưa ngày 21/3, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã có thông cáo về kết quả kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV. Theo đó, sáng ngày 21/3/2024, Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ để thực hiện các nội dung: Nghe Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Trần Tuấn Anh thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa; Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Võ Văn Thưởng thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng; Xem xét việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XV đối với bà Hoàng Thị Thúy Lan thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi nghe trình bày các Báo cáo, Tờ trình, ý kiến phát biểu của ông Võ Văn Thưởng, Quốc hội đã tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín và thông qua: Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Võ Văn Thưởng thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng; Nghị quyết về việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XV đối với bà Hoàng Thị Thúy Lan thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi các chức vụ Trước đó, chiều ngày 20/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về việc cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021-2026. Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của ông Võ Văn Thưởng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Võ Văn Thưởng (54 tuổi), quê xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Ông có trình độ thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn, cử nhân triết học. Ông Thưởng là ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa X, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII. Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, XIII, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII. Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIV, XV. Ông Võ Văn Thưởng là Chủ tịch nước từ ngày 02/3/2023 đến khi Quốc hội miễn nhiệm ngày 21/3/2024. Trước đó, ông Thưởng từng giữ cương vị Thường trực Ban Bí thư (từ tháng 2-2021 đến tháng 3-2023), Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn…"," Quốc hội Việt Nam đã thông qua quyết định miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Võ Văn Thưởng thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng. Ông Thưởng cũng đã thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Thưởng là ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa X, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII. Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, XIII, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII. Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIV, XV. Ông Thưởng là Chủ tịch nước từ ngày 02/3/2023 đến khi Quốc hội miễn nhiệm ngày 21/3/2024." 121,"TP HCM: Xác minh sự việc hiệu trưởng đánh học sinh chảy máu. (NLĐO)- Lý do đánh học sinh theo tường trình của hiệu trưởng với cơ quan chức năng là vì em này nghịch trong lớp, không làm bài Từ tối 20-3, trên các trang diễn đàn phụ huynh, học sinh TP HCM lan truyền hình ảnh chụp tấm áo màu trắng của học sinh lấm tấm máu. Theo mô tả, lý do là học sinh này bị thầy hiệu trưởng đánh chảy máu đầu. Sự việc xảy ra tại Trường Tiểu học Tân Phú Trung (huyện Củ Chi, TP HCM). Người đăng tin, viết: ""Cháu tôi đi học bị hiệu trưởng đánh chảy máu đầu mà thầy, cô trong trường che giấu. Tôi mà làm lớn chuyện thì cháu tôi không đi học được..."". Theo thông tin ban đầu từ cơ quan chức năng, việc hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Phú Trung đánh học sinh xảy ra vào sáng 19-3. Cụ thể, tiết học toán của lớp 2/8, Trường Tiểu học Tân Phú Trung do hiệu trưởng đứng lớp. Lý do đánh học sinh theo tường trình của hiệu trưởng với cơ quan chức năng là vì em này nghịch trong lớp, không làm bài. Khi hiệu trưởng lấy cái song lang (một loại nhạc cụ của nghệ sĩ khi đàn, dùng để giữ phách) đánh vào vai học sinh thì em này né nên trúng đầu, gây chảy máu. Trong ngày 19-3, nhà trường đã đưa học sinh này đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe và chẩn đoán ban đầu là bị thương ngoài da.Ngày 20 và 21-3, học sinh này vẫn đang nghỉ ở nhà, chưa đi học lại. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một cán bộ Phòng GD-ĐT huyện Củ Chi cho biết hiện UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nội vụ xác minh và báo cáo Thường trực UBND huyện Củ Chi về sự việc."," TP HCM: Xác minh sự việc hiệu trưởng đánh học sinh chảy máu. Từ tối 20-3, hình ảnh chụp tấm áo màu trắng của học sinh lấm tấm máu đã lan truyền trên các trang diễn đàn phụ huynh, học sinh TP HCM. Theo mô tả, lý do là học sinh này bị thầy hiệu trưởng đánh chảy máu đầu. Sự việc xảy ra tại Trường Tiểu học Tân Phú Trung (huyện Củ Chi, TP HCM). Theo thông tin ban đầu từ cơ quan chức năng, việc hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Phú Trung đánh học sinh xảy ra vào sáng 19-3. Lý do đánh học sinh theo tường trình của hiệu trưởng với cơ quan chức năng là vì em này nghịch trong lớp, không làm bài. Khi hiệu trưởng lấy cái song lang đánh vào vai học sinh thì em này né nên trúng đầu, gây chảy máu. Nhà trường đã đưa học sinh này đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe và chẩn đoán ban đầu là bị thương ngoài da. Ngày 20 và 21-3, học sinh này v" 122,"Xét hưởng chế độ ốm đau cần có giấy tờ gì? (Chinhphu.vn) – Bà Võ Thị Hồng Nhung (TPHCM) làm việc tại công ty may, có đóng BHYT, BHXH. Bà Nhung đi khám bệnh tại phòng khám đa khoa nhưng không dùng BHYT, nên phòng khám chỉ cho bà giấy xác nhận có bệnh và được nghỉ 1 ngày. Bà Nhung hỏi, bà có được hưởng chế độ ốm đau không? Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau: Khoản 1 Điều 25 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động đang tham gia BHXH là: ""Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế"". Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị ốm đau theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 100 Luật BHXH năm 2014; Khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 14 Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 quy định chi tiết thi hành Luật BHXH, Luật An toàn, vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế gồm: - Trường hợp điều trị nội trú: Giấy ra viện. - Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú. Căn cứ quy định nêu trên, việc xem xét giải quyết hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động căn cứ vào điều kiện hưởng và hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ hưởng đối với người lao động theo quy định. Trường hợp của bà Nhung không dùng thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh, không ảnh hưởng đến quyền lợi về chế độ BHXH đối với bà. Tuy nhiên, để hưởng chế độ ốm đau, bà cần phải có một trong các hồ sơ theo quy định nêu trên để nộp cho đơn vị sử dụng lao động lập hồ sơ, gửi cơ quan BHXH để xem xét, giải quyết hưởng."," Để hưởng chế độ ốm đau, người lao động cần phải có một trong các hồ sơ sau: - Trường hợp điều trị nội trú: Giấy ra viện. - Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú. Trường hợp của bà Nhung không dùng thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh, không ảnh hưởng đến quyền lợi về chế độ BHXH đối với bà. Tuy nhiên, để hưởng chế độ ốm đau, bà cần phải có một trong các hồ sơ theo quy định để nộp cho đơn vị sử dụng lao động lập hồ sơ, gửi cơ quan BHXH để xem xét, giải quyết hưởng." 123,"Phát triển nông nghiệp thuận thiên không có nghĩa là không làm gì. Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại Hội nghị quốc gia huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên diễn hôm 21/3/2024. Vừa bảo vệ thiên nhiên vừa phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng góp hơn 90% tổng lượng lúa gạo xuất khẩu của cả nước, chịu trách nhiệm cho 90% xuất khẩu lúa của Việt Nam, góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Tuy nhiên, ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều thách thức như phát triển không bền vững, chịu tác động từ thuỷ điện đầu nguồn sông Mê Kông và biến đổi khí hậu. Trong nửa thập kỷ vừa qua, gần 98% môi trường tự nhiên của vùng đồng bằng đã bị chuyển đổi, trở thành các vùng canh tác nông nghiệp, thủy sản và đất ở, chỉ còn khoảng 2% diện tích là các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên. Các nhà khoa học cảnh báo, ĐBSCL của Việt Nam có thể nằm dưới mực nước biển vào cuối thế kỷ nếu không có các hành động trên toàn lưu vực sông. Tiếp tục phát triển không bền vững có thể khiến 90% diện tích của vùng trọng điểm kinh tế nông nghiệp này của Việt Nam bị nhấn chìm, kèm theo các tác động to lớn ở cấp độ quốc gia và toàn cầu. Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, thuận thiên không phải là không làm gì cả, mà là quá trình thích nghi, hài hòa giữa con người với tự nhiên một cách có kiểm soát thuận theo các quy luật của tự nhiên để đem lại lợi ích cho con người và bảo vệ hệ sinh thái. Ông Lê Minh Hoan nhấn mạnh tầm quan trọng của các giải pháp thuận thiên trong việc cải thiện sinh kế của nông dân và khả năng phục hồi của nông nghiệp, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua quá trình hấp thụ carbon của đất, đất ngập nước và rừng. Đồng thời, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, duy trì tương lai của các hệ thống lương thực, các nhà sản xuất nông nghiệp cần sẵn sàng chuyển đổi sang các phương thức sản xuất nhằm tái tạo và phục hồi thiên nhiên đồng thời nâng cao hệ thống lương thực hiệu quả và bền vững. Bộ trưởng Lê Minh Hoan kêu gọi các đối tác quốc tế hỗ trợ Chính phủ Việt Nam cung cấp thông tin, tri thức, kinh nghiệm, các công cụ đánh giá, cho chuyển đổi nông nghiệp thuận thiên. Đồng thời, phối hợp cùng Chính phủ rà soát các hạng mục ưu tiên đầu tư tại ĐBSCL, hỗ trợ thu thập, đánh giá, lựa chọn các mô hình/giải pháp thuận thiên và thực hiện thí điểm các mô hình thuận thiên và dự án thuận thiên trong nông nghiệp, chú trọng tới các giải pháp kết hợp hài hòa đồng bộ giữa công trình và phi công trình - thích nghi theo điều kiện tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, giải pháp an sinh xã hội, quản lý bền vững nguồn lực tự nhiên gắn với chuyển đổi số và cải cách thể chế chính sách. Cam kết phát huy hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ Phát biểu tham luận tại hội nghị, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh Cà Mau đã có các mô hình phát triển thuận thiên như trồng lúa trên đất nuôi tôm, mô hình nuôi tôm dưới tán rừng, nuôi tôm kết hợp với sò huyết và các loại khác. Theo ông Lê Văn Sử, để sản xuất thuận thiên thành công, cần có hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư, ứng dụng sâu rộng khoa học công nghệ, cũng như cần có sự liên kết vùng trong chia sẻ nguồn nước và ứng phó biến đổi khí hậu. Ở góc độ doanh nghiệp, ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty CP tập đoàn thủy sản Minh Phú thông tin, mô hình tôm - lúa là hình thức canh tác nông nghiệp độc đáo, thuận thiên gắn liền với vùng ĐBSCL và khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng này. Đặc trưng của mô hình là sự luân phiên giữa hai mùa mưa nước ngọt (hệ sinh thái ngọt thị các mầm bệnh của hệ sinh thái mặn bị tiêu diệt hết nên nuôi tôm không bị bệnh nên không phải dùng thuốc và thức ăn tôm mà hoàn toàn tự nhiên) và mùa khô nước mặn (hệ sinh thái mặn nên các bệnh của cây lúa bị tiêu diệt hết nên trồng lúa không cần phải thuốc trừ sâu và phân bón) tạo ra điều kiện sinh thái phù hợp cho cả lúa và tôm sinh trưởng. Theo ông Quang, chu trình luân chuyển qua hai mùa nước, hai môi trường sống đối lập này tạo nên sự cân bằng, tính bền vững cho mô hình tôm - lúa. Do đó, mô hình tôm - lúa nếu như triển khai như hiện tại thì hầu như không cần vốn vì người nông dân chỉ dùng tiền mua lúa giống và tôm giống nên số tiền rất nhỏ thì đã đạt doanh thu từ 250-500 triệu đồng/ha/năm. Để đạt được 1- 2,5 tỉ đồng/ha/năm thì cần phải liên kết hợp tác lại thành thửa ruộng lớn, cánh đồng tôm - lúa lớn. Đại diện của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) - Cơ quan đồng hành và tài trợ Hội nghị, Tiến sĩ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc WWF-Viet Nam chia sẻ, ĐBSCL có thể tránh được nguy cơ bị thu hẹp và chìm dần vào cuối thế kỷ này nếu chu trình sinh thái của đồng bằng và sự kết nối từ sông tới các vùng đồng bằng ngập lũ được duy trì. Mùa lũ là một quy trình tự nhiên quan trọng để xây dựng và bồi đắp đồng bằng thông qua việc lắng đọng trầm tích. Phục hồi mùa lũ là việc quan trọng với tương lai của đồng bằng. Nước lũ mang trầm tích và bồi đắp cho đồng bằng, làm tăng độ phì nhiêu, độ cao của đất, tăng khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cũng như hỗ trợ tái sinh rừng ngập mặn. WWF và đối tác đã và đang triển khai thí điểm một số giải pháp thuận thiên tại khu vực ĐBSCL như mô hình lúa - cá, lúa - tôm, lúa - sen, tôm - rừng ngập mặn, tôm - lúa luân canh… cho kết quả cụ thể về mặt kinh tế, mà vẫn bảo tồn được đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. Từ kết quả bước đầu đã đạt được, WWF sẵn sàng chia sẻ với các đối tác về mô hình này, để mở rộng quy mô nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ sinh thái rừng, góp phần phát biển nông nghiệp bền vững, đảm bảo sức khỏe cho con người và thiên nhiên. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, Bộ cam kết sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất các nguồn lực hỗ trợ của các đối tác quốc tế, tham mưu, đề xuất với Chính phủ các giải pháp tăng cường chính sách về thu hút viện trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư nước ngoài và các quy định về tiếp nhận, sử dụng nguồn vốn không hoàn lại hài hóa thủ tục giữa bên tiếp nhận và bên hỗ trợ."," Tóm tắt: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, thuận thiên không phải là không làm gì cả, mà là quá trình thích nghi, hài hòa giữa con người với tự nhiên một cách có kiểm soát thuận theo các quy luật của tự nhiên để đem lại lợi ích cho con người và bảo vệ hệ sinh thái. Ông Lê Minh Hoan nhấn mạnh tầm quan trọng của các giải pháp thuận thiên trong việc cải thiện sinh kế của nông dân và khả năng phục hồi của nông nghiệp, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua quá trình hấp thụ carbon của đất, đất ngập nước và rừng. Đồng thời, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, duy trì tương lai của các hệ thống lương thực, các nhà sản xuất nông nghiệp cần sẵn sàng chuyển đổi sang các phương thức sản xuấn nhằm tái tạo và phục hồi thiên nhiên đồng thời nâng cao hệ thống lương thự" 124,"HoREA: Nhiều chủ đầu tư chọn sai địa điểm xây nhà xã hội Nhiều dự án nhà ở xã hội bán ế do chủ đầu tư chọn sai địa điểm, chưa phù hợp với nhu cầu nhà ở của người dân. Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho biết trong giai đoạn thực thi Luật Nhà ở 2014, một số chủ đầu tư đã chọn xây dựng nhà ở xã hội ở vị trí khá xa trung tâm của tỉnh, thành phố, không có đủ dịch vụ, tiện ích hay kết nối giao thông thuận tiện. Việc không đáp ứng đúng nhu cầu nhà ở của người dân dẫn đến nhiều dự án bán ế. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng đây không phải do ""lỗi"" của cơ chế chính sách mà chủ yếu do chủ đầu tư quyết định sai khi chọn địa điểm phát triển dự án. Những doanh nghiệp này thường sử dụng quỹ đất có sẵn của mình, dù phù hợp với quy hoạch xây dựng nhưng lại chưa phù hợp với nhu cầu nhà ở của người dân. Tình trạng này sẽ được giải quyết khi Luật Nhà ở 2023 được thi hành. Bởi luật đã quy định đất để phát triển nhà ở xã hội phải đảm bảo kết nối với hạ tầng kỹ thuật, xã hội của khu vực, phù hợp với nhu cầu sinh sống, làm việc của người dân. Ông Châu cho biết quy định này sẽ hình thành các khu nhà xã hội tại nhiều vị trí, địa điểm trên địa bàn cấp tỉnh. Theo đó, UBND cấp tỉnh phải bố trí đủ quỹ đất xây nhà xã hội, gồm cả quỹ đất phát triển dự án độc lập. Điều này giúp hình thành các khu nhà ở độc lập quy mô lớn, có đủ dịch vụ, tiện ích đô thị. HoREA đánh giá những dự án này sẽ thu hút cả chủ đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại vừa túi tiền, hình thành các khu đô thị vệ tinh có cả nhà ở xã hội và nhà giá rẻ. Tuy nhiên, ông Châu cho rằng UBND cấp tỉnh cần cân nhắc kỹ khi bố trí quỹ đất công tại khu vực trung tâm hoặc vị trí gần trung tâm nhưng lợi thế thương mại thấp để xây nhà xã hội. Thực tế đã có bài học từ dự án nhà ở xã hội tại đường Tô Hiến Thành, quận 10, TP HCM với quy mô gần 3.000 m2, gồm 114 căn. Quỹ căn này được bán, cho thuê mua từ năm 2013 cho 114 cán bộ, công nhân viên. HoREA nhìn nhận nhóm người mua này như ""trúng số độc đắc"" vì giá bán nhà xã hội tại vị trí đắc địa chỉ tương đương các huyện ngoại thành như Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi... Trong khi cả hai khu vực đều được miễn tiền sử dụng đất còn giá thành xây dựng thì tương đương. Điều đó dẫn đến việc xây nhà xã hội để bán tại quận trung tâm không đảm bảo tính công bằng. Trong khi nếu thành phố bán đấu giá gần 3.000 m2 đất trên, số tiền thu được có thể tạo lập quỹ đất lớn hơn nhiều lần ở huyện ngoại thành, đáp ứng nhu cầu của nhiều người hơn. Hiệp hội cho rằng vấn đề mấu chốt khi chọn quỹ đất xây nhà ở xã hội là phải kết nối giao thông thuận tiện để người dân có thể di chuyển đến nơi làm việc hoặc vào trung tâm bằng phương tiện công cộng. Quãng đường di chuyển này tốt nhất không nên quá một giờ đồng hồ. Bài học có thể tham khảo là khu đô thị vệ tinh Desa ParkCity với quy mô hơn 200 ha ở ngoại ô thành phố Kuala Lumpur, Malaysia."," Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho biết trong giai đoạn thực thi Luật Nhà ở 2014, một số chủ đầu tư đã chọn xây dựng nhà ở xã hội ở vị trí khá xa trung tâm của tỉnh, thành phố, không có đủ dịch vụ, tiện ích hay kết nối giao thông thuận tiện. Việc không đáp ứng đúng nhu cầu nhà ở của người dân dẫn đến nhiều dự án bán ế. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng đây không phải do ""lỗi"" của cơ chế chính sách mà chủ yếu do chủ đầu tư quyết định sai khi chọn địa điểm phát triển dự án. Những doanh nghiệp này thường sử dụng quỹ đất có sẵn của mình, dù phù hợp với quy hoạch xây dựng nhưng lại chưa phù hợp với nhu cầu nhà ở của người dân. Tình trạng này sẽ được giải quyết khi Luật Nhà ở 2023 được thi hành. Bởi luật đã quy định đất để phát triển nhà ở xã hội" 125,"Xuất khẩu rau quả tăng “đột phá”. Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả có mức tăng trưởng đột phá kể từ đầu năm đến nay. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/3/2024, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,03 tỷ USD, gấp khoảng 3 lần so với cùng kỳ năm 2023.Nhu cầu rau quả tại nhiều thị trường đang phục hồi Ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Vina T&T Group chia sẻ, xuất khẩu rau quả 2 tháng đầu năm 2024 của công ty tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Lý do là vì rau quả xuất khẩu vào tháng đầu năm tăng mạnh để làm quà trong dịp Tết của người Châu Á. Hiện công ty đang xuất khẩu nhãn, thanh long, xoài vào thị trường Mỹ, Úc, xuất khẩu sầu riêng vào thị trường Trung Quốc, ngoài ra công ty còn xuất khẩu rất nhiều loại rau quả vào Canada… Bà Nguyễn Nam Phương Thảo - Giám đốc Kinh doanh Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit thì cho biết, doanh nghiệp vừa xuất khẩu 13 tấn xoài hạt lép sang Hàn Quốc. Tới đây, công ty sẽ ký kết với hợp tác xã Cù Lao Giêng mua 500 tấn/năm để tiếp tục xuất khẩu đi thị trường Hàn Quốc và có thể trong tương lai sẽ mở rộng thêm. Trước đó, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia cũng đã chấp nhận nhập khẩu mặt hàng này với giá khá cao. Đây là kết quả của quá trình đầu tư từ sản xuất theo hướng tập trung chất lượng giữa nông dân, hợp tác xã và các doanh nghiệp xuất khẩu. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT), nối tiếp đà tăng trưởng mạnh trong năm 2023, xuất khẩu rau quả trong các tháng đầu năm nay tiếp tục tăng trưởng khả quan. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dừa tươi, thanh long, bưởi, chuối, xoài và đặc biệt là sầu riêng. Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả ước tháng 3 xuất khẩu rau quả đạt 450 triệu USD. Như vậy, xuất khẩu rau quả 3 tháng đầu năm 2024 có thể đạt 1,265 tỷ USD. “Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam, hai tháng đầu năm 2024 chiếm khoảng 62%. Mặt hàng xuất khẩu nổi trội nhất là sầu riêng, được người tiêu dùng Trung Quốc rất ưa chuộng. Mặt hàng sầu riêng đã giúp cho kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng hơn so các năm trước đó”, ông Đặng Phúc Nguyên chia sẻ. Đáng chú ý, xuất khẩu rau quả sang các thị trường nổi tiếng khó tính, có yêu cầu chất lượng rất cao như là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản hay Australia đều bất ngờ tăng trưởng mạnh mẽ ngay trong những tháng đầu năm. Cụ thể, xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc đạt 22 triệu USD, tăng 121% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt hàng rau quả xuất khẩu sang Mỹ cũng ghi nhận tăng trưởng tới 83% đạt 22 triệu USD. Còn đối với thị trường Nhật Bản đạt 16 triệu đô la Mỹ, tăng 53%. Còn tại thị trường Australia, xuất khẩu rau quả cũng đã thu về 9 triệu USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam khi chiếm tới hơn 60% kim ngạch của cả nước.Muốn vào thị trường cao cấp phải xuất khẩu chính ngạch Hiện xuất khẩu trái cây của Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt với Thái Lan, Malaysia. Chia sẻ về vấn đề này, bà Ngô Tường Vy - Giám đốc Công ty CP tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho biết: “Nếu Việt Nam làm tốt về chất lượng sản phẩm, nông dân hợp tác cùng với doanh nghiệp tạo ra những dòng sản phẩm cao cấp thì chúng ta sẽ không có sợ bất kì một cường quốc nào, kể cả Thái Lan hay Malaysia. Bởi Việt Nam có rất tiềm năng về thổ nhưỡng, khí hậu, rải vụ được quanh năm. Không chỉ riêng sầu riêng mà tất cả các loại sản phẩm trái cây khác được trồng tại Việt Nam đều có độ ngon và chất lượng tốt. Chúng ta cần phát huy những giống đặc thù của Việt Nam, canh tác tốt, an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng và cần truyền thông thương hiệu quốc gia”. Để có thể tiến sâu vào thị trường rộng lớn, theo nhiều chuyên gia, các mặt hàng cũng cần nhanh chóng chuyển sang xuất khẩu chính ngạch với tầm nhìn dài hạn và chất lượng. Ông Nguyễn Đình Tùng cho rằng, muốn xuất khẩu rau quả bền vững thì phải xuất chính ngạch, bảo đảm được chất lượng sản phẩm. Chúng ta phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của các nước nhập khẩu thì mới có thể xuất khẩu bền vững, xây dựng được thương hiệu hàng hóa Việt Nam có chất lượng cao so với hàng hóa các nước để người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu ưa chuộng. “Hiện chúng ta đang đi ngược lại xu hướng đó, xuất khẩu chỉ chạy theo số lượng, mua bán chụp giật sẽ làm mất thương hiệu. Khi chúng ta đã mất thương hiệu thì người tiêu dùng sẽ quay lưng, gây ra những hệ lụy khó lường như mất thị trường…”, ông Nguyễn Đình Tùng chia sẻ. Ông Đặng Phúc Nguyên cho biết, xuất khẩu chính ngạch thì hàng hóa đàng hoàng đi vào các thị trường các nước. Hàng hóa chính ngạch có thể đi vào siêu thị, vào những nơi bán hàng chính thức. Còn nếu đi con đường tiểu ngạch thì chỉ bán ở chợ hoặc gần biên giới. Hay bán dưới thương hiệu của người khác thì không thể phát triển được số lượng lớn. “Doanh nghiệp muốn đi vào thị trường cao cấp hay siêu thị thì phải xuất khẩu chính ngạch”, ông Nguyên khẳng định. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng cần kiểm soát chặt mã số vùng trồng, mã số nhà máy đóng gói hay chất lượng sản phẩm. Theo ông Nguyễn Đình Tùng, nếu chúng ta quản lý lỏng lẻo sẽ gây ảnh hưởng chung đến tất cả hàng hóa Việt Nam chứ không phải của riêng doanh nghiệp nào. “Theo tôi cần tập trung vào khâu quản lý, khi làm tốt khâu quản lý thì lúc đó chúng ta mới xây dựng được thương hiệu tốt. Chúng ta cũng có nhiều bài học là những những vi phạm nhỏ nhưng gây ảnh hưởng tới cả một nền nông nghiệp của Việt Nam”, ông Tùng khuyến cáo. Ông Đặng Phúc Nguyên dự báo, thời gian tới, xuất khẩu rau quả vào thị trường Trung Quốc sẽ tăng trưởng mạnh. Thị trường xuất khẩu sầu riêng lớn nhất của Việt Nam vẫn là thị trường Trung Quốc, tiếp đó là trái dừa. Kim ngạch xuất khẩu trái dừa dự kiến hàng tỷ USD. Các thị trường khác như EU, bờ đông của Mỹ bị ảnh hưởng về sự kiện biển đỏ, gây khó khăn cho việc vận chuyển xa, một số mặt hàng rau quả không đáp ứng được nhu cầu bảo quản. Còn xuất khẩu rau quả vào bờ Tây của Mỹ, Úc hay thị trường các nước Châu Á vẫn bảo đảm được sự tăng trưởng. "," Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang tăng trưởng đột phá, đạt hơn 1,03 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2024, gấp khoảng 3 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nhu cầu rau quả tại nhiều thị trường đang phục hồi, trong đó Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, chiếm khoảng 62% kim ngạch xuất khẩu rau quả. Mặt hàng xuất khẩu nổi trội nhất là sầu riêng, được người tiêu dùng Trung Quốc rất ưa chuộng. Xuất khẩu rau quả sang các thị trường nổi tiếng khó tính, có yêu cầu chất lượng rất cao như là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản hay Australia đều bất ngờ tăng trưởng mạnh mẽ ngay trong những tháng đầu năm. Để tiến sâu vào thị trường rộng lớn, các mặt hàng cũng cần nhanh chóng chuyển sang xuất khẩu chính ngạch với tầm nhìn dài hạn và chất lượng. Các cơ quan quản lý cũng cần kiểm soát chặt mã số vùng trồng, mã số" 126,"Quảng Trị: Dân rào đường đòi tiền đền bù giải phóng mặt bằn. Quảng Trị: Dân rào đường đòi tiền đền bù giải phóng mặt bằng Hồ Chiến, Trọng HoàngCập nhật 14:48 ngày 22/03/2024 VTV.vn - Con đường huyết mạch ở trung tâm thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị liên tiếp bị một số hộ dân đem các vật dụng ra rào đường ngăn cản không cho lưu thông.Từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn đến nay, người dân đã đem chướng ngại vật ngăn cản lưu thông qua lại trên tuyến đường Hùng Vương vừa mới làm xong ở trung tâm của thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị nhằm mục đích đòi hỏi tiền đền bù chênh lệch giá thuế tại khu tái định cư. Điều này đã gây khó khăn và bức xúc cho người dân khi đi ngang qua đây. Tuyến đường Hùng Vương, thị trấn Khe Sanh thuộc dự án Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng Mê Kông (GMS), có tổng chiều dài hơn 5km. Với trên 140 ngàn m2 và gần 200 hộ dân bị ảnh hưởng giải phóng mặt bằng, thu hồi đất. Hiện tại, các hộ dân đã nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Dự án thi công cũng cơ bản đã xong. Tuy nhiên, vẫn còn 3 hộ dân do chưa được nhận hỗ trợ về chênh lệch giá đất để giao đất tái định cư. Huyện Hướng Hóa đã có văn bản đồng ý, nếu chưa được hỗ trợ, người dân có quyền rào phần đất của mình. Dựa vào văn bản trên, nên người dân rào đường. UBND huyện cũng đang chờ chủ trương của UBND tỉnh giải quyết các vướng mắc của hộ gia đình. Trên cơ sở đề xuất của huyện Hướng Hóa, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức cuộc họp thống nhất phương án và giao cho các đơn vị, địa phương hoàn thiện hồ sơ để xem xét, quyết định đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân."," Ngày 22/03/2024, một số hộ dân ở thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã rào đường và ngăn cản lưu thông trên tuyến đường Hùng Vương để đòi hỏi tiền đền bù chênh lệch giá thuế tại khu tái định cư. Dự án Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng Mê Kông (GMS) có tổng chiều dài hơn 5km, với trên 140 ngàn m2 và gần 200 hộ dân bị ảnh hưởng giải phóng mặt bằng, thu hồi đất. Hiện tại, các hộ dân đã nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, vẫn còn 3 hộ dân do chưa được nhận hỗ trợ về chênh lệch giá đất để giao đất tái định cư. UBND huyện Hướng Hóa đã có văn bản đồng ý, nếu chưa được hỗ trợ, người dân có quyền rào phần đất của mình. UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức cuộc họp thống nhất phương án và giao cho các đơn vị, địa phương hoàn th" 127,"Bổ sung 2 Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ TN&MT nhiệm kỳ 2020-2025. (TN&MT) - Sáng 22/3, tại Hà Nội, Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ TN&MT đã tổ chức công bố Quyết định của Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương về việc chuẩn y bổ sung Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ TN&MT nhiệm kỳ 2020 -2025. Đồng chí Lê Công Thành, Bí thư Đảng uỷ, Thứ trưởng Bộ TN&MT chủ trì Hội nghị. Tại Hội nghị, đồng chí Tăng Thế Cường, Phó Trưởng ban Tổ chức Đảng ủy Bộ TN&MT, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu đã công bố Quyết định số 1490/QĐ-ĐUK QĐ/ĐUK ngày 18/3/2024 của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương về việc chuẩn y bổ sung Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ TN&MT nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với đồng chí Nguyễn Thị Yến, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Chánh Văn phòng Đảng – Đoàn thể và đồng chí Nguyễn Quang Huy, Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ, Phó Chánh Văn phòng Đảng – Đoàn thể, Phó Trưởng Ban điều hành Ban Tuyên giáo – Ban Dân vận.Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt Ban Cán sự Đảng, Đảng uỷ, lãnh đạo Bộ TN&MT, đồng chí Lê Công Thành, Bí thư Đảng uỷ, Thứ trưởng Bộ TN&MT chúc mừng 2 đồng chí vừa được chuẩn y bổ sung Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ TN&MT nhiệm kỳ 2020 – 2025. Bí thư Đảng uỷ Lê Công Thành nhấn mạnh, có được kết quả này là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, sự tập trung lãnh đạo của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng ủy Bộ TN&MT và sự nỗ lực, phấn đấu của 2 đồng chí Nguyễn Thị Yến và Nguyễn Quang Huy.Đồng chí Lê Công Thành đề nghị, trong thời gian tới, hai đồng chí mới được bổ sung Ban Thường vụ tiếp tục nỗ lực phấn đấu, nâng cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết, quyết liệt trong mọi công việc để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao nhất là công tác đảng. Bên cạnh đó, các đồng chí cần nêu cao tinh thần đoàn kết thống nhất cùng tập thể Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng ủy Bộ TN&MT phát huy kết quả đã đạt được vượt qua mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Bộ TN&MT nhiệm kỳ 2020 – 2025, góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao."," Tại Hội nghị công bố Quyết định của Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương về việc chuẩn y bổ sung Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ TN&MT nhiệm kỳ 2020 -2025, đồng chí Tăng Thế Cường, Phó Trưởng ban Tổ chức Đảng ủy Bộ TN&MT, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu đã công bố Quyết định số 1490/QĐ-ĐUK QĐ/ĐUK ngày 18/3/2024 của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương về việc chuẩn y bổ sung Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ TN&MT nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với đồng chí Nguyễn Thị Yến, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Chánh Văn phòng Đảng – Đoàn thể và đồng chí Nguyễn Quang Huy, Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ, Phó Chánh Văn phòng Đảng – Đoàn thể, Phó Trưởng Ban điều hành Ban Tuyên giáo – Ban Dân vận. Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt Ban Cán sự Đảng, Đảng uỷ, lãnh đạo Bộ TN&MT, " 128,"Hà Tĩnh: Hơn 30,5 tỷ đồng phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới. (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định số 683/QĐ-UBND về việc cấp kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) theo Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh (đợt 1/2024).Theo đó, cấp hơn 30,5 tỷ đồng cho các địa phương thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định tại Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND. Các huyện được cấp kinh phí đợt này bao gồm: Huyện Hương Sơn 11,266 tỷ đồng; huyện Hương Khê 2,192 tỷ đồng; huyện Nghi Xuân 1,915 tỷ đồng; huyện Đức Thọ 2,791 tỷ đồng; huyên Can Lộc 2,118 tỷ đồng; huyện Thạch Hà 4,616 tỷ đồng; thành phố Hà Tĩnh 4,789 tỷ đồng và thị xã Kỳ Anh 841 triệu đồng. Giao các Sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ liên quan thông báo, chuyển kinh phí hỗ trợ chính sách năm 2024 đảm bảo kịp thời; phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện giải ngân nguồn kinh phí kịp thời, đúng quy định; thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn địa phương, đơn vị triển khai thực hiện Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực chính sách hỗ trợ theo quy định hiện hành, chủ động giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách theo lĩnh vực quản lý, trường hợp vượt thẩm quyền, tham mưu giải pháp tháo gỡ, kịp thời báo cáo UBND tỉnh; đôn đốc các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện chính sách; tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chính sách theo từng lĩnh vực gắn với công tác quản lý Nhà nước của Sở, ngành và gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp chung. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng giao UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thực hiện kịp thời, chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được hỗ trợ đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả và thực hiện thanh quyết toán theo đúng chế độ quy định hiện hành; định kỳ ngày 25 hằng tháng báo cáo tiến độ, kết quả giải ngân nguồn kinh phí gửi Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan. Định kỳ 6 tháng, năm báo cáo kết quả thực hiện theo quy định của Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND gửi các Sở, ngành theo lĩnh vực, chức năng quản lý Nhà nước, rà soát, thẩm định và tổng hợp tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định cấp nguồn kinh phí còn lại theo đúng quy định."," Tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành quyết định cấp hơn 30,5 tỷ đồng cho các địa phương thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định tại Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND. Các huyện được cấp kinh phí đợt này bao gồm: Huyện Hương Sơn 11,266 tỷ đồng; huyện Hương Khê 2,192 tỷ đồng; huyện Nghi Xuân 1,915 tỷ đồng; huyện Đức Thọ 2,791 tỷ đồng; huyên Can Lộc 2,118 tỷ đồng; huyện Thạch Hà 4,616 tỷ đồng; thành phố Hà Tĩnh 4,789 tỷ đồng và thị xã Kỳ Anh 841 triệu đồng. Các Sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ liên quan được giao thông báo, chuyển kinh phí hỗ trợ chính sách năm 2024 đảm bảo kịp thời; phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện giải ngân" 129,"Hải Dương: Yêu cầu kiểm điểm, kỷ luật hiệu trưởng, kế toán Trường TH Kim Liên. GDVN - Hiệu trưởng, kế toán Trường Tiểu học Kim Liên bị kỷ luật vì không minh bạch trong các khoản thu, chi, trong đó có tiền thưởng Tết cho giáo viên.GDVN - Hiệu trưởng, kế toán Trường Tiểu học Kim Liên bị kỷ luật vì không minh bạch trong các khoản thu, chi, trong đó có tiền thưởng Tết cho giáo viên.Trước đó, vào tháng 11/2023, một số cán bộ, giáo viên Trường tiểu học Kim Liên (huyện Kim Thành) tố lãnh đạo Trường tiểu học Kim Liên không công khai, minh bạch trong các khoản thu, chi, trong đó có khoản chi phúc lợi cho cán bộ, giáo viên dịp Tết Nguyên đán, trực Tết, làm thêm giờ, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Cụ thể, ngày 17/11/2022, giáo viên trường Tiểu học Kim Liên nhận được 1 triệu đồng chuyển vào tài khoản cá nhân do nhà trường chi thưởng 20/11. Tuy nhiên, kế toán nhà trường sau đó gửi thông báo vào nhóm zalo chung với nội dung: “Nhà trường đã chuyển khoản số tiền 1.000.000 đồng vào tài khoản của các đồng chí giáo viên theo Nghị quyết của ban lãnh đạo nhà trường. Đề nghị các đồng chí giáo viên nộp về thủ quỹ nhà trường để nhà trường chi phí cho ngày 20/11”. Tiếp đó, tin nhắn của nhà trường yêu cầu giáo viên ""nộp ngay về cho thủ quỹ"" cũng gửi vào nhóm zalo. Danh sách các cán bộ, giáo viên đã chuyển tiền về quỹ nhà trường được đăng tải vào nhóm. Điều này khiến cán bộ, giáo viên trường Tiểu học Kim Liên bức xúc. Thực tế, dịp 20/11/2022, các giáo viên chỉ được nhận 200 nghìn đồng tiền mặt và bữa liên hoan. Tiếp đó, ngày 30/12/2022, các giáo viên tiếp tục nhận được khoản tiền 1,3 triệu đồng chuyển vào tài khoản cá nhân với nội dung: ""Chi tiền ngày Tết cho giáo viên theo quyết định số 14 ngày 29/12/2022"", sau đó nhà trường cũng yêu cầu mọi người nộp lại. Giáo viên phải ký vào 2 bản chứng từ, 1 bản nhận 1,3 triệu đồng, 1 bản 500 nghìn đồng và thực tế, giáo viên chỉ được nhận 500 nghìn đồng. “Chúng tôi không nhận được thông báo từ nhà trường về chủ trương này, thậm chí tiền yêu cầu phải trả về nhà trường, chúng tôi bị ""đòi"" như con nợ. Số tiền thực tế nhận được cũng thấp hơn nhiều lần so với số chi thưởng theo quyết định của nhà trường”, giáo viên trường Tiểu học Kim Liên chia sẻ bức xúc. Mọi việc không chỉ dừng lại trong năm 2022, dịp ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2023, số tiền 1,5 triệu đồng chi phúc lợi ngày 20/11 một lần nữa được chuyển vào tài khoản của giáo viên. Tuy nhiên, giáo viên chỉ được chi 200 nghìn đồng, còn 1,3 triệu đồng cũng phải trả lại nhà trường. Vì không nhận được sự đồng thuận của giáo viên, nhà trường ban hành quyết định thu hồi lại số tiền này, nộp về Kho bạc Nhà nước. Ngoài phản ánh về sự mập mờ trong các khoản chi phúc lợi cho cán bộ, giáo viên nhà trường, họ còn phản ánh về những khuất tất trong việc nhà trường chi tiền trực Tết, làm thêm giờ và vẫn theo cách cũ, chuyển tiền vào tài khoản giáo viên rồi yêu cầu họ nộp lại. Ngoài ra, một số giáo viên có hệ số lương đóng Bảo hiểm xã hội thấp hơn so với thực tế. Nhà trường cũng đang nợ hơn 30 giáo viên tổng số tiền trên 300 triệu đồng vay xây dựng cơ sở vật chất từ năm 2020, có người lên đến hàng chục triệu đồng nhưng đến nay chưa nhận được tiền và cũng chưa nhận được bất kỳ phương án hay lời hứa hẹn gì từ nhà trường."," Trường Tiểu học Kim Liên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, đang gặp phải vấn đề về không minh bạch trong các khoản thu, chi, đặc biệt là tiền thưởng Tết cho giáo viên. Cụ thể, trong tháng 11/2023, một số cán bộ, giáo viên trường đã tố cáo lãnh đạo trường vì không công khai, minh bạch trong các khoản thu, chi, trong đó có khoản chi phúc lợi cho cán bộ, giáo viên dịp Tết Nguyên đán, trực Tết, làm thêm giờ, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Trước đó, ngày 17/11/2022, giáo viên trường Tiểu học Kim Liên nhận được 1 triệu đồng chuyển vào tài khoản cá nhân do nhà trường chi thưởng 20/11. Tuy nhiên, kế toán nhà trường sau đó gửi thông báo vào nhóm zalo chung với nội dung: “Nhà trường đã chuyển khoản số tiền 1.000.000 đồng vào tài khoản của các đồng chí giáo viên theo Nghị quyết của ban lãnh đạo nhà trường. Đề nghị c" 130,"Khai mạc Tuần lễ thể thao, văn hóa và du lịch Bình Định 2024. Tối 22/3, tại vịnh Thị Nại, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định long trọng tổ chức khai mạc Tuần lễ Thể thao, văn hóa và du lịch Bình Định 2024 (Amazing Bình Định Fest 2024). Đây là sự kiện văn hóa thể thao nổi bật, mở đầu cho chuỗi hoạt động kích cầu du lịch năm 2024 của tỉnh. Dự lễ khai mạc có lãnh đạo bộ, ngành Trung ương và nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực. Đáng chú ý, lễ khai mạc có sự tham dự của hàng trăm vận động viên thể thao, nghệ sĩ trong nước và quốc tế.Đêm khai mạc được mở đầu bằng nhạc cảnh đặc sắc mang tựa đề ""Tinh hoa đất võ”, tái hiện lại các giai đoạn lịch sử của Bình Định. Với 3 phân cảnh: Hào khí Tây Sơn, Lấp lánh biển bạc, Tinh hoa đất võ, kết hợp với âm nhạc truyền thống và phong cách World Music, tiết mục mở màn đã tạo nên một không khí hào hùng và đầy ấn tượng về một Bình Định tinh hoa từ lịch sử, văn hóa đến thiên nhiên và con người hồn hậu; từ làng chài chân chất đến một thành phố du lịch rực rỡ và năng động. Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn cho biết, tuần lễ Amazing Bình Định Fest 2024 bắt đầu từ ngày 22/3 đến ngày 31/3/2024, có nhiều sự kiện, hoạt động phong phú, đa dạng, gồm chuỗi sự kiện giao lưu, kết nối văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bình Định, với các chương trình chính mang Chủ đề “Tinh hoa Đất Võ”; Amazing Bình Định Fest 2024 cũng là hoạt động đồng hành cùng Giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế Grand Prix of Binh Dinh 2024; nhằm quảng bá hình ảnh văn hóa, du lịch và tinh thần thể thao của vùng đất, con người Bình Định, khẳng định giá trị vùng “Đất Võ Trời Văn” , vùng đất kết tinh từ những điều tuyệt vời nhất từ thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa lịch sử hào hùng, con người vốn mộc mạc, cần cù, giản dị, sáng tạo, nhân ái, kiên cường, dũng cảm và đặc biệt rất khảng khái, hào hiệp. Tuần lễ Amazing Bình Định Fest 2024 còn có các sự kiện chính như: Lễ hội Văn hóa ẩm thực; Tiệc Buffet 77 món đặc sản Tinh hoa Bình Định; Đêm nhạc Quốc tế; Đêm Võ đài Bình Định; Chương trình Aquabike Show, Biểu diễn ánh sáng nghệ thuật bằng thiết bị bay không người lái Drone Light và Dù lượn có động cơ; Hội nghị xúc tiến đầu tư; Hội nghị xúc tiến thương mại với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Canada; Hội nghị tổng kết giao ước thi đua năm 2023 Cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Cũng trong khuôn khổ Tuần lễ này, còn có các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch bên lề đặc sắc, như: Giải Việt dã với chủ đề “Chạy vì sức khỏe cộng đồng”; Chương trình Carnival đường phố; Chương trình âm nhạc đường phố và Biểu diễn nghệ thuật “Sáng mãi một tình yêu Quy Nhơn”; Giải Đua thuyền truyền thống;... Theo Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn, điểm nhấn của Tuần lễ Amazing Bình Định Fest 2024 là Giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế Grand Prix of Binh Dinh 2024, bao gồm Giải Vô địch Thế giới mô tô nước ABP Aquabike (diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24/3/2024) và Giải Vô địch thế giới thuyền máy công thức 1 UIM F1H2O (diễn ra từ ngày 29 đến ngày 31/3/2024). Bình Định là địa phương đầu tiên của Việt Nam đăng cai Chặng đua của Giải vô địch thế giới thể thao dưới nước và vinh dự, tự hào hơn khi có đội đua thuyền máy đầu tiên của nước chủ nhà - Đội đua thuyền máy F1 H20 Bình Định - Việt Nam cùng tranh tài. Đây là sự kiện thể thao đặc biệt, đẳng cấp, với sự tham dự của các tay đua hàng đầu trên thế giới. Giải đua hứa hẹn sẽ mở ra bước ngoặt cho thể thao biển ở Việt Nam, đưa mô hình mới về kinh tế thể thao gắn với các sự kiện quốc tế lan tỏa ra cả nước; đây cũng là cơ hội để quý vị đại biểu, khách quý, các vận động viên, du khách có giây phút trải nghiệm thú vị tại Vịnh Thị Nại, thưởng thức những hương vị ẩm thực độc đáo, riêng có của vùng “đất võ trời văn”, từ đó mang đến những phút giải trí đầy màu sắc và hấp dẫn, kịch tính. “ Năm 2023, ngành du lịch Bình Định đón trên 5 triệu lượt khách, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2022; doanh thu du lịch đạt khoảng 16.500 tỷ đồng, tăng 25%; kết quả này đã vượt qua đỉnh cao của du lịch tỉnh Bình Định trước khi đại dịch Covid-19. Năm 2024, Du lịch Bình Định phấn đấu đón trên 5,5 triệu lượt khách và doanh thu du lịch đạt 18.500 tỷ đồng. Ông Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh, qua sự kiện Tuần lễ Amazing Bình Định Fest 2024 lần này, tỉnh Bình Định mong muốn đẩy mạnh hiệu quả quảng bá, truyền thông về hình ảnh con người, danh lam thắng cảnh của tỉnh đến các du khách, nhà đầu tư trong và ngoài nước, qua đó tạo sự liên kết, phát triển du lịch bền vững giữa tỉnh Bình Định với các tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp có uy tín trên toàn quốc và quốc tế. “Bằng tất cả tình cảm, tâm huyết và trách nhiệm của mình, tỉnh Bình Định đã chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để Tuần lễ Amazing Bình Định Fest 2024 diễn ra thành công rực rỡ”, ông Phạm Anh Tuấn nói. Tại đêm khai mạc, hàng nghìn khán giả đã được thưởng thức các tiết mục văn nghệ: “Trái tim thể thao” - một sáng tác của Duy Hải, biểu diễn bởi ca sĩ TLong, Trung Hiếu, Viết Đồng và vũ đoàn Lộc Việt; tiết mục tốp ca “Những trái tim Việt Nam” do nhạc sĩ Phương Uyên sáng tác với sự tham gia của vũ đoàn S.T.S Dance. Đặc biệt, khán giả còn được thưởng thức phần biểu diễn nghệ thuật “Amazing Binh Dinh”, với sự góp mặt của các nghệ sĩ hàng đầu như Văn Mai Hương, Hòa Minzy, JustaTee và nhóm Fband. Chương trình đem đến cho khán giả những màn trình diễn ấn tượng, sôi động với các giai điệu hiện đại thể hiện tinh thần trẻ trung của Bình Định. Buổi lễ Khai mạc Amazing Binh Dinh Fest 2024 khép lại với màn bắn pháo hoa rực rỡ. Sự kiện Amazing Bình Định Fest năm 2024 cũng nhằm kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Bình Định (31/3/1975-31/3/2024), hướng đến 49 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đến năm 2030."," Tóm tắt: Tuần lễ Thể thao, văn hóa và du lịch Bình Định 2024 (Amazing Bình Định Fest 2024) đã khai mạc tại vịnh Thị Nại, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vào tối 22/3. Sự kiện này là một trong những sự kiện văn hóa thể thao nổi bật nhất của tỉnh, mở đầu cho chuỗi hoạt động kích cầu du lịch năm 2024. Lễ khai mạc có sự tham dự của lãnh đạo bộ, ngành Trung ương và nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực, cũng như hàng trăm vận động viên thể thao, nghệ sĩ trong nước và quốc tế. Đêm khai mạc được mở đầu bằng nhạc cảnh đặc sắc mang tựa đề ""Tinh hoa đất võ”, tái hiện lại các giai đoạn lịch sử của Bình Định. Tuần lễ Amazing Bình Định Fest 2024 sẽ diễn ra từ ngày 22/3 đến ngày 31/3/2024, với nhiều sự kiện, hoạt động phong phú, đa dạng, gồm chuỗi sự kiện giao lưu, kết n" 131,"Thị xã Phú Thọ: Nỗ lực hoàn thiện các mục tiêu để trở thành thành phố trực thuộc tỉnh. (Xây dựng) - Thời gian qua, thị xã Phú Thọ đã tập trung huy động các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo diện mạo đô thị hiện đại, văn minh, nâng cao chất lượng nông thôn mới, hướng tới mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.Thị xã Phú Thọ từ khi mới ra đời với 6 phố 2 khu, đến nay đã có 9 đơn vị hành chính (4 phường, 5 xã) và 62 khu dân cư; diện tích 6.520,16ha. Cùng với tiến trình lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc và của tỉnh Phú Thọ, thị xã Phú Thọ đã vươn lên tạo nên những chuyển biến cơ bản và toàn diện. Diện mạo đô thị ngày càng khởi sắc, xứng đáng tầm vóc của một thị xã anh hùng. Để đạt được những mục tiêu đề ra thị xã đã tập trung nguồn lực thực hiện Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng bộ và phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kiên định mục tiêu lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế làm trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng văn hóa là nền tảng. Những mục tiêu, chỉ tiêu đề ra đều đạt và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Xác định rõ những tiềm năng, lợi thế, với quyết tâm tạo sự chuyển biến về quan điểm, nhận thức, lựa chọn những khâu then chốt quyết định sự phát triển của một đô thị trung tâm, Đảng bộ thị xã đã đề ra nhiều chủ trương, định hướng sát với từng lĩnh vực. Do vậy, kinh tế của thị xã phát triển nhanh, bền vững, tăng trưởng mạnh qua từng năm. Tính chung cả giai đoạn 2010 - 2021, thu ngân sách tăng bình quân khoảng 18,5%/năm. Đến năm 2022 - 2023, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thị xã Phú Thọ đã nỗ lực thực hiện đạt và vượt 11/11 chỉ tiêu kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng.Là một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, Đảng bộ thị xã Phú Thọ tích cực lãnh đạo phát triển công nghiệp và dịch vụ đạt được sự tăng trưởng nhanh, trở thành động lực phát triển kinh tế của thị xã. Thực hiện mạnh mẽ việc cải thiện môi trường đầu tư nên thị xã đã đạt nhiều kết quả quan trọng: Các dự án trọng điểm về hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế, hạ tầng các khu đô thị và hạ tầng khu, cụm công nghiệp... được quan tâm đầu tư, đẩy nhanh tiến độ. Bên cạnh đó, được sự quan tâm hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách về nhà ở cũng như các nguồn của các tổ chức chính trị - xã hội, sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp và sự đóng góp nhân lực, vật lực của người dân trong nhiều năm qua, nhà tạm, nhà dột nát đã từng bước được xóa bỏ, nâng tỉ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố. Các thiết chế văn hóa, các công trình phục vụ hoạt động công cộng trên địa bàn cũng được quan tâm cải tạo, nâng cấp góp phần nâng cao hơn đời sống tinh thần của nhân dân. Để đạt những thành tựu trên là minh chứng cho tinh thần đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, thống nhất ý chí và hành động, không ngừng đổi mới và sáng tạo của Đảng bộ và nhân dân thị xã; sự tâm huyết, trách nhiệm của các thế hệ cán bộ lãnh đạo đã vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng, chủ động đề ra những chủ trương, nghị quyết, giải pháp phù hợp. Thị xã Phú Thọ: Nỗ lực hoàn thiện các mục tiêu để trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Giao thông đồng bộ góp phần phát triển kinh tế - xã hội.Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1579/QĐ-TTg, phê duyệt Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tại quyết định nêu rõ, đến năm 2030, toàn tỉnh Phú Thọ có 22 đô thị gồm: 1 đô thị loại I – thành phố Việt Trì; 1 đô thị loại II - nâng cấp từ thị xã Phú Thọ lên thành phố trực thuộc tỉnh; 9 đô thị loại IV; 3 đô thị loại IV và 8 đô thị loại V. Đây cũng là tiền đề, động lực quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Phú Thọ tiếp tục gặt hái những thành công tiếp nối, trước mắt là tập trung thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Phú Thọ lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) đã đề ra: “Xây dựng thị xã đạt các tiêu chí của đô thị loại II. Đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa ở các xã; phấn đấu xây dựng hai xã Thanh Minh và Văn Lung đạt các tiêu chí thành lập phường; 2 xã Hà Lộc và Phú Hộ cơ bản đạt tiêu chí của phường; tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu...”. Tập trung thực hiện hai khâu đột phá: “Tiếp tục huy động các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư vào công nghiệp, đô thị, dịch vụ” và “Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính; nâng cao trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao”."," Thị xã Phú Thọ đang nỗ lực hoàn thiện các mục tiêu để trở thành thành phố trực thuộc tỉnh. Thị xã đã tập trung huy động các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo diện mạo đô thị hiện đại, văn minh, nâng cao chất lượng nông thôn mới, hướng tới mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Thị xã Phú Thọ đã đạt được nhiều thành tựu trong việc phát triển kinh tế, xây dựng Đảng, văn hóa và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân. Thị xã Phú Thọ cũng đang tập trung thực hiện hai khâu đột phá: ""Tiếp tục huy động các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư vào công nghiệp, đô thị, dịch vụ"" và ""Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính; nâng cao trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện ch" 132,"Bệnh sa sút trí tuệ có nguy hiểm?. Sa sút trí tuệ là một chứng bệnh biểu hiện bằng triệu chứng quên, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, rối loạn ngôn ngữ.... Ông LÊ VĂN HÓA (42 tuổi, ngụ quận 4, TPHCM): Bác sĩ chẩn đoán ba tôi bị sa sút trí tuệ. Xin bác sĩ cho biết bệnh này có nguy hiểm không và có cần phải nhập viện điều trị không? Nếu điều trị ở nhà thì cần lưu ý những gì? Bác sĩ CK2 TRẦN THỊ THU HƯƠNG, Bệnh viện 30-4 (Bộ Công an): Sa sút trí tuệ là một chứng bệnh biểu hiện bằng triệu chứng quên, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, rối loạn ngôn ngữ.... Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, trong đó phần lớn là do bệnh Alzheimer, ngoài ra còn do nguyên nhân mạch máu, chấn thương sọ não... Bệnh do Alzheimer tiến triển tăng dần theo thời gian, từ từ người bệnh sẽ phụ thuộc trong sinh hoạt hàng ngày. Các phương pháp điều trị (bằng thuốc và không bằng thuốc) có thể giúp duy trì tình trạng bệnh không tiến triển nhanh chóng. Hiện có những người bệnh điều trị ở giai đoạn sớm, sau hơn 10 năm vẫn có thể sinh hoạt độc lập. Sa sút trí tuệ đơn thuần sẽ được điều trị ngoại trú, thăm khám bác sĩ theo lịch hẹn tùy theo mức độ bệnh.Ngoài việc người bệnh dùng thuốc theo toa của bác sĩ, người chăm sóc cần tìm hiểu về bệnh để hiểu những thay đổi của người bệnh, từ đó thông cảm với người bệnh và cần tìm những hoạt động mà người bệnh yêu thích (làm toán, đọc sách, làm vườn, vẽ tranh...). Mỗi ngày học thêm những điều mới mẻ sẽ giúp cho trí não của người bệnh được tập luyện và giảm tình trạng thoái hóa. Nếu cần, có thể đưa ba bạn tới Đơn vị trí nhớ và Sa sút trí tuệ của Bệnh viện 30-4 để được thăm khám, điều trị. Tại đây, chúng tôi sẽ làm một bài test trí nhớ để đánh giá người bệnh bị rối loạn chức năng nào, từ đó điều trị bằng thuốc theo nguyên nhân gây bệnh và có những bài tập hoạt động trị liệu, kích thích trí não giúp người bệnh hoạt bát, nhanh nhẹn, giảm căng thẳng, giảm triệu chứng bệnh."," Bệnh sa sút trí tuệ là một chứng bệnh biểu hiện bằng triệu chứng quên, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, rối loạn ngôn ngữ. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, trong đó phần lớn là do bệnh Alzheimer, ngoài ra còn do nguyên nhân mạch máu, chấn thương sọ não... Bệnh do Alzheimer tiến triển tăng dần theo thời gian, từ từ người bệnh sẽ phụ thuộc trong sinh hoạt hàng ngày. Các phương pháp điều trị (bằng thuốc và không bằng thuốc) có thể giúp duy trì tình trạng bệnh không tiến triển nhanh chóng. Hiện có những người bệnh điều trị ở giai đoạn sớm, sau hơn 10 năm vẫn có thể sinh hoạt độc lập. Sa sút trí tuệ đơn thuần sẽ được điều trị ngoại trú, thăm khám bác sĩ theo lịch hẹn tùy theo mức độ bệnh.Ngoài việc người bệnh dùng thuốc theo toa của bác sĩ, người chăm sóc cần tìm hiểu về bệnh để hiểu những thay đổi của người bệnh, từ đó th" 133,"Nếu không hành động nhanh hơn, nhiệt độ Trái đất sẽ tăng 2,7 độ thay vì 1,5 độ!. GDVN - Giáo sư Schellnhuber, thành viên mới của Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture đã có một vài chia sẻ hưởng ứng Giờ Trái đất ngày 23/3/2024. Biến đổi khí hậu hiện tại cũng giống như khi tàu Titanic gặp phải tảng băng lớn, bạn chỉ thấy được tình hình khẩn cấp khi không còn đủ thời gian điều chỉnh hướng đi an toàn. Giải thưởng VinFuture giống như “ngọn hải đăng” trong bối cảnh này. Giáo sư Hans Joachim Schellnhuber, nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, thành viên mới của Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture, chia sẻ nhân dịp hưởng ứng Giờ Trái đất diễn ra vào ngày 23/3/2024. - Điều gì khiến ông cảm thấy lo ngại về tác động của biến đổi khí hậu đối với tương lai của hành tinh, thưa giáo sư? Biện pháp nào là cần thiết và cấp bách nhất để giải quyết những thách thức này? - Giáo sư Schellnhuber: Kể từ năm ngoái đến nay, những biến đổi nhiệt độ trên đất liền rất bất thường, nhiệt độ bề mặt biển đã tăng lên theo cách không ai ngờ tới. Hơn một năm qua, nhiệt độ bề mặt đã vượt qua các kỷ lục trước đó, gây ra mối lo ngại đáng kể. Hiện tại vẫn chưa có lời giải thích khoa học hoàn chỉnh cho hiện tượng này. Liệu đây có thể là dấu hiệu thay đổi cơ bản trong hoạt động của hệ thống khí hậu hay không? Tôi hy vọng là không, nhưng rõ ràng chúng ta cần nghiên cứu kỹ lưỡng về hiện tượng này. Một mối lo ngại khác mà tôi đã nghiên cứu trong suốt hơn 20 năm là các ""điểm bùng phát"" (tipping points) trong hệ thống khí hậu. Đây là những ngưỡng quan trọng, nơi các phân hệ chủ yếu như tuần hoàn đại dương và hệ sinh thái rừng đang đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng khi các ngưỡng chỉ số cụ thể đã bị vượt qua. IPCC (Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu) đã khuyến cáo về việc hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1,5 độ C, cảnh báo này đã được nhấn mạnh trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 12 tháng qua, chúng ta đã vượt qua giới hạn này và đang nhanh chóng tiến gần đến mốc tăng 2 độ C. Có thể nhận thấy từ thực tế, tại Vienna (Áo) cũng là nơi tôi đang sống, hoa cỏ đã nở rộ từ sớm, cho thấy mùa xuân đã đến sớm ít nhất là 6 tuần so với những năm trước. Theo tôi, giải pháp không hẳn là không có nhưng cũng đầy thách thức: Giảm lượng phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2040. Tức là chỉ còn 16 năm nữa. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta đạt được mục tiêu tham vọng này cũng khó có thể đảo ngược được xu hướng nhiệt hiện tại. Theo dự báo, các chính sách khí hậu hiện hành có thể dẫn nhiệt độ tăng lên 2,7 độ C vào cuối thế kỷ – một con số quá cao và không thể chấp nhận! Việc bình ổn khí hậu sẽ đòi hỏi giảm lượng khí thải xuống mức thấp nhất lịch sử. - Ông đã từng đề cập rằng, tương tự như việc thuyền trưởng của con tàu Titanic gặp phải một tảng băng lớn, tình hình chỉ trở nên khẩn cấp khi bạn nhận ra không còn đủ thời gian để điều chỉnh hướng đi đến nơi an toàn. Vậy sau khi chứng kiến những thay đổi đáng kể về biến đổi khí hậu, ông có suy nghĩ gì về phép ẩn dụ khi đó của mình? - Giáo sư Schellnhuber: Phép ẩn dụ này dựa trên câu chuyện khi thuyền trưởng tàu Titanic nhận ra con tàu đang lao về một tảng băng, 30 giây đã trôi qua nhưng chẳng có ai hành động gì! Tôi thường nhấn mạnh rằng sự phí hoài 30 giây này vô cùng đáng tiếc trong tất cả các bài giảng của mình, đó cũng là một phép ẩn dụ mạnh mẽ cho tình trạng hiện nay. Có hai khung thời gian cực kỳ quan trọng cần nắm bắt. Thứ nhất, đó là khoảng thời gian mà ta có ngay sau khi nhận ra một nguy cơ ở bất kỳ hoàn cảnh nào, có thể là trên một chiếc máy bay, một con tàu hoặc bất kể nguy hiểm nào. Thứ hai, là khoảng thời gian cần thiết để thay đổi hướng đi và tránh được nguy cơ đó. Trong trường hợp của Titanic, nếu thuyền trưởng phản ứng ngay lập tức, có thể con tàu đã có cơ hội tránh được tai ương. Với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, chúng ta cần nắm được mình đang tiến gần đến cận biên của thảm họa như thế nào. Theo ước tính của tôi, chúng ta chỉ còn 30 - 40 năm nữa là sẽ chạm ngưỡng mang tính quyết định. Câu hỏi đặt ra là chúng ta cần bao nhiêu thời gian để triển khai những hành động cần thiết? Nếu trì hoãn hành động thêm 10 hoặc 20 năm nữa, chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ “tê liệt” trước thảm họa. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là: Chúng ta cần làm gì tiếp theo? Tôi rất hy vọng, giải thưởng VinFuture 2024 - nơi hội tụ những nhà khoa học hàng đầu thế giới, các nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ - có thể tìm ra câu trả lời cho vấn đề “nóng” này, góp phần thay đổi và tạo ra một thế giới bền vững hơn cho các thế hệ mai sau.- Là chuyên gia hàng đầu về ứng phó biến đổi khí hậu, theo ông, một giải thưởng bắt nguồn từ một nước đang phát triển như VinFuture tại Việt Nam có thể giúp cải thiện vấn đề này như thế nào? - Giáo sư Schellnhuber: Tôi rất vui mừng khi biết rằng Việt Nam, một quốc gia đang phát triển rất nhanh, đang có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông thường, những nước công nghiệp hóa mới là nguồn gốc vấn đề, và đa số những người đạt các giải thưởng lớn cũng đến từ những nước phát triển, như một vòng xoáy. Do vậy, những nước đang phát triển đề ra được giải pháp và thể hiện vai trò dẫn dắt được công nhận là điều vô cùng quan trọng. Mặt khác, chính các nước đang phát triển sẽ là nơi đưa ra câu trả lời cho công cuộc ứng phó chống biến đổi khí hậu. Tại Liên minh châu Âu, chúng ta có thể tìm cách đảm bảo vẫn tăng trưởng song song với các nỗ lực giảm phát thải. Nhưng nếu tình trạng phát thải tại Nam Á, châu Phi, khu cận Sahara cũng giống Hoa Kỳ thì sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho trái đất. Do vậy, Giải thưởng VinFuture giống như “ngọn hải đăng” trong bối cảnh này. Trước đây, tôi từng tham gia hội đồng của một số giải thưởng quốc tế uy tín, điển hình như giải thưởng Gulbenkian về Nhân loại trị giá triệu euro. Với VinFuture thật đặc biệt, lần đầu tiên tôi được tham gia thẩm định và đánh giá các công trình khoa học trong một giải thưởng đến từ đất nước đang phát triển, nhưng lại có tầm ảnh hưởng lớn đến như vậy, điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với tôi. Trân trọng cảm ơn Giáo sư!"," Giáo sư Hans Joachim Schellnhuber, một nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, đã chia sẻ những suy nghĩ của mình về tình hình biến đổi khí hậu hiện tại và các giải pháp cần thiết để giải quyết những thách thức này. Giáo sư cho biết, những biến đổi nhiệt độ trên đất liền và bề mặt biển đã gây ra mối lo ngại đáng kể, và chúng ta cần nghiên cứu kỹ lưỡng về hiện tượng này. Giáo sư cũng nhấn mạnh vào sự cần thiết của việc giảm lượng phát thải khí nhà kính về “0” vào năm 2040, nhưng điều này cũng không dễ dàng. Giáo sư cho rằng, nếu chúng ta không hành động nhanh hơn, nhiệt độ Trái đất sẽ tăng lên 2,7 độ thay vì 1,5 độ, một con số quá cao và không thể chấp nhận. Giáo sư cũng cho rằng, giải thưởng VinFuture 2024 có thể tìm ra câu trả lời cho vấn đề “nóng” này," 134,"Chân dung nghề “bảo mẫu động vật hoang dã”. GDVN - Tự nhận đã phải lòng nghề “bảo mẫu muông thú”, họ đã trở thành một phần của mái nhà thứ 2 đối với những chủng loài quý hiếm tại River Safari Nam Hội An.Không quản ngày đêm, đội ngũ nhân viên chăm sóc, bảo vệ động vật hoang dã tại River Safari Nam Hội An thuần thục lênh đênh trên những chiếc thuyền di chuyển từ khu hồ thiên nga sang lãnh địa của sư tử châu Phi, chúa sơn lâm oai hùng… chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ cho hàng nghìn cá thể tại đây. Tự nhận đã phải lòng nghề “bảo mẫu muông thú”, họ đã trở thành một phần của mái nhà thứ 2 đối với những chủng loài quý hiếm tại khu bảo tồn này. Tập thăng bằng trên thuyền với những cá thể nặng cả tạ Cứ đúng 8 giờ sáng mỗi ngày, chị Trần Thị Thiểm – Tổ trưởng Chăm sóc Động vật tại River Safari (thuộc công viên giải trí VinWonders Nam Hội An) lại tất bật rà soát bảng công việc chi tiết hàng ngày. Mỗi dòng, mỗi chữ từ cho thú ăn, đến các trường hợp cần theo dõi do có biểu hiện bỏ bữa, bị ốm hoặc vào kỳ sinh sản… đều được chị cẩn thận kiểm tra thật kỹ lưỡng. Làm nghề chăm sóc động vật hoang dã trong các khu bảo tồn vốn dĩ đã vất vả, tại River Safari – vườn thú du khảo trên sông, công việc lại có thêm nhiều “thử thách”, đòi hỏi phương pháp tổ chức và sự bền bỉ đặc biệt.“Vì tất cả khu vực chuồng trại của các loài động vật đều ở trên mặt nước hoặc dọc theo sông, nên việc di chuyển để chăm sóc hay cung cấp thức ăn đều phải dùng thuyền. Việc này vừa đòi hỏi lộ trình chặt chẽ, vừa đặt ra những “thử thách” không dễ gì mới có thể quen được. Cùng là bó cỏ khô 20kg cho voi ăn, vốn đã không dễ dàng mang vác khi đứng trên mặt đất, lại càng dễ mất sức hoặc té ngã khi di chuyển trên chiếc thuyền chông chênh, lắc lư”, chị Thiểm kể. “Đó là chưa kể những đợt tiếp nhận, vận chuyển, đưa thú ra sống ở các ốc đảo mới. Cỡ như hổ, sư tử thì trọng lượng cả tạ là bình thường. Anh em gắng sức xoay sở giữ thăng bằng trên sông với khung lồng khổng lồ nhưng không ai bảo ai đều rất nhẹ nhàng khi nhấc lên, đặt xuống. Mỗi bước đi, mỗi khâu đều phải phối hợp tỉ mỉ, chính xác để tránh cho các bạn thú bị rung lắc mạnh, có thể bị giật mình và hoảng loạn”. Nói về công việc chăm nom những “người bạn hoang dã” tại River Safari, anh Nguyễn Minh Hoàng – nhân viên chăm sóc động vật tâm sự: “Quan trọng nhất là phải rất thương, để ý từng li từng tí từ chuyện ăn ở, ngủ nghỉ cho đến “cái lông, cái tóc” của từng cá thể trong đàn. Khi “tụi nhỏ” mới về với River Safari lạ nước, lạ cái, mình phải theo dõi mỗi giờ mỗi phút xem mức độ thích nghi ra sao, phương án linh hoạt nhập đàn thế nào cho đúng với tập tính loài”. Hướng đôi mắt trìu mến dõi theo đàn thiên nga đen đang thả dáng trên mặt hồ, anh Hoàng bẽn lẽn cười: “Vậy nhưng tự nhiên “yêu” các bạn này từ khi nào không hay. Mỗi khi nghỉ phép 1 ngày thôi là thấy nhớ, chỉ chờ đi làm để mấy bà vượn cáo “trèo đầu cưỡi cổ”, lạc đà dụi đầu, gặm gấu áo…”.Những con người thầm lặng như anh Hoàng, chị Thiểm là thành viên của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, nhân viên chuyên nghiệp, lành nghề, được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn liên tục… để bền bỉ mang đến cho hàng nghìn cá thể động vật hoang dã điều kiện sinh sống, phát triển gần gũi nhất với tập tính tự nhiên. Trong đó, có những có loài thú quý hiếm, vốn được ghi nhận gần như tuyệt chủng nhưng nay đã có thể sinh sản trong môi trường nhân tạo. Hành trình “xây ngôi nhà hạnh phúc” của động vật hoang dã Du khách đến với River Safari ngày nay không khỏi trầm trồ khi xuôi theo dòng sông mô phỏng “Amazon thu nhỏ” để gặp gỡ hàng nghìn “cư dân” đang sinh sống thanh bình trên những ốc đảo độc đáo. Đàn ngựa vằn thong dong ăn cỏ, linh dương sừng mác gối đầu lên nhau ngủ yên dưới tán cây, chúa tể sơn lâm sải bước oai vệ, gia đình thiên nga tung tăng bơi lội… tạo khung cảnh đầy sinh động và phóng khoáng.Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2018, sau gần 6 năm, River Safari Nam Hội An giờ đây đã trở thành một “ngôi nhà” đúng nghĩa dành cho các loài động vật quý hiếm. Tại đây, muôn thú được duy trì tập tính sinh tồn đúng với bản năng hoang dã, được chăm sóc sức khỏe với máy móc hiện đại, thụ hưởng chế độ dinh dưỡng khoa học. Những “trái ngọt” liên tiếp đến với những nhân viên chăm sóc nơi đây. River Safari đón nhiều thành viên nhí được “khai sinh” ngay tại đây, tạo nên những kỳ tích khó tin. Trưởng bộ phận Chăm sóc động vật, Bác sĩ Lê Việt Cường nhớ lại ngày đàn thiên nga đen “nhập cư” vùng đất miền Trung nắng gió. Thời gian đầu, mục tiêu của toàn đội là chăm sóc các cá thể này khỏe mạnh, thích ứng tốt. Nhưng chỉ sau chưa đầy nửa năm, anh Cường và đồng đội bất ngờ phát hiện nàng thiên nga mái lục đục đi tìm ổ, đẻ trứng. Rồi cứ ngỡ những cái trứng sẽ “đơn côi” nhưng cặp đôi cứ vậy quấn quýt, chồng ấp vợ canh… Một đêm mưa, nhân viên tổ chăm sóc phát hiện một thiên thần mới chui khỏi vỏ, nhập đàn với cha mẹ. “Thiên nga đen sinh con ở tự nhiên đã hiếm. Ở một khu bảo tồn mà chúng có thể sinh sản chính là minh chứng cao nhất của môi trường sống lý tưởng và hạnh phúc” – Anh Cường tự hào chia sẻ. Bên cạnh đó, River Safari Nam Hội An còn vừa được chính thức công nhận là trung tâm cứu hộ, chữa trị cho thú hoang dã từ khắp cả nước. Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2024, vườn thú đã được rừng Quốc Gia Pù Mát tin tưởng bàn giao hơn 1.500 cá thể thú thuộc 37 loài động vật gồm vẹt, kỳ đà, trăn… với quãng đường cứu trợ lên đến 1.500km. Trước đó, River Safari đã đón từ Quảng Ninh 27 cá thể chồn đất, chuột túi Wallaby, chuột lang nước khổng lồ… bị săn bắt, nhập lậu trái phép, nuôi nhốt trong môi trường sống không phù hợp dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe và tập tính sinh hoạt… Đến nay, những cá thể động vật này đã hoàn toàn hồi phục và hòa nhập với “ngôi nhà River Safari Nam Hội An”. Hàng nghìn cá thể động vật đang được sinh sống trong trạng thái tinh thần tốt, sức khỏe ổn định tạo nên cơ sở đa dạng sinh học tại đây. Kế thừa và phát huy hiệu quả nền tảng tiên phong của hệ thống vườn thú bán hoang dã, vườn thú trên sông tại Nam Hội An tự hào trở thành một địa chỉ chăm sóc và bảo vệ muôn loài hoang dã đáng tin cậy ngay giữa miền Trung. "," River Safari Nam Hội An là một khu bảo tồn động vật hoang dã đặc biệt, với hàng nghìn cá thể động vật sinh sống trên những ốc đảo độc đáo. Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, nhân viên chuyên nghiệp, lành nghề được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn liên tục để bền bỉ mang đến cho hàng nghìn cá thể động vật hoang dã điều kiện sinh sống, phát triển gần gũi nhất với tập tính tự nhiên. Trong đó, có những loài thú quý hiếm, vốn được ghi nhận gần như tuyệt chủng nhưng nay đã có thể sinh sản trong môi trường nhân tạo. River Safari Nam Hội An còn vừa được chính thức công nhận là trung tâm cứu hộ, chữa trị cho thú hoang dã từ khắp cả nước. Hàng nghìn cá thể động vật đang được sinh sống trong trạng thái tinh thần tốt, sức khỏe ổn định tạo nên cơ sở đa dạng sinh học tại đây." 135,"Gia Lai: Phòng, chống bệnh dại còn nhiều khó khăn. Mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp phòng, chống bệnh dại, tỉnh Gia Lai vẫn có số ca tử vong do bệnh dại cao nhất cả nước. Hiện nay, các ngành chức năng đang tích cực gỡ khó và triển khai các biện pháp phòng chống quyết liệt nhằm hạn chế và đẩy lùi bệnh dại.Số ca tử vong do bệnh dại tăng cao Tỉnh Gia Lai hiện đang là một điểm nóng, đứng đầu cả nước về số ca tử vong do bệnh dại trong năm 2023 với 14 trường hợp tử vong. Trong đầu năm 2024, Gia Lai tiếp tục ghi nhận 2 ca tử vong vì bệnh dại. Mới đây, vào ngày 15/3, tỉnh Gia Lai ghi nhận 1 trường hợp tử vong là em R.M.C (nam, SN 2013, làng Lung Prông, xã la Kriêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai). Theo lời khai của người nhà, khoảng vào giữa tháng 12/2023, cháu bé bị chó nhà hàng xóm cắn vào cẳng chân, vết thương xước da, có rỉ máu.Sau khi chó cắn, cháu bé được người hàng xóm đưa ra y tế tư nhân để xử trí, rửa vết thương tuy nhiên không tiêm vắc xin phòng dại. Tại thời điểm cắn cháu bé, con chó chưa được tiêm vắc xin phòng dại và sau đó người nhà đã đập chết con chó. Đến ngày 14/3, cháu bé có biểu hiện sốt, mệt mỏi, chán ăn, sợ nước, sợ gió ở nhà có biểu hiện co rút tay chân được người nhà cho nhập viện. Sau đó, cháu bé đã tử vong. Đây là ca thứ 2 tử vong do bệnh dại trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong năm 2024. Ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Ia Kriêng (huyện Đức Cơ) cho biết: Hiện nay, trên địa bàn xã có khoảng hơn 600 con chó, hầu hết thả rông vì ý thức người dân, đặc biệt là người đồng bào DTTS về bệnh dại còn hạn chế. Đơn cử, dù chính quyền đã tuyên truyền trên các trang mạng xã hội cũng như phương tiện truyền thông đại chúng nhưng người dân vẫn không thực hiện. Khi bệnh nhân bị chó nhà nuôi cắn nhưng không đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra. Mặt khác, kinh tế của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn nên khi bị chó cắn cũng không dám bỏ tiền đi tiêm kháng huyết thanh dại. Chính vì vậy mà khi người dân bị chó cắn thì chính quyền cũng không nắm được. Theo đánh giá của các địa phương, do nguồn ngân sách còn hạn chế nên việc hỗ trợ tiêm phòng vacxin trên đàn cho nuôi đạt thấp, chưa đáp ứng yêu cầu miễn dịch quần thể. Mặt khác, tập quán nuôi chó thả rông của người dân, đặc biệt trong vùng đồng bào DTTS còn phổ biến, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, nên công tác quản lý, giám sát gặp nhiều khó khăn. Gỡ khó trong công tác phòng, chống bệnh dại Ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho biết, việc nuôi chó đều có văn bản quy định pháp luật rõ ràng. Thả rông chó sẽ bị xử phạt hiện có trong văn bản quy định nhưng các địa phương đã thực hiện chưa mà kêu khó. Mức độ của chó cắn nguy hiểm như thế nào, quản lý nuôi cho ra sao chúng ta đã làm được chưa? Rõ ràng việc xử lý bệnh dại khi “trên thì đang nóng, dưới thì nguội”. Mặt khác, cần phải nâng cao hơn nữa ý thức người dân, quyết liệt loại trừ bệnh dại trên đàn chó, mèo. Nhằm tháo gỡ khó khăn cho tỉnh Gia Lai, mới đây, ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có buổi làm việc và đã đưa ra nhiều vấn đề cần phân tích về việc phòng chống bệnh dại cho địa phương. Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT) kiểm tra phòng, chống bệnh dại tại Gia Lai Cụ thể, Chính phủ và các tỉnh đều có văn bản quy định rất đầy đủ trong công tác phòng, chống bệnh dại, nhưng khi đưa xuống địa phương triển khai thực hiện chưa quyết liệt. Ngoài ra, kế hoạch hàng năm mà các địa phương xây dựng chưa đúng thời điểm và sát với thực tế. Chính vì vậy, số liệu báo cáo vẫn không đúng theo quy định của Chính phủ. Trong khi đó, khó khăn nhất vẫn là thông tin tuyên truyền đến các hộ dân nhằm nâng cao nhận thức về bệnh dại. Việc quản lý đàn chó vẫn là cốt lõi. Hiện chó chủ yếu thả rông nên rất khó kiểm soát. Vì vậy cần phải quản lý đàn chó tốt hơn tại các địa phương. Ngoài ra, Cục Thú y đã đề nghị hỗ trợ vắc xin rất nhiều cho tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, vẫn cần sự đồng hành của người nuôi chó để phủ rộng tiêm vacxin hiệu quả trên đàn vật nuôi. Đặc biệt, cần phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra tử vong do bệnh dại. Cũng theo ông Long, hiện nay hệ thông thú y cơ sở gần như không có nên khó tham mưa thực hiện phòng, chống bệnh dại. Chính vì vậy, tỉnh Gia Lai cần phải quan tâm phối kết hợp giữa hệ thống thú y và y tế dự phòng để công tác phòng, chống bệnh dại được hiệu quả. “UBND các xã cần quán triệt với làng, bản để triển khai quyết liệt trong tháng 3,4 về phòng, chống bệnh dại, tạo sự đồng thuận chung tay của người dân trong công tác phòng, chống bệnh dại. Ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng ngành Y tế cần phối hợp chặt chẽ và chia sẻ thông tin cần thiết, cả hệ thống chính trị các cấp, ngành của tỉnh cùng vào cuộc quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng, chống bệnh dại…”, ông Long đề nghị. Hiện nay, Tây Nguyên nói chúng, Gia Lai nói riêng đang vào thời điểm nắng nóng, là thời điểm dễ bùng phát một số bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh dại. Để bệnh dại không còn là nỗi lo, bên cạnh trách nhiệm các ngành chức năng, người dân cần chấp hành nghiêm quy định về nuôi thả chó, mèo. Đồng thời, xóa bỏ những lầm tưởng, chủ quan về bệnh dại và vắc xin ngừa dại, để từ đó chủ động bảo vệ bản thân trước căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. Theo báo cáo từ Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023, cả nước có 82 người chết vì bệnh dại, gần 700.000 người bị chó mèo cắn phải tiêm phòng, tổn thất kinh tế gần 1.000 tỷ đồng. Riêng từ đầu năm 2024 đến nay, toàn quốc ghi nhận 27 ca tử vong do bệnh dại, 100.000 người bị chó cắn phải điều trị dự phòng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023."," Tỉnh Gia Lai đang gặp nhiều khó khăn trong việc phòng, chống bệnh dại. Hiện nay, tỉnh Gia Lai là một điểm nóng về số ca tử vong do bệnh dại trong năm 2023 với 14 trường hợp tử vong. Trong đầu năm 2024, Gia Lai tiếp tục ghi nhận 2 ca tử vong vì bệnh dại. Một trong những nguyên nhân chính gây khó khăn trong việc phòng, chống bệnh dại là do nguồn ngân sách còn hạn chế, không đủ để hỗ trợ tiêm phòng vacxin trên đàn chó, mèo. Mặt khác, tập quán nuôi chó thả rông của người dân, đặc biệt trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn phổ biến, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, nên công tác quản lý, giám sát gặp nhiều khó khăn. Nhằm tháo gỡ khó khăn cho tỉnh Gia Lai, mới đây, ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có buổi làm việc và đã đưa ra nhiều vấ" 136,"Biệt thự, nhà phố ồ ạt biến thành kho hàng livestream Xu hướng thuê mặt bằng để livestream không chỉ diễn ra tại các doanh nghiệp sản xuất, bán hàng, mà còn ở nhóm công ty chuyên dịch vụ tiếp thị liên kết (affiliate marketing). Hai năm nay, anh Chu cho một nhà phân phối sữa thuê mặt bằng 6.000 m2 ở Đức Hòa, Long An làm kho chứa hàng với giá 6.000 đồng/m2/tháng. Tuy nhiên, vài tháng trở lại đây, phía khách thuê liên tục thanh toán tiền thuê chậm với lý do kinh doanh khó khăn. Đúng lúc này, một cá nhân ở Hà Nội đề nghị thuê lại với giá 7.000 đồng/m2/tháng và đặt cọc trước 6 tháng. ""Đại lý phân phối sữa đã vi phạm hợp đồng ký kết nên tôi yêu cầu chấm dứt hợp đồng. Ngay tháng sau, người thuê mới đã cho dọn dẹp, sửa sang lại kho để chứa hàng"", anh Chu nói và cho biết lúc thoả thuận, anh cũng chỉ được biết là khách thuê mới dùng nơi này để chứa hàng. Nhưng theo quan sát, anh thấy người chủ này thiết kế kho thành hai phần: Một phần lớn dùng để chứa hàng, khu vực nhỏ còn lại được bố trí khá đẹp mắt với hệ thống đèn chiếu sáng chuyên nghiệp. ""Sau tôi mới biết người thuê kho hàng đồng thời tổ chức livestream bán hàng ngay tại kho. Khách thuê cho biết mô hình này rất phổ biến ở Trung Quốc, đang lan rộng ở phía Bắc và giờ đã vào đến phía Nam”, anh Chu chia sẻ. Đặt cược vào mô hình mới Thực tế, làn sóng livestream bán hàng đã nổi lên nhiều năm gần đây như một xu hướng mới của thương mại điện tử Việt Nam, buộc các thương hiệu và doanh nghiệp cũng phải nhanh chóng thích ứng. ""Theo quan sát của tôi, nhiều đơn vị bán được số lượng lớn đơn hàng qua livestream, thương mại điện tử hiện nay đều livestream ngay tại kho. Đây thường là các kho quy mô lớn tương tự mô hình truyền thống nhưng sẽ bố trí thêm một khu vực nhỏ để livestream ngay tại chỗ, hoặc cũng có thể là một căn nhà riêng, diện tích lớn để có thể đóng hàng giao đi ngay sau khi kết phiên livestream”, chị Yến Trần - CEO H.Y Group - một đơn vị chuyên phân phối mỹ phẩm cho biết. Chính công ty chị cũng đang có kế hoạch giữa năm nay sẽ thuê thêm một căn nhà phố ở khu vực quận Thanh Xuân hoặc Hà Đông (Hà Nội) để vừa làm văn phòng và kho chứa hàng, vừa bố trí phòng livestream.""Trước đây công ty tôi tập trung chủ yếu vào bán sỉ nên hệ thống kho xưởng khá đặc thù, nay muốn mở rộng thêm mảng bán lẻ thông qua thương mại điện tử, đặc biệt là livestream thì cần thuê mặt bằng riêng. Đơn hàng hiện chưa nhiều nhưng tôi nhìn thấy hiệu quả của hình thức này nên muốn đặt cược đầu tư để phát triển hơn về cả cơ sở vật chất lẫn nhân sự"", chị chia sẻ. Sau khi tìm hiểu thực tế, chị Yến ước tính giá thuê một căn nhà riêng phù hợp yêu cầu khoảng 15 triệu đồng/tháng, còn tổng chi phí đầu tư ban đầu cho các trang thiết bị máy móc, bàn ghế, phông nền phục vụ livestream tối đa vài chục triệu đồng. Tương tự, anh Trần Lâm - chủ thương hiệu Julyhouse - nhà bán hàng có nhiều năm thành công trên các sàn thương mại điện tử, cách đây 1-2 năm rộ lên câu chuyện mở kho, đặc biệt là đa kho ở nhiều tỉnh thành lớn, thì các doanh nghiệp giờ đây có xu hướng tận dụng kho của các công ty logistics hơn. Thay vào đó, họ ưu tiên thuê nhà phố làm văn phòng để vừa có không gian làm việc, chứa hàng, vừa có thể bố trí khu vực livestream. Đơn cử như với công ty của anh Trần Lâm, các phiên livestream kéo dài vài tiếng mỗi ngày hiện đóng góp 15-20% doanh số. Hiện anh Lâm đang tập trung cải thiện hiệu quả bán hàng qua livestream, với kỳ vọng nâng tỷ trọng lên 30-40%. Nở rộ cho thuê phòng livestream Đáng chú ý, trong làn sóng thuê kho bãi, nhà riêng để bán hàng livestream, thị trường còn xuất hiện nhóm khách thuê là các công ty chuyên về dịch vụ livestream, affiliate marketing (tiếp thị liên kết). Những đơn vị này thường thuê nguyên một căn biệt thự, sàn văn phòng hoặc mặt bằng kho xưởng lớn, sau đó cải tạo thành các phòng livestream nhỏ và cho KOL, KOC hoặc các nhà bán hàng thuê lại để thực hiện các phiên livestream. Anh Hoàng Tuấn Anh, một nhà đầu tư bất động sản lâu năm, cũng cho biết đang thương lượng với một số khách để cho thuê sàn văn phòng làm dịch vụ livestream ở khu vực quận 2 cũ, nay thuộc TP Thủ Đức, TP.HCM. “Những khách này mới thuê nguyên sàn trong một tòa nhà văn phòng lớn ở quận 10 nên tôi muốn thuyết phục họ mở rộng thêm ở các sàn tại quận 2”, anh chia sẻ. Chị Quỳnh Anh, làm việc nhiều năm trong lĩnh vực bất động sản, cũng cho biết đã nhận được yêu cầu thuê văn phòng với mục đích này từ quý II-III/2023. ""Có thời điểm cả chục khách hỏi thuê liên tục, đặc biệt nhu cầu bùng nổ vào giai đoạn 2 tháng trước Tết Nguyên đán 2024. Khách thuê thường là các công ty Trung Quốc hoặc một số công ty của Việt Nam do các bạn trẻ 9x làm chủ, đã triển khai mô hình này thành công ở phía Bắc và muốn mở rộng vào TP.HCM"", chị Quỳnh Anh cho biết. Theo chị, những khách thuê này cần các sàn văn phòng có diện tích lớn từ 300 m2 đến cả nghìn m2, giá dưới 15 USD/m2/tháng nên thường là văn phòng hạng C ở các khu vực rìa như quận 2 cũ, TP Thủ Đức... Tuy nhiên, nguồn cung đáp ứng không nhiều, vì đặc thù phục vụ livestream nên rất ồn ào và phải hoạt động 24/7, đặc biệt vào ban đêm và cuối tuần, do đó không nhiều tòa nhà hỗ trợ. Vài tháng trở lại đây, chị nhận thấy các doanh nghiệp chuyển hướng sang tìm thuê các căn biệt thự quy mô lớn hoặc kho xưởng rộng, quy mô đủ để chia ra hàng chục phòng livestream. Lý do là sàn văn phòng giá rẻ đáp ứng các tiêu chí thuận lợi cho dịch vụ livestream không nhiều, nên một số khách chuyển sang loại hình kho xưởng rộng hoặc biệt thự. “Ở Trung Quốc, ngành công nghiệp livestream đã phát triển từ lâu và đến nay đã đạt đỉnh. Vì vậy, mặc dù Việt Nam mới manh nha thời gian gần đây nhưng tôi nghĩ vẫn sẽ là một xu hướng kéo dài"", chị Quỳnh Anh đánh giá."," Tóm tắt: - Xu hướng thuê mặt bằng để livestream đang diễn ra tại các doanh nghiệp sản xuất, bán hàng và các công ty chuyên dịch vụ tiếp thị liên kết. - Một cá nhân ở Hà Nội đã thuê lại một kho hàng ở Đức Hòa, Long An để chứa hàng và tổ chức livestream bán hàng ngay tại kho. - Mô hình này đang phổ biến ở Trung Quốc và đang lan rộng ở phía Bắc và giờ đã vào đến phía Nam. - Các thương hiệu và doanh nghiệp đang phải nhanh chóng thích ứng với xu hướng này. - Các đơn vị bán được số lượng lớn đơn hàng qua livestream, thương mại điện tử hiện nay đều livestream ngay tại kho. - Các kho quy mô lớn tương tự mô hình truyền thống nhưng sẽ bố trí thêm một khu vực nhỏ để livestream ngay tại chỗ, hoặc cũng có thể là một căn nhà riêng, diện tích lớn để có thể đóng hàng giao đi ngay sau khi kết phiên livestream. - Các công ty chuyên về dịch vụ livestream, affiliate marketing" 137,"Thú chơi 'nhiếp ảnh không máy ảnh' xa xỉ của Phạm Tuấn Ngọc. Nghệ sĩ thị giác Phạm Tuấn Ngọc vừa có buổi gặp gỡ báo chí để giới thiệu về studio kết hợp với gallery trưng bày ảnh của anh - Noirfoto, 131 Dương Văn An, TP.Thủ Đức, TP.HCM. Dọn về khu Thảo Điền chưa bao lâu, nghệ sĩ Phạm Tuấn Ngọc đã tổ chức buổi gặp gỡ báo chí tại ""ngôi nhà nghệ thuật"" của mình. Anh cho biết, khi chủ cũ lấy lại mặt bằng cho thuê, may mắn anh tìm được ngôi nhà cấp bốn hiện tại và bắt tay vào cải tạo, trang trí mọi thứ để làm nơi sáng tạo và gặp gỡ nghệ sĩ, KOL (những người có sức ảnh hưởng). Studio của Phạm Tuấn Ngọc có rất nhiều hoa lá. Phía trước studio là phòng gallery ảnh với những bức ảnh đen trắng về Hà Nội, nước Pháp, những ký ức về phố phường, đô thị... Thú chơi 'nhiếp ảnh không máy ảnh' xa xỉ của Phạm Tuấn Ngọc- Ảnh 1. Thông qua buổi gặp gỡ, anh chia sẻ với mọi người về ảnh đen trắng - ""cú chụp thứ hai trong phòng tối"" - thứ nghệ thuật tỉ mẩn và xa xỉ anh theo đuổi một thời gian rất dài. Phía sau gallery là phòng tối - ""mật thất"" mà Phạm Tuấn Ngọc vui vẻ chia sẻ với mọi người: ""Có ngày tôi ở đây trong suốt mười mấy tiếng"". Ảnh đen trắng, khác với ảnh màu kỹ thuật số ở chỗ đây là ảnh thủ công, được nghệ sĩ rọi ảnh và rửa với hóa chất trong thời gian rất lâu. Ảnh càng lớn quá trình tạo tác càng tốn nhiều thời gian và công sức. Phòng tối là nơi người rọi ảnh ""khóa mình"" với xung quanh, mang tính đặc thù và riêng tư của người nghệ sĩ, bởi vì nơi đây chứa đựng tất cả những thiết bị, dụng cụ, sách vở, tài liệu... để người rọi ảnh bắt đầu ""nghi thức"" của mình, và cũng vì nơi đây sự thăng hoa trong sáng tạo đạt đến tối đa. Trong các bức ảnh của mình, Phạm Tuấn Ngọc, với kỹ thuật điêu luyện, dùng nhiều phản ứng hóa học khác nhau để tạo độ sâu của một bức ảnh đen trắng. Anh sử dụng nhiều các kỹ thuật như quang đồ, bán đảo dương... để tạo ảnh đen trắng. "," Phạm Tuấn Ngọc, một nghệ sĩ thị giác, vừa tổ chức một buổi gặp gỡ báo chí để giới thiệu về studio và gallery của mình tại Thảo Điền, TP. Thủ Đức, TP. HCM. Anh đã tìm được một ngôi nhà cấp bốn và cải tạo nó thành một nơi sáng tạo và gặp gỡ nghệ sĩ và KOL. Studio của Phạm Tuấn Ngọc có rất nhiều hoa lá và một phòng gallery ảnh với những bức ảnh đen trắng về Hà Nội, nước Pháp và những ký ức về phố phường và đô thị. Phạm Tuấn Ngọc chia sẻ với mọi người về ảnh đen trắng, một nghệ thuật tỉ mẩn và xa xỉ mà anh đã theo đuổi trong một thời gian dài. Phía sau gallery là phòng tối, một nơi đặc thù và riêng tư của nghệ sĩ, chứa đựng tất cả những thiết bị, dụng cụ, sách vở và tài liệu để người rọi ảnh bắt đầu ""nghi thức"" của mình. Phạm Tuấn Ngọc sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để tạ" 138,"Chuyện lạ về “Giếng Cấm” từng lấy nước tiến vua ở Cố đô Huế. Một giếng cổ độc đáo có tên Hàm Long ở TP Huế hay được người dân lớn tuổi đang sinh sống ở Thừa Thiên Huế kể lại cho con cháu nghe với những giai thoại khác nhau gắn liền với lịch sử của các vua triều Nguyễn (1802-1945). Giếng Hàm Long với truyền thuyết rồng quấy phá Mặc dù rất ít người qua lại và không còn ai lấy nước sử dụng vào ăn uống nhưng giếng cổ độc đáo mang tên Hàm Long (miệng rồng) ở chân núi Bình An Sơn và gần đường lên chùa Báo Quốc (TP Huế) hay được người dân lớn tuổi đang sinh sống ở Thừa Thiên Huế kể lại cho con cháu nghe với những giai thoại khác nhau gắn liền với lịch sử của các vua triều Nguyễn (1802-1945). Giếng nằm trong khuôn viên của chùa Báo Quốc (phường Đúc, TP Huế) và thỉnh thoảng mới có người ghé qua khi họ lên chùa Báo Quốc hoặc đến giếng thắp hương hay chỉ các cụ già rảnh rỗi mang quần áo đến giặt, rửa chân tay… Sau khi nhiều lần hỏi đường đi, cuối cùng PV Tạp chí Người Hà Nội cũng đến được giếng Hàm Long và chúng tôi bắt gặp bà Công Tằng Tôn Nữ Thị Dung (75 tuổi, trú ở phường Đúc, TP Huế) đang giặt mấy bộ quần áo cho mình cũng như áo quần con cháu. Theo bà Dung kể, “hiện nay rất ít người sử dụng nước giếng Hàm Long bởi đã có sẵn nước máy sử dụng ở nhà, rảnh rỗi không có việc gì làm và ở nhà buồn nên khoảng 2 hoặc 3 ngày tôi lại mang vài bộ quần áo ra giặt cũng như đi lại thể dục luôn”. Những người dân lớn tuổi sống gần chùa Báo Quốc hay truyền miệng nhau và kể chuyện cho con cháu sau này nghe rằng, giếng Hàm Long ra đời gắn liền với việc hình thành của nhà Nguyễn. Theo đó, khi vua Nguyễn từ Bắc vào xứ Thuận Hóa (Thừa Thiên Huế ngày nay - PV) khai hoang bờ cõi, vùng đất này vẫn còn hoang sơ và có nhiều điều thần bí, con người sống thưa thớt và phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Sau khi vua Nguyễn vào Phú Xuân định đô chưa được bao lâu, nhà vua cũng như nhân dân trong vùng không được ngủ yên vì có một con rồng ngày đêm hô mưa gọi gió và gây ra sóng gió ầm ầm. Nhà vua lo lắng cho vận mệnh của đất nước và cuộc sống của nhân dân nên đã sai các quan thần trong triều đi khắp nơi các vùng đất để tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra. Tuy nhiên, một ngày có một ông thầy phong thủy từ phương xa tới diện kiến nhà vua và phán rằng, trước mặt kinh thành (Đại nội Huế bây giờ) có một dãy núi thiêng với nhiều long mạch. Đặc biệt, long mạch ở đây mang nhiều điểm thần bí so với long mạch ở những nơi khác là biến hóa khôn lường và muôn hình vạn trạng, lúc to lúc nhỏ và lúc nhô cao lúc xuống thấp, lúc nghịch lúc thuận, lúc ẩn lúc hiện là do con rồng quấy phá. Sau đó, thầy phong thủy cũng lại phán, nơi đây hội tụ sinh khí thịnh vượng không đâu có được nên nhà vua nghe theo thầy phong thủy là mời vị cao nhân về cúng bái và yểm long mạch chế ngự con rồng hay quấy phá. Quả nhiên, con rồng thiêng không còn quấy phá nhà vua và nhân dân nữa. Từ đó, ngọn núi nơi con rồng ẩn nấp được đặt tên là Bình An Sơn, cái tên còn tồn tại cho đến ngày nay. Còn theo bà Công Tằng Tôn Nữ Thị Dung, việc con rồng quấy phá là truyền thuyết của người xưa kể cho nhau nghe và không có cơ sở nhưng giếng Hàm Long thực sự không bao giờ cạn, nước luôn trong sạch, thậm chí mưa lụt cũng không bị đục ngầu như các giếng khác. “Giếng Cấm” cung cấp nước cho vua nhà Nguyễn Người dân sinh sống gần giếng Hàm Long thông tin cho biết, giếng nước Hàm Long đã có từ lâu đời và ước chừng cũng khoảng 350 năm nay. Tấm bia đá được người làng và chùa Báo Quốc lập từ năm 2005 có ghi “Giếng Hàm Long có tên chữ Hán là Hàm Long Tĩnh. Theo bộ Hàm Long Sơn Chí thì giếng xuất hiện cùng thời với việc khai sơn chùa Báo Quốc khoảng năm 1674. Đáy giếng có đá như hàm rồng. Nước trong đá tuôn ra mát lạnh có vị ngọt nên ngạn ngữ có câu “Giếng Hàm Long trong lại ngọt, anh thương em rày có Bụt chứng tri””. Theo Đại Nam Nhất Thống chí, “Buổi đầu khai quốc, các quan lại triều đình thường lấy nước giếng này để vua dùng nên lại có tên nữa là Giếng Cấm”. Cũng kể về giếng Hàm Long lại có ý kiến cho rằng, hồi xưa nơi này còn hoang sơ và thiền sư Tổ Giác Phong đã lập nên chùa Báo Quốc vào cuối thế kỷ XVII và đã đào một cái giếng để lấy nước ngay dưới chân núi. Bỗng từ dưới giếng có mạch nước ngọt tỏa mùi thơm ngát phun ra liên tục như miệng con rồng phun nước nên đặt là giếng Hàm Long.Một sự tích khác lại nói, khi người ta đào giếng để lấy đá thì đào đúng viên đá dẫn lộ xuống mạch nước ngầm và đá quá giống miệng con rồng nên người ta đặt tên là Hàm Long. Hiện, trên tấm bia ở giếng có hình tượng một con rồng uốn lượn, mạnh mẽ uy nghi. Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, chùa Báo Quốc trở thành nơi giặc cất giữ vũ khí, đóng quân và biết nước giếng Hàm Long ngon ngọt nên chúng đã biến nơi đây thành ô uế bởi những phế phẩm trâu bò bị vứt lại sau khi cướp của dân về mổ xẻ. Dần dần, không biết vì lý do gì mà giặc cứ bị bệnh rồi chết một cách bí ẩn. Câu chuyện đó cũng được người dân truyền tai kể cho nhau nghe đến ngày nay. Theo tìm hiểu, giếng Hàm Long có từ thời chúa Nguyễn Phúc Thuần và người dân trong vùng ai cũng đến đây gánh nước về dùng. Tuy nhiên, đến thời vua Gia Long thì nước trong thành bị bẩn đục nên các quan lại mới cho người sang giếng Hàm Long gánh nước về cho vua dùng, từ đó giếng Hàm Long trở thành giếng cấm và người dân không được sử dụng nữa. Nước giếng Hàm Long hiện nay rất ít được người dân sử dụng mà chỉ phục vụ cho mục đích cúng bái cầu nguyện may mắn, sức khỏe, bình an và tham quan chiêm ngưỡng. Hàng năm, người dân nơi đây vẫn tổ chức làm vệ sinh giếng nên lúc nào nước cũng trong sạch với hàng cây phía trên tạo bóng mát trong những ngày hè oi bức."," Giếng Hàm Long, một giếng cổ độc đáo ở TP Huế, có nhiều truyền thuyết và câu chuyện khác nhau gắn liền với lịch sử của các vua triều Nguyễn. Giếng này được cho là có từ lâu đời và có thể đã tồn tại từ khi nhà Nguyễn vào xứ Thuận Hóa (Thừa Thiên Huế ngày nay) khai hoang bờ cõi. Giếng Hàm Long được cho là có nguồn nước ngọt và trong sạch, không bao giờ cạn, và được sử dụng để cung cấp nước cho vua nhà Nguyễn. Tuy nhiên, trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, chùa Báo Quốc trở thành nơi giặc cất giữ vũ khí, đóng quân và biết nước giếng Hàm Long ngon ngọt nên chúng đã biến nơi đây thành ô uế bởi những phế phẩm trâu bò bị vứt lại sau khi cướp của dân về mổ xẻ. Dần dần, không biết vì lý do gì mà giặc cứ bị bệnh rồi chết một cách bí ẩn. Hiện nay, giếng Hàm Long rất ít được người dân sử dụng mà chỉ phục vụ cho mục" 139,"Nghệ An: Xã Thanh Liên đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. (Xây dựng) - Tối 23/3, Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập xã (1954-2024); đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025. Ngày 23/3/1954, Ủy ban hành chính tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định số 157 phân chia xã Tam Đồng thành 3 xã Thanh Liên, Thanh Tiên và Thanh Chung. Sau khi xã Thanh Liên được thành lập, với sự cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, xã đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phòng; cùng với việc thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao. Từ một xã miền núi, thuần nông, cơ sở vật chất ban đầu còn hạn chế, đời sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn, đến nay, xã Thanh Liên đã có một diện mạo mới khang trang, hiện đại. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 10 năm 2014-2024 đạt 9%, tỷ trọng nông lâm nghiệp năm 2014 chiếm 54%, nay giảm xuống còn 28,3%. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng năm 2014 chiếm 24%, nay tăng lên trên 32%, thương mại dịch vụ năm 2014 chiếm 22%, nay tăng lên gần 40%. Kinh tế tăng trưởng ổn định, các loại hình dịch vụ, thương mại phát triển phong phú, đa dạng, thu hút được nhiều đơn vị, doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách. Công tác quản lý quy hoạch đất đai được chú trọng, từng bước đi vào nề nếp. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng khối đại đoàn kết được quan tâm, chăm lo đúng mức.Là 1 trong 4 xã đầu tiên của huyện Thanh Chương đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong giai đoạn 2016-2022, xã đã tập trung huy động, lồng ghép được trên 115,7 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới nâng cao. Các công trình giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng được đầu tư xây dựng đã tạo điều kiện cho bà con nông dân phát triển sản xuất. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã ngày càng phát triển, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của nhân dân địa phương. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 19,5 triệu đồng, đến nay đạt trên 51 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo tính đến năm 2023 chỉ còn dưới 1,25%. Công tác giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường cũng đã được quan tâm, củng cố và nâng cấp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn khang trang sáng, xanh, sạch, đẹp hơn.Phát biểu tại buổi lễ, ông Trình Văn Nhã – Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương đề nghị: Để giữ vững những kết quả đã đạt được đồng thời phấn đấu hướng đến xây dựng xã Thanh Liên thành xã nông thôn mới kiểu mẫu trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thanh Liên thường xuyên quan tâm công tác tư tưởng, tránh tư tưởng cầm chừng, thỏa mãn, tiếp tục phát huy dân chủ, công khai, minh bạch, huy động nội lực “lấy sức dân mà xây dựng cho dân”. Tiếp tục nâng cao nhận thức về sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường, lấy tư duy giá trị thay cho tư duy sản lượng. Tiếp tục vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.Cùng với đó, thường xuyên quan tâm xây dựng chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh. Tích cực chuyển đổi số, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thực hiện thủ tục hành chính nhanh, gọn, có kỷ cương, không gây phiền hà cho nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ MTTQ và các đoàn thể biết lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, có năng lực vận động quần chúng, “Gần dân, sát dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”; phối hợp chặt chẽ với chính quyền thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội; tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền."," Xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập xã (1954-2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025. Sau khi xã Thanh Liên được thành lập, với sự cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, xã đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phòng; cùng với việc thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao. Từ một xã miền núi, thuần nông, cơ sở vật chất ban đầu còn hạn chế, đời sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn, đến nay, xã Thanh Liên đã có một diện mạo mới khang trang, hiện đại. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng kin" 140,"Trường UTH lên tiếng về thông tin Viện DCI chậm đóng BHXH. PGS. TS Nguyễn Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh khẳng định: ""Từ khi hoạt động cho đến nay, Viện DCI chưa bao giờ chậm hoặc không đóng bảo hiểm cho người lao động. Việc đóng bảo hiểm từ trước tới nay Viện DCI vẫn thực hiện nộp vào cuối mỗi quý"".Trường Đại học giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh (UTH) được biết đến là một trong những cơ sở đào tạo bậc đại học chuyên ngành Giao thông vận tải uy tín hàng đầu Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, trên một số trang truyền thông đăng tải thông tin Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả (DCI) bị Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh khoá thẻ BHYT do chậm đóng BHXH. Về thông tin này, PGS. TS Nguyễn Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh cho biết, các hoạt động của Viện DCI, nhân sự làm việc tại Viện DCI thuộc sự quản lý của Trường Đại học giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh và khẳng định từ khi hoạt động cho đến nay Viện DCI chưa bao giờ chậm hoặc không đóng bảo hiểm cho người lao động. Việc đóng bảo hiểm từ trước tới nay Viện DCI vẫn thực hiện nộp vào cuối mỗi quý. Ngày 21/3/2024, Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả đã thực hiện nộp BHXH quý 1 năm 2024, với tổng số tiền đã nộp là 20.198.760 đồng. ""Chúng tôi mong muốn, khi các phương tiện truyền thông tiếp nhận thông tin liên quan đến Trường và Viện thì liên hệ với chúng tôi để trao đổi, làm rõ thông tin trước khi thực hiện viết và đăng bài. Chúng tôi luôn cầu thị lắng nghe, tiếp thu các ý kiến góp ý để xây dựng Viện ngày càng phát triển hơn"", ông Tuấn nói. Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả trực thuộc Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh. Viện DCI là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tư vấn trong lĩnh vực giao thông vận tải bao gồm đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt cao tốc, đường bộ cao tốc... Về hợp tác giữa Đại học giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, Viện DCI với Tập đoàn Đèo Đèo Cả, PGS. TS Nguyễn Anh Tuấn cho biết mục tiêu của Chính phủ, đến năm 2030 hoàn thành 5.000km đường bộ cao tốc và định hướng phát triển giao thông đường sắt Việt Nam, đến năm 2025 phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, hoàn thành toàn bộ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước năm 2045. Nắm bắt cơ hội này, Trường Đại học giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh và Viện DCI đã mời Tập đoàn Đèo Cả - đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành các công trình hạ tầng giao thông tham gia hợp tác đào tạo nhân lực trình độ cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho ngành giao thông vận tải nói chung, lĩnh vực đường sắt nói riêng. Đầu năm 2024, Viện DCI đã tổ chức khai giảng chương trình đào tạo chuyên ngành Xây dựng Đường sắt – Metro theo ""đơn đặt hàng"" của Tập đoàn Đèo Cả nhằm xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu để tham gia đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành và khai thác mảng đường sắt – metro của Đèo Cả và các đối tác. Học viên là cán bộ, nhân viên Tập đoàn Đèo Cả và đối tác đã tốt nghiệp các chuyên ngành như: Xây dựng công trình giao thông, Cầu đường, Địa chất thủy văn, Kỹ thuật địa chất… tại các trường Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam. Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả tiền thân là ""Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Phát triển công nghệ Giao thông vận tải"" trực thuộc Trường Đại học Giao thông vận tải TP.Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 1425/QĐ-BGTVT ngày 19/5/2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. ""Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Phát triển công nghệ Giao thông vận tải"" được đổi tên thành ""Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả"" trực thuộc Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh theo Quyết định số 596/QĐ-ĐHGTVT ngày 17/8/2023. "," Trường Đại học giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh (UTH) đã lên tiếng về thông tin Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả (DCI) bị Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh khoá thẻ BHYT do chậm đóng BHXH. PGS. TS Nguyễn Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh cho biết, các hoạt động của Viện DCI, nhân sự làm việc tại Viện DCI thuộc sự quản lý của Trường Đại học giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh và khẳng định từ khi hoạt động cho đến nay Viện DCI chưa bao giờ chậm hoặc không đóng bảo hiểm cho người lao động. Việc đóng bảo hiểm từ trước tới nay Viện DCI vẫn thực hiện nộp vào cuối mỗi quý. Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả trực thuộc Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh. Viện DCI là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu, chuyển g" 141,"Ăn khoai lang nhiều có tốt không? Kinhtedothi - Khoai lang được biết đến là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có lợi sức khỏe. Nhưng liệu ăn khoai lang nhiều có thực sự tốt hay không? Hãy cùng tìm hiểu.Thành phần dinh dưỡng của khoai lang Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 200 gram khoai lang nướng có vỏ cung cấp calo: 180; protein: 4 gram; chất béo: 0,3 gram; chất xơ: 6,6 gram; vitamin A: 769% lượng cần cung cấp hàng ngày; vitamin C: 65% của lượng cần cung cấp hàng ngày. Với hàm lượng calo thấp, protein và chất béo ít, khoai lang là một lựa chọn tuyệt vời cho một chế độ ăn lành mạnh. Mỗi lần thưởng thức khoai lang, bạn cũng cung cấp cho cơ thể mình một lượng chất xơ đáng kể, vitamin A và vitamin C vượt trội. Những yếu tố này không chỉ giúp duy trì sức khỏe tổng thể mà còn bảo vệ cơ thể khỏi các tác động có hại của gốc tự do. Lợi ích sức khoẻ của khoai lang Ổn định đường huyết: với khả năng giảm lượng đường trong máu, khoai lang là lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng loại khoai lang trắng Nhật Bản, gọi là Caiapo, có thể đặc biệt hữu ích trong việc điều trị bệnh này. Chống oxy hóa: chất chống oxy hóa có trong khoai lang giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường và bệnh tim. Tăng cường chức năng não: khoai lang không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn có thể giúp tăng cường trí nhớ và chức năng não, giúp ngăn ngừa tổn thương oxy hóa trong não. Tăng cường miễn dịch: vitamin A trong khoai lang giúp kích thích sản xuất tế bào miễn dịch và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào gây hại. Ngoài ra, vitamin A và các chất chống oxy hóa trong khoai lang còn giúp duy trì sức khỏe của mắt, ngăn chặn sự thoái hóa và cải thiện thị lực. Hỗ trợ giảm cân: với lượng chất xơ và dinh dưỡng dồi dào, khoai lang giúp tạo cảm giác no lâu và hỗ trợ quá trình giảm cân. Với những lợi ích sức khỏe đa dạng và đáng kể mà khoai lang mang lại, việc thêm chúng vào chế độ ăn hàng ngày là một quyết định thông minh. Bạn có thể ăn khoai lang hàng ngày với lượng vừa đủ để tốt cho sức khoẻ. để tận hưởng tối đa các lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại."," Khoai lang là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Mỗi 200 gram khoai lang nướng cung cấp 180 calo, 4 gram protein, 0,3 gram chất béo, 6,6 gram chất xơ, 769% lượng cần cung cấp hàng ngày của vitamin A và 65% của vitamin C. Khoai lang có thể giúp ổn định đường huyết, chống oxy hóa, tăng cường chức năng não, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ giảm cân. Với những lợi ích sức khỏe đa dạng và đáng kể mà khoai lang mang lại, việc thêm chúng vào chế độ ăn hàng ngày là một quyết định thông minh. Bạn có thể ăn khoai lang hàng ngày với lượng vừa đủ để tốt cho sức khoẻ." 142,"Ban QLDA Mỹ Thuận cần nghiêm túc rút kinh nghiệm ở dự án Tân Vạn - Nhơn Trạch. Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA Mỹ Thuận nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc chậm triển khai thực hiện việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, đồng thời khẩn trương có báo cáo tiếp thu, giải trình nội dung góp ý của các cơ quan thuộc Bộ đối với hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trong tháng 3/2024 Bộ GTVT vừa ban hành thông báo kết luận của Thứ Lê Anh Tuấn tại cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện dự án thành phần 1A của dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch giai đoạn 1 thuộc đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh Theo đó, đối với việc đầu tư bổ sung đơn nguyên cầu Nhơn Trạch, thông báo kết luận nêu rõ, tiến độ thực hiện việc điều chỉnh chủ trương đầu tư bổ sung đơn nguyên cầu Nhơn Trạch vào dự án hiện đang triển khai rất chậm. Về nội dung này, Văn phòng Chính phủ đã có chỉ đạo tiến hành từ tháng 4/2023, tuy nhiên tới cuối tháng 01/2024 Bộ GTVT mới nhận được tờ trình của Ban QLDA Mỹ Thuận. Việc đầu tư bổ sung đơn nguyên cầu Nhơn Trạch là rất cấp thiết nhằm đảm bảo khai thác đồng bộ, an toàn, thông suốt trên toàn tuyến đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh theo quy mô đường cao tốc. Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA Mỹ Thuận nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc chậm triển khai thực hiện việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, đồng thời khẩn trương có báo cáo tiếp thu, giải trình nội dung góp ý của các cơ quan thuộc Bộ đối với hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, hoàn thiện hồ sơ và phối hợp với Vụ Kế hoạch - Đầu tư để rà soát, tham mưu Bộ GTVT báo cáo Chính phủ trong tháng 3/2024. ""Quá trình triển khai tiếp theo cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Hội đồng thẩm định, đặc biệt với cơ quan chủ trì thẩm định là Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời báo cáo, tiếp thu, tránh việc phải có văn bản giải trình nhiều lần dẫn tới kéo dài thủ tục thẩm định, phê duyệt; phấn đấu hoàn thành việc điều chỉnh chủ trương đầu tư trong tháng 5/2024"", kết luận nêu rõ. Ngoài ra, Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA Mỹ Thuận chủ động tổ chức thực hiện các công việc tiếp theo của bước phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư; đàm phán với nhà tài trợ để sửa đổi, bổ sung thoả thuận vay vốn cho dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, sớm đưa công trình vào thi công xây dựng. Một gói thầu đang chậm tiến độ Đề cập đến tiến độ thi công dự án, Bộ GTVT cho biết, theo báo cáo của Ban QLDA Mỹ Thuận, đến nay tiến độ thi công của toàn dự án đạt 43/53,8%, chậm 10,8% so với kế hoạch. Trong đó, gói thầu CW1 đạt 63,6% kế hoạch, trong khi đó gói thầu CW2 mới đạt 12,02/37,83% do chưa nhận đủ mặt bằng thi công và nguồn cung cấp vật liệu cát khan hiếm. Để đẩy nhanh triển khai thi công dự án, đồng thời kiểm soát chặt chẽ chất lượng và an toàn trong thi công xây dựng, Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA Mỹ Thuận tiếp tục làm việc với huyện Nhơn Trạch, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ GPMB và công tác di dời công trình hạ tầng kỹ thuật để bàn giao toàn bộ mặt bằng trước ngày 31/3/2024 để triển khai thi công theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 70/TB-VPCP ngày 28/02/2024 của Văn phòng Chính phủ. Đồng thời, Ban QLDA Mỹ Thuận, tư vấn giám sát bố trí đầy đủ nhân sự để thường xuyên, kịp thời kiểm tra hiện trường, kiểm soát tiến độ, chất lượng thi công đảm bảo tuân thủ theo đúng thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật được duyệt; kịp thời đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mặc hoặc các điều chỉnh, phát sinh trong quá trình thi công; đẩy nhanh công tác nội nghiệp, hoàn thành hồ sơ nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành để đảm bảo nguồn tài chính phục vụ thi công; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội quy về an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Chỉ đạo về công tác tổ chức thi công, quản lý chất lượng dự án, Bộ GTVT yêu cầu đối với gói thầu CW1, các đơn vị cần lập điều chỉnh tiến độ thi công tổng thể, chi tiết của công trình để làm cơ sở triển khai thực hiện đảm bảo hoàn thành trước 30/4/2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó phải tính đến thời gian dự phòng để xử lý các vướng mắc, phát sinh hoặc bất lợi về thời tiết, nguồn cung cấp vật liệu,… (nếu có). ""Ban QLDA Mỹ Thuận, tư vấn giám sát rà soát hồ sơ thiết kế kỹ thuật và chỉ dẫn kỹ thuật được duyệt, trình tự thi công kết cấu dầm, biện pháp kiểm soát độ vồng thi công của phần nhịp chính cầu Nhơn Trạch do việc thi công không đồng thời và có báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát về Cục Quản lý đầu tư xây dựng trước ngày 25/3/2024 để theo dõi, quản lý"", Bộ GTVT yêu cầu. Đối với gói thầu CW2, Bộ GTVT yêu cầu các nhà thầu huy động đầy đủ máy móc thiết bị, nhân lực, vật lực để thi công ngay tại các vị trí đã được bàn giao mặt bằng, bù lại khối lượng đã chậm so với kế hoạch; chủ động tìm nguồn cung vật liệu cát hợp pháp để cung cấp đầy đủ, kịp thời cho dự án trong đó ưu tiên điều phối thi công các đoạn phải xử lý nền đất yếu có thời gian chờ gia tải dài. Đồng thời, các nhà thầu cần phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư dự án đường Vành đai 3 và VEC trong quá trình thực hiện đảm bảo không ảnh hưởng đến các dự án đang khai thác, đồng thời thống nhất về thiết kế khớp nối, tiến độ thi công nhằm hoàn thành các dự án đồng bộ, phát huy hiệu quả chung. ""Yêu cầu Ban QLDA Mỹ Thuận đánh giá kết quả thực hiện theo thông báo kết luận kiểm điểm tình hình thực hiện dự án kỳ trước, nêu lý do không đạt được kết quả và chỉ rõ trách nhiệm đơn vị liên quan"", kết luận nêu rõ."," Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA Mỹ Thuận nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc chậm triển khai thực hiện việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, đồng thời khẩn trương có báo cáo tiếp thu, giải trình nội dung góp ý của các cơ quan thuộc Bộ đối với hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, hoàn thiện hồ sơ và phối hợp với Vụ Kế hoạch - Đầu tư để rà soát, tham mưu Bộ GTVT báo cáo Chính phủ trong tháng 3/2024. Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA Mỹ Thuận chủ động tổ chức thực hiện các công việc tiếp theo của bước phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư; đàm phán với nhà tài trợ để sửa đổi, bổ sung thoả thuận vay vốn cho dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, sớm đưa công trình vào thi công xây dựng. Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA Mỹ Thuận tiếp tục làm việc với huyện Nhơn Trạch, đôn đốc đẩy nhanh tiến" 143,"Xem xét cân đối vốn đầu tư cầu Quang Thiện vượt sông Đáy nối Ninh Bình - Nam Định. Theo Bộ GTVT, để đáp ứng nhu cầu vận tải, tăng cường an toàn giao thông và bảo đảm giao thông thông suốt, việc nghiên cứu, xem xét đầu tư cầu Quang Thiện vượt sông Đáy thay thế bến phà hiện hữu là cần thiết.Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị của UBND tỉnh Ninh Bình về việc đầu tư xây dựng cầu Quang Thiện và đường dẫn đầu cầu trên QL21 qua địa phận tỉnh Nam Định và Ninh Bình. Theo Bộ GTVT, QL21B là tuyến đường kết nối các tỉnh phía Nam Đồng bằng sông Hồng (thành phố Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định), tuy nhiên đoạn qua sông Đáy vẫn trung chuyển bằng phà. Để đáp ứng nhu cầu vận tải, tăng cường an toàn giao thông và bảo đảm giao thông thông suốt, việc nghiên cứu, xem xét đầu tư cầu Quang Thiện vượt sông Đáy thay thế bến phà hiện hữu là cần thiết. Bộ GTVT đã giao Ban QLDA 6 lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng cầu Quang Thiện để tổng hợp bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Tuy nhiên, kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 bố trí cho Bộ GTVT đã được cấp có thẩm quyền thông qua, chủ yếu tập trung phân bổ cho các dự án động lực (các tuyến đường bộ cao tốc) nên chưa thể cân đối bố trí đầu tư xây dựng cầu Quang Thiện. ""Bộ GTVT ghi nhận kiến nghị của UBND tỉnh Ninh Bình và sẽ xem xét đầu tư cầu Quang Thiện khi có điều kiện về nguồn lực"", Bộ GTVT nêu rõ. Nên đọc"," Bộ GTVT đã trả lời kiến nghị của UBND tỉnh Ninh Bình về việc đầu tư xây dựng cầu Quang Thiện và đường dẫn đầu cầu trên QL21 qua địa phận tỉnh Nam Định và Ninh Bình. Bộ GTVT cho rằng việc nghiên cứu, xem xét đầu tư cầu Quang Thiện vượt sông Đáy thay thế bến phà hiện hữu là cần thiết để đáp ứng nhu cầu vận tải, tăng cường an toàn giao thông và bảo đảm giao thông thông suốt. Tuy nhiên, kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 bố trí cho Bộ GTVT đã được cấp có thẩm quyền thông qua, chủ yếu tập trung phân bổ cho các dự án động lực (các tuyến đường bộ cao tốc) nên chưa thể cân đối bố trí đầu tư xây dựng cầu Quang Thiện. Bộ GTVT ghi nhận kiến nghị của UBND tỉnh Ninh Bình và sẽ xem xét đầu tư cầu Quang Thiện khi có điều kiện về nguồn lực." 144,"Vì sao chưa đầu tư ngay đường Vành đai 5 qua Hà Nam? Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Hà Nam trong việc huy động nguồn vốn, nghiên cứu phương án đầu tư để sớm khép kín đường vành đai trên địa bàn tỉnh Hà Nam khi có điều kiện về nguồn lực.Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị của UBND tỉnh Hà Nam tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương tháng 1/2024. Theo đó, Bộ GTVT nhận được văn bản số 494/VPCP-QHĐP ngày 22/1/2024 của Văn phòng Chính phủ về xử lý kiến nghị của địa phương tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 5/1/2024, trong đó có kiến nghị của UBND tỉnh Hà Nam. Liên quan đến nghị nghị đầu tư đường vành đai 5 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Bộ GTVT cho biết, theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Vành đai 5 có chiều dài khoảng 36 km, quy mô 6 làn xe cao tốc, tiến trình đầu tư trước năm 2030. Để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam và từng bước hoàn thiện quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia, việc sớm đầu tư khép kín đường vành đai 5 nói chung và đoạn qua tỉnh Hà Nam nói riêng là cần thiết. Trong thời gian qua, Bộ GTVT đã và đang đầu tư QL21B đoạn Chợ Dầu - Ba Đa quy mô 2 làn xe (13km), tuyến nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình quy mô 4 làn xe (8km) theo định hướng phân kỳ quy hoạch đường vành đai 5. Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 phân bổ cho Bộ GTVT chỉ đáp ứng nhu cầu đầu tư một số tuyến cao tốc quan trọng, cấp bách và xử lý các điểm nghẽn thuộc 5 chuyên ngành giao thông nên chưa thể bố trí nguồn vốn để triển khai đầu tư đường vành đai 5 nói chung và các đoạn đường vành đai 5 qua địa bàn tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2021 - 2025. ""Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Hà Nam trong việc huy động nguồn vốn, nghiên cứu phương án đầu tư để sớm khép kín đường vành đai trên địa bàn tỉnh Hà Nam khi có điều kiện về nguồn lực"", Bộ GTVT nêu rõ. Đối với kiến nghị triển khai xây dựng các đường gom dọc đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh, Bộ GTVT cho biết, nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của hành lang an toàn giao thông đường sắt, lập lại trật tự, kỷ cương pháp luật trong việc giữ gìn hành lang an toàn giao thông đường sắt, Bộ GTVT đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo đảm trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt (Đề án) tại Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020. Triển khai Đề án, trong thời gian qua, Bộ GTVT đã đề xuất Chính phủ, Quốc hội bố trí vốn trong các kỳ đầu tư công trung hạn để cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt (đặc biệt là tuyến đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh), trong đó có các công trình xây dựng hàng rào, đường gom, xử lý lối đi tự mở tại các điểm đen về an toàn giao thông trên các tuyến đường sắt. Hiện nay, Bộ GTVT đang làm việc với các tổ chức, nhà tài trợ nước ngoài để đề nghị hỗ trợ vốn đầu tư các công trình bảo đảm trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt. Để từng bước xóa bỏ các lối đi tự mở, nâng cao an toàn giao thông đường sắt, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Hà Nam triển khai các giải pháp đồng bộ đã nêu trong Đề án như: Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương và các tổ chức, đoàn thể xã hội các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các kiến thức pháp luật về đường sắt nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về đường sắt, góp phần bảo vệ đường sắt và phòng ngừa tai nạn giao thông đường sắt. Quản lý, theo dõi, kịp thời có các biện pháp kiềm chế, ngăn chặn, không phát sinh lối đi tự mở; tổ chức phân luồng giao thông nhằm giảm thiểu các phương tiện qua lại đường sắt tại các lối đi tự mở; bố trí lực lượng thanh tra giao thông tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong việc tuân thủ các quy định về giao thông đường sắt, đường bộ tại các lối đi tự mở."," Tóm tắt: Bộ GTVT đã trả lời kiến nghị của UBND tỉnh Hà Nam về việc đầu tư đường vành đai 5 qua tỉnh Hà Nam. Bộ GTVT cho biết, theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Vành đai 5 có chiều dài khoảng 36 km, quy mô 6 làn xe cao tốc, tiến trình đầu tư trước năm 2030. Tuy nhiên, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 phân bổ cho Bộ GTVT chỉ đáp ứng nhu cầu đầu tư một số tuyến cao tốc quan trọng, cấp bách và xử lý các điểm nghẽn thuộc 5 chuyên ngành giao thông nên chưa thể bố trí nguồn vốn để triển khai đầu tư đường vành đai 5 nói chung và các đoạn đường vành đai 5 qua địa bàn tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2021 - 2025. Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Hà Nam trong việc huy động nguồn vốn, ngh" 145,"Bộ GTVT phản hồi đề xuất đầu tư nâng cấp nhiều tuyến quốc lộ qua Bình Thuận. Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận về việc trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Thuận gửi tới sau kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.Theo đó, Bộ GTVT nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Thuận do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 48/BDN ngày 24/01/2024, nội dung kiến nghị như sau: ""Hiện nay, nhiều tuyến đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh đã xuống cấp; cử tri kiến nghị quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Thuận tốt hơn để thuận tiện cho người dân lưu thông. Sớm mở trục đường Đông Tây, nối thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong - đường 706B - Bình Thạnh (trên địa bàn huyện Tuy Phong, Bình Thuận) để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội ổn định đời sống nhân dân trong khu vực này"". Trả lời về đề nghị nâng cấp các tuyến đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh, Bộ GTVT cho biết, các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh Bình Thuận tổng chiều dài khoảng 417 km, gồm: Quốc lộ 1, Quốc lộ 28, Quốc lộ 28B, Quốc lộ 55. Hiện trạng các tuyến đã được đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải. Đối với Quốc lộ 28B dài khoảng 51 km đang được Bộ GTVT triển khai đầu tư cải tạo, nâng cấp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo quy mô quy hoạch, dự kiến hoàn thành năm 2025. Đối với nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã cân đối được khoảng 16.128 tỷ đồng để hoàn thành 5 dự án đang đầu tư, chuyển tiếp từ giai đoạn trước và khởi công mới 2 dự án. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 289/TB-VPCP ngày 19/9/2022, Bộ GTVT đã giao đơn vị của Bộ tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án tuyến QL55; đối với QL28. Bộ GTVT đang thực hiện rà soát, đánh giá hiện trạng, nhu cầu vận tải, nhu cầu đầu tư, nguồn vốn để có thể triển khai ngay khi có điều kiện về nguồn lực. Căn cứ nhu cầu, Bộ GTVT sẽ báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền xem xét đầu tư nâng cấp các tuyến đường khi có điều kiện về nguồn lực. Trước mắt, Bộ GTVT giao Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp các bên liên quan tăng cường công tác kiểm tra, rà soát và duy tu, sửa chữa đối với đoạn tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu vận tải, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông (trong năm 2024, Quốc lộ 1 đã được bố trí kinh phí bảo dưỡng thường xuyên 2,022 tỷ đồng, sửa chữa định kỳ 12,223 tỷ đồng; Quốc lộ 28 được bố trí kinh phí bảo dưỡng thường xuyên 557 triệu đồng; Quốc lộ 55 được bố trí kinh phí bảo dưỡng thường xuyên 6,965 tỷ đồng, sửa chữa định kỳ 45,959 tỷ đồng). Lien quan đến kiến nghị đầu tư tuyến đường Đông Tây, nối thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong - đường 706B - Bình Thạnh, Bộ GTVT cho biết, tuyến đường ven biển đoạn Phan Rí Cửa - Bình Thạnh, tỉnh Bình Thuận dài 16,5 km có điểm đầu kết nối với đường dẫn cầu Sông Lũy và tuyến ĐT716 đoạn Hòa Thắng - Hòa Phú, điểm cuối tuyến giao đường ĐT716 hiện hữu kết nối vào đường ven biển đoạn Liên Hương - Bình Thạnh. Bộ GTVT đồng thuận với kiến nghị của cử tri về sự cần thiết triển khai đầu tư dự án nhằm tạo điều kiện cho nhân dân đi lại được thuận lợi, giảm tải lưu lượng trên tuyến QL1 và góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. ""Tuy nhiên, do đây là dự án thuộc thẩm quyền quản lý, đầu tư của địa phương nên đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận xem xét, chủ động cân đối ngân sách địa phương đầu tư. Trường hợp hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận nghiên cứu, đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và cơ quan liên quan để tham mưu trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định"", Bộ GTVT nêu rõ."," Bộ GTVT đã trả lời về đề nghị nâng cấp các tuyến đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Hiện trạng các tuyến đã được đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải. Quốc lộ 28B đang được Bộ GTVT triển khai đầu tư cải tạo, nâng cấp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo quy mô quy hoạch, dự kiến hoàn thành năm 2025. Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã cân đối được khoảng 16.128 tỷ đồng để hoàn thành 5 dự án đang đầu tư, chuyển tiếp từ giai đoạn trước và khởi công mới 2 dự án. Bộ GTVT đã giao đơn vị của Bộ tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án tuyến QL55; đối với QL28, Bộ GTVT đang thực hiện rà soát, đánh giá hiện trạng, nhu cầu vận tải, nhu cầu đầu tư, nguồn vốn để có th" 146,"Kinh tế Bắc Ninh và bài toán đô thị thông minh Bài 2: TOD - Giải pháp thông minh cho sự phát triển hài hoà, bền vững đô thị. (Xây dựng) – Mô hình chùm đô thị, đa trung tâm - TOD (Transit-Oriented Development) thuộc quy hoạch chung (QHC) đô thị Bắc Ninh được đánh giá là giải pháp thông minh cho sự phát triển hài hoà, bền vững đô thị, hướng tới tạo ra không gian đô thị đa dạng, phong phú, đồng thời kết nối chặt chẽ với Vùng Thủ đô Hà Nội.Phát triển đô thị thông minh Theo đồ án điều chỉnh QHC đô thị Bắc Ninh đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu xây dựng và phát triển đô thị Bắc Ninh trở thành thành phố văn hóa, sinh thái, đô thị thông minh, hướng tới kinh tế tri thức, đáp ứng các tiêu chí đô thị loại I, làm tiền đề xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch gồm 5 đơn vị hành chính là: Thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn, thị xã Quế Võ, huyện Tiên Du và huyện Yên Phong với quy mô diện tích quy hoạch khoảng 49.137ha. Thời hạn quy hoạch ngắn hạn đến năm 2030, dài hạn đến năm 2045. Cụ thể, trong đồ án QHC đã được phê duyệt, đô thị Bắc Ninh sẽ phát triển theo mô hình TOD, gắn với vùng Thủ đô Hà Nội. Mục tiêu là tạo nên một mạng lưới đô thị liên kết với nhau thông qua hệ thống giao thông công cộng (GTCC) hiệu quả, đồng thời tạo ra các ""nêm xanh"", bảo vệ không gian xanh và giới hạn phát triển đô thị một cách thông minh. Mô hình này nhấn mạnh việc tạo ra 7 trọng tâm phát triển đô thị, lấy định hướng phát triển hệ thống GTCC làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư để từ đó hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán (TOD), được giới hạn bởi các “nêm xanh” (là các tuyến sông kênh, mặt nước sinh thái, công viên, làng xóm, bảo tồn di tích văn hóa lịch sử, cảnh quan sinh thái đặc trưng) và 03 hành lang phát triển gồm: Hành lang đô thị dịch vụ dọc Quốc lộ 1A (thành phố Từ Sơn - huyện Tiên Du - thành phố Bắc Ninh); hành lang đô thị công nghiệp dọc Quốc lộ 18 (huyện Yên Phong - thành phố Bắc Ninh - thị xã Quế Võ); hành lang sinh thái dọc sông Đuống, sông Cầu.Việc áp dụng mô hình TOD, phát triển đô thị dựa trên hệ thống GTCC được đánh giá là điểm nhấn quan trọng trong QHC đô thị Bắc Ninh, giúp tập trung dân cư và các hoạt động kinh tế xung quanh các điểm giao thông chính, tạo nên sự tiện lợi và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Đồng thời cũng là giải pháp thông minh, giúp tỉnh này tận dụng tối đa được quỹ đất hiện hữu và tối ưu không gian đô thị. Bên cạnh đó, việc phát triển đô thị theo định hướng GTCC và sử dụng đất hỗn hợp (mixed use) là hai tiếp cận cũng được sử dụng phổ biến trên thế giới. Đơn cử, tại nhiều thành phố ở Nhật Bản đã trải qua các giai đoạn: Đô thị hóa nhanh; tăng trưởng kinh tế ở mức cao dẫn tới ùn tắc giao thông do tăng dân số; tăng sở hữu xe và tập trung dân cư ở khu vực nội thị; áp lực lên hệ thống hạ tầng, giao thông đô thị ngày càng lớn. Để giải quyết vấn đề này, Nhật Bản đã xây dựng một hệ thống GTCC hiện đại (chủ yếu là metro). Nhật Bản còn áp dụng chính sách “tái phát triển đô thị” bằng cách “điều chỉnh đất” quanh các nhà ga đường sắt. Ngoài ra, ở Singapore, trong nhiều cuộc điều tra khác nhau của các tổ chức lớn trên thế giới, nước này đã liên tục được xếp hạng là nước có đô thị năng động; phát triển bền vững; sống tốt trên toàn cầu. Với quan điểm “Xây dựng đô thị phải tập trung vào yếu tố con người”, Singapore đã tạo nên những đô thị đa dạng; phát triển toàn diện; đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân (tối ưu hóa GTCC)… nhằm giải quyết các khó khăn về khan hiếm đất đai và phát triển dân cư tập trung với mật độ cao. Với những thành tựu đạt được, Singapore có thể coi là trường hợp thành công về phát triển đường sắt đô thị (ĐSĐT) gắn với mô hình TOD mở rộng. Thông điệp và bài học thực tiễn quý giá của Singapore dành cho các nước khi áp dụng mô hình TOD đó là quy hoạch sáng tạo; thiết kế thông minh.TOD – điểm nhấn trong quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh Theo Viện trưởng Viện Quy hoạch Kiến trúc Bắc Ninh Nguyễn Hải Nam - một trong những đơn vị tư vấn thực hiện đồ án quy hoạch phân khu (QHPK) đô thị Bắc Ninh chia sẻ, TOD là mô hình phát triển đô thị gắn kết với GTCC. Trong đó lấy định hướng phát triển hệ thống GTCC làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư để từ đó hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán. Nhân tố cấu thành TOD là việc sử dụng tối đa GTCC trong đô thị, ít phụ thuộc vào giao thông cá nhân; diễn ra trong khoảng 1⁄2 dặm (0,4km) quanh trạm dừng GTCC; bao gồm hỗn hợp đa dạng các hình thức sử dụng đất như nhà ở, văn phòng...; mật độ sử dụng đất cao; dễ dàng tiếp cận đến nhà ga bằng xe đạp/đi bộ. Được thực hiện theo nguyên tắc 8D: điểm đến (Destinations); khoảng cách (Distance); hỗn hợp (Disersity); mật độ (Density); thiết kế (Design); nhu cầu (Demmand); phát triển tại chỗ (Development); dân số học (Demo graphics). Mô hình TOD giúp phát triển không gian xung quanh khu vực, khuyến khích người đi bộ; ưu tiên mạng lưới giao thông không cơ động như xe đạp (Cycle); phát triển gần hệ thống GTCC chất lượng cao (Transit); quy hoạch hỗn hợp chức năng sử dụng (Mix) giúp rút ngắn khoảng cách chuyến đi… Khi áp dụng mô hình TOD, trong quy hoạch đô thị thường gắn với các tuyến ĐSĐT bởi các ưu điểm: Hạn chế ùn tắc giao thông; đáp ứng nhu cầu đi lại và đảm bảo phát triển đô thị bền vững; tối đa hóa giá trị tăng thêm từ đất nhằm bù đắp vốn đầu tư cho ĐSĐT; tối đa hóa lưu lượng hành khách sử dụng ĐSĐT nhằm giúp kinh doanh vận tải hành khách công cộng sinh lời. Trong đó, việc xác định phạm vi ảnh hưởng của ĐSĐT có vai trò quan trọng trong việc định hướng cấu trúc đô thị cũng như đề ra các giải pháp phù hợp trong việc quy hoạch, kết nối các phương thức vận tải hành khách với nhau... Đánh giá tính hiệu quả của mô hình TOD, Viện trưởng Viện Quy hoạch Kiến trúc Bắc Ninh Nguyễn Hải Nam cho rằng, áp dụng mô hình TOD trong phát triển đô thị ở nước ta nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng là một hướng đi mới, mô hình này sẽ cải thiện được khả năng tiếp cận các dịch vụ vận tải công cộng một cách hiệu quả và công bằng. Đồng thời, giảm thiểu ùn tắc giao thông; khuyến khích người dân đi bộ và sử dụng GTCC; tiết kiệm đất qua việc phát triển tập trung; tạo ra lợi ích kinh tế… đặc biệt là giúp nâng cao đời sống của những đối tượng yếu thế trong xã hội. Tuy nhiên, mô hình này vẫn có những giới hạn nhất định: Thứ nhất, việc triển sẽ gặp khó khăn ở những nơi mà đô thị đã định hình, hình thái sử dụng đất đã được xác định và khó thay đổi; thứ hai, khó khả thi ở những nơi có mật độ thấp hoặc khu vực thu nhập thấp, ít các hoạt động kinh tế. Triển khai ý tưởng này cũng gặp những khó khăn nhất định về mặt kỹ thuật. Nhưng đây cũng là một trong những giải pháp thông minh để phát triển đô thị bền vững. Bên cạnh đó, về liên kết vùng và hệ thống giao thông, Bắc Ninh không chỉ tập trung phát triển nội khu mà còn đặt mình trong bối cảnh liên kết vùng với Thủ đô Hà Nội. Sự phát triển này được thực hiện thông qua việc xây dựng hạ tầng giao thông kết nối, từ đó thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa và xã hội. Có thể nói, điểm nhấn của mô hình TOD trong quy hoạch đô thị, sẽ góp phần cải tạo và mở rộng không gian đô thị hiện hữu, áp dụng các giải pháp thiết kế xanh, thông minh để phát triển không gian hạ tầng đô thị một cách bền vững. Qua đó cho thấy, mô hình này không chỉ là một kế hoạch phát triển đô thị mà còn là một chiến lược toàn diện, kết hợp giữa phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng sống và bảo vệ môi trường. Mặc dù, có thể mô hình này sẽ gặp nhiều khó khăn khi triển khai, tuy nhiên, với một tỉnh đặc thù và có diện tích nhỏ nhất cả nước như Bắc Ninh thì đây sẽ là giải pháp thông minh cho sự phát triển hài hoà, bền vững đô thị trong tương lai."," Bài viết này trình bày về mô hình TOD (Transit-Oriented Development) trong quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh. Mô hình này nhấn mạnh việc tạo ra 7 trọng tâm phát triển đô thị, lấy định hướng phát triển hệ thống GTCC làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư để từ đó hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán (TOD), được giới hạn bởi các “nêm xanh” (là các tuyến sông kênh, mặt nước sinh thái, công viên, làng xóm, bảo tồn di tích văn hóa lịch sử, cảnh quan sinh thái đặc trưng) và 03 hành lang phát triển gồm: Hành lang đô thị dịch vụ dọc Quốc lộ 1A (thành phố Từ Sơn - huyện Tiên Du - thành phố Bắc Ninh); hành lang đô thị công nghiệp dọc Quốc lộ 18 (huyện Yên Phong - thành phố Bắc Ninh - thị xã Quế Võ); hành lang sinh thái dọc sông Đuống, sông Cầu. Việc áp dụng mô hình TOD, phát triển đô thị dựa trên hệ thống GTCC được " 147,"Đà Nẵng Times Square được huy động vốn sau khi chuyển đổi condotel thành chung cư. (VNF) - Bốn tháp CT1, CT2, CT3 và CT7 – Khu phức hợp Đà Nẵng Times Square (phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà) đủ điều kiện được huy động vốn thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết. Sở Xây dựng Đà Nẵng vừa có công văn thông báo về việc huy động vốn thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại dự án tháp CT1 & CT2, dự án tháp CT3&CT7 – Khu phức hợp Đà Nẵng Times Square (phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà). Theo đó, Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết, dự án tháp CT1 & CT2, tháp CT3 & CT7 đủ điều kiện được huy động vốn thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết. Sở Xây dựng Đà Nẵng yêu cầu Công ty Cổ phần Kim Long Nam (chủ đầu tư) chịu trách nhiệm về tính chính xác về thông tin và hồ sơ đã gửi cho Sở.Đồng thời, việc huy động vốn thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải thông qua hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh; đảm bảo các nội dung theo quy định.Bên tham gia góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết chỉ được phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ phiếu) trên cơ sở tỷ lệ vốn góp theo thỏa thuận trong hợp đồng. Chủ đầu tư không được áp dụng hình thức huy động vốn nêu trên hoặc các hình thức huy động vốn khác để phân chia sản phẩm nhà ở hoặc để ưu tiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền mua nhà ở hoặc để phân chia quyền sử dụng đất trong dự án cho bên được huy động vốn, trừ trường hợp góp vốn thành lập pháp nhân mới để được Nhà nước giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở. Trường hợp góp vốn thành lập pháp nhân mới để được giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thì việc lập hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng hợp tác kinh doanh được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó, phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vào đúng mục đích xây dựng nhà ở thương mại tại dự án tháp CT1&CT2 và tháp CT3&CT7 - Đà Nẵng Times Square. Trường hợp sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động hoặc chiếm dụng vốn đã huy động thì phải hoàn lại số tiền đã huy động sai quy định, phải bồi thường (nếu gây thiệt hại) và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trước đó, tháng 5/2023, UBND TP. Đà Nẵng đã có quyết định cho phép Công ty Cổ phần Kim Long Nam được chuyển mục đích sử dụng lô đất CT3 và CT7 để thực hiện dự án tháp CT3&CT7, lô đất CT1 và CT2 để thực hiện dự án tháp CT1&CT2 - Đà Nẵng Times Square (phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà). Theo đó, TP. Đà Nẵng cho phép Công ty Cổ phần Kim Long Nam được chuyển mục đích sử dụng gần 4.000m2 đất thương mại dịch vụ của các lô đất trên để sử dụng vào mục đích đất ở tại đô thị (xây dựng nhà chung cư). Thời hạn sử dụng đất đến ngày 30/3/2056. Như vậy, theo quyết định trên, 4 tòa tháp với hàng ngàn căn hộ condotel tại dự án Times Square Đà Nẵng được chuyển sang căn hộ chung cư."," Đà Nẵng Times Square, một dự án tòa tháp ở Đà Nẵng, Việt Nam, đã được chuyển đổi từ condotel sang căn hộ chung cư. Dự án bao gồm bốn tòa tháp CT1, CT2, CT3 và CT7, đủ điều kiện để huy động vốn thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết. Công ty Cổ phần Kim Long Nam, chủ đầu tư, đã được UBND TP. Đà Nẵng cho phép chuyển mục đích sử dụng gần 4.000m2 đất thương mại dịch vụ của các lô đất để sử dụng vào mục đích đất ở tại đô thị (xây dựng nhà chung cư). Thời hạn sử dụng đất đến ngày 30/3/2056." 148,"Khu phức hợp Đà Nẵng Times Square được huy động vốn. Sau khi được chuyển đổi từ condotel sang căn hộ chung cư, Đà Nẵng thông báo 4 tòa tháp của dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện được huy động vốn. Sau khi nhận được công văn của chủ đầu tư thông báo về việc huy động vốn theo hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết tại dự án tháp CT1, CT2, CT3, CT7 - khu phức hợp Đà Nẵng Times Square (phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà), Sở Xây dựng Đà Nẵng đã có các văn bản liên quan vấn đề này. Theo đó, dự án tháp CT1, CT2, CT3, CT7 - khu phức hợp Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện được huy động vốn thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy định. Sở Xây dựng Đà Nẵng yêu cầu chủ đầu tư là CTCP Kim Long Nam thực hiện việc huy động vốn theo đúng pháp luật. Việc ký hợp đồng mua bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án thực hiện theo quy định tại Điều 55 Luật kinh doanh Bất động sản 2014 và điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP. ""Phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vào đúng mục đích xây dựng nhà ở thương mại tại dự án. Trường hợp sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động hoặc chiếm dụng vốn đã huy động thì phải hoàn lại số tiền, phải bồi thường (nếu gây thiệt hại) và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật"", văn bản nêu rõ. Sở Xây dựng Đà Nẵng cũng yêu cầu chủ đầu tư phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật trường hợp để xảy ra sai phạm trong việc đầu tư xây dựng dự án, kinh doanh bất động sản. Trước đó, tháng 5/2023, UBND TP. Đà Nẵng đã có các quyết định cho phép chủ đầu tư được chuyển mục đích sử dụng xây dựng bốn tòa tháp thuộc dự án Đà Nẵng Times Square. Cụ thể, CTCP Kim Long Nam được chuyển mục đích sử dụng đất đối với 2.272 m2 (trong đó, 1.338 m2 của lô CT1 và 934 m2 của lô CT2) đất thương mại dịch vụ để sử dụng vào mục đích đất ở đô thị (xây dựng nhà chung cư). Thời hạn sử dụng đất đến ngày 30/3/2056. Cùng với đó, CTCP Kim Long được chuyển mục đích sử dụng đất đối với 1.716m2 đất thương mại dịch vụ (trong đó, 904m2 của lô CT3 và 812m2 của lô CT7) để sử dụng và mục đích đất ở tại đô thị (xây dựng nhà chung cư). Thời hạn sử dụng đất đến ngày 30/3/2056. Như đã trao đổi với Nhadautu.vn, chuyên gia bất động sản Nguyễn Hoàng lo ngại nhiều vấn đề bị ảnh hưởng khi chuyển đổi từ condotel thành chung cư. Ông Hoàng cho biết, bên cạnh vấn đề thiếu tiện ích xã hội của một khu chung cư/dân cư, thì các vấn về hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện nước, rác thải, quản lý dân cư… khi người dân về ở thì sẽ được giải quyết như thế nào. Đáng nói, quy hoạch đô thị chung thiếu sự tôn trọng tuân thủ. ""Thiết kế cho condotel khác với căn hộ chung cư thông thường. Điều này sẽ dẫn đến những bất cập"", ông Hoàng cho hay. ""Tiền lệ cho các dự án khác có thể được cấp phép nhà ở đất ven biển/đất thương mại? Hoặc vấn đề lách luật là khi xin cấp phép/phê duyệt là dự án thương mại nhưng sau đó chuyển đổi để có lợi ích lớn hơn (giống như việc sau 1 thời gian lại xin điều chỉnh quy hoạch được duyệt)?"", ông Hoàng nêu. "," Dự án Đà Nẵng Times Square đã được huy động vốn sau khi chuyển đổi từ condotel sang căn hộ chung cư. Sở Xây dựng Đà Nẵng đã có các văn bản liên quan và yêu cầu chủ đầu tư CTCP Kim Long Nam thực hiện việc huy động vốn theo đúng pháp luật. Việc ký hợp đồng mua bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án thực hiện theo quy định tại Điều 55 Luật kinh doanh Bất động sản 2014 và điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP. Chủ đầu tư phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vào đúng mục đích xây dựng nhà ở thương mại tại dự án. Trường hợp sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động hoặc chiếm dụng vốn đã huy động thì phải hoàn lại số tiền, phải bồi thường (nếu gây thiệt hại) và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Chủ đ" 149,"Công ty tinh bột sắn Phú Yên bị phạt gần 3,4 tỉ đồng vì xả thải gây ô nhiễm môi trường. Với hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường, nhà máy sắn Sông Hinh thuộc Công ty Cổ phần tinh bột sắn Phú Yên bị xử phạt với số tiền lên tới gần 3,4 tỉ đồng. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 3,4 tỷ đồng đối với Công ty Cổ phần tinh bột sắn Phú Yên do có 6 hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường. Công ty Cổ phần tinh bột sắn Phú Yên, trụ sở tại xã Eabia, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, do ông Hồ Văn Toàn là người đại diện theo pháp luật. Ngày 12/1 vừa qua, Đoàn kiểm tra Công an tỉnh Phú Yên đã kiểm tra, phát hiện Nhà máy tinh bột sắn Sông Hinh thuộc Công ty Cổ phần tinh bột sắn Phú Yên, đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước. Cụ thể, Công ty Cổ phần tinh bột sắn Phú Yên đã vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý nước thải theo Giấy phép môi trường đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên cấp. Doanh nghiệp đã tự ý xây lắp một đường mương bằng bê tông để dẫn nước thải sản xuất không qua xử lý ra suối Cạn, rồi chảy ra sông Hinh với 4 thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật (gồm; Coliform vượt 36,6 lần; BOD vượt 5,22 lần; COD vượt 4,07 lần; TSS vượt 3,28 lần). Tại điểm xả nước thải của Công ty theo Giấy phép môi trường được Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên cấp có 6 thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật (BOD vượt 4,39 lần; COD vượt 3,55 lần; Coliform vượt 3,1 lần; tổng N vượt 1,28 lần; TSS vượt 1,22 lần; tổng P vượt 1,1 lần). Ngoài ra, doanh nghiệp còn vi phạm trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt cho hoạt động sản xuất phi nông nghiệp; báo cáo không trung thực, không đầy đủ về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Với những hành vi vi phạm như trên, căn cứ các quy định của pháp luật, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên xử phạt Công ty Cổ phần tinh bột sắn Phú Yên 3,390 tỷ đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường để khắc phục vi phạm trong thời gian 3 tháng kể từ ngày nhận quyết định xử phạt. Ngoài ra, Công ty buộc phải phá dỡ công trình được xây lắp trái quy định để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm theo quy định; chi trả kinh phí kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường… "," Công ty Cổ phần tinh bột sắn Phú Yên đã bị xử phạt với số tiền lên tới gần 3,4 tỉ đồng vì hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường. Công ty này đã vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý nước thải theo Giấy phép môi trường đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên cấp. Công ty cũng đã tự ý xây lắp một đường mương bằng bê tông để dẫn nước thải sản xuất không qua xử lý ra suối Cạn, rồi chảy ra sông Hinh với 4 thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật. Tại điểm xả nước thải của Công ty theo Giấy phép môi trường được Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên cấp có 6 thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật. Công ty còn vi phạm trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt cho hoạt động sản xuất phi nông nghiệp; báo cáo không trung thực, không đầy đ" 150,"Bộ GTVT thúc tiến độ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo chuẩn bị hoàn thành. Theo Bộ GTVT, tại dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, thời gian còn lại là rất ngắn, khối lượng công việc tuy không còn nhiều nhưng để hoàn thiện mất rất nhiều thời gian, nhiều nhân công. Tăng cường bổ sung mũi thi công Bộ GTVT vừa ban hành Thông báo kết luận của Thứ trưởng Lê Anh Tuấn tại buổi kiểm tra hiện trường Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Theo đó, Bộ GTVT đánh giá cao nỗ lực của Ban QLDA 85, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, nhà thầu đã và đang cố gắng để hoàn thành khối lượng công việc còn lại nhằm quyết tâm hoàn thành đưa dự án vào khai thác ngày 30/3/2024. Đến nay, lũy kế sản lượng đạt được 7.424/7.587 tỷ đồng ( đạt 98%). Tuy nhiên, thời gian còn lại là rất ngắn, khối lượng các hạng mục công việc còn lại tuy không nhiều nhưng để hoàn thiện mất rất nhiều thời gian, cần huy động nhiều nhân công như: Cầu vượt đường sắt với QL1 (nút giao Du Long), đường dẫn đầu cầu Km76+754, các hệ thống ATGT, hàng rào, gia cố bậc cơ, rãnh bậc, hoàn thiện trạm thu phí, thiết bị ITS, trung tâm vận hành tuyến, hầm Núi Vung... Để đáp ứng tiến độ hoàn thành trước ngày 30/3/2024, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị liên quan cần tiếp tục cố gắng nhiều hơn nữa, quyết liệt nhiều hơn nữa. Về GPMB, Bộ GTVT cho biết, mặc dù địa phương đã bàn giao 100% mặt bằng cho dự án, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một vài vị trí bổ sung, điều chỉnh chưa được bàn giao mặt bằng như: Đường gom bổ sung đoạn Km93+195 - Km93+320 (phải tuyến), mương cải dòng, cống thoát nước tại Km82+949... Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA 85, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp để giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong công tác GPMB. Đồng thời, chủ động phối hợp với địa phương để sớm bàn giao mặt bằng các vị trí đường gom mới phát sinh theo đề nghị của địa phương để tổ chức thi công nhưng không làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các hạng mục công việc theo hợp đồng gốc đã ký. Trường hợp có khó khăn vướng mắc vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo Bộ GTVT để phối hợp giải quyết. Về công tác thi công, Bộ GTVT yêu cầu nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và nhà thầu quyết liệt hơn nữa, tập trung tối đa nguồn lực, chủ động tập kết nguồn vật tư, vật liệu, tăng cường bổ sung các mũi thi công; đặc biệt là mũi thi công cầu vượt Km76+754, cầu vượt đường sắt, QL1 thuộc nút giao Du Long, lắp đặt GPC di động, hệ thống đường gom, lắp đặt thiết bị nhà điều hành trung tâm, hệ thống ITS, trạm thu phí, lắp đặt thiết bị hầm Núi Vung... tổ chức thi công 3 ca nhằm hoàn thành toàn bộ các khối lượng công trình đảm bảo đủ điều kiện đưa vào khai thác, sử dụng. Trong đó, đối với đoạn Km52+00 - Km92+260, công tác hoàn thiện mái taluy dương phải tập trung tối đa nguồn lực, huy động bổ sung thêm mũi thi công, khẩn trương hoàn thiện các hạng mục rãnh thoát nước dọc, rãnh đỉnh, bậc cơ, bậc nước, đục cậy đá om, đá rời rạc trên mái taluy có nguy cơ đá lăn, đá rơi... đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và an toàn, ổn định công trình trong quá trình khai thác, sử dụng.Trong công tác thi công cầu vượt đường sắt với QL1, các cầu vượt ngang, Bộ GTVT yêu cầu doanh nghiệp dự án huy động bổ sung máy móc, thiết bị, nhân lực tập trung triển khai thi công hoàn thành dứt diểm các hạng mục còn lại như: gờ lan can, khe co giãn, hệ thống ATGT, điện chiếu sáng... để khai thác đồng bộ với tuyến chính; đặc biệt là cầu vượt Km76+754 (đang triển khai thi công lắp đặt tường chắn MSE và đắp đường đầu cầu, chưa triển khai thi công gờ lan can) doanh nghiệp dự án phải khẩn trương chỉ đạo nhà thầu tăng cường thi công ""3 ca 4 kíp"", đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu hoàn thành đưa vào khai để đóng đường ngang, hoàn thiện tuyến chính. Về công tác ATGT trên tuyến chính và đường dẫn nút giao Du Long, Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương tập kết đầy đủ hệ thống ATGT, tăng cường bổ sung thiết bị, nhân lực đóng cọc, lắp đặt hộ lan mềm, lắp đặt dải phân cách giữa, lưới chống chói, mắt phản quang, hàng rào bảo vệ, hệ thống biển báo (lưu ý đối với biển báo chỉ dẫn hướng đi tại các nút giao phải ghi rõ tên địa danh)... đặc biệt thi công đóng hộ lan mềm trên nền đá, thi công hàng rào bảo vệ tại các vị trí địa hình khó khăn, lắp đặt GPC di động đảm bảo hoàn thành các hạng mục ATGT để thực hiện thủ tục thẩm tra ATGT trước khi đưa vào khai thác theo quy định và thực hiện thủ tục kiểm tra của Hội đồng kiểm tra Nhà nước. Về hạng mục đường gom, hiện khối lượng còn rất lớn (8,5 km cấp phối đá dăm, 19,5 km mặt đường láng nhựa), để đưa công trình vào khai thác, sử dụng đảm bảo đồng bộ với các hạng mục trên tuyến chính, yêu cầu nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chỉ đạo nhà thầu huy động bổ sung thêm mũi thi công, khẩn trương triển khai thi công hoàn thiện hệ thống đường gom trong phạm vi hợp đồng trước khi đưa tuyến chính vào khai thác, sử dụng đảm bảo tuân thủ yêu cầu kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật của dự án đáp ứng chất lượng, tiến độ yêu cầu. Đối với đoạn Km92+260 - Km134+00, Bộ GTVT yêu cầu nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chỉ đạo nhà thầu tăng cường bổ sung máy móc, thiết bị, nhân lực, vật liệu đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn hành dứt điểm các hạng mục còn lại tại hầm Núi Vung, như: Tăng cường thi công hoàn thiện lắp đặt thiết bị trong hầm, thiết bị điều hành, phòng cháy chữa cháy... của hầm bên phải; hoàn thiện mặt đường cấp phối đá dăm hầm trái, quảng trường hai đầu hầm phía trái tuyến đảm bảo đủ điều kiện đưa vào khai thác sử dụng trước ngày 30/3/2024. Tại nhà điều hành trạm thu phí, Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương hoàn thành lắp đặt thiết bị, cài đặt phần mềm vận hành chạy thử hệ thống thu phí, ITS… Phải đảm bảo đủ điều kiện đưa công trình vào khai thác Đối với công tác nội nghiệp, Bộ GTVT yêu cầu nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chỉ đạo các nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn giám sát tăng cường nhân sự, phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ, tập trung thực hiện công tác nội nghiệp, hoàn thiện thủ tục, hồ sơ quản lý chất lượng, nghiệm thu, hoàn công, thanh quyết toán công trình theo quy định. Đối với các thủ tục pháp lý liên quan đến công tác nghiệm thu hoàn thành công trình như báo cáo hoàn thành kiểm định công trình, báo cáo thẩm tra ATGT trước khi đưa vào khai thác, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy hầm Núi Vung, phê duyệt quy trình vận hành bảo trì, phê duyệt phương án tổ chức giao thông, báo cáo hoàn thành công tác bảo vệ môi trường, báo cáo hoàn thành công trình, thông báo kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình của Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu... Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA 85 chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp dự án, rà soát, tổng hợp các công việc có liên quan, lập kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các đơn vị, cá nhân khẩn trương tập trung hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục pháp lý cần thiết để đảm bảo đủ điều kiện đưa công trình vào khai thác, sử dụng theo quy định.Đề cập đến các nội dung đề xuất kiến nghị của Ban QLDA 85, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, Bộ GTVT cho biết, về tách hạng mục cầu vượt trực thông ĐT709 (Km113+00) và đường dẫn hai đầu cầu thuộc nút giao Thuận Nam, hạng mục đầu tư hoàn chỉnh nút giao Thuận Nam đã được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt bổ sung vào dự án, trong đó giao: ""Ban QLDA 85 có trách nhiệm xây dựng phương án tổ chức thực hiện hạng mục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh nút giao Thuận Nam kết nối với ĐT709..."". Tuy nhiên, đến nay Ban QLDA 85 vẫn chưa xây dựng xong phương án tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GTVT. Riêng đối với cầu vượt trực thông ĐT709 (Km113+00) và đường dẫn hai đầu cầu là hạng mục đã có trong hợp đồng BOT của dự án (thiết kế ban đầu được duyệt với quy mô Bcầu = 9m), để đảm bảo tiến độ hoàn thành, đưa vào khai thác theo đúng tiến độ yêu cầu, giao Ban QLDA 85 căn cứ Quyết định 1335 và quy định tại khoản 22.6 Điều 22 của Hợp đồng BOT, thương thảo với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để bổ sung vào hợp đồng tuân thủ quy định và triển khai thực hiện đảm bảo đưa vào khai thác đồng thời với tuyến chính. Về điều chỉnh bê tông vỏ hầm đoạn địa chất yếu phía Nam hầm Núi Vung, quá trình thi công có xuất hiện yếu tố bất lợi, đi qua vùng đoạn địa chất bất thường, làm chuyển vị phạm vào bê tông vỏ hầm so với thiết kế được duyệt nhưng không làm ảnh hưởng đến tĩnh không phần xe chạy; phạm vi ảnh hưởng của vùng địa chất yếu đã đảm bảo ổn định (theo báo cáo quan trắc của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án). Trường hợp tiếp tục xử lý đảm bảo kích thước theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt sẽ làm phát sinh tăng kinh phí, kéo dài thời gian xử lý, đồng thời đây là vùng địa chất phức tạp, bất thường nếu tiếp tục đào xử lý sẽ có nguy cơ phát sinh chuyển vị, mất ổn định công trình và việc xử lý tiếp theo sẽ rất khó khăn, phức tạp. Vì vậy, đây là giải pháp xử lý kỹ thuật phát sinh trong quá trình thi công, không phải điều chỉnh tiêu chuẩn. Bộ GTVT giao Ban QLDA 85 xem xét việc điều chỉnh, thực hiện các thủ tục, hồ sơ đảm bảo an toàn khai thác, ổn định, bền vững công trình và đảm bảo tiến độ hoàn thành chung của dự án. Ngoài ra, Bộ GTVT giao Cục Quản lý đầu tư xây dựng (QLĐTXD) chủ trì kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc Ban QLDA 85, doanh nghiệp dự án giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án. Trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Bộ GTVT xem xét, quyết định. Bộ GTVT giao Ban QLDA 85 chủ trì phối hợp với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án rà soát các thủ tục, các phát sinh, các thay đổi đánh giá tính phù hợp báo cáo Bộ GTVT, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, giao các Cục QLĐTXD, Cục Đường cao tốc Việt Nam chủ động xem xét và báo cáo Bộ GTVT. Bộ GTVT cũng yêu cầu Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Cục đường bộ Việt Nam phối hợp và hỗ trợ Ban QLDA 85, doanh nghiệp dự án các thủ tục liên quan đảm bảo tuân thủ quy định đáp ứng tiến độ theo kế hoạch."," Bộ GTVT đã ban hành thông báo kết luận của Thứ trưởng Lê Anh Tuấn tại buổi kiểm tra hiện trạng dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Bộ GTVT đánh giá cao nỗ lực của Ban QLDA 85, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, nhà thầu đã và đang cố gắng để hoàn thành khối lượng công việc còn lại nhằm quyết tâm hoàn thành đưa dự án vào khai thác ngày 30/3/2024. Tuy nhiên, thời gian còn lại là rất ngắn, khối lượng các hạng mục công việc còn lại tuy không nhiều nhưng để hoàn thiện mất rất nhiều thời gian, cần huy động nhiều nhân công như: Cầu vượt đường sắt với QL1 (nút giao Du Long), đường dẫn đầu cầu Km76+754, các hệ thống ATGT, hàng rào, gia cố bậc cơ," 151,"DOJI và Coteccons giành nhau dự án nhà ở gần 4.700 tỷ tại Huế. Liên danh Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI và liên danh Coteccons cùng đăng ký thực hiện dự án tổ hợp nhà ở gần 4.700 tỷ đồng tại Thừa Thiên - Huế. Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thông báo mời thầu rộng rãi dự án tổ hợp thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở gồm các khu đất có ký hiệu OTM4, OTM6, LK16, LK17, CC12, CX2 tại nút giao vòng xuyến Võ Nguyên Giáp - Tố Hữu. Hiện có 2 nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án và đạt yêu cầu đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm gồm: Liên danh CTCP Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản DOJI Land và Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Blue Star; liên danh CTCP Xây dựng Coteccons và Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Unicons. Dự án này được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 3/2022, nhằm xây dựng tổ hợp thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở, dự kiến bao gồm khoảng 160 căn nhà ở dạng thấp tầng và khoảng 2.100 căn hộ thương mại. Diện tích khu đất hơn 182.600 m2, quy mô dân số khoảng 9.000 người. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án là 4.626 tỷ đồng, chi phí bồi thường và hỗ trợ tái định cư hơn 170 tỷ đồng. Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự kiến gần 340 tỷ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng là 60 tháng. Mục tiêu dự án là hình thành Trung tâm thương mại - dịch vụ và khu ở cao cấp tại khu vực trung tâm Khu A - Đô thị mới An Vân Dương nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân và nhu cầu mua sắm, lưu trú cho khách du lịch khi đến Huế. Đồng thời, dự án sẽ góp phần tạo động lực cho tỉnh Thừa Thiên - Huế sớm đạt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Về liên danh Công ty CP Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI - Công ty TNHH Đầu tư bất động sản DOJILAND - Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Blue Star, đây đều là các công ty có liên quan đến DOJI Group thuộc hệ sinh thái của ông Đỗ Minh Phú. Trong khi đó, liên danh Công ty CP Xây dựng Coteccons và Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Unicons đều có liên quan đến Coteccons Group - một ""ông lớn"" trong ngành xây dựng có cổ phần của Kusto Group (Kazakhstan), đã triển khai hàng loạt dự án bất động sản ở Việt Nam. Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt."," DOJI Group và Coteccons Group đang giành nhau dự án tổ hợp nhà ở gần 4.700 tỷ đồng tại Thừa Thiên - Huế. Dự án này được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 3/2022, nhằm xây dựng tổ hợp thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở, dự kiến bao gồm khoảng 160 căn nhà ở dạng thấp tầng và khoảng 2.100 căn hộ thương mại. Diện tích khu đất hơn 182.600 m2, quy mô dân số khoảng 9.000 người. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án là 4.626 tỷ đồng, chi phí bồi thường và hỗ trợ tái định cư hơn 170 tỷ đồng. Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự kiến gần 340 tỷ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng là 60 tháng. Mục tiêu dự án là hình thành Trung tâm thương mại - dịch vụ và khu ở cao cấp tại khu vực trung tâm Khu A - Đô thị mới An Vân Dương nhằm đ" 152,"Chưa có bằng chứng cúm A/H5N1 lây từ người sang người. Mới đây, Việt Nam đã ghi nhận ca mắc cúm A/H5N1 trên người sau nhiều năm không có ca mắc. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy cúm A/H5N1 lây từ người sang người. Tuy nhiên, cúm A/H5N1 có độc lực cao, với nguy cơ tử vong gần 50%, người dân cần nângcao cảnh giác. Dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương. Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 6 ổ dịch tại Bắc Ninh, Ninh Bình, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang. Thời điểm này đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người. Hiện cúm gia cầm trên người chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine phòng bệnh, nên việc phòng bệnh, nhất là phòng lây nhiễm từ gia cầm qua người là rất quan trọng. Để chủ động phòng chống dịch cúm A/H5N1 lây từ gia cầm sang người, người dân không ăn các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết, tuyệt đối không được giết mổ, sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.Hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim,và đến ngay cơ sở y tế khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở"," Cúm A/H5N1 là một loại cúm gia cầm có độc lực cao và nguy cơ tử vong gần 50%. Hiện tại, chưa có bằng chứng cho thấy cúm A/H5N1 lây từ người sang người, nhưng dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương. Để chủ động phòng chống dịch cúm A/H5N1 lây từ gia cầm sang người, người dân cần tuân thủ các biện pháp phòng bệnh như không ăn các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết, tuyệt đối không được giết mổ, sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là" 153,"Không cần dùng thuốc, 7 thực phẩm này có thể kích thích mọc tóc, giảm gãy rụng. VOV.VN - Những thực phẩm giàu chất beta-carotene sẽ kích thích mọc tóc và giúp kiểm soát tình trạng khô tóc, rụng tóc. Rụng tóc là một vấn đề mà tất cả chúng ta đều phải đối mặt vào một thời điểm nào đó trong đời. Một số lý do gây rụng tóc bao gồm gen di truyền, chế độ ăn uống kém, căng thẳng, thay đổi nội tiết tố do mang thai, sinh con, mãn kinh, các vấn đề về tuyến giáp và thậm chí là do nhiệt độ khi làm tóc. Mặc dù chế độ ăn giàu chất sắt, vitamin và axit béo thiết yếu có thể giúp tăng cường sức khỏe của tóc nhưng bạn cũng nên cân nhắc bổ sung thêm thực phẩm chứa beta-carotene. Beta carotene là sắc tố màu đỏ cam được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau củ, đặc biệt là cà rốt, khoai lang và rau bina. Nó hoạt động như một chất chống oxy hóa chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Ngoài lợi ích duy trì làn da, thị lực và chức năng miễn dịch khỏe mạnh, beta-carotene cũng đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của tóc và sức khỏe tổng thể.7 thực phẩm giàu beta-carotene giúp mọc tóc Khoai lang Ngoài chất beta carotene được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, khoai lang còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi như protein, sắt và vitamin C. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của da đầu và thúc đẩy sự phát triển của tóc. Cũng giàu chất chống oxy hóa, khoai lang giúp chống lại stress oxy hóa, ngăn ngừa tổn thương nang tóc, đồng thời kiểm soát các vấn đề rụng tóc.Ớt chuông Ớt chuông, đặc biệt là ớt chuông đỏ, rất giàu beta carotene và vitamin C, khiến chúng trở thành lựa chọn tuyệt vời để thúc đẩy sự phát triển của tóc. Beta carotene trong ớt chuông thúc đẩy sản xuất bã nhờn, giữ ẩm cho da đầu và kích thích mọc tóc. Vitamin C cũng hỗ trợ sản xuất collagen, giúp củng cố các nang tóc, ngăn ngừa gãy rụng. Rau bina (rau chân vịt) Kết hợp các loại rau lá xanh như rau bina vào chế độ ăn uống hàng ngày cũng tăng lượng beta-carotene và hỗ trợ sức khỏe tổng thể của tóc. Loại rau này cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác như sắt, vitamin C và E, tất cả đều thúc đẩy mọc tóc.Cà rốt Cà rốt nổi tiếng với hàm lượng beta-carotene cao, vừa kích thích mọc tóc vừa tăng cường sức khỏe da đầu nói chung. Beta carotene bảo vệ da đầu khỏi các gốc tự do, đảm bảo môi trường thuận lợi cho nang tóc phát triển. Cải xoăn Cải xoăn là một loại rau lá xanh khác có nhiều beta carotene, vitamin C, sắt và canxi. Thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp tóc khỏe mạnh hơn. Thực phẩm giàu vitamin C Hàm lượng vitamin C cao trong các loại trái cây họ cam quýt sẽ thúc đẩy sự phát triển của tóc và giảm nguy cơ rụng tóc. Chúng cũng chứa nhiều magie, chất xơ, beta-carotene, flavonoid và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ nang tóc khỏi bị hư tổn. Dưa lưới Dưa lưới là một loại trái cây mọng nước, giàu beta carotene, vitamin C và chất chống oxy hóa, khiến nó trở thành một sự bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống nhằm thúc đẩy phát triển tóc. Ai nên tránh thực phẩm chứa nhiều beta carotene? Những người mắc bệnh di truyền hiếm gặp có tên là erythropoietic protoporphyria (EPP) nên tránh thực phẩm giàu beta carotene. Những thực phẩm này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh, bao gồm da nhạy cảm với ánh sáng, ngứa và đỏ. Beta carotene làm tăng độ nhạy cảm với ánh sáng ở bệnh nhân EPP, dẫn đến cảm giác khó chịu và các biến chứng tiềm ẩn. "," Tóm tắt: Rụng tóc là một vấn đề phổ biến và có nhiều nguyên nhân gây ra. Ngoài việc ăn uống đầy đủ chất sắt, vitamin và axit béo thiết yếu, bổ sung thêm thực phẩm chứa beta-carotene cũng có thể giúp tăng cường sức khỏe của tóc. Beta-carotene là một chất chống oxy hóa có tác dụng chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, giúp duy trì sức khỏe da đầu và thúc đẩy sự phát triển của tóc. Có 7 thực phẩm giàu beta-carotene giúp mọc tóc, bao gồm khoai lang, ớt chuông, rau bina, cà rốt, cải xoăn, thực phẩm giàu vitamin C và dưa lưới. Tuy nhiên, những người mắc bệnh di truyền hiếm gặp có tên là erythropoietic protoporphyria (EPP) nên tránh thực phẩm giàu beta carotene vì nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh." 154,"Xạ thủ Phạm Quang Huy: Trong thể thao, không được phép ngủ quên trên chiến thắng. GDVN - Xạ thủ Phạm Quang Huy luôn rèn luyện cách để giữ trạng thái tâm lý vững vàng khi đứng dưới sàn đấu và xem những gì đã đạt được là thành công trong quá khứ.Phạm Quang Huy, sinh năm 1996, quê Hải Phòng là vận động viên tiêu biểu toàn quốc năm 2023, đồng thời cậu cũng là 1 trong 10 cá nhân được Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tuyên dương gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. Xạ thủ Phạm Quang Huy khiến nhiều người ngưỡng mộ với loạt thành tích ấn tượng đã đạt được. Năm 2016, Phạm Quang Huy giành 1 huy chương vàng, 1 huy chương bạc tại Giải Vô địch trẻ quốc gia 2016, 1 huy chương bạc cá nhân, 2 huy chương vàng đồng đội tại Giải Vô địch trẻ Đông Nam Á 2016. Từ năm 2017, Quang Huy liên tục tham dự các giải đấu quốc tế như: Cúp bắn súng thế giới; Giải Vô địch súng hơi châu Á; Giải Vô địch châu Á, Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Đại hội thể thao châu Á (Asiad)… Năm 2017, chàng trai Hải Phòng xuất sắc giành danh hiệu kiện tướng quốc gia môn bắn súng; giành 4 huy chương Vàng; 5 huy chương đồng Giải trẻ vô địch quốc gia; 1 huy chương đồng Giải tay súng xuất sắc quốc gia. Năm 2022, cậu tiếp tục giành huy chương vàng nội dung 10 mét súng ngắn hơi đồng đội nam tại SEA Games 31.Có thể nói, thành công ghi dấu ấn nhất trong sự nghiệp thể thao của Phạm Quang Huy chính là tấm huy chương vàng bắn súng nội dung 10 mét súng hơi cá nhân nam và huy chương đồng bắn súng nội dung 10 mét súng hơi đồng đội tại Đại hội thể thao châu Á diễn ra tại Hàng Châu (Trung Quốc) hồi tháng 9/2023. Bên cạnh đó, Huy cũng giành tấm huy chương đồng nội dung 10 mét súng ngắn hơi đồng đội nam Giải vô địch châu Á 2023. Xem những gì đã đạt được là thành công trong quá khứ để tiến tới mục tiêu tiếp theo Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, xạ thủ Phạm Quang Huy bày tỏ cảm xúc vui mừng khi nhận được danh hiệu Vận động viên tiêu biểu toàn quốc và giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023."," Phạm Quang Huy, sinh năm 1996, là một vận động viên tiêu biểu toàn quốc năm 2023 và được tuyên dương là một trong 10 cá nhân gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. Ông đã giành được nhiều thành tích ấn tượng trong thể thao, bao gồm huy chương vàng tại Giải Vô địch trẻ quốc gia 2016, huy chương bạc tại Giải Vô địch trẻ Đông Nam Á 2016, huy chương vàng tại SEA Games 31 và huy chương vàng và đồng tại Đại hội thể thao châu Á 2023. Phạm Quang Huy cho biết rằng ông luôn rèn luyện cách để giữ trạng thái tâm lý vững vàng khi đứng dưới sàn đấu và xem những gì đã đạt được là thành công trong quá khứ." 155,"Yêu cầu 28 địa phương rà soát, đảm bảo khai thác an toàn cầu treo dân sinh. Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu 28 địa phương hưởng thụ từ đề án xây dựng 186 cầu treo cần bố trí kinh phí, bảo trì, duy tu công trình nhằm nâng cao tuổi thọ, phát huy hiệu quả từ đề án mang lại. Trước tình trạng xuống cấp, hư hỏng trong quá trình vận hành, khai thác của các cầu treo dân sinh ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị UBND các tỉnh có công trình thuộc Đề án xây dựng cầu treo dân sinh đảm bảo an toàn giao thông trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên (đề án) chỉ đạo Sở GTVT, UBND các huyện có công trình cần tuân thủ quy định của Bộ GTVT và Cục Đường bộ Việt Nam về hướng dẫn quản lý, vận hành, khai thác, duy tu, bảo trì để đảm bảo tuổi thọ khai thác trên đường giao thông nông thôn. Rà soát, tổng hợp tình hình quản lý, vận hành khai thác các cầu, danh sách các cầu trên địa bàn bị hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác an toàn để kịp thời có phương án sửa chữa hoặc tháo dỡ nếu đã có cầu thay thế. Tăng cường tuần tra, kiểm tra theo dõi tình trạng cầu, khắc phục ngay các tồn tại, hư hỏng, đảm bảo tuyệt đối an toàn khai thác, không để xảy ra công trình bị đứt gãy, mất khả năng khai thác do không kịp thời sửa chữa. Đồng thời bố trí đầy đủ kinh phí cho công tác duy tu, bảo trì để kéo dài thời gian khác thác. Được biết, hiện nay rất nhiều cầu treo bị xuống cấp như: Hệ thống dây cáp treo bị chùng, độ võng cáp thay đổi so với thiết kế; một số bu lông liên kết mối hàn bị lỏng, han rỉ, rơi mất; các thanh treo độ căng không đều... tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông, sự cố công trình. Nguyên nhân của các hư hỏng này chủ yếu do việc quản lý, kiểm tra, bảo trì chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Đề án xây dựng cầu treo dân sinh đảm bảo an toàn giao thông trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên do Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nay là Cục Đường bộ Việt Nam) làm chủ đầu tư được triển khai thực hiện từ năm 2014 và hoàn thành bàn giao năm 2018. Đến nay, các công trình đã được các địa phương quản lý, khai thác, bảo trì từ 6 - 9 năm, phát huy được hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng tại các vùng được thụ hưởng của đề án."," Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu 28 địa phương hưởng thụ từ đề án xây dựng 186 cầu treo cần bố trí kinh phí, bảo trì, duy tu công trình nhằm nâng cao tuổi thọ, phát huy hiệu quả từ đề án mang lại. Trước tình trạng xuống cấp, hư hỏng trong quá trình vận hành, khai thác của các cầu treo dân sinh ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị UBND các tỉnh có công trình thuộc Đề án xây dựng cầu treo dân sinh đảm bảo an toàn giao thông trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên (đề án) chỉ đạo Sở GTVT, UBND các huyện có công trình cần tuân thủ quy định của Bộ GTVT và Cục Đường bộ Việt Nam về hướng dẫn quản lý, vận hành, khai thác, duy tu, bảo trì để đảm bảo tuổi thọ khai thác trên đường giao thông nông thôn. Rà soát, tổng hợp tình hình quản lý, vận hành khai th" 156,"Lần đầu tiên có doanh nghiệp thuê hơn 10.000 m2 văn phòng ở TP.HCM. Chỉ trong 3 tháng đầu năm, thị trường TP.HCM có 3 giao dịch thuê văn phòng với diện tích hơn 10.000 m2. Đáng chú ý, có giao dịch được thực hiện trước cả khi tòa nhà khai trương. ""Trong quá khứ rất hiếm khi chúng ta chứng kiến những giao dịch thuê mặt bằng với diện tích hơn 10.000 m2 trong thành phố. Nhưng mới trong quý đầu năm nay, TP.HCM đã có đến 3 giao dịch như vậy ở các toà nhà văn phòng mới khai trương"", ông Leo Nguyễn, Giám đốc bộ phận Chiến lược và giải pháp cho khách thuê của Knight Frank Việt Nam cho biết. Theo ông, điều này cho thấy nhu cầu diện tích văn phòng lớn đang tăng nhanh do các doanh nghiệp nước ngoài mở rộng quy mô. Điều này đồng thời cũng phản ánh tiềm năng kinh doanh khởi sắc và triển vọng khả quan cho thị trường bất động sản thương mại ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô Báo cáo thị trường văn phòng TP.HCM quý I/2024 của hãng dịch vụ bất động sản Knight Frank cho thấy đa phần các giao dịch lớn trong 3 tháng qua đến từ khách thuê ngành công nghệ (75%), bán lẻ (9%) và dược phẩm (6%). Đáng nói, hầu hết giao dịch đều là chuyển địa điểm văn phòng (94%) với diện tích mặt bằng thuê lớn hơn 2.000 m2 (72%). Nhiều doanh nghiệp thay đổi văn phòng chọn thuê diện tích lớn hơn địa điểm cũ. Báo cáo cũng cho biết trong 3 tháng đầu năm, hai toà nhà mới gia nhập thị trường cũng khiến giá chào thuê trung bình văn phòng hạng A đạt mức 58,06 USD/m2/tháng, tăng gần 2% so với quý trước và nhỉnh nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ trống trong phân khúc này là 16,7%, với lượng hấp thụ gần 32.000 m2. Theo Knight Frank, hầu hết diện tích văn phòng được thuê đều là kết quả của các giao dịch được thực hiện trước khi toà nhà The Nexus (quận 1) chính thức đi vào hoạt động, với diện tích thuê từ 2.000 đến 10.000 m2. Phân khúc hạng B cũng ghi nhận tình hình hoạt động khả quan khi giá chào thuê trung bình đạt 34 USD/m2/tháng, tăng 0,5%. Tỷ lệ trống chỉ 9%, giảm 2,3 điểm % so với quý trước nhờ toà nhà OfficeHaus (quận Tân Phú) mới hoàn thành một giao dịch cho thuê 10.000 m2 mặt bằng trong ba tháng đầu năm. ""Các giao dịch thuê cho thấy doanh nghiệp vẫn đang tăng trưởng và cần thêm không gian để mở rộng hoạt động. Nhu cầu văn phòng lớn tăng đột biến và quyết tâm mở rộng quy mô, thuê mặt bằng lớn hơn thể hiện sự tự tin và tiềm năng của thị trường văn phòng TP.HCM"", ông Leo nhận định. Trên thực tế, các toà văn phòng mới ở TP.HCM đều được lấp đầy rất nhanh chóng thời gian qua. Đại diện Knight Frank cho biết tòa The Hallmark ở bán đảo Thủ Thiêm (TP Thủ Đức), The Nexus (quận 1) và OfficeHaus (quận Tân Phú) đều đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình 70-80% chỉ trong thời gian ngắn sau khi khai trương. Giá thuê văn hạng A sẽ tiếp đà tăng Theo hãng tư vấn này, trong năm nay, thị trường sẽ có thêm 80.000 m2 văn phòng hạng A từ dự án The Sun Tower (quận 1). Ngoài ra, phân khúc hạng B cũng sẽ được bổ sung 52.780 m2 từ dự án D’Saint Raffles (quận 1) và Etown 6 (quận Tân Bình). Knight Frank cho rằng nguồn cung dồi dào trong phân khúc hạng A với giá chào thuê cao sẽ đẩy giá chào thuê trung bình lên đến khoảng 60 USD/m2/tháng và tỷ lệ trống khoảng 27%. Trong khi đó, văn phòng hạng B sẽ chứng kiến giá chào thuê giảm dần, xuống còn khoảng 33 USD/m2/tháng và tỷ lệ trống ở mức 13%. ""Nhiều toà nhà văn phòng tại TP.HCM đã và đang có tỷ lệ lấp đầy hơn 90% suốt vài năm nay. Tuy nhiên, nguồn cung mặt bằng tăng sẽ khiến tỷ lệ này được dự báo giảm dần ở những toà nhà đã có tuổi, do khách thuê chuyển sang các dự án mới"", ông Leo đánh giá. Do vậy, ông cho rằng chủ đầu tư sẽ phải thích nghi với điều kiện thị trường ngày càng thay đổi và chuẩn bị để đưa ra những điều khoản cho thuê hấp dẫn hơn. Khách thuê nhờ đó sẽ có thêm nhiều lựa chọn và khả năng thương lượng hợp đồng thuê. Xét về nhu cầu, các chuyên gia tại Savills cho biết khách thuê tại TP.HCM đang ngày càng hướng đến các tòa nhà mới cao cấp, đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững, chứng chỉ xanh và wellness. ""Nhóm ngành như tài chính, sản xuất hiện nay vẫn là các khách thuê chính dẫn dắt thị trường trong bối cảnh kinh tế biến động"", bà Lại Thị Như Quỳnh, Phó giám đốc dịch vụ cho thuê thương mại Savills TP.HCM nhấn mạnh. Savills dự báo đến năm 2026, khoảng 70% nguồn cung tương lai từ các dự án hạng A và B sẽ có các chứng nhận xanh như Green Mark và LEED. Tuy nhiên, dựa trên nguồn cung và triển vọng kinh tế trong tương lai, đơn vị này cho rằng giá thuê sẽ giảm nhẹ 1% mỗi năm trong giai đoạn 2024-2026."," Tóm tắt: - Trong quý đầu năm 2024, TP.HCM đã có 3 giao dịch thuê văn phòng với diện tích hơn 10.000 m2, trong đó có giao dịch được thực hiện trước khi tòa nhà khai trương. - Đa phần các giao dịch lớn trong 3 tháng qua đến từ khách thuê ngành công nghệ (75%), bán lẻ (9%) và dược phẩm (6%). - Giá chào thuê trung bình văn phòng hạng A đạt mức 58,06 USD/m2/tháng, tăng gần 2% so với quý trước và nhỉnh nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. - Tỷ lệ trống trong phân khúc hạng A là 16,7%, với lượng hấp thụ gần 32.000 m2. - Phân khúc hạng B cũng ghi nhận tình hình hoạt động khả quan khi giá chào thuê trung bình đạt 34 USD/m2/tháng, tăng 0,5%. Tỷ lệ trống chỉ 9%, giảm 2,3 điểm % so với quý trước. - Knight Frank cho rằng nguồn cung dồi dào trong phân khúc hạng A với giá chào thuê cao sẽ đẩy gi" 157,"Nam thần ""oan ức nhất showbiz"" gần 20 năm không hề già đi, bị bạn diễn hại mất cả sự nghiệp chỉ trong 4 giờ. Chỉ trong vài giờ, nam thần này mất tất cả vô cùng oan ức. Đã gần 3 năm trôi qua kể từ khi một trong những vụ ""cấm sóng"" ồn ào và kỳ lạ nhất showbiz xảy ra. Đang trên đỉnh cao sự nghiệp, sao nam này mất mọi thứ chỉ trong vài giờ đầy khó hiểu. Vậy chàng diễn viên này hiện giờ ra sao? Trương Triết Hạn bắt đầu sự nghiệp dưới trướng Hoan Ngu của Vu Chính, bắt đầu được lăng-xê trong nhiều dự án cổ trang như Cung Toả Lưu Ly, Cung Toả Liên Thành, Thần Điêu Đại Hiệp... nhưng danh tiếng vẫn chỉ ở mức ""bình bình"". Nam diễn viên rời Hoan Ngu vào năm 2018 và chuyển sang dưới trướng Triệu Vy, và khi này anh mới bắt đầu nổi danh. Trương Triết Hạn chỉ bắt đầu bùng nổ khi đóng phim Sơn Hà Lệnh cùng Cung Tuấn. Nhờ vai Chu Tử Thư, sao nam sinh năm 1991 được gọi là ""bà xã"" và được nhiều nhãn hàng săn đón. Đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc, Trương Triết Hạn lại gặp scandal chấn động, hại anh mất cả sự nghiệp. Trên Weibo khi ấy lan truyền bức ảnh Trương Triết Hạn đi du lịch nhưng vô tình dính yếu tố nhạy cảm chính trị. Sau đó, làn sóng tẩy chay Trương Triết Hạn bùng nổ, khiến phía sao nam trở tay không kịp. Trong 4 giờ sau khi scandal nổ ra, toàn bộ 27 nhãn hàng hợp tác với Trương Triết Hạn đồng loạt quay lưng. Anh dính đòn ""phong sát"" khiến phim bị gỡ, không thể hoạt động được nữa. Chỉ trong chưa đầy 1 ngày, cái tên Trương Triết Hạn như không tồn tại nữa. Tuy nhiên đây được xem là vụ phong sát oan ức nhất của showbiz. Sau đó, Trương Triết Hạn dành thời gian dài kiện tụng, đòi lại thanh danh. Anh còn tiết lộ rằng việc anh ""rớt đài"" có sự góp công không nhỏ của bạn diễn Cung Tuấn trong Sơn Hà Lệnh. Theo lời Trương Triết Hạn trong video đăng tải ngày 30/4/2022, Cung Tuấn và đoàn đội của mình đã tạo nên nhiều tin đồn về phát ngôn, những hình ảnh sai lệch để khiến anh bị ảnh hưởng. ""Thành công của một bộ phim không sai, sai là những người che mất lương tâm để kiếm tiền"", Trương Triết Hạn nói. Bức ảnh tai hoạ kia cũng có can thiệp photoshop, khiến anh bị oan. Song cho đến nay, sự nghiệp của nam diễn viên tại Cbiz vẫn bị ""phong toả"".Hiện tại, Trương Triết Hạn đã trở lại với nghệ thuật nhưng ở thị trường khác, cụ thể là Thái Lan. Anh vẫn giữ được phong thái tươi trẻ, điển trai dù đã trong nghề gần 20 năm. Vừa qua, dự án phim Thành Thời Gian mà anh đóng cùng Park Min Young đã lên sóng tại Nhật Bản và Thái Lan, nhận được sự chú ý không nhỏ."," Trương Triết Hạn, một diễn viên nam đã bắt đầu sự nghiệp dưới trướng Hoan Ngu của Vu Chính, đã trở nên nổi tiếng khi đóng phim Sơn Hà Lệnh cùng Cung Tuấn. Tuy nhiên, anh đã gặp phải một vụ scandal chấn động, hại anh mất cả sự nghiệp. Trong 4 giờ sau khi scandal nổ ra, toàn bộ 27 nhãn hàng hợp tác với Trương Triết Hạn đồng loạt quay lưng. Anh dính đòn ""phong sát"" khiến phim bị gỡ, không thể hoạt động được nữa. Sau đó, Trương Triết Hạn dành thời gian dài kiện tụng, đòi lại thanh danh. Anh còn tiết lộ rằng việc anh ""rớt đài"" có sự góp công không nhỏ của bạn diễn Cung Tuấn trong Sơn Hà Lệnh. Hiện tại, Trương Triết Hạn đã trở lại với nghệ thuật nhưng ở thị trường khác, cụ thể là Thái Lan. Anh vẫn giữ được phong thái tươi trẻ, điển trai dù đã trong nghề gần 20 năm. Vừa qua, dự án phim Thành Thời Gian mà anh đóng" 158,"Sửa chữa một số hạng mục Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. (Xây dựng) – UBND tỉnh Điện Biên vừa ký ban hành Quyết định số 464/QĐ-UBND về việc phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình: Sửa chữa một số hạng mục Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, với tổng mức đầu tư xây dựng hơn 5 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2024 - 2025. Mục tiêu đầu tư sửa chữa một số hạng mục Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nhằm đáp ứng yêu cầu về bảo quản, tổ chức trưng bày phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu của du khách. Đảm bảo mỹ quan, an toàn của công trình trong quá trình vận hành, khai thác sử dụng, đồng thời hoàn thiện cơ sở vật chất chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự án đầu tư sửa chữa Nhà bảo tàng gồm các công đoạn phá dỡ lớp vữa trát chân cột trục và phần diện tích tường trong nhà bị bong rộp, cạo bỏ lớp sơn tại các vị trí còn lại. Trát lại các các vị trí phá dỡ, lu sơn hoàn thiện toàn bộ tường, cột, trần trong và ngoài nhà. Vệ sinh mái tôn, tấm thép che lỗ cửa thông khí, sơn lại mái, thay thế một số êcu của bulong dầm mái bằng thép và một số bu bulong dầm mái bằng thép, gioăng cao su liên kết giữa các tấm alumi bảo vệ dầm thép. Đồng thời, lắp đặt bổ sung 01 máy bơm cùng với hệ thống đường ống dẫn thoát nước khu vực tầng hầm; sửa chữa, bắn vít cố định các vị trí đá vẩy lợp phần mái vát có nguy cơ bị rơi rụng và làm mới hệ thống chiếu sáng nghệ thuật. Công trình sửa chữa các hạng mục phụ trợ như đá lát sân bãi để xe, đường dạo, phá dỡ một phần khu vực đá bị lún, nứt, lát lại bằng đá tự nhiên nhám mặt; tường rào bao quanh công trình, cạo rỉ, sơn lại toàn bộ cổng, tường rào sắt, ốp lại phần chân tường bị bong tróc bằng đá tự nhiên và sửa chữa bổ sung hệ thống chiếu sáng tại một số vị trí trong khuôn viên công trình."," Dự án sửa chữa một số hạng mục Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt với tổng mức đầu tư xây dựng hơn 5 tỷ đồng. Dự án này có mục tiêu đáp ứng yêu cầu về bảo quản, trưng bày và tham quan, nghiên cứu của du khách, đồng thời hoàn thiện cơ sở vật chất chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự án sửa chữa Nhà bảo tàng bao gồm các công đoạn phá dỡ lớp vữa trát chân cột trục và phần diện tích tường trong nhà bị bong rộp, cạo bỏ lớp sơn tại các vị trí còn lại. Trát lại các vị trí phá dỡ, lu sơn hoàn thiện toàn bộ tường, cột, trần trong và ngoài nhà. Vệ sinh mái tôn, tấm thép che lỗ cửa thông khí, sơn lại mái, thay thế một số êcu của bulong dầm mái bằng thép và một số bu bulong dầm mái bằng thép, gioăng cao su liên kết giữa các tấm al" 159,"Hà Tĩnh: Liên tiếp người dân trả lại tiền do người khác chuyển nhầm. Cán bộ công an xã ở Hà Tĩnh liên tiếp nhận được thông tin từ người dân về việc có người chuyển nhầm tiền vào tài khoản cá nhân. Ngày 26/3, nguồn tin từ Công an xã Phú Phong (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), đơn vị vừa phối hợp cùng một người dân trên địa bàn trao trả lại số tiền 53 triệu đồng do người khác chuyển nhầm vào tài khoản cá nhân.Theo đó, vào ngày 24/3, chị Lê Thị Thương (44 tuổi, trú tại thôn 4, xã Phú Phong) bất ngờ phát hiện tài khoản Agribank của chị được chuyển đến số tiền 53 triệu đồng. Sau khi kiểm tra, chị Thương nghi ngờ có người chuyển nhầm tiền, nên đã đến trình báo để cơ quan chức năng để xác minh và trả lại tài sản cho người chuyển nhầm. Nhận được tin báo, Công an xã Phú Phong phối hợp Ngân hàng Agribank chi nhánh Hương Khê xác định người chuyển nhầm tiền cho chị Thương là chị Trần Thị Liên (32 tuổi, trú tại Thôn Thanh Lạng, xã Thanh Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình). Ngay sau đó, cơ quan công an đã phối hợp cùng chị Thương và chuyển trả lại số tiền trên cho chị Trần Thị Liên. Trước đó, ngày 23/3, trong tài khoản Ngân hàng MP của con gái chị Trần Thị Phước (trú tại thôn An Lạc, xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) bất ngờ nhận được số tiền 48 triệu đồng chuyển khoản không rõ nguồn gốc.Cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo bằng hình thức chuyển tiền nhầm, chị Phước đã đến Công an xã Cổ Đạm trình báo. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Công an xã Cổ Đạm đã khẩn trương xác minh và xác định người chuyển nhầm số tiền trên là anh Đặng Trọng Dương (trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai). Sáng 26/3, tại Công an xã Cổ Đạm, chị Trần Thị Phước đã thay mặt con gái trao trả số tiền 48 triệu đồng cho anh Dương."," Hà Tĩnh: Người dân trả lại tiền do người khác chuyển nhầm. Cán bộ công an xã Phú Phong (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) vừa phối hợp cùng một người dân trên địa bàn trao trả lại số tiền 53 triệu đồng do người khác chuyển nhầm vào tài khoản cá nhân. Người nhận tiền nhầm là chị Lê Thị Thương (44 tuổi, trú tại thôn 4, xã Phú Phong), sau khi kiểm tra, chị Thương đã đến trình báo để cơ quan chức năng xác minh và trả lại tài sản cho người chuyển nhầm. Công an xã Phú Phong phối hợp Ngân hàng Agribank chi nhánh Hương Khê xác định người chuyển nhầm tiền cho chị Thương là chị Trần Thị Liên (32 tuổi, trú tại Thôn Thanh Lạng, xã Thanh Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình). Ngay sau đó, cơ quan công an đã phối hợp cùng chị Thương và chuyển trả lại số tiền trên cho chị Trần Thị Liên. Trước đó, ngày 23/3, trong tài khoản Ngân hàng MP của con gái chị Trần Thị Ph" 160,"5 loại nước ép tuyệt vời giúp làm sáng da tự nhiên. Kinhtedothi - Chăm sóc làn da từ bên trong là bước quan trọng để duy trì làn da trẻ trung và rạng rỡ. Dưới đây là 5 loại nước ép tự nhiên mà không chỉ làm sáng da mà còn cung cấp dưỡng chất cần thiết cho làn da của bạn.1. Nước ép cà rốt Cà rốt chứa lượng lớn beta-carotene, một loại vitamin A mạnh mẽ giúp tái tạo và phục hồi tế bào da. Ngoài ra, nước ép cà rốt còn chứa nhiều antioxidant giúp chống lại sự lão hóa da do tác động của các gốc tự do. Việc sử dụng thường xuyên nước ép cà rốt sẽ giúp da bạn trở nên sáng hơn và đều màu hơn. 2. Nước ép bông cải xanh Bông cải xanh là một nguồn dồi dào của các dưỡng chất quý giá như vitamin C, K, axit folic, và các khoáng chất như kali và magiê. Đặc biệt, bông cải xanh cũng chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như sulforaphane, quercetin, và kaempferol, giúp bảo vệ làn da khỏi sự tổn thương của tia UV và các gốc tự do gây hại. Việc uống nước ép từ bông cải xanh thường xuyên không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà còn có thể giúp làm sáng và làm mờ các vết thâm nám trên da, đồng thời giúp da trở nên rạng rỡ hơn.3. Nước ép dưa chuột Dưa chuột là nguồn cung cấp nước tốt cho cơ thể, giúp làm mềm da và giữ cho nó luôn ẩm mượt. Ngoài ra, nước ép dưa chuột còn chứa enzyme tự nhiên giúp loại bỏ tế bào chết và làm sạch lỗ chân lông. Điều này giúp da trở nên sáng hơn và giảm nguy cơ mụn đầu đen. 4. Nước ép cà chua Cà chua chứa nhiều lycopene, một loại chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ làn da khỏi tác động của tia UV gây hại. Việc sử dụng nước ép cà chua không chỉ giúp làm sáng da mà còn giúp làm giảm sự xuất hiện của các vết nám và tàn nhang. 5. Nước ép dứa Dứa chứa enzyme bromelain giúp làm sạch sâu các lỗ chân lông và loại bỏ tế bào da chết, giúp da trở nên sáng và mềm mại. Ngoài ra, dứa cũng là một nguồn cung cấp vitamin C quan trọng giúp tăng cường sự đàn hồi của da và ngăn chặn sự xuất hiện của nếp nhăn. Hãy thêm những loại nước ép này vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn để có được làn da mơ ước mà không cần sử dụng các sản phẩm hóa học độc hại."," 5 loại nước ép tuyệt vời giúp làm sáng da tự nhiên: 1. Nước ép cà rốt: Chứa lượng lớn beta-carotene, một loại vitamin A mạnh mẽ giúp tái tạo và phục hồi tế bào da. Ngoài ra, nước ép cà rốt còn chứa nhiều antioxidant giúp chống lại sự lão hóa da do tác động của các gốc tự do. 2. Nước ép bông cải xanh: Bông cải xanh là một nguồn dồi dào của các dưỡng chất quý giá như vitamin C, K, axit folic, và các khoáng chất như kali và magiê. Đặc biệt, bông cải xanh cũng chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như sulforaphane, quercetin, và kaempferol, giúp bảo vệ làn da khỏi sự tổn thương của tia UV và các gốc tự do gây hại. 3. Nước ép dưa chuột: Dưa chuột là nguồn cung cấp nước tốt cho cơ thể, giúp làm mềm da và giữ cho nó luôn ẩm mượt. Ngoài ra, nước ép dưa chuột còn chứa enzyme tự nhiên giúp loại bỏ tế bào chết và làm sạch lỗ chân lông." 161,"TP Hồ Chí Minh: Ổn định hoạt động đăng kiểm trước ngày xét xử ""đại án đăng kiểm"". Trong thời gian tới, nhiều đăng kiểm viên sẽ bị đưa ra xét xử, thu hồi chứng chỉ đăng kiểm, dự báo nhiều trung tâm đăng kiểm sẽ tạm đình chỉ hoạt động. Xe đến các trung tâm đăng kiểm chưa đều Ghi nhận của phóng viên Thời báo VTV tại trung tâm đăng kiểm 50-03V, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh những ngày cuối tháng 3, trung tâm này nhận đăng kiểm khoảng 100 xe/ ngày. So với cùng kỳ năm 2023, giảm gần 40% công suất. Đã bảo dưỡng xe trước khi đi đăng kiểm nhưng vẫn phải đem xe đi khắc phục, anh Nguyễn Quốc Tuấn, ngụ TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh cho biết, lần này, sau khi khắc phục các tình trạng của xe, sau khoảng 1 giờ thì xe của anh đã hoàn tất thủ tục đăng kiểm. Cũng bảo dưỡng xe trước khi đến đăng kiểm, anh Đỗ Văn Thùy, ngụ Quận 12, TP Hồ Chí Minh còn đăng ký trước qua qua ứng dụng đăng kiểm, anh cho biết việc này đã giúp anh tiết kiệm rất nhiều thời gian so với đến lấy số thứ tự thông thường. Về nguyên nhân công suất đăng kiểm ở đơn vị sụt giảm, đại diện trung tâm đăng kiểm 50-03V cho biết, hiện tại trung tâm chỉ còn 7 thành viên thực hiện kiểm định. Trong đó, có 4 đăng kiểm viên cùng 2 thực tập viên kiểm định liên tục trên 2 dây chuyền.Còn tại Trung tâm đăng kiểm 50-03S, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Phó Giám đốc Trung tâm - ông Trương Hoàng Tuấn cho biết, hiện mỗi ngày trung tâm đăng kiểm khoảng 130 xe. So với công suất đăng kiểm khoảng 180 -200 xe/ ngày, cùng với 12 thành viên thực hiện kiểm định trên 3 dây chuyền thì lượng xe đến đây đăng kiểm khá vắng. Dự báo tình hình đăng kiểm sẽ có biến động Trong thời gian tới, đại án tiêu cực liên quan đến ngành đăng kiểm sẽ được đưa ra xét xử, có thể nhiều trung tâm đăng kiểm sẽ phải tạm dừng hoạt động. Ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ, TP Hồ Chí Minh hiện có khoảng 100 đăng kiểm viên đang bị truy tố. Sau khi bị tòa tuyên án, các bị cáo từng là đăng kiểm viên sẽ bị thu hồi chứng chỉ và không được tiếp tục tham gia công tác kiểm định. Song song đó, theo quy định tại Nghị định số 30/2023, trường hợp trung tâm đăng kiểm có từ 2 đăng kiểm viên trở lên bị thu hồi chứng chỉ trong 12 tháng liên tục sẽ bị tạm đình chỉ hoạt động trong 3 tháng. Do đó, các trung tâm đăng kiểm sẽ tính toán lại, chuẩn bị nhân sự để đảm bảo ít nhất 70% công suất. Dự đoán trước những khó khăn trong công tác đăng kiểm, ông Bùi Hòa An cho biết thêm, hiện đang gửi danh sách 32 người thuộc các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng 3S/4S tham gia đào tạo 3 tháng để lấy thẻ đăng kiểm viên. Nếu kịp sẽ giải quyết được một phần nhu cầu, cố gắng không để ách tắc hoạt động đăng kiểm trên địa bàn. Khi ""đại án đăng kiểm"" được đưa ra xét xử, nếu các trung tâm thuộc doanh nghiệp, Cục Đăng kiểm Việt Nam thiếu nhân sự, cần hỗ trợ, Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh sẽ thỏa thuận với các đơn vị để điều tiết nhân sự.Từ đầu năm 2024 đến nay, các trung tâm đăng kiểm tại TP Hồ Chí Minh hoạt động ổn định, giải quyết tốt nhu cầu đăng kiểm xe của người dân và doanh nghiệp với công suất khoảng 60.000 xe/tháng. Hiện nay, đa số các xe đi đăng kiểm đều đăng ký trước qua ứng dụng. Đồng thời, Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh cũng khuyến khích người dân chủ động, đến các trung tâm vắng xe để đăng kiểm."," Tóm tắt: Trong thời gian tới, nhiều đăng kiểm viên sẽ bị đưa ra xét xử, thu hồi chứng chỉ đăng kiểm, dự báo nhiều trung tâm đăng kiểm sẽ tạm đình chỉ hoạt động. Xe đến các trung tâm đăng kiểm chưa đều. Ghi nhận của phóng viên Thời báo VTV tại trung tâm đăng kiểm 50-03V, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh những ngày cuối tháng 3, trung tâm này nhận đăng kiểm khoảng 100 xe/ ngày. So với cùng kỳ năm 2023, giảm gần 40% công suất. Nguyên nhân công suất đăng kiểm ở đơn vị sụt giảm là do trung tâm chỉ còn 7 thành viên thực hiện kiểm định. Trong đó, có 4 đăng kiểm viên cùng 2 thực tập viên kiểm định liên tục trên 2 dây chuyền. Trong thời gian tới, đại án tiêu cực liên quan đến ngành đăng kiểm sẽ được đưa ra xét xử, có thể nhiều trung tâm đăng kiểm sẽ phải tạm dừng hoạt động. Ông Bùi Hòa" 162,"Chủ trường Quốc tế Mỹ Nguyễn Thị Út Em bị cấm xuất cảnh. (Dân trí) - Cơ quan chức năng đang thực hiện biện pháp cấm xuất cảnh đối với bà Nguyễn Thị Út Em, chủ trường Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN). Thông tin trên được UBND TPHCM đề cập trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Trường tiểu học - THCS - THPT Quốc tế Mỹ ( Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam - AISVN). Theo đó, UBND TPHCM cho biết cơ quan chức năng đang thực hiện biện pháp cấm xuất cảnh đối với bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch HĐTQ Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam, do nợ thuế thu nhập cá nhân. Báo cáo của UBND cũng thông tin, theo ý kiến của Công an TPHCM, hợp đồng ký kết giữa nhà trường và phụ huynh là hợp đồng dân sự, không có nội dung ràng buộc trách nhiệm giữa các bên, nên chưa có cơ sở để cơ quan điều tra tiến hành điều tra vụ việc. Một số nhà đầu tư đã làm việc với bà Nguyễn Thị Út Em đề xuất hỗ trợ kinh phí để trường tiếp tục hoạt động đến hết năm học 2023 - 2024. Tuy nhiên, nhà đầu tư muốn nhận lại lợi ích bằng tỷ lệ cổ phần Công ty và có quyền điều hành các hoạt động tài chính của trường. Đình chỉ tuyển sinh chờ giải quyết Về hướng giải quyết, UBND TPHCM chỉ đạo các sở ban ngành đẩy nhanh tiến độ làm việc với bà Nguyễn Thị Út Em nhằm giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đến đầu tư và tổ chức hoạt động giáo dục. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất phương án, giải pháp thanh toán lương cho giáo viên và người lao động (bao gồm giáo viên, người lao động là người Việt Nam và người nước ngoài) đang công tác tại AISVN nhằm ổn định tình hình hoạt động của nhà trường đến hết năm học 2023-2024; có giải pháp yêu cầu nhà đầu tư và Hội đồng trường nhanh chóng thực hiện các vấn đề liên quan đến quyền lợi của giáo viên và người lao động. Sở GD&ĐT triển khai các giải pháp đảm bảo quyền lợi học tập cho học sinh, không để việc học của học sinh bị gián đoạn; chỉ đạo các cơ sở giáo dục công lập và các nhà đầu tư, các trường có vốn đầu tư nước ngoài, các trường có tổ chức Chương trình Tú tài Quốc tế (IB) tiếp nhận học sinh chuyển từ trường AISVN đến theo nhu cầu, tạo điều kiện để học sinh nhanh chóng hòa nhập và ổn định học tập. Đình chỉ tuyển sinh trong năm 2024 - 2025 đối với AISVN đến khi nhà đầu tư giải quyết hoàn tất các vấn đề về tài chính và nhân sự, ổn định công tác tổ chức hoạt động giáo dục. Đình chỉ hoạt động của trường nếu không giải quyết được các vấn đề về tài chính và nhân sự.Về tình hình tại trường AISVN, báo cáo của UBND TPHCM cho biết, tháng 9/2023, nhiều phụ huynh tập trung tại cổng trường căng băng rôn đòi nợ trường. Sau đó, UBND TPHCM đã thành lập tổ công tác liên ngành làm việc với trường. Thời điểm đó, trường báo cáo có thể hoạt động đến cuối năm sau khi huy động phụ huynh bổ sung các khoản phí thường niên năm học 2023-2024. Tính đến tháng 3 năm 2024, đội ngũ nhân sự đang công tác tại trường gồm 129 giáo viên người nước ngoài, 26 giáo viên Việt Nam, 103 nhân viên. Đối với giáo viên người nước ngoài, trường đã thanh toán 70% lương tháng 1/2024, đang nợ lương 2/2024. Đối với giáo viên người Việt, trường hoàn tất thanh toán lương tháng 1/2024, đang nợ lương 2/2024. Ngày 7/3, bà Nguyễn Thị Út Em cam kết bằng văn bản về lộ trình trả lương cho giáo viên để duy trì hoạt động dạy học. Cụ thể đến ngày 11/3 sẽ trả bảo hiểm quốc tế và 10% lương tháng 1, đến ngày 14/3 sẽ thanh toán 20% còn lại của lương tháng 1 và toàn bộ lương và tiền nhà tháng 2 cho giáo viên. Đến thời điểm hiện tại, ghi nhận bà Nguyễn Thị Út Em không thực hiện được nội dung trả lương như cam kết. Sở GD&ĐT trong quá trình kiểm tra ghi nhận đầu tháng 3 có khoảng 37% giáo viên tại trường nghỉ dạy. Sau khi có bản cam kết về lộ trình trả lương của bà Nguyễn Thị Út Em, tỷ lệ giáo viên nghỉ dạy giảm xuống ở mức dưới 20%.Ngày 18/3, trường cho toàn bộ hơn 1.200 học sinh nghỉ học. Sau đó, trường mở trở lại cho học sinh đi học vào ngày 19/3 theo yêu cầu của Sở GD&ĐT TPHCM, ghi nhận khoảng 50% giáo viên nghỉ dạy. Ngày 20/3, Sở GD&ĐT TPHCM đề nghị các trưởng phòng GD&ĐT các quận, huyện và TP Thủ Đức, hiệu trưởng các trường THPT, trường có vốn đầu tư nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận học sinh từ AISVN có nhu cầu chuyển đến. "," Nguyễn Thị Út Em, chủ trường Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN), đang bị cấm xuất cảnh do nợ thuế thu nhập cá nhân. UBND TPHCM đã thành lập tổ công tác liên ngành để làm việc với trường và đã huy động phụ huynh bổ sung các khoản phí thường niên năm học 2023-2024 để trường có thể hoạt động đến cuối năm. Tuy nhiên, trường đang gặp khó khăn về tài chính và nhân sự, đang nợ lương cho giáo viên người nước ngoài và người Việt. UBND TPHCM đã chỉ đạo các sở ban ngành đẩy nhanh tiến độ làm việc với bà Nguyễn Thị Út Em nhằm giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đến đầu tư và tổ chức hoạt động giáo dục. Trường đang đình chỉ tuyển sinh trong năm 2024 - 2025 đến khi nhà đầu tư giải quyết hoàn tất các vấn đề về tài chính và nhân sự, ổn định công tác tổ chức hoạt động giáo dục." 163,"Ngân hàng CSXH tiếp sức, nhiều nông dân Điện Biên trở thành hộ sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh. Từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xây dựng được mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững, ổn định cuộc sống, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới ở địa phương.Trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tỉnh Điện Biên Anh Lò Văn Phóng, bản Mường Luân 2 (xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) xuất thân từ một gia đình nghèo, có nhiều anh chị em. Được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, anh Phóng đã thực hiện mô hình chăn nuôi tổng hợp phát triển kinh tế gia đình. Với phương châm ""lấy ngắn nuôi dài"", khởi nghiệp với quy mô nhỏ từ 5 - 10 con lợn thịt, mấy chục con gia cầm, sau nhiều năm chăn nuôi hiệu quả, đến nay anh Phóng đã đầu tư mở rộng, nâng cấp từ mô hình gia trại thành trang trại.Với quy mô trang trại hơn 1.000m2, mỗi năm anh Phóng xuất bán khoảng 3 tấn lợn thịt, cùng hàng nghìn con gia cầm ra thị trường; thu nhập bình quân trên 400 triệu đồng/năm.Trong quá trình phát triển mô hình kinh tế trang trại, anh Lò Văn Phóng luôn tuân thủ trả tiền lãi, tiền gốc đúng hạn. Sau 3 năm sử dụng vốn vay, anh Phóng đã trả hết nợ ngân hàng và đề xuất nhu cầu tiếp tục vay vốn để phát triển mô hình bền vững hơn. Nhận thấy anh Lò Văn Phóng sử dụng vốn vay hiệu quả, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Điện Biên Đông đã giải ngân cho anh Phóng vay 100 triệu đồng. Anh Lò Văn Phóng cho biết: ""Nguồn vốn chính sách ưu đãi là đòn bẩy rất quan trọng giúp tôi và gia đình phát triển mô hình chăn nuôi, mở cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi và quầy thuốc thú y từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo bền vững"". Cũng được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH, ông Hạng Sua Hù, bản Pu Nhi A, xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông đã tích cực khai hoang ruộng trồng lúa, đầu tư mua trang trại để đào ao thả cá, trồng cây ăn quả, chăn nuôi trâu bò sinh sản, lợn thịt kết hợp với kinh doanh tạp hóa. Nhờ đó, gia đình ông đã có nguồn thu nhập cao lên tới hơn 700 triệu đồng/năm, trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi của tỉnh. Ủy thác vốn vay Ngân hàng CSXH hiệu quả với 4 tổ chức chính trị - xã hội Hiện nay, Ngân hàng CSXH tỉnh Điện Biên đang phối hợp với các cấp Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên thực hiện hoạt động ủy thác, hỗ trợ vốn vay đến người dân. Các tổ chức này với mạng lưới từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã, thôn bản đảm nhận từ tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi đến thành lập tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV); kiểm tra, đôn đốc, giám sát hoạt động của tổ TK&VV; hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn; tập huấn nghiệp vụ ủy thác, đôn đốc hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ đúng hạn.Trên địa bàn tỉnh, nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 129 xã, phường, thị trấn với 2.178 tổ TK&VV. Năm 2023, các hội, đoàn thể nhận ủy thác phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH tổ chức giải ngân nhanh chóng nguồn vốn. Doanh số cho vay đạt 1.478 tỷ đồng, tăng 42,5 tỷ đồng so với năm 2022, với 25.021 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tăng 2.501 lượt hộ. Tổng dư nợ tín dụng đến 31/12/2023 là 4.654 tỷ đồng; tỷ lệ tăng trưởng đạt 16%, với 79.191 khách hàng còn dư nợ. Dư nợ ủy thác chiếm tỷ trọng 99,66% trên tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn. Đặc biệt, hoạt động ủy thác đóng vai trò quan trọng góp phần triển khai thực hiện thành công, hiệu quả Nghị quyết 11/NQ-CP về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ. Trong năm 2023, toàn tỉnh đã giải ngân được 370,1 tỷ đồng vốn các chương trình Nghị quyết số 11/NQ-CP, đạt 100% kế hoạch giao. Ông Hoàng Ngọc Thương – Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Điện Biên cho biết: Hoạt động ủy thác nhận được sự đồng thuận của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Thông qua công tác ủy thác cho vay đã góp phần xây dựng, củng cố bộ máy và phong trào hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, thu hút thêm nhiều hội viên, đoàn viên tham gia; tăng cường đoàn kết giữa các hội viên, giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh, bền vững. Đồng thời nâng cao năng lực của cán bộ hội, đoàn thể tại cơ sở. Việc gắn chất lượng hoạt động nhận ủy thác vào các tiêu chí thi đua đã tạo động lực thúc đẩy, nâng cao chất lượng ủy thác của tổ chức chính trị - xã hội các cấp. Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện tốt hơn, hướng dẫn, giúp người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả để có nguồn trả nợ, trả lãi ngân hàng. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.108/2.178 tổ TK&VV xếp loại tốt và khá, chiếm 96,8%; 70 tổ xếp loại trung bình và yếu, chiếm 3,2%."," Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Điện Biên đã cung cấp vốn vay ưu đãi cho nhiều hộ nông dân, giúp họ xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững và ổn định cuộc sống. Anh Lò Văn Phóng là một ví dụ về việc sử dụng vốn vay hiệu quả, đầu tư mở rộng từ mô hình gia trại thành trang trại chăn nuôi tổng hợp. Anh Phóng đã trả hết nợ ngân hàng và đề xuất nhu cầu tiếp tục vay vốn để phát triển mô hình bền vững hơn. Ngân hàng CSXH tỉnh Điện Biên đang phối hợp với các cấp Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên thực hiện hoạt động ủy thác, hỗ trợ vốn vay đến người dân. Năm 2023, các hội, đoàn thể nhận ủy thác phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH tổ chức giải ngân nhanh chóng nguồn vốn. Doanh số cho vay đạt 1.478 tỷ đồng, tăng 42,5 tỷ đồng so với nă" 164,"Phối hợp tuyên truyền, vận động phụ nữ và nhân dân tham gia quản lý chất thải rắn sinh hoạt giai đoạn 2024 - 2027. (TN&MT) – Phát huy vai trò của phụ nữ trong các hoạt động thực hiện có hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên toàn quốc thông qua việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, xây dựng mô hình về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã ký kết Chương trình phối hợp Tuyên truyền, vận động phụ nữ và nhân dân tham gia quản lý chất thải rắn sinh hoạt giai đoạn 2024 – 2027. Chiều 28/3, tại Hà Nội, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Trung Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga đã ký kết Chương trình phối hợp Tuyên truyền, vận động phụ nữ và nhân dân tham gia quản lý chất thải rắn sinh hoạt giai đoạn 2024 – 2027. Tham gia buổi Lễ ký kết có đại diện của các cơ quan chuyên môn của hai cơ quan. Theo đó, mục đích của việc ký kết giữa hai cơ quan nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong các hoạt động hỗ trợ triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên toàn quốc thông qua việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, xây dựng mô hình về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, đặc biệt là nội dung về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình, cá nhân nhằm nâng cao nhận thức và hình thành thói quen của các tầng lớp nhân dân trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt, từ đó giảm thiểu phát sinh, thúc đẩy tái chế, coi chất thải là tài nguyên, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn và đảm bảo môi trường bền vững.Phát biểu tại buổi Lễ ký kết, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga cho biết, nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của lực lượng phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xác định bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được thực hiện nhiều nhiệm kỳ qua, thông qua Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phong trào “Chống rác thải nhựa”.Nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo đã được các cấp Hội tích cực triển khai như thu gom, phân loại, xử lý rác thải; tái chế rác thải nhựa… đã và đang góp phần tích cực tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động bảo vệ môi trường của mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ và cộng đồng; khẳng định vai trò, trách nhiệm của phụ nữ, của tổ chức Hội trong bảo vệ môi trường. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga cho rằng, Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là việc làm hết sức có ý nghĩa, là sự cụ thể hóa Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050, góp phần thực hiện quy định Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Về phía Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sẽ cam kết: tiếp tục tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động sâu rộng, thiết thực để nâng cao nhận thức, hành vi của phụ nữ và nhân dân trong bảo vệ môi trường nói chung và công tác phân loại, thu gom, tái chế rác thải nói riêng; chủ động xây dựng các mô hình về bảo vệ môi trường, phân loại chất thải rắn sinh hoạt; tiếp tục nghiên cứu, đóng góp, đề xuất chính sách phù hợp giúp phụ nữ tham gia hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường; đưa những hành động, việc làm bảo vệ môi trường, trong đó có việc phân loại rác thải tại nguồn trở thành thói quen, thành nếp sống văn hóa của mỗi gia đình và toàn xã hội.Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh ghi nhận với vai trò là tổ chức đại diện cho phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã luôn quan tâm chỉ đạo, tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là một trong những tổ chức đặc biệt tích cực, đi đầu trong các hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng, tiêu biểu có thể kể đến các kết quả thiết thực từ phong trào “Chống rác thải nhựa” đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ký cam kết thực hiện từ năm 2018.Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho rằng, nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ được xây dựng, duy trì và nhân rộng đã góp phần tích cực thay đổi trong nhận thức và hành động bảo vệ môi trường tại cộng đồng. Các mô hình phụ nữ thu gom phế liệu, “biến rác thành tiền”, “phân loại rác thải tại nhà”, “đổi rác thải nhựa mua bảo hiểm y tế”... đã khẳng định vai trò của phụ nữ góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như khẳng định sự đồng hành của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công tác quan trọng này. Nhằm tiếp tục Phát huy vai trò của phụ nữ trong các hoạt động hỗ trợ triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên toàn quốc là mục đích của Chương trình phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhằm triển khai công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ và nhân dân tham gia quản lý chất thải rắn sinh hoạt giai đoạn 2024 - 2027.Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, chương trình phối hợp hướng tới việc nâng cao nhận thức và hình thành thói quen, nếp sống của các tầng lớp nhân dân trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt, giảm thiểu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt, thông qua việc triển khai thường xuyên những nhiệm vụ như: Tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách, quy định pháp luật, văn bản về quản lý chất thải, phân loại chất thải rắn sinh hoạt; phát động phong trào xây dựng các mô hình phân loại rác tại nguồn; lựa chọn các điểm sáng, gương điển hình trong công tác quản lý chất thải, phân loại chất thải rắn sinh hoạt… Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh tin tưởng Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động phụ nữ và nhân dân tham gia quản lý chất thải rắn sinh hoạt giai đoạn 2024 - 2027 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sẽ góp phần thu hút toàn thể nhân dân tham gia công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, đóng góp có hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường nhằm đạt được các mục tiêu về Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra."," Tóm tắt: Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã ký kết Chương trình phối hợp Tuyên truyền, vận động phụ nữ và nhân dân tham gia quản lý chất thải rắn sinh hoạt giai đoạn 2024 – 2027. Mục đích của việc ký kết là phát huy vai trò của phụ nữ trong các hoạt động hỗ trợ triển khai thực hiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên toàn quốc thông qua việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, xây dựng mô hình về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, đặc biệt là nội dung về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình, cá nhân nhằm nâng cao nhận thức và hình thành thói quen của các tầng lớp nhân dân trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt, từ đó giảm thiểu phát sinh, thúc đẩy tái chế, coi chất thải là tài nguyên, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn và đảm bảo môi trường bền vững. Hội Liên hi" 165,"TP Hồ Chí Minh: 3 tháng, duy nhất 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư. Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư.Chiều 28-3, Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thành phố tổ chức họp báo về kinh tế - xã hội và các vấn đề dư luận quan tâm. Tại họp báo, ông Vũ Anh Dũng, Phó Trưởng phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản (Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, quý I-2024, thành phố có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư (Dự án Trung tâm Thương mại, dịch vụ, căn hộ cao cấp Rita Võ, đường Nguyễn Văn Cừ, phường 3, quận 5). Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố có nhiều dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư còn vướng các thủ tục về nghĩa vụ tài chính, đất đai, quy hoạch, trong đó có dự án phải rà soát lại pháp lý dự án, nguồn gốc đất… Ông Vũ Anh Dũng cho biết, năm 2022, thành phố chỉ có 2 dự án nhà ở mới được chấp thuận chủ trương đầu tư (Khu nhà ở thấp tầng, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè và Khu chung cư cao tầng JJLAND 1, quận Bình Tân). Năm 2023, cũng có 2 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư (Chung cư Thảo Nguyên, phường Long Thạnh Mỹ, thành phố Thủ Đức và Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại, dịch vụ và văn phòng, phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức). du-an-nha-o-28-3.jpgTại thời điểm cuối năm 2022, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã giao Sở Xây dựng thành phố tổng hợp tiến độ, kết quả giải quyết đối với 148 dự án nhà ở, với 189 kiến nghị do Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh tổng hợp, kiến nghị, trong đó liên quan chức năng xử lý của Sở Xây dựng là 19 kiến nghị (chiếm 10%). Đến quý III-2023, thành phố đã giải quyết được 52/189 kiến nghị (đạt 27,5%), trong đó Sở Xây dựng đã giải quyết được 16/19 kiến nghị liên quan đến chức năng của Sở (đạt 84%). Các kiến nghị khác sẽ tiếp tục được giải quyết. Theo Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh, việc xác định cụ thể dự án đang vướng mắc, đã được tháo gỡ vướng mắc tại từng thời điểm là rất khó, do các dự án nhà ở trải qua nhiều bước thủ tục đầu tư khác nhau theo các quy định pháp luật khác nhau có liên quan. Khi tháo gỡ xong vướng mắc này, có thể sẽ lại có vướng mắc khác cần được tháo gỡ. Trong dài hạn, yếu tố pháp lý dự án sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn cung nhà ở. UBND thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất hướng giải quyết là phân nhóm có cùng vướng mắc, giao trách nhiệm trực tiếp cho các sở, ngành chủ trì tháo gỡ đối với các nhóm vướng mắc thuộc chức năng, lĩnh vực quản lý của mình. Trường hợp có vướng mắc vượt thẩm quyền thì báo cáo UBND thành phố xem xét quyết định. Định kỳ hằng tuần, hằng tháng, UBND thành phố sẽ cùng các sở, ngành họp từng chuyên đề cụ thể và xem xét, quyết định các nội dung có ý kiến thống nhất của các sở, ngành có liên quan. Đến nay, UBND thành phố đã tổ chức nhiều cuộc họp chuyên đề, các cuộc họp với Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án nhà ở xã hội."," TP Hồ Chí Minh: Chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư trong 3 tháng đầu năm 2024. Tại họp báo về kinh tế - xã hội và các vấn đề dư luận quan tâm diễn ra vào chiều 28-3, ông Vũ Anh Dũng, Phó Trưởng phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản (Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, quý I-2024, thành phố có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư (Dự án Trung tâm Thương mại, dịch vụ, căn hộ cao cấp Rita Võ, đường Nguyễn Văn Cừ, phường 3, quận 5). Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố có nhiều dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư còn vướng các thủ tục về nghĩa vụ tài chính, đất đai, quy hoạch, trong đó có dự án phải rà soát lại pháp lý dự án, nguồn gốc đất… Ông Vũ Anh Dũng cho biết, năm 2022, thành phố chỉ có 2 dự án nhà " 166,"Bà Rịa – Vũng Tàu: Duy trì trong nhóm 10 địa phương có GRDP và thu ngân sách Nhà nước cao nhất cả nước. ""Duy trì vững chắc vị trí trong nhóm 10 địa phương có quy mô GRDP và tổng thu ngân sách Nhà nước cao nhất cả nước; tập trung thu hút đầu tư phát triển 04 nhóm ngành kinh tế trụ cột"", đây là thông tin được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Công Vinh cung cấp tại buổi Họp báo trước thềm Hội nghị triển khai Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vào chiều ngày 28/3.Tại buổi họp báo, ông Lê Ngọc Linh – Giám đốc Sở KH-ĐT cho biết trong năm 2023, tổng vốn thu hút đầu tư trong và ngoài nước cấp mới và tăng thêm hơn 50.681 tỷ đồng (trong đó vốn FDI gần 1,4 tỷ USD, thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố thu hút vốn FDI cao nhất cả nước). Chỉ trong Quý I/2024, tình hình thu hút đầu tư của tỉnh đã đạt kết quả tích cực, tổng vốn đầu tư đăng ký của Quý I/2024 vượt hơn so với cả năm 2023, cụ thể, cấp mới và điều chỉnh tăng vốn cho 23 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư thu hút đạt 62.345,1 tỷ đồng, đạt 90,82% so với kế hoạch năm 2024, tăng gấp 6,88 lần so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó có 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1.556 triệu USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25 ngàn tỷ đồng. Tính đến cuối Quý I/2024, trên địa bàn tỉnh có 1.156 dự án đầu tư của doanh nghiệp còn hiệu lực, trong đó có 465 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 33,1 tỷ USD và 691 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 397.089 tỷ đồng. Kết quả thu hút đầu tư của tỉnh trên đây, cho thấy Quy hoạch tỉnh, với mục tiêu và tầm nhìn dài hạn, việc tổ chức không gian lãnh thổ phù hợp, bước đầu đã có tác động tích cực đối với thu hút đầu tư, nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Theo Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bà Rịa - Vũng Tàu xác định: Duy trì vững chắc vị trí trong nhóm 10 địa phương có quy mô GRDP và tổng thu ngân sách Nhà nước cao nhất cả nước; tập trung thu hút đầu tư phát triển 04 nhóm ngành kinh tế trụ cột: Công nghiệp, cảng biển - logistics; du lịch; các ngành dịch vụ chất lượng cao. Để đáp ứng yêu cầu phát triển với tầm nhìn dài hạn, tỉnh tổ chức không gian phát triển theo 4 vùng chức năng, tập trung vào 3 trục kinh tế động lực, cùng với định hướng phát triển theo Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị, tỉnh tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư vào các nhóm ngành kinh tế trụ cột, với 92 dự án đã xác định danh mục ngành nghề, lĩnh vực; địa điểm đầu tư. Tại cuộc họp, ông Nguyễn Công Vinh nhận định, thời gian qua, các cơ quan thông tấn, báo chí đã đồng hành lan tỏa, có những bài viết chuyên sâu, làm rõ được nhiều nội dung của quy hoạch và mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Qua đó ông cũng mong rằng, với quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cộng thêm sự đồng hành của các cơ quan thông tấn báo chí sẽ giúp tỉnh có những bước nhảy và tăng trưởng mạnh trong thời gian tới."," Bà Rịa - Vũng Tàu, một trong những địa phương có GRDP và thu ngân sách Nhà nước cao nhất cả nước, đã duy trì vị trí trong nhóm 10 địa phương này. Tỉnh đã thu hút đầu tư vào 4 nhóm ngành kinh tế trụ cột, bao gồm công nghiệp, cảng biển - logistics, du lịch và các ngành dịch vụ chất lượng cao. Trong năm 2023, tỉnh đã thu hút đầu tư với tổng vốn hơn 50.681 tỷ đồng, trong đó vốn FDI gần 1,4 tỷ USD. Trong Quý I/2024, tỉnh đã thu hút đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 62.345,1 tỷ đồng, tăng gấp 6,88 lần so với cùng kỳ năm 2023. Tỉnh đã tổ chức không gian phát triển theo 4 vùng chức năng và tập trung vào 3 trục kinh tế động lực, cùng với định hướng phát triển theo Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị. Tỉnh đã xác định 92 dự án đầu tư vào các nhóm" 167,"Phỏng vấn nóng Sofia: “Tôi nhiều lần ủy quyền luật sư làm việc với anh Châu Đăng Khoa và công ty, nhưng không được phản hồi suốt thời gian dài”. Chúng tôi đã liên hệ để có cuộc gặp gỡ trực tiếp với Sofia để cô có thể lên tiếng về những chuyện ồn ào trên MXH vừa qua. Tối 24/3, Sofia bất ngờ chia sẻ trên trang cá nhân: ""Tôi là một nghệ sĩ hay một con gà"". Dòng trạng thái lập tức gây chú ý, khiến cả cộng đồng mạng hoang mang với vô số lời đồn đoán. Từ nhiều nguyên do, nhiều người cho rằng Sofia và công ty quản lý đang xảy ra mâu thuẫn. Thậm chí nhiều người cho rằng tình trạng này có thể rất giống với scandal giữa Orange với Châu Đăng Khoa năm nào. Liên hệ với Sofia về dòng trạng thái mới nhất, nữ ca sĩ cho biết: ""Em bị ép vào đường cùng rồi nên mới phải cầu cứu mọi người"". Đáng chú ý, sau khi Sofia có động thái lần đầu lên tiếng về loạt status ồn ào, quản lý thuộc công ty của Châu Đăng Khoa cũng có phản hồi đáng chú ý. Cụ thể, chị Q.V, quản lý trực tiếp của Sofia, người được nữ ca sĩ để thông tin ở phần liên hệ booking công việc, khi trả lời một đơn vị truyền thông đã cho biết: “Hai bên không có vấn đề gì đâu. Bình thường mà. Chắc Sofia thất tình nên kiếm chuyện"". Chia sẻ của chị Q.V lập tức làm “dậy sóng” truyền thông vốn đang đặc biệt chú ý vào câu chuyện nghi vấn Sofia “mâu thuẫn” với Châu Đăng Khoa. Nhiều người không khỏi liên hệ với câu chuyện cũ của Orange và LyLy khi rời công ty của nam nhạc sĩ hồi năm 2020. Netizen cho rằng nếu chỉ 1 trường hợp rời công ty thì còn có thể có người bênh vực, đằng này đến 3 ca sĩ ra đi thì thực sự rất đáng quan ngại. Không ít ý kiến cũng nhớ lại sân khấu Sóng 24 “ngập drama” hồi đầu năm khi Châu Đăng Khoa kết hợp với cả Orange lẫn Sofia trên sân khấu. Nhiều người còn hài hước kêu gọi Sofia hãy đầu quân về công ty của Orange, để “đồng cam cộng khổ” cho lành! Chúng tôi đã liên hệ để có cuộc gặp gỡ trực tiếp với Sofia để cô có thể lên tiếng về những chuyện ồn ào trên MXH vừa qua. Những ngày qua, mọi người đang vô cùng lo lắng cho Sofia sau dòng status trên Facebook tối 24/3, những chuyện gì đã xảy ra dẫn đến việc bạn phải đăng tải những trạng thái tiêu cực đến vậy? Đầu tiên, tôi phải khẳng định tôi không câu like, câu view, cũng không PR bài hát mới. Tôi cũng không hề thất tình vì trong suốt quãng thời gian dài, tôi không quen một ai hết. Đây là thông tin liên quan đến mâu thuẫn giữa tôi và công ty. Tôi rất nhiều lần ủy quyền luật sư để làm việc với anh Châu Đăng Khoa và công ty, nhưng tôi đã không có được phản hồi trong suốt thời gian dài. Cuộc sống của tôi hiện tại đang vô cùng khó khăn. Tôi phải đi vay tiền rất nhiều người trong giới để duy trì cuộc sống, chắc mọi người cũng biết 2 - 3 năm qua, tôi không hề ra mắt sản phẩm mới. Trước đi đăng kêu gọi “cầu cứu”, tôi thực sự chỉ mong có những giải quyết êm đẹp và chỉ mong bên anh Khoa chịu ngồi lại với tôi và phía luật sư của tôi. Thực sự là không còn cách nào khác, tôi mới phải cầu cứu mọi người. Tôi sống vô cùng chật vật thời gian qua. Tết vừa rồi tôi không dám về quê vì không đủ tiền. Có bao nhiêu tiền, được ai lì xì là tôi gửi về quê cho gia đình ăn Tết hết. Cả gia đình hoàn toàn không hề biết chuyện gì mãi cho đến hôm qua khi đọc báo mới biết được vì tôi muốn giấu, không muốn để gia đình lo lắng. Tôi vào thế đường cùng rồi, có rất nhiều khúc mắc mà tôi không thể nói quá nhiều vì sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều bên. Tôi chỉ biết chờ đợi để được giải quyết. Tôi không ham tiền nhưng xin đừng đẩy tôi vào bước đường cùng.Vấn đề bắt đầu từ khi nào, từ trước đó Sofia và Châu Đăng Khoa vô cùng thân thiết cơ mà? Tôi có những khúc mắc từ trước đó. Lúc đó tôi muốn bình tĩnh, nhẹ nhàng vì dù sao anh là người giúp đỡ tôi. Tôi và anh Khoa không chỉ công việc mà còn tình cảm, tôi chỉ muốn giải quyết bằng tình cảm. Dần dần chúng tôi cũng không còn tiếng nói chung nữa. Nói thẳng ra tôi là một đứa “nhà quê”, không rành rẽ về mọi chuyện. Thế nên tôi mới phải nhờ sự giúp đỡ của luật sư, vào cuộc được 2 - 3 tháng rồi. Tôi cũng không nói chuyện với anh Khoa nữa, anh chỉ ủy quyền cho 1 chị trong công ty là chị Vy Quách. Khi tôi nhắn tin với chị, vẫn chưa tìm được tiếng nói chung nên mới nhờ luật sư vào cuộc. Nhưng mãi phía anh Khoa vẫn chưa thu xếp để gặp chúng tôi. Nhiều người cũng nhớ đến câu chuyện của Orange và LyLy năm xưa, liệu Sofia có liên hệ, tham khảo ý kiến của 2 chị đi trước để tìm hướng giải quyết? Chuyện này tôi giải quyết một mình. Chuyện này lôi nhiều người vào cũng không hay, rất phiền. Tôi không nhờ ai hết. Đây là câu chuyện riêng tôi với công ty. Tôi vẫn luôn muốn giải quyết một cách êm đẹp. Tôi chỉ cần một cuộc nói chuyện. Tôi đã cố gắng nói chuyện rất tình cảm, rõ ràng,... cho đến khi bên ấy im lặng, không tiếp tục giải quyết tôi mới phải cầu cứu. Sofia “nôn nóng” để ra mắt sản phẩm mới, điều này tôi hiểu. Nhưng thẳng thắn mà nói thì cả 2 sản phẩm trước đó mà Châu Đăng Khoa đầu tư cho bạn - Nhớ người hay nhớ và Là do em xui thôi - dù thời gian ra mắt giữa 2 sản phẩm khá lâu nhưng đều là sản phẩm chất lượng, đều trở thành hit không nhỏ. Hiện tại cũng chỉ hơn 2 năm, cũng chưa thể gọi là quá dài. Liệu có chút nôn nóng nào ở Sofia dẫn đến việc những status này? Thực ra câu chuyện này có nhiều nguyên nhân chứ không đơn thuần ở chuyện đóng băng ra bài. Tôi không nóng vội, đặc biệt là trong chuyện này vì liên quan đến công việc, không phải là chuyện cỏn con để đùa hay hối thúc. Đó cũng là điểm chung giữa tôi và anh Châu Đăng Khoa. Nhưng công ty không cho tôi ra bài tôi cũng buồn chứ, sốt ruột chứ. Nhưng tôi rất kiên nhẫn trong giờ phút này. Nhưng cứ liên tục im lặng như thế tôi chẳng biết phải làm sao. Phỏng vấn nóng Sofia: “Tôi nhiều lần ủy quyền luật sư làm việc với anh Châu Đăng Khoa và công ty, nhưng không được phản hồi suốt thời gian dài”Lần cuối bạn gặp Châu Đăng Khoa ở Sóng 24, cả hai đã nói chuyện gì với nhau? Thời điểm ghi hình Sóng 24, tôi đó đã có những khúc mắc trước đó. Nhưng vì là Tết, tôi cũng không muốn gây căng thẳng, muốn ăn Tết vui vẻ thôi và không muốn làm ai căng thẳng cả. Đôi bên khi ấy đều muốn “thả lỏng” xíu rồi tính.Tôi đọc không ít các trạng thái của những bạn bè và staff thuộc công ty Châu Đăng Khoa, cho rằng bạn vô ơn. Bạn có phản hồi nào về việc này? Việc nào cũng có 2 mặt. Giống như anh Khoa từng nói tôi: “Đừng nhìn vào tảng băng trên mặt nước, hãy nhìn phía dưới”. Cộng sự của tôi hay anh Khoa đều là những người chân thành. Tôi hiểu được việc họ bảo vệ anh Khoa. Họ đều làm việc với tôi mà, tôi đều quý mọi người. Nhưng mọi người hiểu được câu chuyện giữa tôi và anh Khoa hay không, tôi không kiểm soát được. Mọi người có thể hiểu lầm, nghĩ xấu và nhìn công việc theo 1 phía đó là việc mà mọi người làm để bảo vệ anh Khoa. Tôi sẽ không trách ai cả vì tôi hiểu! Các động thái sắp tới của Sofia? Hiện tại tôi vẫn chưa biết. Tôi bị khủng hoảng đến mức những người bạn phải rời tôi không nửa bước. Ngay từ trước Tết, tôi đã phát tín hiệu bất ổn. "," Sofia, một nghệ sĩ nổi tiếng, đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình một dòng trạng thái gây chú ý: ""Tôi là một nghệ sĩ hay một con gà"". Dòng trạng thái này đã khiến cả cộng đồng mạng hoang mang và nhiều người cho rằng Sofia và công ty quản lý đang xảy ra mâu thuẫn. Sau khi Sofia có động thái lần đầu lên tiếng về loạt status ồn ào, quản lý trực tiếp của Sofia, chị Q.V, đã có phản hồi đáng chú ý. Chị Q.V cho biết: “Hai bên không có vấn đề gì đâu. Bình thường mà. Chắc Sofia thất tình nên kiếm chuyện"". Tuy nhiên, Sofia cho biết đã nhiều lần ủy quyền luật sư để làm việc với anh Châu Đăng Khoa và công ty, nhưng không được phản hồi trong suốt thời gian dài. Sofia cũng cho biết cuộc sống của mình hiện tại đang vô cùng khó khăn và mình phải đi vay tiền rất nhiều người trong giới để duy trì cuộc sống. Sofia mong muốn có những giải quyết êm đ��" 168,"Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn đưa ra 5 nhiệm vụ, yêu cầu tại Hội nghị giao ban Quý I/2024. Ngày 28/3, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban công tác Quý I/2024. Đồng chí Lương Quốc Đoàn – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì Hội nghị.Cùng dự Hội nghị có Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm; lãnh đạo các ban, đơn vị cơ quan Trung ương Hội.Tập trung thực hiện các Nghị quyết quan trọng của Hội Nông dân Dưới sự điều hành, chủ trì của Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn, các đồng chí Trưởng ban, đơn vị cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã báo cáo kết quả công tác quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024 của các ban, đơn vị.Ông Nguyễn Tiến Cường - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết: Trong Quý I/2024, Ban Kinh tế đã tham mưu xây dựng và thực hiện hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 182, ngày 20/2/2024 về phê duyệt đề án: ""Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030""; Quyết định số 181, ngày 20/2 của Ban Thường vụ Trung ương Hội về việc ban hành Quy định công nhận danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; Chương trình hành động và kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 46 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, Nghị quyết Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam, Quyết định số 182 của Thủ tướng Chính phủ…. Bên cạnh đó, Ban Kinh tế Trung ương Hội cũng tham mưu xây dựng Đề án thí điểm hỗ trợ một số mô hình HTX nông nghiệp làm hình mẫu để cán bộ, hội viên nông dân thăm quan, học tập và nhân rộng mô hình.Ông Nguyễn Tiến Cường cho biết: Sang Quý II/2024, Ban Kinh tế tiếp tục tập trung thực hiện các nhiệm vụ được giao theo chức năng, nhiệm vụ của Ban; đồng thời tham mưu trình Thường trực, Ban Thường vụ Trung ương Hội thành lập Tổ giúp việc và tổ chức nghiên cứu, xây dựng ""Bộ chỉ số đánh giá và tổ chức cho hội viên, nông dân tham gia đánh giá chất lượng dịch vụ, vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp""; hướng dẫn quy trình thành lập mô hình Câu lạc bộ ""Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi""… Nhà báo Nguyễn Văn Hoài – Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Phó Tổng biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt cho biết: Trong Quý I/2024, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tập trung thực hiện tốt 3 trụ cột của tờ báo đó là: công tác nội dung, kinh doanh và tổ chức các sự kiện, chương trình từ thiện.Trong đó, về công tác nội dung Báo NTNN/Dân Việt tiếp tục giữ vững phong độ về bản sắc, chất lượng. Báo NTNN/Dân Việt tiếp tục bám sát tôn chỉ, mục đích, khẳng định vị thế là cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Trong Quý I/2024, Báo đã tập trung tuyên truyền Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam, Quyết định số 182 của Thủ tướng Chính phủ. Các tin bài về những nội dung này đã được đông đảo bạn đọc, hội viên, nông dân quan tâm. Hiện nay, Báo đang tiến hành đổi mới, cải tiến toàn diện mục Hội và Cuộc sống trên báo điện tử Dân Việt theo hướng nâng cao chất lượng, giữ vững bản sắc, bám sát tôn chỉ, bám sát tôn chỉ, mục đích, khẳng định vị thế là cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Báo xây dựng các chuyên mục, chuyên trang mới theo chỉ đạo của Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về Nghị quyết 46, Nghị quyết Đại hội VIII, Kinh tế tập thể với nội dung, hình thức đổi mới đa dạng, phong phú, chuyên sâu. Báo cũng đang xây dựng quy chế phối hợp với Hội Nông dân các tỉnh, thành năm 2024. Trong Quý II/2024, Báo cũng sẽ ra mắt App Dân Việt. Trong Quý II, Báo cũng tổ chức các văn bản trình Thường trực Trung ương Hội về tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân; tổ chức các hoạt động tiến tới 70 năm kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ; kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày nay ra số báo đầu tiên. Ông Mai Bắc Mỹ - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Đối ngoại và Hợp tác Quốc tế Trung ương Tham ương Hội cho biết: Trong Quý I/2024, Ban đã tham mưu tổ chức đón 3 đoàn vào, đón 3 đoàn đến làm việc với Trung ương Hội Nông dân. Đặc biệt, Ban đã tham mưu tổ chức 1 đoàn ra cấp cao của Hội Nông dân Việt Nam do đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam đi thăm và làm việc tại Lào nhằm ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước và tham gia Hội thảo về chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong công tác Hội Nông dân với phía bạn Lào. Chuyến thăm và làm việc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hai Đảng, hai Nhà nước có các chuyến thăm, trao đổi đoàn cấp cao ngay trong năm mới. Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam sang Lào cũng đúng vào dịp Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đang dành sự quan tâm đặc biệt đến việc tham khảo kinh nghiệm có nên thành lập Hội Nông dân Lào như Việt Nam hay không và đã giao cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng đất nước nghiên cứu, khảo sát, xây dựng Đề án thành lập Hội Nông dân Lào. Tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm Phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn ghi nhận, đánh giá cao các ý kiến của các đồng chí tham dự Hội nghị. Để triển khai tốt các nhiệm vụ, công việc trong Quý II và những tháng tiếp theo năm 2024, đồng chí Lương Quốc Đoàn yêu cầu các ban, đơn vị bên cạnh những nhiệm vụ thường xuyên, cần tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm.Thứ nhất: Đối với các ban, đơn vị được giao nhiệm vụ, các đồng chí khẩn trương xây dựng dự thảo hướng dẫn thành lập 4 mô hình câu lạc bộ: ""Câu lạc bộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi"", ""Câu lạc bộ nông dân với pháp luật"", ""Câu lạc bộ khoa học kỹ thuật nhà nông"", ""Câu lạc bộ nông dân tham gia bảo vệ môi trường"". Thứ 2: Vận động, hỗ trợ hội viên nông dân tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, cụ thể: Tổ chức phát động phong trào thi đua ""Cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể""; xây dựng quy trình hướng dẫn và tổ chức hỗ trợ thành lập 5 mô hình HTX nông nghiệp 5 vùng miền làm hình mẫu để cán bộ, hội viên nông dân thăm quan, học tập và nhân rộng mô hình. Thứ ba: Nâng cao trình độ, kỹ năng cho nông dân và cán bộ Hội các cấp, cụ thể: Xây dựng và ban hành khung chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho nông dân và cán bộ Hội các cấp; Thí điểm tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho nông dân xuất sắc, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi từ cấp huyện trở lên. Thứ tư: Xây dựng bộ chỉ số đánh giá và tổ chức cho hội viên, nông dân tham gia đánh giá chất lượng dịch vụ, vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, cụ thể: Nghiên cứu, xây dựng bộ chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ, vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp; thí điểm tổ chức cho các nông dân xuất sắc, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tham gia đánh giá chất lượng dịch vụ, vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp. Thứ năm: Đẩy mạnh hỗ trợ, phổ biến, mở rộng ứng dụng App nông dân Việt Nam trong hội viên nông dân, cụ thể: tổ chức phổ biến, hướng dẫn sử dụng App nông dân Việt Nam cho hội viên nông dân; thí điểm tổ chức cho hội viên, nông dân tham gia ý kiến, tổng hợp phản ánh, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thông qua App nông dân Việt Nam."," Trong Hội nghị giao ban Quý I/2024 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn đã đưa ra 5 nhiệm vụ trọng tâm. Đồng thời, các ban, đơn vị cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã báo cáo kết quả công tác quý I và nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024. Ban Kinh tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tham mưu xây dựng và thực hiện hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 182, ngày 20/2/2024 về phê duyệt đề án: ""Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030""; Quyết định số 181, ngày 20/2 của Ban Thường vụ Trung ương Hội về việc ban hành Quy định công nhận danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; Chương trình hành động và kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 46 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao ch" 169,"Tọa đàm “Tuổi trẻ Lữ đoàn 162 tiếp bước chiến sĩ Điện Biên” HQ Online - Tối 28/3, tại TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, Đoàn cơ sở Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân tổ chức tọa đàm với chủ đề “Tuổi trẻ Lữ đoàn 162 tiếp bước chiến sĩ Điện Biên”. Tham gia tọa đàm là những cán bộ tàu, sĩ quan trẻ có thành tích xuất sắc cùng đoàn viên, thanh niên. Nội dung tọa đàm nhằm phân tích, làm nổi bật giá trị lịch sử hào hùng của chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng thời đại và nhận thức, trách nhiệm, phấn đấu tiếp bước truyền thống của tuổi trẻ hôm nay.Đây là hoạt động ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đồng thời là cơ hội học tập, trao đổi kỹ năng, phương pháp tổ chức các hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh niên của đơn vị."," Tại TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, Đoàn cơ sở Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân tổ chức tọa đàm với chủ đề ""Tuổi trẻ Lữ đoàn 162 tiếp bước chiến sĩ Điện Biên"". Tham gia tọa đàm là những cán bộ tàu, sĩ quan trẻ có thành tích xuất sắc cùng đoàn viên, thanh niên. Nội dung tọa đàm nhằm phân tích, làm nổi bật giá trị lịch sử hào hùng của chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng thời đại và nhận thức, trách nhiệm, phấn đấu tiếp bước truyền thống của tuổi trẻ hôm nay. Đây là hoạt động ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đồng thời là cơ hội học tập, trao đổi kỹ năng, phương pháp tổ chức các hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh niên của đơn vị." 170,"Đang đi học, nữ sinh lớp 12 nhận được 100 triệu đồng qua tài khoản. (Dân trí) - Nhận được 100 triệu đồng từ tài khoản lạ, nữ sinh lớp 12 ở Hà Tĩnh đến trụ sở công an trình báo để tìm người trả lại. Sáng 29/3, đại diện Công an xã Kỳ Tân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị này đã hỗ trợ một nữ sinh trên địa bàn xác minh danh tính chủ số tài khoản chuyển khoản nhầm 100 triệu đồng. Theo đó, vào chiều 27/3, nữ sinh Nguyễn Thị Vân (SN 2006, học lớp 12, trú thôn Đông Văn, xã Kỳ Tân) đang đi học với bạn, bất ngờ nhận được 100 triệu đồng từ số tài khoản lạ.Trở về nhà, Vân báo tin này cho gia đình, được bố mẹ hướng dẫn đến trụ sở Công an xã Kỳ Tân trình báo. Cơ quan công an sau đó xác định số tài khoản chuyển nhầm là của chị Nguyễn Thị Bích (trú phường Cửa Nam, thành phố Vinh, Nghệ An) nên đã tiến hành làm các thủ tục cần thiết. Ngày 28/3, chị Bích có mặt tại trụ sở Công an xã Kỳ Tân và được nữ sinh Vân chuyển trả lại số tiền dưới sự chứng kiến của lực lượng chức năng."," Nữ sinh lớp 12 ở Hà Tĩnh nhận được 100 triệu đồng từ tài khoản lạ vào chiều 27/3. Sau khi báo tin cho gia đình, nữ sinh đã đến trụ sở Công an xã Kỳ Tân trình báo. Cơ quan công an sau đó xác định số tài khoản chuyển nhầm là của chị Nguyễn Thị Bích (trú phường Cửa Nam, thành phố Vinh, Nghệ An) và tiến hành các thủ tục cần thiết. Ngày 28/3, chị Bích đã đến trụ sở Công an xã Kỳ Tân và nhận lại số tiền từ nữ sinh Vân dưới sự chứng kiến của lực lượng chức năng." 171,"Thủ tướng chỉ đạo đầu tư sớm nhất các tuyến đường bộ cao tốc 2 làn xe. (PLO)- Trong chỉ đạo của Thủ tướng đã yêu cầu có giải pháp cụ thể để đầu tư sớm nhất các tuyến đường bộ cao tốc quy mô hai làn xe, các tuyến đường bộ cao tốc thiếu làn dừng khẩn cấp, thiếu trạm dừng nghỉ...Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ban hành công điện về việc khẩn trương hoàn thiện, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc và báo cáo kết quả nghiên cứu phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đã được đầu tư đạt quy mô cao tốc hoàn chỉnh. Theo Thủ tướng, việc sớm hoàn thành, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc là rất cần thiết và cấp bách. “Đây là căn cứ pháp lý quan trọng trong quy hoạch, thiết kế, quản lý đầu tư xây dựng và vận hành, khai thác các dự án đường bộ cao tốc mới, cũng như sớm triển khai nâng cấp các tuyến đường cao tốc đã đầu tư theo quy mô phân kỳ” – ông nhấn mạnh và đặc biệt lưu ý với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô hai làn xe, các tuyến đường bộ cao tốc thiếu làn dừng khẩn cấp, thiếu công trình phụ trợ, trạm dừng nghỉ, các nút giao chưa phù hợp…Để kịp thời khắc phục các tồn tại, bất cập tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, nâng cao năng lực, hiệu quả khai thác các tuyến đường bộ cao tốc, Thủ tướng Bộ trưởng GTVT khẩn trương hoàn thiện, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc.Trong đó, lưu ý rà soát kỹ, bảo đảm thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chỉ đạo của Thủ tướng đối với việc xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc. Cụ thể, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và phù hợp với các điều kiện thực tế của Việt Nam. Cạnh đó là quy định về số làn đường, mặt cắt ngang, dải phân cách, làn dừng khẩn cấp, tốc độ thiết kế, trạm dừng nghỉ… Các quy chuẩn này cũng cần có nguyên tắc bố trí, thiết kế, tổ chức các nút giao, phù hợp với yêu cầu khai thác thực tế, khoa học, hiệu quả, chiều rộng và tốc độ thiết kế của nút giao cho phù hợp với tốc độ của đường cao tốc. Về nghiên cứu, triển khai đầu tư, nâng cấp ngay các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác, đang đầu tư theo quy mô phân kỳ đạt quy mô đường cao tốc hoàn thành, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các địa phương khẩn trương gửi phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đã và đang đầu tư theo quy mô phân kỳ đến Bộ GTVT. Bộ trưởng Bộ GTVT được giao khẩn trương báo cáo Thủ tướng kết quả nghiên cứu phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đã được đầu tư phân kỳ đạt quy mô cao tốc hoàn chỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật, nhu cầu vận tải. “Có giải pháp cụ thể để đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô hai làn xe, các tuyến đường bộ cao tốc thiếu làn dừng khẩn cấp, thiếu trạm dừng nghỉ...” – Thủ tướng nhấn mạnh."," Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ban hành công điện về việc khẩn trương hoàn thiện, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc và báo cáo kết quả nghiên cứu phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đã được đầu tư đạt quy mô cao tốc hoàn chỉnh. Thủ tướng cho rằng việc sớm hoàn thành, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc là rất cần thiết và cấp bách. Ông cũng đặc biệt lưu ý với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô hai làn xe, các tuyến đường bộ cao tốc thiếu làn dừng khẩn cấp, thiếu công trình phụ trợ, trạm dừng nghỉ, các nút giao chưa phù hợp…Để kịp thời khắc phục các tồn tại, bất cập tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, nâng cao năng lực, hiệu quả khai thác các tuyến đường bộ cao tốc, Thủ tướng Bộ trưở" 172,"Hà Tĩnh: Người thầy giáo luôn tâm huyết với công tác thiện nguyện. GDVN - Nhiều năm qua, thầy giáo Nguyễn Huy Chương (GV Trường THCS Mỹ Duệ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã kêu gọi giúp đỡ nhiều mảnh đời bất hạnh. Rời quân ngũ, trở về quê hương bén duyên với “nghề lái đò”, mảnh đất nơi “chôn rau cắt rốn” của thầy Chương hàng năm đều chịu không ít ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, bão, lũ, thầy càng thấu hiểu và nặng lòng hơn với những phận đời khó khăn, bất hạnh. Tâm huyết với công tác thiện nguyện Gần 20 năm giảng dạy, ngoài thời gian lên lớp, thầy giáo Nguyễn Huy Chương đã dành nhiều thời gian, tâm huyết cho công tác thiện nguyện, đi đến nhiều nơi, giúp đỡ nhiều gia đình khó khăn vượt lên số phận. Đồng cảm với học sinh nghèo, không ít lần thầy tự trích ra số tiền nhỏ từ đồng lương ít ỏi để giúp đỡ, tiếp sức cho các em được tiếp tục đến trường. Từ đó, thầy càng trăn trở phải làm sao để giúp đỡ người dân quê hương bớt khổ. Mới đây, một học sinh lớp 8A (Trường Trung học cơ sở Mỹ Duệ) không may bị hỏa hoạn thiêu rụi căn nhà 3 gian và toàn bộ tài sản vật dụng trong gia đình. Thầy Chương cùng với tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường đã đứng ra kêu gọi quyên góp, ủng hộ về tiền mặt cũng như sách, vở, áo, quần…, giúp đỡ, động viên em yên tâm học tập. Ngoài ra, thầy đã kêu gọi các nhà hảo tâm ủng hộ gia đình em học sinh này số tiền hơn 15 triệu đồng khắc phục những khó khăn trước mắt. Xót xa hơn, như hoàn cảnh của chị Thì ở thôn Mỹ Trung (Cẩm Mỹ), là mẹ đơn thân bị tàn tật đang điều trị ung thư, hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn, thầy Chương cũng đã đứng ra kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ và ủng hộ chị số tiền hơn 14 triệu đồng, để trang trải thêm các chi phí điều trị. Đó là một trong số rất nhiều các hoàn cảnh éo le, khó khăn, bệnh tật đã được thầy đứng ra kêu gọi giúp đỡ. Đặc biệt, năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát cùng với ảnh hưởng nặng nề của trận lũ lịch sử đến các xã nằm ở vùng hạ du hồ Kẻ Gỗ. Thông qua các mối quan hệ và mạng xã hội, thầy Chương đã đứng ra kêu gọi được hàng trăm suất quà từ tiền mặt, gạo, đồ ăn, áo, quần, chăn, màn đến các đồ dùng cá nhân và các nhu yếu phẩm thiết yếu nhất cho người dân bị ảnh hưởng. Thầy cũng đã kết nối với các mạnh thường quân, hỗ trợ xây dựng nhà ở, hỗ trợ hàng chục con bò giống giúp người dân vùng thiệt hại sớm ổn định cuộc sống. Thầy Chương chia sẻ: “Việc làm từ thiện là xuất phát từ tâm và phải dành thời gian, công sức, tâm huyết thì mới làm được, với tôi giúp đỡ được thêm một người là thêm một niềm vui mỗi ngày”. Để có điều kiện làm từ thiện, thầy không nề hà bất cứ công việc gì, những ngày nghỉ, thầy cố gắng làm thêm nhiều việc từ chạy taxi, làm phụ hồ, làm thợ cơ khí…, vừa tăng thêm thu nhập lại vừa có điều kiện giúp đỡ nhiều người khó khăn. Làm từ thiện phải công khai minh bạch sẽ kết nối được nhiều người chung tay Ghi nhận về những đóng góp của thầy Chương, ông Nguyễn Văn Dương, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên) cho biết, trong những năm qua, thầy giáo Nguyễn Huy Chương, giáo viên Trường Trung học cơ sở Mỹ Duệ đã có nhiều cống hiến cho công tác thiện nguyện tại địa phương, nhiều đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã được thầy kêu gọi giúp đỡ. Số tiền ủng hộ được công khai minh bạch, đảm bảo tính khách quan và trao trực tiếp đến tận tay các đối tượng. “Nhiều năm qua, thầy Chương là thành viên tích cực của Hội Chữ thập đỏ xã, là một trong những cầu nối đưa các nhà hảo tâm về với địa phương, giúp đỡ nhiều đối tượng khó khăn trên địa bàn, là gương điển hình về những việc làm ý nghĩa trong các hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương”, ông Dương chia sẻ. “Khi bị máy cắt lìa đôi chân, lúc đó tôi nghĩ mình sẽ không thể sống được nữa, thầy Chương đã đến động viên và vận động chi phí điều trị cho tôi. Nay đôi chân đã dần bình phục, tôi chỉ biết nói lời cảm ơn và mong thầy có thêm nhiều sức khỏe để giúp đỡ được nhiều người vượt qua hoàn cảnh như tôi”, anh Dương Hữu Kiên (36 tuổi, ở xóm Quốc Tuấn, xã Cẩm Mỹ) xúc động chia sẻ. Bên cạnh đó, thầy giáo Nguyễn Huy Chương còn đứng ra thành lập nhóm quỹ từ thiện “con em xa quê” của địa phương, kinh phí do các thành viên tự nguyện đóng góp. Hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán, thầy là người đại diện nhóm trực tiếp đến thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình có người mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đối với các hoàn cảnh neo đơn không nơi nương tựa gặp lúc ốm đau bệnh tật, thầy luôn hết lòng quan tâm giúp đỡ, từ đưa đi bệnh viện điều trị đến kêu gọi mọi người chung tay quyên góp, ủng hộ để chi trả viện phí, thuốc men điều trị. Với nghề dạy học, thầy luôn tận tâm với học trò, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn đã được thầy dìu dắt vượt lên hoàn cảnh để học tập tốt. Có nhiều em học lên cao, ra trường, có việc làm và thu nhập ổn định, tiếp tục đồng hành với thầy mỗi khi có các trường hợp cần chia sẻ. Song hành với việc làm từ thiện, trong công tác giảng dạy thầy giáo Nguyễn Huy Chương luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhiều năm liền đạt danh hiệu giáo viên giỏi huyện, giáo viên tiêu biểu toàn trường. Thầy giáo Nguyễn Trần Quảng, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Mỹ Duệ cho biết, với vai trò Tổ trưởng tổ chuyên môn Anh - Thể - Mỹ, thầy Nguyễn Huy Chương luôn làm tốt công tác giảng dạy, nhiều năm liền đạt danh hiệu lao động tiên tiến toàn trường, hằng năm đạt thành tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thể thao điền kinh. Bên cạnh đó, thầy rất nhiệt tình, tâm huyết với công tác nhân đạo từ thiện, đã kêu gọi, giúp đỡ cho nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có nhiều gia đình có con em đang theo học tại trường, việc làm này tạo được tính lan tỏa trong cộng đồng. Mỗi ngày, thầy Chương luôn miệt mài bên từng trang giáo án để tiếp tục chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học trò đi đến bến bờ tri thức. Và đâu đó tại các làng quê Mỹ Duệ, người ta vẫn bắt gặp hình bóng thân quen về một người thầy luôn nặng lòng với những mảnh đời bất hạnh."," Nguyễn Huy Chương, một giáo viên tại Trường Trung học cơ sở Mỹ Duệ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, đã dành nhiều thời gian và tâm huyết cho công tác thiện nguyện. Trong nhiều năm qua, thầy Chương đã giúp đỡ nhiều gia đình khó khăn vượt lên số phận. Thầy Chương đã tự trích ra số tiền nhỏ từ đồng lương ít ỏi để giúp đỡ, tiếp sức cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Thầy càng trăn trở phải làm sao để giúp đỡ người dân quê hương bớt khổ. Một học sinh lớp 8A (Trường Trung học cơ sở Mỹ Duệ) không may bị hỏa hoạn thiêu rụi căn nhà 3 gian và toàn bộ tài sản vật dụng trong gia đình. Thầy Chương cùng với tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường đã đứng ra kêu gọi quyên góp, ủng hộ về tiền mặt cũng như sách, vở, áo, quần…, giúp đỡ, động viên em yên tâm học tập. Thầy đã kêu gọi các nhà hả" 173,"2 tháng đầu năm, TPHCM không có dự án bất động sản đủ điều kiện huy động vốn. Trong 2 tháng đầu năm 2024, Sở Xây dựng TPHCM nhận được 2 hồ sơ đề nghị thông báo đủ điều kiện huy động vốn. Tuy nhiên qua xem xét thì cả 2 dự án bất động sản đều chưa đủ điều kiện. Đây là thông tin được ông Vũ Anh Dũng, Phó trưởng phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản - Sở Xây dựng TPHCM, cho biết ngày 28/3. Theo ông Dũng, dự án mới mong muốn mở bán là có nhưng chưa đủ điều kiện theo quy định. Thực tế, vẫn có sản phẩm nhà ở trong dự án được chủ đầu tư đưa ra thị trường. Đây là những dự án mà trước đây đã được Sở Xây dựng thông báo đủ điều kiện bán theo quy định. Trong 3 tháng đầu năm 2024, thành phố cũng chỉ có 1 dự án nhà ở trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận 5) được chấp thuận chủ trương đầu tư. Trước đó, vào năm 2022 có 2 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư. Năm 2023 có 2 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư. Đại diện Sở Xây dựng đánh giá, yếu tố pháp lý dự án sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn cung bất động sản. Thời gian qua, Sở ghi nhận tình trạng nhiều dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng còn vướng mắc về nghĩa vụ tài chính, đất đai, quy hoạch hoặc thiếu pháp lý về nguồn gốc đất. Các dự án nhà ở thuộc các trường hợp này đều không đủ điều kiện huy động vốn. Về giải pháp khơi thông nguồn cung, thành phố cũng đã có nhiều giải pháp, chỉ đạo giải quyết. Cuối năm 2022, UBND TPHCM giao Sở Xây dựng tổng hợp tiến độ, kết quả giải quyết đối với 148 dự án nhà ở, 189 kiến nghị do Hiệp hội Bất động sản tổng hợp, kiến nghị. Trong đó liên quan chức năng xử lý của Sở Xây dựng là 19 kiến nghị (chiếm 10%). Tính đến quý III/2023, thành phố đã giải quyết được 52/189 kiến nghị vướng mắc thuộc các dự án nhà ở (đạt 27,5%). Trong đó, Sở Xây dựng đã giải quyết được 16/19 kiến nghị liên quan đến chức năng của Sở (đạt 84%). Theo số liệu của Cục Thống kê TPHCM, 2 tháng đầu năm 2024, doanh thu kinh doanh bất động sản tăng 20,1% so với cùng kỳ. Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, 2 tháng đầu năm 2024, thị trường bất động sản cả nước và TPHCM tiếp tục xu thế phục hồi và tăng trưởng vững chắc hơn, là lĩnh vực đứng đầu trong thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI nhiều nhất và trên thị trường chứng khoán thì cổ phiếu bất động sản cùng với cổ phiếu tài chính, ngân hàng đang dẫn dắt thị trường. Theo HoREA, với đà phục hồi này có thể nhận định là thị trường bất động sản sẽ trở lại hoạt động bình thường và bước vào chu kỳ phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững kể từ nửa cuối năm 2024, tạo đà để phát triển mạnh mẽ hơn kể từ đầu năm 2025 trở đi."," Trong 2 tháng đầu năm 2024, TP. Hồ Chí Minh không có dự án bất động sản đủ điều kiện huy động vốn. Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh nhận được 2 hồ sơ đề nghị thông báo đủ điều kiện huy động vốn, nhưng cả 2 dự án đều chưa đủ điều kiện. Đây là thông tin được ông Vũ Anh Dũng, Phó trưởng phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản - Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh, cho biết ngày 28/3. Trong 3 tháng đầu năm 2024, thành phố cũng chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư. Trước đó, vào năm 2022 có 2 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư. Năm 2023 có 2 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư. Yếu tố pháp lý dự án sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn cung bất động sản. Thời gian qua, Sở ghi nhận tình trạng nhiều dự án đã đư" 174,"Đối tượng và mức đóng BHXH tự nguyện. (Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Vĩnh Phúc (Bình Thuận) hỏi, con trai ông sinh năm 1983, hiện có nguyện vọng đóng BHXH tự nguyện thì có được không? Nếu được thì mức đóng, thời gian đóng, thủ tục như thế nào và liên hệ cơ quan nào? Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau: Về đối tượng tham gia, người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Về mức đóng BHXH tự nguyện, mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn; mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng. Về phương thức đóng, người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: - Đóng hằng tháng; - Đóng 3 tháng một lần; - Đóng 6 tháng một lần; - Đóng 12 tháng một lần; - Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần; - Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Về quyền lợi, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng các chế độ: Chế độ hưu trí; BHXH một lần; chế độ tử tuất. Về thủ tục đăng ký tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia lập Tờ khai tham gia theo mẫu quy định (Mẫu TK1-TS) tại trụ sở cơ quan BHXH tỉnh, huyện; các tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT; Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam. Đối chiếu quy định nêu trên, con trai của ông nếu không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Đề nghị ông liên hệ với cơ quan BHXH hoặc Tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT nơi gần nhất để được hướng dẫn thực hiện theo quy định."," Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn, từ mức thu nhập tháng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ đến cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng. Người tham gia BHXH tự nguyện có thể chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: đóng hằng tháng, đóng 3 tháng một lần, đóng 6 tháng một lần, đóng 12 tháng một lần, đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần, đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo qu" 175,"Sức mạnh âm nhạc trong phát triển công nghiệp văn hóa. Tháng 10-2023, Đà Lạt được UNESCO ghi danh Thành phố sáng tạo âm nhạc. Danh hiệu này đi kèm với những cam kết đầu tư nhằm quảng bá, phát triển âm nhạc gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, việc xây dựng thành công thương hiệu Thành phố sáng tạo âm nhạc có thể mang lại lợi ích to lớn cho địa phương, tạo sinh kế cho người dân và góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa.Một Đà Lạt giàu tiềm năng Tại Đà Lạt, trong tháng 3-2024, những người yêu âm nhạc đã được thưởng thức lễ hội âm nhạc cổ điển ""Vietnam Classical Music Festival 2024"" (VCMF). Trong 8 ngày hoạt động với 20 chương trình biểu diễn, VCMF quy tụ hơn 100 nghệ sĩ nổi tiếng trong nước và quốc tế, thu hút gần 30 nghìn khách tham gia. Đây là một trong những hoạt động mang tính điểm nhấn đầu tiên của Đà Lạt sau khi được công nhận danh hiệu Thành phố sáng tạo âm nhạc. Trước đó, vào cuối năm 2023, Lễ hội âm nhạc quốc tế Hoa Sen SoundFest cũng được tổ chức tại thành phố ngàn hoa thơ mộng với sự xuất hiện của Dàn nhạc giao hưởng quốc tế Bucharest Symphony Orchestra (Romania) cùng với một số nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam... Đó là tín hiệu cho thấy Đà Lạt đang nỗ lực để trở thành một điểm đến hàng đầu về âm nhạc và du lịch. Thành phố cũng đang xây dựng một chiến lược toàn diện, cụ thể, với sự hỗ trợ của chuyên gia trong, ngoài nước, phối hợp với nhiều tổ chức văn hóa cũng như huy động mọi nguồn lực xã hội để kiến tạo hệ sinh thái âm nhạc đáp ứng nhu cầu thưởng thức đa dạng của công chúng. Đà Lạt là mảnh đất thơ mộng, cảnh sắc thiên nhiên hài hòa, khí hậu trong lành, đặc biệt là có một nền tảng văn hóa, nghệ thuật với kho báu “âm nhạc” được lưu giữ trong đời sống. Âm nhạc từ lâu đã được xem là một yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa và con người Đà Lạt. Một hệ sinh thái với những nhà hát, hội quán, phòng trà âm nhạc không biết từ bao giờ đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của con người nơi đây, trở thành thú vui thanh tao khi khách du lịch dừng chân tại vùng đất này. Lễ hội hoa, Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, Lễ hội văn hóa trà hằng năm được tổ chức đều đặn. Nhiều nghệ sĩ đã đến và ở lại Đà Lạt, viết về Đà Lạt. Riêng trong lĩnh vực âm nhạc, thống kê cho thấy có tới hơn 300 ca khúc viết về Đà Lạt. PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho biết, Đà Lạt hiện có 278 doanh nghiệp văn hóa với hơn 5.000 lao động, trong đó có 32 doanh nghiệp với 700 lao động hoạt động về âm nhạc. Nơi đây còn có 32 doanh nghiệp tổ chức biểu diễn nghệ thuật, 37 đơn vị dạy nhạc và gần 100 điểm du lịch văn hóa. Nghệ sĩ, người thực hành âm nhạc và các nghệ nhân âm nhạc truyền thống tại 16 CLB văn nghệ cơ sở, CLB cồng chiêng, 55 ca đoàn và 6 không gian sáng tạo hoạt động âm nhạc trong một môi trường khá thuận lợi nhờ có sự hỗ trợ tích cực của cơ quan quản lý nhà nước và sự tài trợ của doanh nghiệp... Tất cả những yếu tố này tạo cho Đà Lạt một bản sắc riêng, là cơ sở để UNESCO vinh danh Đà Lạt là Thành phố sáng tạo âm nhạc. Tuy nhiên, bên cạnh thế mạnh riêng, Đà Lạt cũng đang gặp phải nhiều thách thức trong việc xây dựng thành phố thành một điểm đến âm nhạc hấp dẫn. Chẳng hạn như về đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp âm nhạc, Đà Lạt chưa có những cơ sở uy tín, chất lượng. Tính chuyên nghiệp của đội ngũ làm âm nhạc của thành phố vẫn còn hạn chế. Thực tế đó đòi hỏi một sự thay đổi về tư duy trong các nhà quản lý, làm sao đó để nhận diện rõ hơn về lợi ích to lớn nhờ phát triển công nghiệp văn hóa, sáng tạo và tiêu thụ các sản phẩm âm nhạc. Đà Lạt cần ưu tiên đầu tư đồng bộ nhưng có trọng điểm, với sự tham gia của đông đảo người dân vào các hoạt động liên quan đến âm nhạc, có như thế thì vùng đất cao nguyên này mới có thể tạo ra hấp lực mạnh mẽ đối với du khách. Những thành phố sáng tạo âm nhạc tương lai Không chỉ Đà Lạt, một số thành phố khác của Việt Nam cũng xem âm nhạc như một đòn bẩy kích cầu du lịch, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa. Năm 2019, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt kế hoạch tổ chức Lễ hội ""Hò dô"" (HOZO Festival) tổ chức vào tháng 9 hằng năm, sẵn sàng đầu tư để biến địa phương thành một “Thành phố âm nhạc” đúng nghĩa. Mới qua 3 lần tổ chức, điều đáng mừng là Lễ hội Hò dô thu hút một lượng khách năm sau cao hơn năm trước. Năm 2023, lễ hội diễn ra từ tháng 9 đến tháng 12 với khung chương trình biểu diễn đa dạng, từ nhạc điện tử (EDM), nhạc Rock tới Rap, Jazz, Pop, nhạc truyền thống..., thu hút hơn 200 nghìn khán giả, vượt mong đợi của Ban tổ chức. Những sự kiện âm nhạc trong khuôn khổ liên hoan mang đến cho khán giả niềm cảm hứng đặc biệt về một sự kiện văn hóa nghệ thuật mới lạ, hấp dẫn mang tầm cỡ quốc tế và gắn với thương hiệu thành phố Hồ Chí Minh. Tương tự, Thủ đô Hà Nội từ lâu cũng là điểm đến hấp dẫn về âm nhạc. Hiện có 2 lễ hội lớn được tổ chức hằng năm tại Hà Nội, đó là ""Gió mùa"" (Monsoon Music Festival) diễn ra vào tháng 10 hằng năm, và Hay Glamping Music Festival (Hay fest) thường được tổ chức vào tháng 9. Năm 2023, Monsoon đón 80 nghìn người tham dự, còn Hay fest thu hút 10 nghìn người. Đặc biệt, Lễ hội Monsoon sau 5 năm tổ chức thành công đã được Hà Nội chọn là một trong những chương trình trọng điểm của Đề án Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025. Tại các Thành phố âm nhạc trên thế giới, các lễ hội hay chương trình âm nhạc quy mô lớn luôn được chú trọng đầu tư. Bên cạnh các lễ hội lớn là sự hình thành hệ sinh thái âm nhạc, gồm cơ sở hạ tầng. Các giải thưởng, các doanh nghiệp kinh doanh âm nhạc cũng như một cộng đồng yêu mến âm nhạc và có gu thưởng thức âm nhạc độc đáo. Nhìn từ góc độ đó, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay Huế, Đà Nẵng, Hội An đều có tiềm năng để phát triển âm nhạc với ý nghĩa như một ngành mũi nhọn tạo ra tính đột phá trong phát triển văn hóa du lịch. Trên thực tế, Hà Nội trong năm 2023 và đầu năm 2024 là nơi diễn ra rất nhiều sự kiện âm nhạc hoành tráng như chương trình biểu diễn của nhóm nhạc Hàn Quốc Black Pink - thu hút gần 68 nghìn khán giả; đêm diễn của nghệ sĩ Mỹ Kenny G với khoảng 40 nghìn khán giả; các show diễn của Đen Vâu và Mỹ Tâm cũng có số lượng người xem lên tới hàng chục nghìn... Những năm gần đây, khái niệm “du lịch âm nhạc” bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn, cho thấy một thói quen mới của người yêu âm nhạc trên toàn thế giới. Thay vì ngồi nhà để thưởng thức âm nhạc qua internet, phương tiện nghe nhìn hay mạng xã hội, giới mộ điệu sẵn sàng bỏ tiền đến một vùng đất mới, vừa để nghỉ ngơi, du lịch và vừa để thưởng thức những show ca nhạc quy mô lớn. Ở đó, họ được đắm chìm trong âm nhạc của nghệ sĩ thần tượng và có cơ hội khám phá văn hóa bản địa. Nhìn vào sự kiện ngôi sao ca nhạc Mỹ Taylor Swift biểu diễn ở Singapore vừa qua, có thể hình dung rằng, việc một thành phố tổ chức thành công các sự kiện âm nhạc lớn có thể thu về lợi nhuận khổng lồ như thế nào. Âm nhạc có thể làm thay đổi diện mạo của một thành phố, mang tới nhiều lợi ích kinh tế, tạo sinh kế cho hàng triệu người dân. Ngành công nghiệp âm nhạc Việt Nam còn non trẻ, nhưng ngoài Đà Lạt, chúng ta có thể xây dựng mô hình thành phố âm nhạc tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... Để có được điều đó, cần có một sự thay đổi nhận thức trong quản lý văn hóa ở các địa phương, nhận diện sức mạnh của âm nhạc trong phát triển công nghiệp văn hóa và qua đó, xây dựng các chính sách thiết thực, hiệu quả."," Đà Lạt đã được UNESCO ghi danh là Thành phố sáng tạo âm nhạc vào tháng 10 năm 2023. Đây là một danh hiệu quan trọng, đi kèm với những cam kết đầu tư để quảng bá và phát triển âm nhạc gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội. Đà Lạt là một thành phố giàu tiềm năng với nền văn hóa, nghệ thuật và âm nhạc phong phú. Tuy nhiên, Đà Lạt cũng đang gặp phải nhiều thách thức trong việc xây dựng thành phố thành một điểm đến âm nhạc hấp dẫn, chẳng hạn như về đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp âm nhạc. Đà Lạt cần ưu tiên đầu tư đồng bộ nhưng có trọng điểm, với sự tham gia của đông đảo người dân vào các hoạt động liên quan đến âm nhạc, để tạo ra hấp lực mạnh mẽ đối với du khách. Không chỉ Đà Lạt, một số thành phố khác của Việt Nam cũng xem âm nhạc như một đòn bẩy kích" 176,"Thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học năm 2024: Những điểm quan trọng cần ghi nhớ. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 về cơ bản giữ ổn định. Đây cũng là năm cuối cùng học sinh lớp 12 học Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (chương trình cũ) thi tốt nghiệp THPT. Những lưu ý về chọn môn thi và trách nhiệm của thí sinh Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 về cơ bản giữ ổn định. Đây cũng là năm cuối cùng học sinh lớp 12 học Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (chương trình cũ) thi tốt nghiệp THPT. Theo ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), kỳ thi năm nay vẫn có 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; 1 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên; 1 bài thi tổ hợp Khoa học xã hội. Trong đó, chỉ có bài thi Ngữ văn theo hình thức tự luận, các bài thi còn lại theo hình thức trắc nghiệm. Khi đăng ký dự thi, thí sinh (TS) cần ghi nhớ quy định trong việc chọn môn. Những TS là học sinh lớp 12, hệ THPT sẽ bắt buộc phải chọn 4/5 bài thi để xét tốt nghiệp, gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 trong 2 bài thi tổ hợp. TS có thể chọn bài thi tổ hợp phù hợp với tổ hợp xét tuyển đại học để sử dụng kết quả trong việc xét tuyển. Tuy nhiên, không được phép chọn cả 2 bài thi tổ hợp. Với môn Ngoại ngữ, TS là học sinh lớp 12 hệ THPT có thể chọn bất kỳ ngoại ngữ nào trong số các môn ngoại ngữ được Bộ GD-ĐT quy định để dự thi. Cụ thể, TS học Tiếng Anh ở bậc THPT có quyền chọn thi tiếng Trung, Nhật, Hàn, Đức, Pháp, Nga. TS học chương trình GD thường xuyên (chưa tốt nghiệp THPT) bắt buộc phải đăng ký dự thi 3/5 bài, gồm Toán, Ngữ văn và 1 trong 2 bài thi tổ hợp để xét tốt nghiệp. Tuy không bắt buộc nhưng TS có thể đăng ký thi ngoại ngữ để xét tuyển đại học, cao đẳng. Năm 2024, Bộ GD-ĐT vẫn duy trì quy định miễn thi Ngoại ngữ để xét tốt nghiệp THPT với những TS có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế nằm trong quy định của Bộ. Cụ thể, với môn tiếng Anh, ngoài các chứng chỉ TOEFL ITP (yêu cầu tối thiểu 450 điểm), TOEFL iBT (yêu cầu tối thiểu 45 điểm) và IELTS (yêu cầu tối thiểu 4.0 điểm), năm nay, Bộ GD-ĐT còn bổ sung thêm các chứng chỉ B1 Preliminary/B1 Business Preliminary/B1 Linguaskill; TOEIC; Aptis ESOL B1; Pearson English International Certificate (PEIC) Level 2; chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho VN bậc 3 cũng được miễn thi. TS đủ điều kiện và đăng ký miễn thi ngoại ngữ sẽ được tính 10 điểm và chỉ sử dụng để xét tốt nghiệp THPT. Việc sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ và xét tuyển đại học tùy thuộc quy định của mỗi cơ sở đào tạo. Những TS trong diện được miễn thi có thể đồng thời vừa đăng ký miễn thi để xét tốt nghiệp nhưng vẫn đăng ký dự thi để lấy điểm xét tuyển đại học. Về trách nhiệm của TS trong kỳ thi, năm nay, trong quy chế thi nêu những vật dụng Bộ GD-ĐT quy định cấm mang vào phòng thi, gồm: giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi. Quy định này nhằm khắc phục vấn đề vật dụng TS được mang vào phòng thi liên quan đến thiết bị công nghệ cao cấm mang vào phòng thi của năm 2023. Đăng ký nguyện vọng không cần theo phương thức xét tuyển ""TS đăng ký nguyện vọng (NV) xét tuyển lên cổng xét tuyển của Bộ GD-ĐT chỉ cần đăng ký ngành đào tạo và cơ sở đào tạo, không cần đăng ký theo tổ hợp xét tuyển, phương thức xét tuyển"", bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng vụ GD Đại học (Bộ GD-ĐT) khẳng định. Tuy nhiên, bà Thủy cũng lưu ý, TS cần cập nhật lên tài khoản của mình ở hệ thống xét tuyển các dữ liệu cần thiết có thể sử dụng vào việc xét tuyển (điểm học bạ được scan, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ đánh giá năng lực quốc tế, chứng chỉ đánh giá năng lực, tư duy do cơ sở đào tạo trong nước tổ chức (nếu TS có), các chứng nhận liên quan để cộng điểm ưu tiên, khuyến khích theo quy định của Bộ GD-ĐT). Riêng điểm thi tốt nghiệp THPT, hệ thống của Bộ GD-ĐT sẽ cập nhật cho TS. Những năm gần đây, các cơ sở đào tạo đều có nhiều phương thức xét tuyển, trong đó có những phương thức xét tuyển sớm (xét học bạ, với các chứng chỉ ngoại ngữ, năng lực, kết quả thi riêng, kết quả phỏng vấn trực tiếp). TS đủ điều kiện trúng tuyển sẽ được cấp giấy thông báo. Tuy nhiên, trong trường hợp này, TS vẫn phải đăng ký tất cả các NV, bao gồm NV đã đủ điều kiện trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển sớm và NV xét tuyển có sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT lên hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT. ""TS phải lưu ý khi đăng ký lên hệ thống của Bộ GD-ĐT, cần xếp thứ tự ưu tiên các NV. NV nào TS mong muốn nhập học hơn được xếp lên đầu"", bà Thủy lưu ý và cho biết thêm, thực tế, có nhiều phụ huynh, TS phản ánh đã được trường- nơi TS trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển sớm- nhắc nhở phải đặt NV này là NV1 là không đúng quy định của Bộ. NV đã trúng tuyển có thể xếp sau các NV khác nếu đó không phải NV mà TS mong muốn nhất. TS cần đặc biệt lưu ý, mỗi TS sẽ có một tài khoản để đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT bằng hình thức trực tuyến và cũng đăng ký NV xét tuyển, nộp lệ phí xét tuyển… Tài khoản này cần được bảo mật vì trên thực tế đã có những trường hợp để lộ mật khẩu và bị sửa chữa, ảnh hưởng đến quyền lợi."," Tóm tắt: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vẫn giữ ổn định với 5 bài thi, trong đó chỉ có bài thi Ngữ văn theo hình thức tự luận, các bài thi còn lại theo hình thức trắc nghiệm. Học sinh lớp 12 hệ THPT phải chọn 4/5 bài thi để xét tốt nghiệp, gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 trong 2 bài thi tổ hợp. TS có thể chọn bài thi tổ hợp phù hợp với tổ hợp xét tuyển đại học để sử dụng kết quả trong việc xét tuyển. TS đủ điều kiện và đăng ký miễn thi ngoại ngữ sẽ được tính 10 điểm và chỉ sử dụng để xét tốt nghiệp THPT. Việc sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ và xét tuyển đại học tùy thuộc quy định của mỗi cơ sở đào tạo. TS đăng ký nguyện vọng (NV) xét tuyển lên cổng xét tuyển của Bộ GD-ĐT chỉ cần đăng ký ngành đào tạo và cơ sở đào tạo, không cần đăng ký theo tổ hợ" 177,"Xây dựng thành công mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân Nghệ An liên kết sản xuất, thu nhập tăng. Xác định tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể, thời gian qua Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã tích cực đồng hành cùng hội viên nông dân nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể để liên kết, hỗ trợ nông dân sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập.Dấu ấn rõ nét của Hội Nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể Những năm qua, Hội Nông dân huyện Thanh Chương tích cực hỗ trợ hội viên, nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể với các mô hình trồng chè, trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao.Ông Nguyễn Xuân Khánh – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thanh Chương cho biết: Toàn huyện Thanh Chương hiện có hơn 4.700 ha chè; gần 500 ha cam; gần 330 ha bưởi; hơn 100 ha bí xanh; hơn 23.000 ha keo (trong đó có gần 6.500 ha có chứng chỉ FSC). Hiện nay, huyện Thanh Chương vừa ban hành Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với liên kết chuỗi giá trị cây chè, cam, bưởi, giai đoạn 2023 – 2025, định hướng năm 2030. Theo đó, mục tiêu cụ thể được đặt ra là sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo ra sản phẩm chè, cam, bưởi hữu cơ đạt bộ tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 11041:2017) và tiến tới đạt tiêu chuẩn quốc tế đang áp dụng tại Việt Nam; xây dựng huyện Thanh Chương trở thành địa phương phát triển sản xuất cây chè, cam, bưởi hữu cơ tiên phong, hiệu quả, bền vững, đáp ứng yêu cầu vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo về môi trường, về sức khoẻ cho cả người sản xuất và tiêu dùng. Với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân, có chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền, vận động hội viên nông dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Để phát huy vai trò chủ thể của hội viên, nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể, Hội Nông dân huyện Thanh Chương đã tích cực hỗ trợ hội viên, nông dân. Cùng với đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các cấp Hội Nông dân huyện Thanh Chương cũng đã thể hiện vai trò rõ nét trong liên kết hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp. Để thành lập HTX tại cơ sở, Hội Nông dân huyện Thanh Chương đã căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương và trên cơ sở đó, Hội tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên tham gia. Quá trình triển khai, các cấp Hội đã chủ động, sáng tạo xây dựng chương trình, giải pháp thiết thực phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị và tập quán canh tác của nông dân. Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân về vay vốn, dạy nghề, tập huấn KHKT, cung ứng vật tư nông nghiệp cũng được các cấp hội quan tâm thực hiện. Trong đó, chú trọng việc phối hợp để tập huấn trang bị kiến thức về sản xuất kinh doanh theo hướng liên kết hợp tác và theo chuỗi giá trị; tổ chức hội thảo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người sản xuất triển lãm, quảng bá, giới thiệu sản phẩm và có cơ hội để gặp gỡ, kết nối... để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản. Điển hình như mô hình Hợp tác xã nông nghiệp – chế biến chè Thanh Mai ở xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương có 14 thành viên, trong đó có 12 hộ sản xuất với diện tích 18ha và 2 hộ chế biến. Đặc biệt, tháng 12/2023, HTX nông nghiệp chế biến chè Thanh Mai, huyện Thanh Chương được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân tỉnh Nghệ An lựa chọn hỗ trợ thực hiện mô hình phát triển HTX trồng chè hữu cơ gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị tại xã Thanh Mai. Theo đó, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã hỗ trợ HTX lắp đặt hệ thống tưới phun tự động trên diện tích 2,4ha chè và hỗ trợ 18,9 tấn phân hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Xây dựng thành công mô hình điểm HTX để hội viên tham quan, học hỏi, nhân rộng Cũng theo lãnh đạo Hội Nông dân huyện Thanh Chương, ngay sau khi bàn giao vật tư cho mô hình HTX nông nghiệp - chế biến chè Thanh Mai, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã tổ chức hội nghị tập huấn nhân rộng mô hình tại xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương. Dự Hội nghị tập huấn có ông Nguyễn Văn Hiến – Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, ông Võ Văn Phong – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nghệ An; Thường trực Hội Nông dân huyện Thanh Chương; lãnh đạo xã Thanh Mai; HTX nông nghiệp chế biến chè Thanh Mai; 120 đại biểu là cán bộ Hội Nông dân cơ sở, chi hội trưởng, chi hội phó, hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, các chủ trang trại, thành viên HTX là hội viên nông dân trên địa bàn huyện Thanh Chương. Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe ông Nguyễn Văn Hiến – Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; kiến thức về sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng và phát triển các hình thức kinh tế tập thể; vai trò của Hội Nông dân Việt Nam trong việc thúc đẩy chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu nông sản hàng hoá. Đồng thời tại hội nghị tập huấn, các đại biểu cũng được hướng dẫn quy trình, kỹ thuật trồng thâm canh cây chè theo hướng hữu cơ. Kiến thức tại buổi tập huấn đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp Hội, cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn thành phố về mục đích, ý nghĩa,vai trò, lợi ích và trách nhiệm trong việc tham gia phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, ứng dụng công nghệ cao, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giúp tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Đánh giá cao hiệu quả mô hình, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thanh Chương Nguyễn Xuân Khánh khẳng định: Được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ, các thành viên trong HTX nông nghiệp - chế biến chè Thanh Mai đã liên kết chặt chẽ với nhau trong việc cung ứng vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thu mua sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cho nhà máy chế biến chè. Mô hình HTX nông nghiệp - chế biến chè Thanh Mai thành công giúp tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Thu nhập và mức sống của các hộ tham gia mô hình cao hơn 15% so với các hộ khác trong vùng. Ông Nguyễn Quang Tùng – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nghệ An cho biết: Bám sát nội dung các chương trình mục tiêu quốc gia và các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, trong năm 2023, các cấp Hội đã triển khai hỗ trợ nông dân xây dựng được nhiều mô hình kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp, giúp nông dân tiếp cận tốt hơn kỹ thuật mới, cách thức tổ chức sản xuất tiên tiến. Trong năm 2023, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An trực tiếp hỗ trợ xây dựng được 168 mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả phát huy tiềm năng lợi thế từng vùng miền và có tính lan toả tốt. Bên cạnh đó, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An phối hợp với các ban Trung ương Hội triển khai thực hiện 3 dự án, trong đó có phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam xây dựng mô hình hỗ trợ phát triển HTX trồng chè hữu cơ gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị tại xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Từ mô hình điểm này, năm 2024, các cấp Hội sẽ cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An tham quan học hỏi kinh nghiệm để từ đó áp dụng vào liên kết sản xuất, góp phần phát triển nông nghiệp hữu cơ, bền vững trên địa bàn toàn tỉnh.Bên cạnh xây dựng các mô hình, các cấp Hội trong tỉnh đã tổ chức 415 gian hàng trưng bày, giới thiệu và quảng bá các sản phẩm OCOP; triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân tiếp cận nền tảng số, phát triển thương mại điện tử, đưa 8.836 sản phẩm nông sản lên sàn. Bên cạnh đó, đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân đóng góp công sức, tiền của để tham gia xây dựng nông thôn mới. Toàn tỉnh đã xây dựng được 481 vườn mẫu nông dân, 190 vườn chuẩn nông thôn mới, 424 ""Hàng cây nông dân ơn Bác""; 40 ""Vườn cây nông dân ơn Bác""; xây dựng được 636 mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, sản xuất được 33.932 tấn phân hữu cơ vi sinh. Từ hiệu quả mô hình HTX nông nghiệp – chế biến chè Thanh Mai, năm 2024, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An sẽ đẩy mạnh uyên truyền vận động nông dân chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện để nông dân tiếp cận tốt các chính sách phát triển, tiếp cận những vấn đề phát triển nông nghiệp hiệu quả như nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, chuyển đổi số trong sản xuất, tiêu thụ nông sản... Đồng thời, Hội phát triển mạnh quỹ hỗ trợ nông dân để xây dựng các mô hình điểm trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn. Chú trọng củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức Hội và phong trào nông dân; đẩy mạnh xây dựng, phát triển tổ hội nông dân nghề nghiệp, chi hội nông dân nghề nghiệp, tạo tiền đề phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn."," Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã tích cực hỗ trợ hội viên, nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể với các mô hình trồng chè, trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao. Huyện Thanh Chương vừa ban hành Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với liên kết chuỗi giá trị cây chè, cam, bưởi, giai đoạn 2023 – 2025, định hướng năm 2030. Mục tiêu cụ thể được đặt ra là sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo ra sản phẩm chè, cam, bưởi hữu cơ đạt bộ tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 11041:2017) và tiến tới đạt tiêu chuẩn quốc tế đang áp dụng tại Việt Nam; xây dựng huyện Thanh Chương trở thành địa phương phát triển sản xuất cây chè, cam, bưởi hữu cơ tiên phong, hiệu quả, bền vững, đáp ứng yêu cầu vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo về môi trường, về sức khoẻ cho cả người sản xuất và tiêu dùng. Trong năm" 178,"Tiêm vaccine phòng dại có hại thần kinh không? SKĐS - Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân có tâm lý chủ quan, e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?1. Tiêm vaccine phòng dại có gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh hay quá trình phát triển không? Theo TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng Văn phòng chương trình dại, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm mà hiện không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Cách duy nhất để thoát khỏi bệnh dại là sử dụng vaccine phòng dại để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể chống lại virus dại. Trước đây, Việt Nam sử dụng loại vaccine phòng bệnh dại được sản xuất bằng công nghệ cũ, từ mô não chuột. Loại vaccine này để lại một số các tác dụng phụ không mong muốn và gây ra nỗi lo sợ cho nhiều người dân. Tuy nhiên, vaccine cũ đã bị dừng sản xuất và sử dụng từ năm 2007, thay thế hoàn toàn bằng vaccine mới được sản xuất bằng công nghệ tế bào nhập khẩu, an toàn, tinh khiết và hiệu quả cao, không có tác dụng phụ nguy hiểm đến hệ thần kinh và sự phát triển nói chung. 2. Tiêm vaccine phòng dại có gây tác dụng phụ gì không? Với công nghệ sản xuất hiện đại, đến nay vaccine ngừa bệnh dại đảm bảo tính an toàn và hiệu quả bảo vệ rất cao. Vaccine dại ở Việt Nam đang sử dụng được nhập khẩu hoàn toàn, chính là vaccine tế bào an toàn và hiệu quả bảo vệ chống lại bệnh dại cao, không có hại cho sức khỏe. Vaccine dại không có chống chỉ định trong bất kỳ tình huống nào, kể cả các bà mẹ mang thai hay cho con bú hoặc trẻ sơ sinh, người mắc bệnh mạn tính, cấp tính... nếu bị chó mèo cắn đều tiêm chủng được mà không ảnh hưởng đến thai nhi hay sức khỏe của người tiêm chủng. Một số phản ứng sau tiêm ít gặp tương tự như các loại vaccine dịch vụ khác như sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí tiêm hoặc có thể sốt nhẹ, mệt mỏi. Các phản ứng phụ nghiêm trọng không ghi nhận có trong 20 năm trở lại đây kể từ khi dùng các loại vaccine công nghệ mới này. Vì vậy, những người bị chó mèo cắn có thể hoàn toàn yên tâm tiêm chủng vaccine dại hiện nay.3. Bị chó mèo cắn sau bao lâu thì cần tiêm vaccine phòng dại? Trường hợp bị chó mèo cắn, cần tiêm vaccine phòng dại càng sớm càng tốt. Thời điểm tốt nhất là trong vòng 6h đầu tiên sau khi bị chó mèo cắn. Cũng giống như bất kỳ loại thuốc hay vaccine nào, người tiêm chủng cần lưu ý một số điều sau đây khi tiêm vaccine phòng dại: Tuân thủ phác đồ tiêm chủng đầy đủ. Kiêng dùng các loại thuốc gây ức chế, làm suy yếu hệ miễn dịch như thuốc điều trị sốt rét, thuốc chữa ung thư hay corticoid. Vì khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm chức năng, cơ thể sẽ không có khả năng sản xuất lượng kháng thể vừa đủ để duy trì sự ổn định của cơ thể sau khi tiêm phòng dại. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất. Kiêng các loại đồ uống có cồn như rượu bia, không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá... Hạn chế vận động cường độ cao, làm việc nặng nhọc. Nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước, có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn trong trường hợp gặp các tác dụng phụ như đau nhức, mẩn đỏ, sưng tấy ở chỗ tiêm, sốt nhẹ..."," Tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không? 1. Tiêm vaccine phòng dại có gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh hay quá trình phát triển không? Theo TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng Văn phòng chương trình dại, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm mà hiện không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Cách duy nhất để thoát khỏi bệnh dại là sử dụng vaccine phòng dại để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể chống lại virus dại. Trước đây, Việt Nam sử dụng loại vaccine phòng bệnh dại được sản xuất bằng công nghệ cũ, từ mô nao chuột. Loại vaccine này để lại một số các tác dụng phụ không mong muốn và gây ra nỗi lo sợ cho nhiều người dân. Tuy nhiên, vaccine cũ đã bị dừng sản xuất và sử dụng từ năm 2007, thay thế hoàn toàn bằng vaccine mới được sản xuất bằng công nghệ tế bào nhập khẩu, an" 179,"Cận cảnh dự án trăm tỷ 'ôm đất vàng' ở Đắk Lắk rồi bỏ hoang. (VTC News) - 'Mọc' ở vị trí đắc địa tại trung tâm TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) song Dự án Đắk Lắk Center chỉ là một tòa nhà 4 tầng chưa thành hình, bị bỏ hoang đã hơn 10 năm nay. Dự án Trung tâm văn hóa thương mại và dịch vụ tổng hợp Đắk Lắk (Đắk Lắk Center) toạ lạc ở vị trí đắc địa khi một mặt giáp đường Nguyễn Tất Thành và mặt khác giáp với đường Trường Chinh (TP Buôn Ma Thuột). Dự án Đắk Lắk Center do Công ty CP đầu tư Cao Nguyên (Công ty Cao Nguyên) làm chủ đầu tư. Vào năm 2012, UBND tỉnh Đắk Lắk cho công ty này thuê 3.385 m2 đất tại phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột, theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm. Sau đó, công ty này được bàn giao đất trên thực địa để triển khai dự án. heo thiết kế, đây là một tòa nhà gồm 18 tầng cùng 1 tầng hầm với tổng vốn đầu tư gần 400 tỉ đồng.Thời điểm bắt đầu triển khai các hạng mục, dự án này được kỳ vọng tạo nên một nơi vui chơi, giải trí, mua sắm sầm uất giữa lòng TP Buôn Ma Thuột. Song, hiện tại trên khu đất rộng hàng ngàn mét vuông này chỉ tồn tại một khu nhà 4 tầng xây dở, xuống cấp và hoang phế theo thời gian.Ghi nhận của PV VTC News, dự án được xây dang dở và chỉ mới hình thành phần thô tòa nhà 4 tầng.Do bỏ hoang nhiều năm nên các hạng mục thô của dự án đã hư hỏng, xuống cấp nhiều. Sắt thép lộ thiên, hoen gỉ, còn bê tông thì bị rêu mốc. Quanh dự án được đơn vị thi công quây tôn. Tuy nhiên bị bỏ hoang một thời gian dài, những tấm tôn này đã mục nát, hoen rỉ. Thi công dang dở và bỏ hoang hơn chục năm nay, dự án Đắk Lắk Center không chỉ gây lãng phí nguồn lực đất đai, tiền của mà còn ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị. Liên quan đến dự án này, theo Sở Kế hoạch & Đầu tư Đắk Lắk, tháng 12/2017, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành văn bản chấm dứt hoạt động của Dự án Trung tâm Văn hóa, thương mại và dịch vụ tổng hợp Đắk Lắk. Lý do chủ đầu tư không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký đầu tư.Hiện UBND tỉnh Đắk Lắk đã giao các đơn vị chuyên môn tham mưu hướng xử lý vừa thu hồi được đất, vừa kêu gọi đầu tư. Trường hợp vẫn còn vướng mắc thì tham mưu UBND tỉnh xin ý kiến của Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương."," Dự án Trung tâm văn hóa, thương mại và dịch vụ tổng hợp Đắk Lắk (Đắk Lắk Center) được xây dựng tại vị trí đắc địa tại trung tâm TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), giáp với đường Nguyễn Tất Thành và đường Trường Chinh. Dự án này được thiết kế là một tòa nhà 18 tầng và 1 tầng hầm, với tổng vốn đầu tư gần 400 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau khi được bàn giao đất vào năm 2012, dự án chỉ được xây dựng đến 4 tầng và đã bị bỏ hoang hơn 10 năm. Hiện tại, dự án đang gây lãng phí nguồn lực đất đai, tiền của và ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị. Liên quan đến dự án này, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành văn bản chấm dứt hoạt động của dự án vào tháng 12/2017 vì chủ đầu tư không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký đầu tư. Hiện tại, UBND tỉnh" 180,"Bệnh nhân ghép 2 lá phổi vỡ òa hạnh phúc khi được ra viện: Điều em muốn làm nhất là được hát. SKĐS - Bệnh nhân Anh Thư – người may mắn được ghép 2 lá phổi – vỡ òa cảm xúc nói lời cảm ơn tới các y bác sĩ, những người không quản ngày đêm vất vả, chăm sóc cho em có được một cuộc sống mới. Sau đúng 1 tháng 20 ngày kể từ ngày cô sinh viên Phạm Anh Thư, 21 tuổi ở Bắc Kạn được phẫu thuật ghép 2 lá phổi từ người cho chết não thành công, hôm nay (29/3), bệnh nhân đã đủ điều kiện sức khỏe để xuất viện. Ca phẫu thuật ghép 2 lá phổi được gần 100 y bác sĩ của BV Phổi Trung ương, BV E và sự hỗ trợ trực tiếp của GS.TS Lê Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược – ĐHQG Hà Nội thực hiện, cùng sự phối hợp của các đồng nghiệp từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, BV Tim Hà Nội, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia. Ca đại phẫu kéo dài trong 12 giờ đồng hồ vào đúng ngày 30 Tết, từ 10h sáng đến 22h tối. Các bác sĩ đã mổ ghép phổi trái sau đó ghép phổi phải với sự hỗ trợ của ECMO trung tâm. Điều đặc biệt là chỉ sau 12 giờ phẫu thuật, bệnh nhân đã hồi tỉnh và tự thở những hơi thở đầu tiên của hai lá phổi mới. Ngay trong ngày đầu tiên sau ghép phổi, người bệnh đã phục hồi tốt, các chỉ số hô hấp ổn định. Trong giờ phút chia tay bệnh nhân - người đã gắn bó một thời gian dài với các y bác sĩ, TSBS Đinh Văn Lượng xúc động cho biết: ""Sức khỏe của cháu đã trở về 100%, không còn tí khiếm khuyết nào... Việc cháu bình phục sức khỏe và trở về với gia đình là niềm vui không chỉ của bệnh nhân, gia đình bệnh nhân mà đối với cả bác sĩ chúng tôi."" Nữ bệnh nhân 21 tuổi này là ca ghép phổi thứ 2 các y bác sĩ của BV Phổi Trung ương cùng tham gia trong quá trình ghép và hậu phẫu sau ghép phổi. Các ca phẫu thuật ghép phổi đều được thực hiện chặt chẽ, bài bản, theo quy trình tiêu chuẩn quốc tế từ Trung tâm ghép phổi UCSF – là 1 trong 9 Trung tâm ghép phổi lớn và có uy tín nhất tại Mỹ. Ca ghép phổi thành công thứ 2 này là một dấu ấn rất lớn với lĩnh vực ghép mô tạng nói chung và ghép phổi nói riêng của ngành y tế Việt Nam. Đây cũng là cột mốc ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc, sự trưởng thành của các thầy thuốc Bệnh viện Phổi Trung ương cùng với sự phối hợp hiệp đồng của các y bác sĩ, giáo sư đến từ nhiều bệnh viện đầu ngành. TS.BS Đinh Văn Lượng hứa với bệnh nhân Anh Thư, nếu cháu hoàn thành chương trình học IT ở Đại học Thái Nguyên, bệnh viện sẽ sẵn sàng tiếp nhận cháu vào làm việc tại bệnh viện như một cán bộ công nhân viên. Bệnh nhân trở thành người nhà của các y bác sĩ Chia sẻ với phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống, Phạm Anh Thư nói: ""Em cảm thấy mình là người may mắn nhất trên thế giới này khi được chọn để ghép phổi. Nếu sức khỏe cho phép, sau này em muốn được quay lại bệnh viện làm việc như đề nghị của BS Lượng, em nguyện đóng góp, trả ơn cho các y bác sĩ, cho bệnh viện đã cứu sống em"". Thư tâm sự, điều em muốn làm nhất sau khi ra viện là được hát và đi du lịch. Thư cho biết, trước khi bệnh chuyển nặng, em từng là cô sinh viên rất hoạt bát, năng động. Trong trường đại học Thư tham gia nhiều câu lạc bộ, trong đó có câu lạc bộ âm nhạc. ""Em mê hát lắm, từ nay em đã có thể hát được rồi..."", Thư nói ánh mắt ánh lên niềm vui. Điều Thư muốn làm nhất sau khi ra viện là tới mảnh đất Phú Thọ. Thư cho biết: ""Em muốn đến nhà một bác bệnh nhân - người từng nằm chung phòng điều trị cùng em. Bác bị ung thư phổi và đã ra đi trong thời gian em vẫn còn nằm lại chữa bệnh"". Kể về các y bác sĩ - những người ngày đêm chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ cho đến sức khỏe của mình, Thư cho biết: ""Em vô cùng biết ơn các y bác sĩ. Họ là những người đã sinh ra em lần thứ 2"". Thư kể cho phóng viên hàng chục cái tên bác sĩ, em cho biết mọi người đều chăm sóc em như con cái trong nhà. Thư kể, lúc còn ở phòng Hồi sức, có những thời điểm em cảm thấy hoảng loạn, lo sợ, bất an, rất nhiều cảm xúc hỗn độn đan xen. Em không bao giờ quên khi đó, bác sĩ Ngọc - người bác sĩ lúc nào cũng hỏi han, chuyện trò, động viên trấn an em. Lần nào xuống thăm em, bác sĩ Ngọc cũng dành rất nhiều thời gian để nói chuyện với em. Bác sĩ khuyên em viết nhật ký và em đã làm theo lời bác. ""Khi chuyển từ phòng hồi sức xuống phòng bệnh, phải xa các bác sĩ, điều dưỡng ở đây khiến em rất buồn, chỉ biết ôm quyển nhật ký mà nước mắt cứ trào ra."", Thư nhớ lại.Trong ngày ra viện của Anh Thư, có một người phụ nữ luôn lặng lẽ đứng sau, đó là mẹ đẻ của em. Bà T chính là chỗ dựa, là người luôn tiếp thêm động lực cho con gái vượt qua mọi ""thử thách"" của cuộc sống. Bà T. tâm sự, biết bệnh tình của con như ""đèn treo trước gió"", cả gia đình vẫn phải gắng gượng theo con, lo cho con yên tâm điều trị. Nhớ hồi con bệnh nặng, mỗi lần đi làm về, ngay từ cửa bà đã gọi tên con thành tiếng, chỉ đến khi nghe tiếng đáp lại, bà mới yên tâm con vẫn ổn. Đến hôm nay, sự hồi phục của con khiến người mẹ này quá đỗi bất ngờ và hạnh phúc. Bà cho biết, chưa bao giờ bà hạnh phúc như vậy, chưa bao giờ bà dám nghĩ đến một ngày con mình có thể tự bước đi trên đôi chân của mình, thở bằng chính hơi thở của con không còn khó nhọc, được làm điều mình thích và hơn hết con được tiếp tục đến trường thực hiện ước mơ. "," Phạm Anh Thư, một bệnh nhân 21 tuổi ở Bắc Kạn, đã được ghép 2 lá phổi từ người cho chết não thành công vào ngày 30 Tết. Sau 1 tháng 20 ngày, bệnh nhân đã đủ điều kiện sức khỏe để xuất viện. Ca phẫu thuật ghép 2 lá phổi được thực hiện bởi gần 100 y bác sĩ của BV Phổi Trung ương, BV E và sự hỗ trợ trực tiếp của GS.TS Lê Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược – ĐHQG Hà Nội. Ca đại phẫu kéo dài trong 12 giờ đồng hồ và sau 12 giờ phẫu thuật, bệnh nhân đã hồi tỉnh và tự thở những hơi thở đầu tiên của hai lá phổi mới. Bệnh nhân 21 tuổi này là ca ghép phổi thứ 2 của các y bác sĩ của BV Phổi Trung ương và ca ghép phổi thành công thứ 2 này là một dấu ấn rất lớn với lĩnh vực ghép mô tạng nói chung và ghép phổi nói riêng của ngành y tế Việt Nam. TS.BS Đinh Văn Lư" 181,"Hội Nông dân Hải Phòng hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi nhân rộng mô hình HTX hiệu quả. Từ hiệu quả mô hình điểm HTX Sông Giá do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ xây dựng, năm 2024, Hội Nông dân TP Hải Phòng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn và giới thiệu rộng rãi đến bà con nông dân về hiệu quả của mô hình nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao.Hội Nông dân Hải Phòng phấn đấu hỗ trợ thành lập mới ít nhất 6 HTX trong năm 2024 này. Hiệu quả mô hình HTX Sông Giá HTX Đầu tư phát triển Sông Giá ở xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng là mô hình điểm vừa được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ đầu tư hệ thống dây chuyền hiện đại sản xuất phân bón vi sinh, sản xuất theo chuỗi giá trị.Bà Đỗ Thị Thúy Hà – Giám đốc HTX Đầu tư phát triển Sông Giá (HTX Sông Giá) cho biết: HTX Sông Giá đang đầu tư mô hình nông nghiệp công nghệ cao trồng dưa, trồng hoa cây cảnh, nuôi trùn quế, sản xuất phân bón với tổng diện tích 17.000m2. Trong đó, HTX có 7.000m2 để tập trung sản xuất các sản phẩm rau, quả nhà lưới theo phương pháp hữu cơ, áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh diện tích trồng rau, quả công nghệ cao, HTX có trang trại nuôi trùn quế và sản xuất các chế phẩm từ phân trùn với tổng diện tích 5.000m2. Tháng 12/2023, HTX Sông Giá rất phấn khởi khi được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ đầu tư hệ thống dây chuyền hiện đại sản xuất phân bón vi sinh, sản xuất theo chuỗi giá trị. Có dây chuyền sản xuất phân bón này, HTX hoàn thiện được quy trình sản xuất rau, quả công nghệ cao theo chuỗi giá trị. Nhờ có máy móc hiện đại, HTX sản xuất phân bón thuận lợi và năng suất hơn, tiết kiệm được thời gian và nhân công thuê lao động. Hiện nay, HTX Sông Giá đã sản xuất được 4 sản phẩm chính liên quan đến phân trùn quế gồm: Phân viên trùn quế, phân viên hữu cơ, phân trùn quế bột và phân bón nước từ dịch trùn quế cao cấp. Một tháng, trang trại nuôi trùn của HTX Sông Giá thu hoạch được 7 – 8 tấn phân trùn. Sau khi trộn với các loại giá thể như đất, bột hàu, xơ dừa, trấu... sẽ sản xuất ra khoảng 10 tấn phân hữu cơ, 500 lít dịch trùn, 200 kg phân trùn quế cao cấp... Đây đều là những sản phẩm thân thiện với môi trường, tốt cho cây trồng. Hiện nay, khu vực trồng dưa lưới và trồng hoa cây cảnh của HTX đều sử dụng 100% các sản phẩm do HTX sản xuất ra như đất, phân bón từ trùn quế, thuốc trừ sâu bệnh sinh học... Trong đó, sản phẩm dưa kim hoàng hậu của HTX Sông Giá đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao của TP Hải Phòng. Nhân rộng mô hình HTX Ông Hoàng Văn Tường – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Hải Phòng cho biết: Để phát huy vai trò chủ thể của hội viên nông dân trong phát triển kinh tế tập thể, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho kinh tế thành phố, các cấp Hội Nông dân TP Hải Phòng luôn xác định tham gia phát triển kinh tế tập thể, HTX là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội, công tác lãnh đạo, chỉ đạo được triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp. Cụ thể, ngay từ đầu năm, Thường vụ Hội Nông dân thành phố đã ban hành Kế hoạch về việc xây dựng các mô hình Chi, Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp, Hợp tác xã Sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm của các cấp Hội trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Trong năm 2023, Hội Nông dân Hải Phòng đã phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT cũng như hướng dẫn hội viên nông dân tham gia Hợp tác xã, vay vốn từ các ngân hàng, Quỹ Hỗ trợ nông dân để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.Cụ thể: Hội Nông dân TP Hải Phòng đã tổ chức thành công 4 buổi tuyên truyền, vận động, hướng dẫn quy trình thành lập Hợp tác xã và các cơ chế, chính sách phát triển HTX, kinh tế tập thể cho gần 480 cán bộ quản lý, thành viên các HTX, cán bộ Hội chủ chốt các cấp. Thực hiện chính sách hỗ trợ vốn và tạo vốn cho các mô hình kinh tế tập thể, HTX, Hội đã ký kết và phối hợp với các Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NNPTNT thực hiện ủy thác, tín chấp trên 1.600 tỷ đồng giúp cho trên 29.000 hội viên nông dân có vốn sản xuất, kinh doanh, trong đó có hàng nghìn hộ nông dân là thành viên HTX, tổ hợp tác. Với nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân trên 60 tỷ đồng, các cấp Hội Nông dân đã xây dựng 200 dự án vay vốn theo nhóm hộ, tổ hợp tác, HTX cho hơn 2.000 hộ thành viên vay vốn để phát tiển sản xuất, hình thành các mô hình kinh tế tập thể làm ăn hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Trong năm 2023, Hội Nông dân Hải Phòng hướng dẫn thành lập mới 3 Hợp tác xã với 42 thành viên tham gia, 59 Tổ hợp tác kinh tế với 802 hội viên tham gia (đạt 109% kế hoạch) và 25 Chi tổ Hội nghề nghiệp với 292 thành viên (đạt 100% kế hoạch). ""Đặc biệt, tháng 12/2023, Hội Nông dân TP Hải Phòng đã phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam xây dựng dự án hỗ trợ hệ thống dây chuyền sản xuất phân bón vi sinh từ phế phẩm nông nghiệp phục vụ sản xuất và bảo vệ môi trường cho HTX Đầu tư phát triển sông Giá tại xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên. Sau một thời gian triển khai đã gặt hái được rất nhiều kết quả. Mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 1,2 lần so với sản xuất đại trà; năng suất và chất lượng sản phẩm được cải thiện, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; môi trường sản xuất được bảo vệ; sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường"" – ông Tường cho biết. Từ hiệu quả mô hình điểm HTX Sông Giá, năm 2024, Hội Nông dân TP Hải Phòng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn và giới thiệu rộng rãi đến bà con nông dân về hiệu quả của mô hình nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao. Đồng thời, đẩy mạnh công tác phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng các mô hình điểm về HTX, tổ hợp tác; tổ chức để hội viên nông dân tham quan, học tập để nhân rộng mô hình. Năm 2024, Hội Nông dân Hải Phòng cũng sẽ tập trung các nguồn vốn để đầu tư cho các mô hình kinh tế tập thể, các tổ hợp tác, HTX từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân, Ngân hàng CSXH, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các chương trình, dự án hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, giáo dục và xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác, tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết theo chuỗi giá trị nông sản an toàn, công nghệ cao. Đồng thời tăng cường hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, đăng ký, bảo hộ quyền sở hữu trong và ngoài nước đối với các sản phẩm nông sản có chất lượng; hỗ trợ xây dựng các mã vùng sản xuất, truy suất nguồn gốc, quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại các nông sản hàng hóa. Hỗ trợ nông dân các kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số, chuyển đổi số trong nông nghiệp, tham gia sàn thương mại điện tử.. ""Năm 2024, Hội Nông dân TP Hải Phòng phấn đấu hỗ trợ thành lập mới ít nhất 6 HTX nông nghiệp. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp do Hội Nông dân hỗ trợ thành lập, đảm bảo 100% được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã. Đồng thời, đẩy mạnh thành lập chi Hội Nông dân nghề nghiệp, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp mới trong các thôn, khu vực dân cư, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp. Lấy hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi có uy tín làm nòng cốt để xây dựng các chi Hội Nông dân nghề nghiệp, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp từ đó phát triển thành các tổ hợp tác, HTX nông nghiệp kiểu mới"" – Ông Hoàng Văn Tường – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Hải Phòng cho biết. Tham khảo thêm"," Hội Nông dân Hải Phòng đang hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi nhân rộng mô hình HTX hiệu quả. Mô hình điểm HTX Sông Giá đã được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ đầu tư hệ thống dây chuyền hiện đại sản xuất phân bón vi sinh, sản xuất theo chuỗi giá trị. HTX Sông Giá đang đầu tư mô hình nông nghiệp công nghệ cao trồng dưa, trồng hoa cây cảnh, nuôi trùn quế, sản xuất phân bón với tổng diện tích 17.000m2. Hiện nay, HTX Sông Giá đã sản xuất được 4 sản phẩm chính liên quan đến phân trùn quế gồm: Phân viên trùn quế, phân viên hữu cơ, phân trùn quế bột và phân bón nước từ dịch trùn quế cao cấp. Một tháng, trang trại nuôi trùn của HTX Sông Giá thu hoạch được 7 – 8 tấn phân trùn. Sau khi trộn với các loại giá thể như đất, bột hàu, xơ dừa, trấu... sẽ sản xuất ra khoảng 10 tấn phân hữu cơ, 500 lít dịch trùn" 182,"Gói thầu 225 tỷ nâng cấp Đường tỉnh 436 tại Hòa Bình: Gian lận năng lực, Xây dựng Lạc Việt vẫn được thi công? (BĐT) - Với kết luận gian dối năng lực thực hiện công trình tương tự, cắt dán chữ ký, con dấu của 2 hợp đồng, 2 phụ lục giá hợp đồng, 2 bản xác nhận công trình hoàn thành để tham gia đấu thầu và trúng Gói thầu Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án Cải tạo, nâng cấp Đường tỉnh 436 (đoạn Km0+00 - Km7+00), Công ty CP Xây dựng Lạc Việt vừa bị UBND tỉnh Hòa Bình cấm thầu 3 năm tại các dự án, dự toán mua sắm trên địa bàn. Gói thầu trên có giá 226,023 tỷ đồng, do Sở Giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình làm Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình làm Bên mời thầu. Bên mời thầu cho biết, tại thời điểm đóng thầu (ngày 29/12/2021), có 3 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu (HSDT). Trong đó, Công ty CP Đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn bị loại vì không đáp ứng yêu cầu về năng lực, Công ty CP Xây dựng và Thương mại 299 bị loại vì không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. Liên danh Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng thương mại Mỹ Phong - Công ty CP Xây dựng công trình 568 - Công ty CP Xây dựng Lạc Việt là nhà thầu duy nhất đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và trúng thầu với giá 225,509 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng 24 tháng. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình cho biết, ngày 18/1/2022, đại diện Chủ đầu tư đã ký hợp đồng với Liên danh trúng thầu và công trình được khởi công xây dựng từ tháng 2/2022. Theo Quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu ngày 26/3/2024 của UBND tỉnh Hòa Bình, lý do cấm thầu 3 năm đối với Công ty CP Xây dựng Lạc Việt (địa chỉ tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) là nhà thầu đã có hành vi gian lận về hợp đồng tương tự trong HSDT, làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu tại gói thầu nêu trên, vi phạm điểm c khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu năm 2013. Trước đó, ngày 22/12/2023, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Hòa Bình có văn bản kết luận về hành vi vi phạm của Công ty CP Xây dựng Lạc Việt. Theo kết luận, để có đủ điều kiện tham gia liên danh dự thầu, ông Hoàng Minh Đức - Giám đốc Công ty CP Xây dựng Lạc Việt đã kê khai gian dối năng lực thi công công trình tương tự đưa vào HSDT, soạn thảo, chỉnh sửa các thông tin liên quan trong tài liệu, cắt dán chữ ký, con dấu của 2 hợp đồng, 2 phụ lục giá hợp đồng, 2 bản xác nhận công trình hoàn thành của 2 bộ hợp đồng 2 công trình: Xây dựng cầu Ngòi Sọng, lý trình Km25+100m (ĐT.170) trên địa phận tỉnh Yên Bái (thực tế do Công ty CP Tư vấn xây dựng và Phát triển hạ tầng 568 thi công); Xây dựng tuyến đường 68m (đoạn Km0+500 - Km1+200) địa phận huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam (thực tế do Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Đông thi công) thành Công ty CP Xây dựng Lạc Việt thi công. Hành vi trên của ông Hoàng Minh Đức bị Công an tỉnh Hòa Bình xác định là có dấu hiệu của tội phạm “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” theo Điều 341 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm cho xã hội không đáng kể nên Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Hòa Bình quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Ngày 27/3/2024, trao đổi với phóng viên Báo Đấu thầu, cán bộ của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình cho biết, trong Liên danh trúng thầu, Công ty CP Xây dựng Lạc Việt đảm nhận 25,5% khối lượng công việc (tương ứng 57,5 tỷ đồng). Hiện nay, tổng khối lượng công việc mà Liên danh nhà thầu đã thực hiện đạt 50,2 tỷ đồng/225,509 tỷ đồng (đạt khoảng 22,26% khối lượng công việc). Riêng Công ty CP Xây dựng Lạc Việt thi công được khối lượng công việc có giá trị khoảng 6 tỷ đồng. Đối với phần công việc còn lại của nhà thầu này, cán bộ trên cho biết, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình dự kiến sẽ trình Sở Giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình cho phép nhà thầu vi phạm tiếp tục hoàn thành, lý do là việc phân chia, tách bạch khối lượng thi công còn lại khá phức tạp. Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thiếu vật liệu đất đắp trầm trọng nên hơn 2 năm kể từ khi ký hợp đồng, Liên danh nhà thầu mới thi công được hơn 22% khối lượng công việc. Chủ đầu tư xác định đây không phải lỗi của Liên danh nhà thầu nên đã trình UBND tỉnh Hòa Bình đồng ý gia hạn thực hiện hợp đồng đến hết năm 2025. Đến nay, Chủ đầu tư đã bàn giao cho Liên danh nhà thầu khoảng 90% tổng mặt bằng thi công, phần còn lại đã thống nhất phương án đền bù với người dân và sẽ hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng trong quý II/2024."," Gói thầu nâng cấp Đường tỉnh 436 tại Hòa Bình có giá 226,023 tỷ đồng, đã được trúng thầu bởi Liên danh Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng thương mại Mỹ Phong - Công ty CP Xây dựng công trình 568 - Công ty CP Xây dựng Lạc Việt với giá 225,509 tỷ đồng. Tuy nhiên, Công ty CP Xây dựng Lạc Việt đã bị cấm thầu 3 năm tại các dự án, dự toán mua sắm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình vì hành vi gian lận về hợp đồng tương tự trong HSDT, làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu tại gói thầu nêu trên, vi phạm điểm c khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu năm 2013. Công ty CP Xây dựng Lạc Việt đảm nhận 25,5% khối lượng công việc (tương ứng 57,5 tỷ đồng) và đã thực hiện được khối lượng công việc có giá trị khoảng 6 tỷ đồng. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh H" 183,"Bắc Ninh: Khởi tố vụ án 'Gây ô nhiễm môi trường' tại Công ty Phú Lâm. Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an (C05) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Gây ô nhiễm môi trường” xảy ra tại Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất và Thương mại Phú Lâm (Công ty Phú Lâm) tại Cụm công nghiệp Phú Lâm (xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) và Khu VAC Đông Phù (thôn Đông Phù, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du).Sau khi vụ án được khởi tố, ngày 28/3/2024, VKSND Tối cao đã có quyết định chuyển vụ án hình sự cho Cơ quan Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Ninh để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền. Trước đó, vào ngày 12/1/2024, khi đang làm nhiệm vụ tại cụm công nghiệp Phú Lâm (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), Tổ công tác của C05 đã phát hiện Công ty Phú Lâm đang hoạt động đổ thải có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Cụ thể, C05 phát hiện nhân viên của Công ty Phú Lâm đang điều khiển xe lật màu vàng, vận chuyển bùn thải từ khu vực máy ép bùn thuộc hệ thống xử lý nước thải của công ty đổ thải lên đất nông nghiệp tại khu VAC Đông Phù. Khu đổ thải có tổng diện tích khoảng 2.400m2, trong đó phần đất bị đổ thải khoảng 969m2. Khu đất này được Công ty Phú Lâm sử dụng để đổ các loại chất thải từ khoảng 15/10/2023 đến thời điểm bị phát hiện.Tiếp đó, ngày 25/1/2024, C05 đã phối hợp với Công an tỉnh Bắc Ninh, Công an huyện Tiên Du, Công an xã Phú Lâm tiến hành kiểm tra đột xuất khu ao thuộc đất của khu VAC Đông Phù (số 109 tờ bản đồ 22) do nghi ngờ địa điểm này được sử dụng để san lấp trái phép chất thải. Chiều cùng ngày, cơ quan chức năng đã đào 9 hố tại khu vực để lấy mẫu làm kiểm nghiệm xác định chất thải. Diện tích ao khoảng hơn 2.000m2 nhưng hiện đã bị san lấp hết khoảng 2/3 (độ sâu khoảng 2-3m. Đặc biệt, có hố, lực lượng chức năng đã phải đào sâu tới gần 4m để lấy mẫu. Theo cảm quan ban đầu, chất bùn được lấy lên làm kiểm nghiệm đều có màu đen và bốc mùi hôi nồng nặc.Được biết, khu VAC này thuộc quyền sử dụng của ông Lưu Quang Lợi nhưng cho ông Ngô Xuân Lợi thuê với thời hạn 10 năm. Theo thoả thuận, bên thuê được phép san lấp và làm nhà xưởng."," Bắc Ninh: Khởi tố vụ án 'Gây ô nhiễm môi trường' tại Công ty Phú Lâm. Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an (C05) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Gây ô nhiễm môi trường” xảy ra tại Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất và Thương mại Phú Lâm (Công ty Phú Lâm) tại Cụm công nghiệp Phú Lâm (xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) và Khu VAC Đông Phù (thôn Đông Phù, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du). Sau khi vụ án được khởi tố, VKSND Tối cao đã chuyển vụ án hình sự cho Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Ninh để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền. Trước đó, vào ngày 12/1/2024, khi đang làm nhiệm vụ tại cụm công nghiệp Phú Lâm (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), Tổ công tác của C05 đã phát hiện Công ty Phú Lâm đang hoạt động đổ thải có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ m" 184,"Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo. Tổng cục Thuế khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ. Đồng thời cảnh báo đến người nộp thuế khi nhận được các cuộc gọi như trên cần liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế qua kênh chính thức để được hỗ trợ tránh bị kẻ gian lợi dụng. Trong thời gian vừa qua, ngành Thuế liên tục tuyên truyền và đưa ra những cảnh báo về tình trạng giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để thực hiện hành vi lừa đảo người nộp thuế, nhưng vẫn có người dân mắc bẫy các đối tượng này, nhất là trong tháng cao điểm quyết toán thuế. Thủ đoạn chính của các đối tượng là giả mạo cán bộ thuế để gọi điện thoại, nhắn tin, kết bạn Zalo, cung cấp đường link và hướng dẫn người nộp thuế quyết toán thuế, hướng dẫn cài đặt các phần mềm giả mạo ứng dụng của cơ quan thuế, nhằm lấy cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng với mục đích chiếm đoạt tài sản.Thậm chí có đối tượng còn giả mạo là cơ quan chức năng gửi đường link dịch vụ công VneID giả mạo để người dân truy cập tích hợp với quảng cáo là ‘tích hợp căn cước công dân và mã số thuế’ hoặc hướng dẫn cách điều chỉnh thông tin trên ứng dụng VneID, sau đó gửi đường link dịch vụ công sửa VneID giả mạo rồi từ đó chiếm quyền điều khiển điện thoại và lấy hết tiền trong tài khoản ngân hàng. Trước tình trạng trên, Tổng cục Thuế một lần nữa khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ. Đồng thời cảnh báo đến người nộp thuế khi nhận được các cuộc gọi như trên cần liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế qua kênh chính thức để được hỗ trợ tránh bị kẻ gian lợi dụng. “Để xác minh danh tính, thông tin của đối tượng gọi đến có phải là công chức thuế hay không, người nộp thuế có thể xác minh bằng cách gọi lại vào số điện thoại chính thức công khai trên các Cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan thuế hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế qua các kênh chính thức để được hỗ trợ, tránh bị kẻ gian lợi dụng lừa đảo”, đại diện Tổng cục Thuế cho biết. Tổng cục Thuế khuyến cáo, người nộp thuế khi nhận được các tin nhắn, cần kiểm tra kỹ nội dung, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung hướng dẫn trong tin nhắn. Người nộp thuế cũng cần lưu ý rằng, Trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan thuế sử dụng giao thức “https” và tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”. (Trang TTĐT Tổng cục Thuế có tên miền: https://www.gdt.gov.vn) Việc mạo danh, giả danh nêu trên là những hành vi trái pháp luật, lợi dụng danh nghĩa cán bộ, công chức thuế, cơ quan thuế các cấp và các cơ quan chức năng để trục lợi cá nhân, lừa đảo người nộp thuế…, hành vi này đã và đang gây thiệt hại, làm cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh và tài sản của tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh, gây tổn hại đến uy tín, hình ảnh của cán bộ công chức của cơ quan thuế. Nhằm giúp người nộp thuế phòng tránh với vấn nạn lừa đảo trực tuyến, đặc biệt, trong thời điểm quyết toán thuế, Tổng cục Thuế đề nghị, các trường hợp nhận được các tin nhắn, cuộc thoại trên các nền tảng mạng xã hội và cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người nộp thuế cần lưu lại các bằng chứng như tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi, phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý, đồng thời cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan chức năng của Bộ Công an và cơ quan thuế nơi gần nhất đề nghị xử lý hành vi sai phạm của các đối tượng theo quy định pháp luật. Tổng cục Thuế khẳng định, ngành Thuế đã và đang phối hợp tích cực với các lực lượng chức năng để quyết liệt đấu tranh, phát hiện và xử lý các đối tượng phạm tội này. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là mỗi người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, thận trọng trước các tình huống. Khi nhận các cuộc điện thoại nghi ngờ là giả mạo, người dân cần bình tĩnh trước các thông tin kể cả đối với thông tin có tính chất tạo áp lực đe dọa. Đặc biệt, người nộp thuế không nên vội vàng cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại, email, không làm theo hướng dẫn cài đặt các ứng dụng, đường link giả mạo và cần thông báo ngay cho cơ quan Công an địa phương để được hỗ trợ và tư vấn. 5 thủ đoạn mà các đối tượng lừa đảo thường áp dụng 1. Các đối tượng dùng số điện thoại và xưng là cán bộ của cục thuế, chi cục thuế yêu cầu cung cấp thông tin, gửi hình ảnh căn cước công dân để được hỗ trợ hướng dẫn làm thủ tục giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế và phục vụ công tác kiểm tra cũng như các cuộc gọi hướng dẫn cài đặt ứng dụng (App) để nhận thông tin từ cơ quan thuế. 2. Kẻ gian giả mạo trang web có giao diện gần giống trang web của cơ quan, doanh nghiệp từ hình ảnh đến nội dung để người dùng nhầm tưởng là trang web của đơn vị cung cấp. 3. Thủ đoạn giả mạo tin nhắn (SMS) brand name của Tổng cục Thuế để phát tán tin nhắn giả. 4. Giả mạo cơ quan thuế để gọi điện hăm dọa, sử dụng chiêu trò lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người nộp thuế. 5. Giả mạo cơ quan chức năng hỗ trợ dịch vụ công và yêu cầu cung cấp thông tin, gửi hình ảnh căn cước công dân, sau đó đối tượng gửi các đường link và hướng dẫn giả mạo để chiếm quyền điều khiển điện thoại và thực hiện hành vi lấy hết tiền trong tài khoản ngân hàng."," Tổng cục Thuế cảnh báo về việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo người nộp thuế. Các đối tượng lừa đảo thường sử dụng các thủ đoạn như giả mạo cán bộ thuế, gửi tin nhắn giả, giả mạo trang web của cơ quan thuế, hăm dọa người nộp thuế để chiếm đoạt tài sản của họ. Tổng cục Thuế khẳng định không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ và cảnh báo người nộp thuế khi nhận được các cuộc gọi như trên cần liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế qua kênh chính thức để được hỗ trợ tránh bị kẻ gian lợi dụng. Người nộp thuế cũng cần lưu ý rằng, Trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan thuế sử dụng giao thức “https” và tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”. (Trang TTĐT Tổng cục Thuế có tên miền: https://www.gdt.gov.vn)" 185,"Mưa đá, dông, lốc xoáy làm tốc mái 576 nhà dân ở Cao Bằng. Chiều 2/4, Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cao Bằng cho biết, dông, lốc kèm mưa đá xảy ra trên địa bàn 6 huyện của tỉnh Cao Bằng làm 576 nhà ở bị tốc mái, trên 133ha hoa màu gồm diện tích trồng cây ngô, cây thuốc lá bị gẫy, đổ. Được biết, trong trận mưa đá, lốc xoáy xảy ra lúc rạng sáng ngày 2/4 đã gây thiệt hại khá lớn về nhà ở và sản xuất nông nghiệp của người dân. Cụ thể, tại các xã Hưng Thịnh, Kim Cúc, Sơn Lộ, Phan Thanh, Đình Phùng, Cốc Pàng, Sơn Lập (huyện Bảo Lạc); xã Thái Sơn, Vinh Quang, thị trấn Pác Miầu (huyện Bảo Lâm); xã Thể Dục, Vũ Minh, Triệu Nguyên, thị trấn Nguyên Bình (huyện Nguyên Bình); xã Ngọc Khê, Trung Phúc, Cao Thăng, Đàm Thủy, Phong Nặm, Xuân Nội, Đình Phong, Đức Hồng (huyện Trùng Khánh); xã Thắng Lợi (huyện Hạ Lang); xã Quảng Hưng, (huyện Quảng Hòa), xảy ra hiện tượng dông, lốc, mưa đá, kéo dài khoảng 1-2 giờ. Tuy không gây thiệt hại về người nhưng đã làm 576 ngôi nhà ở 5 huyện bị tốc mái. Trong đó, tại huyện Trùng Khánh, nơi bị thiệt hại nặng nhất, có 467 ngôi nhà bị tốc mái. Các huyện: Quảng Hòa có 55 nhà bị tốc mái; Nguyên Bình có 30 nhà; Bảo Lâm, 30 nhà và Hạ Lang có 2 ngôi nhà bị tốc mái.Tại huyện Bảo Lạc cũng có nhà dân bị tốc mái nhưng do địa hình xa, phức tạp, giao thông khó khăn, một số xóm chưa có sóng điện thoại, nên đến nay, chưa thống kê được đầy đủ số nhà ở bị thiệt hại. Mưa đá, lốc xoáy cũng làm hơn 131ha cây ngô, cây thuốc lá ở 3 huyện: Trùng Khánh, Quảng Hòa và Bảo Lâm bị gẫy, đổ. Ngay khi nhận được tin báo, Ủy ban Nhân dân, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, xã nơi xảy ra thiên tai đã tích cực chỉ đạo công tác kiểm tra, thống kê thiệt hại, vận động các gia đình sửa chữa nhà ở, sớm ổn định cuộc sống."," Tóm tắt: Mưa đá, dông, lốc xoáy xảy ra tại 6 huyện của tỉnh Cao Bằng vào ngày 2/4, gây thiệt hại khá lớn về nhà ở và sản xuất nông nghiệp của người dân. 576 ngôi nhà ở 5 huyện bị tốc mái, trong đó huyện Trùng Khánh bị thiệt hại nặng nhất với 467 ngôi nhà bị tốc mái. Hơn 131ha cây ngô, cây thuốc lá ở 3 huyện bị gẫy, đổ. Ủy ban Nhân dân, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, xã nơi xảy ra thiên tai đã tích cực chỉ đạo công tác kiểm tra, thống kê thiệt hại, vận động các gia đình sửa chữa nhà ở, sớm ổn định cuộc sống." 186,"Câu chuyện về giáo dục tài chính dành cho học sinh tại TH School. GDVN - Cuộc thi “Hiểu biết về Tài chính” được thiết kế nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề tài chính, cung cấp cho các em kỹ năng cơ bản về quản lý chi tiêu.Sáng 30/03/2024, Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á (BAC A BANK) tổ chức Cuộc thi “Hiểu biết về Tài chính” tại TH School Chùa Bộc - một trong những dự án tư vấn đầu tư tiêu biểu của BAC A BANK. Chương trình đã thu hút sự tham gia nhiệt tình của hơn 500 học sinh - phụ huynh TH School cùng gia đình cán bộ nhân viên BAC A BANK và Tập đoàn TH. Đúng như tên gọi, cuộc thi được thiết kế nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề tài chính, đồng thời cung cấp cho các em kỹ năng cơ bản về quản lý chi tiêu. Hướng tới đối tượng học sinh phổ thông, “Hiểu biết về Tài chính” được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước triển khai đồng loạt tại hàng chục trường học trên toàn quốc với mục tiêu phổ biến kiến thức tài chính cho giới trẻ, góp phần đẩy mạnh thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và các Đề án của Chính phủ, nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách, niềm tin của công chúng đối với hoạt động ngân hàng, giảm thiểu rủi ro cho người sử dụng dịch vụ tài chính. Thông qua các chia sẻ đến từ chuyên gia của Ngân hàng Nhà nước và nội dung thi thực tế, Cuộc thi “Hiểu biết về tài chính” đã cung cấp các kiến thức bổ ích về đồng tiền Việt Nam, một số hình thức thanh toán, các cảnh báo bảo mật trong thanh toán không dùng tiền mặt đến với các bạn học sinh một cách sinh động, đơn giản, dễ hiểu và có sức lan tỏa rộng rãi. Qua đó, giúp các em học sinh sớm tiếp cận với kiến thức cơ bản về tài chính, như: chi tiêu hợp lý, tiết kiệm, đầu tư; đồng thời, có những hiểu biết về tiền và lịch sử đồng tiền Việt Nam, cách ứng xử với đồng tiền, biết quý trọng giá trị sức lao động, cảm nhận được những thông điệp về lòng yêu lao động, lòng nhân văn, nhân ái.Tại TH School, với sự đồng hành của chuyên gia và nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn, chương trình đã mang đến trải nghiệm đầy thú vị dành cho tất cả người tham gia. Theo chia sẻ của một em học sinh lớp 6 TH School, những kiến thức về tiền tệ được giới thiệu trong chương trình đã khơi gợi cho em sự hứng thú để tìm hiểu thêm về tài chính; đặc biệt em đã hiểu được giá trị của lao động và cảm nhận được sự vất vả của bố mẹ. Thầy Daniel Moore - Giáo viên lớp 4, Trường TH School, cho biết giáo dục tài chính cho học sinh cũng là một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây ở các quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ. Tại TH School, đây cũng là những kiến thức, kỹ năng mà nhà trường rất quan tâm bồi dưỡng cho các em học sinh thông qua các môn học, hoạt động ngoại khóa cũng như những cuốn sách bổ ích về đề tài này.Cũng trong ngày diễn ra sự kiện, cuốn sách “Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền” của tác giả Lê Thị Thúy Sen - Vụ trưởng Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, người có 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, truyền thông, bảo hiểm tiền gửi, đã được giới thiệu tới đông đảo các em học sinh. Cuốn sách được coi là một học liệu tốt để giáo dục tài chính cho cộng đồng hiện nay. Các khái niệm tưởng chừng phức tạp, khó hiểu như: lạm phát, giảm phát, lãi suất, tỷ giá,… đã được cuốn sách định nghĩa và lý giải một cách dễ hiểu, logic, được lồng ghép vào nội dung của 30 câu chuyện trong cuốn sách. Cuốn sách còn giúp các em học sinh rèn luyện văn hóa đọc, hoàn thiện kĩ năng, nhân cách và phát triển toàn diện. Tại sự kiện, bà Vũ Thu Hằng - Giám đốc Truyền thông BAC A BANK đã trao tặng 400 cuốn sách “Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền” tới đại diện TH School - cô Nguyễn Khánh Diệu Hồng - Tổng Hiệu trưởng Việt Nam TH School. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã chú trọng và tổ chức thực hiện nhiều chương trình truyền thông giáo dục tài chính như: “Tiền khéo tiền khôn”, “Đồng tiền thông thái”, Cuộc thi “Hiểu đúng về tiền”, “Nhà Ngân hàng tương lai”, “Hiểu biết về tài chính”… Các chương trình được đánh giá cao về sự đổi mới, sáng tạo, đột phá trong truyền thông. Tiếp tục các mục tiêu nâng cao nhận thức, hiểu biết về kiến thức, kỹ năng tài chính cho học sinh, Cuộc thi “Hiểu biết về tài chính” đã được tổ chức thành công tại Thanh Hóa, Tuyên Quang, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh và Hà Nội trước khi được đông đảo học sinh TH School vào tuần cuối tháng 3 vừa qua."," Cuộc thi ""Hiểu biết về Tài chính"" được tổ chức tại TH School Chùa Bộc vào ngày 30/03/2024, thu hút sự tham gia của hơn 500 học sinh, phụ huynh và cán bộ nhân viên BAC A BANK và Tập đoàn TH. Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề tài chính và cung cấp cho các em kỹ năng cơ bản về quản lý chi tiêu. Cuộc thi được tổ chức đồng loạt tại hàng chục trường học trên toàn quốc với mục tiêu phổ biến kiến thức tài chính cho giới trẻ, góp phần đẩy mạnh thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và các Đề án của Chính phủ, nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách, niềm tin của công chúng đối với hoạt động ngân hàng, giảm thiểu rủi ro cho người sử dụng dịch vụ tài chính. Cuộc thi cũng đã cung cấp các kiến thức bổ ích về đồng tiền Việt Nam, một số hình thức thanh toán, các cảnh báo bảo mật trong thanh toán không" 187,"Kỹ sư công nghệ thực phẩm có được phụ cấp nghề 100%? (Chinhphu.vn) – Ông Trần Tấn Khoa (Đồng Tháp) là kỹ sư công nghệ thực phẩm, mã V.05.02.07, đang quản lý công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện. Ông Khoa hỏi, ông có nằm trong đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi 100% theo Nghị định số 05/2023/NĐ-CP không? Về vấn đề này, Bộ Y tế trả lời như sau: Hiện nay, chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập thực hiện theo quy định tại các văn bản: Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ; Nghị định số 05/2023/NĐ-CP ngày 15/2/2023 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập; Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT/BYT-BNV-BTC ngày 19/1/2012 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2011/NĐ-CP. Viên chức có mã số chức danh nghề nghiệp kỹ sư (hạng III) mã số V.05.02.07 không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp ưu đãi nghề mức 100% theo quy định nêu trên."," Ông Trần Tấn Khoa, mã V.05.02.07, là kỹ sư công nghệ thực phẩm đang quản lý công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện. Ông Khoa hỏi, ông có nằm trong đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi 100% theo Nghị định số 05/2023/NĐ-CP không? Bộ Y tế trả lời rằng, viên chức có mã số chức danh nghề nghiệp kỹ sư (hạng III) mã số V.05.02.07 không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp ưu đãi nghề mức 100% theo quy định." 188,"Bổ sung hơn 6.400 tỷ để Bộ GTVT và 8 địa phương thực hiện 3 dự án cao tốc. Trong số này, Bộ GTVT được giao bổ sung 2.571 tỷ đồng; 8 địa phương khác được giao bổ sung 3.887 tỷ đồngVăn phòng Chính phủ cho hay, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 258/QĐ-TTg về việc giao dự toán và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 cho Bộ Giao thông vận tải và 8 địa phương để thực hiện 3 dự án đường bộ cao tốc quan trọng quốc gia theo Nghị quyết số 58/2022/QH15, Nghị quyết số 59/2022/QH15 và Nghị quyết số 60/2022/QH15 của Quốc hội. Trong đó, Phó Thủ tướng giao bổ sung dự toán và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 cho Bộ Giao thông vận tải 2.571 tỷ đồng; Ủy ban nhân dân 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng với tổng vốn là 3.887 tỷ đồng để thực hiện 3 dự án đường bộ cao tốc quan trọng quốc gia theo Nghị quyết số 58/2022/QH15, Nghị quyết số 59/2022/QH15 và Nghị quyết số 60/2022/QH15. Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng căn cứ dự toán và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 được giao quyết định giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc, bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội, đúng mục đích, hiệu quả. Thời gian thực hiện giải ngân số vốn được giao bổ sung thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và đầu tư công. Bộ Giao thông vận tải và 8 địa phương trên chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và cơ quan liên quan về tính chính xác của các nội dung, số liệu báo cáo, danh mục dự án và mức vốn bố trí cho từng dự án bảo đảm đúng quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao về quản lý nhà nước đối với đầu tư công chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và cơ quan liên quan về tính chính xác của các nội dung, số liệu báo cáo, bảo đảm đúng quy định của pháp luật; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này."," Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 258/QĐ-TTg về việc giao dự toán và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 cho Bộ Giao thông vận tải và 8 địa phương để thực hiện 3 dự án đường bộ cao tốc quan trọng quốc gia theo Nghị quyết số 58/2022/QH15, Nghị quyết số 59/2022/QH15 và Nghị quyết số 60/2022/QH15 của Quốc hội. Trong đó, Phó Thủ tướng giao bổ sung dự toán và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 cho Bộ Giao thông vận tải 2.571 tỷ đồng; Ủy ban nhân dân 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng với tổng vốn là 3.887" 189,"Đắk Glong (Đắk Nông): Đề nghị điều tra nguyên nhân cháy rừng thông non. (TN&MT) - Liên quan đến việc hàng nghìn cây thông non mới trồng hơn 1 năm tuổi dọc tuyến Quốc lộ 28 (QL28) đoạn qua địa bàn xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) liên tục bị đốt cháy, Chủ tịch UBND huyện Đắk Glong, ông Trần Nam Thuần yêu cầu các đơn vị liên quan nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và đề nghị Công an huyện vào cuộc để điều tra nếu có dấu hiệu phá hoại phải xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.Theo một số người dân sống gần QL 28 đoạn qua xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, cách đây hơn 10 ngày đã xuất hiện các đám cháy ở một số điểm rừng thông con mới trồng từ năm 2022. “Đám cháy mới đầu nhỏ nhưng sau lan rộng ra nhanh và cháy nhiều cây thông con mới trồng, những cây thông con này đã được nhà nước trồng hơn 1 năm”, ông Nguyễn Anh Dũng (thôn 3a, xã Quảng Sơn) nói. Trao đổi với Phóng viên, ông Nguyễn Hữu Dưỡng, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn (Công ty Lâm nghiệp Quảng Sơn) cho biết: Vụ cháy đã làm thiệt hại khoảng 800 cây thông trên diện tích hơn 0,8ha. Đây đều là những cây thông non đã được trồng vào năm 2022. Chiều cao trung bình của cây thông bị cháy cao khoảng 0,6 - 1m. Mức độ thiệt hại trên 80%. Sau khi sự việc xảy ra, các lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường. Phía đơn vị chủ rừng là Công ty Lâm nghiệp Quảng Sơn cũng đã đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc và xử lý các đối tượng có liên quan. ""Đây là vụ việc thông non bị cháy, bị phá thứ 2 trong năm 2024 tại lâm phần quản lý của Công ty Lâm nghiệp Quảng Sơn. Trước đó, vào đầu năm 2024, Công ty Lâm nghiệp Quảng Sơn đã phát hiện 1 vụ việc nhổ phá cây thông non mới trồng, làm thiệt hại 309 cây. Hiện, Công ty Lâm nghiệp Quảng Sơn đã báo cáo các cơ quan chức năng xử lý. Đồng thời, Công ty tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và xây dựng hồ sơ để trồng dặm thông bị phá”, ông Dưỡng thông tin.Theo ông Trần Nam Thuần - Chủ tịch UBND huyện Đắk Glong, rừng thông dọc QL28 đoạn qua xã Quảng Sơn có diện tích khoảng 107ha, trong đó, diện tích thông đã thành rừng 52ha, diện tích chưa thành rừng khoảng 55ha, có giá trị đặc biệt quan trọng về sinh thái. Nhưng rừng thông này phần lớn tiếp giáp mặt đường QL 28 nên thường xuyên bị các đối tượng phá hoại để lấn chiếm đất. Năm 2022, UBND huyện Đắk Glong đã tổ chức cưỡng chế nhiều diện tích đất rừng thông bị lấn chiếm và cho trồng lại nhiều diện tích cây thôn con. Cụ thể, Công ty Lâm nghiệp Quảng Sơn đã trồng được 15/27ha diện tích đất rừng được bàn giao về Công ty quản lý. Ngoài ra, Công ty Lâm nghiệp Quảng Sơn cũng đã trồng thêm khoảng 30ha thông dọc QL28, thuộc lâm phần quản lý của Công ty. “Hơn 1 năm qua cây thông mới trồng sinh trưởng và phát triển rất tốt vì phù hợp khí hậu thổ nhưỡng. Đơn vị chủ rừng, phòng ban có liên quan cũng rất quan tâm chú trọng bảo vệ. Tuy nhiên, tình trạng cố tình phá hoại bằng cách nhổ bỏ, chặt phá... vẫn còn diễn ra ở một số địa điểm. Quan điểm của UBND huyện Đắk Glong là quyết liệt xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm”, ông Thuần khẳng định."," Tóm tắt: Hàng nghìn cây thông non mới trồng hơn 1 năm tuổi dọc tuyến Quốc lộ 28 (QL28) đoạn qua địa bàn xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) liên tục bị đốt cháy. Chủ tịch UBND huyện Đắk Glong, ông Trần Nam Thuần yêu cầu các đơn vị liên quan nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và đề nghị Công an huyện vào cuộc để điều tra nếu có dấu hiệu phá hoại phải xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Vụ cháy đã làm thiệt hại khoảng 800 cây thông trên diện tích hơn 0,8ha. Đây đều là những cây thông non đã được trồng vào năm 2022. Sau khi sự việc xảy ra, các lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường. Phía đơn vị chủ rừng là Công ty Lâm nghiệp Quảng Sơn cũng đã đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc và xử lý các đối tượng có liên quan" 190,"Gói thầu nâng cấp Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long (giai đoạn 2): Phê duyệt kết quả có vội vã? (BĐT) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Vĩnh Long chưa giải đáp kiến nghị về lý do loại nhà thầu ở bước đánh giá về kỹ thuật tại Gói thầu số 1 Xây dựng các hạng mục công trình (trừ hệ thống kỹ thuật M&E; hệ thống phòng cháy chữa cháy, chống sét) thuộc Dự án Cải tạo, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long (giai đoạn 2), nhưng đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.Gói thầu số 1 có giá 312,468 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư của Dự án là 435,687 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Vĩnh Long làm Chủ đầu tư, trực tiếp mời thầu. Có 4 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu (HSDT), trong đó 3 nhà thầu bị loại ở bước đánh giá về kỹ thuật, gồm: Liên danh Công ty CP Xây dựng số 1 Việt Nguyên - Công ty CP Cơ điện lạnh Nam Thịnh, Công ty TNHH Thuận Phú, Tổng công ty 789. Nhà thầu duy nhất vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật là Liên danh Công ty CP Confitech Cửu Long - Công ty CP Xây dựng An Phú Gia (giá dự thầu sau giảm giá 5,25% là 305,6 tỷ đồng). Ngày 17/3/2024, ngay sau khi Bên mời thầu công bố kết quả đánh giá về kỹ thuật, Tổng công ty 789 đã làm đơn kiến nghị Chủ đầu tư làm rõ các nội dung HSDT của Nhà thầu không đạt. Ngày 21/3/2024, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Vĩnh Long có văn bản trả lời, trong đó thống nhất với nội dung tham vấn của Công ty TNHH Tư vấn đầu tư xây dựng Covico (tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá HSDT) cho rằng, tại thời điểm này, Gói thầu số 1 chưa được Chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và Bên mời thầu chưa đăng tải thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu nên chưa đủ điều kiện xem xét, giải quyết kiến nghị theo quy định. Cho rằng nội dung phúc đáp của Chủ đầu tư không thỏa đáng, ngày 23/3/2024, Tổng công ty 789 tiếp tục có văn bản kiến nghị gửi Chủ đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long, Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) yêu cầu làm rõ các nội dung không đạt tại bước đánh giá về kỹ thuật. Nhà thầu cho rằng, Chủ đầu tư cần giải đáp các vấn đề trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu. Tuy nhiên, theo Tổng công ty 789, đến nay, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Vĩnh Long vẫn chưa có văn bản trả lời kiến nghị lần 2 của Nhà thầu. Ở một diễn biến khác, ngày 29/3/2024, Chủ đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số 1. Giá trúng thầu của Liên danh Công ty CP Confitech Cửu Long - Công ty CP Xây dựng An Phú Gia là 305,6 tỷ đồng; thời gian thực hiện hợp đồng 538 ngày, hợp đồng theo đơn giá cố định. Phóng viên Báo Đấu thầu đã nhiều lần liên lạc với đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Vĩnh Long về quá trình xử lý kiến nghị của nhà thầu tại Gói thầu số 1 thông qua số điện thoại đại diện chứng thư số. Cán bộ của Ban cho biết “vẫn đang xem xét nội dung kiến nghị của nhà thầu”, “Ban đang chờ ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Long để trả lời nội dung kiến nghị của nhà thầu”. Ngày 1/4/2024, vị cán bộ này thông tin là đã chuyển công tác đến nơi khác, không còn làm việc tại Ban và bàn giao lại công việc cho cán bộ khác phụ trách. Phóng viên tiếp tục liên hệ với một đại diện chứng thư số khác của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Vĩnh Long nhưng không thể kết nối. Trao đổi với phóng viên Báo Đấu thầu, cán bộ của Tổng công ty 789 cho rằng, Chủ đầu tư không làm rõ lý do nhà thầu bị loại ở bước đánh giá về kỹ thuật, trong khi “vội vàng” mở hồ sơ đề xuất tài chính (ngay sau khi công bố kết quả đánh giá về kỹ thuật, ngày 15/3/2024) và đến nay là công bố kết quả lựa chọn nhà thầu. Điều này làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhà thầu và tính cạnh tranh, công bằng của một gói thầu quy mô hàng trăm tỷ đồng. Một số chuyên gia về đấu thầu cho biết, pháp luật về đấu thầu cho phép nhà thầu kiến nghị các vấn đề đến chủ đầu tư trước khi kết quả lựa chọn nhà thầu được công bố. Việc Chủ đầu tư dựa vào ý kiến của đơn vị tư vấn viện dẫn chưa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu nên chưa đủ điều kiện xem xét, giải quyết kiến nghị của nhà thầu là không thỏa đáng. Việc nhà thầu tiếp tục có kiến nghị lần 2 vào ngày 23/3/2024 nhưng đến nay chủ đầu tư chưa có văn bản trả lời thể hiện sự né tránh, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết kiến nghị."," Bài báo này đề cập đến việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cho gói thầu số 1 của dự án nâng cấp Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long (giai đoạn 2). Tổng công ty 789 đã kiến nghị Chủ đầu tư giải thích lý do nhà thầu bị loại ở bước đánh giá về kỹ thuật, nhưng đến nay chưa có văn bản trả lời. Chủ đầu tư đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu vào ngày 29/3/2024, trong khi nhà thầu vẫn chưa được giải thích lý do bị loại. Các chuyên gia về đấu thầu cho rằng việc Chủ đầu tư dựa vào ý kiến của đơn vị tư vấn viện dẫn chưa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu nên chưa đủ điều kiện xem xét, giải quyết kiến nghị của nhà thầu là không thỏa đáng. Việc nhà thầu tiếp tục có kiến nghị lần 2 vào ngày 23/3/2024 nhưng đến nay chủ đầu tư chưa có văn bản trả lời thể hiện sự né tránh" 191,"Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương Hội kiểm tra công tác giải ngân tại Bạc Liêu. Vừa qua, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Bạc Liêu, bà Nguyễn Thị Kim Hoa - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trưởng Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân (Quỹ HTND) Trung ương Hội cùng đoàn công tác đã có buổi kiểm tra hoạt động Quỹ HTND tại xã Phong Thạnh A, TX.Giá Rai.100% hộ sử dụng vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân đúng mục đích Báo cáo với đoàn, đại diện Hội Nông dân xã Phong Thạnh A cho biết: Tính từ tháng 7/2023 đến nay, nguồn vốn Quỹ HTND xã đã tiến hành cho vay 3 dự án với 30 hộ dân, tổng nguồn vốn 900 triệu đồng; thực hiện chương trình phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội đã tiến hành giải ngân số vốn hơn 10 tỷ đồng với 330 hộ được tiếp cận vốn vay; nợ quá hạn là trên 356 triệu đồng.Xã hiện có 6 tổ tiết kiệm và vay vốn, trong đó có 2 tổ hoạt động tốt, 4 tổ khá; 100% hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả phí và hoàn vốn đủ và đúng thời gian quy định; các hộ vay tích cực trong sản xuất, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: giá cả thị trường không ổn định, việc sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn... Hội Nông dân xã Phong Thạnh A cũng đề xuất Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu tiếp tục xem xét và tăng nguồn vốn Quỹ HTND cho xã. Đồng thời, kéo dài thời hạn cho vay đối với các mô hình có thời gian sản xuất kéo dài, để người dân kịp xoay vòng vốn, đầu tư, nhân rộng các mô hình hiệu quả. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Quỹ HTND các cấp Phát biểu tại buổi làm việc, bà Nguyễn Thị Kim Hoa - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trưởng Ban Điều hành Quỹ HTND đánh giá cao tinh thần lao động, dám nghĩ dám làm của hội viên, nông dân xã Phong Thạnh A. Về công tác Hội và phong trào nông dân, xã đã bám sát chương trình kế hoạch, đẩy mạnh phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân; Quỹ HTND và nguồn vốn ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội được tổ chức sử dụng đúng mục tiêu định hướng, hiệu quả. Đồng thời bà Nguyễn Thị Kim Hoa lưu ý, đối với Quỹ HTND và nguồn vốn ủy thác ngân hàng cần tiếp tục đánh giá lại; tăng cường hướng dẫn hội viên sử dụng nguồn vốn vay tốt hơn, giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức thấp nhất. Chiều cùng ngày, Đoàn cũng đã đi kiểm tra thực tế 2 mô hình sử dụng nguồn vốn Quỹ HTND để phát triển mô hình nuôi chồn hương sinh sản và thương phẩm trên địa bàn xã Phong Thạnh A. Tại đây, đoàn đã được nghe các hộ dân trình bày sơ lược về mô hình, kết quả sử dụng vốn vay và những định hướng sắp tới nếu được xem xét hỗ trợ mở rộng mô hình. Được biết, trong Quý I/2024, Ban Điều hành Quỹ HTND Trung ương Hội đã đôn đốc thu hồi 72 dự án vay vốn Quỹ đến hạn với tổng số tiền 40,182 tỷ đồng; đồng thời hướng dẫn các tỉnh, thành Hội xây dựng kế hoạch, lập dự án để tiếp tục cho vay quay vòng chu kỳ mới; tiếp nhận và thẩm định hồ sơ dự án của các tỉnh, thành Hội trình Ban Thường vụ Trung ương Hội phê duyệt và đã giải ngân cho vay 103 dự án với số tiền 55,355 tỷ đồng cho 1.167 hộ vay. Đến 18/03/2024, tổng dư nợ nguồn vốn Quỹ Trung ương Hội ủy thác cho vay tại 62 tỉnh, thành Hội đạt 646,304 tỷ đồng triển khai 1.287 dự án cho 15.351 hộ vay (mức vay bình quân đạt 558,08 triệu đồng/dự án, gần 40 triệu đồng/hộ vay. Năm 2024, Ban Điều hành Quỹ HTND Trung ương Hội tiếp tục phối hợp với các cơ quan chuyên môn của các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu, xây dựng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 37/2023/NĐ-CP. Để nâng cao hiệ quả vốn vay, các cấp Hội sẽ đẩy mạnh triển khai các dự án Nhóm hộ vay vốn Quỹ HTND gắn với xây dựng chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp nhằm nâng cao quy mô sản xuất và sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể, liên kết, hợp tác, hợp tác xã ở nông thôn. Đồng thời, tăng cường công tác tập huấn, nâng cao năng lực, xây dựng đội ngũ cán bộ Quỹ HTND các cấp có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, quản lý và điều hành hoạt động của Quỹ HTND và hoạt động hỗ trợ vốn cho nông dân trong tình hình mới."," Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương Hội đã kiểm tra hoạt động Quỹ HTND tại xã Phong Thạnh A, TX.Giá Rai, Bạc Liêu. 100% hộ sử dụng vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân đúng mục đích. Từ tháng 7/2023 đến nay, nguồn vốn Quỹ HTND xã đã tiến hành cho vay 3 dự án với 30 hộ dân, tổng nguồn vốn 900 triệu đồng; thực hiện chương trình phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội đã tiến hành giải ngân số vốn hơn 10 tỷ đồng với 330 hộ được tiếp cận vốn vay; nợ quá hạn là trên 356 triệu đồng. Xã hiện có 6 tổ tiết kiệm và vay vốn, trong đó có 2 tổ hoạt động tốt, 4 tổ khá; 100% hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả phí và hoàn vốn đủ và đúng thời gian quy định; các hộ vay tích cực trong sản xuất, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn nh" 192,"TP. HCM: Quý I/2024, thu từ BĐS đạt 61.000 tỷ đồng. (VNF) - Theo báo cáo kinh tế - xã hội tháng của Cục Thống kê TP. HCM, doanh thu lĩnh vực kinh doanh bất động sản đạt trên 61.000 tỷ đồng trong quý I, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Vào quý I/2023, doanh thu lĩnh vực này giảm 10,1%.Doanh thu lĩnh vực kinh doanh bất động sản chiếm 58,7% trong tổng doanh thu dịch vụ khác, và chiếm gần 23% tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ của TP. HCM Cũng theo dố liệu từ Cục Thống kê, trong 3 tháng đầu năm, TP. HCM đã có 268 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới, bằng gần 1/3 so với con số 921 doanh nghiệp mới ra mắt thị trường của cả nước. Thị trường bất động sản có dấu hiệu khởi sắc khi Chính phủ và các doanh nghiệp đã thực hiện nhiều chính sách có liên quan về pháp lý, lãi suất, góp phần tăng tính thanh khoản và tiến độ triển khai các dự án. Theo Sở Xây dựng TP. HCM, chỉ một dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư tại thành phố trong quý 1/2024 và không có dự án mới mở bán đầu năm. Như vậy nguồn cung dự án mới vẫn là một thách thức lớn của thành phố trong thời gian tới. Từ năm 2023, chính phủ đã thành lập các tổ chuyên môn, trung tâm tập trung giải quyết pháp lý từng dự án và ủy quyền cho TP. HCM tự chủ xử lý các vấn đề liên quan đến bồi thường và nghĩa vụ tài chính. Theo Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA), tính đến đầu năm nay, khoảng 30% trong số hơn 148 dự án bị vướng mắc pháp lý trên địa bàn đã giải quyết nhờ nỗ lực của các cơ quan có thẩm quyền trung ương và thành phố. HoREA nhận định, thị trường bất động sản TP. HCM đang bước vào chu kỳ phát triển an toàn, lành mạnh hơn kể từ nửa cuối năm 2024, tạo đà để phát triển mạnh mẽ hơn kể từ đầu năm 2025 trở đi. Trước đó, các hãng dịch vụ bất động sản cũng dự báo thị trường TP HCM năm nay cải thiện, với nhu cầu tiếp tục tăng ở phân khúc khách thuê khu công nghiệp và văn phòng. Trong khi đó, thị trường nhà ở vẫn hạn chế về nguồn cung."," TP. HCM: Doanh thu từ bất động sản đạt 61.000 tỷ đồng trong quý I/2024, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu lĩnh vực kinh doanh bất động sản chiếm 58,7% trong tổng doanh thu dịch vụ khác và chiếm gần 23% tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ của TP. HCM. Trong 3 tháng đầu năm, TP. HCM đã có 268 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới, bằng gần 1/3 so với con số 921 doanh nghiệp mới ra mắt thị trường của cả nước. Thị trường bất động sản có dấu hiệu khởi sắc khi Chính phủ và các doanh nghiệp đã thực hiện nhiều chính sách có liên quan về pháp lý, lãi suất, góp phần tăng tính thanh khoản và tiến độ triển khai các dự án. Tuy nhiên, nguồn cung dự án mới vẫn là một thách thức lớn của thành phố trong thời gian tới. Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) nhận đ" 193,"Thành phố Vũng Tàu: Chuẩn bị chu đáo trước ngày khai Hội Giỗ Tổ Hùng Vương. (Xây dựng) - UBND thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) mới ban hành Kế hoạch chi tiết để chuẩn bị tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024. Một trong các hoạt động nổi bật là các trò chơi dân gian được tổ chức tại Công viên Bãi trước. Đây là sân chơi của các đơn vị thuộc 17 phường, xã, CLB tham gia. Thành phố Vũng Tàu vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024. Đây là hoạt động thành phố Vũng Tàu hướng đến giáo dục truyền thống yêu nước, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước, khơi dậy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc hướng về nguồn cội, tri ân công đức Tổ tiên. Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, xây dựng và phát triển lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam. Theo Kế hoạch, phần lễ và phần hội đã được xây dựng theo kế hoạch, kịch bản, chi tiết từng nội dung chương trình chuẩn bị từ ngày Khai hội ngày 17/4 (tức ngày 9/3 âm lịch) cho đến hết ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 18/4 (10/3 âm lịch). Phần Lễ được tổ chức đảm bảo trang nghiêm, trọng thể, thành kính, mang tính cộng đồng, đảm bảo an toàn, văn minh, tiết kiệm. Các hoạt động phần Hội sẽ kết hợp tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành số Vũng Tàu và Lễ hội truyền thống “Giỗ Tổ Hùng Vương - thành phố Vũng Tàu năm 2024”, gồm các trò chơi dân gian được tổ chức tại tại Công viên Bãi trước, thành phố Vũng Tàu với sự tham gia của các đoàn thể, khối lực lượng vũ trang, 17 phường, xã, các CLB. Lễ khai mạc Hội sẽ được diễn ra lúc 19 giờ ngày 17/4 (tức ngày 9/3 âm lịch) với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển bền vững”, tại đường Quang Trung (khu tam giác Bãi Trước), phường 1, thành phố Vũng Tàu. Lễ khai mạc Hội sẽ có các tiết mục múa lân, sư, văn nghệ, đồng diễn võ thuật… Ngày 18/4 (tức 10/3 âm lịch) sẽ thực hiện nghi thức dâng lễ vật cúng Vua Hùng, được thực hiện bởi đoàn xe hoa diễu hành từ công viên Quang Trung đến Đền thờ Mẫu Cửu Hùng Vương. UBND thành phố Vũng Tàu giao các ngành, đơn vị thực hiện nhiệm vụ theo chức năng để triển khai, chi tiết hóa các nội dung phần lễ, phần hội và các hoạt động nghệ thuật… Đặc biệt, trước ngày diễn ra Lễ hội thì các phường xã của thành phố Vũng Tàu sẽ chỉnh trang đô thị và vệ sinh môi trường cảnh quan, bố trí thùng rác rà soát đèn chiếu sáng tại khu vực diễn ra lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Phường 5 và khu vực tổ chức phần Hội ở phường 1; khảo sát và cắt tỉa cây xanh khu vực tổ chức hoạt động phần Lễ tại Đền thờ Hùng Vương – Mẫu Cửu Thiên trước 02 tuần diễn ra Lễ hội."," Thành phố Vũng Tàu đã ban hành Kế hoạch chi tiết để chuẩn bị tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024. Phần lễ và phần hội đã được xây dựng theo kế hoạch, kịch bản, chi tiết từng nội dung chương trình chuẩn bị từ ngày Khai hội ngày 17/4 (tức ngày 9/3 âm lịch) cho đến hết ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 18/4 (10/3 âm lịch). Phần Lễ được tổ chức đảm bảo trang nghiêm, trọng thể, thành kính, mang tính cộng đồng, đảm bảo an toàn, văn minh, tiết kiệm. Các hoạt động phần Hội sẽ kết hợp tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành số Vũng Tàu và Lễ hội truyền thống “Giỗ Tổ Hùng Vương - thành phố Vũng Tàu năm 2024”, gồm các trò chơi dân gian được tổ chức tại tại Công viên Bãi trước, thành phố Vũng Tàu với sự tham gia của các đoàn thể, k" 194,"Hàng nghìn chỉ tiêu tuyển sinh ngành Lâm nghiệp. Việt Nam là một trong số những quốc gia hàng đầu thế giới về lâm nghiệp, do đó, chỉ tiêu tuyển sinh và nhu cầu tuyển dụng sinh viên ra trường của ngành này luôn lớn.Một trong những trường đào tạo hàng đầu về lâm nghiệp, Trường đại học Lâm nghiệp phân hiệu tại Đồng Nai (VNFU2) năm nay tuyển 1000 chỉ tiêu ở các lĩnh vực: Lâm nghiệp, Quản lý tài nguyên, Môi trường, Công nghiệp rừng, Phát triển nông thôn và một số lĩnh vực có liên quan. Theo đó các chuyên ngành đào tạo bao gồm: 6 ngành bậc đào tạo Tiến sĩ, 9 ngành bậc đào tạo Thạc sĩ, 16 ngành bậc đào tạo Đại học chính quy. Trong đó, ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên (chương trình tiên tiến) tại Trường Đại học Lâm nghiệp là ngành đầu tiên đào tạo bằng tiếng Anh ở Việt Nam. Chương trình đào tạo của ngành được kế thừa từ trường Đại học bang Colorado, Hoa Kỳ; nhằm đào tạo ra những kỹ sư có một nền kiến thức rộng về việc sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, ngành lâm nghiệp đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế quốc gia tại Việt Nam, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại các Viện nghiên cứu, Viện điều tra, Sở Nông Nghiệp, Trung tâm Khuyến Nông, Công ty lâm nghiệp, Vườn Quốc gia, Ban quản lý rừng, Công ty chế biến và xuất khẩu lâm sản.Ngoài nhóm ngành thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, trường Đại học Lâm Nghiệp đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực với các nhóm ngành Kinh tế, Tài chính, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Quản lý và Dịch vụ xã hội, Bất động sản, Thiết kế nội thất, Kỹ thuật xây dựng và Kiến trúc cảnh quan, Kỹ thuật và Công nghệ thông tin. Theo thông tin trường cung cấp, trong 5.000 sinh viên đang học tại VNFU2, trên 85% sinh viên có việc làm trong vòng 6 tháng sau khi ra trường. Các ngành Thiết kế nội thất, Công nghệ chế biến lâm sản sinh viên có việc làm trong năm học thứ 3. Bên cạnh việc đào tạo chuyên ngành, nhà trường luôn khuyến khích tinh thần hiếu học của sinh viên với quỹ học bổng khuyến khích học tập trên 2 tỷ đồng một năm; học bổng tài năng trên 40 triệu đồng mỗi sinh viên. Trường tạo điều kiện hàng năm, sinh viên có cơ hội đi tu nghiệp Nông nghiệp công nghệ cao tại Israel, hợp tác trao đổi sinh viên với các trường đại học tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Đài Loan… Từ khi thành lập đến nay Nhà trường đã đào tạo được 50 tiến sĩ, trên 2.300 thạc sĩ và trên 32.000 kỹ sư và cử nhân. Ngoài ra, Nhà trường còn đào tạo hàng trăm kĩ sư, thạc sĩ cho các nước bạn."," Trường Đại học Lâm nghiệp phân hiệu tại Đồng Nai (VNFU2) tuyển 1000 chỉ tiêu vào các lĩnh vực Lâm nghiệp, Quản lý tài nguyên, Môi trường, Công nghiệp rừng, Phát triển nông thôn và một số lĩnh vực liên quan. Trong đó, ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên (chương trình tiên tiến) tại Trường Đại học Lâm nghiệp là ngành đầu tiên đào tạo bằng tiếng Anh ở Việt Nam. Ngành này được kế thừa từ trường Đại học bang Colorado, Hoa Kỳ; nhằm đào tạo ra những kỹ sư có một nền kiến thức rộng về việc sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, ngành lâm nghiệp đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế quốc gia tại Việt Nam, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại các Viện nghiên cứu, Viện điều tra, Sở Nông Nghiệp, Trung tâm Khuyến Nông, Công ty lâm nghiệp, Vườn Quốc gia, Ban quản lý rừng, Cô" 195,"Hậu Giang: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng. (Xây dựng) - Ngày 01/4, ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang đã ký ban hành Công văn số 404/UBND-NCTH về việc triển khai thực hiện Công văn số 909/BXD-TTr ngày 04/3/2024 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng, gửi: Giám đốc Sở Xây dựng; Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố. Theo Công văn này, UBND tỉnh Hậu Giang giao Sở Xây dựng: Chủ trì rà soát, tiếp tục thực hiện nội dung tại Công văn số 4860/BXDTTr ngày 26/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc triển khai thực hiện Công điện số 991/CĐ-TTg ngày 22/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Tham mưu đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng trên địa bàn. Chủ trì thanh tra, kiểm tra đối với các dự án bất động sản đã và đang triển khai thực hiện đảm bảo việc tuân thủ quy hoạch chi tiết được duyệt, thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt, giấy phép xây dựng được cấp, đúng mục đích sử dụng đất và các nội dung khác của dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, theo chức năng, nhiệm vụ được giao để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và trật tự xây dựng theo đúng quy định. Kiên quyết xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm theo quy định. UBND huyện, thị xã, thành phố: Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện nội dung tại Công văn số 4860/BXD-TTr ngày 26/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc triển khai thực hiện Công điện số 991/CĐ-TTg ngày 22/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các dự án bất động sản đã bàn giao hạ tầng cho địa phương quản lý: Phối hợp với chủ đầu tư tăng cường quản lý đầu tư xây dựng, đảm bảo việc tuân thủ quy hoạch chi tiết được duyệt, thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt, giấy phép xây dựng được cấp, đúng mục đích sử dụng đất và các nội dung khác của dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đối với nhà ở riêng lẻ thuộc các khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định: Việc xây dựng phải tuân thủ quy hoạch xây dựng được duyệt hoặc phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc, thiết kế đô thị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, giấy phép xây dựng được cấp; đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn kiểm tra việc tuân thủ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn, đúng mục đích sử dụng đất, đúng quy định về bảo vệ hành lang an toàn đường sông và đường bộ. Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi tiếp nhận thông báo khởi công đến khi công trình bàn giao đưa vào sử dụng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm. Đối với công trình đã thi công hoàn thành, đưa vào sử dụng mà chủ đầu tư (chủ nhà) sửa chữa, cải tạo, chuyển đổi công năng sử dụng một phần hoặc toàn bộ phải kiểm tra việc xin giấy phép sửa chữa, cải tạo theo quy định, tuân thủ pháp luật về xây dựng và phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật có liên quan. Tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi vi phạm trật tự xây dựng của các công trình nhà ở riêng lẻ trong dự án bất động sản (nếu có) và nhà ở riêng lẻ thuộc các khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định, đảm bảo việc xây dựng và sử dụng đúng quy định pháp luật; kiên quyết xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm; tổ chức cưỡng chế, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm còn tồn đọng theo quy định. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh: Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện nội dung tại Công văn số 4860/BXD-TTr ngày 26/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc triển khai thực hiện Công điện số 991/CĐ-TTg ngày 22/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các dự án đầu tư trong Khu công nghiệp: Tăng cường quản lý đầu tư xây dựng, đảm bảo việc tuân thủ quy hoạch chi tiết được duyệt, thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt, giấy phép xây dựng được cấp, đúng mục đích sử dụng đất và các nội dung khác của dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi tiếp nhận thông báo khởi công đến khi công trình bàn giao đưa vào sử dụng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm. Đối với công trình đã thi công hoàn thành, đưa vào sử dụng mà chủ đầu tư sửa chữa, cải tạo, chuyển đổi công năng sử dụng một phần hoặc toàn bộ phải kiểm tra việc xin giấy phép sửa chữa, cải tạo theo quy định, tuân thủ pháp luật về xây dựng và phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật có liên quan. Tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và phối hợp UBND huyện xử lý nghiêm hành vi vi phạm trật tự xây dựng của các công trình, nhà ở; phối hợp, kiến nghị cưỡng chế, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm còn tồn đọng theo quy định. Kiên quyết xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm. Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, các đơn vị kịp thời tổng hợp, báo cáo đề xuất gửi Sở Xây dựng để được hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định. Đối với kết quả kiểm tra yêu cầu UBND huyện, thị xã, thành phố báo cáo gửi Sở Xây dựng đến hết ngày 15/4/2024. Giao Sở Xây dựng chủ trì, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng trước ngày 01/5/2024. Đồng thời, theo dõi, đôn đốc UBND huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Công văn này theo đúng quy định và kịp thời, hướng dẫn địa phương thực hiện khi có khó khăn, vướng mắc. Báo cáo định kỳ 6 tháng và năm (báo cáo 6 tháng trước ngày 05 của tháng 7 và báo cáo năm trước ngày 25/11) kết quả triển khai thực hiện về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo theo quy định."," Tóm tắt: - UBND tỉnh Hậu Giang đã ký ban hành Công văn số 404/UBND-NCTH về việc triển khai thực hiện Công văn số 909/BXD-TTr ngày 04/3/2024 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng. - Sở Xây dựng được giao chủ trì rà soát, tiếp tục thực hiện nội dung tại Công văn số 4860/BXDTTr ngày 26/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc triển khai thực hiện Công điện số 991/CĐ-TTg ngày 22/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ. - Sở Xây dựng cũng được giao chủ trì thanh tra, kiểm tra đối với các dự án bất động sản đã và đang triển khai thực hiện đảm bảo việc tuân thủ quy hoạch chi tiết được duyệt, thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt, giấy phép xây dựng được cấp, đúng mục đích sử dụng đ" 196,"Xung quanh vụ khai thác trộm hơn 1 triệu tấn apatit tại Lào Cai: Hàng trăm tỷ đồng được “hợp thức hóa” lòng vòng. Hàng trăm tỷ đồng thu được từ bán hơn 1 triệu tấn quặng apatit được Giám đốc Công ty Lilama ""hợp thức hoá"" lòng vòng, sau đó rút ra gửi tiết kiệm, mua nhà, tặng quan chức. Viện KSND tỉnh Lào Cai vừa ban hành cáo trạng bổ sung truy tố các bị can liên quan đến vụ khai thác trộm hơn 1 triệu tấn apatit tại Lào Cai. Trong nhóm bị can phạm tội về ""Vi phạm quy định nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên"" có Nguyễn Mạnh Thừa - Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Thương Mại Lilama, Nguyễn Quang Huy - cựu Tổng giám đốc, Phạm Cao Khiêm - cựu Phó tổng giám đốc, Nguyễn Ngọc Bích - cựu Chủ tịch HĐTV, Lương Văn Na - cựu Phó tổng giám đốc Công ty Apatit Việt Nam… Theo cáo trạng, năm 2009, Công ty Lilama được UBND tỉnh Lào Cai cấp giấy chứng nhận để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng tại thôn 2 (xã Đồng Tuyển, TP.Lào Cai), trên phần diện tích đất rộng 37.700 m2. Trong quá trình san gạt phát hiện quặng apatit, các Sở, ngành của tỉnh vào cuộc khảo sát thực địa qua đó, xác định một phần diện tích của dự án nằm chồng lên trên 22.000 m2 của Khai trường số 18 thuộc quy hoạch quặng apatit, đã được bộ Công Thương phê duyệt. Do vậy, UBND tỉnh Lào Cai quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với Công ty Lilama, giao diện tích đất 37.700 m2 cho Công ty Apatit Việt Nam. Tuy nhiên, tháng 4/2012, xuất phát từ đề xuất của Apatit Việt Nam, UBND tỉnh ban hành Văn bản 839, giao công ty này cải tạo mặt bằng khu mỏ, nếu quá trình cải tạo mà có khoáng sản kèm theo thì được khai thác. Trong vòng sáu tháng sau đó, Apatit Việt Nam thuê Lilama khai thác được hơn 167.000 tấn quặng apatit. Đến tháng 8/2012, từ đề nghị của Lilama, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Văn bản 2160, yêu cầu Apatit Việt Nam bàn giao lại toàn bộ khu đất cho Lilama để lập dự án đầu tư nhà hàng, khách sạn; quá trình thực hiện nếu còn khoáng sản thì công ty được tận thu. Lần lượt sau đó, Lilama được cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, công văn cho phép thu gom khoáng sản… Cơ quan tố tụng xác định, toàn bộ số tiền hơn 451 tỷ đồng thu được từ việc khai thác, bán hơn 1 triệu tấn quặng apatit từ năm 2013 đến năm 2015, được Nguyễn Mạnh Thừa đã chỉ đạo nhân viên của Công ty Lilama đưa vào hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh. Để hợp thức hoá nguồn tiền thu được từ việc khai thác quặng apatit trái phép, Thừa đã mượn tài khoản của 12 cá nhân mà Công ty Lilama thuê vận chuyển quặng và đất đá, để nhận tiền bán quặng apatit. Sau khi tiền được chuyển vào tài khoản của các cá nhân này, họ sẽ trả lại cho Thừa. Khi các cá nhân này đồng ý, Thừa đã chỉ đạo các kế toán của Công ty Lilama là Lê Văn Nho, Đỗ Phương Thúy, Nguyễn Thị Lành, Vũ Thị Hoa...lập các hợp đồng, biên bản nghiệm thu để nâng khống giá cước vận chuyển quặng, đất đá và nâng khống khối lượng đất đá. Sau đó đến Chi cục thuế huyện Bảo Thắng và Chi cục thuế thành phố Lào Cai mua hóa đơn bán lẻ theo các hợp đồng kinh tế và biên bản nghiệm thu khống. Tiếp đó Thừa chỉ đạo nhân viên kế toán của Công ty Lilama thực hiện chuyển tiền thu được từ việc bán quặng apatit đã khai thác trái phép từ tài khoản của Công ty vào tài khoản của 12 cá nhân này. Từ năm 2013 đến năm 2015, Thừa đã chỉ đạo thực hiện chuyển tiền từ tài khoản của Công ty Lilama vào tài khoản của 12 cá nhân này nhiều lần với tổng số tiền là 182 tỷ đồng. Trong đó, chỉ có 5,6 tỷ đồng đồng là số tiền cước vận chuyển quặng, đất đá thực tế 12 cá nhân này được nhận. Sau khi 12 cá nhân nhận được tiền vào tài khoản đã cùng kế toán của Công ty Lilama được Thừa chỉ đạo rút tiền mặt về đưa cho Thừa hoặc nộp vào tài khoản cá nhân của Thừa. Đối với số tiền 177 tỷ đồng, Nguyễn Mạnh Thừa khai nhận đã sử dụng vào mua bất động sản, mở tiết kiệm...Đáng chú ý, Thừa dùng 5 tỷ đồng để biếu cho Nguyễn Văn Vịnh (cựu Bí thư tỉnh Lào Cai) vào dịp Tết nguyên đán năm 2015. Ngoài ra, Thừa còn đưa cho một số cán bộ lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở, ban ngành của tỉnh, lãnh đạo của Công ty Apatit Việt Nam và một số người khác."," Vụ khai thác trộm hơn 1 triệu tấn apatit tại Lào Cai đã khiến hàng trăm tỷ đồng được ""hợp thức hoá"" lòng vòng. Nguyễn Mạnh Thừa - Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Thương Mại Lilama, cùng với các cựu lãnh đạo của công ty và Công ty Apatit Việt Nam, đã bị cáo trạng về việc vi phạm quy định nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên. Công ty Lilama được cấp giấy chứng nhận để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng tại thôn 2 (xã Đồng Tuyển, TP.Lào Cai), trên phần diện tích đất rộng 37.700 m2. Tuy nhiên, trong quá trình san gạt phát hiện quặng apatit, các Sở, ngành của tỉnh vào cuộc khảo sát thực địa qua đó, xác định một phần diện tích của dự án nằm chồng lên trên 22.000 m2 của Khai trường số 18 thuộc quy hoạch quặng apatit, đã được bộ Công Thương phê duyệt. Do vậy, UBND tỉnh" 197,"Tiếp tục cấp mới, gia hạn đăng ký lưu hành với khoảng 1.100 loại thuốc. (KTSG Online) – Cục quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có các quyết định về cấp giấy đăng ký lưu hành, gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với khoảng 1.100 loại.TTXVN đưa tin, cục này đã ban hành danh mục 881 loại thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Trong số đó có 595 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 5 năm và 285 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 3 năm. Các thuốc được gia hạn giấy đăng ký lưu hành lần này được sử dụng số đăng ký đã cấp trước khi gia hạn trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày được cấp số đăng ký gia hạn theo quy định tại phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BYT. Bên cạnh đó, Cục quản lý dược đã ban hành danh mục 179 loại thuốc sản xuất trong nước được cấp giấy đăng ký lưu hành. Trong số này có 177 loại có giấy đăng ký trong 5 năm và 2 loại còn lại có giấy đăng ký 3 năm. Một thông tin đáng lưu ý khác là Cục Quản lý Dược đã có quyết định công bố danh mục 93 thuốc, nguyên liệu làm thuốc có giấy đăng ký lưu hành được tiếp tục sử dụng. Quyết định này ban hành dựa theo quy định tại Nghị quyết số 80 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch Covid-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1-1-2023 đến ngày 31-12-2024. Trước đó, ngày 12-3, Cục quản lý dược đã công bố gia hạn gần 900 loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Số thuốc, nguyên liệu làm thuốc được gia hạn này đều được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31-12-2024. Các sản phẩm thuốc trong nước và nước ngoài được cấp mới số đăng ký lưu hành, gia hạn số đăng ký thời gian qua khá đa dạng về nhóm tác dụng dược lý gồm thuốc điều trị ung thư, tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, thuốc kháng virus… và các loại vaccine, sinh phẩm có nhu cầu sử dụng nhiều trong khám chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh."," Tóm tắt: Cục quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có các quyết định về cấp giấy đăng ký lưu hành, gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với khoảng 1.100 loại. Trong đó, có 881 loại thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trong đó có 595 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 5 năm và 285 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 3 năm. Các thuốc được gia hạn giấy đăng ký lưu hành lần này được sử dụng số đăng ký đã cấp trước khi gia hạn trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày được cấp số đăng ký gia hạn theo quy định tại phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BYT. Bên cạnh đó, Cục quản lý dược đã ban hành dan" 198,"Sếu đầu đỏ về Kiên Giang. (PLO)- Chín con sếu đầu đỏ đã trở lại Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành (Kiên Giang) vào buổi sáng đề tìm thức ăn và bay về hướng nước bạn Campuchia vào cuối ngày. Sáng 2-4, Phó Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ ông Lâm Hồng Tuấn cho biết đến ngày 30-3 đàn sếu gồm chín con vẫn kiếm ăn tại đồng cỏ bàng trong khu bảo tồn. Tuy nhiên, các con sếu chỉ đến kiếm thức ăn rồi bay trở về Campuchia chứ không ở lại như trước.“Lần đầu phát hiện sếu đầu đỏ về đây là khoảng 13 giờ chiều 28-3 gồm ba con. Sau đó, đơn vị đi theo đàn sếu thì phát hiện tổng số chín con sếu đầu đỏ khác đang kiếm ăn ở vùng đệm Khu bảo tồn”. Theo ông Tuấn, chín con sếu đầu đỏ gồm ba gia đình sếu; một gia đình bốn con, một gia đình ba con và một gia đình hai con. Đơn vị cũng tăng cường quản lý, bảo tồn hệ sinh thái để sếu đầu đỏ về về trú ngụ.Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ có diện tích 2.700ha; trong đó, vùng lõi có diện tích 1.066ha, vùng đệm 1.644ha. Đây là vùng đất ngập nước nguyên thủy còn sót lại, nhiễm phèn nặng, giàu hữu cơ, ngập theo mùa, là môi trường ưa thích của sếu đầu đỏ. Năm 2023, đơn vị này cũng ghi nhận có sếu đầu đỏ về nhưng không rõ số lượng cụ thể."," Sáng 2-4, Phó Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ ông Lâm Hồng Tuấn cho biết đến ngày 30-3 đàn sếu gồm chín con vẫn kiếm ăn tại đồng cỏ bàng trong khu bảo tồn. Tuy nhiên, các con sếu chỉ đến kiếm thức ăn rồi bay trở về Campuchia chứ không ở lại như trước. Chín con sếu đầu đỏ gồm ba gia đình sếu; một gia đình bốn con, một gia đình ba con và một gia đình hai con. Đơn vị cũng tăng cường quản lý, bảo tồn hệ sinh thái để sếu đầu đỏ về về trú ngụ. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ có diện tích 2.700ha; trong đó, vùng lõi có diện tích 1.066ha, vùng đệm 1.644ha. Đây là vùng đất ngập nước nguyên thủy còn sót lại, nhiễm phèn nặng, giàu hữu cơ, ngập theo mùa, là môi trường ưa thích của sếu đầu đỏ. Năm 2023, đơn vị này cũng ghi nhận có sếu đầu đỏ về nh" 199,"Cưỡi ngựa - Thú chơi quý tộc mới của giới nhà giàu Việt Nam. Là nơi khởi đầu của cuộc sống thượng lưu đẳng cấp thế giới, Vinhomes Royal Island là siêu dự án bất động sản đầu tiên tích hợp Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia vào “menu tiện ích” của mình. Là nơi khởi đầu của cuộc sống thượng lưu đẳng cấp thế giới, Vinhomes Royal Island mang đến cho cư dân những trải nghiệm phong cách hoàng gia lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Từ cơ hội trải nghiệm môn thể thao quý tộc… Tới lúc này, tài khoản Instagram của hoàng tử Brunei Abdul Mateen đã cán mốc kỷ lục hơn 2 triệu lượt follow. Hoàng tử 32 tuổi “gây bão” không chỉ bởi ngoại hình “cực phẩm,” lối sống sang trọng, năng động cùng khối tài sản khổng lồ mà còn bởi tài năng xuất chúng.Anh chính là một “bạch mã hoàng tử” phiên bản đời thực khi thi đấu xuất sắc và giúp mang về cho Brunei hai huy chương bộ môn Polo (Mã cầu) tại SEA Games 2017 và 2019. Nhiều vương công, quý tộc khác trên khắp thế giới cũng thường xuyên xuất hiện bên cạnh “thú cưng” là những chú ngựa tiền tỷ. Như Sirivannavari Nariratana, con út của nhà vua Thái Lan, hay Thái tử Dubai Sheikh Hamdan bin Mohammed đều là những kỵ sĩ cừ khôi. Từ thú chơi độc quyền của hoàng gia, nhiều môn thể thao liên quan tới ngựa đã được bổ sung vào danh mục thi đấu ở Olympic và ngày càng quen thuộc hơn với công chúng. Tại Trung Quốc, bộ môn cưỡi ngựa đang bùng nổ khi giới nhà giàu coi cưỡi ngựa là môn học dành cho tầng lớp ưu tú. Kỹ năng cưỡi ngựa sẽ giúp con cái họ nổi bật hơn và thành công hơn trong xã hội cạnh tranh cao. Ở Việt Nam, dịch vụ dạy cưỡi ngựa cũng ngày càng đắt khách, đặc biệt là với các gia đình giàu có, nổi tiếng. Dù phải bỏ ra khoản học phí không nhỏ cũng như sắm sửa các phụ kiện, vật dụng đắt tiền, nhưng đổi lại, người chơi sẽ có trải nghiệm mới mẻ và cơ hội rèn luyện sức khỏe, cải thiện phong thái, hun đúc phẩm chất kiên trì, điềm tĩnh và khả năng kiểm soát tình huống.Nắm bắt xu hướng này, Vinhomes Royal Island đã trở thành siêu dự án bất động sản đầu tiên tích hợp các bộ môn thể thao về ngựa vào “menu tiện ích” đẳng cấp của mình. Ngay trong lòng thành phố đảo quy mô hơn 877ha là sự hiện diện của Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia, nơi đào tạo chuyên nghiệp và trải nghiệm môn cưỡi ngựa quý tộc đẳng cấp thế giới. Học viện gồm các hạng mục khu chuồng chăm sóc ngựa, khu tập luyện cho mọi cấp độ, sân đa năng biểu diễn ngựa rộng gần 1ha với khán đài trên cao, đường đua ngựa giải trí… Với “trạm sạc năng lượng” ngay sát bên nhà, cư dân Vinhomes Royal Island vừa có điều kiện, vừa có động lực mạnh mẽ để học hỏi, rèn luyện hàng loạt kỹ năng hấp dẫn như cưỡi ngựa, đua ngựa, trình diễn trên ngựa đòi hỏi các kỹ thuật phức tạp. Điều này càng quan trọng với những cư dân nhí, giúp bồi dưỡng năng khiếu và hình thành kỹ năng, phản xạ nhanh nhạy ngay từ thuở nhỏ. Đứng lớp sẽ là những “kỵ sĩ” đích thực, có kiến thức và kinh nghiệm thực chiến, cùng với các dụng cụ chuyên nghiệp được cung cấp bởi các thương hiệu lớn trên thế giới. Cùng với đó là các giống ngựa quý được nhập khẩu từ các quốc gia có nền văn hóa cưỡi ngựa lâu đời như Mỹ, Anh, Hà Lan… Toàn bộ quá trình học, tập luyện của học viên đều được hỗ trợ, giám sát an toàn với tiêu chuẩn khắt khe.Một khu vực chăm sóc với quy mô 300 chuồng nuôi cũng được xây dựng nhằm đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc thú cưng cho cư dân với các khu vực như khu máy tập, khu đóng móng, bệnh viện thú y cao cấp… Do đó, những chủ nhân tinh hoa hoàn toàn có thể an tâm gửi gắm những “chiến mã” được tuyển lựa kỹ lưỡng của mình. Đến đặc quyền sở hữu chất sống phong cách hoàng gia Học viện cưỡi ngựa chỉ là một trong nhiều “mảnh ghép hoàng gia” mà cư dân được thừa hưởng khi dịch chuyển về Vinhomes Royal Island. Tại đây còn có sự hiện diện của sân golf đẳng cấp hàng đầu Đông Nam Á quy mô lên tới 160ha. Được thiết kế bởi IMG Worldwide - đơn vị đã thành công với hơn 100 sân golf hàng đầu thế giới, sân golf 36 hố tại Thành phố Đảo Hoàng Gia giống như một bức tranh nghệ thuật tràn ngập màu sắc thiên nhiên, với 2 phong cách sân địa hình Đầm Lầy và sân Hồ. Đặc biệt, hệ thống đèn chiếu sáng ở 27 hố có thể giúp các golfer thăng hoa cảm xúc với đam mê cả ngày và đêm. Một biểu tượng của sự xa hoa, thời thượng nữa cũng hiện diện tại Vinhomes Royal Island là thú chơi du thuyền. Ngay trong lòng đại đô thị, một bến du thuyền cao cấp có quy mô gần 10ha sẽ hình thành, với các khu neo đậu, bảo dưỡng, kỹ thuật, an ninh và hàng loạt dịch vụ phụ trợ khác, đáp ứng nhu cầu của khoảng 300 du thuyền cùng lúc. Đồng nghĩa, những cư dân sở hữu loại phương tiện sang trọng, riêng tư tuyệt đối này không phải lo lắng tìm nơi neo đậu, đồng thời, chỉ sau vài chục phút là đã có thể dành cho mình chuyến du ngoạn đẳng cấp tới miền di sản Vịnh Hạ Long, Vịnh Lan Hạ… Sau hành trình du ngoạn khắp Vịnh Bắc Bộ, cư dân cũng được tận hưởng những phút giây tắm biển thư thái tại bãi tắm nước biển riêng sau nhà - đặc quyền chỉ có ở các dinh thự đắt tiền của các tỷ phú trên thế giới.Ngoài ra, với diện tích cây xanh, mặt nước lên tới 359ha, 31 công viên, 10 bể bơi trong nhà và ngoài trời, tổ hợp sân thể thao, các vườn tập dưỡng sinh, gym… bao phủ khắp dự án, Vinhomes Royal Island mở ra một cuộc sống tràn đầy năng lượng suốt 365 ngày trong năm. Cùng với đó, mọi nhu cầu cuộc sống sẽ đều được đáp ứng bởi các thương hiệu hàng đầu của Vingroup có mặt tại đây, bao gồm: Vinschool, Vinmec, Vincom Mega Mall, VinWonders Royal Park… Đặc biệt, chỉ sau 10 phút di chuyển từ trung tâm Hải Phòng, 1 giờ lái xe từ các tỉnh thành trọng điểm phía Bắc hay 2-4 giờ kết nối từ các quốc gia qua 3 sân bay quốc tế ở miền Bắc, Vinhomes Royal Island đã hiển hiện ngay trước mắt. Có thể nói, hành trình tới Vinhomes Royal Island chưa bao giờ dễ dàng đến thế với các cư dân tinh hoa đang tìm kiếm chất sống thượng lưu đẳng cấp không dành cho số đông./."," Vinhomes Royal Island là siêu dự án bất động sản đầu tiên tích hợp các bộ môn thể thao về ngựa vào ""menu tiện ích"" đẳng cấp của mình. Ngay trong lòng thành phố đảo quy mô hơn 877ha là sự hiện diện của Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia, nơi đào tạo chuyên nghiệp và trải nghiệm môn cưỡi ngựa quý tộc đẳng cấp thế giới. Học viện gồm các hạng mục khu chuồng chăm sóc ngựa, khu tập luyện cho mọi cấp độ, sân đa năng biểu diễn ngựa rộng gần 1ha với khán đài trên cao, đường đua ngựa giải trí… Với ""trạm sạc năng lượng"" ngay sát bên nhà, cư dân Vinhomes Royal Island vừa có điều kiện, vừa có động lực mạnh mẽ để học hỏi, rèn luyện hàng loạt kỹ năng hấp dẫn như cưỡi ngựa, đua ngựa, trình diễn trên ngựa đòi hỏi các kỹ thuật phức tạp. Điều này càng quan trọng với những cư dân nhí, giúp bồi dưỡng nă" 200,"Ngao ngán nhan sắc nữ chính Romeo & Juliet bản mới, dân tình phẫn nộ vì phát nát nguyên tác. Nhan sắc nữ diễn viên đóng chính Romeo & Juliet bản mới với Tom Holland đang gây tranh cãi dữ dội. Mới đây, công ty kịch The Jamie Lloyd thông báo đã chọn ngôi sao trẻ Francesca Amewudah-Rivers cho vai Juliet, đóng cùng ""Người nhện"" Tom Holland. Một số gương mặt quen thuộc khác của Hollywood như Freema Agyeman, Michael Balogun, Mia Jerome cũng xác nhận tham gia dự án. Nam chinh Tom Holland cho biết: ""Tôi rất hào hứng với đội hình diễn viên này. Chúng tôi nóng lòng được bắt đầu tập luyện và cùng nhau tạo nên một dự án thật đặc biệt"".Theo Fandomwire, ngay sau khi dàn cast được giới thiệu, một cuộc tranh cãi nảy lửa về vai nữ chính đã diễn ra trên các diễn đàn mạng xã hội. Francesca Amewudah-Rivers là một diễn viên trẻ người Anh gốc Phi. Cô từng được biết đến qua vai Blessing trong series Bad Education của đài BBC. Rất nhiều người phản đối quyết định này của ekip, cho rằng họ đang phá hỏng nguyên tác kịch của Shakespeare. Một số bình luận của netizen: - Làm ơn đi, không nói chuyện đẹp hay xấu, ít nhất cũng phải tôn trọng bối cảnh lịch sử chứ. - Tôi rất mong dự án này sẽ thất bại. - Tôi tự hỏi nước Ý có bao nhiều gia đình quý tộc da màu trong thời kỳ Phục Hưng? - Cũng không phải nói là không được chọn diễn viên da màu, nhưng mà có thể đẹp xíu không? - Sao cứ phải phá nguyên tác nhỉ. Thà làm hẳn 1 bộ mới, nói về chuyện tình bị ngăn cấm của 1 chàng trai da trắng với 1 cô da màu có khi còn được khen. - Da màu thiếu gì người đẹp đâu nhỉ? Thậm chí nhiều cô còn đẹp tới phát sáng luôn. Trước làn sóng chỉ trích, đạo diễn Jamie Lloyd vẫn cho biết rất hào hứng về dự án. ""Tôi thực sự vui khi được giới thiệu dàn diễn viên sẽ tham gia cùng Tom Holland, đặc biệt là Francesca Amewudah-Rivers - một ngôi sao trẻ cực kỳ tài năng"".Đây không phải lần đầu các dự án của Tom Holland đối mặt với chỉ trích khi chọn bạn diễn nữ cho anh. Năm 2016, bom tấn Spider-Man: Homecoming cũng từng gây tranh cãi khi chọn diễn viên da màu Zendaya cho vai MJ Watson. Tuy nhiên, nhân vật này sau đó đón nhận nhiều tình cảm từ khán giả. Hai ngôi sao của dự án cũng gây sốt với câu chuyện ""phim giả tình thật"" suốt nhiều năm qua. "," Romeo & Juliet bản mới với Tom Holland và Francesca Amewudah-Rivers đang gây tranh cãi vì lựa chọn diễn viên da màu cho vai Juliet. Một số người cho rằng đây là việc phá hỏng nguyên tác kịch của Shakespeare, trong khi một số khác cho rằng đây là một cơ hội để tôn trọng đa dạng và độc đáo. Đạo diễn Jamie Lloyd vẫn cho biết rất hào hứng về dự án và tự tin về khả năng của Francesca Amewudah-Rivers. Trước đây, Tom Holland cũng đã gây tranh cãi khi chọn diễn viên da màu Zendaya cho vai MJ Watson trong Spider-Man: Homecoming, nhưng sau đó nhân vật này đã đón nhận nhiều tình cảm từ khán giả." 201,"Nhiệt điện Hải Phòng chủ động xanh hoá môi trường sản xuất, giảm khí thải nhà kính. (TBTCO) - Nhiệt điện Hải Phòng đã không ngừng nỗ lực áp dụng các giải pháp sản xuất xanh, tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định 06/2022/NĐ-CP về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, Quyết định 01/2022/QĐ-TTg về danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng I và Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng II gồm 04 tổ máy với tổng công suất 1200MW do Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng làm chủ đầu tư là dự án trọng điểm quốc gia, nằm trên địa bàn xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Với sản lượng điện trung bình hàng năm khoảng 7,2 tỉ kWh, Nhà máy đã góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước cũng như đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia. Ông Dương Sơn Bá - Tổng Giám đốc Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng cho biết, đối với quản lý khí thải, công ty lựa chọn công nghệ tiên tiến để lắp đặt hệ thống lọc bụi và khử lưu huỳnh trong khí thải, đảm bảo việc phát thải ra ngoài theo quy định. Khí thải ống khói luôn được giám sát bởi hệ thống quan trắc tự động, theo dõi liên tục để có biện pháp điều chỉnh kịp thời khi các thông số ô nhiễm có nguy cơ vượt ngưỡng.Nước thải của nhà máy bao gồm nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt, hiện được thu gom và xử lý theo một chu trình kín, nước sau xử lý có các thông số đạt yêu cầu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và được tái sử dụng để vận hành hệ thống thải xỉ, đảm bảo không thải ra ngoài môi trường. Bên cạnh đó, công tác quản lý chất thải nguy hại được quản lý chặt chẽ và tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại. Các chất thải nguy hại như giẻ nhiễm dầu, nước nhiễm dầu, sáp mỡ đã qua sử dụng được công ty thu gom và lưu giữ tại kho chất thải nguy hại rồi chuyển giao cho đơn vị xử lý đúng như quy định pháp luật. Công tác xanh hóa cũng được công ty chú trọng, thực hiện định kỳ hàng năm. Vào các dịp tết hàng năm, công ty đều tổ chức cho cán bộ công nhân viên trồng thêm cây tại các khu vực trong Nhà máy với lượng trồng từ 200-300 cây mỗi năm để tăng diện tích phủ xanh cho Nhà máy. Hiện khuôn viên Nhà máy diện tích phủ xanh đã đạt khoảng 12ha (20% diện tích) và trồng cây phi lao làm hàng rào viền ngăn bụi tại khu vực cảng than, kho chứa than và hồ thải xỉ. Được biết, để triển khai các giải pháp nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo lộ trình hàng năm đúng với quy định tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, công ty đã chủ động triển khai đầu tư Dự án cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý khí thải với số vốn đầu tư dự kiến khoảng 2.800 tỷ đồng. Hiện, công ty đang đẩy nhanh công tác lập báo cáo, xin các cấp phê duyệt và sớm đưa vào triển khai thực hiện."," Nhiệt điện Hải Phòng đã không ngừng nỗ lực áp dụng các giải pháp sản xuất xanh, tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định 06/2022/NĐ-CP về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, Quyết định 01/2022/QĐ-TTg về danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng I và Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng II gồm 04 tổ máy với tổng công suất 1200MW do Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng làm chủ đầu tư là dự án trọng điểm quốc gia, nằm trên địa bàn xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Với sản lượng điện trung bình hàng năm khoảng 7,2 tỉ kWh, Nhà máy đã góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước cũng như đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia. " 202,"Bán đấu giá sách cổ cách đây 1.700 năm. Một cuốn sách từ Ai Cập viết về Kitô giáo, được coi là một trong những cuốn sách cổ nhất còn tồn tại, sẽ được bán đấu giá vào tháng 6 tới tại London. Theo nhà đấu giá Christie's, sách cổ Codex Crosby-Schoyen viết bằng tiếng Coptic trên giấy cói vào khoảng năm 250-350 sau Công nguyên và được sản xuất tại một trong những tu viện Thiên Chúa giáo đầu tiên. Cũng theo Christie's, cuốn sách bán đấu giá ước tính từ 2,6 triệu đến 3,8 triệu USD.Eugenio Donadoni - chuyên gia cao cấp về bản thảo thời trung cổ và phục hưng của Christie's - cho biết: ""Cuốn sách ra đời đúng vào thời kỳ chuyển tiếp, bắt đầu chuyển sang dạng codex (giấy cói) như những gì mà chúng ta biết ngày nay. Nội dung cuốn sách bao gồm những văn bản sớm nhất được biết đến của 2 cuốn Kinh thánh"". Eugenio Donadoni - chuyên gia cao cấp về bản thảo thời trung cổ và phục hưng của Christie's - cho biết: ""Cuốn sách ra đời đúng vào thời kỳ chuyển tiếp, bắt đầu chuyển sang dạng codex (giấy cói) như những gì mà chúng ta biết ngày nay. Nội dung cuốn sách bao gồm những văn bản sớm nhất được biết đến của 2 cuốn Kinh thánh"". "," Một cuốn sách cổ từ Ai Cập, viết về Kitô giáo và được coi là một trong những cuốn sách cổ nhất còn tồn tại, sẽ được bán đấu giá vào tháng 6 tới tại London. Cuốn sách Codex Crosby-Schoyen được viết bằng tiếng Coptic trên giấy cói vào khoảng năm 250-350 sau Công nguyên và được sản xuất tại một trong những tu viện Thiên Chúa giáo đầu tiên. Cuốn sách bán đấu giá ước tính từ 2,6 triệu đến 3,8 triệu USD. Nội dung cuốn sách bao gồm những văn bản sớm nhất được biết đến của 2 cuốn Kinh thánh." 203,"Phú Yên - trung tâm cây dược liệu mới ở miền Trung. Với những điều kiện thuận lợi, Phú Yên có nhiều tiềm năng để phát triển cây dược liệu. Trên địa bàn tỉnh, nguồn tài nguyên thực vật rất phong phú và đa dạng, đến nay đã ghi nhận hơn 1.450 loài thực vật bậc cao, trong đó có tới hàng trăm loài làm thuốc… UBND tỉnh Phú Yên vừa phê duyệt Đề án phát triển cây dược liệu trên đất lâm nghiệp tỉnh Phú Yên giai đoạn 2023-2030, định hướng đến năm 2050. Đây được xem là cơ sở để tỉnh trở thành một trung tâm cây dược liệu mới ở miền Trung. Theo đó, mục tiêu Đề án phát triển cây dược liệu trên đất lâm nghiệp tỉnh Phú Yên giai đoạn 2023-2030, định hướng đến năm 2050 là tập trung phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu trên địa bàn, trong điều kiện phát triển lâm nghiệp, nằm trong chương trình, kế hoạch tổng thể về phát triển lâm nghiệp nhằm phát huy có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội để phát triển các vùng trồng dược liệu chuyên canh.Bên cạnh đó, đề án cũng tập trung ưu tiên phát triển dược liệu trong môi trường, dưới tán rừng và trên đất lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng trồng dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng bảo đảm an toàn và chất lượng. Đồng thời, kết hợp phát triển nhu cầu thị trường nội địa và sử dụng tự túc của nhân dân miền núi. Đề án cũng đặt mục tiêu, đến năm 2050 phát triển ngành hàng dược liệu của địa phương trở thành ngành hàng mang thương hiệu mạnh, có giá trị sản xuất cao, tạo nguồn thu quan trọng và đưa Phú Yên trở thành trung tâm sản xuất dược liệu của vùng duyên hải Nam Trung bộ… Ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên cho biết, Đề án phát triển cây dược liệu trên đất lâm nghiệp tỉnh Phú Yên giai đoạn 2023-2030, định hướng đến năm 2050, được kỳ vọng là cơ hội để người dân tiếp cận, phát triển mô hình nông nghiệp phù hợp với đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng của Phú Yên, từ đó tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống của người dân…Để thực hiện mục tiêu, Đề án cũng đề ra các giải pháp trong đó nổi bật là tạo ra cơ chế chính sách phát triển cây dược liệu; đẩy mạnh việc tuyên truyền để người dân hiểu được giá trị cây dược liệu trên đất lâm nghiệp. Nguồn vốn để thực hiện đề án là 1.147,3 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước là 184,6 tỷ đồng, còn lại là nguồn lực xã hội hóa. Trên thực tế, với những điều kiện thuận lợi, Phú Yên có nhiều tiềm năng để phát triển cây dược liệu. Trên địa bàn tỉnh nguồn tài nguyên thực vật rất phong phú và đa dạng, đến nay đã ghi nhận hơn 1.450 loài thực vật bậc cao, trong đó có tới hàng trăm loài làm thuốc. Qua điều tra sơ bộ trên đất lâm nghiệp tại tỉnh Phú Yên năm 2022 cho thấy, ở một số rừng phòng hộ và rừng đặc dụng có đến hơn 210 loài thực vật cung cấp dược liệu, trong đó có 38 loài thuộc danh mục 100 dược liệu do Bộ Y tế quy định. Trong đó có nhiều loài giá trị kinh tế cao như, quế, sa nhân tím, sa nhân đỏ, ba kích, hà thủ ô và một số loài nằm trong danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam như, lan kim tuyến, ba gạc lá nhỏ, ba gạc lá to, cốt toái bổ, tắc kè đá… đặc biệt có một loài đặc hữu là Cam thảo Đá Bia…Theo ông Phan Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam), tỉnh Phú Yên có nhiều lợi thế để phát triển cây dược liệu trên đất lâm nghiệp. Nếu tập trung đầu tư, phát triển các loại cây bản địa, đặc hữu, địa phương sẽ mở ra cơ hội để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trên địa bàn. Hiện, các cơ quan chức năng ở địa phương cũng đang tập trung gây trồng, phát triển vùng nguyên liệu tại các huyện, trong đó tập trung tại các ban quản lý rừng đặc dụng Đèo Cả, Krông Trai; ban quản lý rừng phòng hộ Tây Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân và thị xã Sông Cầu."," Phú Yên - một trung tâm cây dược liệu mới ở miền Trung. Với những điều kiện thuận lợi, Phú Yên có nhiều tiềm năng để phát triển cây dược liệu. Trên địa bàn tỉnh, nguồn tài nguyên thực vật rất phong phú và đa dạng, đến nay đã ghi nhận hơn 1.450 loài thực vật bậc cao, trong đó có tới hàng trăm loài làm thuốc. UBND tỉnh Phú Yên vừa phê duyệt Đề án phát triển cây dược liệu trên đất lâm nghiệp tỉnh Phú Yên giai đoạn 2023-2030, định hướng đến năm 2050. Đây được xem là cơ sở để tỉnh trở thành một trung tâm cây dược liệu mới ở miền Trung. Mục tiêu của Đề án là tập trung phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu trên địa bàn, trong điều kiện phát triển lâm nghiệp, nằm trong chương trình, kế hoạch tổng thể về phát triển lâm nghiệp nhằm phát huy có hiệu quả mọi tiềm năng về điều" 204,"Thái Nguyên: Thực hiện nghiêm túc các quy trình, quy định trong công tác lập quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị. (Xây dựng) – Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng có văn bản chỉ đạo Sở Xây dựng, Ban Quản lý các khu công nghiệp, UBND các huyện, thành phố, triển khai thực hiện nghiêm túc các quy trình, quy định trong công tác lập quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Văn bản số 284/UBND-CNN&XD, ngày 18/01/2024, chỉ đạo tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, trật tự đô thị trên địa bàn tỉnh. Theo Quy hoạch, đến năm 2030, Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Thái Nguyên có 15 đô thị gồm: 1 đô thị loại I là thành phố Thái Nguyên; 2 đô thị loại II là thành phố Sông Công và thành phố Phổ Yên; 5 đô thị loại IV là các đô thị mới: Thị xã Đại Từ, thị xã Phú Bình; các thị trấn: Hóa Thượng - huyện Đồng Hỷ, Đu - huyện Phú Lương và Chợ Chu - huyện Định Hóa; 7 đô thị loại V là các thị trấn: Trại Cau - huyện Đồng Hỷ, Sông Cầu - huyện Đồng Hỷ, Đình Cả - huyện Võ Nhai, Giang Tiên - huyện Phú Lương và các đô thị mới: Quang Sơn - huyện Đồng Hỷ, Bình Yên - huyện Định Hóa và La Hiên - huyện Võ Nhai. Trong đó, tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên đồng bộ, hiện đại, giữ vững tiêu chí đô thị loại I, là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục của tỉnh Thái Nguyên; trở thành một trong những cực tăng trưởng hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội. Riêng 2 thành phố Phổ Yên và thành phố Sông Công sẽ phát triển theo hướng gắn với xây dựng các khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn với bảo vệ môi trường, thu hút đầu tư. Thái Nguyên: Thực hiện nghiêm túc các quy trình, quy định trong công tác lập quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên bảo đảm chất lượng, thể hiện tư duy tầm nhìn và giá trị thực tiễn cao, mang tầm quốc tế. Theo đánh giá của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, thời gian qua, việc tổ chức lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành triển khai thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và quy định pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng quy hoạch, phục vụ công tác quản lý đầu tư xây dựng và phát triển đô thị, nông thôn. Để tiếp tục tăng cường công tác tổ chức lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng các quy hoạch được lập và tạo sự đồng thuận cao của nhân dân về công tác quy hoạch, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo Sở Xây dựng, Ban Quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên, UBND các huyện, thành phố, trong quá trình tổ chức lập, điều chỉnh, thẩm định quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy trình, quy định, nhất là việc lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư có liên quan (trong đó đảm bảo đầy đủ về thời gian và đối tượng lấy ý kiến); tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến tham gia và hoàn thiện hồ sơ quy hoạch đảm bảo chất lượng, đồng bộ, phù hợp và tuân thủ theo các quy hoạch cấp trên trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Thực hiện nghiêm việc công bố, công khai các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được phê duyệt, đồng thời căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức cắm mốc giới ngoài thực địa để người dân, tổ chức và doanh nghiệp biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện theo quy hoạch."," Tỉnh Thái Nguyên đang triển khai thực hiện nghiêm túc các quy trình, quy định trong công tác lập quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị. Theo Quy hoạch, đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên sẽ có 15 đô thị, trong đó tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên đồng bộ, hiện đại, giữ vững tiêu chí đô thị loại I, là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục của tỉnh Thái Nguyên; trở thành một trong những cực tăng trưởng hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội. Riêng 2 thành phố Phổ Yên và thành phố Sông Công sẽ phát triển theo hướng gắn với xây dựng các khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn với bảo vệ môi trường, thu hút đầu tư." 205,"Ca sĩ Taylor Swift chính thức lọt vào danh sách tỷ phú của Forbes. Ngày 2-4, nữ ca sĩ - nhạc sĩ người Mỹ nổi tiếng thế giới Taylor Swift đã chính thức góp mặt trong danh sách những tỷ phú của Forbes, với khối tài sản trị giá lên tới 1,1 tỷ USD.Theo công bố của Forbes, Taylor Swift là nghệ sĩ đầu tiên trở thành tỷ phú chỉ nhờ các hoạt động âm nhạc của mình. Những đối thủ nặng ký khác trong ngành giải trí như ca sĩ Rihanna và rapper Jay-Z cũng từng góp mặt trong danh sách này, với khối tài sản khổng lồ có được một phần thông qua các thương hiệu thời trang, công ty rượu hay công ty giải trí. Mới đây, Taylor Swift đã tổ chức chuyến lưu diễn trên toàn thế giới ""The Eras Tour"" - tour diễn đầu tiên của cô, có giá trị lên tới hàng tỷ USD. Với kho tàng âm nhạc phong phú của mình, Taylor Swift đã đem đến những trải nghiệm tuyệt vời và làm hài lòng hàng triệu người hâm mộ trên khắp 5 châu lục. Ngoài ra, “The Eras Tour” còn tác động tích cực đến nền kinh tế của các nước mà nữ ca sĩ này lưu diễn. Sau thành công vang dội với 6 đêm diễn tại Singapore hồi đầu tháng 3, Taylor Swift sẽ tiếp tục “The Eras Tour” đến cuối năm nay tại các quốc gia châu Âu và châu Mỹ, với điểm dừng chân cuối cùng tại Canada. Ước tính sau khi chuyến lưu diễn kết thúc, tài sản của Taylor Swift sẽ vượt ngưỡng 2 tỷ USD. Năm 2024, Taylor Swift tiếp tục chuỗi thành công của mình khi xuất sắc giành được giải Grammy thứ 4 cho “Album xuất sắc nhất” - thành tích mà chưa nghệ sĩ nào làm được. Taylor Swift cũng đã nhận được sự chú ý khi năm 2023, Tạp chí Time đã vinh danh cô là “Nhân vật của năm”. Đây cũng là lần đầu tiên một nghệ sĩ giải trí đạt được danh hiệu này. "," Taylor Swift, nữ ca sĩ - nhạc sĩ người Mỹ nổi tiếng thế giới, đã chính thức góp mặt trong danh sách những tỷ phú của Forbes với khối tài sản trị giá lên tới 1,1 tỷ USD. Theo công bố của Forbes, Taylor Swift là nghệ sĩ đầu tiên trở thành tỷ phú chỉ nhờ các hoạt động âm nhạc của mình. Taylor Swift đã tổ chức chuyến lưu diễn trên toàn thế giới ""The Eras Tour"" - tour diễn đầu tiên của cô, có giá trị lên tới hàng tỷ USD. Sau thành công vang dội với 6 đêm diễn tại Singapore hồi đầu tháng 3, Taylor Swift sẽ tiếp tục ""The Eras Tour"" đến cuối năm nay tại các quốc gia châu Âu và châu Mỹ, với điểm dừng chân cuối cùng tại Canada. Ước tính sau khi chuyến lưu diễn kết thúc, tài sản của Taylor Swift sẽ vượt ngưỡng 2 tỷ USD. Taylor Swift cũng đã nhận được sự chú ý khi năm 2023, Tạp chí Time đã vinh danh cô là ""Nhân vật của năm"". Đây cũng là lần đầu tiên một nghệ sĩ giải trí " 206,"Chuyển đổi không gian kiến trúc làng cổ vùng Đông Nam Bộ. (Xây dựng) – Ngày 01/4, Viện Kiến trúc Quốc gia đã tổ chức Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện cho nghiên cứu sinh (NCS) Nguyễn Thành Công với đề tài luận án “Chuyển đổi không gian kiến trúc làng cổ vùng Đông Nam Bộ”, chuyên ngành Kiến trúc, mã số 9.58.01.01.Tại Hội đồng, các thành viên Hội đồng đều nhận xét, thống nhất và đánh giá cao với các đóng góp, nghiên cứu, điều tra xã hội học, đề xuất chuyển đổi, chuyển hóa, phát triển không gian kiến trúc về làng cổ vùng Đông Nam Bộ được trình bày trong luận án.Theo đó, Luận án đã nhận diện sự chuyển đổi không gian kiến trúc làng cổ vùng Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và phân tích quá trình chuyển đổi không gian 14 làng cổ tại Đông Nam Bộ - một quá trình liên tục nhằm thích ứng với biến đổi và đô thị hóa mạnh ở các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường…Những kết quả của luận án được đánh giá mang lại 3 đóng góp mới. Thứ nhất là nhận diện sự chuyển đổi của không gian kiến trúc làng cổ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ. Việc nhận diện được thực hiện thông qua khái quát thực trạng phát triển và phân tích các kiểu hình thức chuyển đổi của 14 làng truyền thống đại diện cho 6 tỉnh miền Đông Nam Bộ tại các khu vực khác nhau. Thứ hai là xây dựng bộ tiêu chí nhằm xác định mức độ chuyển đổi của các làng cổ vùng Đông Nam Bộ. Thứ ba là định hướng giải pháp tổ chức không gian kiến trúc làng cổ theo hướng ứng xử phù hợp với các tình trạng biến đổi khác nhau. Luận án đã đề xuất cấu trúc các làng có di sản cần bảo tồn, các làng cải tạo chỉnh trang và định hướng phát triển kiến trúc xây mới, trên cơ sở đó ứng dụng các nghiên cứu vào trường hợp làng cổ Phú Hội. Kết quả nghiên cứu là tài liệu quan trọng góp phần nâng cao hiểu biết về kiến trúc làng truyền thống vùng Đông Nam Bộ, có ý nghĩa thực tiễn trong tổ chức không gian kiến trúc đối với sự chuyển đổi các khu vực định cư truyền thống trong bối cảnh biến đổi kinh tế - xã hội và tốc độ đô thị hóa hiện nay.Luận án đã đưa ra giải pháp không gian của 3 không gian chức năng làng, bao gồm: Không gian cư trú; Không gian kinh tế; Không gian sinh thái - nghỉ dưỡng – sinh hoạt cộng đồng. Các không gian này không hoàn toàn bao chứa các hạng mục quỹ đất như các quy định hiện hành của Việt Nam về quy hoạch. Việc phân tách như trên sẽ hiệu quả hơn trong việc tổ chức không gian, vừa bảo vệ được di sản vật thể và di sản phi vật thể của làng cổ, vừa thuận lợi cho việc phát triển và điều tiết trong tương lai.Sau khi họp và bỏ phiếu kín, Hội đồng đánh giá cao chất lượng, hàm lượng học thuật của luận án và tố chất nghiên cứu của nghiên cứu sinh, đề nghị mghiên cứu sinh tiếp thu và hoàn thiện các ý kiến đóng góp tại Hội đồng. 7/7 thành viên Hội đồng bỏ phiếu đồng ý NCS Nguyễn Thành Công đạt điều kiện, xứng đáng nhận học vị Tiến sĩ."," Luận án ""Chuyển đổi không gian kiến trúc làng cổ vùng Đông Nam Bộ"" của NCS Nguyễn Thành Công đã được đánh giá cao và đạt điều kiện để nhận học vị Tiến sĩ. Luận án này đã nhận diện sự chuyển đổi không gian kiến trúc làng cổ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ, xây dựng bộ tiêu chí để xác định mức độ chuyển đổi của các làng cổ và định hướng giải pháp tổ chức không gian kiến trúc làng cổ theo hướng ứng xử phù hợp với các tình trạng biến đổi khác nhau. Luận án cũng đã đề xuất cấu trúc các làng có di sản cần bảo tồn, các làng cải tạo chỉnh trang và định hướng phát triển kiến trúc xây mới, trên cơ sở đó ứng dụng các nghiên cứu vào trường hợp làng cổ Phú Hội. Kết quả nghiên cứu là tài liệu quan trọng góp phần nâng cao hiểu biết về kiến trúc làng truyền thống vùng Đông Nam Bộ, có " 207,"Hiện trạng ngổn ngang tại dự án công viên hơn 600 tỷ đồng ở Thanh Hóa. (Xây dựng) - Sau nhiều năm “đắp chiếu”, dự án Công viên nước Đông Hương, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa mới đây trở thành tâm điểm dư luận, khi công trình tồn tại nhiều hố nước sâu, khiến một nam sinh lớp 7 tử vong sau khi xuống tắm.Sự việc xảy ra vào khoảng 14h ngày 27/3, một nhóm khoảng 15 học sinh ra hồ nước tại dự án Công viên nước Đông Hương chơi. Có 2 học sinh xuống hồ tắm, một em bị đuối nước. Nạn nhân được xác định là em N.H.H. (13 tuổi, học sinh lớp 7, trú đường Hàm Nghi, phường Đông Hương). Theo quan sát của phóng viên, thời điểm trên, tại công trình nhiều hạng mục đã được thi công nham nhở, tuy nhiên không có bất cứ hoạt động xây dựng nào. Khu vực thi công lòng hồ không có rào chắn, chỉ có một số biển cảnh báo mới được đơn vị thi công cắm sau khi nam sinh lớp 7 bị đuối nước. Phía trước công viên cỏ cây mọc um tùm, là nơi chứa vật liệu xây dựng thải, cùng các đồ dùng người dân vứt bỏ. Phía trong, khu vực lòng hồ rộng hơn 6ha đang thi công dở dang, hồ được đào, múc nham nhở tạo thành các bờ vách dựng đứng, có vị trí cao tới 2m, nước sâu, tạo thành “bẫy” đuối nước. Một người dân sống cạnh công viên cho biết, đơn vị thi công lòng hồ múc đất, cát đưa lên bờ tạo thành những hố sâu. Vào ngày nghỉ, người dân ra hồ câu cá rất nhiều, ngày nào cũng có các cháu học sinh ra chơi, xuống hồ tắm. Tuy nhiên, không có bảo vệ trông coi cũng như không có rào chắn nên mọi người, nhất là các cháu nhỏ thoải mái ra vào... và sự việc đau lòng đã xảy ra vào chiều ngày 27/3, cướp đi mạng sống của một học sinh lớp 7. Dự án thi công được một thời gian rồi dừng hẳn, người dân mong muốn chủ đầu tư, nhà thầu cần tăng cường giám sát, bảo vệ, lắp đặt rào chắn, biển báo, cũng như hoàn thành sớm công viên để người dân có nơi vui chơi, thể dục, cũng như tránh xảy ra những tai nạn thương tâm như vừa qua.Thông tin từ UBND thành phố Thanh Hóa cho biết, dự án Công viên nước Đông Hương chậm tiến độ là do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng. Cuối năm 2023, 9 hộ nằm trong khuôn viên dự án mới giải phóng xong. Cùng với đó, thành phố yêu cầu đơn vị thi công tăng cường công tác bảo vệ, rào chắn để đảm bảo an toàn. Được biết, tai nạn liên quan đến công tác thi công công trình không phải hiếm gặp ở nước ta. Mới đây, Công an huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến vụ việc một học sinh lớp 6 ở xã Cam Thủy tử vong tại hố công trình cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ (vụ việc xảy ra ngày 28/10/2023). Thời điểm xảy ra vụ việc, vị trí hố công trình nơi đang thi công cống hộp băng qua cao tốc không có biển cảnh báo và rào chắn. Công trình này do Công ty Cổ phần giao thông số 1, địa chỉ tại thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang thi công. Theo thông tin ban đầu, vị trí hố công trình nơi đang thi công cống hộp băng qua cao tốc không có biển cảnh báo và rào chắn. Theo tìm hiểu, dự án Công viên nước Đông Hương có tổng mức đầu tư dự án lên đến hơn 600 tỷ đồng, được thực hiện trên khu đất rộng gần 20ha tại phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa. Trong đó, đất xây dựng lòng hồ là hơn 6ha, đất tái định cư 1,1ha, đất ở thương mại là 3,34ha, còn lại là đất giao thông, cây xanh… Tiền sử dụng đất nộp ngân sách Nhà nước là 5,7 tỷ đồng. Tháng 12/2015, UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết định số 5306 về việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất Công viên nước Đông Hương. Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ định cho liên danh Công ty Cổ phần Hoàng Kỳ và Công ty Cổ phần Đầu tư Trung tâm thương mại Bờ Hồ làm chủ đầu tư dự án. Ngày 05/12/2017, UBND tỉnh Thanh Hoá có Công văn số 245/TB-UBND thông báo kết luận của ông Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về các dự án vi phạm Luật Đất đai 2013. Trong danh sách các dự án vi phạm có Dự án Công viên nước Đông Hương. Phải tới ngày 18/6/2018, UBND tỉnh Thanh Hóa mới có quyết định giao đất đợt 1 là gần 14ha cho chủ đầu tư thực hiện dự án. Tháng 3/2022, UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu các Sở Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa, UBND TP Thanh Hóa và các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân chậm trễ trong việc xác định và thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất, chậm trễ trong việc bàn giao đất trên thực địa theo quy định, chậm trễ trong việc giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu làm rõ tính pháp lý khi liên danh Công ty Cổ phần Hoàng Kỳ và Công ty Cổ phần Đầu tư Trung tâm thương mại Bờ Hồ sử dụng đất, đầu tư xây dựng công trình dự án trong khi chưa được bàn giao đất, làm rõ trách nhiệm của đơn vị, cá nhân liên quan."," Dự án Công viên nước Đông Hương, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa, đã trở thành tâm điểm dư luận sau khi một học sinh lớp 7 tử vong sau khi xuống tắm tại công trình. Dự án này đã được thực hiện trên khu đất rộng gần 20ha với tổng mức đầu tư lên đến hơn 600 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án chậm tiến độ do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng. Cuối năm 2023, 9 hộ nằm trong khuôn viên dự án mới giải phóng xong. Thành phố yêu cầu đơn vị thi công tăng cường công tác bảo vệ, rào chắn để đảm bảo an toàn. Tai nạn liên quan đến công tác thi công công trình không phải hiếm gặp ở nước ta. Mới đây, Công an huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến vụ việc một học sinh lớp 6 ở xã Cam Thủy tử vong tạ" 208,"Đa dạng nguồn vốn ưu đãi cho tam nông. Ngoài gói tín dụng ưu đãi 8.000 tỷ đồng mới được Agribank bổ sung thêm, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu lâm sản, thủy sản nói riêng và các khách hàng lĩnh vực tam nông nói chung có thể tiếp cận nhiều chương trình tín dụng ưu đãi khác với tổng hạn mức hàng trăm nghìn tỷ đồng. Hệ thống Agribank thống nhất áp dụng lãi suất cho vay bình quân các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN là 4%/năm, lãi suất cho vay thông thường tối thiểu là 5%/năm (ngắn hạn) và 6% (trung dài hạn). Với mức bình quân lãi suất cho vay ở mức thấp như kể trên, nhiều chương trình tín dụng ưu đãi mà ngân hàng này đang triển khai được các chi nhánh tại khu vực các tỉnh, thành phía Nam đánh giá rằng ngân hàng có nhiều thuận lợi để mở rộng cho vay và giải ngân hỗ trợ khách hàng.Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Hoàng Lê Duy, Phó giám đốc chi nhánh Agribank cho rằng, hiện nay hầu như các lĩnh vực cho vay của Agribank đều áp dụng các chương trình giảm lãi suất vì thế khách hàng có khá nhiều lựa chọn. Chẳng hạn, ở lĩnh vực nông sản, thủy sản, nếu doanh nghiệp đủ điều kiện vay theo chương trình tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng (Công văn 1813/NHNN-TD) thì có thể tiếp cận gói vay 8.000 tỷ đồng được Agibank triển khai đến hết tháng 6/2024. Nếu khách hàng không đủ điều kiện hoặc không thuộc đối tượng ưu đãi của gói này, có thể tiếp cận vốn vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP (về ưu đãi tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn); hoặc vay theo gói 15.000 tỷ đồng (tài trợ các dự án đầu tư thuộc 6 ngành trọng điểm và dự án thuộc lĩnh vực xanh); gói 10.000 tỷ đồng dành cho DNNVV phục vụ sản xuất kinh doanh. “Tất cả các gói vay này đều đang được ngân hàng giảm từ 1-2% lãi suất đến hết 2024. Vì thế, có thể nói khách hàng có nhu cầu vay đều có thể được xem xét hỗ trợ giảm lãi”, ông Duy nói. Thực tế, ở hầu hết các chi nhánh Agribank khu vực phía Nam, thời gian qua bên cạnh chương trình tín dụng ưu đãi dành riêng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản thì đa số các chương trình hỗ trợ lãi suất tín dụng khác đều nhắm đến khối doanh nghiệp tam nông với dư nợ tăng trưởng mạnh ở các ngành chủ đạo như thủy sản, lúa gạo, cây ăn quả, cây công nghiệp và chăn nuôi. Thống kê của NHNN chi nhánh tỉnh Bình Thuận cho thấy, đến hết tháng 3/2024, tổng dư nợ của các TCTD tại địa phương này đạt khoảng hơn 88.700 tỷ đồng thì trong đó, dư nợ cho vay ưu tiên đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đạt gần 50 tỷ đồng, chiếm 56,6%. Mặc dù không nhiều doanh nghiệp tiếp cận được gói tín dụng ưu đãi 1-2% lãi suất đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành thủy sản vẫn được các ngân hàng cho vay ưu đãi khoảng 18.500 tỷ đồng theo chương trình cho vay các nhóm lĩnh vực ưu tiên với lãi suất từ 4-5%/năm. Các doanh nghiệp, hợp tác xã trồng, chế biến thanh long xuất khẩu cũng tiếp cận được khoảng gần 7.000 tỷ đồng vốn vay có hỗ trợ 1-2% lãi suất (cho vay ưu đãi các lĩnh vực có thế mạnh của địa phương). Tương tự, tại Đồng Tháp, An Giang đại diện chi nhánh NHNN tại các địa phương cho biết, hiện nay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nói chung, sản xuất chế biến, xuất khẩu thủy sản, lúa gạo nói riêng đang được khá nhiều NHTM ưu đãi về lãi suất khi vay vốn. Tăng trưởng dư nợ ở các lĩnh vực này tại nhiều tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long đang cao hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung trong khi lãi suất cho vay đa số được ưu đãi giảm 1-1,5% so với cho vay thông thường. Đơn cử tại Đồng Tháp, theo thống kê đến cuối tháng 3/2024, tổng dư nợ của các TCTD đạt khoảng 106.931 tỷ đồng. Trong số này các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản chiếm khoảng gần 13.200 tỷ đồng và các doanh nghiệp ngành lúa gạo cũng có dư nợ khoảng hơn 14.050 tỷ đồng. Tại An Giang, cũng đến cuối quý I/2024, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đạt khoảng 114.150 tỷ đồng. Trong đó, riêng lĩnh vực nuôi trồng, chế biến xuất khẩu thủy sản các doanh nghiệp, hộ nuôi đã tiếp cận khoảng 14.860 tỷ đồng vốn vay. Các doanh nghiệp lĩnh vực lúa gạo cũng đã được giải ngân cho vay khoảng 16.730 tỷ đồng. Tất cả các khoản vay đều được hệ thống ngân hàng áp dụng cho vay theo nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên với mức lãi suất giảm 1-1,5% so với các khoản vay thông thường. Theo nhận định của một số lãnh đạo chi nhánh NHNN và NHTM tại Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện nay mặt bằng lãi suất cho vay các kỳ hạn nói chung đang ở mức thấp. Riêng đối với lĩnh vực nông lâm thủy sản, từ nhiều năm qua Chính phủ và NHNN đã chỉ đạo hệ thống NHTM triển khai hàng loạt chương trình tín dụng ưu đãi, bao gồm cả các chương trình tín dụng ưu tiên xuyên suốt và các chương trình tín dụng theo gói có hỗ trợ lãi suất để “gỡ khó” cho doanh nghiệp trong các thời điểm, bối cảnh nhất định. Vì thế có thể nói, mức lãi suất cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn hiện nay là thấp nhất và khách hàng có nhiều lựa chọn nhất trong việc tiếp cận các khoản vay ưu đãi. Tuy nhiên, để vừa đảm bảo triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ tín dụng, vừa quản lý tốt hoạt động cho vay, thu nợ, giảm nguy cơ nợ xấu phát sinh đối với các gói tín dụng ưu đãi (như đã từng xảy ra đối với chương trình cho vay tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP), các NHTM cần rà soát kỹ hồ sơ, nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng, không vì lãi suất cho vay thấp và khuyến khích khách vay quá nhiều dẫn đến rủi ro về tín dụng thời gian tới."," Tóm tắt: Ngành nông nghiệp, nông thôn đang được hỗ trợ tín dụng ưu đãi từ các ngân hàng, trong đó Agribank đã bổ sung thêm gói tín dụng ưu đãi 8.000 tỷ đồng. Lãi suất cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn hiện nay là thấp nhất và khách hàng có nhiều lựa chọn nhất trong việc tiếp cận các khoản vay ưu đãi. Tuy nhiên, các ngân hàng cần rà soát kỹ hồ sơ, nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng để đảm bảo tín dụng an toàn." 209,"Cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành hơn 1.100 loại thuốc. Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có các quyết định cấp giấy đăng ký lưu hành, gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với hơn 1.100 loại thuốc khác nhau.Theo đó, Cục Quản lý Dược đã ban hành danh mục khoảng 880 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, bao gồm 595 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 5 năm, và 285 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 3 năm. Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ sở sản xuất sản xuất, kinh doanh thuốc chỉ được đưa ra lưu hành các thuốc kiểm soát đặc biệt, khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, phạm vi kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở, đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 143 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược. Theo Cục Quản lý Dược, các thuốc được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại quyết định này được tiếp tục sử dụng số đăng ký đã cấp trước khi gia hạn trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày được cấp số đăng ký gia hạn theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BYT. Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ sở sản xuất phối hợp với các cơ sở điều trị để thực hiện theo đúng các quy định hiện hành về thuốc kê đơn, theo dõi an toàn, hiệu quả, tác dụng không mong muốn của thuốc trên người Việt Nam và tổng hợp, báo cáo theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 08/2022/TT-BYT đối với 881 thuốc vừa được gia hạn. Bên cạnh đó, Cục quản lý Dược cũng ban hành quyết định về việc ban hành danh mục 179 thuốc sản xuất trong nước được cấp giấy đăng ký lưu hành, trong đó gồm 177 thuốc có giấy đăng ký trong 5 năm, 2 thuốc còn lại có giấy đăng ký 3 năm. Đặc biệt, trong đợt gia hạn lần thứ 12 này, Cục Quản lý Dược đã có quyết định công bố danh mục 93 thuốc, nguyên liệu làm thuốc có giấy đăng ký lưu hành được tiếp tục sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 80/2023/QH15 ngày 9/1/2023 của Quốc hội. Trước đó, ngày 12/3, Cục Quản lý Dược đã công bố gần 900 loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc khác nhau được gia hạn. Theo đó, số thuốc, nguyên liệu làm thuốc được gia hạn này đều được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Như vậy, các sản phẩm thuốc trong nước và nước ngoài được cấp mới số đăng ký lưu hành, gia hạn số đăng ký thời gian qua khá đa dạng về nhóm tác dụng dược lý gồm thuốc điều trị ung thư, tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, thuốc kháng virus, thuốc điều trị bệnh lý đường hô hấp, thuốc kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, kháng viêm thông thường khác... và các loại vaccine, sinh phẩm có nhu cầu sử dụng nhiều trong khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh."," Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ban hành các quyết định cấp giấy đăng ký lưu hành, gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với hơn 1.100 loại thuốc khác nhau. Trong đó, có khoảng 880 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, bao gồm 595 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 5 năm, và 285 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 3 năm. Các thuốc được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại quyết định này được tiếp tục sử dụng số đăng ký đã cấp trước khi gia hạn trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày được cấp số đăng ký gia hạn theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BYT. Các cơ sở sản" 210,"Vinpearl Safari - “Thiên đường du lịch xanh” của Phú Quốc. GDVN - Những năm vừa qua, tour Night Safari là điểm nhấn mới đưa du khách khám phá cuộc sống về đêm đầy kỳ bí của muôn loài.Được đông đảo du khách định danh là nơi “nhất định phải ghé” khi đến du lịch Phú Quốc, Vinpearl Safari đã nhanh chóng trở thành thương hiệu “điểm đến xanh” của đảo ngọc, là lựa chọn hàng đầu của du khách yêu thiên nhiên. “Mái ấm hoang dã” đặc biệt này vẫn luôn nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình tham gia công tác bảo tồn quốc tế, cứu hộ và chăm sóc, mang đến phúc trạng tốt nhất cho gần 4.000 cá thể thuộc hơn 200 loài đang sinh sống giữa thảm thực vật nhiệt đới đầy nhựa sống trên mũi Gành Dầu. Dấu ấn “Safari trên đảo đa dạng loài và nhiều cá thể nhất thế giới” Chuyến xe bus điện đang thong thả tiến vào khu vực bán hoang dã, đưa du khách trải nghiệm hành trình “thú thả, người nhốt” độc nhất vô nhị tại Vinpearl Safari. Bất ngờ một cá thể gấu ngựa chặn giữa đường di chuyển khiến chuyến xe phải tạm dừng và chờ đợi.Các thành viên nhí hò reo phấn khích, thậm chí còn thử “chạm” vào người bạn khổng lồ thông qua vách kính sau khi được hướng dẫn viên động viên, giải thích về độ an toàn của xe cũng như tập tính loài gấu không tấn công người khác nếu không “ngửi” thấy mối đe dọa. “Chuyện bị gấu, hổ, sư tử… chặn xe diễn ra rất thường xuyên ở khu bán hoang dã. Đây cũng chính là “đặc sản” khiến mỗi du khách thích thú, không biết điều gì đang chờ đợi trong hành trình “thú thả, người nhốt”. Trong lúc chờ đợi những anh bạn này nhường đường, các thành viên trên xe có thể chơi trò tìm hổ, sư tử trốn sâu trong rừng, hoặc nhân đó tìm hiểu thêm về lịch sử loài, nghe những giai thoại về các cá thể ở Vinpearl Safari” - Trần Hoàng Huy - hướng dẫn viên phân khu safari chia sẻ. Khoảng 5 phút sau, như đã chán với chiếc bus quá hiền lành, chú gấu từ tốn quay trở về khu vườn xanh mướt của đàn, nơi có hai anh bạn khác đang tắm hồ, một cá thể khác đang trèo cây lấy mật… Ngắm nhìn quang cảnh thanh bình, đầy vui nhộn ấy, nhiều du khách đều ồ lên kinh ngạc “không tưởng tượng được” ngày đầu về Vinpearl Safari, đa phần các thành viên của đàn gấu này đều trong trạng thái rối loạn hành vi nghiêm trọng, thường xuyên “hóa điên” do bị nuôi nhốt lâu ngày trong chuồng trại chật hẹp với điều kiện sống không đảm bảo.26 chú gấu ngựa và hàng nghìn cá thể khác được cứu hộ, chuyển giao bảo tồn tại Vinpearl Safari đã thực sự tìm được “mái nhà xanh” ở Việt Nam đảm bảo điều kiện phúc trạng động vật, mang đến môi trường sống gần với tự nhiên nhất cho muôn loài. Du khách có thể cảm nhận rõ sự oai nghiêm của những vị chúa sơn lâm – hổ belgan hay vua của thảo nguyên sư tử châu Phi tự tại cai trị lãnh địa riêng. Đàn tê giác, ngựa vằn, linh dương, hươu cao cổ… nô đùa, chen chân kiếm thức ăn trên vùng thảo nguyên savan phóng khoáng ngay giữa miền nhiệt đới.Những năm vừa qua, tour Night Safari là điểm nhấn mới đưa du khách khám phá cuộc sống về đêm đầy kỳ bí của muôn loài. Vẫn giữa bối cảnh thảo nguyên savan hoang vu, du khách hồi hộp quan sát và tìm kiếm những cá thể hồng hạc, linh dương…; chứng kiến đàn hổ, sư tử “ẩn thân” sau khi về chuồng; tương tác với những cô nàng hươu cao cổ tò mò và lém lỉnh vòi đồ ăn vặt, ngựa vằn béo tròn “kết thân” và lắng nghe “bản giao hưởng hoang dã” du dương nổi bật giữa cánh rừng đêm u tịch.Bên cạnh hành trình chu du “thú thả người nhốt” đầy kỳ thú, du khách có thể thư thả dạo bước dưới những tán cây kơ nia, cây họ dầu kỳ vĩ tỏa bóng xanh mát, đàn vượn lanh lợi chuyền cành, hú vang gọi nhau; heo vòi, hà mã… hiền lành đào đất, tắm táp trong bể nước; những chú voi khổng lồ hiền lành cọ vòi xin mía, chuối… Khu vực Kid’s Zoo lại níu chân những vị khách nhí trong và ngoài nước với vô số hoạt động giáo trí hấp dẫn: kết thân với thú non, “nhập vai” nhân viên vườn thú zoo-keeper học cách chế biến thức ăn, chăm sóc những người bạn nhỏ… Sở hữu qui mô hàng đầu Đông Nam Á, nơi đây mang đến cho du khách muôn phương không gian khám phá thiên nhiên “hiếm có khó tìm” và không gian sống lý tưởng cho gần 4.000 sinh vật thuộc 200 loài - trong đó có khoảng 40 loài nguy cấp, hệ sinh thái thực vật đa dạng với 1.200 loài. Năm 2024, Vinpearl Safari được Liên minh Kỷ lục Thế giới Worldkings công nhận là “Safari trên đảo đa dạng loài với số lượng cá thể động vật nhiều nhất thế giới”. Mái nhà xanh nuôi dưỡng sự sống sinh sôi Những ngày vừa qua, đông đảo cộng đồng yêu động vật bị cô bé hắc tinh tinh tên Mây tại Vinpearl Safari “đốn tim” bởi vẻ ngoài thông minh, lém lỉnh. Hơn hết, câu chuyện “hồi sinh” diệu kỳ của cá thể non đặc biệt vừa khai sinh ngày 18/5/2023 tại Phú Quốc. Mây là con đầu lòng của cặp hắc tinh tinh có tên khoa học là Pan troglodytes xuất xứ từ châu Phi, được đưa về Vinpearl Safari theo chương trình bảo tồn cấp quốc tế do đang nằm trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng (EN) theo Sách đỏ IUCN và nằm trong phụ lục một của Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp CITES. Quá trình ghép đôi của bố mẹ được theo dõi chặt chẽ, với chế độ chăm sóc đặc biệt để đảm bảo dinh dưỡng, thể trạng tốt nhất. Thế nhưng chỉ 11 ngày sau sinh, Mây bị bỏ bú suốt 13 tiếng vì cá thể mẹ thiếu sữa, bối rối trong lần đầu sinh con.Đội ngũ bác sĩ, nhân viên chăm sóc tách Mây khỏi đàn để nuôi bộ (hình thức nuôi thú non trong môi trường không có bố mẹ). Trong suốt 10 tháng qua, Mây trở thành “siêu sao” được cưng chiều nhất, và cũng có nhiều khoảnh khắc, câu chuyện được lan tỏa trên tiktok, fanpage của Vinpearl Safari nhất. Dù phải sống tách riêng, đều đặn mỗi ngày, Mây được chở bằng xe đạp xuống chuồng trại thăm bố mẹ. Ngày Mây đầy tháng, đội ngũ cán bộ nhân viên, bác sĩ tổ chức thổi nến chúc mừng tiểu tinh tinh bình phục, khỏe mạnh. Mây cũng có riêng một lịch sinh hoạt rất khoa học bao gồm giờ ăn, giờ chơi, giờ đi thăm bố mẹ, giờ tập bú, tập leo trèo để phát triển bản năng hoang dã của loài.Mây chỉ là một trong 700 cá thể động vật, trong đó có các loài quý hiếm, nguy cấp như tê giác, hươu cao cổ, linh dương vằn bông, voọc bạc, cầy mực, vượn Pile... được Vinpearl Safari nỗ lực chăm sóc sinh sản trong 9 năm qua. Bên cạnh đó, công viên chăm sóc và bảo tồn động vật bán hoang dã hàng đầu Đông Nam Á cũng là đơn vị tích cực tham gia các hoạt động trao đổi, bảo tồn động vật với tổ chức, vườn thú uy tín trên thế giới. Đó là chương trình Bảo tồn gà lôi lam mào trắng đang được tích cực xúc tiến cùng với Hội Chim Trĩ Thế Giới và các vườn thú quốc tế nhằm tái thả loài gà đặc hữu quý hiếm này về môi trường tự nhiên Việt Nam. Vừa qua, 2 cá thể đười ươi Sumantra từ Đức cũng đã chính thức gia nhập Vinpearl Safari Phú Quốc sau hàng loạt hoạt động kiểm tra cơ sở vật chất, điều kiện phúc trạng động vật… từ vườn thú đối tác.Với quy mô tầm cỡ, sự đầu tư bài bản, tiên phong trong công tác quản lý và bảo tồn, cùng đội ngũ nhân viên chăm sóc, bác sĩ, chuyên gia chuyên môn cao và yêu nghề, Vinpearl Safari Phú Quốc sớm trở thành thành viên của các tổ chức uy tín thế giới: Hiệp Hội vườn thú Thế giới (WAZA), Hiệp Hội vườn thú Đông Nam Á (SEAZA)... Vinpearl Safari Phú Quốc từng đăng cai thành công hội nghị thường niên của SEAZA, thu hút đông đảo giới khoa học thế giới về bảo tồn tự nhiên tham gia.Toạ lạc trong siêu quần thể du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thương mại dịch vụ hoàn chỉnh hàng đầu châu Á - Phú Quốc United Center, Vinpearl Safari xứng danh với thương hiệu “điểm đến xanh” của đảo ngọc, kết nối hoàn hảo với hệ sinh thái trải nghiệm “tất cả trong một – all in one” độc đáo nơi đây. Không chỉ góp phần ghi dấu năng lực bảo tồn tự nhiên của Việt Nam trên bản đồ thế giới, “mái nhà hoang dã” này còn là điểm nhấn độc đáo giữa hàng nghìn tiện ích và hoạt động giải trí kỷ lục, chưa từng có được Vinpearl – Vingroup phát triển, ghi dấu cùng hành trình 20 năm rực rỡ của thành phố đảo Phú Quốc."," Vinpearl Safari, một ""thiên đường du lịch xanh"" của Phú Quốc, đã trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của du khách yêu thiên nhiên. Với hơn 4.000 cá thể thuộc hơn 200 loài, Vinpearl Safari đã tham gia công tác bảo tồn quốc tế, cứu hộ và chăm sóc động vật. Tour Night Safari là điểm nhấn mới đưa du khách khám phá cuộc sống về đêm đầy kỳ bí của muôn loài. Du khách có thể thư thả dạo bước dưới những tán cây kơ nia, cây họ dầu kỳ vĩ tỏa bóng xanh mát, những chú voi khổng lồ hiền lành cọ vòi xin mía, chuối... Khu vực Kid’s Zoo lại níu chân những vị khách nhí trong và ngoài nước với vô số hoạt động giáo trí hấp dẫn: kết thân với thú non, “nhập vai” nhân viên vườn thú zoo-keeper học cách chế biến thức ăn, chăm sóc những người bạn nhỏ... Vinpearl Safari được Liên minh Kỷ lục Thế giới Worldkings công nhận là ""Safari trên đảo đa dạng lo" 211,"Hà Nam tổ chức Hội khỏe Phù Đổng lần thứ VII năm 2024. Ngày 3/4, tại Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Hà Nam diễn ra lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Hà Nam lần thứ VII năm 2024 Tham dự sự kiện có Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy; Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi; lãnh đạo tỉnh Hà Nam, các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.Phát biểu khai mạc, ông Trần Xuân Dưỡng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Hà Nam lần thứ VII khẳng định: Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Hà Nam lần thứ VII là ngày hội thể thao truyền thống có quy mô lớn nhất của học sinh phổ thông, là đỉnh cao của phong trào thể thao học đường được tổ chức để cổ vũ phong trào thể dục, thể thao trong nhà trường, tạo sức lan tỏa tới toàn xã hội; nhằm tiếp tục duy trì và đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.Đây cũng là dịp để biểu dương lực lượng, đánh giá kết quả công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể dục, thể thao, thúc đẩy phong trào thể thao học đường thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Với tinh thần “Khoẻ để học tập, khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Khỏe để xây dựng quê hương Hà Nam, hội nhập và phát triển bền vững”, Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Hà Nam lần này đã hội tụ 1.212 vận động viên với 53 nội dung thuộc 05 môn thi đấu trong khuôn khổ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, bao gồm: Bóng bàn, Bóng đá, Cầu lông, Cờ vua, Điền kinh. Đây là cơ hội cho các em học sinh được giao lưu, học hỏi, thể hiện đam mê, bộc lộ năng khiếu, tài năng, thể hiện quyết tâm, nỗ lực đạt thành tích cao ở các nội dung thi đấu. Thông qua Hội khỏe Phù Đổng sẽ tuyển chọn các vận động viên xuất sắc tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024. Trong khuôn khổ Lễ khai mạc, các đại biểu và khán giả đã theo dõi các màn trình diễn đặc sắc từ nghi thức rước cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ, khối hồng kỳ và 31 đoàn với hơn 1.000 vận động viên của các Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố, các Trường THPT trong tỉnh và Đoàn trọng tài. Tiếp đó là nghi thức rước đuốc truyền thống Hội khỏe Phù Đổng. Ngọn lửa thiêng lấy từ Đền thờ các anh hùng, liệt sĩ tỉnh Hà Nam do 5 VĐV tiêu biểu của phong trào TDTT ngành Giáo dục tỉnh Hà Nam rước về Nhà thi đấu TDTT tỉnh và được Bí thư Tỉnh ủy thắp vào Đài lửa của Hội khỏe Phù Đổng. Điểm nhấn ấn tượng của lễ khai mạc chính là Chương trình đồng diễn nghệ thuật tổng hợp với chủ đề “Hà Nam sức trẻ - Khát vọng vươn cao” do gần 1.000 em học sinh đến từ các Trường THPT trong tỉnh, Phòng GD&ĐT Thành phố Phủ Lý, Trung tâm VHNT tỉnh biểu diễn, gồm các chương: Rạng rỡ một miền quê, Hà Nam trên đường đổi mới, Hà Nam khát vọng vươn cao."," Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Hà Nam lần thứ VII năm 2024 đã diễn ra với sự tham dự của các lãnh đạo tỉnh Hà Nam, các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Hà Nam lần thứ VII là ngày hội thể thao truyền thống có quy mô lớn nhất của học sinh phổ thông, là đỉnh cao của phong trào thể thao học đường được tổ chức để cổ vũ phong trào thể dục, thể thao trong nhà trường, tạo sức lan tỏa tới toàn xã hội; nhằm tiếp tục duy trì và đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Đây cũng là dịp để biểu dương lực lượng, đánh giá kết quả công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể dục, thể thao, thúc đẩy phong trào thể thao học đường thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục" 212,"Học viện Phụ nữ Việt Nam ra mắt Cổng thông tin điện tử.Chiều 3/4, Học viện Phụ nữ Việt Nam công bố Cổng thông tin điện tử. Đây là một trong các hạng mục đã và đang được triển khai trong dự án chuyển đổi số của Học viện Phụ nữ Việt Nam.Cổng thông tin điện tử được triển khai theo mô hình multi site, cho phép toàn bộ thông tin trên cổng được quản trị tập trung và có khả năng kết nối từ trang chính tới các trang thành viên của Học viện do các Khoa, Viện quản lý. Giao diện chính của Cổng thông tin điện tử được thiết kế nhằm cung cấp cho người dùng tổng quan về Học viện cũng như công khai các thông tin mới nhất trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế của Học viện.Phát biểu tại Lễ Công bố, PGS.TS Trần Quang Tiến, Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam cho biết, thông qua Cổng thông tin điện tử, toàn bộ các tin tức, thông báo, hoạt động, sự kiện mới nhất của Học viện cũng như các đơn vị thành viên đều được truyền tải trực tiếp, nhanh chóng tới những người quan tâm, nhằm tăng khả năng tiếp cận, kết nối Học viện tới xã hội, cộng đồng. Ngoài ra, các dịch vụ như tuyển dụng, tuyển sinh… đều được cung cấp trực tuyến và kết nối trực tiếp với cổng thông tin điện tử. Qua đó, các ứng viên, thí sinh đều có thể dễ dàng theo dõi thông tin, trực tiếp khai báo, đăng ký hồ sơ thông qua hệ thống. Cổng thông tin điện tử Học viện cũng đóng vai trò tích hợp với tất cả các ứng dụng, dịch vụ nội bộ của Học viện trong hệ thống phần mềm chỉ đạo điều hành. Cán bộ, giảng viên cũng như sinh viên Học viện đều được cấp tài khoản định danh và chỉ cần đăng nhập một lần là có thể truy cập tất cả các phần mềm, dịch vụ trong phạm vi được cấp.Đối với sinh viên, Học viện triển khai ứng dụng VWA Connect trên cả 2 nền tảng thiết bị di động và web. Thông qua ứng dụng, sinh viên có thể trực tiếp theo dõi tất cả tin tức, thông báo mới nhất của Học viện cũng như thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến đào tạo, rèn luyện tại Học viện như theo dõi tiến trình đào tạo, rèn luyện, đăng ký tín chỉ, thanh toán trực tuyến… Học viện cũng cung cấp rất nhiều các dịch vụ hành chính ở mức độ toàn trình dành cho sinh viên, cán bộ giảng viên sử dụng trên ứng dụng như đăng ký cấp giấy giới thiệu, đăng ký thi lại, đăng ký bảo lưu,… hoặc đối với giảng viên là đăng ký nghỉ phép, đăng ký hưởng chế độ…"," Học viện Phụ nữ Việt Nam đã công bố Cổng thông tin điện tử, một trong các hạng mục đã và đang được triển khai trong dự án chuyển đổi số của Học viện. Cổng thông tin điện tử được triển khai theo mô hình multi site, cho phép quản trị tập trung và kết nối từ trang chính tới các trang thành viên của Học viện. Giao diện chính của Cổng thông tin điện tử được thiết kế để cung cấp cho người dùng tổng quan về Học viện và công khai các thông tin mới nhất trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế của Học viện. Các dịch vụ như tuyển dụng, tuyển sinh đều được cung cấp trực tuyến và kết nối trực tiếp với cổng thông tin điện tử. Cổng thông tin điện tử Học viện cũng đóng vai trò tích hợp với tất cả các ứng dụng, dịch vụ nội bộ của Học viện trong hệ thống phần mềm chỉ đạo điều hành. C" 213,"Quảng Nam ứng phó nguy cơ xâm mặn, hạn hán trên diện rộng. (Chinhphu.vn) - Trước nguy cơ hạn hán, xâm mặn trên diện rộng, tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch sử dụng nước; kiểm kê nguồn nước tại các hồ chứa thủy lợi, đập dâng để tổ chức cấp nước tiết kiệm; đồng thời yêu cầu các thủy điện vận hành xả nước qua phát điện để hạ du chống hạn và đẩy mặn.Huyện Duy Xuyên là một trong 3 địa phương có diện tích lúa Đông Xuân nhiều nhất của tỉnh Quảng Nam. Vụ Đông Xuân năm nay, huyện gieo sạ gần 500 ha lúa, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nước tưới của trạm bơm điện 19/5. Năm nay từ đầu tháng 3, nước mặn liên tục xâm nhập sâu vào bể hút của trạm bơm điện 19/5 với nồng độ khá cao khiến công trình thủy lợi trọng yếu này hoạt động cầm chừng không thể phục vụ tưới tiêu. Ông Lê Văn Thái (xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên) chia sẻ, vụ Đông Xuân năm nay gia đình ông sản xuất 6 sào lúa, nguồn nước chủ yếu lấy từ sông Thu Bồn qua trạm bơm điện 19/5. Tuy nhiên, nước mặn liên tục xâm nhập đang ảnh hưởng quá trình phát triển của cây lúa: ""Hiện nay lúa đang giai đoạn trổ bông, nếu tình hình nhiễm mặn không được cải thiện thì nguy cơ vụ mùa năm nay sẽ bị thất thu. Mấy ngày nay, HTX đang bơm nước từ sông Thu Bồn lách triều để cung nước tưới cho hoa màu. Vụ Hè Thu tới, những diện tích lúa khó lấy nước thì gia đình sẽ có phương án chuyển qua trồng rau màu"". Ông Lê Đào, Phó Chủ tịch UBND xã Duy Phước cho biết, vụ Đông Xuân 2023-2024 xã có 492 ha. Hiện nay cây lúa đang thời kỳ trổ đòng, tuy nhiên tình trạng xâm nhập mặn trên sông Thu Bồn ảnh hưởng đến quá trình phát triển cây lúa. Dù địa phương đã có những giải pháp tạm thời nhưng thực trạng này làm cho người dân lo lắng đến nguồn nước tưới và năng suất lúa. ""Chính quyền địa phương yêu cầu ngành nông nghiệp thường xuyên đo nồng độ mặn trên sông Thu Bồn để kịp thời bơm nước phục vụ tưới tiêu cho các cánh lúa ở địa phương. Về lâu dài, địa phương khuyến cáo nông dân chuyển đổi những diện tích lúa không chủ động nguồn nước tưới sang trồng cây hoa màu"", ông Đào cho hay. Quảng Nam ứng phó nguy cơ xâm mặn, hạn hán trên diện rộng- Ảnh 2.Còn theo ông Trương Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Nam, vụ Đông Xuân này toàn tỉnh gieo sạ 41.500 ha lúa, hiện nay nhiều diện tích đã trổ bông. Tuy nhiên, nhiều diện tích lúa ở vùng hạ du sông Thu Bồn đang xảy ra hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn. Đơn vị đã phối hợp các nhà máy thủy điện trên thượng nguồn tổ chức vận hành nước để cơ bản đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Tỉnh cũng đã hỗ trợ nông dân chuyển đổi hơn 1.100 ha đất lúa không chủ động nguồn nước sang trồng các loại cây trồng cạn, hoa màu. Đồng thời hỗ trợ, khuyến kích người dân sản xuất nông nghiệp thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu. Trước dự báo nguy cơ xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn trên diện rộng, để chủ động ứng phó, UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn gửi Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du các lưu vực sông trong mùa cạn năm 2024.Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng dẫn Sở NN&PTNT. Đồng thời đơn vị chỉ đạo các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh chủ động xây dựng và triển khai các biện pháp ứng phó; xây dựng kế hoạch sử dụng nước phù hợp; thường xuyên kiểm kê nguồn nước tại các hồ chứa thủy lợi, đập dâng để tổ chức cấp nước tiết kiệm; áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, tưới luân phiên, tưới ""khô, ướt xen kẽ""; thường xuyên kiểm tra và vệ sinh thông thoáng các tuyến kênh dẫn nước nhằm hạn chế tổn thất nước trên kênh. UBND tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị thủy điện Sông Bung, A Vương, Sông Tranh, Công ty cổ phần Phú Thạnh Mỹ, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện I, Công ty cổ phần Thủy điện Đạt Phương Sông Bung tổ chức vận hành xả nước qua phát điện để hạ du chống hạn và đẩy mặn."," Quảng Nam đang ứng phó với nguy cơ xâm mặn và hạn hán trên diện rộng. Tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch sử dụng nước, kiểm kê nguồn nước tại các hồ chứa thủy lợi và đập dâng để tổ chức cấp nước tiết kiệm. Huyện Duy Xuyên là một trong 3 địa phương có diện tích lúa Đông Xuân nhiều nhất của tỉnh Quảng Nam. Vụ Đông Xuân năm nay, huyện gieo sạ gần 500 ha lúa, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nước tưới của trạm bơm điện 19/5. Tuy nhiên, nước mặn liên tục xâm nhập sâu vào bể hút của trạm bơm điện 19/5 với nồng độ khá cao khiến công trình thủy lợi trọng yếu này hoạt động cầm chừng không thể phục vụ tưới tiêu. Trước dự báo nguy cơ xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn trên diện rộng, để chủ động ứng phó, UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn gửi Sở NN&PTNT, UBND các huyện" 214,"Tiền Giang: Cử tri ủng hộ sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã. (Chinhphu.vn) - UBND tỉnh Tiền Giang vừa có báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2023 – 2025.UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, tỉnh đã chỉ đạo UBND thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. UBND thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành đã xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến cử tri, đồng thời hướng dẫn, kiểm tra UBND cấp xã trong quá trình triển khai thực hiện. Tại các xã, phường, thị trấn thực hiện việc sắp xếp, UBND cấp xã thành lập các Tổ lấy ý kiến và phân công nhân sự phục vụ cho quá trình lấy ý kiến cử tri, đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật. Công tác niêm yết danh sách cử tri (bao gồm cử tri thường trú và tạm trú), tài liệu lấy ý kiến được các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc, công khai. Công tác phát phiếu được tiến hành trực tiếp đến từng hộ gia đình theo từng ấp, khu phố. Công tác kiểm phiếu được thực hiện dân chủ, minh bạch, đúng quy định. Kết quả lấy ý kiến cử tri UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Châu Thành, đối với việc nhập thị trấn Tân Hiệp và xã Tân Lý Tây thành 01 đơn vị hành chính, lấy tên gọi là thị trấn Tân Hiệp, 6.290/6.291 cử tri thị trấn Tân Hiệp ủng hộ, đạt tỷ lệ 99,98%; có 11.373/11.381 cử tri xã Tân Lý Tây ủng hộ, đạt tỷ lệ 99,93%. Đối với việc nhập xã Hữu Đạo, xã Dưỡng Điềm và xã Bình Trưng, huyện Châu Thành thành 01 đơn vị hành chính, lấy tên gọi là xã Bình Trưng, có 3.872/3.918 cử tri xã Hữu Đạo ủng hộ, đạt tỷ lệ 98,83%; 5.521/5.610 cử tri xã Dưỡng Điềm ủng hộ, đạt tỷ lệ 98,41%; có 7.887/7.891 cử tri xã Bình Trưng ủng hộ, đạt tỷ lệ 99,95%. Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, đối với việc nhập Phường 1 và Phường 7 thành một đơn vị hành chính, lấy tên gọi là Phường 1, có 5.707/5.745 cử tri Phường 1 ủng hộ, đạt tỷ lệ 99,34%; có 7.425/7.449 cử tri Phường 7 ủng hộ, đạt tỷ lệ 99,68%. Đối với việc nhập Phường 2, Phường 3 và Phường 8 thành một đơn vị hành chính, lấy tên gọi là Phường 2, có 10.610/10.719 cử tri Phường 2 ủng hộ, đạt tỷ lệ 98,98%; có 8.054/8.118 cử tri Phường 3 ủng hộ, đạt tỷ lệ 99,21%; 7.855/8.023 cử tri Phường 8 ủng hộ, đạt tỷ lệ 97,91%. Mời bạn đọc xem Báo cáo Tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Tiền Giang:"," Tỉnh Tiền Giang đã thực hiện việc lấy ý kiến cử tri về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Châu Thành và thành phố Mỹ Tho giai đoạn 2023 – 2025. Kết quả lấy ý kiến cử tri cho thấy, hầu hết cử tri ủng hộ việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Châu Thành, đối với việc nhập thị trấn Tân Hiệp và xã Tân Lý Tây thành 01 đơn vị hành chính, lấy tên gọi là thị trấn Tân Hiệp, 6.290/6.291 cử tri thị trấn Tân Hiệp ủng hộ, đạt tỷ lệ 99,98%; có 11.373/11.381 cử tri xã Tân Lý Tây ủng hộ, đạt tỷ lệ 99,93%. Đối với việc nhập xã Hữu Đạo, xã Dưỡng Điềm và xã Bình Trưng, huyện Châu Thành thành 01 đơn vị hành chính, lấy tên gọi là xã Bình Trưng, có 3.872/3.918 cử tri xã Hữu Đ" 215,"Số phận chưa hồi kết của “ốc đảo” trên sông giữa lòng phố thị Huế. Nhiều người dân Huế rất quan tâm về số phận của “ốc đảo” trên sông Như Ý, đoạn nằm giữa Đập Đá và cầu Vỹ Dạ, sau khi dự án đường đi bộ ven con sông này hoàn thiện.Hình hài dự án đường đi bộ dọc ven sông Như Ý (TP.Huế) đoạn từ Đập Đá đến cầu Vân Dương (TP.Huế) có chiều dài hơn 1,6km, rộng 6m với tổng kinh phí hơn 267 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án (BQLDA) Cải thiện Môi trường nước TP.Huế làm chủ đầu tư đang dần dần hoàn thiện.Những ngày này, công nhân đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục để kịp tiến độ, đưa vào sử dụng vào tháng 6/2024. Nằm sát cạnh bên con đường đi bộ đang thi công ấy, có một khu bãi bồi trên sông Như Ý (thuộc tổ dân phố 8, phường Phú Hội, TP.Huế), đã tồn tại từ lâu nay như một “ốc đảo”.Hình ảnh “ốc đảo” nằm lọt giữa Đập Đá và cầu Vỹ Dạ đã quá quen thuộc với nhiều người dân Huế. Chính vì vậy, số phận của khu đất này ra sao khi dự án đường đi bộ ven sông hoàn thành được rất nhiều người quan tâm.Theo tìm hiểu, hiện sống trên “ốc đảo” có hai vợ chồng già là ông Võ Văn Thứ và bà Nguyễn Thị Hiến. Lúc PV có mặt, trên “ốc đảo” chỉ có một căn nhà lụp xụp nhưng cửa đóng then cài, không bóng người. Trên khu đất, ngoài căn nhà này là một số cây xanh nhiều năm tuổi và rất nhiều am, bàn thờ để phục vụ việc thờ tự của gia chủ.Thời điểm thi công đóng cọc dự án đường đi bộ, đơn vị nhà thầu đã cho gia cố xung quanh “ốc đảo” hệ thống cọc bê-tông lắp ghép để tránh bị ảnh hưởng trong quá trình xây dựng công trình.Theo UBND phường Phú Hội, nguồn gốc khu đất bãi bồi này do ông Võ Văn Đồng và gia đình tạo lập. Thửa đất có hoạ đồ lô đất do Ty điền địa Thừa Thiên cấp ngày 24/8/1970. Năm 1993, ông Đồng lập bảng thuận định thừa kế để uỷ quyền giao cho cháu nội là ông Võ Văn Hướng ở và chịu trách nhiệm hương khói, thời phụng, bảo quản. Năm 1999, ông Hướng mất, hiện tại ông Võ Văn Thứ (con trai ông Võ Văn Đồng) đang quản lý sử dụng đất và các công trình trên đất.UBND phường Phú Hội cũng thông tin, trước đó, thực hiện chỉ đạo của UBND TP.Huế, UBND phường đã phối hợp với Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP.Huế làm việc với ông Võ Văn Thứ. Sau khi nghe thông báo về chủ trương của Nhà nước về việc giải phóng mặt bằng, chỉnh trang cồn đất trên sông Như Ý nằm giữa Đập Đá và cầu Vỹ Dạ, ông Thứ đã chấp hành chủ trương và đồng thời đề nghị Nhà nước đền bù, hỗ trợ thoả đáng cho gia đình. Theo đó, ông Thứ có nguyện vọng xin được bố trí đất để gia đình có nơi ở ổn định.Thời điểm hiện tại, ông Thứ chưa có nhà ổn định, mùa nắng ở trên khu đất trông coi, hương khói. Về mùa mưa bão, khu vực đất này bị ngập lụt nên ông về nhà ngoại ở phường Phú Thượng (TP.Huế) để tạm trú. “Hiện UBND phường đã có báo cáo về nguồn gốc đất, cũng như nguyện vọng của người dân gửi UBND thành phố và đang chờ ý kiến chỉ đạo của thành phố về việc xử lý khu đất này”, lãnh đạo UBND phường Phú Hội cho biết."," Số phận của ""ốc đảo"" trên sông Như Ý, đoạn nằm giữa Đập Đá và cầu Vỹ Dạ, đang được nhiều người dân Huế quan tâm sau khi dự án đường đi bộ ven con sông này hoàn thiện. Hiện tại, hai vợ chồng già là ông Võ Văn Thứ và bà Nguyễn Thị Hiến đang sống trên ""ốc đảo"" này. Trong quá trình thi công đóng cọc dự án đường đi bộ, đơn vị nhà thầu đã cho gia cố xung quanh ""ốc đảo"" hệ thống cọc bê-tông lắp ghép để tránh bị ảnh hưởng trong quá trình xây dựng công trình. UBND phường Phú Hội cũng thông tin, trước đó, thực hiện chỉ đạo của UBND TP.Huế, UBND phường đã phối hợp với Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP.Huế làm việc với ông Võ Văn Thứ. Sau khi nghe thông báo về chủ trương của Nhà nước về việc giải phóng mặt bằng, chỉnh trang cồn đất trên sông Như Ý nằm giữa Đập Đá và cầu Vỹ Dạ, ông Thứ đã chấp hà" 216," Nữ giáo sư có 148 bài báo khoa học giành giải thưởng Kovalevskaia. (Dân trí) - GS.TS Hoàng Thị Thái Hòa, Trưởng khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, vừa vinh dự nhận được quyết định về Giải thưởng Kovalevskaia 2023. GS.TS Hoàng Thị Thái Hòa đã chủ trì 19 đề tài và tham gia 16 đề tài, dự án. Bà đã công bố 148 bài báo khoa học trên các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế, trong đó có 19 bài trên tạp chí ISI/Scopus. Với 92 bài là tác giả chính, bao gồm 12 bài báo ISI/Scopus, bà đã khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, bà được trao 9 giải thưởng cấp quốc gia và cấp tỉnh dành cho các công trình nghiên cứu. Bà cũng nhận được nhiều danh hiệu thi đua khen thưởng như chiến sĩ thi đua cấp Bộ, bằng khen của Thủ tướng chính phủ, bằng khen của Bộ GD&ĐT, bằng khen của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, bằng lao động sáng tạo. Hướng nghiên cứu chính mà GS.TS Hoàng Thị Thái Hòa đang theo đuổi là quản lý tổng hợp đất và dinh dưỡng cây trồng bền vững. Trong đó, lĩnh vực tập trung là nghiên cứu độ phì đất, xây dựng quy trình sản xuất và sử dụng phân bón cho cây trồng ở miền Trung. Đồng thời, bà tập trung vào ứng dụng biện pháp phi hóa học để giảm sử dụng phân bón hóa học, giải quyết vấn đề an toàn nông sản và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong sản xuất cây trồng. GS.TS Hoàng Thị Thái Hòa đã góp phần khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học, chuyển giao khoa học công nghệ và thương mại hóa sản phẩm cho các nữ giảng viên. Bà liên tục chuyển giao các sản phẩm khoa học công nghệ vào thực tiễn, giúp sản xuất cây trồng hiệu quả hơn và bảo vệ môi trường sinh thái. Với GS.TS Hoàng Thị Thái Hòa, giải thưởng là minh chứng cho những đóng góp không ngừng nghỉ của bà trong hơn 28 năm cống hiến cho khoa học.Giải thưởng Kovalevskaia mang tên nhà toán học Nga Sophia Kovalevskaia bắt đầu trao tại Việt Nam vào năm 1985. Đây là giải thưởng được trao thường niên cho các nhà khoa học nữ xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học tự nhiên - một lĩnh vực có vai trò then chốt trong nền kinh tế tri thức."," Giáo sư Hoàng Thị Thái Hòa, trưởng khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, vừa vinh dự nhận được giải thưởng Kovalevskaia 2023. Bà đã chủ trì 19 đề tài và tham gia 16 đề tài, dự án, công bố 148 bài báo khoa học trên các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế, trong đó có 19 bài trên tạp chí ISI/Scopus. Bà đã nhận được 9 giải thưởng cấp quốc gia và cấp tỉnh dành cho các công trình nghiên cứu, nhiều danh hiệu thi đua khen thưởng. Hướng nghiên cứu chính mà bà đang theo đuổi là quản lý tổng hợp đất và dinh dưỡng cây trồng bền vững, ứng dụng biện pháp phi hóa học để giảm sử dụng phân bón hóa học, giải quyết vấn đề an toàn nông sản và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong sản xuất cây trồng. Bà đã góp phần khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học, chuyển giao khoa học cô" 217,"7 lỗi khi tập thể dục khiến bạn già nhanh. (Dân trí) - Hoạt động thể chất thường xuyên với cường độ thích hợp là một yếu tố độc lập trong việc ngăn ngừa, cải thiện các bệnh tim mạch, chống lão hóa... Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng nếu bạn làm đúng. 1. Bạn không bao giờ nghỉ ngơi TS John Higgins, Đại học Khoa học Y tế Texas (Mỹ), cho biết, nếu bạn lúc nào cũng mệt mỏi và cảm thấy đau nhức, có thể bạn không cho cơ thể có đủ thời gian để hồi phục giữa các buổi tập, điều này có thể khiến bạn già đi. Ông nói: ""Ở tuổi thiếu niên và độ tuổi 20, bạn mất khoảng 18 giờ để sửa chữa các sợi cơ bị ảnh hưởng khi tập luyện, nhưng con số này sẽ tăng lên 36 giờ ở độ tuổi 40 trở lên. Việc sử dụng các cơ đó trước khi chúng hồi phục hoàn toàn có thể gây viêm"". Việc tập luyện trở nên khó khăn hơn, hệ thống miễn dịch của bạn có thể hoạt động không hiệu quả và bạn có thể khó ngủ. Việc luyện tập thể dục, thể thao trong thời gian dài, quá sức và thiếu khoa học có thể gây ra các biến cố tim mạch cấp tính như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim cấp, đột quỵ. Cách khắc phục là dành đủ thời gian nghỉ ngơi giữa các buổi tập và dành ít nhất một ngày để nghỉ ngơi mỗi tuần, trong đó bạn không làm gì khác ngoài giãn cơ hoặc tập yoga nhẹ.2. Bạn chỉ tập trung vào các bài tập cường độ cao Theo Prevention, thật dễ hiểu tại sao bạn lại bị thu hút bởi HIIT (viết tắt của High Intensity Interval Training), là một phương pháp tập luyện ở cường độ cao ngắt quãng hay còn gọi là bài tập cardio cường độ cao. Nó đốt cháy hàng nghìn calo trong thời gian ngắn hơn và quá trình đốt cháy vẫn tiếp tục ngay cả khi bạn đã tập thể dục xong. Nhưng nếu đó là tất cả những gì bạn làm, bạn sẽ tự đặt mình vào nguy cơ cao hơn về chấn thương và hao mòn cơ thể, TS Higgins cho biết. Trên thực tế, sự phổ biến của các bài tập cường độ cao này đã dẫn đến sự gia tăng tiêu cơ vân, sự phá vỡ các sợi cơ nghiêm trọng đến mức có thể dẫn đến tổn thương thận và thậm chí tử vong. Cách khắc phục là hãy cho phép bản thân phục hồi tối thiểu 48 giờ sau khi tập luyện HIIT hoặc sau các chương trình cường độ cao như CrossFit. 3. Bạn chỉ tập cardio Cardio là những bài tập thể dục như chạy bộ, nhảy... làm tăng nhịp tim của người tập. Nếu quá trình tập luyện của bạn bao gồm nhiều giờ tập cardio và không tập tạ, thì bạn đang tạo cho mình một cơ thể kém săn chắc. Cơ bắp đốt cháy calo ngay cả khi bạn nghỉ ngơi, do đó, ít cơ hơn đồng nghĩa với việc đốt cháy ít calo hơn trong ngày. Tình trạng mất cơ xảy ra khi chúng ta già đi. Theo nghiên cứu, từ 30 tuổi trở đi cơ thể ta bắt đầu giảm dần khối lượng và chức năng của các cơ. Để khắc phục, bạn hãy thêm các bài tập rèn luyện sức mạnh trong chương trình tập luyện ít nhất hai đến ba ngày mỗi tuần để duy trì và xây dựng khối lượng cơ nạc cũng như giảm tỷ lệ mỡ trong cơ thể. 4. Bỏ quên vấn đề tư thế trong khi tập Tư thế khom lưng khiến bạn trông già hơn. Không những thế, hình dạng cột sống của một người có thể dự đoán nguy cơ cần được hỗ trợ khi về già, theo một nghiên cứu gần đây của Nhật Bản được công bố trên Tạp chí Lão khoa. Tom Holland, nhà sinh lý học thể dục (Mỹ), cho biết: ""Mọi thứ trong cuộc sống đều kéo chúng ta về phía trước, từ việc ngồi và nghiêng người cho đến tất cả các công nghệ mới đòi hỏi chúng ta phải cúi người về phía trước để gõ văn bản và gõ chữ"". Vì thế, để khắc phục, bạn hãy đảo ngược điều này bằng cách thêm các động tác kéo và đảo ngược trong quá trình tập luyện của bạn. Các tư thế yoga như rắn hổ mang, tư thế quả núi và tư thế cái cây cũng giúp cải thiện tư thế nếu bạn kết hợp vào quá trình tập luyện của mình một hoặc hai lần mỗi tuần. 5. Bạn không chú ý đến cơ sàn chậu Sàn chậu cũng là một phần của cơ lõi của bạn. Để có một chiếc bụng phẳng hơn, bạn có thể tập trung vào cơ bụng xiên (cơ nằm dọc hai bên thành bụng) và cơ thẳng bụng (cơ nằm dọc thành trước bụng, chịu trách nhiệm tạo ra cơ bụng ""sáu múi""). Nhưng bạn cũng nên tập trung vào cơ sàn chậu của mình. Nếu bỏ qua các cơ sàn chậu, bụng của bạn sẽ trở nên mềm, tròn, nhiều phụ nữ gặp tình trạng này sau tuổi trung niên, bên cạnh đó là chứng tiểu không tự chủ. Để khắc phục, bạn hãy tập các bài tập kegel để kích hoạt cơ sàn chậu. Điều này cũng giúp tăng cường sức mạnh toàn bộ cơ thể của bạn. Đặt mục tiêu thực hiện ba hiệp, mỗi hiệp 10 lần, ba lần một ngày.6. Bạn không tập các bài tăng cường sức mạnh Các vận động viên chuyên nghiệp không phải là những người duy nhất cần sức mạnh. Đó là khả năng tác dụng lực trong một khoảng thời gian ngắn, chúng ta sử dụng sức mạnh để tránh khỏi cánh cửa đang xoay, né ổ gà trên vỉa hè và băng qua đường trước khi đèn chuyển sang màu đỏ... Vấn đề là, chúng ta thực hiện ít hoạt động này hơn khi già đi, dẫn đến mất đi các sợi cơ co giật nhanh theo thời gian. Từ đó, chúng ta mất khả năng phản ứng nhanh chóng. Cách khắc phục là bạn chỉ cần thêm một động tác tăng sức mạnh vào quá trình tập luyện thường xuyên của bạn. Chẳng hạn, thực hiện động tác squat bằng cách hạ thấp bình thường, sau đó nhanh chóng đứng lên và kiễng chân lên. 7. Bạn chỉ tập các bài tác động thấp Đi xe đạp, các bài tập thể dục tác động thấp là những bài tập tim mạch tuyệt vời, nhưng chúng không ảnh hưởng nhiều đến mật độ xương của bạn. Để ngăn ngừa chứng loãng xương, bạn sẽ cần một số tác động. Để khắc phục, bạn hãy thêm vào thói quen tập thể dục hằng ngày của bạn những hoạt động như chạy bộ, chạy nước rút và nhảy dây."," 7 lỗi khi tập thể dục khiến bạn già nhanh: 1. Bạn không bao giờ nghỉ ngơi: Nếu bạn lúc nào cũng mệt mỏi và cảm thấy đau nhức, có thể bạn không cho cơ thể có đủ thời gian để hồi phục giữa các buổi tập, điều này có thể khiến bạn già đi. 2. Bạn chỉ tập trung vào các bài tập cường độ cao: Nếu đó là tất cả những gì bạn làm, bạn sẽ tự đặt mình vào nguy cơ cao hơn về chấn thương và hao mòn cơ thể. 3. Bạn chỉ tập cardio: Nếu quá trình tập luyện của bạn bao gồm nhiều giờ tập cardio và không tập tạ, thì bạn đang tạo cho mình một cơ thể kém săn chắc. 4. Bỏ quên vấn đề tư thế trong khi tập: Tư thế khom lưng khiến bạn trông già hơn. Không những thế, hình dạng cột sống của một người có thể dự đoán nguy cơ cần được hỗ trợ khi về già. 5. Bạn không chú ý đến cơ sàn chậu: Sàn chậu cũng là một" 218,"Xây 8 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc Nam. Các ban quản lý dự án mời thầu 8 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1, dự kiến ký hợp đồng với nhà đầu tư tháng 6 và hoàn thành giữa năm sau. Cao tốc Bắc Nam từ TP HCM đến Nha Trang sẽ được nối thông sau khi tuyến Cam Lâm - Vĩnh Hảo (qua Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) thông xe dịp 30/4 tới. Tuy nhiên, trên hành trình khoảng 380 km mới có một điểm dừng chân ở đoạn TP HCM - Long Thành, xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Đoạn còn lại 327 km từ Đồng Nai qua Bình Thuận, Ninh Thuận đến Nha Trang chưa có trạm dừng nghỉ. Tương tự, tuyến Diễn Châu - Bãi Vọt (qua Nghệ An, Hà Tĩnh) dài 50 km đi vào khai thác sẽ nối thông cao tốc Bắc Nam đi qua Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An đến Hà Tĩnh. Song trên cả tuyến 206 km cũng chưa có các trạm dừng nghỉ. Ông Lê Văn Minh, giám đốc một công ty vận tải logistic ở Hà Nội cho biết tài xế đường dài cần nghỉ ngơi, ăn uống, vệ sinh và kiểm tra kỹ thuật phương tiện sau 4 giờ chạy xe. Do vậy, các tuyến cao tốc 200-300 km thiếu trạm dừng nghỉ, cây xăng không chỉ bất tiện mà còn khiến lái xe mất an toàn vì mệt mỏi, ngủ gật. Để phục vụ nhu cầu của người dân lưu thông trên tuyến, ông Lương Văn Long, Giám đốc Ban điều hành dự án cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45 (qua Ninh Bình, Thanh Hóa) cho biết đơn vị đã xây dựng nhà vệ sinh tạm hai bên đường tại đoạn qua huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ cuối năm 2023. Khu vực có diện tích khoảng 7.000 m2, có thể đỗ 10 xe tải hoặc 20 xe con. ""Trong khi chưa có trạm dừng nghỉ quy mô lớn, các điểm vệ sinh tạm là cần thiết, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của lái xe và hành khách, nhất là ban đêm"", ông Long nói.Theo đại diện Bộ Giao thông Vận tải, do hạn chế nguồn vốn đầu tư, nên các dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1 (2017-2020) được phân kỳ đầu tư với 4 làn xe hạn chế. Hạng mục trạm dừng nghỉ được tách ra làm dự án riêng để đầu tư theo hình thức xã hội hóa thay vì sử dụng vốn ngân sách. Ngoài ra, do các quy định của pháp luật giai đoạn trước đây về đầu tư, kinh doanh và khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng nên việc triển khai đầu tư trạm dừng nghỉ theo hình thức xã hội hóa gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa thể bảo đảm khai thác đồng bộ, phục vụ người dân đối với một số đoạn mới hoàn thành đưa vào khai thác. Về giải pháp, Bộ Giao thông Vận tải đang đẩy nhanh tiến độ đấu thầu 8 trạm dừng nghỉ trên các đoạn cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết (2 trạm) và Phan Thiết - Dầu Giây. Dự kiến đến tháng 6, các ban quản lý dự án sẽ ký hợp đồng với nhà đầu tư, việc triển khai trạm dừng nghỉ khoảng 9-12 tháng và hoàn thành giữa năm 2025. Mỗi trạm dừng nghỉ sẽ có các dịch vụ công được cung cấp miễn phí như bãi đỗ xe, không gian nghỉ ngơi, phòng nghỉ tạm thời cho lái xe, khu vệ sinh, ăn uống, trạm xăng, sạc điện, xưởng bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện... Trước mắt, tại một số vị trí đã được quy hoạch, các đơn vị quản lý đường xem xét xây dựng nhà vệ sinh tạm. Ngoài ra, tại một số đường nhánh gần cao tốc đã có các điểm dừng nghỉ, đơn vị quản lý sẽ hướng dẫn lái xe đi ra nút giao để sử dụng dịch vụ. Tại cuộc họp ngày 1/4, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng đã yêu cầu các đơn vị khẩn trương xây dựng thông tư hướng dẫn theo trình tự rút gọn, thời gian lựa chọn nhà đầu tư trạm dừng nghỉ ngắn nhất. Trước mắt, các ban quản lý dự án nghiên cứu làm một số điểm vệ sinh tạm tại vị trí đã được quy hoạch trạm để phục vụ người dân.Đến năm 2030, Việt Nam có khoảng 5.000 km cao tốc và cần nguồn vốn 813.000 tỷ đồng. Thực tế, giai đoạn 2010-2020 ngân sách mới bố trí 395.000 tỷ đồng, kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 thêm khoảng 178.000 tỷ đồng. Do ngân sách hạn chế, chưa thu hút được nhiều nguồn vốn xã hội hóa, dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1 gồm 11 dự án thành phần, đã phân kỳ đầu tư với thiết kế 4 làn xe. Dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2 (2021-2025) gồm 12 dự án thành phần, cũng được phân kỳ với thiết kế 4 làn xe. Các dự án đều chưa bao gồm trạm dừng nghỉ, hệ thống camera, làn dừng khẩn cấp mà bố trí các điểm dừng khẩn cấp. Năm 2023, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt hệ thống trạm dừng chân trên toàn tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông gồm 36 trạm. Trong đó, có 6 trạm đã đưa vào khai thác, 3 đang đầu tư và 27 chưa xây dựng. Ngoài 8 trạm sắp được xây dựng, 19 trạm còn lại phần lớn trên tuyến cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2. Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các quản lý dự án, chủ đầu tư triển khai các thủ tục, lựa chọn nhà đầu tư để đưa vào khai thác trạm dừng nghỉ đồng bộ với tiến độ hoàn thành dự án thành phần đường cao tốc năm 2025."," Tóm tắt: - 8 trạm dừng nghỉ sẽ được xây dựng trên cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1, dự kiến ký hợp đồng với nhà đầu tư tháng 6 và hoàn thành giữa năm sau. - Các tuyến cao tốc 200-300 km thiếu trạm dừng nghỉ, cây xăng không chỉ bất tiện mà còn khiến lái xe mất an toàn vì mệt mỏi, ngủ gật. - Các trạm dừng nghỉ sẽ cung cấp các dịch vụ công miễn phí như bãi đỗ xe, không gian nghỉ ngơi, phòng nghỉ tạm thời cho lái xe, khu vệ sinh, ăn uống, trạm xăng, sạc điện, xưởng bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện... - Bộ Giao thông Vận tải đang đẩy nhanh tiến độ đấu thầu 8 trạm dừng nghỉ trên các đoạn cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết (2 trạm) và Phan Thiết - Dầu Giây. - Đến năm 2030, Việt" 219,"Nam sinh chuyên Pháp đỗ ĐH Stanford nhờ bài luận tiết lộ fun fact, hóng ngày giao lưu với các ""học bá"" toàn cầu. Trong mùa tuyển sinh đại học Mỹ năm nay, Đức Tùng đã ""thắng lớn"" khi nhận được 10 thư báo trúng tuyển từ một loạt trường xịn, trong đó có Đại học Stanford.Theo bảng xếp hạng QS Ranking 2024, Đại học Stanford là ngôi trường xếp thứ 5 trong số những ngôi trường tốt nhất thế giới. Để vào được Đại học Stanford, bạn phải là “học bá” trong những “học bá”. Hàng năm, tỷ lệ chấp nhận của Đại học Stanford hàng năm đều rất thấp, dưới 4%. Đơn cử như khóa 2026 có 56.378 sinh viên nộp đơn ứng tuyển vào trường nhưng chỉ có 2.075 sinh viên được nhận, với tỷ lệ chấp nhận là 3,68%. Khó là vậy, nhưng đã có không ít “học bá” Việt Nam đỗ vào ngôi trường top đầu thế giới này. Cái tên gần nhất ghi tên vào danh sách trúng tuyển của trường là Nguyễn Đức Tùng - một nam sinh đến từ trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Học tiếng Pháp nhưng nuôi trong mình “giấc mơ Mỹ” Tùng là học sinh lớp chuyên Pháp của trường THPT chuyên Ngoại ngữ. Thật ra, hồi thi vào lớp 10, Tùng từng có ý định học chuyên Anh. Tuy nhiên, vì muốn khám phá thêm một ngôn ngữ, văn hóa, đất nước con người mới nên nam sinh đã “hạ cánh” vào lớp chuyên Pháp bằng bài thi kiểm tra chất lượng đầu vào tiếng Anh. “Mình chọn chuyên Pháp là bởi muốn được khám phá thêm một ngoại ngữ mới, và cá nhân mình thấy tiếng Pháp có phần phức tạp hơn tiếng Anh nhưng cũng có nhiều từ vựng giữa 2 thứ tiếng na ná nhau nên mình cũng thế dễ học hơn”, Tùng nói. Trong hình dung của nhiều người, nếu bạn học chuyên về ngôn ngữ nào thì sẽ định hướng du học ở những quốc gia sử dụng ngôn ngữ ấy làm tiếng mẹ đẻ. Chẳng hạn khi bạn học chuyên Trung, thì đa phần sẽ chọn đi du học Trung Quốc. Hay nếu bạn giỏi tiếng Đức thì sẽ ước mơ được đặt chân đến những nơi sử dụng tiếng Đức thường xuyên. Cũng là “dân” ngoại ngữ nhưng Đức Tùng lại không nghĩ thế. Ngay từ cấp 2, nam sinh này đã tìm hiểu và thấy “cảm nắng” với hệ thống giáo dục bậc đại học ở Mỹ. Nên sau khi cân nhắc, Tùng đã xác định luôn mục tiêu du học đến “xứ sở cờ hoa”. Trong quá trình học tập bậc THPT, không chỉ tích cực trau dồi kiến thức, mà Tùng còn năng nổ tham gia các hoạt động ngoại khóa, từ thiện. Việc “tích lũy” hàng dài những thành tích từ cấp 3 giúp ích rất nhiều cho hành trình nộp hồ sơ du học sau này của Tùng. Từng phải thức đến 3-4h sáng để chuẩn bị hồ sơ du học Xác định sẽ du học Mỹ từ những năm tháng cấp 2, nhưng thực tế phải vào hè năm lớp 10 lên lớp 11, Tùng mới thực sự tìm hiểu sâu hơn về việc apply du học. Cũng kể từ thời điểm đó, nam sinh bắt tay vào xây dựng bộ hồ sơ bằng cách tổng hợp lại những thành tích đã tham gia, rồi liệt kê ra những chứng chỉ cần phải hoàn thiện để thêm vào bộ hồ sơ du học của mình. Trong suốt hành trình dài chuẩn bị cho việc du học, mùa hè năm 2023 là khoảng thời gian Tùng cảm thấy khó khăn nhất. Chỉ trong mấy tháng ngắn ngủi, nam sinh Chuyên ngữ vừa phải duy trì tham gia các hoạt động ngoại khóa, viết bài nghiên cứu, vừa ôn thi các chứng chỉ ngoại ngữ, giữ vững điểm GPA trên lớp. Có quá nhiều thứ cần phải giải quyết cùng lúc, nên vào thời điểm đó Tùng còn phải lên một bản kế hoạch chi tiết để tối ưu hóa và phân bổ thời gian sao cho hợp lý. Không ít lần, Tùng phải thức đến 3-4h sáng để chuẩn bị mọi thứ trong bộ hồ sơ du học sao cho chỉn chu nhất. Cuối cùng, nam sinh đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng như: chứng chỉ tiếng Pháp B1, IELTS 8.5 cùng điểm SAT 1.540/1.600. Cùng với đó là hoàn thành nhiều bộ hồ sơ cho mùa tuyển sinh đại học Mỹ. “Mình thấy khoảng thời gian ấy dù khó khăn nhưng cũng đáng nhớ vô cùng. Bởi lẽ, mình đã được gặp rất nhiều người bạn, cả trong nước và quốc tế thông qua các hoạt động và mình cũng đã có được những kỷ niệm rất đẹp trong mùa hè vừa qua”, Tùng bộc bạch.“Ông chính là người truyền cảm hứng cho mình” Chỉ tính riêng bài luận để nộp vào Đại học Stanford - ngôi trường mà Tùng muốn chinh phục nhất, đã có tổng cộng 9 bài luận, gồm 1 bài luận chính và 8 bài luận phụ. Về bài luận chính, nam sinh viết về hành trình tham gia dự án môi trường. Thật ra lúc đầu, Tùng không quá hứng thú với các hoạt động này. Song, trong một lần thử tham gia, nam sinh đã bắt đầu yêu những hoạt động bảo vệ môi trường từ lúc nào không hay. Hơn nữa, ông ngoại chính cũng chính là người truyền cảm hứng về tình yêu môi trường cho nam sinh. Được biết, ông ngoại của Tùng là chuyên gia đầu ngành về môi trường cũng như ngành luyện kim. “Mình đã được chứng kiến ông làm việc không ngừng nghỉ, ngồi trước màn hình máy tính và làm việc đến rất muộn mặc dù tuổi ông đã cao. Khi hỏi tại sao ông đã có tuổi nhưng mà còn làm việc chăm chỉ như thế, thì ông trả lời là ông thấy bản thân vẫn còn có thể cống hiến và đóng góp thêm cho môi trường. Chính điều đó đã hun đúc tình yêu môi trường, cùng với đó là sự kiên cường trong mình”, Tùng tâm sự. Còn trong những bài luận phụ, nam sinh ấn tượng nhất với bài luận về chủ đề gửi một bức thư cho người bạn cùng phòng trong tương lai. Đầu tiên, nam sinh nhấn mạnh mình là một người luôn muốn được gặp gỡ và nói chuyện với mọi người xung quanh. Để minh họa cho việc này, Tùng lấy ví dụ về những lần được trò chuyện cùng những chú lái xe taxi. Khi đó, người thì kể cho Tùng nghe một kỷ niệm xa xôi từ những ngày gian khó, người thì dạy nam sinh cách chơi chứng khoán… Mỗi người đi qua cuộc đời đều tác động ít nhiều đến chúng ta. Từ đây, nam sinh nêu bật việc mình rất hứng thú khi lắng nghe câu chuyện của mọi người xung quanh, trong đó có cả câu chuyện của bạn cùng phòng tương lai. Tiếp theo, Tùng viết về sở thích chụp ảnh và quay video của mình. Nếu có thời gian ở Stanford, cậu bạn mong muốn bộ nhớ điện thoại sẽ đầy ắp những tấm ảnh đẹp, những kỷ niệm phong phú nơi đây, từ tia nắng mặt trời buổi xế chiều hay là cả những bức ảnh chụp chữ viết của giáo sư ở trên bảng… Những khoảnh khắc tuy nhỏ bé nhưng thật lấp lánh và đầy nhiệm màu. Ngoài ra, đoạn cuối bài viết thì Tùng liệt kê một vài “fun fact” của bản thân, đó chính là việc playlist nhạc của nam sinh có hơn 700 bài nhạc. Theo Tùng, điều này giúp Tùng chứng tỏ bản thân luôn cởi mở với những gợi ý mới, dù là âm nhạc, hay là với bất cứ gì khác. Và nam sinh mong mình và người bạn cùng phòng của mình trong tương lai sớm có thể gặp mặt và “chill chill” cùng nhau dưới mái trường Stanford. Theo Tùng, những đề luận của Stanford đã cho cậu bạn cơ hội được thể hiện cá tính và tính cách của bản thân nhiều hơn, thông qua một giọng văn có phần hơi “khác khác” so với những bài luận học thuật trước đó. Và bởi thế, Tùng nghĩ một yếu tố quan trọng, và có lẽ là quan trọng nhất trong các bài luận là phải cho người đọc được biết về chính con người mình là ai, thay vì chỉ đi liệt kê thành tích. Tổng kết lại mùa tuyển sinh đại học Mỹ năm nay, Đức Tùng đã “thắng lớn” khi nhận được 10 thư báo trúng tuyển, trong đó có của Đại học Stanford.Mong ngóng ngày thi tài với các “học bá” Stanford Hiện tại, ngoài việc ôn tập cho kì thi tốt nghiệp THPT 2024, nam sinh sẽ cố gắng dành nhiều thời gian bên gia đình và bạn bè nhất có thế. Ngoài ra, nam sinh cũng sẽ tranh thủ “học lỏm” công thức nấu một vài món ăn truyền thống Việt Nam từ bà và mẹ để sang Mỹ có thể tự trổ tài. Là một người hòa nhập khá nhanh, nên nam sinh không quá lo lắng về vấn đề “sốc” văn hóa. Tuy nhiên, việc phải đối diện với những “học bá” Stanford đến từ khắp nơi trên thế giới khiến nam sinh e dè đôi chút. Dẫu vậy, nam sinh vẫn không giấu nổi sự hào hứng khi sắp được học tập cùng các bạn. Tùng tin đó là thử thách và cũng là cơ hội để bản thân phát triển thêm. “Tại một trường đại học như Stanford thì chắc chắn sẽ có những học sinh thật sự rất giỏi và tài năng. Mình cũng có lo rằng bản thân khó có thể bắt kịp được với các bạn học sinh khác. Nhưng mình có đọc qua những bài đăng của những tân học sinh có nỗi lo giống mình, thì được những anh chị ‘tiền bối’ khuyên rằng hãy tự tin vào năng lực của bản thân. Sau một thời gian, mình sẽ khám phá được hết những cơ hội và những trải nghiệm tuyệt vời mà Stanford có dành cho sinh viên”, Tùng vui vẻ khi nghĩ đến hành trình sắp tới. "," Đức Tùng, một nam sinh chuyên Pháp từ trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã đỗ vào Đại học Stanford, một trong những trường đại học hàng đầu thế giới. Tùng đã viết 9 bài luận, trong đó có bài luận chính và 8 bài luận phụ, để nộp vào Đại học Stanford. Bài luận chính của Tùng viết về hành trình tham gia dự án môi trường, trong đó ông ngoại của Tùng là chuyên gia đầu ngành về môi trường cũng như ngành luyện kim. Trong những bài luận phụ, Tùng ấn tượng nhất với bài luận về chủ đề gửi một bức thư cho người bạn cùng phòng trong tương lai. Tùng đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng như: chứng chỉ tiếng Pháp B1, IELTS 8.5 cùng điểm SAT 1.540/1.600. Tùng đang chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT 2024 và sẽ cố gắng dành nhiều thời gian bên gia đình và bạn" 220,"Bà Rịa - Vũng Tàu: Phong phú hoạt động trong kỳ nghỉ lễ 30/4. (Xây dựng) - Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tới đây, tại The Maris Vũng Tàu (mặt tiền biển Chí Linh) sẽ tổ chức chuỗi hoạt động “Ngày hội phố biển The Maris” với 30 chương trình văn hóa, thể thao, ẩm thực hấp dẫn diễn ra xuyên suốt từ 8h – 22h trong ngày 27 và 28/3 để phục vụ du khách. Công ty TDG Group là đơn vị đăng cai tổ chức sự kiện này.Mới đây, Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Công ty TDG Group (chủ đầu tư dự án The Maris) công bố về việc tổ chức chuỗi hoạt động “Ngày hội phố biển The Maris” trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới. Ông Bùi Ngọc Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty TDG Group cho biết: “Ngày hội phố biển The Maris” được tổ chức nhằm tăng cường sản phẩm, dịch vụ du lịch phục vụ du khách kỳ nghỉ lễ 30/4 và 01/5. Chuỗi sự kiện sẽ diễn ra trong 2 ngày 27, 28/4 với 30 hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực đặc sắc, hấp dẫn như: Các chương trình biểu diễn “Vũ điệu sắc màu”; Band nhạc Flamenco; Trình diễn Lân Sư Rồng; Biểu diễn ảo thuật… Lễ hội diều với những con diều khổng lồ cùng các hoạt động thể thao biển Flyboard, phao chuối, Jetski… Điểm nhấn là không gian ẩm thực thiết kế đẹp mắt tại khu du lịch quy mô 5 sao với hơn 25 gian hàng, gần 50 món tinh hoa văn hóa ẩm thực Việt Nam và quốc tế. Đặc biệt, trong khuôn khổ của “Ngày hội phố biển The Maris” còn có 2 đêm nghệ thuật liên tiếp có sự tham gia của các danh ca, ca sỹ nổi tiếng: Giao Linh, Ngọc Sơn, Nguyễn Hưng, Lam Trường, Phương Thanh, Sỹ Luân, MC Thanh Bạch, MC Liên Thảo cùng một số ca sỹ, diễn viên, ban nhạc, vũ đoàn… kết hợp cùng hệ thống âm thanh, ánh sáng, hiệu ứng, pháo hoa, hứa hẹn mang đến không gian âm nhạc độc đáo dành cho du khách. Ban tổ chức còn thiết kế khu vườn thú cưng, biểu tượng cối xay gió lớn nhất thành phố Vũng Tàu, suối nguồn hạnh phúc với 1.000 con cá Lý Ngư… Khu vui chơi dành cho thiếu nhi với các trò chơi vận động, đua xe Kart; tô tượng, vẽ tranh... Trải nghiệm tiểu cảnh làng nghề truyền thống; gian hàng lưu niệm; gian hàng Workshop và Handmade… Thú vị hơn, ngoài không gian tổ hợp nghỉ dưỡng - thương mại - giải trí biển 5 sao The Maris Vũng Tàu, du khách còn có thể trải nghiệm với không gian cắm trại và Cinema ngoài trời. Bà Trần Thị Thu Hiền - Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng cho biết: Sở Du lịch chọn phối hợp tổ chức sự kiện này vì tại đây có không gian phù hợp, bãi biển đẹp, thơ mộng. Sở sẽ tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành tham gia phối hợp với doanh nghiệp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm mong muốn mang đến trải nghiệm trọn vẹn cho du khách kỳ nghỉ lễ. Sở cũng sẽ bố trí các khu vực triển lãm hình ảnh Vũng Tàu xưa và nay; thành tựu kinh tế - xã hội – du lịch của tỉnh và của thành phố Vũng Tàu; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của địa phương… Lãnh đạo thành phố Vũng Tàu cam kết sẽ bố trí lực lượng đảm bảo cho sự kiện diễn ra thành công. Vũng Tàu có bờ biển trải dài, nhiều bãi tắm đẹp, ngoài khu vực quen thuộc Bãi Trước, Bãi Sau, giờ đây có thêm dự án du lịch tại phường 10, 11 như The Maris. Qua sự kiện này, Vũng Tàu muốn du khách cảm nhận được mục tiêu nâng cấp chất lượng du lịch lên đẳng cấp quốc tế và là trung tâm du lịch của Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo đơn vị tổ chức, chuỗi sự kiện này dự kiến sẽ có khoảng 10.000 lượt khách/đêm. Du khách được vào cổng tự do, tham quan, trải nghiệm, thưởng thức âm nhạc, biểu diễn đường phố hoàn toàn miễn phí. Hoạt động ẩm thực, trò chơi thể thao biển được tính phí tùy theo sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt, 2 đêm nhạc với sự tham gia của các ca sỹ, nhạc sỹ tên tuổi, có bán vé nhưng khán giả được hỗ trợ 50% giá vé."," Tại Vũng Tàu, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, sẽ diễn ra chuỗi hoạt động ""Ngày hội phố biển The Maris"" tại The Maris Vũng Tàu. Công ty TDG Group là đơn vị tổ chức sự kiện này, với 30 hoạt động văn hóa, thể thao và ẩm thực đặc sắc. Sự kiện sẽ diễn ra trong 2 ngày 27 và 28/4, với các hoạt động như biểu diễn ""Vũ điệu sắc màu"", band nhạc Flamenco, trình diễn Lân Sư Rồng, biểu diễn ảo thuật, lễ hội diều, thể thao biển Flyboard, phao chuối, Jetski, không gian ẩm thực thiết kế đẹp mắt tại khu du lịch quy mô 5 sao với hơn 25 gian hàng, gần 50 món tinh hoa văn hóa ẩm thực Việt Nam và quốc tế. Đặc biệt, trong khuôn khổ của ""Ngày hội phố biển The Maris"" còn có 2 đêm nghệ thuật liên tiếp với sự tham gia của các danh ca, ca sỹ nổi tiếng. Ban tổ chức còn thiết kế khu vườn thú cưng, biểu tượng cối xay gió lớn nhất thà" 221,"Thông hầm trên cao tốc nối Bình Định - Phú Yên BÌNH ĐỊNHHầm qua núi Sơn Triệu dài 960 m trên cao tốc Quy Nhơn - Chí Thạnh vừa được đào thông ngày 3/4, vượt tiến độ một tháng. Hầm Sơn Triệu do công ty CP Sông Đà 10 và công ty CP Tập đoàn CMH thi công từ tháng 11/2023 với tổng kinh phí trên 765 tỷ đồng. Trong đó, ống hầm phải dài 535 m, ống hầm trái dài 600 m. Mỗi ống hầm có 3 làn xe. Tốc độ thiết kế 120 km/h. Ngoài ống hầm còn có quảng trường ở hai cửa hầm. 4 Thời sựGiao thôngThứ tư, 3/4/2024, 21:19 (GMT+7) Thông hầm trên cao tốc nối Bình Định - Phú Yên BÌNH ĐỊNHHầm qua núi Sơn Triệu dài 960 m trên cao tốc Quy Nhơn - Chí Thạnh vừa được đào thông ngày 3/4, vượt tiến độ một tháng. Hầm Sơn Triệu do công ty CP Sông Đà 10 và công ty CP Tập đoàn CMH thi công từ tháng 11/2023 với tổng kinh phí trên 765 tỷ đồng. Trong đó, ống hầm phải dài 535 m, ống hầm trái dài 600 m. Mỗi ống hầm có 3 làn xe. Tốc độ thiết kế 120 km/h. Ngoài ống hầm còn có quảng trường ở hai cửa hầm. Hầm Sơn Triệu được đào thông, ngày 3/4. Ảnh: Thành Đạt Hầm Sơn Triệu được đào thông, ngày 3/4. Ảnh: Thành Đạt Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án 85 (chủ đầu tư), thi công hầm là hạng mục khó, đặc biệt việc đào và gia cố tại thời điểm mở cửa hầm trong địa chất phức tạp, đất đá yếu, phong hóa nứt nẻ mạnh. Do đó, bên cạnh yêu cầu nghiêm ngặt về thiết kế, kỹ thuật còn đòi hỏi đơn vị thi công phải tuân thủ các yêu cầu về an toàn và giám sát chặt chẽ các bước trong quá trình thực hiện. Hiện các đơn vị đẩy nhanh tiến độ với mục tiêu khai thác hầm Sơn Triệu từ tháng 9/2025, rút ngắn tiến độ 3 tháng so với hợp đồng theo đúng chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải. Dự án Quy Nhơn - Chí Thạnh dài gần 62 km, đoạn qua Bình Định gần 20 km, qua Phú Yên 42 km, tổng đầu tư 14.800 tỷ đồng, gồm 3 gói thầu, đến nay các nhà thầu đã thi công gần 27%. Đây là một trong 12 dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam; nối tỉnh Bình Định với Phú Yên."," Hầm Sơn Triệu, một hầm dài 960m trên cao tốc Quy Nhơn - Chí Thạnh, đã được đào thông vào ngày 3/4, vượt tiến độ một tháng. Hầm này được thi công bởi công ty CP Sông Đà 10 và công ty CP Tập đoàn CMH từ tháng 11/2023 với tổng kinh phí trên 765 tỷ đồng. Hầm Sơn Triệu có hai ống hầm, mỗi ống có 3 làn xe và tốc độ thiết kế 120 km/h. Thi công hầm là hạng mục khó, đặc biệt việc đào và gia cố tại thời điểm mở cửa hầm trong địa chất phức tạp, đất đá yếu, phong hóa nứt nẻ mạnh. Do đó, bên cạnh yêu cầu nghiêm ngặt về thiết kế, kỹ thuật còn đòi hỏi đơn vị thi công phải tuân thủ các yêu cầu về an toàn và giám sát chặt chẽ các bước trong quá trình thực hiện. Hiện các đơn vị đang đẩy nhanh tiến độ với mục tiêu khai thác hầm Sơn Triệu từ tháng 9/2025, rút ngắn tiến " 222,"Thanh Hóa: Sẽ nâng cấp cơ sở vật chất Trường Chính trị tỉnh với tổng mức đầu tư hơn 237 tỷ đồng. (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng vừa ký và ban hành Quyết định số 1287/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất Trường Chính trị tỉnh với tổng mức đầu tư hơn 237 tỷ đồng. Cụ thể, phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu Dự án đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất Trường Chính trị tỉnh, toàn bộ phần công việc thuộc Kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm 8 gói thầu với tổng mức đầu tư hơn 237 tỷ đồng (có chi tiết phụ lục kèm theo). Giao Sở Xây dựng (chủ đầu tư) chịu trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu theo Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành; có trách nhiệm thực hiện việc đăng tải thông tin về Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia chậm nhất là 5 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt và thực hiện việc đăng tải đầy đủ các thông tin về đấu thầu theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Luật Đấu thầu năm 2023. Cập nhật lại giá gói thầu trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết và phê duyệt dự toán các gói thầu theo quy định tại các Điều 16, 17, 18, 19 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ và thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 131 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ; trường hợp dự toán gói thầu làm tăng tổng mức đầu tư, hoặc làm thay đổi nội dung gói thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu hoặc có thay đổi các nội dung khác trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi mở thầu. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, nội dung trình phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án (trong đó có trách nhiệm báo cáo, giải trình với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán... nếu có); đồng thời, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện của chủ đầu tư đảm bảo chấp hành theo đúng quy định của pháp luật."," Tóm tắt: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng đã ký và ban hành Quyết định số 1287/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất Trường Chính trị tỉnh với tổng mức đầu tư hơn 237 tỷ đồng. Sở Xây dựng (chủ đầu tư) chịu trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu theo Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt và thực hiện việc đăng tải thông tin về Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia chậm nhất là 5 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, nội dung trình phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện của chủ đầu tư đảm bảo chấp hành theo đúng quy định của pháp luật." 223,"Quảng Nam nỗ lực kích cầu tín dụng. Ngay từ đầu năm 2024, ngành Ngân hàng trên địa bàn Quảng Nam đã cấp bách triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng đúng, trúng mục tiêu, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế; hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả. Hướng tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên Năm 2024, Quảng Nam xác định là năm khó khăn đối với thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế. Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương trong 3 tháng đầu năm 2024 đã có những tín hiệu lạc quan như, sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng trưởng tích cực; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khả quan; lượng khách du lịch cũng tăng… Song trên thực tế, nền kinh tế địa phương vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Từ đầu năm 2024 đến nay, các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn do thiếu hụt đơn hàng, chi phí sản xuất tăng cao. Nhiều doanh nghiệp bất động sản chịu áp lực từ tiến độ giải phóng mặt bằng, nợ thuế, nợ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngay cả số doanh nghiệp mới gia nhập thị trường đạt con số hơn 300 doanh nghiệp, dù tăng 2,3% về số lượng, nhưng giảm đến 24,7% về số vốn đăng ký…Trước những khó khăn gây áp lực lên nền kinh tế địa phương, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp, nhằm nỗ lực kích cầu tín dụng, ngành Ngân hàng trên địa bàn đã triển khai, thực hiện những cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động ngân hàng theo đúng chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN... Ông Phạm Trọng, Giám đốc NHNN chi nhánh Quảng Nam chia sẻ, ngay từ đầu năm, ngành Ngân hàng trên địa bàn đã cấp bách triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng đúng, trúng mục tiêu, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế, hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả. Cụ thể, từ đầu năm 2024 đến nay, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và định hướng điều hành của NHNN, các TCTD trên địa bàn tiếp tục chú trọng tăng trưởng tín dụng, đưa ra nhiều chương trình, gói tín dụng ưu đãi, áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt, dành vốn tín dụng cho vay đối với các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn tín dụng, đồng thời triển khai các biện pháp hỗ trợ cho khách hàng.Quý I/2024, dư nợ của các TCTD trên địa bàn Quảng Nam đạt 108.073 tỷ đồng, tăng 1,15% so với đầu năm và tăng 3,11% so với cùng kỳ. Trong đó, tín dụng ngắn hạn tăng 1,51% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 61,18%; tín dụng trung - dài hạn tăng 0,59% so với đầu năm và chiếm 38,82% trong tổng dư nợ... Trong đó, đối với các lĩnh vực ưu tiên, cho vay nông nghiệp, nông thôn, Quảng Nam có dư nợ 28.500 tỷ đồng (tăng 1,79% so với đầu năm); cho vay xuất khẩu đạt 1.500 tỷ đồng (tăng 3,73% so với đầu năm), cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 14.436 tỷ đồng (tăng 1,10% so với đầu năm), cho vay công nghiệp hỗ trợ đạt 4.700 tỷ đồng (tăng 1,38% so với đầu năm). Cần thêm những cơ chế hỗ trợ. Trong khi đó, thực hiện Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng ở Quảng Nam, đến nay theo báo cáo từ Sở Xây dựng tỉnh, địa phương có 3 dự án có quỹ đất phát triển nhà ở xã hội đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, đang triển khai thực hiện (Dự án khu nhà ở thu nhập thấp của Công ty Cổ phần STO tại Điện Nam - Điện Ngọc; Dự án khu nhà ở thu nhập thấp của Công ty TNHH Bất động sản Châu Âu tại xã Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn; Dự án nhà ở công nhân xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành của Công ty cổ phần Danatol). Tuy nhiên, các NHTM trên địa bàn vẫn chưa có cơ sở để tiếp cận, thẩm định dự án, thực hiện công tác cho vay do các chủ đầu tư của các dự án trên vẫn chưa đề xuất nhu cầu vay đối với các cơ quan liên quan. Đặc biệt, các TCTD trên địa bàn tỉnh đã tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp với nhiều giải pháp hỗ trợ trực tiếp như: tăng cường cho vay mới, cơ cấu lại nợ vay, giảm lãi suất cho vay, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, xây dựng các chương trình tín dụng cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất hợp lý, quy trình, thủ tục thuận tiện, minh bạch... Qua đó, góp phần vào sự phục hồi và phát triển kinh tế địa phương…Bên cạnh những nỗ lực giảm lãi suất, các TCTD trên địa bàn còn kích cầu tín dụng bằng cách tăng các tiện ích dịch vụ đi kèm. Theo đại diện Vietcombank Quảng Nam, ngoài việc giảm lãi suất để hỗ trợ trực tiếp cho khách hàng, chi nhánh còn cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ khách hàng lập hồ sơ online, thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng… Trong thời gian tới, NHNN chi nhánh Quảng Nam tiếp tục tổ chức hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp để đối thoại trực tiếp, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn. Cũng theo ông Phạm Trọng, để tăng khả năng hấp thụ vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, NHNN chi nhánh Quảng Nam yêu cầu các TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, đúng, trúng mục tiêu, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế, tiếp tục hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng ở địa phương.Các TCTD tiếp tục thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, chấp hành nghiêm túc các quy định của NHNN về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tỷ giá, lãi suất, tín dụng, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ; tăng cường giám sát mọi hoạt động kinh doanh để phòng ngừa và kịp thời xử lý các sai phạm; tiếp tục cải tiến, đổi mới, hiện đại hóa quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo hướng đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch với ngân hàng. Tuy nhiên theo nhiều người, bên cạnh những nỗ lực của ngành Ngân hàng để kích cầu tín dụng thành công, chính quyền địa phương cũng cần có thêm những cơ chế, chính sách tạo lực đẩy cho doanh nghiệp phát triển kinh tế, tạo thuận lợi, cơ hội để nguồn vốn ngân hàng hấp thụ vào nền kinh tế một cách hiệu quả. Trong khi đó, về phía cộng đồng doanh nghiệp, để có thể tiếp cận tốt nguồn tín dụng của ngân hàng, doanh nghiệp cũng phải đáp ứng các điều kiện cho vay như có dự án tốt, kế hoạch kinh doanh cụ thể, phương án thu hồi vốn rõ ràng, minh bạch…"," Quảng Nam đang nỗ lực kích cầu tín dụng để phát triển kinh tế. Ngành Ngân hàng trên địa bàn đã triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng đúng, trúng mục tiêu, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế, hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn do thiếu hụt đơn hàng, chi phí sản xuất tăng cao. Nhiều doanh nghiệp bất động sản chịu áp lực từ tiến độ giải phóng mặt bằng, nợ thuế, nợ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngay cả số doanh nghiệp mới gia nhập thị trường đạt con số hơn 300 doanh nghiệp, dù tăng 2,3% về số lượng, nhưng giảm đến 24,7% về số vốn đă" 224,"Sợ không gian hẹp từ căn phòng nhỏ, thang máy, thậm chí là áo bó cổ. Chứng sợ không gian hẹp là ""tình trạng của sự tự xét mình, có nghĩa là, hướng vào tâm khảm, suy ngẫm tiến trình tâm trí của bản thân"". Omega Plus phát hành Từ điển những nỗi sợ hãi và cuồng loạn của tác giả Kate Summerscale, do Trần Đức Trí biên dịch, gồm 99 nỗi ám ảnh sợ hãi (phobia) và cuồng loạn (mania). Cuốn sách thuộc tủ sách Y sinh của Omega Plus. Những nỗi sợ hãi và cuồng loạn được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tên tiếng Anh từ Ablutophobia (chứng sợ sạch sẽ) đến Zoophobia (chứng sợ động vật), hoặc có thể chia thành các nhóm chủ đề như: cơ thể, tiếng ồn, bị cô lập, chạm vào… Cuốn sách đưa độc giả vào hành trình tìm hiểu nguồn gốc, cơ chế tâm lý của những nỗi ám ảnh, góp phần khai quật lịch sử về sự kỳ lạ của con người từ thời trung cổ đến nay. Tác phẩm cũng đưa ra những lời giải thích và một số phương pháp điều trị tích cực, hiệu quả cho những nỗi sợ hãi và cuồng loạn mạnh mẽ nhất. Chứng sợ không gian hẹp Với 5 đến 10% dân số, cảm giác sợ hãi có thể được hình thành bởi căn phòng nhỏ, cái tủ, hang động, thang máy, căn hầm, máy bay, đường hầm, khẩu trang, máy chụp cộng hưởng từ hay thậm chí là áo bó cổ. Nỗi ám ảnh sợ không gian hẹp được bác sĩ người Ý Antigono Raggi định nghĩa vào thập niên 1870. Ông đã lấy ví dụ về một họa sĩ nổi tiếng đã bị hoảng loạn khi ở trong một căn phòng chật hẹp trưng bày các tác phẩm của mình đến mức lao vào cửa và khi nhận ra không mở cửa được, anh đã lao ra ngoài cửa sổ và nhảy từ mái nhà này tới mái nhà khác đến khi xuống mặt đất thì thôi. Raggi gọi chứng rối loạn ấy là ""clithrophobia"", trong đó, ""kleithron"", tiếng Hy Lạp, nghĩa là một căn phòng kín. Nhưng vào năm 1879 bác sĩ người Pháp gốc Anh Benjamin Ball đã đổi thành ""claustrophobia"", với ""claustrum"" trong tiếng Hy Lạp nghĩa là không gian hẹp. Một trong những bệnh nhân mắc chứng sợ không gian hẹp của Ball là một chàng lính trẻ tuổi, người khi ở một mình trên hành lang sẽ bắt đầu tưởng tượng hai bên tường càng lúc càng sát nhau hơn. Sợ rằng mình sẽ bị kẹt, anh lao ra cánh đồng ở bên ngoài. Một bệnh nhân khác cũng sợ hãi khi leo lên những bậc thang xoắn của Tháp Saint-Jacques ở Paris. Ball nói rằng cả hai người đều kiên quyết để cửa mở khi ở nhà để khi nỗi sợ ập tới có thể mau chóng chạy ra. Chứng sợ không gian hẹp, Ball nói, ""rõ ràng khác biệt, song thực tế lại tương đồng với chứng ám ảnh sợ không gian mở"". Cả hai chứng ám ảnh sợ hãi đều ""gắn kết gần gũi với nỗi phiền muộn u sầu hay sự phấn khích mãnh liệt của chứng cuồng loạn"". Bác sĩ Frederick Alexander, một cán bộ y tế ở miền Đông London vào thập niên 1920, nhận thấy chứng sợ không gian hẹp là ""tình trạng của sự tự xét mình, có nghĩa là, hướng vào tâm khảm, suy ngẫm tiến trình tâm trí của bản thân"", như thể cảm giác bị mắc kẹt là trạng thái tinh thần trước khi trở thành nỗi sợ vật lý vậy. Bởi chứng rối loạn này phổ biến rộng khắp và xuất hiện ở độ tuổi còn trẻ nên nhiều nhà tâm lý học nghĩ rằng nó là vết tích của cơ chế tiến hóa với mục đích sinh tồn. Ở Canada năm 1993, Stanley Rachman và Steven Taylor đã xác nhận thành phần nguyên thủy của ""claustrophobia"" là nỗi sợ bị ngạt thở, theo sát sau đó là nỗi sợ bị bó hẹp. Họ nhận ra rằng nó phổ biến ở những người phản ứng lo âu mãnh liệt hơn, và thường hình thành sau một trải nghiệm kinh hoàng. Ở Tây Đức năm 1963, nhà tâm lý học Andreas Ploeger quyết định dõi theo số phận của mười người đàn ông bị mắc kẹt 14 ngày trong một hầm mỏ bị sập ở Lengede. Năm 1974, ông báo cáo rằng sáu trong mười người đã hình thành chứng ám ảnh sợ hãi không gian hẹp. Tại bệnh viện Craiglockhart gần thành phố Edinburgh, trong Thế chiến I bác sĩ tâm thần phục vụ cho tiền tuyến William H. R. Rivers đã nhận một ca bệnh là bác sĩ quân y trẻ tuổi mắc chứng sợ không gian hẹp. Trước chiến tranh, một nhà phân tâm học đã nói với chàng trai rằng tật nói lắp và nỗi sợ không gian hẹp của anh dường như bắt nguồn từ ký ức về tổn thương tình dục bị kìm nén, song chàng trai không tài nào nhớ nổi biến cố nào như vậy, và khi chiến tranh nổ ra anh đã bỏ điều trị để gia nhập Quân Y Hoàng gia Anh. Rivers biết chứng sợ không gian hẹp của anh đã trầm trọng hơn ở Mặt trận miền Tây. ""Khi đến tiền tuyến,"" Rivers viết, ""anh ta đã phải sống và làm việc trong hầm trú ẩn và từng gặp rắc rối vì sợ không gian hẹp, và nhất là vì sợ bản thân không thể thoát đi được nếu biến cố có xảy đến. Nỗi sợ của anh ta bị kích thích mạnh vào ngày đầu ở hầm trú ẩn, khi hỏi về vai trò của mai và xẻng, được bảo rằng chúng sẽ được dùng khi cần chôn sống anh ta"". Thay vì ngủ trong hầm, anh thường đi đi lại lại hằng đêm. Rất nhanh, anh kiệt sức, được chẩn đoán bị sốc đạn pháo và được gửi về nhà. Rivers tiết lộ phân tích của mình trên những cơn ác mộng về chiến hào của người này, giải thích với anh rằng ông nghĩ Sigmund Freud và các môn đồ của đã đúng về tác động của những sự kìm nén nhưng lại sai lầm khi chỉ đi tìm kiếm lời giải thích về tình dục. Ông tin rằng nguyên nhân cho vấn đề của chàng bác sĩ quân y có thể nằm ở những ý ức khác. Những ngày ấy, anh chàng nhớ lại một biến cố hồi nhỏ ở Scotland. Khi mới ba hoặc bốn tuổi, anh từng đến nhà một ông lão bán đồ cũ để bán một số đồ bỏ đi nhằm được cho nửa xu. Khi anh rời khỏi căn hộ của ông lão thì nhận ra bản thân đã bị mắc kẹt trong một con đường hẹp và tăm tối với một con chó nâu đang gầm gừ chắn đường. Anh kể với Rivers rằng mình còn quá thấp để chạm tới tay nắm cửa để quay lại căn hộ, và đã cảm thấy rất sợ. Anh nghĩ tên của ông lão kia là ""McCann"". Rivers đã kiểm chứng với cha mẹ của anh chàng: họ xác nhận có một ông lão bán đồ cũ tên là McCann từng sống gần nhà, nhưng không hề biết con trai mình từng đến thăm ông lão. Việc lấy lại ký ức dường như đã chữa chứng sợ không gian hẹp của chàng bác sĩ quân y trẻ tuổi. Anh rất chắc chắn rằng bản thân đã khá hơn, Rivers nói, ""đến nỗi anh ta muốn tôi nhốt mình vào những cái buồng kín của bệnh viện, nhưng chắc tôi chẳng cần phải nói là đã từ chối để anh ta trải qua một bài kiểm tra quả cảm như thế"". Trở lại London, anh chàng nhận thấy mình có thể ngồi trong một rạp phim đông đúc, là trải nghiệm mà ngay trước đó vẫn còn khiến anh ta đắm chìm trong sợ hãi, và có thể đi tàu điện ngầm mà không thấy khó chịu gì cả. Anh vẫn nói lắp và gặp ác mộng kinh hoàng, Rivers thuật lại vào năm 1917, nhưng việc chứng ""claustrophobia"" của anh được loại bỏ có vẻ đã chứng tỏ khía cạnh lo âu của anh bắt nguồn từ trải nghiệm ở hành lang của ông lão bán đồ cũ. Với Rivers, ca bệnh đã xác nhận rằng những ký ức bị kìm nén có thể dẫn tới tình trạng lo âu. Ông quan sát thấy vào những ngày đầu chiến tranh, các bác sĩ tìm kiếm nguyên nhân vật lý của chứng sốc đạn pháo, ""nhưng khi chiến tranh nổ ra, nhận thức về sức khỏe đã nhường chỗ cho mối quan ngại về đạn pháo và những tai họa khác của chiến tranh, trong đa số các ca bệnh, chiến tranh chỉ đơn thuần là chất xúc tác cho sự giải phóng những sang chấn tâm lý đã bị kìm nén lâu ngày"". Rivers tin rằng cú sốc trên chiến trường đã giải phóng xung đột vốn ẩn náu trong vô thức của người lính. Về sau, vào năm 1917, ông đã dùng những ý tưởng này để trị liệu cho nhà thơ Siegfried Sassoon. Trong bài thơ Counter-Attack (tạm dịch: Phản công), được xuất bản năm 1918, Sassoon đã miêu tả nỗi hoảng sợ tức tối của một người lính ở Mặt trận miền Tây: Anh cúi xuống và chùn bước, choáng váng với nỗi sợ dâng trào, Phát ớn vì phải bỏ chạy, ghê tởm nỗi sợ gây khó thở Và những hành động tàn sát điên loạn của kẻ đã khuất. Người đàn ông bị mắc kẹt quanh những người đồng đội đã tử trận, cũng như chính họ đang ở trong vòng vây ngột ngạt nơi chiến hào."," Chứng sợ không gian hẹp là một tình trạng của sự tự xét mình, có nghĩa là, hướng vào tâm khảm, suy ngẫm tiến trình tâm trí của bản thân. Chứng sợ không gian hẹp được bác sĩ người Ý Antigono Raggi định nghĩa vào thập niên 1870. Chứng rối loạn này phổ biến rộng khắp và xuất hiện ở độ tuổi còn trẻ nên nhiều nhà tâm lý học nghĩ rằng nó là vết tích của cơ chế tiến hóa với mục đích sinh tồn. Ở Canada năm 1993, Stanley Rachman và Steven Taylor đã xác nhận thành phần nguyên thủy của ""claustrophobia"" là nỗi sợ bị ngạt thở, theo sát sau đó là nỗi sợ bị bó hẹp. Họ nhận ra rằng nó phổ biến ở những người phản ứng lo âu mãnh liệt hơn, và thường hình thành sau một trải nghiệm kinh hoàng. Ở Tây Đức năm 1963, nhà tâm lý học Andreas Ploeger quyết định dõi theo số phận của mười người đàn ông bị mắc kẹt" 225,"Bình Định thu hơn 2 nghìn tỷ đồng trong Tuần lễ Văn hóa, Thể thao, Du lịch 2024. Trong tuần lễ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Bình Định Amazing Fest 2024, từ ngày 21 - 31/3, Bình Định thu hút hơn 700 nghìn lượt khách du lịch, đạt doanh thu khoảng 2.142 tỷ đồng. Sở Du lịch Bình Định cho biết, từ ngày 21/3 - 31/3, trên địa bàn tỉnh Bình Định diễn ra sự kiện Tuần lễ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Bình Định Amazing Fest 2024, với chuỗi các hoạt động sôi nổi, hấp dẫn như: Giải đua thuyền máy Nhà nghề Quốc tế UIM F1H2O và UIM-ABP AQUABIKE Bình Định Grand Prix 2024; Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Bình Định năm 2024; Triển lãm về thuyền máy. Ngoài ra, tuần lễ cũng có các sự kiện hấp dẫn khác như: Đua diễu hành Pro-Am giữa các tay đua chuyên nghiệp và người hâm mộ; Festival “Gặp gỡ Quy Nhơn” cho các doanh nghiệp kinh doanh hơn lĩnh vực du lịch, du thuyền tại Việt Nam; Carnaval và âm nhạc đường phố; Giải đua thuyền Sub/Kayak tỉnh Bình Định mở rộng; Diễn đàn xúc tiến đầu tư quốc tế và nhiều hoạt động hưởng ứng; Đêm nhạc Quốc tế; Biểu diễn thiết bị bay Drone không người lái…Từ sức hút của các sự kiện này, lượng khách du lịch đến Bình Định tham dự sự kiện Tuần lễ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Bình Định Amazing Fest 2024 và tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các trung tâm thương mại, siêu thị các điểm mua sắm tăng mạnh. Tổng lượng khách ước đạt hơn 710.000 lượt, trong đó, khách quốc tế đạt 5.000 lượt, khách nội địa 705.000 lượt. Doanh thu từ khách du lịch ước đạt 2.142 tỷ đồng. Thống kê của Sở Du lịch Bình Định cũng cho thấy, lượt khách lưu trú tại các khách sạn và nhà người thân đạt 180.000 lượt. Lượt khách dự sự kiện Tuần lễ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Bình Định Amazing Fest 2024 và tham quan các khu, điểm, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các trung tâm thương mại, siêu thị và các điểm mua sắm đạt hơn 530.000 lượt. Riêng trong 3 ngày từ 29/3 đến 31/3, thời gian diễn ra Giải vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề UIM F1H2O World Championship, Bình Định đã thu hút hơn 100.000 lượt khách. Đây là hoạt động quan trọng và hấp dẫn nhất trong Tuần lễ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Bình Định Amazing Fest 2024 đã tạo hiệu ứng mạnh thu hút đông đảo cán bộ, nhân dân và du khách trong và ngoài nước tham gia, thưởng thức. Sở Du Lịch Bình Định đánh giá, các sự kiện trong Tuần lễ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Bình Định Amazing Fest 2024 đã để lại dấu ấn khó quên trong lòng du khách trong và ngoài nước, tạo sức lan tỏa cho sự kiện và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo du khách đến Bình Định trong thời gian tới. Qua đó, thúc đẩy du lịch của tỉnh phát triển, mở ra mô hình mới về kinh tế thể thao gắn với các sự kiện quốc tế."," Bình Định thu hơn 2 nghìn tỷ đồng trong Tuần lễ Văn hóa, Thể thao, Du lịch 2024. Từ ngày 21 đến 31/3, Bình Định tổ chức Tuần lễ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Bình Định Amazing Fest 2024, với các hoạt động hấp dẫn như Giải đua thuyền máy Nhà nghề Quốc tế UIM F1H2O và UIM-ABP AQUABIKE Bình Định Grand Prix 2024; Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Bình Định năm 2024; Triển lãm về thuyền máy. Các sự kiện này đã thu hút hơn 700 nghìn lượt khách du lịch, đạt doanh thu khoảng 2.142 tỷ đồng. Lượng khách lưu trú tại các khách sạn và nhà người thân đạt 180.000 lượt. Lượt khách dự sự kiện Tuần lễ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Bình Định Amazing Fest 2024 và tham quan các khu, điểm, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các trung tâm thương mại, siêu thị và các điểm mua sắm đạt hơn 53" 226,"Thẩm định kế hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận. Ngày 4/4, tại trụ sở Bộ TN&MT, Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã tổ chức thẩm định Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 -2025) của tỉnh Ninh Thuận. Tham dự cuộc họp ông Đoàn Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất - Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng là đại diện một số Bộ ngành liên quan và lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT. Về phía UBND tỉnh Ninh Thuận có ông Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Hồ Xuân Ninh, Giám đốc Sở TN&MT và đơn vị tư vấn xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm của tỉnh.Tại buổi họp, đơn vị tư vấn đã trình bày báo cáo kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 -2025) của tỉnh Ninh Thuận, sau đó, Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất (thường trực Hội đồng) đã trình bày Báo cáo thẩm định kế hoạch sử dụng đất 5 năm của tỉnh. Theo ông Đào Đức Mẫn, Trưởng phòng Quy hoạch đất đai (Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất), hồ sơ kế hoạch sử dụng đất 5 năm của tỉnh Ninh Thuận đã đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đến nay, Cục đã nhận được 10 ý kiến Ủy viên Hội đồng thẩm định, gồm các Bộ, ngành và Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai (Bộ TN&MT). Theo ông Mẫn, UBND tỉnh Ninh Thuận đã xác định chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đến năm 2025 của tỉnh phù hợp với cấp quốc gia phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ; riêng chỉ tiêu sử dụng đất an ninh cần rà soát, cập nhật theo chỉ tiêu đã được điều chỉnh tại Quyết định số 227/QĐ-TTg ngày 12/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ… Về các giải pháp thực hiện kế hoạch, Báo cáo thuyết minh của tỉnh đã đưa ra 4 nhóm giải pháp chính, gồm: bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường; nguồn lực thực hiện kế hoạch sử dụng đất; tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch sử dụng đất và các giải pháp khác. Tuy nhiên, tỉnh Ninh Thuận là địa phương ven biển thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, thường xuyên xảy ra tình trạng hạn hán, nguồn nước khan hiếm thiếu nước phục vụ đời sống dân sinh và sản xuất nông nghiệp… Vì vậy, cần bổ sung các phương án, giải pháp về thủy lợi, độ che phủ rừng, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu… để không không làm ảnh hưởng tới khả năng phát triển bền vững của tỉnh. Ngoài ra, cần cụ thể hóa các giải pháp nêu tại Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quốc gia; Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội về quy hoạch tổng thể quốc gia cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng cơ bản thống nhất với hồ sơ kế hoạch sử dụng đất 5 năm của tỉnh Ninh Thuận và báo cáo thẩm tra kế hoạch của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, đồng thời tập trung góp ý nhằm hoàn thiện kế hoạch sử dụng đất của tỉnh và nhất trí thông qua kế hoạch sử dụng đất 5 năm của tỉnh Ninh Thuận có chỉnh sửa, bổ sung về việc rà soát các quy hoạch ngành, quốc gia; cụ thể hóa các giải pháp thực hiện kế hoạch; rà soát giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý bằng Văn bản của các Bộ, ngành về hồ sơ kế hoạch sử dụng đất của tỉnh. Kết luận tại cuộc họp, ông Đoàn Ngọc Phương - Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận khẩn trương rà soát tiếp thu, giải trình toàn bộ ý kiến tham gia bằng văn bản của các Bộ, ngành và ý kiến tham gia của thành viên Hội đồng thẩm định để hoàn thiện hồ sơ Kế hoạch sử dụng đất (2021-2025) của tỉnh theo quy định của pháp luật gửi Bộ TN&MT trình Chính phủ xét duyệt.Phát biểu tại cuộc họp, thay mặt cho UBND tỉnh Ninh Thuận, ông Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh bày tỏ sự cảm ơn và xin tiếp thu toàn bộ các ý kiến góp ý của Hội đồng và khẳng định tỉnh luôn quan tâm tới công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và sẽ chỉ đạo Sở TN&MT, đơn vị tư vấn rà soát, tiếp thu, giải trình hoàn thiện kế hoạch sử dụng đất gửi Bộ TN&MT trình Chính phủ theo quy định."," Tóm tắt: Ngày 4/4, tại trụ sở Bộ TN&MT, Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã tổ chức thẩm định Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 -2025) của tỉnh Ninh Thuận. Hồ sơ kế hoạch sử dụng đất 5 năm của tỉnh Ninh Thuận đã đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. UBND tỉnh Ninh Thuận đã xác định chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đến năm 2025 của tỉnh phù hợp với cấp quốc gia phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ; riêng chỉ tiêu sử dụng đất an ninh cần rà soát, cập nhật theo chỉ tiêu đã được " 227,"Điện Biên Phủ: 32 năm vươn mình từ thị xã nghèo thành đô thị du lịch văn hóa - lịch sử. (Xây dựng) – Với những lợi thế to lớn về vị trí địa lý, cảnh quan, sinh thái và di sản văn hóa, lịch sử, thành phố Điện Biên Phủ đang phấn đấu trở thành một đô thị du lịch văn hóa - lịch sử cách mạng cấp quốc gia và đạt tiêu chí đô thị loại II vào năm 2025. Đô thị du lịch văn hóa - lịch sử cách mạng cấp quốc gia Ngày 18/04/1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã ban hành Quyết định số 130/QĐ-HĐBT về việc thành lập thị xã Điện Biên Phủ với diện tích hơn 6.300ha và 25.000 nhân khẩu, trực thuộc tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên). Thị xã có xuất phát điểm rất thấp, giao thông khó khăn, hạ tầng kỹ thuật - xã hội lạc hậu, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ đói, nghèo trên 50%, tổ chức bộ máy đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế. Nhưng sau 32 năm xây dựng và phát triển, Điện Biên Phủ đã có bước chuyển mình vô cùng mạnh mẽ, từ một thị xã miền núi vươn lên thành đô thị loại III vào năm 2003 và đang tiếp tục phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại II vào năm 2025. Hiện nay, thành phố Điện Biên Phủ có tổng diện tích tự nhiên 30.657,79 ha, bao gồm 7 phường và 5 xã. Dân số toàn đô thị đạt 81.690 người, tỷ lệ tăng trung bình đạt 1,15% (2021). Dự báo đến năm 2030, dân số toàn khu vực sẽ đạt khoảng 160.000 người, trong có đó 71,9% là dân số nội thị. Diện tích đất xây dựng vào năm 2030 dự kiến đạt khoảng 4.000 - 4.500ha. Thành phố này có tính đặc thù cao với hệ thống dày đặc các di tích lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu như Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp.Bên cạnh đó, đô thị Điện Biên Phủ còn lưu giữ nhiều giá trị di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của 19 dân tộc anh em vùng Tây Bắc, trong đó có những di sản đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia như nghệ thuật xoè Thái, Tết Nào Pê Chầu của người Mông, lễ hội hoa ban... Nơi đây cũng sở hữu nhiều cảnh quan sinh thái đặc sắc như sông Nậm Rốm, cánh đồng Mường Thanh, hồ Pá Khoang, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp quốc gia Pá Khoang - Mường Phăng... Không những thế, thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Điện Biên còn có vị trí địa chính trị, kinh tế thuận lợi khi nằm gần ngã ba biên giới giáp với Lào và Trung Quốc. Với những lợi thế sẵn có, Nhiệm vụ Quy hoạch chung thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2045 đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 408/QĐ-TTg ngày 18/04/2023 đã xác định sẽ xây dựng Điện Biên Phủ trở thành một đô thị du lịch văn hóa - lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Đây cũng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh Điện Biên, giữ vai trò trọng yếu về quốc phòng - an ninh của vùng Tây Bắc, vùng Trung du và miền núi phía Bắc; Đồng thời là đầu mối giao lưu về kinh tế đối ngoại và văn hóa, du lịch với các tỉnh Bắc Lào, Nam Trung Quốc, Thái Lan và Myanmar. Bên cạnh đó, Điện Biên Phủ còn có lợi thế lớn để phát triển thành trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng và trung chuyển (logistic) trọng điểm của khu vực, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Điện Biên, vùng Tây Bắc, vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Quy hoạch đi trước một bước Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Điện Biên đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên đã ban hành Kế hoạch số 50-KH/TU ngày 08/06/2022 thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Ngày 07/04/2023, thực hiện Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW và Kế hoạch 50-KH/TU, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 590/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 148/NQ-CP và Kế hoạch số 50-KH/TU. Căn cứ các Nghị quyết của Trung ương, Kế hoạch thực hiện của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và tình hình thực tiễn tại địa phương, UBND tỉnh Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, phân công nhiệm vụ cho các Sở, ngành chức năng chủ động tổ chức thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết và Kế hoạch nêu trên. Trong thời gian qua, UBND tỉnh Điện Biên đã tập trung chỉ đạo nâng cấp chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch, xác định quy hoạch phải đi trước, đảm bảo đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững. Công tác quy hoạch đô thị luôn được quan tâm, chú trọng, thường xuyên cập nhật, rà soát, bổ sung quy hoạch.Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2045 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt nhiệm vụ tại Quyết định số 408/QĐ-TTg ngày 18/04/2023 và đã lựa chọn được đơn vị lập đồ án quy hoạch. Trên cơ sở đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đã được phê duyệt, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương thực hiện hướng dẫn, hỗ trợ các nhà đầu tư trong công tác khảo sát, nghiên cứu tài trợ quy hoạch chi tiết 1/500 làm cơ sở để triển khai đề xuất các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, thành phố Điện Biên Phủ đã thực hiện lập nhiệm vụ quy hoạch khu dân cư phía Đông phường Nam Thanh; Triển khai thực hiện các bước xây dựng Quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị; Triển khai khảo sát, lập các quy hoạch chi tiết; Công bố, công khai, cắm mốc quy hoạch đối với các đồ án chi tiết 1/500 trên địa bàn thành phố. Trong thời gian qua, thành phố cũng đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tổng cộng 4 dự án trọng điểm đã được hoàn thành trên địa bàn thành phố, đó là dự án mở rộng cảng hàng không Điện Biên, dự án xây dựng cầu Thanh Bình, dự án đường 60m và dự án Hạ tầng khung. Ngoài ra, thành phố Điện Biên Phủ đang tích cực triển khai một số dự án trọng điểm về đầu tư phát triển đô thị với mục tiêu hoàn thiện, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, từ đó tạo nên diện mạo mới cho thành phố, hướng đến kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/1954 – 07/05/2024). Các nhà đầu tư còn đang triển khai thực hiện một số dự án lớn tại thành phố như dự án chợ và thương mại dịch vụ Mường Thanh; dự án trung tâm thương mại và nhà ở thương mại thành phố Điện Biên Phủ; dự án đường giao thông kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm thuộc vùng kinh tế động lực dọc trục Quốc lộ 279 và Quốc lộ 12… Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 148/NQ-CP và Kế hoạch của Tỉnh, tốc độ và chất lượng đô thị hóa của thành phố Điện Biên Phủ đã được được nâng cao. Kết cấu hạ tầng của đô thị được xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được đầu tư bài bản để từng bước thực hiện các tiêu chí đảm bảo phù hợp với cấp đô thị theo quy hoạch.Kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Chất lượng cuộc sống tại đô thị được nâng cao, bảo đảm đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị. Kiến trúc đô thị được phát triển theo hướng xanh, hiện đại, thông minh, giàu bản sắc, các yếu tố văn hóa đặc trưng được giữ gìn và phát huy. Trong thời gian tới, UBND tỉnh Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các Sở, ban, ngành tập trung xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển đô thị, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực, tăng cường hiệu quả và tính chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị. Tập trung nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Điện Biên Phủ vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định. Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị và đầu tư hệ thống kế cấu hạ tầng chưa thực sự đảm bảo thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển của thành phố. Hệ thống thiết chế văn hóa, công trình văn hóa chưa đáp ứng được nhu cầu. Cơ sở vật chất về văn hóa, thể thao và du lịch chưa đồng bộ. Một số chỉ tiêu cách xa so với chỉ tiêu đề ra cho giai đoạn đến năm 2025, cần tiếp tục tập trung, phấn đấu hoàn thành trong những năm tới. Để phấn đấu hoàn thành những nội dung, mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 148/NQ-CP và Kế hoạch của Tỉnh, cấp ủy, trong năm 2024 và những năm tiếp theo, thành phố Điện Biên Phủ sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trước hết, thành phố sẽ tăng cường công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến thông tin và triển khai thực hiện Nghị quyết, Kế hoạch. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương phải đẩy mạnh công tác hoàn thiện, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hoá, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững.Một nhiệm vụ quan trọng khác mà thành phố Điện Biên Phủ cần thực hiện là từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, đồng thời quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn; Tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị nhằm đáp ứng vai trò là hạt nhân, động lực chính, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng bên cạnh nội lực của bản thân, thành phố Điện Biên Phủ cũng mong muốn nhận được sự giúp đỡ của Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương, tiếp tục quan tâm, bố trí nguồn lực đầu tư công từ ngân sách Trung ương để thực hiện các chương trình, dự án trong kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đô thị. Mặt khác, Điện Biên Phủ cũng mong được tạo điều kiện tiếp cận với các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, đặc biệt là các lĩnh vực: Xử lý rác thải, nước thải đô thị; Cấp nước sạch; Công viên, nghĩa trang đô thị; Các dự án chống biến đổi khí hậu…"," Điện Biên Phủ, một thành phố nhỏ trong miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, đã vươn lên từ một thị xã nghèo và lạc hậu thành một đô thị du lịch văn hóa - lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Sau 32 năm xây dựng và phát triển, Điện Biên Phủ đã có bước chuyển mình vô cùng mạnh mẽ, từ một thị xã miền núi vươn lên thành đô thị loại III vào năm 2003 và đang tiếp tục phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại II vào năm 2025. Thành phố Điện Biên Phủ có tổng diện tích tự nhiên 30.657,79 ha, bao gồm 7 phường và 5 xã. Dân số toàn đô thị đạt 81.690 người, tỷ lệ tăng trung bình 1,15% (2021). Dự báo đến năm 2030, dân số toàn khu vực sẽ đạt khoảng 160.000 người, trong đó 71,9% là dân số nội thị. Diện tích đất xây dựng vào năm 2030 dự kiến đạt khoảng 4.000 - 4.500ha. Thành phố " 228,"Bắc Giang: Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu số 01 thị xã Việt Yên. (Xây dựng) – Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu số 01 thị xã Việt Yên (Bắc Giang), tỷ lệ 1/2.000.Theo đó, phân khu số 01 có vị trí trung tâm đô thị Việt Yên, phạm vi lập quy hoạch gồm phường Bích Động và một phần diện tích các phường Hồng Thái, Quảng Minh, Ninh Sơn và Nếnh. Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 2.389ha; dân số dự kiến đến năm 2045 khoảng 78.250 người. Về tính chất, đây sẽ là khu đô thị trung tâm, hạt nhân tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực lân cận. Phát triển các khu dân cư, khu thương mại dịch vụ, phát triển các trung tâm dịch vụ công cộng; là trung tâm chính trị, giáo dục, văn hóa, thể dục – thể thao của thị xã Việt Yên. Đối với yêu cầu về phân khu chức năng, quy hoạch sử dụng đất: Trên cơ sở đồ án Quy hoạch chung đô thị Việt Yên đã được phê duyệt, đảm bảo xác định các chức năng sử dụng đất, tổ chức không gian phù hợp; không gian quy hoạch kiến trúc phải phù hợp với điều kiện địa hình và bản sắc khu vực, phải đạt được các yêu cầu về tổ chức không gian, đảm bảo môi trường sống và làm việc tiện nghi cao, đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn; sử dụng đất phải khớp nối các dự án đã và đang triển khai trong phạm vi liền kề về không gian kiến trúc, cũng như hạ tầng kỹ thuật sao cho khai thác quỹ đất hiệu quả nhất để phát triển các khu chức năng phù hợp… Yêu cầu về tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan: Cụ thể hóa đồ án Quy hoạch chung đô thị; kết nối với các dự án; khai thác tối ưu điều kiện thuận lợi về vị trí, điều kiện tự nhiên; khắc phục các nhược điểm và điều chỉnh các chỉ tiêu của đồ án quy hoạch cũ không còn phù hợp… Yêu cầu về thiết kế đô thị: Thực hiện đúng theo các nội dung được quy định theo các nghị định, thông tư hướng dẫn hiện hành về thiết kế đô thị trong đồ án quy hoạch xây dựng; đảm bảo các yêu cầu đặc thù của khu vực quy hoạch; lập khung tổng thể thiết kế đô thị; xác định các khu vực phải khống chế và kiểm soát xây dựng; xác định các tuyến trục không gian và yêu cầu kiểm soát phát triển; xác định các không gian trọng tâm, trọng điểm và các không gian đặc trưng, các quảng trường, các không gian mở cây xanh, mặt nước và điểm nhấn trong khu vực quy hoạch."," Bắc Giang: Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu số 01 thị xã Việt Yên. (Xây dựng) - UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu số 01 thị xã Việt Yên (Bắc Giang), tỷ lệ 1/2.000. Phân khu số 01 có vị trí trung tâm đô thị Việt Yên, phạm vi lập quy hoạch gồm phường Bích Động và một phần diện tích các phường Hồng Thái, Quảng Minh, Ninh Sơn và Nếnh. Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 2.389ha; dân số dự kiến đến năm 2045 khoảng 78.250 người. Đây sẽ là khu đô thị trung tâm, hạt nhân tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực lân cận. Phát triển các khu dân cư, khu thương mại dịch vụ, phát triển các trung tâm dịch vụ công cộng; là trung tâm chính trị, giáo dục, văn hóa, thể dục – thể thao của thị xã Việt Yên. Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo xác định các chức n" 229,"Rapper Kanye West bị tố cáo phân biệt đối xử và quấy rối. Một cựu nhân viên của Kanye West đã đệ đơn kiện, cáo buộc nghệ sĩ gây tranh cãi này về tội quấy rối, phân biệt đối xử... Hôm 3.4, Trevor Phillips đã đệ đơn kiện rapper Kanye West, còn gọi là Ye, cũng như Công ty Yeezy và Trường tư thục Christian Donda Academy của anh có trụ sở tại Los Angeles. Trong vụ kiện mà CNN thu thập được tài liệu, Phillips cáo buộc Kanye West ""đối xử với nhân viên da đen tệ hơn đáng kể so với nhân viên da trắng"", gọi sự phân biệt đối xử là ""nghiêm trọng"".Đơn kiện cáo buộc: ""Ngay cả khi đang trong giờ học, Kanye vẫn la hét và mắng mỏ nhân viên da đen, trong khi thậm chí không bao giờ cao giọng với nhân viên da trắng nhiều như vậy. Thông thường, Kanye nhắm vào Phillips – một người đàn ông da đen – không chỉ bằng hành vi quấy rối và phân biệt đối xử mà còn với thái độ hoàn toàn khinh thường"". Cựu nhân viên này còn cáo buộc rằng từng chứng kiến Kanye West ""bung ra sự căm thù và bôi nhọ, bài Do Thái, đe dọa cộng đồng LGBTQ+"". Đơn kiện ghi: ""Vốn đã gặp bất lợi vì màu da, một khi Phillips chống lại sự cố chấp và vi phạm pháp luật của Kanye, anh ấy trở thành mục tiêu lớn hơn... Ác ý của Kanye đối với nguyên đơn cuối cùng lên đến đỉnh điểm là hành vi đả kích thô tục trước mặt học sinh và phụ huynh. Kanye thậm chí còn đe dọa Phillips bằng bạo lực thể xác"". Theo đơn kiện, Phillips được thuê vào khoảng tháng 11.2022 để làm việc cho thương hiệu thời trang Yeezy của West, nhưng vị trí của anh cuối cùng đã mở rộng sang làm việc tại Christian Donda Academy, ngôi trường mà West thành lập và đặt tên theo người mẹ quá cố của anh."," Rapper Kanye West đang bị tố cáo về tội quấy rối và phân biệt đối xử. Trevor Phillips, một cựu nhân viên của West, đã đệ đơn kiện West, Yeezy và Christian Donda Academy vào ngày 3.4. Trong đơn kiện, Phillips cáo buộc West đã đối xử tệ hơn với nhân viên da đen so với nhân viên da trắng, gọi sự phân biệt đối xử là ""nghiêm trọng"". Phillips cũng cáo buộc West đã la hét và mắng mỏ nhân viên da đen, trong khi không bao giờ cao giọng với nhân viên da trắng. Phillips cũng cáo buộc West đã bung ra sự căm thù và bôi nhọ, đe dọa cộng đồng LGBTQ+. Phillips được thuê vào tháng 11.2022 để làm việc cho thương hiệu thời trang Yeezy của West, nhưng vị trí của anh cuối cùng đã mở rộng sang làm việc tại Christian Donda Academy, ngôi trường mà West thành lập và đặt tên theo người mẹ quá cố của anh." 230,"Con sắp vào lớp 1, lớp 6, cập nhật thông tin thế nào tránh sai sót? Các phòng GD-ĐT ở TP.HCM đang yêu cầu cơ sở giáo dục khẩn trương rà soát, cập nhật thông tin trẻ, học sinh trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo, sẵn sàng cho việc tuyển sinh trực tuyến đầu cấp.Ngày 1.4, Phòng GD-ĐT Q.12 đã có công văn số 353 gửi tới các chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, mầm non; hiệu trưởng trường mẫu giáo, mầm non; hiệu trưởng trường tiểu học, THCS (công lập và tư thục) đề nghị khẩn trương rà soát, cập nhật thông tin trẻ, học sinh trên hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành GD-ĐT (https://csdl.hcm.edu.vn/). Các đơn vị hoàn thành việc rà soát, cập nhật thông tin trước ngày 10.4.2024. Công văn hướng dẫn đầy đủ các bước để các đơn vị đăng nhập, rà soát số lượng trẻ mầm non/học sinh chưa hoàn thành cập nhật thông tin cá nhân và chưa xác thực thông tin cá nhân với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hay các lý do còn tồn tại cần khắc phục để trẻ mầm non/học sinh được định danh thành công.Trước đó, UBND TP.HCM hôm 18.3 có Quyết định số 818 về ban hành kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2024-2025. Theo kế hoạch này, năm học 2024-2025, TP.HCM áp dụng Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là bản đồ GIS) hỗ trợ tuyển sinh tại TP.Thủ Đức và 21 quận, huyện. Toàn bộ quy trình đăng ký tuyển sinh và nhập học được thực hiện hoàn toàn theo hình thức trực tuyến.Phòng GD-ĐT Q.12 cho biết việc các đơn vị rà soát, cập nhật thông tin trẻ mầm non, học sinh nhằm đảm bảo mục tiêu tất cả trẻ trong độ tuổi và học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đều được khai báo đầy đủ thông tin trên hệ thống cơ sở dữ liệu về tuyển sinh của ngành GD-ĐT, được xác thực với cơ sở dữ liệu quốc gia."," Để cập nhật thông tin trẻ, học sinh trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo, các phòng GD-ĐT ở TP.HCM đang yêu cầu các cơ sở giáo dục khẩn trương rà soát và cập nhật thông tin trẻ, học sinh trên hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành GD-ĐT (https://csdl.hcm.edu.vn/). Các đơn vị phải hoàn thành việc rà soát và cập nhật thông tin trước ngày 10.4.2024. Công văn hướng dẫn đầy đủ các bước để các đơn vị đăng nhập, rà soát số lượng trẻ mầm non/học sinh chưa hoàn thành cập nhật thông tin cá nhân và chưa xác thực thông tin cá nhân với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hay các lý do còn tồn tại cần khắc phục để trẻ mầm non/học sinh được định danh thành công. Việc các đơn vị rà soát, cập nhật thông tin trẻ mầm non, học sinh nhằm đảm bảo mục tiêu tất cả trẻ trong độ tuổi và h" 231,"Erik trình diễn nhạc phim 'Mai' - 'Sau lời từ khước' tại bối cảnh đặc biệt. Sau 1 năm chờ đợi, mùa mới của series âm nhạc 'Eye Contact Live' trở lại. Chương trình có sự tham gia của Bảo Anh, Erik và Kai Đinh. Eye Contact Live là chương trình có format linh động. Ở mùa trước, bối cảnh là một góc quán cà phê, trên một chiếc xe buýt hay trong một phim trường nhỏ xinh xắn cùng các phần trình diễn live đã nhận được sự ủng hộ của khán giả.Với mùa mới này, tiêu chí chính của chương trình là tạo ra những không gian âm nhạc nơi khán giả và ca sĩ có thể gần gũi với nhau nhất có thể. Vì vậy, Eye Contact Live 2024 chọn văn phòng làm việc của Forest Studio nhằm mang lại trải nghiệm mới cho khán giả lẫn ca sĩ. "," Erik đã trình diễn nhạc phim 'Mai' - 'Sau lời từ khước' tại một bối cảnh đặc biệt, sau một năm chờ đợi. Chương trình 'Eye Contact Live' trở lại với sự tham gia của Bảo Anh, Erik và Kai Đinh. Chương trình này có format linh động, tạo ra những không gian âm nhạc nơi khán giả và ca sĩ có thể gần gũi với nhau nhất có thể. Với mùa mới này, Eye Contact Live 2024 chọn văn phòng làm việc của Forest Studio để mang lại trải nghiệm mới cho khán giả và ca sĩ." 232,"Bộ GTVT yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt. Bộ GTVT đánh giá các đơn vị Tập đoàn Cienco4, Công ty Thái Yên, Công ty Thái Sơn đã nỗ lực, kịp thời hỗ trợ các đơn vị thi công khác tại dự án Diễn Châu – Bãi Vọt trong thời gian qua. Các mốc cam kết tiến độ của nhà thầu Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Giám đốc Công ty TNHH Hòa Hiệp; Tổng Giám đốc: Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn; Công ty CP Tập đoàn CIENCO4; Công ty TNHH Đầu tư Núi Hồng; Công ty CPĐT và Xây dựng VINA2; Công ty CPĐT Phúc Thành Hưng (DNDA); Giám đốc Ban Quản lý dự án 6; Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông; Cục trưởng các Cục: Quản lý đầu tư xây dựng, Đường cao tốc Việt Nam, Đường bộ Việt Nam tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thiện các thủ tục hoàn thành dự án thành phần cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt. Văn bản cho biết, Bộ GTVT đánh giá cao các đơn vị tại hiện trường đã có cam kết rất cụ thể về mốc hoàn thành giai đoạn các hạng mục như Công ty Hòa Hiệp: Đến ngày 5/4/2024 hoàn thành bê tông mặt cầu Xuân Dương 1, Xuân Dương 2 và nền đường giữa cầu Xuân Dương 1 và Xuân Dương 2 để thông tuyến đến hầm Thần vũ; Đến ngày 12/4/2024 hoàn thành công tác đổ bê tông vỏ hầm nhánh phải hầm Thần Vũ; Đến ngày 3/4/2024 hoàn thành nền đường giữa cầu Thần Vũ 1 và Thần Vũ 2; Trong tháng 4/2024, tập trung toàn lực thi công hoàn thành nút giao QL46B để thông xe. Công ty 456: Đến ngày 30/3/2024 hoàn thành nền đường K98; Đến ngày 15/4/2024 hoàn thành lớp cấp phối đá dăm; Đến ngày 17/4/2024 hoàn thành lớp gia cố xi măng; Đến ngày 22/4/2024 xong mặt đường bê tông nhựa. Đầu tuần từ 25- 26/3/2024 bổ sung 01 dây chuyền thảm bê tông nhựa. Tổng công ty Trường Sơn (cam kết đợt kiểm tra ngày 9/3/2024): Đến ngày 15/3/2024, thông xe QL48E (đơn vị đã thi công xong lớp cấp phối đá dăm, chuẩn bị thảm bê tông nhụa mặt cầu và dự kiến cho thông xe ngày 27/3/2024); Đến ngày 31/3/2024, hoàn thành phần bê tông cầu; Đến ngày 15/4/2024 hoàn thành phần thảm bê tông nhựa; Đến ngày 20/4/2024, hoàn thành phần hệ thống ATGT. ""Các đơn vị Tập đoàn Cienco4, Công ty Thái Yên, Công ty Thái Sơn đã nỗ lực, kịp thời hỗ trợ các đơn vị thi công khác trong thời gian qua"", Văn bản nêu rõ. Dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, đầu tư theo hình thức PPP, dài khoảng 50km, đi qua địa phận 2 tỉnh Nghệ An (44,4km) và Hà Tĩnh (4,9km). Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 11.157 tỷ đồng, gồm nguồn vốn nhà đầu tư huy động khoảng 5.090 tỷ đồng và nguồn vốn Nhà nước tham gia thực hiện khoảng hơn 6.067 tỷ đồng. Nhà đầu tư dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt gồm tổ hợp liên danh 5 doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn Hòa Hiệp, Tập đoàn CIENCO4, Công ty trách nhiệm hữu hạn Núi Hồng, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng VINA 2. Doanh nghiệp dự án là Công ty Cổ phần Đầu tư Phúc Thành Hưng. Dự án khởi công từ tháng 5/2021, ký được hợp đồng tín dụng với các tổ chức tín dụng vào tháng 2/2022; thời gian xây dựng dự án khoảng 3 năm, thời gian vận hành khai thác hoàn vốn khoảng 16 năm 6 tháng 8 ngày. Theo Bộ GTVT, qua kiểm tra cho thấy khối lượng còn lại vẫn rất lớn và thời gian còn lại rất ngắn (hoàn thành trước ngày 30/4/2024), Bộ GTVT yêu cầu lãnh đạo cấp cao các nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án, Giám đốc Ban QLDA 6 trực tiếp chỉ đạo hiện trường, tiếp tục phát huy tinh thần, khí thế làm việc như vừa qua, cố gắng, quyết liệt hơn nữa để dự án về đích đúng tiến độ theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ; các bên liên quan cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Bộ GTVT thời gian qua. Đối với nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án cần thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư về quản lý xây dựng công trình tiếp tục chỉ đạo các đơn vị khẩn trương hoàn thiện trên hiện trường, tăng cường kiểm tra, rà soát, đôn đốc, chỉ đạo tiến độ triển khai các hạng mục của các nhà thầu thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, đặc biệt an toàn khi thi công trên cao các cầu, hầm,... và thực hiện các chỉ đạo của Bộ GTVT tại Văn bản số 2539/BGTVT-KCHT ngày 12/3/2024 triển khai hoàn thiện các thủ tục pháp lý, đủ điều kiện để đưa công trình vào khai thác theo quy định. Đồng thời tập trung đẩy nhanh công tác nội nghiệp, thanh toán, đảm bảo dòng tiền, nguồn tài chính phục vụ thi công; Khẩn trương phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục còn lại đáp ứng tiến độ thi công yêu cầu; tổ chức thẩm tra ATGT, nghiên cứu mời các đơn vị liên quan kiểm tra thực tế hiện trường để có ý kiến về hệ thống an toàn giao thông, phương án tổ chức giao thông tại các nút giao. Ngoài ra, nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án cần chỉ đạo tư vấn giám sát tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng thi công, đặc biệt là công tác thi công nền, móng, mặt đường đảm bảo tuân thủ phương án, trình tự tổ chức thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế đã được duyệt, yêu cầu các nhà thầu kịp thời khắc phục các tồn tại (nếu có). Giám đốc Ban QLDA 6 phải bám sát và trực tiếp chỉ đạo hiện trường Đối với Ban QLDA6, Bộ GTVT yêu cầu đơn vị này phối hợp với doanh nghiệp dự án, địa phương giải quyết dứt điểm các tồn tại về GPMB để bàn giao cho nhà thầu thi công; Khẩn trương hoàn thành công tác phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật điều chỉnh và dự toán đối với các hạng mục điều chỉnh, bổ sung theo quy định của pháp luật. ""Giám đốc Ban QLDA 6 bám sát và trực tiếp chỉ đạo hiện trường, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các đơn vị triển khai hoàn thành dự án đáp ứng tiến độ, chất lượng, an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường"", Bộ GTVT yêu cầu. Bên cạnh đó, Ban QLDA 6 cần tập trung công tác kiểm tra, rà soát hồ sơ thanh toán để đẩy nhanh công tác giải ngân giúp tăng cường nguồn lực tài chính cho các nhà thầu triển khai thi công. ""Đối với các hạng mục phát sinh trong quá trình thi công: Sau khi hoàn thành thủ tục phê duyệt, khẩn trương phối hợp với nhà đầu tư rà soát chi tiết, báo cáo đề xuất Bộ GTVT xem xét bổ sung vào hợp đồng BOT theo quy định làm cơ sở triển khai các công việc tiếp theo"", Bộ GTVT nêu rõ. Bộ GTVT yêu cầu Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông rà soát, tham mưu hướng dẫn Ban QLDA 6, doanh nghiệp dự án các nội dung liên quan đến lập, phê duyệt quy trình bảo trì của dự án đảm bảo tuân thủ quy định tại điểm d khoản 2 Điều 31 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để xem xét tham mưu Bộ GTVT chấp thuận báo cáo thẩm tra an toàn giao thông giai đoạn trước khi đưa công trình vào khai thác của dự án. Trên cơ sở báo cáo đề xuất của doanh nghiệp dự án về kiểm tra thực tế hiện trường về hệ thống ATGT và phương án tổ chức giao thông tại các nút giao, Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông chủ trì tham mưu Bộ GTVT có văn bản gửi các đơn vị liên quan phối hợp doanh nghiệp dự án kiểm tra để có góp ý hoàn thiện hệ thống ATGT, phương án tổ chức giao thông đáp ứng yêu cầu khai thác. Bộ GTVT giao Cục Quản lý đầu tư xây dựng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Ban QLDA 6, nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án chỉ đạo các đơn vị triển khai thi công nhằm đáp ứng chất lượng, tiến độ hoàn thành dự án theo yêu cầu của lãnh đạo Chính phủ. Đồng thời, theo dõi, tham mưu Bộ GTVT đôn đốc các đơn vị liên quan hoàn thành nội dung công việc của mình đáp ứng yêu cầu tiến độ hoàn thành dự án; Khẩn trương hoàn thiện thủ tục tham mưu Bộ chấp thuận, phê duyệt đối với các hạng mục bổ sung, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Đối với Cục Đường cao tốc Việt Nam, Bộ GTVT yêu cầu cơ quan này thực hiện nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền và tham mưu về công tác quản lý hợp đồng BOT của dự án để chủ trì tham mưu Bộ GTVT thực hiện rà soát nguồn vốn, nội dung và thực hiện thẩm quyền ký kết phụ lục hợp đồng BOT để bổ sung các hạng mục phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Trước đó, ngày 22/3/2024, Bộ GTVT đã kiểm tra hiện trường dự án thành phần cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đoạn từ đầu tuyến đến nút giao QL46B (Dự án); so với đợt kiểm tra ngày 9/3/2024, đến nay trên công trường đã có khí thế mạnh mẽ và có sự chuyển biến rõ nét hơn, các hạng mục đường găng đang dần kiểm soát được tiến độ như: hầm chui Km 432+916, nền đào đồi Xuân Dương, cầu Xuân Dương 1, cầu Xuân Dương 2, hầm Thần Vũ, nền đào giữa cầu Thần Vũ 1 và Thần Vũ 2, cầu Thần Vũ 2, nút giao QL46B, các cầu vượt ngang (N2, ĐH256, N5, QL48E, ĐH202B),… Ban QLDA 6 đã tích cực tháo gỡ rút ngắn thời gian thanh toán nhằm đẩy mạnh công tác giải ngân. "," Bộ GTVT yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thành dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt. Bộ GTVT đánh giá cao các đơn vị tại hiện trường đã có cam kết rất cụ thể về mốc hoàn thành giai đoạn các hạng mục. Các mốc cam kết tiến độ của nhà thầu được liệt kê trong văn bản. Dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, đầu tư theo hình thức PPP, dài khoảng 50km, đi qua địa phận 2 tỉnh Nghệ An (44,4km) và Hà Tĩnh (4,9km). Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 11.157 tỷ đồng, gồm nguồn vốn nhà đầu tư huy động khoảng 5.090 tỷ đồng và nguồn vốn Nhà nước tham gia thực hiện khoảng hơn 6.067 tỷ đồng. Nhà đầu tư dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt gồm tổ hợp liên danh 5 doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn Hòa Hiệ" 233,"Hiệu quả từ mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc. Việc ứng dụng chế phẩm sinh học thảo mộc trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã giúp nông dân xã Thọ An, huyện Đan Phượng nâng chất lượng nông sản, góp phần bảo vệ môi trường, sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững. Những cánh đồng rau an toàn Về Thọ An hôm nay, chỉ cần nhìn ngắm những cánh đồng rau xanh mướt là bất cứ ai cũng cảm thấy thư thái. Điều thật lạ là cũng trên những cánh đồng này, cách đây năm, bảy năm, mùi thuốc trừ sâu còn thoảng trong không khí. Những vỏ hộp thuốc trừ sâu do người dân vứt ra đồng ruộng khiến cho đồng quê thêm ô nhiễm. Hôm nay, Thọ An đã phủ một màu xanh của cây, màu đỏ của hoa và mùi hương thơm từ những cánh đồng vương vấn qua không khí trong lành. Được biết đến là “vựa” rau an toàn của huyện Đan Phượng, nghề trồng rau ở xã Thọ An phát triển quanh năm, mùa nào thứ đó, với hơn 70% nông dân sống bằng nghề trồng rau. Nhờ có phương pháp canh tác hiệu quả theo hướng hữu cơ, an toàn, nông dân xã Thọ An không chỉ bảo vệ sức khỏe cho chính mình, mang lại thu nhập cao hơn so với làm nông nghiệp vô cơ, mà còn cho ra thị trường những sản phẩm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.Có tổng diện tích trồng rau màu 1,5ha, hộ gia đình anh Trần Văn Thường (chi hội nông dân 4, xã Thọ An) đã canh tác các loại như cải canh, súp lơ, cải bẹ... Mỗi năm anh trồng được 7-8 lứa rau màu, năng suất đạt 2,5 tấn/sào/lứa, sau khi trừ chi phí lãi được 9-10 triệu đồng/sào. Đặc biệt, rau của gia đình anh Thường trồng hoàn toàn bằng phương pháp hữu cơ và dùng chế phẩm sinh học thay cho thuốc trừ sâu độc hại. Anh Thường cho biết, với lợi thế cửa ngõ Thủ đô, Thọ An là thị trường đầy tiềm năng cung cấp các mặt hàng rau củ quả, cùng với nhu cầu sinh hoạt cao, an toàn của người dân, gia đình anh xác định mô hình trồng rau an toàn là định hướng làm giàu. Khi chưa có chế phẩm thuốc trừ sâu thảo mộc anisaf, trước đây, anh thường ủ rơm, rạ và vôi để làm phân hữu cơ để chăm sóc hơn 1 mẫu rau của gia đình mình. Cách làm này khá tốn công nhưng vừa giúp giảm chi phí sản xuất, lại mang đến lợi ích tối đa cho cây trồng, giúp cải tạo đất và bảo vệ môi trường. Hiện nay, được Hội Nông dân huyện Đan Phượng hướng dẫn và cung cấp thuốc trừ sâu thảo mộc anisaf, gia đình anh Thường đã áp dụng vào mô hình trồng rau tại gia đình. “Từ năm 2021 đến nay, gia đình tôi chuyên canh trồng rau. Qua chương trình liên kết của Hội Nông dân huyện với công ty chuyên cung cấp thuốc trừ sâu thảo mộc anisaf, gia đình đã dùng để phun cho rau. Vì vậy các sản phẩm rau hữu cơ của gia đình được người dân và thương lái gần xa tin tưởng thu mua"", anh Thường cho biết. Xã Thọ An có tổng diện tích tự nhiên hơn 500ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 272ha, đất đai màu mỡ rất thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng chuyên canh. Cùng với đó, nông dân xã Thọ An đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng nhiều mô hình có hiệu quả kinh tế cao như mô hình trồng đào, quất cảnh, đu đủ trái vụ, táo lai, rau màu và chăn nuôi ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, cho hiệu quả kinh tế cao. Ông Trần Văn Vui, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thọ An cho biết, mấy năm gần đây Hội Nông dân xã đã tích cực phối hợp với các công ty, nhà khoa học tập trung tổ chức chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp; tuyên truyền chăm sóc cây rau màu, cây ăn quả, chăn nuôi gà, lợn theo hướng sinh học, chăn nuôi bò, ứng dụng công nghệ cao… Nhờ đó xã Thọ An đã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, như mô hình ứng dụng công nghệ cao tại trang trại chăn nuôi bò của hộ ông Trần Văn Thắng áp dụng công nghệ của Úc; mô hình trồng đào quất cảnh hộ bà Đào Thị Tần; mô hình trồng táo, đu đủ hộ ông Trần Văn Dũng,… Đặc biệt mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc anisaf, sử dụng phân hữu cơ của hộ anh Nguyễn Văn Khắc (chi hội nông dân 8) và mô hình hộ gia đình anh Trần Văn Thường (chi hội nông dân 4) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là hướng đi đúng đắn mà gia đình anh Thường, anh Khắc cùng hàng trăm bà con nông dân ở xã Thọ An lựa chọn và bảo vệ sức khỏe cho chính mình, mang lại thu nhập cao hơn so với làm nông nghiệp vô cơ. Ngoài ra, sản phẩm tung ra thị trường đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Trợ thủ đắc lực cho nông dân Từ bỏ việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học và dùng chế phẩm sinh học, hàng trăm hộ nông dân xã Thọ An đã minh chứng, áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ đã nâng cao năng suất, chất lượng nông sản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, cải thiện thu nhập cho người làm nông nghiệp hữu cơ; góp phần bảo vệ môi trường, sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững; tăng cường cung cấp vật tư đầu vào theo phương pháp nông nghiệp hữu cơ.Bà Trần Thị Ngọc Mai, đại diện Công ty Cổ phần Dược phẩm Hoàng Giang cho biết, chế phẩm sinh học anisaf là sản phẩm kết hợp từ các nguyên liệu thảo mộc tự nhiên, vì vậy anisaf sẽ là trợ thủ đắc lực cho bà con nông dân trong việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện nay và trong tương lai. Thảo mộc trừ sâu anisaf rất an toàn, được điều chế từ các loại cây quen thuộc mà ông bà ta đã dùng bao đời nay như bồ kết, hy thiêm, đơn buốt và cúc liên chi dại. Khi sử dụng anisaf định kỳ sẽ ức chế và giảm dần các loại virus, nấm, sâu bọ, giúp rau màu khỏe mạnh, chống lại bệnh tật và cho nâng suất cao, rau màu có mùi vị tự nhiên. Thọ An được quy hoạch là vùng trọng điểm sản xuất rau an toàn của huyện Đan Phượng. Cùng với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, với sự hỗ trợ của huyện, xã đang từng bước xây dựng thương hiệu cho vùng sản xuất rau an toàn của địa phương. Bên cạnh đó, Thọ An đã vận động bà con nhân chuyển đổi từ làm nông nghiệp vô cơ, sang sản xuất hữu cơ, mang lại những kết quả đáng khích lệ cho bà con nông dân nơi đây. Nhận thức được điều này, nhiều nông dân, hợp tác xã đã đầu tư phát triển, rau màu, cây ăn trái theo hướng sạch để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm. Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng Thiều Văn Son cho biết, hằng năm có 100% hộ gia đình nông dân trên toàn huyện tham gia thực hiện cuộc vận động “Vì môi trường trong sạch, vì sức khỏe cộng đồng nông dân Hà Nội chỉ sản xuất, chế biến, sử dụng và bán ra thị trường các sản phẩm nông nghiệp an toàn”. Ngay từ đầu năm 2024, Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện đã triển khai các nhiệm vụ công tác trọng tâm năm với chủ đề: “Hỗ trợ nông dân ứng dụng chuyển đổi số và liên kết hợp tác, chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện”. Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo Hội Nông dân xã Thọ An và phối hợp Công ty Dược phẩm Hoàng Giang tổ chức hướng dẫn các hộ gia đình trồng rau hữu cơ trong thực hiện sử dụng chế phẩm annisaf, kết quả cho thấy mô hình thực sự đã trở thành hướng phát triển kinh tế hiệu quả để nông dân xã Thọ An phát huy, ứng dụng và nhân rộng."," Hiệu quả từ mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc anisaf đã giúp nông dân xã Thọ An, huyện Đan Phượng nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường và tăng thu nhập. Mô hình này đã được áp dụng thành công tại hộ gia đình anh Trần Văn Thường, với diện tích trồng rau màu 1,5ha, năng suất đạt 2,5 tấn/sào/lứa và lãi được 9-10 triệu đồng/sào. Thuốc trừ sâu thảo mộc anisaf được điều chế từ các loại cây quen thuộc như bồ kết, hy thiêm, đơn buốt và cúc liên chi dại, rất an toàn và giúp rau màu khỏe mạnh, chống lại bệnh tật và cho nâng suất cao. Xã Thọ An được quy hoạch là vùng trọng điểm sản xuất rau an toàn của huyện Đan Phượng và đang từng bước xây dựng thương hiệu cho vùng sản xuất rau an toàn của địa phương." 234,"Hải Dương muốn xây khu du lịch sinh thái rộng 1.380 ha Tỉnh Hải Dương đề xuất Thủ tướng tách hồ Thanh Long khỏi vùng bảo vệ của quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn để làm dự án du lịch. Kiến nghị được UBND tỉnh Hải Dương gửi ngày 3/4 để đẩy nhanh thủ tục triển khai Dự án khu du lịch sinh thái hồ Thanh Long rộng 1.380 ha. Tỉnh này cũng đề xuất Thủ tướng cho phép lập quy hoạch khu du lịch sinh thái hồ Thanh Long thành vùng cảnh quan, bổ trợ phát huy giá trị khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc. Hồ Thanh Long nằm ở trung tâm khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, từng là nơi tập kết thuyền chiến, luyện thủy quân của quân dân nhà Trần. Hiện nay, hồ đang là vùng đất hoang hóa, nguồn thủy sản tự nhiên được chính quyền giao khoán cho nhân dân. Trong khi đó, hệ thống di tích ở đây đang xuống cấp nghiêm trọng do nhiều năm chưa được trùng tu, tôn tạo, cảnh quan thiên nhiên chưa được quy hoạch nên việc khai thác chưa hiệu quả. Kế hoạch của tỉnh Hải Dương là xây dựng hồ Thanh Long thành một khu du lịch tổng hợp có tầm cỡ với các loại hình du lịch đặc trưng là lịch sử, văn hoá, tâm linh, sinh thái. Các di tích lịch sử sẽ được tôn tạo cùng với việc khôi phục tổ chức lễ hội truyền thống để thu hút khách thập phương. Dự án này do doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường đề xuất ý tưởng."," Tỉnh Hải Dương đề xuất Thủ tướng tách hồ Thanh Long khỏi vùng bảo vệ của quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn để triển khai Dự án khu du lịch sinh thái hồ Thanh Long rộng 1.380 ha. Tỉnh này cũng đề xuất Thủ tướng cho phép lập quy hoạch khu du lịch sinh thái hồ Thanh Long thành vùng cảnh quan, bổ trợ phát huy giá trị khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc. Hồ Thanh Long nằm ở trung tâm khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, từng là nơi tập kết thuyền chiến, luyện thủy quân của quân dân nhà Trần. Hiện nay, hồ đang là vùng đất hoang hóa, nguồn thủy sản tự nhiên được chính quyền giao khoán cho nhân dân. Tỉnh Hải Dương muốn xây dựng hồ Thanh Long thành một khu du lịch tổng hợp có tầm cỡ với các loại hình du lịch đặc trưng là lịch sử, văn hoá, tâm linh, sinh thái. Các di tích lịch sử sẽ được tôn tạo cùng với việc khôi phục tổ chức lễ hội truy" 235,"Thủ tướng: Xây dựng, phát triển con người phải đặt nền móng từ những năm đầu đời. (Chinhphu.vn) - Theo Thủ tướng, giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam; xây dựng, phát triển con người cần phải đặt nền móng từ những năm đầu đời. Sáng 4/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, chủ trì phiên họp của Ủy ban về ""đổi mới phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"". Cùng tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Châu Văn Minh; Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM Vũ Hải Quân; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan và một số địa phương. Tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban và các đại biểu đã phát biểu ý kiến, thảo luận trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, xây dựng; phân tích vị trí, vai trò của giáo dục mầm non; đánh giá toàn diện về giáo dục mầm non thời gian qua: Những kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đúc rút những bài học kinh nghiệm để từ đó xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới, phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn sắp tới.Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục, đào tạo, trong đó có giáo dục mầm non. Nhờ đó, giáo dục mầm non đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non phát triển rộng khắp, đến tất cả các xã phường, thôn bản trên cả nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đưa trẻ đến trường. Hằng năm, có trên 5,3 triệu trẻ mầm non được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tại hơn 15.000 trường mầm non và gần 16.000 cơ sở độc lập; toàn quốc có 56,9% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ phòng học kiên cố đạt 82,2%... Việc thực hiện thành công mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đã tạo cơ chế, động lực thúc đẩy giáo dục mầm non phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Việc đầu tư cơ sở vật chất trường lớp và đội ngũ giáo viên mầm non, cán bộ quản lý giáo dục mầm non ngày càng được quan tâm (tăng cả về số lượng, chất lượng), thể hiện sự cố gắng rất lớn của Chính phủ, của ngành giáo dục, cũng như các cấp, các ngành liên quan. Các chính sách của Chính phủ, như: Hỗ trợ tổ chức nấu ăn, hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo vùng khó khăn, hỗ trợ giáo viên dạy lớp ghép và tăng cường tiếng Việt, hỗ trợ trẻ mầm non là con em công nhân... đã góp phần không nhỏ để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Tuy nhiên, hiện nay vẫn xảy ra tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên, thiếu trang thiết bị dạy học. Trước nhu cầu phát triển đất nước thời kỳ mới, giáo dục mầm non cần được đổi mới để đáp ứng yêu cầu. Trong đó, mục tiêu là tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi; đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non; đặc biệt là cơ chế huy động nguồn lực và các điều kiện để thực hiện đổi mới, phát triển giáo dục mầm non…Tháo gỡ 3 điểm nghẽn, hạn chế của giáo dục mầm non Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao và cơ bản nhất trí với các báo cáo và ý kiến phát biểu của thành viên Ủy ban, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương; giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiêm túc tiếp thu những ý kiến xác đáng, hoàn thiện và ban hành thông báo kết luận của phiên họp. Thủ tướng chỉ rõ giáo dục và đào tạo được Đảng, Nhà nước xác định là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị và của toàn dân; với quan điểm xuyên suốt: Con người là trung tâm, chủ thể, là mục tiêu, là nguồn lực, động lực phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng đơn thuần; nguồn vốn quý nhất, yếu tố quyết định là con người. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định rõ: Giáo dục đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục đào tạo cùng với phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư phát triển. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 29 ngày 4/11/2013 ""Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"". Quốc hội đã ban hành Luật Giáo dục năm 2019. Đại hội Đảng lần thứ XIII đã định hướng cần tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Mới đây nhất, Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII có đề ra mục tiêu đến năm 2030 ""Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi"".Những năm qua, giáo dục đào tạo đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển đất nước. Trong đó, giáo dục mầm non đã có những bước phát triển quan trọng về quy mô, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Bên cạnh những kết quả đạt được, giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục mầm non nói riêng vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần được sớm khắc phục; còn những khó khăn, thách thức trước mắt cần sự nỗ lực lớn để vượt qua. Thủ tướng nhấn mạnh, giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Giáo dục mầm non là bậc học dành cho lứa tuổi nhỏ nhất trong tiến trình phát triển của con người. Xây dựng, phát triển con người cần phải được đặt nền móng từ những năm đầu đời. Nêu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh ""Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người"", Thủ tướng nhấn mạnh phải tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục mầm non, hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo, với tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận tổng thể, bao trùm, có tính toàn dân, toàn diện, phù hợp với yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hoàn thiện các báo cáo, tờ trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản phù hợp về đổi mới, phát triển giáo dục mầm non, trong đó nêu rõ căn cứ chính trị, pháp lý; đánh giá thực trạng hiện nay; đề xuất cơ chế, chính sách; rõ nội hàm đổi mới; rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan. Thủ tướng cho rằng, đổi mới và phát triển giáo dục mầm non phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phù hợp xu thế phát triển thời đại; phù hợp thực tiễn, hoàn cảnh đất nước trong bối cảnh hiện nay; tháo gỡ được các vướng mắc; đổi mới cách huy động nguồn lực, lấy hợp tác công tư là chính.Để xử lý, giải quyết 3 điểm nghẽn, hạn chế của giáo dục mầm non (về nhân lực; về cơ sở vật chất; tiếp cận chưa bình đẳng về giáo dục mầm non, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…), Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu rà soát, có cơ chế chính sách để huy động mọi nguồn lực cho giáo dục mầm non, nhất là chính sách về thuế, tiếp cận đất đai, tín dụng; vấn đề xã hội hoá, kêu gọi sự đóng góp của người dân; cơ chế, chính sách huy động nguồn lực con người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giáo dục mầm non, như vấn đề biên chế giáo viên… Các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để hoàn thiện các văn bản, trên tinh thần ""cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, có hiệu quả, đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện; cái gì chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn nhưng không nóng vội""."," Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ rõ rằng giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị và của toàn dân. Giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Giáo dục mầm non là bậc học dành cho lứa tuổi nhỏ nhất trong tiến trình phát triển của con người. Xây dựng, phát triển con người cần phải được đặt nền móng từ những năm đầu đời. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hoàn thiện các báo cáo, tờ trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản phù hợp về đổi mới, phát triển giáo dục mầm non, trong đó nêu rõ căn cứ chính trị, pháp lý; đánh giá thực trạng hiện nay; đề xuất cơ chế, chính sách; rõ nội hàm đổ" 236,"Techcombank tăng cường bảo mật và an toàn giao dịch trên ngân hàng số bằng sinh trắc học. Với mục tiêu đảm bảo an toàn trong giao dịch trực tuyến, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHΝΝ vào cuối năm 2023. Theo đó, tất cả các ngân hàng thành viên cần áp dụng hình thức xác thực giao dịch trong thanh toán trực tuyến bằng sinh trắc học đối với giao dịch có giá trị cao. Tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, ngay từ đầu tháng 4/2024, Ngân hàng Techcombank sẽ tiến hành thu thập dữ liệu sinh trắc học của khách hàng thông qua CCCD có gắn chip trên ứng dụng Techcombank Mobile và tại quầy giao dịch của Techcombank nhằm giảm thiểu rủi ro gian lận, đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng.Cuối năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHΝΝ để đảm bảo an toàn trong giao dịch trực tuyến. Đây được xem là đòn bẩy, thúc đẩy các ngân hàng nhanh chóng triển khai những giải pháp ứng dụng công nghệ AI liên quan đến nhận diện sinh trắc học nhằm tuân thủ và đơn giản hóa quy trình định danh khách hàng. Tại buổi họp báo triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024, ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đạt khoảng 11 tỷ giao dịch, với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 200 triệu tỷ đồng tính đến cuối năm 2023, tăng gần 50% so với năm trước đó. Đến nay, ngành Ngân hàng đang có gần 27 triệu tài khoản thanh toán và 12,9 triệu thẻ đang hoạt động được phát hành bằng phương thức định danh điện tử eKYC. Trên hành trình chuyển đổi số, Techcombank luôn đi đầu trong việc tuân thủ cao nhất các yêu cầu của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, đầu tư mạnh mẽ cho hệ thống hạ tầng công nghệ nhằm mang đến trải nghiệm giao dịch thanh toán liền mạch, bảo mật và an toàn cho khách hàng. Hiện tại, Techcombank sở hữu một trong những tệp khách hàng chuộng số hóa nhất so với bất kỳ ngân hàng nào trên thế giới, với khoảng 94% giao dịch của khách hàng cá nhân được thực hiện trực tuyến, và nền tảng ngân hàng số ghi nhận hơn 50 lượt đăng nhập từ mỗi khách hàng mỗi tháng.Vì vậy, tiên phong triển khai các biện pháp xác thực bằng sinh trắc học đối với giao dịch số hóa của khách hàng, theo yêu cầu của Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước, là ưu tiên hàng đầu của Techcombank. Theo kế hoạch, từ đầu tháng 4/2024, Techcombank sẽ tiến hành thu thập dữ liệu sinh trắc học của khách hàng thông qua CCCD có gắn chip trên ứng dụng Techcombank Mobile và tại quầy giao dịch của Techcombank. Các dữ liệu sinh trắc học của khách hàng cần phải khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong CCCD gắn chíp của khách hàng do cơ quan công an cấp. Dự kiến đến ngày 1/7/2024, Techcombank sẽ áp dụng giải pháp xác thực bằng sinh trắc học trên ngân hàng số cho thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, bao gồm: - Giao dịch đầu tiên thực hiện trên thiết bị mới (trong lần đầu đăng nhập ứng dụng Techcombank Mobile hoặc sau khi đổi thiết bị cài đặt Techcombank Mobile); - Giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng/giao dịch; Hạn mức chuyển tiền cộng dồn trong ngày trên 20 triệu đồng/ngày; - Giao dịch thanh toán trên 100 triệu đồng (trên 1 giao dịch hoặc trên ngày); - Các giao dịch chuyển tiền nước ngoài, yêu cầu mua bán ngoại tệ (không phân biệt giá trị giao dịch). “Giải pháp xác thực giao dịch số hóa bằng sinh trắc học là một trong những cam kết mạnh mẽ của Techcombank nhằm tuân thủ cao nhất các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời hướng đến mục tiêu cao nhất là đảm bảo giao dịch an toàn, bảo mật cho khách hàng trên không gian ngân hàng số”, ông Phạm Quang Thắng, Phó Tổng Giám đốc Techcombank chia sẻ. Bên cạnh việc tiên phong thực hiện các quy định của Ngân hàng Nhà nước, nhằm giảm thiểu rủi ro trong giao dịch chuyển khoản và thanh toán, Techcombank cũng đã triển khai các giải pháp đồng bộ trong thanh toán thẻ giúp khách hàng có thể thực hiện mọi dịch vụ về thẻ trên kênh ngân hàng số Techcombank Mobile, từ phát hành thẻ mới, cấp lại thẻ cho đến quản lý thẻ tự động hóa… với mức độ bảo mật cao nhất như: thiết lập hạn mức giao dịch trong ngày; thiết lập tính năng cho phép/không cho phép thanh toán trực tuyến; triển khai giải pháp xác thực 3D Secure… Những nỗ lực không ngừng trên hành trình chuyển đổi số đã mang đến trải nghiệm khách hàng vượt trội, đưa Techcombank trở thành “Ngân hàng dẫn đầu về tổng doanh số giao dịch thẻ” với 8 giải thưởng được vinh danh trong năm 2023. Số lượng khách hàng của Techcombank cũng không ngừng tăng nhanh qua từng năm. Năm 2023, Techcombank đã lập kỷ lục với con số 2,6 triệu khách hàng mới, trong đó hơn 85% khách hàng được thu hút hoàn toàn bằng kênh online. Cho đến nay, có 94% giao dịch khách hàng cá nhân được thực hiện trên kênh số và trung bình một khách hàng cá nhân có hơn 50 lần tương tác mỗi tháng với ứng dụng Techcombank Mobile."," Techcombank đã tăng cường bảo mật và an toàn giao dịch trên ngân hàng số bằng cách áp dụng sinh trắc học để xác thực giao dịch trực tuyến. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHNN để đảm bảo an toàn trong giao dịch trực tuyến, yêu cầu tất cả các ngân hàng thành viên áp dụng hình thức xác thực giao dịch trong thanh toán trực tuyến bằng sinh trắc học đối với giao dịch có giá trị cao. Techcombank sẽ tiến hành thu thập dữ liệu sinh trắc học của khách hàng thông qua CCCD có gắn chip trên ứng dụng Techcombank Mobile và tại quầy giao dịch của Techcombank từ đầu tháng 4/2024. Các dữ liệu sinh trắc học của khách hàng cần phải khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong CCCD gắn chíp của khách hàng do cơ quan công an cấp. Techcombank sẽ áp dụng giải pháp xác thực bằng sinh trắc học trên ngân hàng số cho thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng từ ngày 1/" 237,"Cảnh báo những vấn đề sức khoẻ nguy hiểm khi trời nắng nóng. (Chinhphu.vn) – Trước tác động của nắng nóng, hạn hán, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, người lao động như say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng. Bộ Y tế cho biết, qua dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, từ đầu năm đến nay, thời tiết ở nước ta xảy ra nắng nóng kéo dài; hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cũng đã xuất hiện ở một số địa phương, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung và Tây Nguyên. Theo đó, vào mùa nắng nóng kéo dài, người dân có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe như say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột. Một số đối tượng có nguy cơ cao xảy ra các vấn đề về sức khoẻ mùa nắng nóng như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, những người làm việc, luyện tập với cường độ cao ở ngoài trời nắng lâu hoặc trong môi trường nóng bức như người lao động nông nghiệp, công nhân làm việc ở các lò gạch, lò luyện gang thép...Những người mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, đái tháo đường... cũng có nguy cơ cao mắc các vấn đề về sức khoẻ do nắng nóng. Theo Bộ Y tế, biểu hiện của các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với nắng nóng, mức độ tăng thân nhiệt của cơ thể. Cụ thể, mức độ nhẹ như mệt mỏi, khát nước, hoa mắt, chóng mặt, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp đánh trống ngực, chuột rút. Mức độ nặng như đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, yếu hoặc liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê, trụy tim mạch (tim đập nhanh, huyết áp tụt, …) và có thể tử vong. Nếu nạn nhân có các biểu hiện ở mức độ nặng, người dân cần gọi ngay cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý trong quá trình vận chuyển thường xuyên chườm mát cho nạn nhân. Cục Quản lý môi trường y tế khuyến cáo người dân, cần hạn chế đi ra ngoài trời nắng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột, mà cần có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng hoặc ngồi nghỉ trong bóng mát trước khi đi ra ngoài trời. Mặc quần áo sáng màu, thoáng mát, thấm mồ hôi và cần uống ít nhất 1,5-2 lít nước/ngày. Nên uống thành nhiều lần trong ngày, không nên uống quá nhiều nước trong một lần. Hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể, đặc biệt là vùng vai gáy. Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính. Mặc quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi. Không sử dụng các loại đồ uống có cồn. Cần uống nước đều đặn trong suốt thời gian làm việc. Đặc biệt, cần uống thêm các loại nước có bổ sung thêm muối và khoáng chất như Oresol đối với những người bị mất nhiều mồ hôi trong quá trình làm việc. "," Trước tác động của nắng nóng, hạn hán, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, người lao động như say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột. Một số đối tượng có nguy cơ cao xảy ra các vấn đề về sức khoẻ mùa nắng nóng như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, những người làm việc, luyện tập với cường độ cao ở ngoài trời nắng lâu hoặc trong môi trường nóng bức như người lao động nông nghiệp, công nhân làm việc ở các lò gạch, lò luyện gang thép...Những người mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, đái tháo đường... cũng có nguy cơ cao mắc các vấn đề về sức khoẻ" 238,"Cổ phiếu Novaland được cấp lại margin. Cùng với việc cổ phiếu được giao dịch ký quỹ trở lại, Novaland cho biết đa số trái chủ đã đồng ý đề xuất tái cấu trúc gói trái phiếu quốc tế 300 triệu USD thành cổ phiếu NVL. Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã công bố danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) quý II/2024. Trong đó, nhiều cổ phiếu như FRT, HBC, HAG, LDG, PSH, HVN, CRE, POM... vẫn chưa được cấp margin trở lại. Đáng chú ý, cổ phiếu NVL của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland đã không còn xuất hiện trong danh sách này. Trước đó, cổ phiếu của doanh nghiệp bất động sản này đã bị cắt margin do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên BCTC hợp nhất kiểm toán bán niên 2023 là số âm. Tuy nhiên, Novaland đã khắc phục được tình trạng này sau khi công bố BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023.Trong BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023, Novaland lãi ròng gần 486 tỷ đồng, giảm 78% so với năm 2022 nhưng vẫn cao gấp 2,3 lần kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt gần 606 tỷ đồng, cũng giảm 72% so với cùng kỳ, nhưng đủ để đưa cổ phiếu của doanh nghiệp này ra khỏi danh sách không được giao dịch ký quỹ. Đến thời điểm này, doanh nghiệp cho biết đã cơ bản hoàn thành tái cấu trúc các khoản nợ vay và nợ trái phiếu, tập trung xây dựng các dự án trọng điểm, bàn giao nhà theo từng giai đoạn cho khách hàng với sự đồng hành của các đối tác tài chính, đồng thời cũng linh hoạt điều chỉnh kế hoạch triển khai các dự án mới cho phù hợp với tình hình hiện tại. Ngoài ra, Novaland đang phối hợp với các địa phương tháo gỡ, hoàn thiện pháp lý các dự án trong thời gian sớm nhất. Bên cạnh đó, Novaland cũng công bố thông tin về đề xuất tái cấu trúc gói trái phiếu quốc tế 300 triệu USD, lãi suất 5,25%/năm, đáo hạn năm 2026. Theo đó, có 25 trái chủ nắm 284 triệu USD trái phiếu đã đồng ý với đề xuất chuyển đổi số trái phiếu này thành cổ phiếu NVL đang niêm yết trên sàn."," Cổ phiếu Novaland đã được cấp lại margin sau khi công ty đã khắc phục tình trạng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên BCTC hợp nhất kiểm toán bán niên 2023 là số âm. Novaland đã công bố BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023 với lãi ròng gần 486 tỷ đồng, giảm 78% so với năm 2022 nhưng vẫn cao gấp 2,3 lần kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt gần 606 tỷ đồng, cũng giảm 72% so với cùng kỳ, nhưng đủ để đưa cổ phiếu của doanh nghiệp này ra khỏi danh sách không được giao dịch ký quỹ. Novaland đã cơ bản hoàn thành tái cấu trúc các khoản nợ vay và nợ trái phiếu, tập trung xây dựng các dự án trọng điểm, bàn giao nhà theo từng giai đoạn cho khách hàng với sự đồng hành của các đối tác tài chính, đồng thời cũng linh hoạt điều chỉnh kế hoạch triển khai" 239,"Cựu người mẫu lấy chồng đại gia từng có 3 đời vợ: Bỏ showbiz về làm bà chủ lớn, nắm trong tay loạt bất động sản đắt giá. Từng đối mặt với nhiều gièm pha vì lấy chồng đại gia nhưng cuộc sống hiện tại của cựu người mẫu này lại khiến nhiều người ngưỡng mộ. Phan Như Thảo từng là một chân dài đình đám của showbiz Việt khi vừa đắt show trong vai trò người mẫu, vừa sở hữu nhiều danh hiệu và thành tích ở các cuộc thi nhan sắc. Nhưng, bước ngoặt lớn nhất và cũng là cột mốc khiến cô trở thành nhân vật được dư luận chú ý nhất chính là trở thành vợ của đại gia Đức An - một doanh nhân hơn cô 26 tuổi và từng có 3 đời vợ trước đó. Ngày Phan Như Thảo quyết định lên xe hoa với vị đại gia ở thời điểm sự nghiệp nở rộ, cô nhận không ít lời gièm pha. Bị nghi ngờ ham mê vật chất, bị đồn đoán là ""người thứ 3"", bị chê bai khi trở thành đời vợ thứ 4 của đại gia Đức An là những gì Phan Như Thảo phải đối mặt khi đó. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nhìn cách Phan Như Thảo vượt qua tất cả những điều đó cùng ông xã và cuộc sống hôn nhân của cô bây giờ, không ít người phải dành sự thán phục và ngưỡng mộ. Nhất là khi Phan Như Thảo tự thân trở thành một nữ doanh nhân, thành công bằng chính tài năng kinh doanh và sự chăm chỉ của mình. Từng chạnh lòng khi rời bỏ showbiz, giờ là bà chủ cơ sở làm đẹp nổi tiếng Phan Như Thảo từng chia sẻ, thời gian rút khỏi giới showbiz, có những lúc cô chạnh lòng vì nhìn thấy bạn bè đồng lứa ngày càng phát triển và thành công. Nhưng bù lại, cựu người mẫu bén duyên với kinh doanh ở mảng làm đẹp. Không chấp nhận việc chỉ ở nhà để chồng nuôi, Phan Như Thảo bán đi căn nhà là tài sản trước hôn nhân của cô để đi học nghề rồi mở spa. Sau vài lần phá sản, cựu người mẫu cũng đã thành công với một trung tâm làm đẹp của riêng mình và còn kiếm được rất nhiều tiền. Hiện tại, Phan Như Thảo có một spa và trường đào tạo chuyên phun xăm, một khách sạn, một nhà hàng, một xưởng sản xuất sô cô la và thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên của riêng mình. Bên cạnh đó, cựu người mẫu cũng sử dụng sức ảnh hưởng trên mạng xã hội của mình để kinh doanh thêm một vài mặt hàng thực phẩm.Nói về lý do lấy chồng giàu nhưng vẫn chăm chỉ làm lụng kiếm tiền, Phan Như Thảo chia sẻ: ""Nhiều người vẫn nói lấy ông chồng già mà giàu làm chi sao vẫn phải làm việc bận rộn và vất vả vậy, tôi mà là Thảo tôi sẽ tận hưởng và hưởng thụ… Thảo làm việc chăm chỉ để dù có chồng hay không có chồng mình vẫn là chính mình đó, tự chủ, độc lập và tự cường là hạnh phúc"". Mục tiêu của cựu người mẫu là kiếm được 100 tỷ đồng trước khi về hưu. ""Trùm"" bất động sản, dăm bữa nửa tháng lại thấy khoe sổ đỏ Những khán giả theo dõi Phan Như Thảo trên mạng xã hội có lẽ không xa lạ gì với việc thỉnh thoảng lại thấy cựu người mẫu khoe sổ đỏ, mới ""chốt đơn"" thành công một lô đất nào đó. Có lần, cựu người mẫu khoe ""chốt"" được mảnh đất có diện tích 4791m2 khiến netizen phải trầm trồ.Ngoài ra, chân dài 8X còn khiến dân tình không khỏi ghen tị khi được chồng tặng quà là rất nhiều những căn biệt thự. Năm 2018, ông xã Đức An mua tặng Phan Như Thảo 2 căn nhà đối diện nhau ở quận 1 TP.HCM. Trong lúc Phan Như Thảo đang mang thai con gái đầu lòng, ông xã cho xây dựng 3 dinh thự ở Đà Lạt, mỗi căn có diện tích từ 500 - 800m2. Năm 2022, Phan Như Thảo tiếp tục khoe biệt thự phong cách Santorini ở làng chài Ninh Phước mà cô sở hữu. Căn villa có diện tích hơn 580m2, nằm ngay trên bờ biển, có tầm view ""triệu đô"", thiết kế theo phong cách Địa Trung Hải.Sở hữu nhiều bất động sản, biệt thự khắp nhiều tỉnh thành không chỉ phục vụ cho nhu cầu nghỉ dưỡng của gia đình nhỏ mà Phan Như Thảo cũng vận hành chúng theo mô hình kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, nhà hàng... tạo thêm một nguồn thu nhập đáng kể. Cựu người mẫu từng tiết lộ, chồng cô có rất nhiều bất động sản giá trị ở nhiều nơi, và hiện tại anh đã giao hết đất đai, nhà cửa, khách sạn cho mình quản lý."," Phan Như Thảo, một chân dài đình đám của showbiz Việt, từng là một người mẫu thành công và có nhiều thành tích ở các cuộc thi nhan sắc. Tuy nhiên, cô đã trở thành nhân vật được dư luận chú ý nhất khi trở thành vợ của đại gia Đức An, một doanh nhân hơn cô 26 tuổi và từng có 3 đời vợ trước đó. Khi quyết định lên xe hoa với vị đại gia, Phan Như Thảo nhận được nhiều lời gièm pha và bị nghi ngờ ham mê vật chất. Tuy nhiên, cô đã vượt qua tất cả những điều đó và trở thành một nữ doanh nhân thành công bằng chính tài năng kinh doanh và sự chăm chỉ của mình. Phan Như Thảo từng chia sẻ, khi rút khỏi giới showbiz, cô chạnh lòng vì nhìn thấy bạn bè đồng lứa ngày càng phát triển và thành công. Tuy nhiên, cô đã bén duyên với kinh doanh ở mảng làm đẹp và thành công với một trung tâm làm đẹp của riêng mình. Hiện" 240,"Dự án Metro Star được khơi thông pháp lý. (TN&MT) - Tập đoàn CT Group cho biết: UBND TP. Thủ Đức (TP.HCM) vừa phê duyệt Quyết định chấp thuận cập nhật chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận đầu tư cho Dự án Metro Star.Theo Quyết định số 4498/QĐ-UBND ngày 3/4/2024 của UBND TP. Thủ Đức, Dự án Metro Star tọa lạc tại số 360 Đại lộ Võ Nguyên Giáp, có chiều cao tối đa là 30 tầng và 3.453 cư dân. Trước đó, tại Quyết định số 1757/QĐ-UBND ngày 8/5/2019, dự án này cũng đã được UBND TP.HCM phê duyệt có 1.467 căn hộ trong kế hoạch phát triển nhà tại TP.HCM. Theo CT Group, đây là tin vui rất lớn không những đối với chủ đầu tư, mà còn là niềm phấn khởi đối với các đơn vị nhà thầu, sàn đại lý phân phối, đội ngũ nhân viên, người lao động... vì đã kiên nhẫn chờ hồ sơ gửi đi nhiều vòng, mất 3 năm ở các sở, ngành, thanh tra, kiểm toán, UBND Thành phố... cho đến khi được giao về cho UBND TP. Thủ Đức từ tháng 8/2023 để ký theo phân cấp của Nghị quyết 98. “Chúng tôi đã trông chờ quyết định này trong suốt nhiều năm qua. Những khó khăn rồi sẽ qua đi”, đại diện Chủ đầu tư Dự án Metro Star chia sẻ. Được biết, Metro Star là dự án đầu tiên trong chuỗi hơn 50 dự án Green TOD có vị trí cạnh các ga lớn, dọc 8 tuyến metro tại TP.HCM, do Công ty CP Đầu tư Metro Star (thuộc hệ sinh thái của CT Group) phát triển với sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong suốt 18 năm qua. Dự án Metro Star có vị trí đắc địa ngay vòng xoay Đại lộ Võ Nguyên Giáp - đại lộ đẹp nhất TP. Thủ Đức, có cầu bộ hành kết nối trực tiếp nhà ga metro Bình Thái (tuyến metro số 1). Từ đây, chỉ mất 10 phút đã đến ngay trung tâm Quận 1. Đồng thời, thiết kế tòa nhà mang đậm hơi thở kiến trúc xanh của Singapore đã giúp Metro Star đạt giải thưởng “Dự án phức hợp có thiết kế kiến trúc đẹp nhất Việt Nam 2022”. Do nguồn cung căn hộ thật sự ít ỏi vì rào cản pháp lý, việc chính thức mở bán Dự án Metro Star kỳ vọng sẽ được rất nhiều khách hàng quan tâm, trông đợi."," Dự án Metro Star đã được UBND TP. Thủ Đức phê duyệt Quyết định chấp thuận cập nhật chủ trương đầu tư và chấp thuận đầu tư. Dự án này có chiều cao tối đa là 30 tầng và 3.453 cư dân, tọa lạc tại số 360 Đại lộ Võ Nguyên Giáp. Trước đó, dự án này đã được UBND TP.HCM phê duyệt với 1.467 căn hộ trong kế hoạch phát triển nhà tại TP.HCM. Dự án Metro Star là dự án đầu tiên trong chuỗi hơn 50 dự án Green TOD có vị trí cạnh các ga lớn, dọc 8 tuyến metro tại TP.HCM, do Công ty CP Đầu tư Metro Star (thuộc hệ sinh thái của CT Group) phát triển với sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong suốt 18 năm qua. Dự án Metro Star có vị trí đắc địa ngay vòng xoay Đại lộ Võ Nguyên Giáp - đại lộ đẹp nhất TP. Thủ Đức, có cầu bộ hành kết nối trực tiếp nhà ga metro Bình Thái (tuyến metro số 1). Từ đây, chỉ mất 10 phút đã đến ngay trung tâ" 241,"Làm giàu bền vững từ khai thác giá trị đa dụng của rừng. (TBTCO) - Tương lai của ngành gỗ không chỉ là chế biến, xuất khẩu gỗ mà nghiên cứu, chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng của rừng, tập trung vào các loài dược liệu, cây bản địa với những tính năng sinh học riêng biệt. Chiều 4/4, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức tọa đàm phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng Việt Nam.1m2 trồng nấm linh chi có thể thu hoạch 10 triệu đồng Tại tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm khai thác giá trị đa dụng của rừng, tạo thu nhập cho người dân dưới tán rừng bằng mô hình trồng nấm linh chi trong rừng keo từ cách làm của doanh nghiệp, ông Lê Hoàng Thế - Giám đốc Công ty TNHH hệ sinh thái The Vos cho biết, từ năm thứ tư trở đi, nấm linh chi có thể đem lại thu nhập cao cho người trồng keo, yên tâm nuôi keo đến khi đạt kích thước lớn, khoảng 7 - 8 năm tuổi. “Bình thường, người dân trồng cây keo lai chỉ khoảng 5 năm là thu hoạch nhưng chỉ cần để đến 8 năm thì giá trị tăng gấp đôi. Trong 3 năm chờ gỗ lớn, người dân làm gì để sống, giải pháp của chúng tôi là trồng nấm linh chi dưới tán keo lai, thời gian 4 tháng có thể thu hoạch. Như vậy một năm có thể thu hoạch 3 lần. Theo tính toán, 1m2 trồng nấm linh chi có thể cho thu hoạch 10 triệu đồng” - ông Lê Hoàng Thế nói.Bên cạnh lâm sản, việc phát huy các giá trị phi vật thể như văn hóa, tri thức bản địa trong du lịch cũng là một tiềm năng lớn trong hệ sinh thái rừng. Là một trong những doanh nghiệp tổ chức rất thành công các tour leo núi xuyên rừng, ông Nguyễn Thành Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Green Forest cho hay, các tour du lịch trong rừng ngày càng được ưa chuộng khi xu hướng con người muốn tìm đến những không gian xanh. Hiện, công ty này có tới 375 poster chuyên tham gia dẫn khách du lịch trải nghiệm các cung đường khám phá rừng già, leo núi Putaleng (Lai Châu). Theo GS.TS Phạm Văn Điển - Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp, tương lai của ngành gỗ không chỉ là chế biến, xuất khẩu gỗ mà nghiên cứu, chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng của rừng, tập trung vào các loài dược liệu, cây bản địa với những tính năng sinh học riêng biệt. ""Đó chính là một trong những con đường làm giàu bền vững từ rừng, bên cạnh khai thác các giá trị từ du lịch sinh thái rừng"" - ông Điển nhấn mạnh.Tiếp cận đa chiều để khai thác giá trị của rừng Theo Cục Lâm nghiệp hiện nay, tổng diện tích rừng của Việt Nam là hơn 14,8 triệu ha; trong đó, diện tích rừng tự nhiên hơn 10,1 triệu ha phải bảo tồn, giữ nguyên và chỉ còn gần 4,7 triệu ha rừng trồng có thể khai thác, tổ chức sản xuất phục vụ phát triển kinh tế lâm nghiệp. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 208/QĐ-TTg ban hành Đề án phát triển các giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. Một trong những mục tiêu cụ thể của đề án là phát triển bền vững nguồn cung nguyên liệu gỗ thông qua việc tổ chức thâm canh, mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn để đảm bảo chủ động cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ. Đề án cũng đặt mục tiêu giá trị lâm sản ngoài gỗ, dược liệu tăng 1,5 lần so với năm 2020 vào năm 2030 và tăng gấp 2 lần vào năm 2050; tỷ trọng xuất khẩu từ 10- 15% vào năm 2030 và 25% vào năm 2050. Ông Trần Lâm Đồng - Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cho rằng, đây là mục tiêu hoàn toàn đúng đắn khi các nước cũng đang hạn chế xuất khẩu để phục vụ thị trường trong nước. Đề án đưa ra nhiệm vụ phát triển lâm sản ngoài gỗ, dược liệu, phát triển dịch vụ môi trường rừng, đa dạng hóa và mở rộng nguồn thu từ các loại dịch vụ môi trường rừng. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cũng nhấn mạnh về cách tiếp cận đa chiều để khai thác giá trị của rừng. Mỗi khu rừng đều có tiềm năng, điều quan trọng là tư duy để khai thác hiệu quả và bền vững. Chia sẻ về góc độ đa dụng trong giá trị của hệ sinh thái rừng, lãnh đạo Bộ NN&PTNT nói nếu cứ khu biệt giá trị vào lâm sản thì sẽ sớm cạn kiệt, câu chuyện sẽ giống như thủy sản dưới biển. Theo Bộ trưởng, với những tiềm năng hiện nay, giá trị của rừng phải cao gấp 10, gấp 100 lần nữa mới xứng đáng với 2 chữ “rừng vàng” và cái hồn của rừng có giá trị cao hơn nhiều cái cốt của rừng. Muốn làm được điều đó, cần thổi được hồn, đưa được những câu chuyện vào những sản phẩm từ rừng để tăng giá trị."," Tóm tắt: Bài báo này trình bày về các cách khai thác giá trị đa dụng của rừng để tạo thu nhập bền vững cho người dân. Một trong những cách là trồng nấm linh chi dưới tán keo lai, cho thu hoạch 10 triệu đồng/m2. Bên cạnh đó, việc phát huy các giá trị phi vật thể như văn hóa, tri thức bản địa trong du lịch cũng là một tiềm năng lớn trong hệ sinh thái rừng. Tương lai của ngành gỗ không chỉ là chế biến, xuất khẩu gỗ mà nghiên cứu, chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng của rừng, tập trung vào các loài dược liệu, cây bản địa với những tính năng sinh học riêng biệt. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 208/QĐ-TTg ban hành Đề án phát triển các giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. Một trong những mục tiêu cụ thể của đề án là phát triển bền vững nguồn cung" 242,"Bắc Ninh: Phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết trường Đại học Công nghệ Đông Á. (Xây dựng) - UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có Văn bản số 109/QĐ-UBND, về việc phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết trường Đại học Công nghệ Đông Á tại phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh.Được biết, Đồ án quy hoạch chi tiết trường Đại học Công nghệ Đông Á đã được Sở Xây dựng Bắc Ninh phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh trước đó (từ năm 2006, 2007). Tuy nhiên, đến nay, trường mới hoàn thiện đầu tư xây dựng được 3 công trình, còn lại phần lớn các công trình chưa được thực hiện. Vừa qua, Đồ án Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 728/QĐ-TTg ngày 21/6/2023. Theo đó, đồ án đã quy hoạch hệ thống giao thông cấp đô thị, đặc biệt là quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị đi qua Làng Đại học I, lấn vào ranh giới phía Tây Nam của trường Đại học Công nghệ Đông Á làm ảnh hưởng đến quy mô, ranh giới, cơ cấu các công trình và tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan của trường (khi các tuyến đường cấp đô thị đi qua Làng Đại học được triển khai, thực hiện). Qua rà soát quy hoạch, việc bố trí các hạng mục công trình phân tán không khai thác hiệu quả sử dụng đất và khó tạo thành các tổ hợp công trình có quy mô lớn, có thẩm mỹ kiến trúc cao, cần được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở vật chất của trường nhằm phục vụ tối ưu cho công tác giảng dạy và học tập cho cán bộ công nhân viên, sinh viên. Theo đánh giá, việc lập Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết trường Đại học Công nghệ Đông Á là cần thiết, phù hợp với chủ trương của UBND tỉnh và nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch được phê duyệt. Cụ thể, sẽ thực hiện điều chỉnh thay đổi quy hoạch sử dụng đất theo hướng tăng diện tích đất cây xanh, sân bãi; bổ sung diện tích đất xây dựng ký túc xá và sân thể dục thể thao; giảm diện tích đất dịch vụ, giao thông và đất hạ tầng; điều chỉnh tổ chức không gian kiến trúc, phân khu chức năng đảm bảo phù hợp nhu cầu, định hướng phát triển của nhà trường. Sân vườn, cây xanh cảnh quan, bãi để xe quy hoạch phù hợp, đảm bảo thuận lợi trong quá trình vận hành, khai thác và phát huy hiệu quả hạ tầng dùng chung, thuận lợi cho cán bộ công nhân viên và sinh viên trong nhà trường tiếp cận sử dụng. Về quy mô dự án tăng từ 73.638m2 lên thành 73.647,3m2 (tăng khoảng 9,3m2) theo Hợp đồng thuê đất số 18/HĐ-TĐ ngày 16/3/2020 nhằm phù hợp với quy mô đào tạo của trường khoảng 6.000-8.000 người (bao gồm sinh viên và giảng viên). Về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị, thiết kế công trình: Bổ sung khối nhà ký túc xá đảm bảo phục vụ nội trú sinh viên, giảng viên và công nhân viên nhà trường trong quá trình công tác và học tập tại trường. Theo điều chỉnh, nhà hiệu bộ được điều chỉnh xuống tối đa 7 tầng đảm bảo phù hợp Quy hoạch phân khu Làng Đại học I được phê duyệt (trước đó là tối đa từ 9 tầng); điều chỉnh hợp khối nhà hiệu bộ đa chức năng với thư viện và giảng đường. Khối lớp học 5 tầng điều chỉnh thiết kế hình khối kiến trúc, diện tích xây dựng; hợp khối công trình nhà hiệu bộ 7 tầng và khối công trình lớp hoc 5 tầng thông qua cầu nối 3 tầng giữa các khối nhà để đảm bảo thuận lợi trong quá trình sử dụng. Bổ sung công trình nhà đào tạo thực hành và giáo dục thể chất với tầng cao tối đa 2 tầng và sân thể thao, đảm bảo phục vụ hoạt động giảng dạy và định hướng giáo dục của nhà trường. "," Tóm tắt: - UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết trường Đại học Công nghệ Đông Á tại phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. - Đồ án quy hoạch chi tiết trường Đại học Công nghệ Đông Á đã được Sở Xây dựng Bắc Ninh phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh trước đó (từ năm 2006, 2007). - Việc lập Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết trường Đại học Công nghệ Đông Á là cần thiết, phù hợp với chủ trương của UBND tỉnh và nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch được phê duyệt. - Sẽ thực hiện điều chỉnh thay đổi quy hoạch sử dụng đất theo hướng tăng diện tích đất cây xanh, sân bãi; bổ sung diện tích đất xây dựng ký túc xá và sân thể dục thể thao; giảm diện tích đất dịch vụ, giao thông và đất hạ tầng; điều chỉnh tổ chức không gian kiến trúc, phân khu chức năng đảm bảo phù" 243,"Nữ nhân viên y tế hiến tạng cứu sống 4 người bệnh. VTV.vn - Người hiến tạng là Thạc sĩ, nữ hộ sinh Lộ Thị Thùy Linh, công tác tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện E.Chiều ngày 4/4/2024, tại Bệnh viện E, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã truy tặng Kỷ niệm chương ""Vì sức khỏe nhân dân"" cho Thạc sĩ, nữ hộ sinh Lộ Thị Thùy Linh đã hiến đa tạng hồi sinh sự sống cho 4 người. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết: Ca hiến tạng của một nhân viên y tế Bệnh viện E là một gương điển hình lan tỏa trong xã hội về những tấm lòng cao đẹp, là những hình ảnh đẹp thể hiện sự chia sẻ cao quý thân thể của mình để cứu sống người khác. Việc cho, hiến tạng để cứu sống người khác là hành động cao đẹp nhất của tấm lòng từ thiện vì người khác. Bộ Y tế đánh giá cao sự hi sinh và cống hiến của người cán bộ y tế này và truy tặng Kỷ niệm chương ""Vì sức khỏe nhân dân"" cho chị. Thông qua chương trình này, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cũng kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế; các tầng lớp, giới chức xã hội, các tổ chức, cá nhân trong cả nước hãy hưởng ứng và tham gia đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não để giúp cứu chữa tận cùng những bệnh nhân suy mô, tạng đang mỏi mòn chờ được trao tặng sự sống. Bộ trưởng cũng mong muốn, Bệnh viện E sớm phát triển và triển khai kỹ thuật ghép mô, tạng, bộ phận cơ thể người tại bệnh viện nhằm giúp cho nhiều người bệnh, được tiếp tục sống và cống hiến. TS.BS Nguyễn Công Hựu – Giám đốc Bệnh viện E chia sẻ, nữ nhân viên y tế công tác tại Bệnh viện E mắc bệnh hiểm nghèo bị ngừng tim đột ngột, sau khi đưa vào Bệnh viện E cấp cứu, hồi sức, mặc dù tim đã đập trở lại, nhưng bệnh nhân trong tình trạng chết não. Sau 3 lần đánh giá của Hội đồng chẩn đoán chết não, gia đình đồng ý hiến toàn bộ tạng để cứu sống 4 người mắc trọng bệnh. Ngay lập tức, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người và các bệnh viện: Bệnh viện E, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Phổi Trung ương đã có sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng trong việc lấy tạng và ghép tạng cho người bệnh. ""Để thực hiện việc lấy - ghép tạng này, phòng mổ của Bệnh viện E cũng như Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đều sáng đèn với các kíp mổ sẵn sàng thực hiện việc lấy - ghép khi có thể thực hiện được ngay. Hàng chục y bác sĩ, chuyên gia, của các bệnh viện tham gia vào các ca hiến - ghép đa tạng này. Từ tạng hiến của nữ nhân viên y tế đã hồi sinh sự sống cho 4 người, trong đó, có 1 người bệnh được ghép tim và 2 người bệnh được ghép thận ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 1 người bệnh được ghép gan ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108"", TS.BS Nguyễn Công Hựu cho hay."," Ngày 4/4/2024, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan truy tặng Kỷ niệm chương ""Vì sức khỏe nhân dân"" cho Thạc sĩ, nữ hộ sinh Lộ Thị Thùy Linh, nhân viên y tế tại Bệnh viện E, đã hiến đa tạng hồi sinh sự sống cho 4 người. Việc hiến tạng để cứu sống người khác là hành động cao đẹp nhất của tấm lòng từ thiện vì người khác. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cũng kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế; các tầng lớp, giới chức xã hội, các tổ chức, cá nhân trong cả nước hãy hưởng ứng và tham gia đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não để giúp cứu chữa tận cùng những bệnh nhân suy mô, tạng đang mỏi mòn chờ được trao tặng sự sống. Nữ nhân viên y tế mắc bệnh hiểm nghèo bị ngừng tim đột ngột, sau khi đưa vào Bệnh viện E cấp cứu, hồi sức, mặc dù tim đã đập trở lại, nhưng bệnh" 244,"Kiến trúc sư lừng danh và “dự án đặc biệt khiến thế giới ngạc nhiên” trên đảo Vũ Yên. Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) là điểm đến tiếp theo của KTS hàng đầu thế giới Kengo Kuma trong hành trình xây dựng những công trình thế kỷ, kiến trúc mang đậm dấu ấn xứ Phù Tang, giúp nâng tầm cuộc sống tận hưởng “quiet luxury” của giới thượng lưu. Thăng hoa chất Nhật giữa Đô thị đảo thượng lưu “Biểu tượng nước Nhật mới” hay “Thế vận hội xanh nhất lịch sử” là những cụm từ thế giới nhắc về Sân vận động Quốc gia Nhật Bản, tâm điểm tranh tài của kỳ thế vận hội Olympics Tokyo 2020. Sân vận động Quốc gia Nhật Bản mang đậm phong cách của Kengo Kuma - luôn hướng về sự giao hòa giữa truyền thống và hiện đại, giúp con người thoát ra khỏi những khối bê tông thô cứng. Vật liệu tự nhiên, năng lượng sạch, đặc biệt là phía sau chỗ ngồi trên khán đài được bao bọc bởi 47.000 cây xanh giúp lưu thông không khí và tạo cảm giác hòa mình vào thiên nhiên. Kiến trúc xanh, tối giản nhưng không kém phần tinh tế khi lồng ghép các yếu tố văn hóa của xứ sở hoa anh đào vào trong nghệ thuật kiến trúc chính là điểm đặc biệt khiến bản thiết kế sân vận động của Kengo Kuma - kiến trúc sư đại tài Nhật Bản, được đích thân cố thủ tướng Shinzo Abe lựa chọn. Bên cạnh Sân vận động Quốc gia, suốt sự nghiệp lừng lẫy của mình, Kengo Kuma đã đưa màu sắc kiến trúc khác biệt cùng tinh hoa Nhật Bản vào hàng chục công trình độc đáo khắp thế giới. Khu phức hợp The Wuxi Vanke, tòa nhà chọc trời Hongkou Soho, Great (Bamboo) Wall ở Trung Quốc, Cité des Arts et de la Culture ở Pháp… chính là những ví dụ điển hình. Theo quan điểm của kiến trúc sư đại tài này, công trình xây dựng là một môi trường tổng thể mà trong đó mọi thứ hòa tan, nơi không có sự phân mảnh không gian, nơi ranh giới biến mất, nhưng quan trọng hơn là không làm xáo trộn sự cân bằng và vẻ đẹp tự nhiên vốn có. 1(4).jpgChính bởi lý do đó, khi chọn Việt Nam là điểm đến tiếp theo trong hành trình xây dựng những công trình thế kỷ, kiến trúc mang dấu ấn Phù Tang, Kengo Kuma đã đến rất nhiều nơi, dành nhiều thời gian tìm hiểu thực địa. Cuối cùng ông chọn dừng chân trên đảo Vũ Yên (Hải Phòng) để thăng hoa chất Nhật thông qua những căn biệt thự đóng (compound, gated) dành cho giới tinh hoa đang tìm kiếm chất sống “quiet luxury” thời thượng. “Chưa có một dự án nào có vị trí đắc địa và đặc biệt như dự án lần này. Tôi cho rằng, việc có thể gìn giữ một hòn đảo tự nhiên được bao bọc bởi sông nước như thế này đến nay là một điều vô cùng giá trị. Và hòn đảo - bản thân nó đã trở thành một tiện ích có một không hai”, Kuma thốt lên khi dành nhiều tháng trời nghiên cứu đảo Vũ Yên. Dự án đặc biệt khiến thế giới ngạc nhiên thán phục Đứng giữa hòn đảo xanh mướt, gió trời lồng lộng, xung quanh là sông nước tuyệt đẹp, KTS Kuma nói rằng: “Nếu chúng ta thiết kế khéo léo giữ lại hết những nét thiên nhiên hoang sơ của hòn đảo đồng thời tạo ra những ngôi nhà khiến cho cư dân có thể hòa mình vào thiên nhiên thì dự án này sẽ trở thành một dự án vô cùng đặc biệt khiến cho toàn thế giới phải ngạc nhiên thán phục”. Đó cũng chính là tinh thần được ông gửi gắm trọn vẹn vào phân khu The Miyabi thuộc Thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island. Bước qua cánh cổng phân khu đóng hiếm hoi tại đây, ông cùng đội ngũ kiến trúc sư KKAA (Nhật Bản) tập trung tái hiện nét tinh túy Phù Tang; chắt lọc những giá trị tinh tế, vẻ đẹp tối giản thăng hoa cùng phong cách kiến trúc Kengo Kuma đương đại rõ nét. Tất cả được đặt trong bức tranh thiên nhiên nguyên bản, mở ra không gian sống đặc sắc, có tính liên kết chặt chẽ và giao hòa tuyệt đối, phù hợp với những người tìm kiếm chất sống khác biệt, không đại trà.Mỗi biệt thự tại The Miyabi được thể hiện với concept chuẩn mực, đẳng cấp vượt trội, toát lên những giá trị tinh túy nhất của lối kiến trúc Nhật Bản. Điểm nhấn vượt tầm nằm ở đặc quyền sở hữu bãi tắm nước biển riêng tư và sang trọng sau nhà, kết hợp cùng không gian xanh toát lên không khí biển khơi nhiệt đới, khoáng đạt. Vốn có thế mạnh vượt trội trong việc đưa vật liệu tự nhiên vào trong kiến trúc, các căn biệt thự tại The Miyabi qua bàn tay của Kengo Kuma chắc chắn sẽ là bản thể hoàn hảo cho chất sống tận hưởng đỉnh cao giữa thiên nhiên thuần khiết, cho chủ nhân cảm nhận trọn vẹn không gian cây xanh, gió trời, biển mặn ngập tràn ngay bên hiên nhà. Bước qua cánh cổng phân khu compound cũng sẽ là không gian ngập tràn những đặc quyền riêng tư mang cảm hứng xứ sở mặt trời mọc. Ở đó, các vị chủ nhân tinh hoa có thể thưởng lãm bốn mùa nước Nhật, cân bằng thân - tâm - trí tại các công viên cây xanh, công viên chủ đề Nhật Bản Zenpark, công viên Ikigai Park… Xứng danh phân khu đóng hiếm hoi, The Miyabi hứa hẹn tích hợp những tiêu chuẩn an ninh cao cấp đảm bảo mỗi cư dân tinh hoa không chỉ được chăm sóc bằng thiên nhiên thuần khiết, với đầy đủ tiện ích phục vụ giải trí và rèn luyện thể thao, thư giãn tâm hồn mà còn được tận hưởng mỹ vị nghệ thuật từng phút từng giây trong không gian tự do, riêng tư, an toàn tuyệt đối. Với tài năng của Kiến trúc sư bậc thầy Kengo Kuma, mỗi căn biệt thự độc bản tại The Miyabi không khác gì một thiên đường tận hưởng chất sống Nhật ở đẳng cấp, chất lượng hoàn toàn khác biệt. Đây còn là di sản độc đáo, qua đó nâng tầm chất sống “quiet luxury” của giới thượng lưu."," Vinhomes Royal Island, một dự án đặc biệt của kiến trúc sư lừng danh Kengo Kuma, đã chọn đảo Vũ Yên (Hải Phòng) làm điểm đến tiếp theo trong hành trình xây dựng những công trình thế kỷ, kiến trúc mang dấu ấn Phù Tang. Dự án này sẽ tạo ra những ngôi nhà khiến cho cư dân có thể hòa mình vào thiên nhiên, trở thành một dự án vô cùng đặc biệt khiến cho toàn thế giới phải ngạc nhiên thán phục. Phân khu The Miyabi thuộc Thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island sẽ tập trung tái hiện nét tinh túy Phù Tang; chắt lọc những giá trị tinh tế, vẻ đẹp tối giản thăng hoa cùng phong cách kiến trúc Kengo Kuma đương đại rõ nét. Mỗi biệt thự tại The Miyabi được thể hiện với concept chuẩn mực, đẳng cấp vượt trội, toát lên những giá trị tinh túy nhất của lối kiến trúc Nhật Bản. Điểm nhấn vượt tầm nằm ở đặc quyền sở hữu bãi tắm nước biển riêng tư và sang" 245,"Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Thẩm tra xã Liên Châu đạt chuẩn nông thôn kiểu mẫu năm 2023. (Xây dựng) – Đoàn thẩm tra của Ban Chỉ đạo nông thôn mới huyện Yên Lạc phối hợp với các cơ quan liên quan, vừa tổ chức thẩm tra hồ sơ đề nghị xét công nhận xã Liên Châu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023.Xã Liên Châu, huyện Yên Lạc về đích xã nông thôn mới nâng cao năm 2021, với quan điểm xuyên suốt “xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm đầu không có điểm kết thúc”, nên sau khi được Huyện ủy, UBND huyện Yên Lạc giao cho xã Liên Châu xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023, Cấp ủy, chính quyền, Ban chỉ đạo, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã, các Ban phát triển thôn tiếp tục vào cuộc quyết liệt, đồng bộ, đoàn kết, đồng thuận xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Luôn xác định xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu phải xuất phát từ hộ gia đình, thôn xóm, vì vậy đã tuyên truyền đến cán bộ và nhân dân nhận thức rõ hơn về vai trò chủ thể của người dân, thay đổi nếp nghĩ, khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu. Đến nay, xã đã vận động nhân dân chỉnh trang nhà cửa, tường rào được 7.000m2, cải tạo 420 vườn hộ, đã trồng 2km cây bóng mát, xây mới được 7,2km đường cây chuỗi ngọc, cải tạo hệ thống rãnh thoát nước thải trong khu dân cư. Mặt trận Tổ quốc phối hợp với các đoàn thể xây dựng 24 tuyến đường “sáng, xanh, sạch, đẹp” với chiều dài 10,2km. Đời sống của nhân dân được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 của xã đạt đạt trên 75 triệu đồng/người/năm; cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực. Xã đạt tổng giá trị sản xuất 1.118,5 tỷ đồng, tăng 8,2%, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,03% năm 2022 xuống còn 0,36% cuối năm 2023. Bên cạnh đó, xã Liên Châu đã đăng ký xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đối với tiêu chí nổi trội về lĩnh vực sản xuất. Liên Châu là xã có điều kiện về thời tiết, khí hậu, đất đai, giao thông thuận lợi để phát triển nông nghiệp như: Mô hình trồng cây phật thủ; sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP (xúc xích chua thái và xúc xích Padora của Công ty TNHH KAD); sản phẩm gà thịt được chứng nhận VietGAP; mô hình nuôi gà đẻ trứng khép kín; mô hình nuôi cá thâm canh sử dụng hệ thống cho ăn tự động, cảm biến kiểm soát môi trường ao nuôi… Cùng với đó, xã cũng lựa chọn 4 thôn để xây dựng mô hình thôn thông minh là: Thụ Ích 1, Thụ Ích 2, Thụ Ích 3, Thụ Ích 4.Thảo luận tại hội nghị, các đồng chí thành viên Đoàn thẩm tra đã đánh giá cao hồ sơ, sổ sách của xã Liên Châu rõ ràng, khoa học. Tuy nhiên, Đoàn thẩm tra cũng đề xuất xã cần bổ sung hoàn thiện các nội dung còn thiếu như: Cảnh quan môi trường, điện… Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Hà Thái Dương – Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng đoàn thẩm tra đề nghị xã Liên Châu tiếp thu ý kiến các đồng chí thành viên trong Đoàn thẩm tra, bổ sung số liệu minh chứng, hoàn chỉnh báo cáo, hồ sơ gửi về đoàn thẩm tra huyện, để huyện báo cáo đoàn thẩm tra của tỉnh đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. "," Xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023. Đoàn thẩm tra của Ban Chỉ đạo nông thôn mới huyện Yên Lạc phối hợp với các cơ quan liên quan đã tổ chức thẩm tra hồ sơ đề nghị xét công nhận xã Liên Châu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023. Xã Liên Châu đã vận động nhân dân chỉnh trang nhà cửa, tường rào, cải tạo vườn hộ, trồng cây bóng mát, xây mới đường cây chuỗi ngọc, cải tạo hệ thống rãnh thoát nước thải trong khu dân cư. Mặt trận Tổ quốc phối hợp với các đoàn thể xây dựng 24 tuyến đường “sáng, xanh, sạch, đẹp” với chiều dài 10,2km. Đời sống của nhân dân được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 của xã đạt đạt trên 75 triệu đồng/người/năm; cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướ" 246,"Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Vân Đồn Sẵn sàng 'thăng hoa'. QUẢNG NINH Vân Đồn từ lâu đã nổi danh nhờ cảnh quan đặc sắc do thiên nhiên ban tặng với các đảo đá nhấp nhô trên vịnh biển tạo nên khung cảnh kỳ vĩ và tráng lệ. Nền tảng thúc đẩy du lịch thành mũi nhọn Nhiều thế kỷ trước, Vân Đồn là điểm dừng chân quan trọng thuộc ""con đường tơ lụa trên biển"". Quần đảo Vân Đồn nằm phía Đông và Đông Bắc vịnh Bái Tử Long, gồm 600 đảo lớn nhỏ. Trong đó có một dãy đảo dài chạy gần như song song với đất liền, ngăn thành một vụng biển kín gió, nước sâu, dòng rộng, thuyền bè đi lại an toàn. Nhờ đó, thương cảng đầu tiên của nước Đại Việt đã trở thành trung tâm buôn bán lớn của Đông Nam Á suốt nhiều thế kỷ và tấp nập giao thương trên hệ thống bến thuyền thương mại trên nhiều đảo trong vịnh Bái Tử Long.Chính giai đoạn hưng thịnh cũng góp phần tạo nên bề dày lịch sử văn hóa lâu đời và phong phú cho Vân Đồn khi nơi đây đã chứng kiến sự giao thoa, hội tụ của nhiều nền văn hóa đa dạng khắp thế giới. Những di tích lịch sử như đồn Tĩnh Hải, thành nhà Mạc, các đền, chùa cổ kính - những địa điểm tâm linh nổi tiếng như chùa Cái Bầu, đình Quan Lạn, chùa Lấm, chùa Trong, Bảo Tháp…, tạo nên một hệ thống điểm tham quan văn hóa du lịch đặc sắc, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Vân Đồn cũng nổi danh từ lâu nhờ cảnh quan đặc sắc do thiên nhiên ban tặng với các đảo đá nhấp nhô trên vịnh biển tạo nên khung cảnh kỳ vĩ và tráng lệ, là nơi trang web du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet từng nhận định ""Địa điểm để có thể chụp những bức ảnh để đời"". Bên cạnh đó, hạ tầng lưu trú, du lịch cũng ngày càng được hiện đại hóa với những dự án, tổ hợp quy mô lớn, đa tiện ích, đa trải nghiệm (All in One). Tiêu biểu, tại khu vực Bãi Dài – một trong những bãi biển đẹp nổi tiếng của Vân Đồn, khu tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp Sonasea Vân Đồn Harbor City do Tập đoàn CEO làm chủ đầu tư đã hoàn thiện nhiều phân khu và công trình quan trọng như Khu phố thương mại Singapore Shoptel, khu nghỉ dưỡng 5 sao mang thương hiệu quốc tế đầu tiên tại khu vực: Wyndham Garden Sonasea Vân Đồn, một phần bãi biển Sonasea Long Beach… Song song đó, chủ đầu tư đang tích cực triển khai nhiều công trình, phân khu khác như phân khu nhà phố biển Sonasea Silk Path, phân khu biệt thự biển The Premier…, cũng như khu vực tiện ích nổi bật khác để sớm đưa vào phục vụ du khách.Dự kiến, ngay trước thềm dịp 30/4 tới, khách sạn Wyndham Garden Sonasea Vân Đồn quy mô 200 phòng tiêu chuẩn 5 sao quốc tế thuộc khuôn viên khu tổ hợp này sẽ chính thức ra mắt và đón tiếp du khách trong nước và quốc tế tới khám phá, trải nghiệm vẻ đẹp hiếm có của Vân Đồn. Với điểm nhấn tất cả các phòng đều được thiết kế view biển, giúp khách lưu trú ngắm trọn cảnh đẹp vịnh Bái Tử Long cùng hệ tiện ích nổi bật với bể bơi bốn mùa trong nhà, bể bơi ngoài trời, khu onsen, 3 nhà hàng Âu – Á…, khách sạn sẽ tiên phong mang tới những dịch vụ nghỉ dưỡng đẳng cấp và góp thêm những điểm sáng cho du lịch Vân Đồn. Vân Đồn vốn có vị trí quan trọng khi nằm trên đường trung chuyển chiến lược từ khu vực Đông Á sang Đông Nam Á, ASEAN - Trung Quốc, nằm trong khu vực hợp tác ""Hai hành lang, một vành đai"" kinh tế Việt - Trung, hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore và khu vực hợp tác liên vùng khi đưa vịnh Bái Tử Long và vịnh Lan Hạ vào danh sách 10 điểm đến du lịch hàng đầu để khám phá Việt Nam (tháng 8/2023). Những bãi cát trải dài, nước biển trong xanh, hòa cùng màu xanh ngút ngàn của Vườn Quốc gia Bái Tử Long, nơi có rừng trâm nguyên sinh độc đáo tạo thành không gian lý tưởng để phát triển những loại hình du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái – khám phá, du lịch vì sức khỏe… Sở hữu những tiềm năng, thế mạnh nổi trội, Vân Đồn được định hướng sẽ trở thành trung tâm du lịch biển đảo chất lượng cao và phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực chính để phát triển các ngành kinh tế - xã hội khác tại địa phương. ""Bàn đạp"" phát triển của Vân Đồn Những công trình hạ tầng hiện đại, đóng vai trò là cầu nối đưa Vân Đồn nối liền nhịp thông thương với các vùng, khu vực và thế giới đã liên tục được hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Trục cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội tới Vân Đồn chỉ còn 2,5 giờ, từ Hạ Long, Móng Cái tới khu kinh tế này chỉ còn 50 phút. Vân Đồn cũng là huyện đảo duy nhất trên cả nước có cảng hàng không quốc tế. Bên cạnh đó, các công trình quan trọng khác như như đường đấu nối trục chính các khu chức năng khu kinh tế Vân Đồn, Cảng tàu cao cấp Ao Tiên, đường tỉnh lộ 334 mở rộng lên 44m… cũng đang ngày càng thay đổi diện mạo địa phương. Là địa phương hiếm hoi trên cả nước có cả cao tốc, sân bay quốc tế và cảng biển, Vân Đồn được mở ra muôn vàn cơ hội để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là du lịch, nghỉ dưỡng. Vịnh Bắc Bộ mở rộng. Sự cộng hưởng của hạ tầng bài bản và những khu nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao giúp vùng đất này như ""hổ mọc thêm cánh"" trên hành trình chinh phục mục tiêu trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ của khu vực, điểm đến hứa hẹn của thế giới với những trải nghiệm thú vị, độc đáo mà ít nơi nào có được."," Vân Đồn, một huyện đảo nằm ở phía Đông và Đông Bắc vịnh Bái Tử Long, có vị trí quan trọng trên đường trung chuyển chiến lược từ khu vực Đông Á sang Đông Nam Á, ASEAN - Trung Quốc, nằm trong khu vực hợp tác ""Hai hành lang, một vành đai"" kinh tế Việt - Trung, hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore và khu vực hợp tác liên vùng khi đưa vịnh Bái Tử Long và vịnh Lan Hạ vào danh sách 10 điểm đến du lịch hàng đầu để khám phá Việt Nam (tháng 8/2023). Vân Đồn có nhiều tiềm năng và thế mạnh nổi trội, được định hướng sẽ trở thành trung tâm du lịch biển đảo chất lượng cao và phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực chính để phát triển các ngành kinh tế - xã hội khác tại địa phương. Những công trình hạ tầng hiện đại, đóng vai trò là cầu nối đưa Vân Đồn nối liền nhịp thông thương với các vùng, khu vực và thế giới " 247,"Dự án Metro Star của CT Group được gỡ vướng. Sau hơn 3 năm chờ đợi, UBND TP Thủ Đức đã chấp thuận cập nhật chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận đầu tư dự án Metro Star.UBND TP Thủ Đức vừa có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án Khu chung cư và thương mại Metro Star của Công ty CP Đầu tư Metro Star (thuộc Tập đoàn CT Group). Chủ đầu tư dự án cho biết đây là tin vui không những đối với chủ đầu tư, mà còn là niềm vui đối với các đơn vị nhà thầu, sàn đại lý phân phối, đội ngũ nhân viên, người lao động... đã kiên nhẫn chờ trong suốt 3 năm qua. Theo quy định, sau khi được chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, chủ đầu tư dự án Metro Star sẽ thực hiện các thủ tục pháp lý điều chỉnh, cập nhật giấy phép xây dựng để tiếp tục phát triển dự án và huy động vốn. Metro Star có tổng diện tích hơn 1,8 ha trên đường Võ Nguyên Giáp (trước đây là Xa lộ Hà Nội), phường Phước Long A, TP Thủ Đức, TP.HCM. Dự án ban đầu được giao cho CTCP Công trình Giao thông Công Chánh làm chủ đầu tư với số vốn gần 487 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2016, CTCP Đầu Tư Metro Star đã nhận chuyển nhượng dự án theo quy trình cổ phần hóa CTCP Công trình Giao thông Công Chánh. Sau khi về chủ mới, vốn đầu tư của dự án được nâng lên hơn 1.600 tỷ đồng, trong đó vốn góp của chủ đầu tư chiếm 20%. Tuy nhiên, khi Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực, Công ty Metro Star phải thực hiện điều chỉnh phù hợp với quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 điều chỉnh và nộp đầy đủ hồ sơ cập nhật lại chủ trương đầu tư dự án theo quy định của Luật. Tuy nhiên suốt nhiều năm, dự án vẫn chưa được chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Dẫu vậy, trong tâm thư gửi khách hàng cách đây không lâu, chủ đầu tư Metro Star còn tự tin khẳng định giá các sản phẩm tại dự án có thể tăng mạnh sau khi tuyến Metro số 1 vận hành nhờ vị trí lợi thế cạnh tuyến Metro số 1, cầu bộ hành kết nối trực tiếp nhà ga Bình Thái. ""Thời điểm mở bán dự án có mức giá 40 triệu đồng/m2 thì chắc chắn sau khi tuyến Metro chạy, giá sẽ tăng 200% so với ngày mở bán và tiếp tục tăng không ngừng"", chủ đầu tư nhấn mạnh. Khảo sát trên các sàn môi giới, giá căn hộ tại dự án hiện dao động quanh mức 50-68 triệu đồng/m2, ngoài ra có những căn được rao bán dưới 40 triệu đồng/m2. Theo ghi nhận của Tri Thức - ZNews hồi tháng 10/2023, dự án đang trong quá trình thi công lên sàn tầng 1 và tầng 2. Đến thời điểm hiện tại, trang web chính thức của dự án cũng chưa có cập nhật mới về tiến độ thi công."," Dự án Metro Star của CT Group đã được gỡ vướng sau hơn 3 năm chờ đợi. UBND TP Thủ Đức đã chấp thuận cập nhật chủ trương đầu tư và chấp thuận đầu tư dự án. Dự án có tổng diện tích hơn 1,8 ha trên đường Võ Nguyên Giáp, phường Phước Long A, TP Thủ Đức, TP.HCM. Dự án ban đầu được giao cho CTCP Công trình Giao thông Công Chánh làm chủ đầu tư với số vốn gần 487 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2016, CTCP Đầu Tư Metro Star đã nhận chuyển nhượng dự án và nâng vốn đầu tư lên hơn 1.600 tỷ đồng, trong đó vốn góp của chủ đầu tư chiếm 20%. Sau khi Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực, Công ty Metro Star phải thực hiện điều chỉnh phù hợp với quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 điều chỉnh và nộp đầy đủ hồ sơ cập nhật lại chủ trương đầu tư dự án theo quy định của Luật. Tuy nhiên suốt nhiều năm, dự " 248,"Quảng Ngãi: Nỗ lực bàn giao mặt bằng sạch trước 30/4. Tỉnh Quảng Ngãi xác định chậm nhất đến 30/4 phải bàn giao 100% mặt bằng cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông, đoạn qua Quảng Ngãi. Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông, giai đoạn 2021 - 2025 có tổng chiều dài tuyến là 88 km, trong đó đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi dài 60,3 km và đoạn qua tỉnh Bình Định (thị xã Hoài Nhơn) dài 27,7 km. Dự án đi qua địa bàn 4 huyện, thị xã Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, huyện Mộ Đức và thị xã Đức Phổ.Dự án do Ban quản lý Dự án 2, Bộ GT&VT làm chủ đầu tư. Công trình được khởi công vào 1/1/2023; dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2026. Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi, đến nay địa phương đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mặt bằng tuyến chính với tổng diện tích thu hồi là 494,06/494,14 ha, đạt 99,98% tổng diện tích quy hoạch. Trong đó, phần diện tích đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng là 487,6 ha, đạt 98,67%. Cụ thể, huyện Mộ Đức đã bàn giao 100% diện tích mặt bằng cho Ban quản lý dự án 2; huyện Tư Nghĩa bàn giao 85,4%; huyện Nghĩa Hành bàn giao 99,3%, thị xã Đức Phổ bàn giao 99,51%.Trong đó, huyện Tư Nghĩa còn 52 hộ ở xã Nghĩa Kỳ chưa nhận tiền bồi thường. Nguyên nhân do chưa thống nhất mức bồi thường, chính sách tái định cư. Các trường hợp này căn cứ vào quy định pháp luật thì chưa đảm bảo cơ sở để giải quyết. Huyện Tư Nghĩa đang tiếp tục tổ chức đối thoại để người dân hiểu, nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng, đồng thời ban hành 69 quyết định cường chế đối với 69 thửa đất của 52 hộ dân. Về công tác bố trí tái định cư (TĐC), đã hoàn thành công tác thi công xây dựng 23/23 khu TĐC; phê duyệt 100% phương án bố trí TĐC và tổ chức bàn giao thực địa 723 lô đất TĐC cho các hộ dân. Để đẩy nhanh tiến độ thi công dự án, hiện đơn vị nhà thầu đã tập trung nhân lực, phương tiện máy móc làm việc cả ngày lẫn đêm; công tác giải phóng mặt bằng cũng được các địa phương gấp rút hoàn thành để bàn giao mặt sạch cho đơn vị thi công. Để hoàn thành tiến độ bàn giao mặt bằng dự án trước ngày 30/4 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền đề nghị các địa phương có dự án đi qua và các đơn vị liên quan cần tích cực phối hợp, hỗ trợ, chia sẻ trong việc giải quyết dứt điểm các trường hợp vướng mắc đảm bảo công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền yêu cầu chính quyền địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu phải tăng cường phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ thi công, GPMB và ổn định đời sống người dân sau khi di dời tái định cư. Quá trình thực hiện phải dựa trên cơ sở kế hoạch, quy định của pháp luật, với tinh thần trách nhiệm, tình cảm cao nhất. Chủ đầu tư phải phối hợp tích cực để tuyên truyền về chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, thi công, để người dân nắm bắt, thấu hiểu, đồng thuận, ủng hộ. Những trường hợp khi giải tỏa, bàn giao mặt bằng, diện tích còn lại nằm trong hành lang an toàn cao tốc thì tổng hợp, gửi UBND tỉnh để kiến nghị Bộ Giao thông- Vận tải xem xét cho cơ chế giải quyết. “GPMB cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của tỉnh trong tháng 4. Yêu cầu tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương phải vào cuộc quyết liệt. Quyết tâm hoàn thành bàn giao mặt bằng cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn trước 30/4/2024”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền đề nghị."," Tỉnh Quảng Ngãi đang nỗ lực bàn giao 100% mặt bằng cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông, đoạn qua Quảng Ngãi, trước ngày 30/4/2024. Dự án có tổng chiều dài tuyến là 88 km, trong đó đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi dài 60,3 km và đoạn qua tỉnh Bình Định (thị xã Hoài Nhơn) dài 27,7 km. Dự án đi qua địa bàn 4 huyện, thị xã Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, huyện Mộ Đức và thị xã Đức Phổ. Hiện tại, huyện Mộ Đức đã bàn giao 100% diện tích mặt bằng cho Ban quản lý dự án 2; huyện Tư Nghĩa bàn giao 85,4%; huyện Nghĩa Hành bàn giao 99,3%, thị xã Đức Phổ bàn giao 99,51%. Trong đó, huyện Tư Nghĩa còn 52 hộ ở xã Nghĩa Kỳ chưa nhận tiền bồi thường. Nguyên nhân do chưa thống nhất mức bồi thường, chính sách tái định cư. Các trường hợp này căn cứ vào quy định pháp luật thì chưa đảm bảo c" 249,"Thí sinh được thi lại một kỹ năng trong bài thi IELTS. (KTSG Online) – Từ tháng 4-2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thí sinh được đăng ký thi lại một trong bốn kỹ năng IELTS.Như vậy, nếu chưa hài lòng về kết quả thi thì các thí sinh đăng ký dự thi chứng chỉ IELTS có thể thi lại một trong 4 bài thi là nghe, nói, đọc hoặc viết. Đây là tính năng mới trong bài thi IELTS có tên gọi là One Skill Retake (OSR). Tính năng này tạo điều kiện cho thí sinh cải thiện điểm mà không cần thi lại toàn bộ, theo thông tin từ Baochinhphu.vn. Dù chọn thi lại kỹ năng nào, lệ phí cũng sẽ giống nhau. Hội đồng Anh và IDP chưa công bố lệ phí ở Việt Nam. Thí sinh được đăng ký thi lại trong vòng 60 ngày kể từ ngày thi ban đầu, với điều kiện đã hoàn thành toàn bộ bài và nhận kết quả. Thời gian nhận bảng điểm mới này là từ 3-5 ngày, theo các đơn vị đồng tổ chức thi IELTS. Hiện hình thức OSR đang được hơn 60 quốc gia trên thế giới áp dụng trong công tác khảo thí IELTS. Tại Việt Nam, bài thi IELTS được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận để xét miễn thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh. Ngoài ra, nhiều trường đại học dùng để xét tuyển đầu vào."," Từ tháng 4-2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thí sinh đăng ký thi lại một trong bốn kỹ năng IELTS, gọi là One Skill Retake (OSR). Đây là tính năng mới cho phép thí sinh cải thiện điểm mà không cần thi lại toàn bộ. Lệ phí cho việc thi lại kỹ năng nào cũng giống nhau, và thí sinh có thể đăng ký thi lại trong vòng 60 ngày kể từ ngày thi ban đầu, với điều kiện đã hoàn thành toàn bộ bài và nhận kết quả. Hiện hình thức OSR đang được hơn 60 quốc gia trên thế giới áp dụng trong công tác khảo thí IELTS. Tại Việt Nam, bài thi IELTS được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận để xét miễn thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh và nhiều trường đại học dùng để xét tuyển đầu vào." 250,"Đắk Lắk: Hơn 1.000 vụ vi phạm lâm luật trong năm 2023. (TN&MT) - Ngày 4/4, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý, bảo vệ rừng năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Vấn đề ""nóng"" được nêu tại Hội nghị là có hơn 1.000 vụ vi phạm lâm luật, tình trạng xâm canh, lấn chiếm đất rừng diễn biến phức tạp, nhiều chủ rừng mất khả năng bảo vệ rừng.Theo báo cáo Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, trong năm 2023, lực lượng Kiểm lâm Đắk Lắk đã phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện, lập hồ sơ 1.036 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp. Trong đó, phá rừng trái pháp luật lên đến hơn 730 vụ, 246ha rừng bị tàn phá. Tuy nhiên, đa số các vụ việc không phát hiện được đối tượng vi phạm. Ngoài ra, công tác phát hiện, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế. Tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép, xâm canh, lấn chiếm và tái lấn chiếm đất rừng vẫn diễn biến rất phức tạp. Qua đó, UBND tỉnh Đắk Lắk đánh giá vấn đề dân di cư tự do vào phá rừng, lấn chiếm đất rừng ""nóng"" ở hầu hết địa bàn các huyện. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phòng ngừa và hiệu lực răn đe của pháp luật về bảo vệ rừng hầu như không phát huy trên nhiều địa bàn. Trong khi đó, nhiều chủ rừng buông lỏng quản lý và mất khả năng bảo vệ rừng khi lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng nghỉ hàng loạt. Từ đó, dẫn đến suy giảm diện tích và đất bị xâm canh, lấn chiếm với số lượng lớn, nguy cơ rừng bị xoá sổ một số địa bàn của tỉnh.Trước tình hình đó, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các đơn vị chủ rừng cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý bảo vệ rừng. UBND tỉnh Đắk Lắk cũng cho rằng, trong thời gian này, đang là cao điểm mùa khô nên tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng sẽ diễn ra phức tạp. Do đó, các đơn vị chủ rừng cần chủ động các biện pháp phòng, chống; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm để kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật."," Tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận hơn 1.000 vụ vi phạm lâm luật trong năm 2023, trong đó có hơn 730 vụ phá rừng trái pháp luật và 246ha rừng bị tàn phá. Tuy nhiên, đa số các vụ việc không phát hiện được đối tượng vi phạm. Tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép, xâm canh, lấn chiếm và tái lấn chiếm đất rừng vẫn diễn biến rất phức tạp. UBND tỉnh Đắk Lắk đánh giá vấn đề dân di cư tự do vào phá rừng, lấn chiếm đất rừng ""nóng"" ở hầu hết địa bàn các huyện. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phòng ngừa và hiệu lực răn đe của pháp luật về bảo vệ rừng hầu như không phát huy trên nhiều địa bàn. Trong khi đó, nhiều chủ rừng buông lỏng quản lý và mất khả năng bảo vệ rừng khi lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng nghỉ hàng loạt. UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các đơn vị chủ" 251,"Long An sắp có khu đô thị sinh thái, thương mại du lịch gần 17.000 tỷ đồng. (BĐT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chấp thuận UBND tỉnh Long An quyết định chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án Khu đô thị sinh thái, thương mại du lịch xã Thanh Phú, huyện Bến Lức (tỉnh Long An).Ngày 4/4, Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký văn bản chấp thuận UBND tỉnh Long An quyết định chuyển mục đích sử dụng 201 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện Dự án Khu đô thị sinh thái, thương mại du lịch, trên địa bàn huyện Bến Lức như ý kiến thẩm định và nội dung trình của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, UBND tỉnh Long An chịu trách nhiệm về nội dung và số liệu báo cáo, tổ chức kiểm tra, rà soát hiện trạng sử dụng đất đảm bảo thống nhất hồ sơ và thực địa, đảm bảo chỉ tiêu đất trồng lúa được Thủ tướng Chính phủ phân bổ. Được biết, Dự án Khu đô thị sinh thái, thương mại du lịch tại xã Thanh Phú có quy mô trên 220 ha, tổng mức đầu tư là trên 16.981 tỷ đồng, do Liên doanh Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển DB - Công ty CP Tập đoàn Ecopark làm chủ đầu tư. Dự án sẽ được đầu tư thực hiện thuộc phạm vi Ấp 3, Ấp 4 và ấp Thanh Hiệp xã Thanh Phú."," Long An sắp có khu đô thị sinh thái, thương mại du lịch gần 17.000 tỷ đồng. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chấp thuận UBND tỉnh Long An quyết định chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án Khu đô thị sinh thái, thương mại du lịch tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức. Dự án có quy mô trên 220 ha, tổng mức đầu tư là trên 16.981 tỷ đồng, do Liên doanh Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển DB - Công ty CP Tập đoàn Ecopark làm chủ đầu tư. Dự án sẽ được đầu tư thực hiện thuộc phạm vi Ấp 3, Ấp 4 và ấp Thanh Hiệp xã Thanh Phú. Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Long An chịu trách nhiệm về nội dung và số liệu báo cáo, tổ chức kiểm tra, rà soát hiện trạng sử dụng đất đảm bảo thống nhất hồ sơ và thực địa, đảm bảo chỉ tiêu đất trồng lúa được Thủ tướng Chính phủ phân bổ." 252,"Đào tạo nhân lực ngành vi mạch bán dẫn - Bài 3: Nghiên cứu kỹ thị trường lao động. Nhiều tập đoàn thiết kế vi mạch trên thế giới đang chuyển hướng hoạt động, tăng cường đầu tư tại Việt Nam. Vì vậy, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao về vi mạch trong nước đang cấp thiết hơn bao giờ hết.Tránh dư thừa nguồn cung Nhu cầu về nhân lực ngành vi mạch bán dẫn ngày càng lớn, việc mở ngành vi mạch, bán dẫn hoặc tách chương trình thành một chuyên ngành riêng từ các ngành gần như Điện - Điện tử, Điện tử - Viễn thông, Kỹ thuật Máy tính, Vật lý Kỹ thuật... đang trở thành xu hướng của các cơ sở đào tạo trong mùa tuyển sinh năm 2024. Sự vào cuộc của các trường đã có, song làm thế nào để bảo đảm chất và lượng nguồn nhân lực là bài toán đặt ra. Bởi thực tế, chất lượng kỹ sư sau khi ra trường hiện nay còn hạn chế. TS Hà Thúc Viên - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học (ĐH) Việt Đức nhận định, để đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường, việc mở rộng và đa dạng hóa chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo là một bước đi quan trọng và cần thiết, phản ánh sự nhạy bén trong việc thích ứng với biến đổi nhanh chóng của thị trường lao động. Sự mở rộng này không chỉ giúp sinh viên (SV) tiếp cận với kiến thức chuyên sâu và cập nhật, mà còn cung cấp kỹ năng thực tiễn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực chất lượng. Tuy nhiên, ông Viên cho rằng, việc mở rộng này đòi hỏi một quá trình lập kế hoạch cẩn thận và chiến lược, nhằm tránh tạo ra sự dư thừa nguồn cung, không phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường. Có thể thấy rằng, kể từ khi Luật Giáo dục ĐH có hiệu lực, đã trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các cơ sở đào tạo, trong đó có quyền tự chủ tuyển sinh, tự chủ mở ngành, nội dung chương trình đào tạo. Thực hiện quyền tự chủ, các trường đã rất nhạy bén trong việc mở các mã ngành, chương trình đào tạo đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của xã hội. Thế nhưng, TS Nguyễn Việt Nga - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chỉ ra rằng, một trong những điểm yếu trong đào tạo nhân lực của Việt Nam nhiều năm qua là đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Nghĩa là, chúng ta mới chỉ đào tạo những gì đang có chứ không đào tạo ra những gì mà thị trường lao động cần. Điểm yếu này dẫn tới tình trạng nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Một bộ phận SV được đào tạo ra trường có bằng cấp nhưng vẫn thất nghiệp, phải làm công việc trái ngành nghề đào tạo. Trong khi đó, có những ngành cần nhân lực nhưng chúng ta lại chưa đào tạo kịp. Không đốt cháy giai đoạn TS Nguyễn Việt Nga đánh giá cao việc nhiều trường ĐH mở ngành, chuyên ngành đào tạo vi mạch, bán dẫn - ngành mà thị trường đang cần. Theo bà Nga, uy tín của các trường cũng được đo bằng chất lượng đào tạo và tỷ lệ SV ra trường có việc làm. Tuy nhiên, để tránh việc mở ngành, chuyên ngành đào tạo vi mạch, bán dẫn trở thành trào lưu, bà Nga cho rằng, các trường cần cân nhắc về việc đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy và đội ngũ giảng viên. “Tôi mong muốn các trường nghiên cứu kỹ thị trường lao động, nhu cầu xã hội và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thấu đáo. Nếu mở ngành chỉ theo xu thế thì dù có đào tạo hơn nữa, chúng ta vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động ngày càng khó tính” - bà Nga nói. Khuyến khích việc các trường mở ngành bắt kịp xu thế, đáp ứng nhu cầu xã hội, song trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết, PGS.TS Phạm Đức Chính - giảng viên Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TPHCM) đề cập đến việc trồng cây cần khoảng thời gian dài cũng như muốn đào tạo một con người cần cả một quá trình. Sở dĩ so sánh như vậy là bởi theo ông Chính, việc mở ngành phải chuẩn bị tốt các điều kiện như đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất… thì khi đó mới bắt tay vào đào tạo, chứ không thể đốt cháy giai đoạn hay nóng vội trong đào tạo nhân lực chất lượng cao. Cũng theo GS.TS Nguyễn Đình Đức, nhà khoa học Việt Nam duy nhất được cộng đồng khoa học thế giới xếp vào danh sách top 100 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực Kỹ thuật - Công nghệ, để sản xuất được một con chip từ khâu thiết kế cho đến khi đóng gói để đưa ra thị trường phải mất 4-6 tháng với trên 500 công đoạn, đi qua hơn 55.000km với khoảng 70 quốc gia. Nói như thế để thấy rằng, trong thiết kế vi mạch, một con chip chỉ nhỏ như móng tay, muốn thành công thì cần một hệ sinh thái, một đội ngũ kỹ sư trình độ cao vô cùng lớn. Một số cơ sở đào tạo hàng đầu có chương trình đào tạo, đội ngũ giáo sư, giảng viên tốt, công nghệ tốt và tuyển chọn được những học sinh xuất sắc vào học như: ĐH Bách khoa Hà Nội; Trường ĐH Bách khoa TPHCM; Trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội)..., mới có thể đào tạo được đội ngũ kỹ sư có trình độ đáp ứng được yêu cầu của công nghệ cao, chip bán dẫn, số còn lại cũng chưa có kiểm chứng về chất lượng. Đích đến là người học Chia sẻ kinh nghiệm từ ĐH Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phong Điền - Phó Giám đốc ĐH này cho hay, nhà trường chú trọng đào tạo thiết kế vi mạch, công nghệ bán dẫn đối với các cử nhân ở các ngành gần như Vật lý kỹ thuật, Điện tử viễn thông, Khoa học máy tính, Cơ điện tử… hay cấp độ cao, tức là sau ĐH trình độ kỹ sư chuyên sâu đặc thù hoặc thạc sĩ, chứ không chú trọng vào việc xây dựng một chương trình đào tạo từ đầu. Để đảm bảo chất lượng đào tạo, ông Điền nhấn mạnh 3 yếu tố: SV có năng lực học tập phù hợp; chương trình đào tạo tốt, gồm: nội dung đào tạo, phương pháp kiểm tra đánh giá, trang thiết bị thí nghiệm; đội ngũ giảng viên đủ năng lực và số lượng. Trong đó, đội ngũ giảng viên là yếu tố quan trọng nhất nhưng hiện tại yếu tố này ở một số trường chưa đủ. Ngoài ra, yêu cầu bắt buộc đối với các trường khi mở ngành đào tạo này là cần phải hợp tác với doanh nghiệp (DN). Trong điều kiện DN sản xuất về vi mạch ở Việt Nam còn hiếm thì các trường cần vươn ra hợp tác với các DN nước ngoài đầu tư về Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là việc không phải trường nào cũng làm được. “Ở ĐH Bách Khoa Hà Nội, nhà trường đã ký biên bản hợp tác với các trường có khả năng và kinh nghiệm đào tạo vi mạch, bán dẫn trong thời gian dài, trong đó có nhiều trường ở các quốc gia như: Đức, Mỹ... Các đơn vị này hỗ trợ cho ĐH Bách khoa Hà Nội xây dựng chương trình đào tạo, thiết kế các phòng thí nghiệm, đào tạo giảng viên cũng như giới thiệu cho các công ty có liên quan tới sản xuất bán dẫn để SV có điều kiện thực tập và cọ sát về nghề nghiệp. Nhà trường thận trọng trong quá trình chuẩn bị để đạt đích đến cuối cùng và quan trọng nhất là sản phẩm đầu ra - người học” - ông Điền nhấn mạnh. TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, trong điều kiện hiện nay, cơ sở đào tạo nào có cơ hội cũng sẽ tìm cách mở ngành theo xu thế. Nếu các trường mở ngành ồ ạt mà không chuẩn bị đủ về nguồn lực thì sẽ xảy ra tình trạng thiếu đội ngũ giảng viên, không đảm bảo chất lượng đào tạo. Dù theo Luật Giáo dục ĐH, các trường được tự chủ tuyển sinh, mở ngành, chương trình đào tạo, nhưng ông Vinh nêu quan điểm: Với vai trò cơ quan quản lý nhà nước, Bộ GDĐT cần kiểm định chất lượng, sớm quy hoạch mạng lưới, chỉ nên tập trung cho một số cơ sở đào tạo bảo đảm được các tiêu chuẩn chất lượng và khống chế bằng văn bản, tránh tình trạng “ếch vồ hoa”, mở ngành theo mốt thời thượng. Tại hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam” được tổ chức đầu tháng 3 vừa qua (do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Quỹ châu Á và Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng phối hợp tổ chức), ông Đỗ Tiến Thịnh - Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia cho rằng, trong đề án, số lượng kỹ sư 50.000 là mục tiêu, việc đào tạo cần tính toán cung cấp lao động cho nhiều quốc gia, thị trường quốc tế chứ không phải chỉ trong nước. Các chuyên gia có chung quan điểm, những con số đưa ra vẫn dựa trên căn cứ nhu cầu lao động của các tập đoàn vi mạch lớn nhưng đó là mục tiêu, là kỳ vọng. Thực tế không thể có ngay những DN vi mạch Việt Nam phát triển ngay được mà cần có tư duy đào tạo, đưa nhân lực đi ra nước ngoài làm việc một thời gian. Sau đó, chính nguồn nhân lực này có thể quay về và phát triển doanh nghiệp trong nước, tuyển dụng các thế hệ sau."," Tóm tắt: Nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao về vi mạch trong nước đang cấp thiết hơn bao giờ hết. Việc mở ngành vi mạch, bán dẫn hoặc tách chương trình thành một chuyên ngành riêng từ các ngành gần như Điện - Điện tử, Điện tử - Viễn thông, Kỹ thuật Máy tính, Vật lý Kỹ thuật... đang trở thành xu hướng của các cơ sở đào tạo trong mùa tuyển sinh năm 2024. Tuy nhiên, việc mở rộng này đòi hỏi một quá trình lập kế hoạch cẩn thận và chiến lược, nhằm tránh tạo ra sự dư thừa nguồn cung, không phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường. Một trong những điểm yếu trong đào tạo nhân lực của Việt Nam nhiều năm qua là đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Điểm yếu này dẫn tới tình trạng nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Một bộ phận SV được đào tạo ra" 253,"Từ tháng 4/2024, thí sinh được phép thi lại kỹ năng trong bài thi IELTS. Từ tháng 4/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thí sinh được đăng ký thi lại một trong bốn kỹ năng IELTS nghe, nói, đọc, viết nếu chưa hài lòng về kết quả. Đây là tính năng mới trong bài thi IELTS có tên gọi là One Skill Retake. IELTS One Skill Retake là tính năng cho phép thí sinh thi IELTS lại một kỹ năng duy nhất nghe (Listening), đọc (Reading), viết (Writing) hoặc nói (Speaking), nếu các bạn chưa đạt được điểm mong muốn trong lần thi đầu tiên. Tính năng này thu hút sự quan tâm của nhiều thí sinh nhờ vào sự linh hoạt và thuận tiện, chỉ cần thi lại một kỹ năng mà họ muốn cải thiện điểm số, thay vì thi lại hết toàn bộ bài thi 4 kỹ năng. Thí sinh có thể đăng ký thi lại IELTS trong vòng 60 ngày sau khi đã nhận kết quả ở lần thi đầu tiên. Cấu trúc và thời gian làm bài sẽ tương tự với mỗi kỹ năng trong bài thi IELTS tiêu chuẩn. Sau khi hoàn thành bài thi lại, thí sinh sẽ nhận được bảng điểm thứ hai với điểm số mới của kỹ năng đã thi lại. Tùy thuộc vào điểm số của mình, thí sinh có thể chọn sử dụng bảng điểm cũ hay mới đối với kỹ năng các bạn đã thi lại. Thời gian nhận bảng điểm mới này là từ 3 - 5 ngày, theo các đơn vị đồng tổ chức thi IELTS. Tính năng One Skill Retake ra mắt cuối năm 2022. Tính đến nay có hơn 60 quốc gia trên thế giới áp dụng tính năng này trong công tác khảo thí IELTS. Hiện nay ở Việt Nam, bài thi IELTS được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận để xét miễn thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh. Đặc biệt tại nhiều trường đại học dùng kết quả thi IELTS để xét tuyển đầu vào, bằng cách quy đổi theo thang điểm riêng rồi kết hợp với điểm học bạ, điểm thi tốt nghiệp hoặc điểm thi đánh giá năng lực. "," Từ tháng 4/2024, thí sinh được phép thi lại một trong bốn kỹ năng IELTS nghe, nói, đọc, viết nếu chưa hài lòng với kết quả. Đây là tính năng mới trong bài thi IELTS có tên gọi là One Skill Retake. Thí sinh có thể đăng ký thi lại IELTS trong vòng 60 ngày sau khi đã nhận kết quả ở lần thi đầu tiên. Sau khi hoàn thành bài thi lại, thí sinh sẽ nhận được bảng điểm thứ hai với điểm số mới của kỹ năng đã thi lại. Tính năng này thu hút sự quan tâm của nhiều thí sinh nhờ vào sự linh hoạt và thuận tiện, chỉ cần thi lại một kỹ năng mà họ muốn cải thiện điểm số, thay vì thi lại hết toàn bộ bài thi 4 kỹ năng. Tính đến nay có hơn 60 quốc gia trên thế giới áp dụng tính năng này trong công tác khảo thí IELTS. Hiện nay ở Việt Nam, bài thi IELTS được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận để xét miễn thi tốt nghiệp THPT môn tiếng An" 254,"HDBank chia cổ tức 25%, đặt mục tiêu tăng trưởng ở mức cao. Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với phương án chia cổ tức 2023 lên đến 25%, gồm 10% tiền mặt và 15% cổ phiếu. Ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận 2024 đạt 15.852 tỷ đồng, tăng 22%, và dự kiến cổ tức năm 2024 đạt tới 30% (tối đa 15% tiền mặt).Theo văn kiện, Đại hội sẽ được tổ chức vào ngày 26/4 tới đây theo hình thức trực tuyến, với điểm cầu chính tại TP. Hồ Chí Minh. HDBank sẽ trình cổ đông thông qua các báo cáo, bao gồm kết quả kinh doanh năm 2023, kế hoạch năm 2024 và các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội, bao gồm phương án phân phối lợi nhuận năm 2023 và một số vấn đề khác.Kế hoạch lãi gần 16 nghìn tỷ đồng năm 2024, tỷ lệ ROE tới 24,6% Ngân hàng phát triển thành phố mang tên Bác có chặng đường 10 năm đổi mới, năm 2023 tiếp nối chuỗi tăng trưởng cao và liên tục. Các chỉ tiêu sinh lời ROA đạt 2,0%, ROE đạt 24,2%, trong nhóm dẫn đầu toàn Ngành. Năm 2024, Ngân hàng tiếp tục kế hoạch tăng trưởng cao đồng thời xây dựng chiến lược và quản trị ESG toàn diện. Trong đó, kế hoạch lợi nhuận trước thuế 15.852 tỷ đồng, tăng 21,8% so với thực hiện năm 2023. Tỷ lệ ROE đạt 24,6% và nợ xấu thấp trong nhóm tốt nhất toàn ngành. Mục tiêu đến cuối năm 2024, tổng tài sản vượt 700 nghìn tỷ đồng, tăng 16%. Tổng huy động dự kiến đạt trên 624 nghìn tỷ đồng, tăng 16%. Tổng dư nợ dự kiến vượt 438 nghìn tỷ đồng, phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được giao. Cổ tức 2024 dự kiến lên đến 30% HDBank trình Đại hội kế hoạch chia cổ tức năm 2023 tỷ lệ 25%, gồm 10% tiền mặt,15% cổ phiếu. Đáng chú ý, ngân hàng dự kiến trả cổ tức năm 2024 lên đến 30%, bao gồm tiền mặt và cổ phiếu. Như vậy, sau hơn 1 thập kỷ tăng trưởng cao và liên tục, HDBank luôn thực hiện truyền thống chi trả cổ tức đều đặn hàng năm với tỷ lệ cao. Theo đó, trong năm 2024, Ngân hàng dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 4.569 tỷ đồng, từ 29.076 tỷ đồng lên 33.645 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức, giúp nâng cao hơn nữa các chỉ tiêu sức khỏe tài chính, vốn đã ở mức cao trong Ngành, là nền tảng chiến lược phát triển bền vững trong những năm tiếp theo. HDBank tiếp tục kiên định với chiến lược phát triển bền vững, chuyển đổi số toàn diện và tăng trưởng xanh. Ngân hàng này không ngừng nâng cao năng lực quản trị, áp dụng những chuẩn mực quốc tế tiên tiến về quản trị như Basel III. HDBank đang tiên phong xây dựng và triển khai chiến lược ESG toàn diện, phát hành báo cáo phát triển bền vững và chủ động thực thi trách nhiệm xã hội. Song song các kế hoạch phát triển ngân hàng số theo định hướng ngân hàng bán lẻ hiện đại tiếp tục được đẩy mạnh. Những kết quả vượt kế hoạch đề ra trong năm 2023 là tin vui cho các cổ đông tại đại hội thường niên vào ngày 26/4/2024. Các chỉ tiêu kế hoạch 2024 vừa được công bố tại văn kiện đại hội khá thách thức trong bối cảnh bức tranh kinh tế còn nhiều biến động. Gần 20.000 cổ đông của ngân hàng đang chuẩn bị cho một ĐHCĐ khá lạc quan với năng lực tăng trưởng và quản trị của HDBank cho kế hoạch 2024."," HDBank, một ngân hàng phát triển thành phố tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam, vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với phương án chia cổ tức 2023 lên đến 25%, gồm 10% tiền mặt và 15% cổ phiếu. Ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận 2024 đạt 15.852 tỷ đồng, tăng 22%, và dự kiến cổ tức năm 2024 đạt tới 30% (tối đa 15% tiền mặt). Đại hội sẽ được tổ chức vào ngày 26/4 tới đây theo hình thức trực tuyến, với điểm cầu chính tại TP. Hồ Chí Minh. HDBank sẽ trình cổ đông thông qua các báo cáo, bao gồm kết quả kinh doanh năm 2023, kế hoạch năm 2024 và các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội, bao gồm phương án phân phối lợi nhuận năm 2023 và một số vấn đề khác. Kế hoạch lãi gần 16 nghìn tỷ đồng năm 2024, tỷ lệ" 255,"Bộ Tham mưu Hải quân: Bế mạc lớp tập huấn các vũ điệu trong sinh hoạt tập thể HQ Online - Chiều 4/4, tại Hải phòng, Bộ Tham mưu Hải quân tổ chức bế mạc lớp tập huấn các vũ điệu trong sinh hoạt tập thể năm 2024 cho hơn 60 đồng chí là hạt nhân văn hóa văn nghệ của 3 đơn vị: Trung tâm 47, Đoàn Đoàn đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển, Trung tâm Quan trắc phân tích môi trường biển. Đại tá Vũ Xuân Tình, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tham mưu Hải quân dự và chỉ đạo. Cùng dự có thủ trưởng 3 đơn vị và tổ giáo viên, học viên lớp tập huấn. Trong 3 ngày (từ ngày 2 – 4/4), các học viên học tập kỹ năng của 5 vũ điệu gồm: Vũ điệu niềm tin; vũ điệu quân dân; vũ điệu hành quân; vũ điệu lính trẻ; vũ điệu hòa bình.Trong quá trình học tập, học viên được tham gia thảo luận, trao đổi cũng như thực hành, luyện tập để củng cố, mở rộng thêm kiến thức và các động tác cơ bản. Trong quá trình hướng dẫn, luyện tập tổ giáo viên đã tạo không khí thoải mái, giảm được áp lực căng thẳng trong quá trình tiếp thu các nội dung cho học viên.Phát biểu chỉ đạo, Đại tá Vũ Xuân Tình nhấn mạnh: Sau khi về đơn vị, các học viên lớp tập huấn sẽ là hạt nhân cùng với chỉ huy xây dựng kế hoạch triển khai hướng dẫn, luyện tập các vũ điệu nhanh chóng, phù hợp, hiệu quả, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần ở đơn vị. "," Bộ Tham mưu Hải quân đã tổ chức bế mạc lớp tập huấn các vũ điệu trong sinh hoạt tập thể năm 2024 cho hơn 60 đồng chí là hạt nhân văn hóa văn nghệ của 3 đơn vị: Trung tâm 47, Đoàn Đoàn đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển, Trung tâm Quan trắc phân tích môi trường biển. Đại tá Vũ Xuân Tình, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tham mưu Hải quân dự và chỉ đạo. Các học viên đã học tập kỹ năng của 5 vũ điệu gồm: Vũ điệu niềm tin; vũ điệu quân dân; vũ điệu hành quân; vũ điệu lính trẻ; vũ điệu hòa bình. Trong quá trình học tập, học viên được tham gia thảo luận, trao đổi cũng như thực hành, luyện tập để củng cố, mở rộng thêm kiến thức và các động tác cơ bản. Đại tá Vũ Xuân Tình nhấn mạnh rằng sau khi về đơn vị, các học viên lớp tập huấn sẽ là hạt nhân cùng với chỉ" 256,"Điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ (Chinhphu.vn) - Nghị định số 34/2024/NĐ-CP quy định rõ điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.. Điều kiện đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đảm bảo có đủ các điều kiện điều khiển phương tiện và được huấn luyện, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này. Người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm phải được huấn luyện an toàn và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn về loại hàng hóa nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho. Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm Nghị định quy định phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên, phía trước và phía sau của phương tiện đảm bảo dễ quan sát, nhận biết. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đơn vị vận tải, người điều khiển phương tiện có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện khi không tiếp tục vận chuyển loại hàng hóa nguy hiểm đó. Xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi Nghị định nêu rõ tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho, bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng hóa nguy hiểm hoặc trong thông báo của người thuê vận tải. Việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một phương tiện. Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực kho, bến bãi riêng biệt. Trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải. Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác. Không được vận chuyển xăng, dầu qua hầm dài từ 100m trở lên Nghị định quy định không được vận chuyển các loại thuốc nổ, khí đốt, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ, chất rắn khử nhạy khác đi qua các công trình hầm có chiều dài từ 100m trở lên. Không được vận chuyển đồng thời người (người tham gia giao thông hoặc hành khách) cùng phương tiện (đã được cấp phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm) đang thực hiện vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ khác trên cùng một chuyến phà."," Nghị định số 34/2024/NĐ-CP quy định rõ điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đảm bảo có đủ các điều kiện điều khiển phương tiện và được huấn luyện, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này. Người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm phải được huấn luyện an toàn và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn về loại hàng hóa nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiể" 257,"Đặt điện thoại ở túi quần có dẫn đến yếu sinh lý? (Dân trí) - Sử dụng điện thoại có thể ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ, khớp cổ, cổ tay… Vậy liệu đặt điện thoại ở túi quần có khiến nam giới bị yếu ""chuyện ấy""? Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, cho biết, trên thực tế, điện thoại hoạt động sẽ phát sinh các sóng điện từ, các sóng này có tác dụng đâm xuyên rất mạnh vào các mô, cơ quan của cơ thể. ""Nếu để điện thoại tiếp xúc quá nhiều với bộ phận sinh sản như tinh hoàn, sóng điện từ có khả năng làm tăng nhiệt độ, tăng biến đổi cấu trúc từ đó làm tăng số lượng gốc tự do, biến đổi phân tử ADN, cấu trúc nhiễm sắc thể từ đó ít nhiều làm sai lệch cấu trúc di truyền của tinh trùng"", BS Hưng nói. Tuy nhiên, việc dùng điện thoại trong bao lâu, sử dụng như thế nào mới có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản vẫn còn là dấu hỏi lớn. Về phía các nhà nghiên cứu, họ vẫn liên tục công bố những lý lẽ nhằm thuyết phục công chúng nhưng lại chưa thể đưa ra một cách đầy đủ các chứng cứ khoa học. Rõ ràng, công dụng và vai trò của các thiết bị di động là vấn đề không phải bàn cãi. Tuy nhiên, đây là lời cảnh báo để chúng ta đánh giá lại về thói quen sử dụng điện thoại của bản thân và những người xung quanh. Tương tự, TS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng Khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết thêm, hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy điện thoại gây ảnh hưởng đến cương dương cũng như chức năng hoạt động tình dục của nam giới nói chung. Tuy nhiên, người ta nhận thấy, điện thoại có ảnh hưởng nhiều đến sự di động, hình dạng của tinh trùng. Vì thế, việc tiếp xúc, phơi nhiễm nhiều với sóng điện thoại di động, sóng từ sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhiều hơn là khả năng tình dục. ""Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý đấy là mới chỉ là những nghiên cứu mới làm ở trong phòng thí nghiệm, theo những điều kiện tiêu chuẩn. Còn trên thực tế, điện thoại có ảnh hưởng trên người, cụ thể là sức khỏe tình dục của nam giới hay không thì chờ những nghiên cứu cụ thể quan sát trên cộng đồng"", BS Bắc nhấn mạnh. Testosterone là hormone giới tính quan trọng nhất với nam giới, tác động chủ yếu đến cơ quan sinh dục và ảnh hưởng đến gần như toàn bộ cơ thể người đàn ông. Lượng testosterone này suy giảm theo tuổi. Đây là lý do cơ bản gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tình dục của người nam giới. Biểu hiện nồng độ testosterone ở nam giới thấp gồm giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương, giảm số lượng tinh trùng, mô tuyến vú phát triển, sưng nề, lâu dài có thể rụng tóc, giảm kích thước và sức cơ, tăng lượng mỡ trong cơ thể... Theo Healthline, những gì bạn ăn có thể ảnh hưởng đến mức độ testosterone cũng như các hormone khác. Ăn đủ chất đạm có thể giúp bạn duy trì mức testosterone khỏe mạnh và có thể hỗ trợ giảm mỡ, điều này cũng có thể có lợi. Ngoài ra, ăn kiêng liên tục hoặc ăn quá nhiều có thể làm gián đoạn mức testosterone của bạn. Tiêu thụ chất béo lành mạnh cũng có thể giúp hỗ trợ mức testosterone và cân bằng hormone. Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít chất béo có thể làm giảm nồng độ testosterone. Vì vậy, một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chủ yếu dựa vào thực phẩm nguyên chất là tốt nhất. Sự cân bằng lành mạnh giữa protein, chất béo và carbs có thể giúp tối ưu hóa mức độ hormone và hỗ trợ sức khỏe tổng thể của bạn."," Đặt điện thoại ở túi quần có thể khiến nam giới bị yếu sinh lý? Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, cho biết, điện thoại hoạt động sẽ phát sinh các sóng điện từ, các sóng này có thể làm tăng nhiệt độ, tăng biến đổi cấu trúc từ đó làm tăng số lượng gốc tự do, biến đổi phân tử ADN, cấu trúc nhiễm sắc thể từ đó làm sai lệch cấu trúc di truyền của tinh trùng. Tuy nhiên, việc dùng điện thoại trong bao lâu, sử dụng như thế nào mới có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản vẫn còn là dấu hỏi lớn. Tương tự, TS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng Khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết thêm, hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy điện thoại gây ảnh hưởng đến cương dương cũng như chức năng hoạt động tình dục của nam giới nói chung. Tuy nhiên, người" 258,"Phát triển điện gió ngoài khơi Cần Giờ. Ngày 4-4, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật TPHCM đã phối hợp Viện Nghiên cứu vùng và đô thị tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển điện gió ngoài khơi Cần Giờ”. Ông Đặng Quốc Toản, đại diện Công ty CP Năng lượng dầu khí châu Á, đơn vị nghiên cứu, cho biết, Nhà máy điện gió ngoài khơi Cần Giờ có diện tích khoảng 325.123ha thuộc vùng Nam Biển Đông, quy mô công suất khoảng 6.000MW. Dự án điện gió ngoài khơi Cần Giờ chia làm 4 giai đoạn đầu tư (từ năm 2025-2040), giảm phát thải hơn 200 triệu tấn carbon trong vòng đời của dự án. Nhà máy điện gió ngoài khơi Cần Giờ sẽ cung cấp nguồn điện sạch vào lưới điện quốc gia, điểm đấu nối tại trạm BA 500kV Đa Phước, sản xuất green hydrogen, ammonia và cung cấp điện sạch cho đường sắt tốc độ cao chạy tàu của Dự án tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ. Đồng thời, dự án sẽ cung cấp điện, hydrogen xanh cho các đô thị, khu công nghiệp, phương tiện giao thông vận tải để giảm phát thải khí carbon. Dự án điện gió ngoài khơi Cần Giờ sẽ tạo ra hàng chục ngàn việc làm trong suốt vòng đời và thu về hàng tỷ USD cho các nhà thầu trong nước. Từ đó, góp phần chính vào chiến lược trung hòa carbon của TPHCM nói riêng và đất nước nói chung tới năm 2050."," Ngày 4-4, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật TPHCM đã tổ chức Hội thảo khoa học về ""Phát triển điện gió ngoài khơi Cần Giờ"". Ông Đặng Quốc Toản, đại diện Công ty CP Năng lượng dầu khí châu Á, cho biết, Nhà máy điện gió ngoài khơi Cần Giờ có diện tích khoảng 325.123ha thuộc vùng Nam Biển Đông, quy mô công suất khoảng 6.000MW. Dự án điện gió ngoài khơi Cần Giờ chia làm 4 giai đoạn đầu tư (từ năm 2025-2040), giảm phát thải hơn 200 triệu tấn carbon trong vòng đời của dự án. Nhà máy điện gió ngoài khơi Cần Giờ sẽ cung cấp nguồn điện sạch vào lưới điện quốc gia, sản xuất green hydrogen, ammonia và cung cấp điện sạch cho đường sắt tốc độ cao chạy tàu của Dự án tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ. Dự án sẽ tạo ra hàng chục ngàn việc làm trong suốt vòng đời và thu về hàng tỷ USD cho c" 259,"Thanh Hóa: Vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Tỉnh Thanh Hòa vừa phát động Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn. Mục tiêu phấn đấu, từ nay đến ngày 30/9/2025, toàn tỉnh có ít nhất 5.000 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở.Kinh phí để thực hiện mục tiêu được huy động từ các nguồn lực xã hội, cùng với nguồn lực của Nhà nước. Vận động các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp Nhân dân phát huy tinh thần “Tương thân, tương ái"", chung tay, góp sức giúp đỡ, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở sớm có nhà ở ổn định, an toàn. Tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, bà con trong dòng họ chủ động chuẩn bị mặt bằng, tham gia đóng góp nhân lực, ngày công, huy động thêm các nguồn kinh phí hợp pháp khác để hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa nhà ở. Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn ủng hộ, tài trợ bảo đảm công khai, minh bạch, đúng pháp luật, huy động cao nhất mọi nguồn lực từ xã hội để hoàn thành mục tiêu của Cuộc vận động trong thời gian sớm nhất.Việc phân bổ, sử dụng các nguồn hỗ trợ phải kịp thời, công khai, dân chủ, đúng đối tượng, đúng quy định, theo nguyên tắc: Nguồn huy động được ở cấp tỉnh ưu tiên phân bổ đề hỗ trợ cho các huyện miền núi còn nhiều số hộ nghèo, hộ cận nghèo cần hỗ trợ xây dựng nhà ở. Nguồn huy động được ở cấp huyện, cấp xã thì hỗ trợ cho đối tượng thuộc huyện, xã đó là chính, đồng thời có sự điều tiết hợp lý từ địa phương có thuận lợi, huy động được nhiều nguồn lực, còn ít nhà ở tạm bợ, dột nát sang cho địa phương khó khăn trong huy động nguồn lực, còn nhiều số lượng nhà ở cần hỗ trợ; khuyến khích các huyện, thị xã, thành phố miền xuôi hỗ trợ cho các huyện miền núi.Các địa phương có trách nhiệm điều tra, rà soát, báo cáo số hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn cần được hỗ trợ từ Cuộc vận động, bảo đảm đúng đối tượng. Việc bình xét đối tượng phải được thực hiện công khai, dân chủ. Cuộc vận động góp phần thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030. coi đây là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn và tính nhân văn sâu sắc, là việc làm thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong năm 2024, năm 2025; lấy kết quả thực hiện Cuộc vận động là một trong những nội dung đánh giá xếp loại hoàn thành nhiệm vụ, xếp loại thi đua hằng năm của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, cá nhân."," Tỉnh Thanh Hóa đã phát động Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn. Mục tiêu phấn đấu, từ nay đến ngày 30/9/2025, toàn tỉnh có ít nhất 5.000 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở. Kinh phí để thực hiện mục tiêu được huy động từ các nguồn lực xã hội, cùng với nguồn lực của Nhà nước. Vận động các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp Nhân dân phát huy tinh thần “Tương thân, tương ái"", chung tay, góp sức giúp đỡ, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở sớm có nhà ở ổn định, an toàn. Tuyên truyền, vận động các" 260,"Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đại học Thái Nguyên và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Ngày 4/4, Đại học Thái Nguyên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày Chính phủ Ban hành Nghị định thành lập Đại học Thái Nguyên (4/4/1994 - 4/4/2024) và Đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tới dự, phát biểu chỉ đạo và trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Nhà trường. Đại học Thái Nguyên là đại học vùng, đại học trọng điểm quốc gia, đào tạo nhân lực chất lượng cao đa ngành, đa lĩnh vực; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến; góp phần thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển bền vững vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ và cả nước. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Đại học Thái Nguyên đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt, trong hệ thống giáo dục quốc dân, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ và cả nước. Đến nay, Đại học Thái Nguyên đã có 8 trường đại học; 1 cao đẳng thành viên; 2 trường, khoa trực thuộc; 2 phân hiệu đào tạo tại tỉnh Lào Cai và Hà Giang; Nhà xuất bản và Tạp chí Khoa học và công nghệ; 12 trung tâm phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học. 30 năm xây dựng và phát triển, Đại học Thái Nguyên đã đào tạo cho khu vực và đất nước trên 80 ngàn cử nhân, kỹ sư, bác sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ có trình độ cao, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của khu vực và đất nước. Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại Lễ kỷ niệmPhát biểu tại Lễ kỷ niệm, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhiệt liệt biểu dương, chúc mừng những thành tựu to lớn mà Đại học Thái Nguyên đã đạt được trên chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển. Đồng thời đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương, tỉnh Thái Nguyên cần tập trung đầu tư ưu tiên các nguồn lực và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Đại học Thái Nguyên phấn đấu, có đủ năng lực để đào tạo nhân lực chất lượng cao và chuyển giao tri thức, công nghệ phục vụ trực tiếp cho sự phát triển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, bám sát tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Quyền chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh: Chặng đường phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp 30 năm qua, mong muốn tập thể cán bộ, giảng viên của Đại học Thái Nguyên hãy luôn chung sức, đồng lòng, luôn thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, Đại học Thái Nguyên đã vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; 12 tỉnh trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ tặng Bằng khen cho Đại học Thái Nguyên về những đóng góp trong đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ."," Đại học Thái Nguyên đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày Chính phủ Ban hành Nghị định thành lập Đại học Thái Nguyên (4/4/1994 - 4/4/2024) và Đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tới dự, phát biểu chỉ đạo và trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Nhà trường. Đại học Thái Nguyên là đại học vùng, đại học trọng điểm quốc gia, đào tạo nhân lực chất lượng cao đa ngành, đa lĩnh vực; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến; góp phần thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển bền vững vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ và cả nước. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Đại học Thái Nguyên đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt, trong hệ thống giáo dục quốc dân, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội vùng Trung du" 261,"Vụ nữ sinh Nha Trang tử vong: Tiếp tục tăng số học sinh nhập viện. (Dân trí) - Có 28 học sinh đang được điều trị tại các bệnh viện ở thành phố Nha Trang nghi ngộ độc thực phẩm. Liên quan đến vụ việc có một nữ sinh tử vong, nguyên nhân đang được điều tra. Ngày 5/4, UBND thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa thông tin, đến trưa cùng ngày, toàn thành phố ghi nhận 28 học sinh ở Trường Tiểu học Vĩnh Trường và Trường THCS Trần Hưng Đạo nhập viện điều trị nghi ngộ độc thực phẩm; 1 nữ học sinh tử vong khi đang trên đường đi cấp cứu. Sáng 5/4, tại Trường Tiểu học Vĩnh Trường, nhà trường phát hiện 20 học sinh có dấu hiệu đau bụng, nôn ói, đau đầu nên đã nhanh chóng sơ cứu.Tuy nhiên đến 8h30 cùng ngày sức khỏe em Đ.N.B.T. (học sinh lớp 5) của trường chuyển biến nặng. Em này được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong sau đó. Bệnh viện ghi nhận nữ sinh nhập viện trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở, xử trí cấp cứu tích cực trong 30 phút nhưng vô hiệu, chẩn đoán bệnh nhân ngưng tuần hoàn hô hấp ngoại viện chưa rõ nguyên nhân. Còn 19 học sinh Trường Tiểu học Vĩnh Trường đang được theo dõi tại bệnh viện tỉnh Khánh Hòa. Anh Trần Thanh Tấn, có con nghi bị ngộ độc, cho biết vào sáng cùng ngày, anh cho tiền con tự ăn sáng trước cổng trường. ""Cháu bảo đã ăn cơm gà. Ăn cơm xong cháu và nhiều bạn trong lớp có biểu hiện nôn ói, khó chịu trong người"", anh Tấn cho hay. Sau đó, anh Tấn được nhà trường thông báo đưa cháu tới bệnh viện để kiểm tra, điều trị. Tại Trường THCS Trần Hưng Đạo, thành phố Nha Trang có 9 học sinh cũng đang nhập viện điều trị.Qua nắm bắt thông tin ban đầu, các cháu có ăn sáng với nhiều món khác nhau tại các hàng quán bên ngoài nhà trường và người bán hàng rong. Các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đang khẩn trương xác định nguyên nhân. Trước đó như Dân trí đã thông tin, nhiều học sinh ăn sáng trước cổng trường gồm các món cơm gà xé, bánh mì hamburger gà, bánh mì que… Sau khi ăn sáng vào lớp, các em có biểu hiện đau bụng, buồn nôn. Ông Cao Đình Trung, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Nha Trang, cho biết trong vụ việc có một nữ sinh tử vong, tuy nhiên chưa xác định rõ nguyên nhân do ngộ độc hay bệnh nền, vì em này có tiền sử mắc bệnh tim. Trước khi tử vong, nữ sinh này ăn sushi trước cổng trường, sau đó có triệu chứng nôn ói, được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Trong tháng trước, ngành y tế Khánh Hòa ghi nhận 10 học sinh tại thành phố Nha Trang nhập viện điều trị nghi do ăn cơm gà trước trường. Hồi giữa tháng 3, có 369 người bị ngộ độc sau ăn tại quán cơm gà Trâm Anh ở thành phố Nha Trang. Nguyên nhân ngộ độc được cho là các món gà, sốt trứng, dưa chua... lây nhiễm chéo các vi khuẩn Salmonella, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus. Năm 2022, hơn 600 học sinh, cán bộ nhân viên trường Ischool, thành phố Nha Trang cũng nhập viện sau bữa ăn trưa, trong đó một ca tử vong. Nguyên nhân ngộ độc do vi khuẩn Salmonella từ món cánh gà."," Vụ việc nữ sinh tử vong tại Nha Trang, Việt Nam, liên quan đến 28 học sinh đang được điều trị tại các bệnh viện ở thành phố Nha Trang nghi ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân đang được điều tra. Trường Tiểu học Vĩnh Trường ghi nhận 20 học sinh có dấu hiệu đau bụng, nôn ói, đau đầu và 1 nữ học sinh tử vong khi đang trên đường đi cấp cứu. 19 học sinh Trường Tiểu học Vĩnh Trường đang được theo dõi tại bệnh viện tỉnh Khánh Hòa. Trường THCS Trần Hưng Đạo có 9 học sinh cũng đang nhập viện điều trị. Các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đang khẩn trương xác định nguyên nhân. Trước đó, nhiều học sinh ăn sáng trước cổng trường gồm các món cơm gà xé, bánh mì hamburger gà, bánh mì que… Sau khi ăn sáng vào lớp, các em có biểu hiện đau bụng, buồn nôn. Trước khi tử vong, nữ sinh này ăn sushi trước cổng trường, sau đ" 262,"Container cuốn nhiều người đi xe máy vào gầm. Hai xe máy đang đi trên đường bị container tông, cuốn vào gầm khiến ba người trọng thương phải nhập viện. Theo đó, gần 7h sáng 5/4, xe container do nam tài xế điều khiển chạy trên Quốc lộ 22 theo hướng từ An Sương đi huyện Củ Chi, TP.HCM. Khi cách cầu An Hạ chừng 500m, thuộc địa phận xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, xe container bất ngờ lao sang làn đường xe máy, hất tung nhiều mét dải phân cách.Không dừng lại ở đó, hai xe máy còn bị container tông, cuốn khiến ba người mắc kẹt dưới gầm, trọng thương. Phát hiện vụ tai nạn, nhiều người dân hô hoán và nhanh chóng kéo người bị thương và phương tiện ra ngoài, gọi xe cấp cứu. Khoảng 20 phút sau, các nạn nhân được đưa đi, trong số này có một người bị thương rất nặng, nguy kịch.Tại hiện trường, chiếc container chắn hết làn đường xe máy và một phần làn đường ô tô khiến giao thông ùn ứ kéo dài nhiều km. Nhận tin báo, Đội CSGT An Sương (Phòng CSGT Công an TP.HCM) phối hợp với các đơn vị liên quan có mặt xử lý hiện trường, điều tiết giao thông. Nguyên nhân vụ tai nạn vẫn đang được điều tra, làm rõ."," Ngày 5/4, một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên Quốc lộ 22, huyện Hóc Môn, TP. HCM, khi một chiếc xe container đang chạy từ An Sương đi huyện Củ Chi đã lao sang làn đường xe máy, hất tung nhiều mét dải phân cách. Hai xe máy bị container tông, cuốn khiến ba người mắc kẹt dưới gầm, trọng thương. Nhiều người dân hô hoán và nhanh chóng kéo người bị thương và phương tiện ra ngoài, gọi xe cấp cứu. Một người bị thương rất nặng, nguy kịch. Chiếc container chắn hết làn đường xe máy và một phần làn đường ô tô khiến giao thông ùn ứ kéo dài nhiều km. Đội CSGT An Sương (Phòng CSGT Công an TP. HCM) đã có mặt xử lý hiện trường, điều tiết giao thông. Nguyên nhân vụ tai nạn vẫn đang được điều tra, làm rõ." 263,"Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng rộng 200 mét vuông. 11h09 ngày 5-4, đã xảy ra vụ cháy tại khu vực ngõ 116 Miếu Đầm, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội). Đám cháy kèm theo khói bốc cao đứng từ xa cũng quan sát được. Nhận được tin báo, Trung tâm Chỉ huy Công an thành phố đã điều động Công an quận Nam Từ Liêm nhanh chóng có mặt. Do đám cháy xuất phát từ khu xưởng quây tôn nằm trong khu dân cư nên toàn bộ khu vực dưới gầm cầu vượt Miếu Đầm đã được phong tỏa, xe cứu thương cũng được điều động tới hiện trường.Do vật liệu bắt lửa nhanh, lây lan nên Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực 2, Công an thành phố cũng được điều động chi viện. Khu vực cháy khan hiếm nguồn nước, nhiều xe téc nước đang làm nhiệm vụ quanh khu vực cũng được huy động bảo đảm nước chữa cháy.Đến 11h51, đám cháy đã được khống chế, không để lây lan. Lực lượng chức năng cũng di chuyển nhiều đồ phế thải, chủ yếu là cốp-pha xây dựng, từ nhà xưởng ra khỏi khu vực.Thông tin ban đầu, đám cháy xuất phát từ khu nhà xưởng xử lý phế thải có diện tích khoảng 200m2. Đám cháy không gây thiệt hại về người. Hiện, lực lượng chức năng đang thống kê tài sản thiệt hại.Đây là vụ cháy bãi tập kết phế liệu gần khu dân cư lần thứ 2 trong vòng 2 ngày qua. Trước đó, 8h55 ngày 3-4, xảy cháy tại khu bãi tập kết phế thải gần ngã tư Tam Trinh - Vành đai 3, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, khiến Công an quận Hoàng Mai phải điều động 2 xe cứu hoả cùng 12 cán bộ, chiến sĩ 12 đến hiện trường triển khai chữa cháy. Đám cháy không gây thiệt hại về người nhưng vì nằm sát dãy nhà xưởng kéo dài hàng trăm mét nên đã làm hư hỏng nhiều tài sản có giá trị của các hộ dân xung quanh."," Ngày 5-4, đã xảy ra vụ cháy tại khu vực ngõ 116 Miếu Đầm, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội). Đám cháy kèm theo khói bốc cao đứng từ xa cũng quan sát được. Trung tâm Chỉ huy Công an thành phố đã điều động Công an quận Nam Từ Liêm nhanh chóng có mặt. Do đám cháy xuất phát từ khu xưởng quây tôn nằm trong khu dân cư nên toàn bộ khu vực dưới gầm cầu vượt Miếu Đầm đã được phong tỏa, xe cứu thương cũng được điều động tới hiện trường. Do vật liệu bắt lửa nhanh, lây lan nên Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực 2, Công an thành phố cũng được điều động chi viện. Đến 11h51, đám cháy đã được khống chế, không để lây lan. Lực lượng chức năng cũng di chuyển nhiều đồ phế thải, chủ yếu là cốp-pha xây dựng, từ nhà xưởng ra khỏi khu vực. Thông tin ban đầu, đám cháy xuất phát từ khu" 264,"Đại sứ EU tại Việt Nam: Đã đến lúc gỡ thẻ vàng IUU. Ông Julien Guerrier, Đại sứ - Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam cho rằng đã đến lúc có thể gỡ bỏ “thẻ vàng” IUU về khai thác thủy sản bất hợp pháp đối với Việt Nam. Lần thanh tra tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng 5/2024. Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vừa qua, trong buổi làm việc với phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, ông Julien Guerrier, Đại sứ - Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam cho rằng đã đến lúc có thể gỡ bỏ “thẻ vàng” IUU về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đối với ngành hải sản Việt Nam. Cụ thể, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam đánh giá cao cao tinh thần chủ động của Việt Nam, đặc biệt là mục tiêu nâng cao năng lực cộng đồng ngư dân, hiện đại hóa ngành sản xuất có truyền thống lâu đời. Vị đại diện EU cho rằng, tháng 4/2024 là đợt cao điểm để Việt Nam gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của châu Âu. Vì thế, EU kỳ vọng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sẽ có báo cáo đầy đủ về tiến độ đáp ứng các yêu cầu của châu Âu sau chuyến công tác và làm việc Ủy ban châu Âu (EC), chuẩn bị cho đợt thanh tra lần thứ 4 vào tháng tới. Phía EC cũng đưa ra một số khuyến nghị với Việt Nam trong đợt thanh tra lần thứ 4. Theo đó, ngành Nông nghiệp Việt Nam cần đảm bảo thông tin dữ liệu tàu cá trong VNFishbase là hoàn toàn chính xác và có cơ chế theo dõi, đôn đốc các địa phương thực hiện việc cập nhật cơ sở dữ liệu nghề cá theo quy định. Bên cạnh đó, rà soát lại quy trình xử lý đối với việc ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình (VMS), xử phạt tất cả các trường hợp vi phạm quy định về VMS.Về phía Việt Nam, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, trong thời gian tới, các địa phương sẽ tích cực triển khai Chương trình quốc gia Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chương trình này nhằm phục hồi và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái thủy sinh, giữ gìn tính đa dạng sinh học, giá trị tài nguyên sinh vật của Việt Nam. “Hiện nay, Bộ đã dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình này và chuẩn bị ban hành” – ông Hoan cho biết. Cũng theo ông Hoan, để đáp ứng các yêu cầu của EC, các địa phương cần tăng cường thực hiện nghiêm túc các quy định pháp lý đồng thời trang bị thiết bị cần thiết để quản lý tàu cá; tập trung tối đa cho việc chuẩn bị dữ liệu cho chuyến đánh giá lần thứ 4 của EC vào tháng 5/2024. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các Giám đốc Sở không được chủ quan, tăng cường kiểm tra đột xuất, không để vi phạm tiếp tục xảy ra trước và trong đợt kiểm tra."," Đại sứ EU tại Việt Nam, ông Julien Guerrier, cho rằng đã đến lúc gỡ bỏ ""thẻ vàng"" IUU về khai thác thủy sản bất hợp pháp đối với Việt Nam. Lần thanh tra tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng 5/2024. Ông Guerrier đánh giá cao tinh thần chủ động của Việt Nam và kỳ vọng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sẽ có báo cáo đầy đủ về tiến độ đáp ứng các yêu cầu của châu Âu. Phía EC cũng đưa ra một số khuyến nghị với Việt Nam trong đợt thanh tra lần thứ 4. Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Lê Minh Hoan, cho biết các địa phương sẽ tích cực triển khai Chương trình quốc gia Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ông Hoan cũng đề nghị các Giám đốc Sở không được chủ quan, tăng cường kiểm tra đột xuất, không để vi phạm tiếp" 265,"Tài sản truyền đời tại “đảo thượng lưu” gây sốt cho giới tinh hoa. Bên cạnh những món đồ xa xỉ quý hiếm, giới tinh hoa cũng coi việc tìm kiếm, sở hữu những bất động sản hạng sang, độc bản là chìa khóa để khẳng định vị thế bản thân. Đó cũng là cách mà Vinhomes tạo nên sức hút cho Thành phố Đảo Hoàng Gia (Vũ Yên, Hải Phòng) khi kiến tạo tại đây những “tài sản truyền đời” độc đáo. Phiên bản giới hạn kiến tạo từ vị trí ngàn năm có một Đối với giới tinh hoa trên thế giới, việc sở hữu một bộ sưu tập BĐS không chỉ giúp họ thể hiện đẳng cấp mà còn là cách để tận hưởng cuộc sống theo cách riêng biệt nhất. Do đó, họ luôn có xu hướng bổ sung vào danh mục tài sản của mình những sản phẩm độc đáo, xa xỉ. Đó thường là các căn biệt thự với biển cạnh nhà hay là các biệt thự hạng sang tại các khu vực trung tâm đô thị. Để lọt vào danh mục này, điểm chung là các sản phẩm phải đáp ứng được các yếu tố riêng tư, tách biệt, chứa đựng những đặc quyền vượt trội so với phần còn lại và thực sự khan hiếm về mặt số lượng. Cũng vì lý do đó mà ngay sau khi ra mắt, Vinhomes Royal Island đã gây sốt trong giới thượng lưu, thậm chí còn thiết lập một chuẩn mực mới trong việc sở hữu BĐS hạng sang. Bởi không chỉ sở hữu lợi thế của một hòn đảo riêng biệt được bao bọc bởi 3 con sông lớn, Thành phố Đảo Hoàng Gia còn nằm ngay tại trung tâm của đô thị năng động bậc nhất và sở hữu hạ tầng giao thông đa kết nối.Với lợi thế đắc địa bao trọn đảo Vũ Yên, Thành phố Đảo Hoàng Gia như một viên ngọc quý nằm giữa các trung tâm quan trọng của thành phố Hải Phòng cũng như cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Từ đây, chủ sở hữu chỉ mất 5 - 10 phút để đến được trung tâm thành phố Cảng hay thành phố tương lai Thủy Nguyên; 40 phút để đến Vịnh Hạ Long; 60 phút để đến Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận; và đặc biệt chỉ 2 - 4 giờ bay để đến các thủ phủ kinh tế, tài chính, du lịch của châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… nhờ hệ thống 3 sân bay quốc tế xung quanh. Đánh giá về tính độc bản của Thành phố Đảo Hoàng Gia, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam, khẳng định: “Đây là tâm điểm của tam giác kinh tế, 3 nơi giàu có nhất của Bắc Bộ là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Giới đầu tư quốc tế thường tìm đến những chỗ có giá trị đặc biệt, có nhiều lợi thế, có thiên nhiên, môi trường khác biệt, tiện ích đẳng cấp… mà mọi yếu tố đó đều hội tụ tại Vinhomes Royal Island”. Cùng lúc, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho biết ông đã vô cùng kinh ngạc về tầm nhìn của nhà phát triển BĐS khi nhìn ra 1 hòn đảo như Vũ Yên, nằm ngay trung tâm Hải Phòng, để kiến tạo nên một “đảo thượng lưu” đẳng cấp thế giới. “Rõ ràng, vị trí của Vũ Yên là độc bản. Các khu đô thị ở Việt Nam rất ít nơi có được vị trí đặc biệt như Vinhomes Royal Island”, TS. Vũ Đình Ánh nói.Chỉ riêng vị trí nghìn năm có một nói trên đã tạo ra những giá trị nội tại bền vững, vượt qua giới hạn thời gian, giúp cho những BĐS của Vinhomes Royal Island trở thành một loại tài sản truyền đời, lưu giữ được qua nhiều thế hệ với giá trị gia tăng không ngừng. Điều này cũng đáp ứng tiêu chí khắt khe của giới tinh hoa trong và ngoài nước khi tìm kiếm một sản phẩm BĐS hạng sang phiên bản giới hạn. Giá trị vượt trội từ hệ sinh thái tiện ích thượng lưu hiếm có Bên cạnh địa lợi bậc nhất, yếu tố gây sốt cho giới thượng lưu của Vinhomes Royal Island còn đến từ hệ sinh thái tiện ích đẳng cấp quốc tế lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, tạo nên một chốn sống hoàn hảo với những đặc quyền sống xa hoa và riêng tư hiếm có. Các tiện ích thượng lưu có thể kể đến như: Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam; Bến du thuyền cao cấp quy mô gần 10ha; Sân Golf 36 hố 160 ha đẳng cấp hàng đầu Đông Nam Á; Phố đi bộ ven sông dài và đẹp nhất Việt Nam; Công viên VinWonders Royal Park với vườn thú mở Safari…Đặc biệt, Vinhomes Royal Island là dự án đô thị duy nhất tại Việt Nam có đa số các tư gia sở hữu bãi tắm nước biển riêng ngay sau nhà. Đây là đặc quyền chỉ có thể thấy tại một số ít hòn đảo dành riêng cho giới siêu giàu trên thế giới như Palm Jumeirah (Dubai), Fisher Island (Florida, Mỹ)… nơi sinh sống của những ngôi sao, tỷ phú như Cristiano Ronaldo, Tiger Wood hay Jeff Bezos... Có thể nói, duy nhất tại Vinhomes Royal Island, cư dân được sống “5 cuộc đời mỗi ngày”: sáng thảnh thơi cưỡi ngựa ngắm bình minh; trưa thong thả lái xe đi gặp đối tác ở Hà Nội, Quảng Ninh; chiều trở về thư giãn tại sân golf bên nhà; tối hòa mình vào thiên nhiên khoáng đạt trên chiếc du thuyền 5 sao; đêm cháy hết mình với những “đại tiệc cảm xúc” đầy sắc màu tại Phố đi bộ bờ sông dài và đẹp nhất Việt Nam.Cùng với đó, hàng ngàn tiện ích đa dạng khác, trong đó có những tiện ích tiêu chuẩn 5 sao “họ Vin” như Phòng khám Đa khoa Vinmec với dịch vụ “Y tế tận nhà”, hệ thống giáo dục Vinschool và trường quốc tế Hàn Quốc, TTTM Vincom Mega Mall… sẽ tạo nên những đặc quyền sống không dành cho số đông tại Thành phố Đảo Hoàng Gia. Đây cũng là những mảnh ghép cần phải có để tạo nên phiên bản giới hạn của một chốn sống thượng lưu đẳng cấp thế giới, tài sản truyền đời quý giá cho thế hệ mai sau. “Khác với nhiều nơi là những sản phẩm có thể bắt chước, ở đây sản phẩm là của hiếm. Mà hiếm sẽ đồng nghĩa với quý. Nhà đầu tư vào dự án đặc biệt, độc bản này sẽ được đảm bảo bởi tiềm năng gia tăng giá trị của BĐS”, chuyên gia Vũ Đình Ánh nhận định."," Vinhomes Royal Island, một dự án đô thị độc đáo tại Việt Nam, đã gây sốt trong giới thượng lưu với những tài sản truyền đời độc bản. Dự án này nằm trên hòn đảo riêng biệt được bao bọc bởi 3 con sông lớn và nằm ngay tại trung tâm của đô thị năng động bậc nhất và sở hữu hạ tầng giao thông đa kết nối. Với lợi thế đắc địa bao trọn đảo Vũ Yên, Thành phố Đảo Hoàng Gia như một viên ngọc quý nằm giữa các trung tâm quan trọng của thành phố Hải Phòng cũng như cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Từ đây, chủ sở hữu chỉ mất 5 - 10 phút để đến được trung tâm thành phố Cảng hay thành phố tương lai Thủy Nguyên; 40 phút để đến Vịnh Hạ Long; 60 phút để đến Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận; và đặc biệt chỉ 2 - 4 giờ bay để đến các thủ phủ kinh tế, tài chính, du lịch của châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc," 266,"Đề xuất bổ sung chi phí lãi vay khi tính giá đất dự án lấn biển HoREA đề nghị bổ sung phí lãi vay và khoản dự phòng vào tổng chi phí khi tính giá đất cho nhà đầu tư phát triển dự án lấn biển. Dự thảo Nghị định về hoạt động lấn biển do Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo đang được lấy ý kiến, trong đó nêu quy định về xác định tiền sử dụng, thuê đất với diện tích đất lấn biển. Góp ý, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đồng tình quy định tính giá đất dự án lấn biển theo pháp luật về đất đai. Song ông Châu cho rằng phương pháp thặng dư là phù hợp nhất để tính giá đất cho dự án lấn biển, bởi đây là khu đất có tiềm năng phát triển. Thặng dư là phương pháp lấy doanh thu trừ đi chi phí phát triển của thửa đất trên cơ sở hiệu quả sử dụng đất. Các khoản thu và chi phí này đều là ước tính khi nhà đầu tư phát triển dự án. Theo HoSE, trường hợp ước tính tổng mức đầu tư loại dự án này theo phương pháp thặng dư phải gồm chi phí lấn biển. Tuy nhiên, dự thảo nghị định chưa đưa chi phí lãi vay và dự phòng vào tổng mức đầu tư dự án loại này. Do đó, hiệp hội này đề nghị bổ sung hai khoản phí này vào tổng chi phí phát triển dự án lấn biển ước tính theo phương pháp thặng dư. Bởi theo họ, chi phí lãi vay là khoản chi thực tế rất lớn, do các chủ đầu tư đều có nhu cầu vay vốn tín dụng trung, dài hạn. Có trường hợp, chủ đầu tư phải vay lãi suất cao, khiến chi phí vay chiếm hơn 20% tổng mức đầu tư dự án. Còn khoản dự phòng là khoản phí hợp lý, do phần lớn dự án bất động sản (gồm dự án lấn biển) đều có thời gian thực hiện dài, 3-5 năm, dẫn đến phát sinh chi phí đầu tư. Ngoài ra, hiệp hội này cũng kiến nghị bỏ trần chi phí lãi vay 30% để phản ánh đúng, kịp thời hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh quy định về xây dựng, HoREA cho rằng chủ đầu tư dự án lấn biến cần tuân thủ các quy định về đầu tư, nhà ở, kinh doanh bất động sản, pháp luật biển, lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, bảo vệ môi trường. ""Nếu dự án lấn biển được đầu tư bằng vốn tư nhân, chủ đầu tư phải triển khai các dự án thành phần hoặc hạng mục thuộc dự án. Do đó doanh nghiệp phải thực hiện theo quy hoạch và tuân thủ các pháp luật có liên quan"", theo HoREA."," Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đề nghị bổ sung chi phí lãi vay và khoản dự phòng vào tổng chi phí khi tính giá đất cho nhà đầu tư phát triển dự án lấn biển. Đây là khu đất có tiềm năng phát triển, và phương pháp thặng dư là phù hợp nhất để tính giá đất cho dự án lấn biển. Tuy nhiên, dự thảo nghị định chưa đưa chi phí lãi vay và dự phòng vào tổng mức đầu tư dự án loại này. Hiệp hội này đề nghị bổ sung hai khoản phí này vào tổng chi phí phát triển dự án lấn biển ước tính theo phương pháp thặng dư. Chi phí lãi vay là khoản chi thực tế rất lớn, do các chủ đầu tư đều có nhu cầu vay vốn tín dụng trung, dài hạn. Còn khoản dự phòng là khoản phí hợp lý, do phần lớn dự án bất động sản (gồm dự án lấn biển) đều có thời gian thực hiện dài, 3-5 năm, dẫn đến phát sinh chi phí đầu tư. Hiệp hội này cũng kiến nghị b" 267,"Người trẻ chia sẻ cách giải nhiệt cuộc sống trước nắng nóng đầu hè. (PLVN) - Mùa hè đang về cũng là lúc người trẻ đối mặt với vô vàn lý do gây căng thẳng: từ áp lực học tập, ôn thi tốt nghiệp đến chạy deadline, KPI mùa cao điểm tiêu dùng giữa thời tiết nắng nóng gay gắt khiến nhiều người mệt mỏi. Rời khỏi công ty lúc hơn 7 giờ tối khi vừa hoàn thành thủ tục hải quan, Ngọc Thảo (28 tuổi) lập tức cùng bạn đi “đu đưa” đêm nhạc yêu thích tại một phòng trà ở quận 3 (TP.HCM). Là trưởng nhóm hiện trường logistics, thời điểm tháng 3, tháng 4 là chuỗi ngày căng thẳng, mệt mỏi với Thảo bởi áp lực công việc khi thời hạn vận chuyển, giao nhận hàng hóa và các thủ tục hải quan được tính từng giờ để kịp giao nhận hàng hóa phục vụ cho đối tác mùa cao điểm sản xuất trong năm. “Cứ đến thời gian này là đầu óc mình căng như dây đàn, người thì uể oải, mệt mỏi vì áp lực công việc và liên tục di chuyển ngoài đường, bến cảng để giải quyết công việc. Những lúc như vậy, để lấy lại tinh thần mình thường chọn chai Trà Xanh Không Độ để giải khát, xua tan căng thẳng mệt mỏi, tối đến có thời gian thì đi nghe nhạc, uống trà xả stress”, Ngọc Thảo tâm sự. Áp lực là vậy nhưng mỗi ngày đến công ty, Ngọc Thảo luôn đầy năng động, làm việc với sự hứng khởi, nhìn vào cô, cả nhóm cũng thêm động lực “cân” mọi deadline, task gấp được giao. “Công việc có lúc thuận lợi, lúc khó khăn, nhiều áp lực nhưng cũng đầy niềm vui. Mình cứ nỗ lực, học hỏi để hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Khi nào “tâm trạng tan chậm” vì căng thẳng mệt mỏi hay chạy xe giữa thời tiết nắng gắt ngoài đường thì tranh thủ giải nhiệt cuộc sống bằng chai Trà Xanh Không Độ để giữ tinh thần, giúp tâm trạng sảng khoái hơn để làm việc”, Thảo nói. 20h tối, Tuệ Lâm (25 tuổi) bắt đầu buổi livestream hướng dẫn trang điểm theo xu hướng trên tiktok. Cô gái trẻ đến từ Long An hiện là chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp cho một ngân hàng tại quận 7 (TP.HCM). Ngoài giờ làm việc, cô thường quay video để thỏa đam mê tư vấn tạo phong cách thu hút hàng chục ngàn lượt xem trên mạng xã hội. Mùa hè đang tới gần cũng là thời điểm Tuệ Lâm bận rộn nhất trong năm khi các doanh nghiệp cần vay vốn để đẩy manh hoạt động sản xuất. Công việc thường ngày của Tuệ Lâm là tìm kiếm, tư vấn, thẩm định khách hàng, thực hiện các hợp đồng, thủ tục cần thiết để giải ngân. Dù phải xử lý hàng loạt đầu việc tại ngân hàng, tối về lại quay video tư vấn cách trang điểm, phối đồ cho các sự kiện, lễ hội sôi động mùa hè, Tuệ Lâm không tỏ ra mệt mỏi mà còn đầy năng động, xinh đẹp. “Mình luôn có kế hoạch làm việc chi tiết từng ngày để bản thân không bị cuốn theo deadline. Giữa giờ làm việc, mình luôn có khoảng nghỉ, thư giãn và thưởng thức chai Trà Xanh Không Độ với đồng nghiệp để giải nhiệt, xua tan căng thẳng mệt mỏi. Dù chỉ ít phút nhưng đây là khoảng nghỉ quan trọng giúp mình “sạc pin” để duy trì hiệu suất công việc”, Tuệ Lâm tiết lộ.Phải tự lo cho bản thân từ sớm cộng thêm áp lực phải thành công cho “bằng bạn bằng bè” khiến Phương Nghi (27 tuổi, marketer) đặt ra khá nhiều mục tiêu cho bản thân. Cô gái trẻ cho biết đã không ít lần bị “ngộp” với áp lực công việc. “Làm marketing trong lĩnh vực thương mại điện tử, tới mùa hè áp lực càng tăng cao khi vừa triển khai các chương trình khuyến mãi lớn nhất trong năm để kích cầu tiêu dùng, chạy KPI, mình còn phải tranh thủ học thêm MBA để nâng cao kiến thức, kỹ năng trước sự cạnh tranh gay gắt trong ngành, nhiều lúc mình cảm thấy kiệt sức vì áp lực, căng thẳng mệt mỏi kéo dài”, Phương Nghi nói. Sau khoảng thời gian stress với công việc và áp lực đồng trang lứa, Phương Nghi hiểu rằng để có thể chạy deadline đường trường và sống hạnh phúc hơn, không có cách nào khác phải tăng cường sức khỏe thể chất, giải nhiệt cuộc sống tinh thần để đạt được mục tiêu đề ra. “Mỗi sáng mình dậy sớm hơn để tập gym, ăn bữa sáng healthy và thưởng thức một chai Trà Xanh Không Độ để xua tan mọi căng thẳng mệt mỏi trước khi đến công ty. Với suy nghĩ hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai, mình nỗ lực từng chút mỗi ngày và cảm thấy công việc, cuộc sống có ý nghĩa hơn”, Phương Nghi bày tỏ.Nửa tháng nay Tuấn Phong luôn mang theo laptop, ipad bên mình để sẵn sàng làm việc với khách hàng tại bất cứ đâu cho dự án truyền thông số đang được tăng tốc kích hoạt để kích cầu tiêu dùng mùa hè. Là người làm việc tự do trong lĩnh vực digital maketing, kinh tế khó khăn kéo theo công việc ít đi, từ sau tết đến giờ, Tuấn Phong phải rất vất vả trải qua nhiều vòng đấu thầu căng thẳng mới nhận được 2 dự án truyền thông số từ agency. “Công việc ít hơn nhưng cam kết KPI tăng cao khiến mình phải tập trung làm việc ngày đêm để đảm bảo mục tiêu đề ra. Ít việc, thu nhập kém đi trong khi giá phòng trọ, điện nước, chi tiêu đều tăng cao trong dịp hè nắng nóng nên mình luôn lo lắng, căng thẳng mệt mỏi”, Tuấn Phong tâm sự. Để trốn nóng và tiết kiệm điện, nước, hàng ngày Tuấn Phong đều ra quán nước yêu thích để làm việc. “Vào những ngày nắng nóng gay gắt này, mình hạn chế đồ uống chứa cafein hay đồ uống có gas. Thay vào đó mình ưu tiên các thức uống có nguồn gốc nguyên liệu tự nhiên, tốt cho sức khỏe như Trà Xanh Không Độ với EGCG và vitamin C giúp xua tan căng thẳng mệt mỏi, giải nhiệt cuộc sống để sẵn sàng cân mọi deadline công việc”, Tuấn Phong nói. Hè tới gần cũng là lúc nhiều người trẻ sống với áp lực cùng trăm nỗi lo lắng, căng thẳng mệt mỏi vì công việc và thời tiết. Tuy nhiên, dù lao về phía trước với nhiều tab mở trong đầu, nhiều bạn trẻ vẫn luôn biết cách giải nhiệt cuộc sống bằng các thức uống tốt cho sức khỏe như Trà Xanh Không Độ với EGCG và vitamin C để xua tan căng thẳng mệt mỏi, sẵn sàng chinh phục những khó khăn, thử thách phía trước."," Trong bài viết này, các người trẻ chia sẻ cách giải nhiệt cuộc sống trước nắng nóng đầu hè. Người trẻ đối mặt với nhiều lý do gây căng thẳng, từ áp lực học tập, ôn thi tốt nghiệp đến chạy deadline, KPI mùa cao điểm tiêu dùng gay gắt khiến nhiều người mệt mỏi. Ngọc Thảo, trưởng nhóm hiện trường logistics, chia sẻ rằng cô thường chọn chai Trà Xanh Không Độ để giải khát, xua tan căng thẳng mệt mỏi, tối đến có thời gian thì đi nghe nhạc, uống trà xả stress. Tuệ Lâm, chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp cho một ngân hàng tại quận 7 (TP.HCM), chia sẻ rằng cô thường quay video để thỏa đam mê tư vấn tạo phong cách thu hút hàng chục ngàn lượt xem trên mạng xã hội. Phương Nghi, marketer, chia sẻ rằng cô đã không ít lần bị ""ngộp"" với áp lực công việc. Sau khoảng thời gian stress với công việc và áp lực đồng trang lứa, Phương Nghi hiểu r" 268,"Novaland lên kế hoạch doanh thu kỷ lục 1,3 tỷ USD. Nhà phát triển bất động sản này dự kiến thu về 32.587 tỷ đồng (tương đương 1,3 tỷ USD) trong năm nay, tăng gần 7 lần so với mức thực hiện được trong năm ngoái. Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (HoSE: NVL) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 với kế hoạch doanh thu thuần lên đến 32.587 tỷ đồng (tương đương 1,3 tỷ USD), tăng gần 7 lần so với cùng kỳ. Lợi nhuận ròng theo đó cũng kỳ vọng đạt 1.079 tỷ đồng, tăng 122%. Tuy nhiên, năm nay công ty không có kế hoạch chia cổ tức. Nhà phát triển bất động sản này cho biết trong năm 2024 sẽ tiếp tục đầu tư và bàn giao tại các dự án trọng điểm như The Grand Mahattan (quận 1, TP.HCM), Aqua City (Đồng Nai), NovaWorld Phan Thiết (Bình Thuận), NovaWorld Hồ Tràm (Bà Rịa - Vũng Tàu)... KINH DOANH Novaland lên kế hoạch doanh thu kỷ lục 1,3 tỷ USD Liên Phạm Thứ sáu, 5/4/2024 10:35 (GMT+7)Nhà phát triển bất động sản này dự kiến thu về 32.587 tỷ đồng (tương đương 1,3 tỷ USD) trong năm nay, tăng gần 7 lần so với mức thực hiện được trong năm ngoái. Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (HoSE: NVL) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 với kế hoạch doanh thu thuần lên đến 32.587 tỷ đồng (tương đương 1,3 tỷ USD), tăng gần 7 lần so với cùng kỳ. Lợi nhuận ròng theo đó cũng kỳ vọng đạt 1.079 tỷ đồng, tăng 122%. Tuy nhiên, năm nay công ty không có kế hoạch chia cổ tức. Nhà phát triển bất động sản này cho biết trong năm 2024 sẽ tiếp tục đầu tư và bàn giao tại các dự án trọng điểm như The Grand Mahattan (quận 1, TP.HCM), Aqua City (Đồng Nai), NovaWorld Phan Thiết (Bình Thuận), NovaWorld Hồ Tràm (Bà Rịa - Vũng Tàu)... Trong cuộc họp ĐHĐCĐ sắp tới, Novaland cũng sẽ trình cổ đông kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) trong năm 2024 nhằm thu hút nhân tài. Đối tượng phát hành là các thành viên HĐQT cũng như cán bộ chủ chốt. Số lượng sẽ không vượt quá 1,5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm phát hành và giá sẽ không dưới 10.000 đồng/cổ phiếu. Hiện nhóm cổ đông liên quan cũng như gia đình ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT công ty đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo của Novaland. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm liên tục thoái vốn, tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông có liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn tại Novaland đã giảm hơn 20%, tương đương hơn 390 triệu cổ phiếu NVL. Như vậy, thông qua việc phát hành cổ phiếu ESOP, nhóm cổ đông của ông Bùi Thành Nhơn có thể gia tăng sở hữu trong thời gian tới. Về kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 cho thấy lợi nhuận sau thuế của Novaland ở mức gần 486 tỷ đồng, giảm 37% so với năm 2022. Đáng nói, con số này giảm gần 200 tỷ đồng so với báo cáo công ty tự lập trước đó. Theo lý giải của Novaland, nguyên nhân phát sinh chênh lệch chủ yếu do đơn vị kiểm toán thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại công ty liên kết trên quan điểm thận trọng. Khoản trích lập dự phòng này sẽ hoàn nhập khi dự án tiếp tục triển khai. Sau kiểm toán, ông lớn địa ốc phía Nam ghi nhận tổng doanh thu hợp nhất hơn 4.756 tỷ đồng, giảm 25% so với năm 2022. Như vậy, so với kế hoạch cả năm, công ty chỉ hoàn thành khoảng 50% chỉ tiêu doanh thu do hoạt động chuyển nhượng bất động sản sụt giảm. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế vẫn cao hơn gấp 2 lần nhờ việc tái cơ cấu nợ, tối ưu chi phí và từ các hoạt động tài chính trong giai đoạn tái cấu trúc."," Novaland, một công ty phát triển bất động sản, đã công bố kế hoạch doanh thu thuần lên đến 32.587 tỷ đồng (tương đương 1,3 tỷ USD) trong năm 2024, tăng gần 7 lần so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận ròng cũng dự kiến đạt 1.079 tỷ đồng, tăng 122%. Tuy nhiên, công ty không có kế hoạch chia cổ tức trong năm nay. Novaland sẽ tiếp tục đầu tư và bàn giao tại các dự án trọng điểm như The Grand Mahattan (quận 1, TP.HCM), Aqua City (Đồng Nai), NovaWorld Phan Thiết (Bình Thuận), NovaWorld Hồ Tràm (Bà Rịa - Vũng Tàu)... Trong cuộc họp ĐHĐCĐ sắp tới, Novaland cũng sẽ trình cổ đông kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) trong năm 2024 nhằm thu hút nhân tài. Đối tượng phát hành là các thành viên HĐQT cũng như cán bộ chủ chốt. Số lượng sẽ không vượt quá 1,5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành t" 269,"Ai có thể thi lại IELTS? Thi lại ở đâu? Chi phí ra sao? Tính năng thi lại một kỹ năng bài thi IELTS vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Hội đồng Anh và IDP triển khai tại Việt Nam. Tính năng này như thế nào?Trên cơ sở sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng Anh và IDP cho biết sẽ bắt đầu tính năng thi lại một kỹ năng IELTS (IELTS One Skill) tại Việt Nam. Ai có thể thi lại một kỹ năng IELTS? Thí sinh đủ điều kiện đăng ký thi lại IELTS theo tính năng IELTS One Skill nếu đã hoàn tất đầy đủ bài thi IELTS và đã nhận được bảng điểm. Trong vòng 60 ngày kể từ ngày dự thi lần đầu, thí sinh có thể đăng ký thi lại. Lưu ý, dù bài thi IELTS hiện nay được tổ chức với 2 hình thức thi trên máy tính hoặc thi trên giấy, nhưng tính năng IELTS One Skill hiện chỉ được áp dụng cho hình thức thi trên máy tính. Thí sinh được thi lại 1 trong 4 kỹ năng (nghe - nói - đọc - viết) để cải thiện điểm, và chỉ có thể thi lại 1 lần sau lần thi chính thức. Đại đa số thí sinh chọn thi lại là để cải thiện điểm một kỹ năng mà mình chưa ưng ý. Thí sinh chỉ có thể đăng ký thi lại bài thi IELTS ở đơn vị mình đã thi bài thi chính thức trước đó. Được lựa chọn dùng kết quả mới hoặc cũ Thí sinh sẽ được nhận bảng điểm mới khi thi lại IELTS One Skill. Bảng điểm này bao gồm kết quả mới cho một kỹ năng thi lại và điểm của 3 kỹ năng còn lại trong bài thi đầu tiên. Tùy vào kết quả thi lại, thí sinh có quyền lựa chọn sử dụng bảng điểm mới hoặc bảng điểm cũ. Nếu muốn phúc khảo bài thi IELTS thì sao? Thí sinh muốn phúc khảo bài thi chính thức của mình phải nộp yêu cầu phúc khảo trong 2 tuần kể từ ngày thi IELTS (cho các kỹ năng nghe - đọc - viết). Với những thí sinh này, sau khi có kết quả phúc khảo, họ mới có thể đăng ký thi lại một kỹ năng bài thi IELTS.Lệ phí thi lại IELTS ra sao? Dù thi lại bất kỳ kỹ năng nào, lệ phí thi lại một kỹ năng là như nhau. Ở các quốc gia đã áp dụng tính năng này, chi phí của các đơn vị sở hữu bài thi IELTS đưa ra dao động từ 3,5 - 5,5 triệu đồng Việt Nam, tùy nước. Lệ phí thi lại một kỹ năng IELTS chưa được công bố chính thức. IELTS One Skill được công nhận thế nào? Ra mắt từ cuối năm 2022, tính năng thi lại IELTS One Skill đã có mặt tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có thể kể đến như: Úc, Campuchia, Canada, Pháp, Ấn Độ, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Philippines, Qatar, Ba Lan, Thái Lan, Mỹ, Đài Loan, Hong Kong… Hiện tại, hầu hết các trường đại học lớn ở Mỹ, Anh, Úc, Canada và châu Âu đều công nhận kết quả thi lại một kỹ năng IELTS trong tuyển sinh, xét tuyển."," Tính năng thi lại một kỹ năng IELTS (IELTS One Skill) đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Hội đồng Anh và IDP triển khai tại Việt Nam. Thí sinh đủ điều kiện đăng ký thi lại IELTS theo tính năng này nếu đã hoàn tất đầy đủ bài thi IELTS và đã nhận được bảng điểm. Thí sinh có thể đăng ký thi lại trong vòng 60 ngày kể từ ngày dự thi lần đầu. Tính năng này hiện chỉ được áp dụng cho hình thức thi trên máy tính. Thí sinh được thi lại 1 trong 4 kỹ năng (nghe - nói - đọc - viết) để cải thiện điểm, và chỉ có thể thi lại 1 lần sau lần thi chính thức. Thí sinh chỉ có thể đăng ký thi lại bài thi IELTS ở đơn vị mình đã thi bài thi chính thức trước đó. Thí sinh sẽ được nhận bảng điểm mới khi thi lại IELTS One Skill. Bảng điểm này bao gồm kết quả mới cho một kỹ năng thi lại và điểm của 3 kỹ năng cò" 270,"Người TP.HCM tìm kiếm chung cư Hà Nội tăng 7,5 lần. Nhu cầu tìm mua chung cư Hà Nội vẫn cao. Đặc biệt, lượng quan tâm chung cư Hà Nội của người tìm kiếm bất động sản đến từ TP.HCM đã tăng 7,5 lần từ quý 1/2021 đến thời điểm hiện tại. Tại Hà Nội, giá rao bán chung cư ở cả 3 phân khúc cao cấp, trung cấp và bình dân đều tăng đáng kể, lần lượt là 17%, 19% và 11%. Trong khi đó, giá rao bán ở TP. HCM chỉ tăng nhẹ 5% và 2% với chung cư cao cấp và trung cấp. Ở phân khúc bình dân, giá rao bán thậm chí giảm 4%. Các chuyên gia lý giải, chung cư tăng giá là do chi phí xây dựng tăng, hạ tầng ngày càng phát triển, tình trạng khan hiếm nguồn cung đã xảy ra trong nhiều năm nay và gần như không có sản phẩm mới trên thị trường. Các dự án đã được phê duyệt gặp khó khăn về vốn, pháp lý sau đó. Do đó, giá nhà chung cư ngày càng cao. Còn theo Batdongsan.com.vn, có hai nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng tăng giá mạnh của chung cư Hà Nội. Thứ nhất là nguồn cung chung cư ở Hà Nội còn hạn chế. Mặc dù đã có các biện pháp tháo gỡ pháp lý cho các chủ đầu tư nhưng những dự án mới gần đây chỉ đóng góp khoảng 20.000 - 30.000 căn hộ mỗi năm, trong khi nhu cầu thông thường lên đến 70.000 - 80.000 căn hộ mỗi năm.Thứ hai là nhu cầu tìm mua chung cư Hà Nội vẫn cao. Đáng chú ý, lực cầu này không chỉ đến từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc mà còn đến từ miền Nam. Theo đó, lượng quan tâm chung cư Hà Nội đến từ TP HCM gấp 7,5 lần trong giai đoạn từ quý 1/2021 đến thời điểm hiện tại. Trong khi đó, lượng quan tâm chung cư TP.HCM của người ở TP.HCM chỉ gấp 2 lần. Các chuyên gia lý giải, người dân TP.HCM quan tâm ngày càng nhiều hơn đến chung cư Hà Nội bởi mặt bằng giá ổn định và vẫn đang thấp hơn TP.HCM. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận cho thuê chung cư Hà Nội cao hơn so với TP.HCM. Cụ thể, theo Báo cáo quý 1 của Batdongsan.com.vn, lợi suất cho thuê chung cư Hà Nội từ đầu năm 2023 đến nay dao động từ 4,1% - 4,9%, còn ở TP.HCM là 3,9% - 4,5%. Ngoài ra, trong thời gian qua, một số chủ đầu tư ở thị trường miền Nam đã ""Bắc tiến"". Một lượng khách hàng trung thành từ miền Nam của các chủ đầu tư này đã quan tâm đến các dự án họ mới phát triển ở Hà Nội, góp phần đẩy lực cầu chung cư Hà Nội lên cao"," Tóm tắt: - Nhu cầu tìm mua chung cư Hà Nội vẫn cao, đặc biệt là lượng quan tâm chung cư Hà Nội của người tìm kiếm bất động sản đến từ TP.HCM đã tăng 7,5 lần từ quý 1/2021 đến thời điểm hiện tại. - Giá rao bán chung cư ở cả 3 phân khúc cao cấp, trung cấp và bình dân đều tăng đáng kể, lần lượt là 17%, 19% và 11%. Trong khi đó, giá rao bán ở TP. HCM chỉ tăng nhẹ 5% và 2% với chung cư cao cấp và trung cấp. Ở phân khúc bình dân, giá rao bán thậm chí giảm 4%. - Các chuyên gia lý giải, chung cư tăng giá là do chi phí xây dựng tăng, hạ tầng ngày càng phát triển, tình trạng khan hiếm nguồn cung đã xảy ra trong nhiều năm nay và gần như không có sản phẩm mới trên thị trường. - Các dự án đã được phê duyệt gặp khó khăn về vốn, pháp lý sau đó. Do đó, giá nhà chung cư ngày càng cao. - Có hai ngu" 271,"Cần thêm cơ chế thúc đẩy tín dụng xanh. Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cho rằng, cần thêm nhiều cơ chế khuyến khích, ưu tiên các dự án xanh cũng như thúc đẩy tín dụng xanh trong thời gian tới. Ông có nhận định thế nào về tín dụng xanh tại Việt Nam hiện nay? Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là một xu hướng tất yếu trên thế giới và cả ở Việt Nam. Chính phủ đã thể hiện cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về việc đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại COP26 và gần đây là tiếp nối tại COP28. Thời gian qua, Chính phủ cùng các ngành đã khẩn trương cụ thể hóa cam kết trên.Ngân hàng giữ vai trò huyết mạch của nền kinh tế, vì vậy để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế xanh, nguồn vốn của các TCTD đóng vai trò rất quan trọng. Trong những năm gần đây, nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, các TCTD đã tích cực đẩy mạnh hoạt động tín dụng xanh. Theo thống kê, có 43 TCTD ở Việt Nam tham gia hoạt động cấp tín dụng xanh. Hiện nay cho vay các dự án xanh đã trở thành trọng tâm chiến lược của các ngân hàng. Nhiều TCTD đã ban hành quy định nội bộ về rủi ro môi trường và tác động xã hội. Theo thống kê, khoảng 80 - 90% ngân hàng đã áp dụng một phần hoặc toàn bộ ESG trong hoạt động; gần 50% thành lập bộ phận quản trị rủi ro cho bảo vệ môi trường. Ngoài ra, các nhà băng cũng tích cực tiếp cận với nguồn vốn quốc tế để cho vay lĩnh vực xanh. Tuy nhiên, so với kỳ vọng tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh hiện nay chưa cao, mới chiếm 4,6% tổng dư nợ nền kinh tế. Như vậy còn cách khá xa mục tiêu 10% vào cuối năm 2025. Nguyên nhân nào dẫn đến tăng trưởng tín dụng xanh còn khá khiêm tốn, thưa ông? Những dự án xanh ở Việt Nam tuy đã phát triển nhưng vẫn còn khiêm tốn. Các chính sách khuyến khích kinh tế xanh chưa thực sự tạo động lực để doanh nghiệp phát triển dự án. Vì thế, nguồn dự án để các TCTD tiếp cận cho vay cũng có phần hạn chế. Về phía các TCTD cũng đối mặt nhiều khó khăn để đẩy mạnh tín dụng xanh. Đầu tiên đó là thời gian cho vay dự án xanh dài, quy mô vốn lại lớn, có thể gặp rủi ro chính sách. Đơn cử như với các dự án năng lượng tái tạo, phải đầu tư rất nhiều, tính mạo hiểm của dự án cao… Cơ chế để khuyến khích các TCTD đầu tư vào lĩnh vực này cũng chưa nhiều. Ví dụ, chưa có cơ chế ghi nhận trong quá trình đánh giá, xếp hạng đối với TCTD có thành tích tốt trong hoạt động cấp tín dụng xanh, cũng như vấn đề hỗ trợ nguồn vốn, tiếp cận nguồn vốn để khuyến khích các TCTD đẩy mạnh tín dụng xanh. Ngoài ra, các TCTD cũng gặp khó khi kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ thực hiện công tác thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng liên quan các vấn đề môi trường xã hội nhìn chung còn hạn chế. Bên cạnh đó, vẫn còn TCTD chậm triển khai, chưa xây dựng được quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội, chưa có đơn vị, bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro với mảng này… Vậy, theo ông cần có những chính sách như thế nào để thúc đẩy tín dụng xanh? Thời gian tới, cần có cơ chế và chính sách khuyến khích cho lĩnh vực xanh, tín dụng xanh. Có thể cân nhắc nhiều biện pháp khuyến khích về thời hạn, chi phí vốn vay, ưu tiên khi xét room tín dụng… Đồng thời, sớm hoàn thiện khung pháp lý, chính sách tổng thể liên quan đến triển khai tài chính bền vững nói chung và tín dụng xanh nói riêng. Nhiều TCTD chưa triển khai tốt do chưa có danh mục về phân loại dự án xanh để làm căn cứ cho vay. Các TCTD, phải có chính sách và chiến lược về tín dụng xanh riêng biệt, đa dạng hóa sản phẩm, tích hợp các rủi ro môi trường vào khung quản trị rủi ro, xây dựng hệ thống dữ liệu môi trường xã hội đồng bộ để công bố thông tin minh bạch, nâng cao năng lực cho nhân viên, thực hiện các mô hình chịu đựng các rủi ro khí hậu... Về dài hạn, cần xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu xanh, tạo kênh huy động vốn cho các chủ đầu tư có thêm nguồn lực triển khai các dự án xanh. Từ đó vừa tránh phụ thuộc vừa giảm gánh nặng quá lớn vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Xin cảm ơn ông! "," Ông Nguyễn Hữu Huân, Giáo sư Tiến sĩ tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, cho rằng cần thêm nhiều cơ chế khuyến khích và ưu tiên các dự án xanh để thúc đẩy tín dụng xanh trong thời gian tới. Ông nhận định rằng tín dụng xanh tại Việt Nam hiện nay vẫn còn khiêm tốn, chỉ chiếm 4,6% tổng dư nợ nền kinh tế, còn khá xa mục tiêu 10% vào cuối năm 2025. Nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng tín dụng xanh còn khiêm tốn là do các dự án xanh ở Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, các chính sách khuyến khích kinh tế xanh chưa thực sự tạo động lực để doanh nghiệp phát triển dự án. Vì thế, nguồn dự án để các TCTD tiếp cận cho vay cũng có phần hạn chế. Về phía các TCTD, cũng đối mặt nhiều khó khăn để đẩy mạnh tín dụng xanh, bao gồm thời gian cho vay dự án xanh dài, quy mô vốn lớn, có thể gặp rủi ro ch" 272,"USAID tăng cường hợp tác giải quyết vấn đề môi trường Việt Nam. Ngày 5/4, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã tiếp bà Aler Grubbs, Giám đốc Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam. Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi về việc thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tới làm việc tại Bộ TN&MT, bà Aler Grubbs, Giám đốc Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam, đánh giá quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã trải qua nhiều dấu mốc đặc biệt, nhất là sau khi hai bên nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện vào năm 2023. Theo bà Aler Grubbs, Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ và khẳng định quyết tâm thực hiện mục tiêu net-zero vào năm 2050 tại các Hội nghị COP26 và COP28. Giám đốc quốc gia của USAID đồng thời ghi nhận những nỗ lực của phía Việt Nam trong việc giảm thiểu ô nhiễm nhựa, hiện đang là một thách thức lớn toàn cầu. Qua đó, bà Alerr Grubbs đề nghị phía Bộ TN&MT hỗ trợ thúc đẩy quá trình phê duyệt, thông qua dự án hợp tác mới giữa USAID và Bộ TN&MT về giảm thiểu rác thải nhựa; đồng thời bày tỏ mong muốn lắng nghe ý kiến, đề xuất từ phía Bộ TN&MT về các lĩnh vực mà phía USAID có thể tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện.Trân trọng những chia sẻ từ phía USAID, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành đánh giá cao phía USAID đã kịp thời hỗ trợ Bộ TN&MT triển khai, xây dựng, cập nhật những quy định về bảo vệ môi trường thông qua Dự án về giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cụ thể, phía Bộ TN&MT đã hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường 2020. Đồng thời, Bộ đang tiếp tục chỉnh sửa các văn bản dưới luật khác bao gồm Thông thư 02/TT-BTNMT, Quy chuẩn chất thải... Trong thời gian tới, Thứ trưởng Lê Công Thành hoan nghênh dự án hợp tác sắp tới với USAID liên quan tới giảm thiểu ô nhiễm nhựa. Theo đó, phía Bộ TN&MT đang tích cực phê duyệt văn kiện dự án để đảm bảo dự án được thông qua càng sớm càng tốt. Trong buổi trao đổi, Thứ trưởng Lê Công Thành đã nêu ý kiến liên quan tới vấn đề Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) mà Việt Nam đang nỗ lực triển khai. Dù vậy, đây vẫn là một vấn đề mới, do đó còn tồn tại nhiều thách thức, khó khăn, như vấn đề quỹ EPR. Do đó, Thứ trưởng Lê Công Thành mong muốn USAID hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm, bài học từ các quốc gia khác có điều kiện phát triển tương đồng giống Việt Nam trong việc thiết lập EPR để Việt Nam có thể tham khảo, học hỏi. Trong khuôn khổ hợp tác giữa hai nước, Việt Nam – Hoa Kỳ đã thành lập một nhóm công tác khí hậu. Theo đó, Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị hai bên sẽ cùng nhau thúc đẩy các hoạt động của nhóm để đạt được những kết quả tốt đẹp, thiết thực. Thứ trưởng Lê Công Thành cũng hy vọng nhận được sự hỗ trợ từ phía USAID trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Địa chất & Khoáng sản, bao gồm: Hỗ trợ xây dựng các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường trong Luật Địa chất – Khoáng sản, và các văn bản dưới luật; đào tạo, tập huấn kỹ năng thanh tra chuyên ngành khoáng sản, xây dựng các hướng dẫn kỹ tuật về đánh giá môi trường chiến lược phục vụ quy hoạch thăm dò, khai thác khoảng sản; xây dựng hướng dẫn đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường các dự án khoáng sản, xây dựng tiêu chí bền vững để xem xét cấp phép khai thác khoảng sản, đóng cửa mỏ… Theo Thứ trưởng Lê Công Thành, các vấn đề khác như kiểm soát động đất, sóng thần cũng là một trong những lĩnh vực được hai bên Chính phủ quan tâm. Hiện nay, việc quản lý động đất ở Việt Nam vẫn chưa rõ ràng và còn thiếu thiếu sót. Trong khi đó, về phía Hoa Kỳ, Cơ quan Địa chất Hoa Kỳ (USGS) là cơ quan hoạt động nổi trội trên thế giới trong lĩnh vực này. Do đó, Bộ TN&MT kỳ vọng có thể hợp tác chặt chẽ với USGS về tăng cường thể chế quản lý động đất, sóng thần, đồng thời triển khai các hoạt động trao đổi kỹ thuật, chuyên gia, kinh nghiệm. Ghi nhận những chia sẻ từ phía Bộ TN&MT, đại diện USAID cho biết cơ quan sẽ tích cực phối hợp với Việt Nam trong việc chia sẻ thông tin liên quan tới EPR và hỗ trợ thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với USGS. Đồng thời, USAID cũng gợi mở thêm về một vài lĩnh vực khác có thể hợp tác với phía Việt Nam bao gồm vấn đề đại dương và phòng chống ô nhiễm đại dương. Về vấn đề này, Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết Bộ TN&MT cũng rất coi trọng vấn đề ô nhiễm đại dương. Trong đó, Thứ trưởng Lê Công Thành đã chỉ đạo Cục Kiểm soát Ô nhiễm Môi trường, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam tiến hành kiểm kê nhựa, cả trên đất liền và ngoài biển. Do đó, Thứ trưởng kỳ vọng USAID sẽ tham gia hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này để thế giới hiểu hơn và đánh giá đúng mức hơn về mức độ ô nhiễm nhựa trên biển ở Việt Nam."," Tóm tắt: Ngày 5/4, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã tiếp bà Aler Grubbs, Giám đốc Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam. Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi về việc thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Bà Aler Grubbs đánh giá quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã trải qua nhiều dấu mốc đặc biệt, nhất là sau khi hai bên nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện vào năm 2023. Bà Aler Grubbs đề nghị phía Bộ TN&MT hỗ trợ thúc đẩy quá trình phê duyệt, thông qua dự án hợp tác mới giữa USAID và Bộ TN&MT về giảm thiểu rác thải nhựa; đồng thời bày tỏ mong muốn lắng nghe ý kiến, đề xuất từ phía Bộ TN&MT về các lĩnh vực mà phía USAID có thể tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện. Thứ trưởng Lê Công Thành đánh giá cao phía USAID đã kịp thời hỗ trợ Bộ TN&MT triển k" 273,"Lạng Sơn: 108 học viên hoàn thành Lớp bồi dưỡng về Định giá đất năm 2024. (TN&MT) - Ngày 5/4, tại Lạng Sơn, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ TN&MT đã tổ chức Lễ Bế giảng và cấp chứng nhận cho 108 học viên đã hoàn thành Chương trình Lớp bồi dưỡng về Định giá đất Khoá 36. Tham dự buổi Lễ có TS. Dương Thanh An – Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ TN&MT; Ông Nguyễn Hồng Trực - Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn cùng các cán bộ ngành TN&MT tỉnh Lạng Sơn tham gia lớp học.Phát biểu tại buổi Lễ, TS. Dương Thanh An - Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ TN&MT nhấn mạnh, lớp học nhằm giúp thực hiện truyền tải, phổ biến những nội dung mới nhất của Luật Đất Đai 2024 đến các cán bộ trong ngành. Tham gia khóa học giúp học viên nâng cao các kiến thức, kỹ năng và nhiều sự đóng góp trao đổi giữa giảng viên và học viên cũng như đội ngũ giảng viên Nhà trường thời gian tới, để có thể triển khai công việc một cách tốt nhất.Chia sẻ với các học viên, ông Phạm Hải Bằng – Phó Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ TN&MT cho biết, thông qua Khoá học về bồi dưỡng Định giá đất diễn ra vừa qua, lớp đã giúp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác định giá đất, tư vấn định giá đất tại tỉnh. Đồng thời, lớp học cũng giúp các cán bộ làm công tác tài nguyên và môi trường nắm được các yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, gắn liền với lý luận thực tiễn, vận dụng hiệu quả các kiến thức, kỹ năng được trang bị để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Cập nhật một số điểm mới của Luật đất đai năm 2024 (dự kiến có hiệu lực vào 1/1/2025), ThS. Nguyễn Hà Phương - Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Bộ TN&MT cho biết, Luật đất đai năm 2024 có: 16 chương, 260 điều, tăng 2 chương so với Luật đất đai cũ bổ sung, trong đó có một chương về Phát triển quỹ đất; tách riêng Chương về Thu hồi đất, trưng dụng đất và Chương về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Sửa đổi, bổ sung 180 Điều luật; Bổ sung mới 78 Điều luật; Bãi bỏ 30 Điều luật (gộp 13 điều, bãi bỏ 13 điều và tách 4 điều). Điểm mới đầu tiên về bảng giá đất trong Luật Đất đai năm 2024 là không bị khống chế bởi khung giá đất; ban hành lần đầu áp dụng từ 1/1/2026; điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung để công bố hàng năm; điều chỉnh sửa đổi, bổ sung trong năm khi có biến động; xây dựng theo vị trí hoặc vùng giá trị, thửa đất chuẩn và do Hội đồng nhân dân ban hành,… và theo căn cứ định giá đất dựa vào mục đích sử dụng đất được đưa ra định giá, thời hạn sử dụng đất, thông tin đầu vào để định giá đất theo các phương pháp định giá đất, quy định của pháp luật có liên quan tại thời điểm định giá và các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất.Trong buổi Lễ, ThS. Nguyễn Hà Phương đã cùng các học viên giải đáp, trao đổi những câu hỏi liên quan đến Luật đất đai 2024 và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn còn tồn tại trong việc thực hiện Luật. Qua đó, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ TN&MT đã trao tặng chứng nhận cho 108 học viên hoàn thành Chương trình đào tạo, bồi dưỡng.Phát biểu tại Lễ Bế giảng, ông Nguyễn Hữu Trực – Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn cảm ơn sự hỗ trợ từ trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ TN&MT trong việc bồi dưỡng, giảng dạy về định giá đất. Qua lớp học, các học viên Khoá 36 tỉnh Lạng Sơn đã được nghe và tiếp thu những nội dung cơ bản về quy định pháp luật của giá đất và định giá đất, cùng những nội dung mới trong Luật Đất đai mới, liên quan đến việc phân cấp và cấp huyện; đồng thời, giúp các học viên phần nào nắm rõ hơn những quy định pháp luật về đất đai để từ đó có thể triển khai, thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất..."," Tại Lạng Sơn, ngày 5/4, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ TN&MT đã tổ chức Lễ Bế giảng và cấp chứng nhận cho 108 học viên đã hoàn thành Chương trình Lớp bồi dưỡng về Định giá đất Khoá 36. Tham dự buổi Lễ có TS. Dương Thanh An – Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ TN&MT; ông Nguyễn Hồng Trực - Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn cùng các cán bộ ngành TN&MT tỉnh Lạng Sơn tham gia lớp học. Lớp học nhằm giúp thực hiện truyền tải, phổ biến những nội dung mới nhất của Luật Đất Đai 2024 đến các cán bộ trong ngành. Tham gia khóa học giúp học viên nâng cao các kiến thức, kỹ năng và nhiều sự đóng góp trao đổi giữa giảng viên và học viên cũng như đội ngũ giảng viên Nhà trường thời gian tới, để có thể triển khai công việc một cách tốt nhất. ThS. Nguyễn Hà Phương - Cục Quy hoạ" 274,"VinUni và Vinmec tổ chức Hội nghị Quốc tế Ứng dụng công nghệ 3D trong y học. Từ ngày 5 đến 6-4-2024, Trường Đại học VinUni phối hợp cùng hệ thống y tế Vinmec tổ chức Hội nghị Quốc tế về Ứng dụng công nghệ 3D trong y học. Đây là công nghệ tiên tiến không chỉ tạo ra cuộc cách mạng trong việc giải phẫu bộ phận cơ thể người mà còn mở ra cơ hội phát triển y học cá thể hóa với độ chính xác tối đa, giảm thiểu tai biến và chi phí cho người bệnh. Hội nghị diễn ra trong 2 ngày, bao gồm 3 phần: Báo cáo khoa học, Triển lãm và Đào tạo, thu hút sự quan tâm và tham gia của hơn 1.000 giáo sư, bác sĩ chuyên ngành trực tiếp và trên nền tảng online. Tại phiên báo cáo khoa học, các diễn giả đã trình bày nhiều báo cáo quan trọng, được tuyển chọn kỹ lưỡng, có ý nghĩa thực tiễn chia thành nhiều phiên chủ đề khác nhau: Chấn thương chỉnh hình, Răng hàm mặt, Tim mạch, Kỹ thuật - vật liệu... Đặc biệt, các diễn giả đã cùng nhau cập nhật những tiến bộ ứng dụng mới nhất về công nghệ 3D trong y học. Theo đó, công nghệ 3D ngày càng trở nên thiết yếu khi được ứng dụng để tạo ra mô hình giải phẫu bộ phận cơ thể con người. Các thiết bị định vị phẫu thuật giúp các bác sĩ xác định và có hình dung rõ ràng về vị trí tổn thương, từ đó tối ưu hóa quá trình phẫu thuật và điều trị. Công nghệ được áp dụng không chỉ tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mà còn mở ra cơ hội phát triển y học cá thể hóa, từ sản xuất các viên thuốc đến việc thực hiện các ca phẫu thuật phù hợp với từng bệnh nhân, đảm bảo hỗ trợ phẫu thuật đạt độ chính xác tối đa, giảm thiểu các tai biến xuống mức thấp nhất.Phiên Đào tạo tại Hội nghị Ứng dụng công nghệ 3D trong y học được chủ trì bởi Kỹ sư trưởng Fanny Soh đến từ Materialise (Bỉ) - Tập đoàn hàng đầu về công nghệ in 3D với nội dung về lập kế hoạch phẫu thuật (ứng dụng được cho bất kỳ chuyên ngành nào trong y tế: Chấn thương chỉnh hình, Răng hàm mặt, Thần kinh, Tim mạch, Tiết niệu,..). Người tham gia đào tạo sẽ được cấp Chứng chỉ đào tạo liên tục CME bởi Trường Đại học VinUni. Một trong những điểm nhấn hấp dẫn của hội nghị là Triển lãm trình diễn công nghệ 3D trong y học. Triển lãm không chỉ gồm ngành chấn thương chỉnh hình mà còn có các ngành tiêu hóa, tim mạch, thần kinh…, công nghệ mô phỏng phẫu thuật AR và VR, booth trải nghiệm phẫu thuật qua kính thực tế ảo cho người dùng, tham quan trực tiếp 3D Lab...Tại sự kiện, Vinmec đã chính thức công bố sẽ triển khai công nghệ 3D ở 100% bệnh viện thuộc hệ thống y tế Vinmec trong năm 2024. Trước đó, từ năm 2022, Vinmec đã phối hợp với Trung tâm Công nghệ 3D trong y học (Trường Đại học VinUni) sử dụng công nghệ 3D thực hiện thành công khoảng 200 ca phẫu thuật trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình với tỉ lệ chính xác của kích cỡ khớp tiệm cận đến 100%, trong đó gồm 84 ca thay khớp gối toàn phần, 31 ca thay khớp háng toàn phần, 27 ca điều trị ung thư/loạn sản xương và nhiều ca thay khớp, chỉnh hình phức tạp. Đây là bước phát triển vượt bậc của đơn vị y tế đầu tiên và duy nhất ứng dụng công nghệ 3D vào chẩn đoán, điều trị thường quy tại Việt Nam.GS.TS.BS Trần Trung Dũng, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Công nghệ 3D trong Y học và Chủ nhiệm bộ môn Chấn thương chỉnh hình tại VinUni, kiêm Giám đốc Chuyên ngành Ngoại Chấn thương chỉnh hình – Cơ xương khớp, Hệ thống Y tế Vinmec cho biết: “Công nghệ in 3D trong y học mang lại những giá trị và tác động kỳ diệu cho người bệnh, thậm chí vượt xa hình dung hiện tại của các bác sĩ. Nhờ công nghệ này, các bệnh viện có thể sử dụng dụng cụ mổ vừa khít với giải phẫu của người Việt với giá thành lại thấp hơn nhiều lần so với sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ hay châu Âu. Hội nghị quốc tế Ứng dụng công nghệ 3D trong y học lần này chính là cơ hội để các bác sĩ Việt Nam học hỏi thêm kinh nghiệm từ các chuyên gia hàng đầu thế giới, mở rộng lĩnh vực nghiên cứu, tạo tiền đề để ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam trong thời gian tới”. Hội nghị khoa học quốc tế về Công nghệ 3D trong y học là một trong chuỗi những hội thảo y khoa chuyên môn quốc tế hằng năm do Vinmec, VinUni tổ chức với mục tiêu phổ cập những tiến bộ y học mới nhất tới cộng đồng chuyên môn, từ đó góp phần mang lại chất lượng chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người Việt Nam."," Từ ngày 5 đến 6-4-2024, Trường Đại học VinUni và hệ thống y tế Vinmec tổ chức Hội nghị Quốc tế về Ứng dụng công nghệ 3D trong y học. Hội nghị diễn ra trong 2 ngày, bao gồm 3 phần: Báo cáo khoa học, Triển lãm và Đào tạo, thu hút sự quan tâm và tham gia của hơn 1.000 giáo sư, bác sĩ chuyên ngành trực tiếp và trên nền tảng online. Công nghệ 3D ngày càng trở nên thiết yếu khi được ứng dụng để tạo ra mô hình giải phẫu bộ phận cơ thể con người. Các thiết bị định vị phẫu thuật giúp các bác sĩ xác định và có hình dung rõ ràng về vị trí tổn thương, từ đó tối ưu hóa quá trình phẫu thuật và điều trị. Công nghệ được áp dụng không chỉ tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mà còn mở ra cơ hội phát triển y học cá thể hóa, từ sản xuất các viên thuốc đến việc thực hiện các ca ph" 275,"Hòa Bình: Mệnh giá cổ phiếu phát hành để hoán đổi nợ sẽ điều chỉnh từ 12.000 đồng/CP còn 10.000 đồng/CP. (BĐT) - Ngày 4/4/2024, Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) đã nộp dự thảo tờ trình họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2023 lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Cụ thể, trong dự thảo tờ trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đưa ra phương án phát hành 274 triệu cổ phiếu với tổng giá trị phát hành thêm tối đa là 3.140 tỷ đồng. Trong đó, Hòa Bình phát hành 200 triệu cổ phiếu nhằm tăng nguồn vốn, giá phát hành là 12.000 đồng/CP và 74 triệu cổ phiếu để hoán đổi nợ đối với các đơn vị là nhà cung cấp, nhà thầu phụ. Đặc biệt, mệnh giá cổ phiếu hoán đổi nợ đã có sự điều chỉnh từ 12.000 đồng/CP xuống còn 10.000 đồng/CP. Trong bối cảnh ngành bất động sản nói chung và ngành xây dựng, địa ốc nói riêng đang ở trong giai đoạn nhiều khó khăn, thử thách, bên cạnh những giải pháp tái cấu trúc toàn diện, tích cực đấu thầu các dự án trong nước và dự án nước ngoài…, việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ nhằm tăng vốn cũng như giảm áp lực trả nợ bằng việc hoán đổi nợ thành cổ phần cho các nhà cung cấp, nhà thầu phụ sẽ giúp Hòa Bình cải thiện năng lực tài chính, duy trì hoạt động liên tục. Trước đó, tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường 2023 - lần thứ 2 tổ chức vào 17/10/2023, Tập đoàn Hòa Bình cũng đã trình phương án dự kiến phát hành 54 triệu cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ với mệnh giá cổ phiếu phát hành 12.000 đồng/CP. Vào thời điểm đó, đã có 99 nhà cung cấp, nhà thầu phụ đồng ý ký biên bản thỏa thuận hoán đổi công nợ bằng cổ phiếu HBC của Hòa Bình, đạt giá trị tương đương 400 tỷ đồng. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, tại dự thảo tờ trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, giá phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ đã được điều chỉnh xuống còn 10.000 đồng/CP. Theo Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, việc điều chỉnh giá phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ là phù hợp với diễn biến thị trường, đồng thời bảo đảm đem lại quyền lợi thỏa đáng cho nhà cung cấp, nhà thầu phụ tham gia hoán đổi công nợ. Tháng 3 vừa qua, Hòa Bình đã tổ chức Hội nghị nhà thầu phụ, nhà cung cấp 2024 và công bố những chính sách dành cho nhà thầu phụ, nhà cung cấp chiến lược tham gia vào đợt hoán đổi cổ phiếu lần này. Theo đó, Hòa Bình cam kết với tất cả những dự án kể cả trong nước hay nước ngoài, Hoà Bình sẽ ưu tiên chọn nhà thầu phụ và nhà cung cấp theo chính sách dành cho đối tác chiến lược, tạo những điều kiện thuận lợi nhất cũng như tìm những cơ hội hợp tác tốt nhất cho nhà thầu phụ, nhà cung cấp chiến lược cùng hồi phục và phát triển. Bên cạnh việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ, Hòa Bình cũng đang triển chăm sóc cổ đông HBC, giúp cộng đồng nhà đầu tư nhận ra tiềm năng tương lai của Hòa Bình, từ đó góp phần giúp cổ phiếu HBC sớm trở lại theo đúng giá trị thực. Dự kiến, Hòa Bình sẽ hoàn thiện hồ sơ các đơn vị tham gia hoán đổi nợ bằng cổ phiếu HBC để kịp thời nộp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vào đầu tháng 5/2024. Về thời gian thực hiện, cổ phiếu riêng lẻ HBC dự kiến sẽ được phát hành từ năm 2024 - 2025, chi tiết sẽ được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2023 diễn ra vào ngày 25/4/2024 tới."," Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) đã nộp dự thảo tờ trình họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2023 lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong dự thảo tờ trình, Hòa Bình đề xuất phát hành 274 triệu cổ phiếu với tổng giá trị phát hành thêm tối đa là 3.140 tỷ đồng. Trong đó, 200 triệu cổ phiếu được phát hành để tăng nguồn vốn và 74 triệu cổ phiếu để hoán đổi nợ đối với các đơn vị là nhà cung cấp, nhà thầu phụ. Mệnh giá cổ phiếu hoán đổi nợ đã được điều chỉnh từ 12.000 đồng/CP xuống còn 10.000 đồng/CP. Việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ nhằm tăng vốn cũng như giảm áp lực trả nợ bằng việc hoán đổi nợ thành cổ phần cho các nhà cung cấp, nhà thầu phụ sẽ giúp Hòa Bình cải thiện năng lực tài chính, duy trì hoạt động liên tục. Hòa Bình cũng đ" 276,"NIM ngân hàng sẽ cải thiện, nhưng có phân hóa. Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh- Chuyên gia tài chính đánh giá, trong năm nay, tăng trưởng tín dụng sẽ tích cực hơn, lãi suất ổn định, không trồi sụt như năm ngoái nên NIM (tỷ lệ thu nhập lãi thuần) của ngân hàng cải thiện hơn so năm trước. Tuy nhiên, mức độ phục hồi sẽ không nhanh và đồng đều ở tất cả các ngân hàng. NIM ngân hàng mỏng dầnÔng đánh giá thế nào về khả năng cải thiện NIM của các ngân hàng trong thời gian tới? NIM là một chỉ số quan trọng trong bức tranh kinh doanh của các ngân hàng. Những ngân hàng có NIM cao cho thấy khả năng sinh lời tốt. Thời gian vừa qua, NIM ngân hàng có chiều hướng thu hẹp do các ngân hàng đã tích cực giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn, trong khi lãi suất tiết kiệm đầu vào lại không thể giảm quá sâu.Tuy nhiên, bước sang năm 2024, sức ép từ kinh tế thế giới dịu bớt, cùng với đó, lãi suất tiền gửi được điều chỉnh về vùng lãi suất thấp, trong khi nhu cầu tín dụng cũng tăng trưởng trở lại và dự báo trong thời gian tới sẽ tiếp tục phục hồi. Qua đó giúp NIM của ngân hàng cải thiện hơn. Dù vậy, mức độ phục hồi của NIM không thể kỳ vọng đạt được như mức của năm 2022 và có sự phân hoá giữa từng nhóm ngân hàng. NIM sẽ có sự phân hoá như thế nào, theo ông? Việc xác định NIM của NHTM không đơn thuần chỉ làm phép tính trừ giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn, mà phải tính toán đầy đủ các chi phí cấu thành nên giá thành đầu ra như chi phí từ lãi suất huy động và các chi phí khác, bao gồm chi phí dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, chi phí dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán, chi phí hoạt động dự phòng rủi ro… Vì vậy, tỷ lệ NIM cũng sẽ khác nhau, phụ thuộc vào chi phí cấu thành giá đầu ra của các ngân hàng. Hiện Chính phủ, NHNN vẫn chủ trương giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, kích thích cầu tín dụng. Thực tế, nhóm ngân hàng quốc doanh chiếm thị phần lớn luôn đi đầu hưởng ứng, thực hiện các chính sách của Chính phủ, ngành Ngân hàng khó có thể tăng lãi suất cho vay, mà vẫn tiếp tục duy trì các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các lĩnh vực ưu tiên, nên sẽ có mức độ phục hồi NIM không cao. Đối với các NHTM tư nhân, mức phục hồi NIM có thể đạt mức cao hơn khi khả năng tăng trưởng tín dụng tốt hơn. Do nhóm ngân hàng này tập trung cho vay bán lẻ, với các phân khúc cho vay tiêu dùng nên lãi suất cho vay bình quân cũng cao hơn.Ngoài ra, trong kỷ nguyên số hóa, ngân hàng nào đẩy mạnh đầu tư công nghệ, chuyển đổi ngân hàng số, tăng trải nghiệm cho khách hàng… sẽ giảm bớt chi phí hoạt động, tăng hiệu quả kinh doanh, góp phần cải thiện được NIM. Vậy theo ông, các ngân hàng cần làm gì để gia tăng hiệu quả hoạt động trong thời gian tới? Trước hết, ngân hàng muốn giữ nhịp phục hồi của NIM cần phải tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, quản trị… hướng tới đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế về quản trị như Basel II, Basel III. Việc quản trị tốt sẽ góp phần giúp ngân hàng tiết giảm chi phí hoạt động, cải thiện NIM. Đi kèm với đó là tái cấu trúc sản phẩm, dịch vụ để tăng thu từ mảng này. Hiện, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh phát triển dịch vụ hiện đại sẽ giúp tăng tỷ trọng thu nhập từ ngoài lãi, cải thiện NIM của ngân hàng. Việc tích cực chuyển đổi số cũng giúp ngân hàng tối ưu chi phí hoạt động cũng là một yếu tố thuận lợi để phục hồi NIM. Khi chưa thể tăng lãi suất cho vay và không thể giảm lãi suất huy động thêm nữa, những ngân hàng có tỷ trọng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cao sẽ có khả năng chống chọi với việc NIM bị thu hẹp. Vì vậy, các nhà băng cần tích cực thu hút lượng tiền gửi giá rẻ này để vừa giảm thiểu sức ép lên NIM vừa gia tăng hiệu quả hoạt động."," NIM (tỷ lệ thu nhập lãi thuần) của ngân hàng sẽ cải thiện trong năm nay, nhưng không đồng đều ở tất cả các ngân hàng. Tỷ lệ NIM sẽ có sự phân hoá giữa từng nhóm ngân hàng, do chi phí cấu thành giá đầu ra của các ngân hàng khác nhau. Nhóm ngân hàng quốc doanh có thể khó tăng lãi suất cho vay, trong khi nhóm ngân hàng tư nhân có thể tăng trưởng tín dụng tốt hơn và tăng lãi suất cho vay. Ngân hàng cần nâng cao năng lực tài chính, quản trị, tái cấu trúc sản phẩm, dịch vụ, chuyển đổi số để tối ưu chi phí hoạt động và cải thiện NIM. Ngân hàng có tỷ trọng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cao sẽ có khả năng chống chọi với việc NIM bị thu hẹp." 277,"Tp.Đà Nẵng: Đổ xà bần lấn sông Hàn. Người dân bất ngờ khi một dải dài bờ sông Hàn đã trở thành bãi tập kết xà bần. Ngay tại khu vực này, hiện đang có đơn vị thi công thực hiện xây dựng bờ kè sông Hàn. Những ngày vừa qua, tại bờ sông Hàn, thành phố Đà Nẵng, đoạn giáp cầu Trần Thị Lý hướng về cầu Tuyên Sơn là cảnh tượng nhếch nhác diễn ra.Tại đây, bờ sông Hàn trở thành nơi đổ xà bần, rác thải xây dựng.Bãi rác xà bần này có chiều dài khoảng 200m với độ rộng từ 3m đến 6m.Nhìn thấy cảnh này, nhiều người dân tỏ ra bức xúc. “Việc lấn chiếm bờ sông Hàn từ trước đến nay rất nhạy cảm. Nhiều trường hợp, dự án đổ đất lấn chiếm bờ sông Hàn từng bị dư luận lên án. Do đó, cần làm rõ việc đổ xà bần lấn chiếm sông Hàn ở đây được thực hiện như thế nào và cần xử lý, làm rõ”, một người dân nói.Xà bần hay rác thải rắn xây dựng được xem là rác thải rắn công nghiệp. Hành vi chôn, lấp, đổ trộm xà bần cũng như rác thải rắn công nghiệp có thể bị phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả khôi phục lại môi trường ban đầu.heo ghi nhận thực tế, tại khu vực này, hiện đang có đơn vị thi công thực hiện xây dựng bờ kè sông Hàn. Ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho hay, đã yêu cầu lãnh đạo UBND quận Sơn Trà và UBND quận Ngũ Hành Sơn phối hợp quản lý khu vực này. Đồng thời, 2 đơn vị này phối hợp với Công an thành phố Đà Nẵng để xử lý các vấn đề xã hội liên quan. Cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng sẽ làm rõ và xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị đã đổ rác, xà bần lấn sông Hàn."," Tại thành phố Đà Nẵng, người dân bất ngờ khi một dải dài bờ sông Hàn đã trở thành bãi tập kết xà bần. Đoạn giáp cầu Trần Thị Lý hướng về cầu Tuyên Sơn, bờ sông Hàn trở thành nơi đổ xà bần, rác thải xây dựng. Bãi rác xà bần này có chiều dài khoảng 200m với độ rộng từ 3m đến 6m. Nhiều người dân tỏ ra bức xúc và yêu cầu làm rõ việc đổ xà bần lấn chiếm sông Hàn ở đây được thực hiện như thế nào và cần xử lý, làm rõ. Ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho hay, đã yêu cầu lãnh đạo UBND quận Sơn Trà và UBND quận Ngũ Hành Sơn phối hợp quản lý khu vực này. Đồng thời, 2 đơn vị này phối hợp với Công an thành phố Đà Nẵng để xử lý các vấn đề xã hội liên quan. Cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng sẽ làm rõ và xử lý nghiêm các cá nhân, đơ" 278,"Những công trình thi đua hợp lòng dân. Năm 2023, TPHCM phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025). Hàng ngàn công trình, đề án đã được đăng ký thực hiện. Đến nay, nhiều công trình thiết thực, hữu ích cho cuộc sống cộng đồng đã hoàn thành, phục vụ nhu cầu đời sống người dân. Lan tỏa tinh thần thi đua đến từng khu phố, người dân Cuối tuần qua, sau khi đi tập thể dục về, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết (ngụ phường 4, quận Phú Nhuận, TPHCM) cùng chồng lấy bình nước và túi phân đi bón cho mấy chậu cây dọc tuyến đường sắt trước cửa nhà. Trước đó vài ngày, thấy một số chậu hoa đã héo do thời tiết quá nóng, bà Tuyết mua ít hoa mười giờ về trồng lại. Nay các chậu cây đã bắt đầu nở hoa. Từ ngày địa phương thực hiện công trình đường hoa dọc tuyến đường sắt, bà Tuyết chăm chỉ ra tưới hoa. “Không chỉ gia đình tôi, nhiều người dân sống nơi đây cũng quen với việc tưới và chăm sóc các chậu hoa trước nhà mình”, bà Tuyết chia sẻ. Công trình “Tuyến đường sắt sạch - xanh - thân thiện môi trường” là một trong những công trình quận Phú Nhuận đăng ký trong đợt thi đua đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để người dân ý thức vươn lên thoát nghèo là cách quận 5 thực hiện để hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của thành phố giai đoạn 2021-2025, trước thời hạn 2 năm. Ông Nguyễn Võ Xuân Kỳ, Phó Chủ tịch UBND quận 5, cho biết, toàn quận có 14 phường, 99 khu phố, 829 tổ dân phố, 38.454 hộ gia đình (dân tộc Hoa chiếm 35% tổng dân số). Với quyết tâm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn, quận 5 phát động phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” nhằm đảm bảo công tác hỗ trợ, chăm lo đến từng người, từng nhà có hoàn cảnh khó khăn, kịp thời giúp từng gia đình tự vượt khó vươn lên. Bên cạnh việc tuyên truyền và vận động các tổ chức, cá nhân đồng hành trong công tác an sinh xã hội, bằng nhiều cách làm thiết thực, quận 5 khơi dậy ý chí vượt khó vươn lên của những hộ yếu thế khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đẩy mạnh thực hiện các công trình dân sinh Những tháng qua, người dân sống tại khu vực đường Ba Đình (quận 8, TPHCM) rất vui khi thấy diện mạo mới của khu vực công viên Ba Đình, với nhiều hoa, cây xanh tạo cảnh quan đẹp mắt. Đây là một trong nhiều công trình nhận được sự quan tâm, đồng thuận của người dân và là điểm sáng quận 8 đã thực hiện trong công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2023. Không chỉ vậy, quận 8 phát động thi đua ký cam kết thực hiện 54 dự án đầu tư công trong năm 2024 và phát động phong trào thi đua giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn quận. Nhờ sự đồng thuận của người dân, đến nay quận 8 đã hoàn thành nhiều công trình thi đua cấp thành phố, trong đó hầu hết là các công trình người dân quan tâm, như mở đường, xây mới trường học, xây nhà tình thương cho hộ nghèo, khám sức khỏe cho người dân, cải cách hành chính…Thực hiện lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại quận Bình Tân, nhiều công trình thi đua đã được phát động, thực hiện nhanh chóng. Một trong những công trình thi đua giúp quận Bình Tân dẫn đầu công tác cải cách hành chính năm 2023 tại TPHCM là ứng dụng sơ đồ Instagantt trong công tác theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực đô thị, cải cách hành chính và chuyển đổi số. Ứng dụng đã hệ thống hóa các chỉ tiêu vào biểu đồ, giúp lãnh đạo quận kịp thời theo dõi tiến độ, nhắc nhở, chấn chỉnh những phần việc chậm. Nhờ đó, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của quận Bình Tân năm 2023 đạt 100%. Trong năm 2023, bộ phận một cửa quận Bình Tân và 10 phường tiếp nhận, giải quyết hơn 261.000 hồ sơ, trong đó hơn 69% hồ sơ làm qua cổng dịch vụ công trực tuyến. Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân Vũ Chí Kiên cho biết, việc ứng dụng Instagantt trong theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực đô thị, cải cách hành chính và chuyển đổi số đã mang lại hiệu quả tích cực.Ngày 11-7-2023, UBND TPHCM có công văn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương đăng ký các mô hình, sáng kiến, chương trình, công trình, dự án thi đua chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đã có 1.362 công trình của 105/182 đơn vị đăng ký cấp cơ sở; 55 chương trình, công trình, dự án thi đua tiêu biểu được lựa chọn cấp thành phố. 6 nội dung cơ bản thực hiện đợt phát động đặc biệt: 1. Thực hiện đạt và vượt 22 chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI, chỉ tiêu kinh tế - xã hội hàng năm trong các năm 2023, 2024, 2025. 2. Thực hiện có hiệu quả 49 chương trình, đề án, dự án của Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI gắn với triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 24, Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị. 3. Triển khai đồng bộ, tạo sự chuyển biến rõ nét trong phong trào thi đua của thành phố. 4. Tập trung nguồn lực, có kế hoạch triển khai 50 công trình cấp thành phố chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 5. Phát động, kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân phát huy sáng tạo, thi đua xây dựng gia đình hạnh phúc, doanh nghiệp phát triển, góp phần xây dựng TPHCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình. 6. Triển khai cuộc vận động sáng tác văn học, nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước."," Tóm tắt: Năm 2023, TPHCM phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hàng ngàn công trình, đề án đã được đăng ký thực hiện. Nhiều công trình thiết thực, hữu ích cho cuộc sống cộng đồng đã hoàn thành, phục vụ nhu cầu đời sống người dân. Các quận đã phát động thi đua và kêu gọi người dân ý thức vươn lên thoát nghèo. Quận 5 đã thực hiện để hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của thành phố giai đoạn 2021-2025, trước thời hạn 2 năm. Quận 8 đã phát động thi đua ký cam kết thực hiện 54 dự án đầu tư công trong năm 2024 và phát động phong trào thi đua giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn quận. Quận Bình Tân đã ứng dụng sơ đồ Instagantt trong công tác theo dõi, chỉ đạo lĩ" 279,"HoREA chỉ nhiều điểm chồng chéo trong Dự thảo Nghị định hoạt động lấn biển. Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản góp ý về dự thảo Nghị định về hoạt động lấn biển, qua đó chỉ ra nhiều quy định chồng chéo, áp dụng nhiều quy định sắp hết hiệu lực. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý về Dự thảo Nghị định về hoạt động lấn biển. Dự thảo có 12 điều, với phạm vi điều chỉnh quy định về hoạt động lấn biển, phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; không điều chỉnh hoạt động lấn biển phục vụ mục đích quốc phòng - an ninh nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia khi thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trên các vùng biển, đảo của Việt Nam. Các nội dung quan trọng của Nghị định như: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với khu vực biển được xác định để lấn biển; lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư; giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển được xác định để lấn biển; nghiệm thu hoàn thành lấn biển; xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất lấn biển; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lấn biển... Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản góp ý về dự thảo này. Cụ thể, HoREA đề nghị bỏ phần giải thích từ ngữ khái niệm ""lấn biển"" (khoản 1, Điều 3). HoREA cho biết, khái niệm này đã được giải thích trong Luật Đất đai 2024, do đó không cần phải quy định lại. HoREA cũng đề nghị bổ sung, mở rộng thêm khái niệm dự án lấn biển (khoản 2, Điều 3). Ngoài các quy định định dự thảo đã có, bổ sung thêm dự án lấn biển gồm: Dự án khu vực bãi bồi ven biển, đất rừng phòng hộ ven biển, đất nuôi trồng thủy sản ven biển. Bổ sung thêm mục đích lấn biển gồm cả mục đích tạo quỹ đất có mặt nước biển chuyên dùng. Theo lý giải của hiệp hội, dự án đầu tư lấn biển, hạng mục lấn biển trong dự án đầu tư tại các địa phương có thể bao gồm khu vực bãi bồi ven biển, đất rừng phòng hộ ven biển hoặc đất nuôi trồng thủy sản ven biển. Việc chuyển mục đích sử dụng đất đối với các loại đất này phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan. Dự án đầu tư lấn biển, hạng mục lấn biển trong dự án đầu tư theo quy hoạch nhằm không chỉ ""tạo quỹ đất"" mà còn có thể ""tạo quỹ đất có mặt nước biển chuyên dùng"" để thực hiện các dự án đầu tư theo tuyến như cầu cảng từ đất liền ra vùng biển nước sâu, dự án điện gió ven bờ, điện gió ngoài khơi, đường ống dầu khí hoặc tuyến cáp điện, cáp quang... HoREA cũng đề nghị bổ sung hướng dẫn chi tiết việc giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển ngay vào trong dự thảo, thay vì việc yêu cầu thực hiện theo quy định Nghị định 43, Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai 2013 và Nghị định 148 về Sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai 2013. Lý do HoREA cho rằng cần bổ sung quy định này là do NĐ 43, NĐ148 sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Luật Đất đai 2024 và nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2025 hoặc có thể được Quốc hội xem xét cho phép có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2024. Báo Giao Thông trên"," Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã gửi văn bản góp ý về dự thảo Nghị định về hoạt động lấn biển, trong đó đề nghị bỏ phần giải thích từ ngữ khái niệm ""lấn biển"" vì đã được giải thích trong Luật Đất đai 2024. HoREA cũng đề nghị bổ sung, mở rộng thêm khái niệm dự án lấn biển, bao gồm dự án khu vực bãi bồi ven biển, đất rừng phòng hộ ven biển, đất nuôi trồng thủy sản ven biển và mục đích lấn biển gồm cả mục đích tạo quỹ đất có mặt nước biển chuyên dùng. HoREA cũng đề nghị bổ sung hướng dẫn chi tiết việc giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển ngay vào trong dự thảo, thay vì việc yêu cầu thực hiện theo quy định Nghị định 43, Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai 2013 và Nghị định 148 về Sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn chi tiết thi hành mộ" 280,"Lâm Đồng: Đình chỉ công tác hai cán bộ xã vì vi phạm quản lý đất đai Ông Đỗ Ngọc Cần, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Lộc Thành và Trần Ngọc Hoàn, công chức địa chính xã đã bị tạm đình chỉ công tác để làm rõ trách nhiệm quản lý 22 căn nhà xây dựng không phép trên địa bàn. Ủy ban Nhân dân huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) cho biết ông Trương Hoài Minh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bảo Lâm đã ký các quyết định tạm đình chỉ công tác đối với các ông Đỗ Ngọc Cần, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Lộc Thành và Trần Ngọc Hoàn, công chức địa chính, nông nghiệp, xây dựng và môi trường xã Lộc Thành. Theo các quyết định số 1384 và 1385/QĐ-UBND ngày 3/4/2024, ông Đỗ Ngọc Cần và ông Trần Ngọc Hoàn bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày để xem xét trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng. Trong quá trình tạm đình chỉ công tác, 2 người có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ những vấn đề liên quan trong công tác quản lý nhà nước về xây dựng và sử dụng đất trên địa bàn xã.Liên quan đến vụ việc trên, mặc dù chính quyền địa phương nhiều lần đình chỉ xây dựng, nhưng khu nhà liền kề trên một quả đồi tại thôn 10A (xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm) vẫn ngang nhiên xây dựng, dù chưa được cấp phép. Đáng nói, các công trình xây dựng nói trên chưa bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính. Khu nhà nói trên nằm cách trung tâm Ủy ban Nhân dân xã Lộc Thành khoảng 5km theo hướng đi lên núi Đại Bình. Xung quanh khu nhà này hầu hết được bao bọc bởi vườn càphê của người dân. Ngày 4/4, phóng viên TTXVN có mặt, chứng kiến tại đây có tổng cộng 22 căn nhà, mỗi căn 1 trệt, 1 lầu được xây dựng kiểu biệt thự song lập.Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân xã Lộc Thành gửi Ủy ban Nhân dân huyện Bảo Lâm, tất cả các công trình xây dựng nói trên không phù hợp với quy hoạch xây dựng trên địa bàn xã. Khu nhà này do nhiều người đứng tên và thuê ông Đ.Tr.Kh. quản lý, trông coi việc thi công xây dựng. Cũng theo báo cáo này, hiện tại các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liên quan đã được chuyển đổi thành đất ở nông thôn. Tuy nhiên, tất cả các công trình xây dựng nói trên đều chưa được cấp có thẩm quyền cấp phép theo quy định. Từ khi các công trình nói trên khởi công xây dựng, Ủy ban Nhân dân xã Lộc Thành đã nhiều lần tiếp nhận thông tin phản ánh từ người dân địa phương và tiến hành kiểm tra, xử lý. Cụ thể, vào tháng 5/2023, khi các công trình vừa được khởi công xây dựng, từ phản ánh của người dân, Ủy ban Nhân dân xã Lộc Thành đã có mặt kiểm tra và lập biên bản yêu cầu dừng thi công công trình; đồng thời, thông báo đến các chủ đất yêu cầu cung cấp các hồ sơ, thủ tục pháp lý liên quan đến các công trình xây dựng. Trong thời gian này, các chủ đất không cung cấp được các hồ sơ, thủ tục pháp lý liên quan đến các công trình xây dựng nói trên. Mặc dù chính quyền địa phương đã lập biên bản yêu cầu dừng thi công, nhưng đến tháng 10/2023, người dân tiếp tục phản ánh về tình trạng xây dựng trái phép tại khu vực nói trên. Sau đó, Ủy ban Nhân dân xã Lộc Thành tiếp tục kiểm tra thì toàn bộ khu đất nói trên đã được xây dựng xong phần thô của 22 căn nhà, đang trong quá trình hoàn thiện. Qua kiểm tra, Ủy ban Nhân dân xã Lộc Thành đã có văn bản yêu cầu dừng thi công và mời ông Đ.Tr.Kh., là người quản lý các công trình xây dựng trên, đến trụ sở làm việc.Qua đối chiếu với quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới tại xã Lộc Thành giai đoạn 2011-2020, khu vực nói trên không phù hợp để xây dựng; còn theo giai đoạn 2021-2030, khu vực này nằm trong dự kiến bổ sung vào quy hoạch xây dựng của địa phương, tuy nhiên chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân xã Lộc Thành cho biết 22 công trình xây dựng nói trên đều sai phạm khi chưa được cấp phép xây dựng. Từ khi phát hiện, Ủy ban Nhân dân xã đã nhiều lần lập biên bản yêu cầu chủ các công trình dừng thi công. Trong quá trình làm việc, các chủ đất đều trốn tránh không hợp tác, nhưng vẫn lén lút xây dựng vào các ngày nghỉ, dịp lễ, Tết... gây khó khăn cho việc kiểm tra, ngăn chặn. Để xử lý các vi phạm nói trên, Ủy ban Nhân dân xã Lộc Thành đã có báo cáo gửi Ủy ban Nhân dân huyện Bảo Lâm để có phương án xử lý theo quy định của pháp luật.Sau khi tiếp nhận báo cáo của Ủy ban Nhân dân xã Lộc Thành, ngày 21/3/2024, Ủy ban Nhân dân huyện Bảo Lâm chỉ đạo và giao Phòng Kinh tế-Hạ tầng, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phối hợp với Ủy ban Nhân dân xã Lộc Thành kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến 22 công trình xây dựng nói trên theo quy định./."," Tóm tắt: - Ủy ban Nhân dân huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) đã tạm đình chỉ công tác ông Đỗ Ngọc Cần, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Lộc Thành và ông Trần Ngọc Hoàn, công chức địa chính, nông nghiệp, xây dựng và môi trường xã Lộc Thành để xem xét trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng. - 22 căn nhà đã được xây dựng không phù hợp với quy hoạch xây dựng trên địa bàn xã và chưa được cấp phép theo quy định. - Các chủ đất không cung cấp được các hồ sơ, thủ tục pháp lý liên quan đến các công trình xây dựng nói trên. - Ủy ban Nhân dân xã Lộc Thành đã nhiều lần lập biên bản yêu cầu chủ các công trình dừng thi công, nhưng các chủ đất đều trốn tránh không hợp tác. - Ủy ban Nhân dân xã Lộc Thành đã có báo cáo gửi Ủy ban Nhân dân huyện Bảo" 281,"Bệnh viện Trung ương Huế lập kỷ lục ghép tạng cứu 8 bệnh nhân chỉ trong 48 giờ. (Chinhphu.vn) - Chiều 5/4, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đơn vị đã lập kỷ lục khi thực hiện ghép tạng thành công cho 8 bệnh nhân chỉ trong vòng 48 giờ. Đêm 31/3, ngay sau khi nhận được thông tin điều phối tạng từ Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia về việc có người hiến chết não tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh hiến tặng tạng, các bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Huế đủ điều kiện nhận tạng hiến: Gan, tim và thận. Áp lực về khoảng cách địa lý đặt ra bài toán phải làm sao để đáp ứng các tiêu chí nhanh nhất, an toàn nhất, bảo đảm thời gian cho phép của tạng hiến. Ngay trong đêm, Bệnh viện đã họp khẩn, tiến hành rà soát và dự trù lên các phương án di chuyển hợp lý nhất, tận dụng từng phút để tạng hiến được bảo quản đúng thời gian tối ưu. Bởi lần nhận điều phối này, các yếu tố về khoảng cách, phương tiện và thiết bị cần thiết đều không thuận lợi. Đặc biệt đây là ca lấy, ghép đa tạng và nỗi trăn trở là ""quả tim"" bởi thời gian cho phép từ người hiến đến người nhận không quá 6 giờ. Đồng thời, gan người hiến được chia cho 1 bệnh nhân ở Hà Nội và 1 em bé ở Huế, đây cũng là lần đầu tiên triển khai ghép gan trên bệnh nhân nhi tại Bệnh viện Trung ương Huế. Trong điều kiện Việt Nam không có máy bay chuyên dụng để vận chuyển trực tiếp tạng như các nước hiện đại trên thế giới, nhưng đứng trước những bệnh nhân đã điều trị dài ngày tại Bệnh viện Trung ương Huế đang trong tình trạng nguy kịch, những em bé mang trên mình căn bệnh nan y; vì vậy cả ê kíp ghép tạng đặt quyết tâm ở mức cao nhất, không cho phép có sai sót, không được chậm trễ phút giây nào để mang lại sự sống và những điều tốt đẹp nhất cho các bệnh nhân. Ngay ngày hôm sau, bệnh viện đã cử ê kíp 8 y bác sĩ-những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ghép tạng do TS. Nguyễn Thanh Xuân, Phó Giám đốc bệnh viện làm trưởng đoàn đến Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh, cùng với Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức tham gia họp, đánh giá, phân tích và điều quan trọng nhất là phối hợp làm sao để lấy được ca hiến đa tạng đầu tiên tại tuyến tỉnh đưa về ghép cho các bệnh nhân tại các trung tâm ghép tạng trên cả nước. Lúc 14h30' ngày 1/4, bắt đầu cuộc họp trực tiếp và trực tuyến của Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia cùng các đơn vị tham gia lấy và ghép tạng nhằm lên kế hoạch và phương án lấy tạng phù hợp với thời gian vận chuyển tạng đến đơn vị nhận, xa nhất là Bệnh viện Trung ương Huế cho kịp thời gian di chuyển. Thời điểm này, Bệnh viện Việt Đức đã đưa kỹ thuật viên từ Hà Nội về Quảng Ninh lấy máu làm đọ chéo cho bệnh nhân kịp thời gian phẫu thuật. Ca phẫu thuật lấy tạng được thực hiện từ đêm ngày 1 đến rạng sáng ngày 2/4 với sự tham gia của khoảng 120 y bác sĩ. Ngay sau đó, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí đã hỗ trợ tối đa phương tiện vận chuyển bằng xe cứu thương, khẩn trương đưa tạng đến sân bay Nội Bài kịp chuyến bay Vietnam Airline khởi hành lúc 8h10' ngày 2/4, hạ cánh an toàn tại Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài-Huế vào lúc 9h23'. Trong thời gian đó, các ekip nhận tạng tại Bệnh viện Trung ương Huế tích cực chuẩn bị bệnh nhân sẵn sàng nhận tạng và khẩn trương phẫu thuật ngay khi tạng kịp về đến Bệnh viện Trung ương Huế lúc 9h50'. Sau hơn 1h phẫu thuật, trái tim đã đập lại trong lồng ngực người bệnh suy tim rất nặng, EF 18% trước đây đã từng 2 lần ngưng tim, đang được hồi sức tại Bệnh viện thì phép màu đã đến. Với bệnh nhi ghép gan, được chẩn đoán xơ gan do teo đường mật bẩm sinh đã được điều trị phẫu thuật Kasai, tuy nhiên không đáp ứng điều trị, tình trạng xơ gan ngày càng nặng, hiện tại đang điều trị cấp cứu nếu không được ghép gan kịp thời sẽ tử vong. Với sự chỉ đạo kịp thời của GS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, cùng sự hỗ trợ của ê kíp ghép gan Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 do PGS.TS Lê Văn Thành phụ trách, ca ghép gan đã thành công, mang lại cơ hội sống cho bệnh nhi. Đối với tạng thận, các y bác sĩ cũng thực hiện ghép cho một bệnh nhân khác. Như vậy, sau 5 giờ cùng lúc thực hiện ghép 3 tạng, hiện các bệnh nhân sau ghép đã ổn định, đang dần hồi phục tốt. Hậu phẫu ngày thứ 3, tình trạng 3 bệnh nhân đã rút nội khí quản, tỉnh táo hoàn toàn, các chỉ số huyết động và sinh hóa ổn định, chức năng tạng tốt. Bệnh viện Trung ương Huế cũng cho biết, song song với trường hợp trên, trong 48 giờ, tập thể y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện thành công 5 ca ghép tạng khác gồm: 1 ca ghép thận tự thân (do đa chấn thương dập cuống thận và các thương tổn khác) và 4 ca ghép tạngGS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế chia sẻ: ""Từng nhịp trên màn hình monitor tựa như những đường nét hạnh phúc cho 8 số phận đang từng ngày giành giật sự sống trên giường bệnh cấp cứu, hạnh phúc của đội ngũ y bác sĩ khi được dùng đôi bàn tay, khối óc của mình mang sự sống trở lại. Ghép tạng xuyên Việt từ người hiến tặng chết não luôn là một hành trình diệu kỳ và một lần nữa, Bệnh viện Trung ương Huế lại có cơ hội thực hiện sứ mệnh đặc biệt của mình. Dù ngăn cách địa lý cũng không thể cản được quyết tâm giành giật sự sống của bệnh nhân""."," Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện thành công 8 ca ghép tạng trong vòng 48 giờ, bao gồm 1 ca ghép thận tự thân và 4 ca ghép tạng khác. Trong đó, có 1 ca ghép gan cho một bệnh nhi và 1 ca ghép tim cho một bệnh nhân suy tim rất nặng. Các bệnh nhân sau ghép đã ổn định và đang dần hồi phục tốt. Ghép tạng xuyên Việt từ người hiến tặng chết não luôn là một hành trình diệu kỳ và một lần nữa, Bệnh viện Trung ương Huế lại có cơ hội thực hiện sứ mệnh đặc biệt của mình. Dù ngăn cách địa lý cũng không thể cản được quyết tâm giành giật sự sống của bệnh nhân." 282,"Giảm giá sách giáo khoa năm học 2024-2025. Ngày 5/4, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thông tin, năm học 2024-2025, đơn vị thực hiện điều chỉnh giảm giá bán sách giáo khoa tái bản lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10 và 11. Đồng thời, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xây dựng giá bán sách giáo khoa các lớp 5, 9 và 12 (xuất bản năm đầu tiên) theo cơ cấu giá đã giảm của sách giáo khoa tái bản.Đối với sách giáo khoa tái bản lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10 và 11, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, đã rà soát các khoản mục chi phí liên quan, đặc biệt là chi phí tổ chức bản thảo, chi phí lưu thông để giảm giá. Theo đó, giá bìa mới của các cuốn sách giáo khoa tái bản áp dụng từ năm học 2024-2025 được điều chỉnh giảm so với các năm trước. Cụ thể, giá bìa bộ sách giáo khoa “Kết nối tri thức với cuộc sống” giảm 9,6%. Giá bìa bộ sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo” giảm 11,2%. Đối với sách giáo khoa các lớp 5, 9 và 12, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xây dựng giá theo cơ cấu giá đã giảm của sách giáo khoa tái bản. Giá sách giáo khoa các lớp đã được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hoàn thành thủ tục kê khai với Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính theo đúng quy định. Để đảm bảo chính xác, rõ ràng, không gây nhầm lẫn, thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng; bảo vệ quyền lợi cho học sinh và người dùng, bảng giá mới sách giáo khoa sẽ được niêm yết đầy đủ, công khai tại các điểm bán sách giáo khoa trên toàn quốc; trên trang thông tin điện tử tổng hợp của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (tại địa chỉ www.nxbgd.vn) và trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định; đảm bảo chính xác, rõ ràng, không gây nhầm lẫn, thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng; bảo vệ quyền lợi cho học sinh và người dùng. Đối với những bản sách giáo khoa đang lưu kho, đã in giá cũ khác với giá mới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ thực hiện dán tem giá mới trên bìa 4 của sách để học sinh, giáo viên dễ dàng nhận biết, không bị nhầm lẫn. Trong giai đoạn phát hành sách giáo khoa phục vụ năm học 2024-2025, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đường dây nóng (0344.181.018) hoạt động từ 8h - 22h hàng ngày (kể cả ngày nghỉ) để hỗ trợ phụ huynh, học sinh các vấn đề liên quan đến sách giáo khoa. "," Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thông báo giảm giá sách giáo khoa tái bản lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10 và 11 từ năm học 2024-2025. Giá bìa bộ sách giáo khoa “Kết nối tri thức với cuộc sống” giảm 9,6%, giá bìa bộ sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo” giảm 11,2%. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cũng xây dựng giá sách giáo khoa các lớp 5, 9 và 12 theo cơ cấu giá đã giảm của sách giáo khoa tái bản. Giá sách giáo khoa các lớp đã được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hoàn thành thủ tục kê khai với Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính theo quy định. Bảng giá mới sách giáo khoa sẽ được niêm yết đầy đủ, công khai tại các điểm bán sách giáo khoa trên toàn quốc; trên trang thông tin điện tử tổng hợp của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (tại địa chỉ www.nxbgd.vn) và trên các phương tiện thông tin đại" 283,"Gia Lai: Gia tăng tình trạng trẻ em DTTS bị đuối nước. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm với 8 vụ, khiến 12 trẻ em tử vong. Trong đó, 10 trẻ em là đồng bào DTTS. Theo số liệu thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2023, tỉnh Gia Lai đã xảy ra 55 vụ đuối nước khiến 69 trẻ tử vong (tăng 15% so với năm trước). Trong số này có đến 45 trường hợp là trẻ em DTTS. Các địa phương có số trẻ em tử vong do đuối nước đáng lo ngại như: Kbang (7 vụ, 9 em tử vong), Chư Păh (7 vụ, 8 em), Krông Pa (5 vụ, 8 em), Đak Đoa (6 vụ, 7 em), Ia Grai (5 vụ, 7 em). Riêng 3 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh ghi nhận 8 vụ đuối nước khiến 12 trẻ em tử vong, trong đó có 10 trường hợp là trẻ em DTTS. Nguyên nhân chủ yếu là do các em không biết bơi và chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Trong khi đó, hiện nay, số lượng bể bơi chưa đáp ứng nhu cầu của trẻ, môn bơi lội chưa được đưa vào môn học chính thức trong nhà trường.Trước tình trạng trên, ngày 4/4, UBND tỉnh Gia Lai đã có công văn chỉ đạo về tăng cường công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh. Theo đó, để giảm thiểu tối đa các tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước gây tử vong cho trẻ em trên địa bàn tỉnh, UBND yêu cầu các đơn vị đơn vị liên quan tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền về phòng ngừa, hạn chế tai nạn đuối nước, nhất là tai nạn đuối nước liên quan đến trẻ em, thanh thiếu niên trên các phương tiện thông tin đại chúng và không gian mạng bằng nhiều hình thức phù hợp. Vận động gia đình, nhà trường, các tổ chức, đoàn thể cùng tham gia, có trách nhiệm trong việc phòng ngừa, hạn chế tai nạn đuối nước trên địa bàn. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan và chủ động trong việc tăng cường hơn nữa công tác truyền thông về phòng, chống đuối nước trẻ em, cảnh báo về các nguy cơ gây tử vong do đuối nước cho trẻ em trong các bậc học, cấp học. Tuyên truyền, vận động gia đình, bố, mẹ, ông, bà và người thân không được chủ quan, lơ là, mà phải thường xuyên quan tâm, giám sát trẻ em, nhất là vào mùa hè, thời tiết nắng nóng và vào mùa mưa bão. Chủ động mở các các lớp dạy kỹ năng bơi cho học sinh, sinh viên và mở rộng phong trào dạy bơi, học bơi trong trường học; phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước cho học sinh, sinh viên. UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các địa phương có nguy cơ cao về tai nạn giao thông, đuối nước trẻ em... Kịp thời chỉ đạo rà soát, phát hiện các điểm nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em trên địa bàn, như: các hố sâu; hệ thống thoát nước tại các công trình xây dựng, công trình giao thông; các sông, suối, ao, hồ để có các giải pháp phù hợp tối ưu nhằm đảm bảo phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em như: cắm biển cảnh bảo khu vực nguy hiểm; xây dựng rào chắn; trang bị dây, phao cứu sinh công cộng.... Tuyên truyền, vận động người dân có các hồ tự đào phục vụ tưới tiêu cây trồng rà soát các điểm có nguy cơ cao xảy ra đuối nước để có biện pháp như gắn biển cảnh báo, rào chắn an toàn... ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn đuối nước bằng hình thức phù hợp tại các ao, hồ thuộc sở hữu cá nhân. Quan tâm hỗ trợ, đầu tư trang bị, cơ sở vật chất để dạy bơi cho trẻ em; đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy bơi, dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước."," Tỉnh Gia Lai đang gặp phải tình trạng tăng cường các vụ đuối nước thương tâm, khiến nhiều trẻ em tử vong. Trong đó, đa số là trẻ em thuộc dân tộc thiểu số. Nguyên nhân chủ yếu là do các em không biết bơi và chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Hiện nay, số lượng bể bơi chưa đáp ứng nhu cầu của trẻ, môn bơi lội chưa được đưa vào môn học chính thức trong nhà trường. Trước tình trạng trên, UBND tỉnh Gia Lai đã có công văn chỉ đạo về tăng cường công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh. Để giảm thiểu tối đa các tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước gây tử vong cho trẻ em trên địa bàn tỉnh, UBND yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền về phòng ngừa, hạn chế tai nạn đuố" 284,"Phong cách sống Outdoor Living: Đem thiên nhiên vào ngôi nhà. Giữa một thế giới hiện đại ồn ào và hối hả, con người lại càng khát khao được trở về thiên nhiên để tìm thấy sự bình yên và thư thái trong tâm hồn. Chính điều đó khiến lối sống gần gũi thiên nhiên - Outdoor Living ra đời và phát triển như một nhu cầu tất yếu của xã hội. Khởi nguồn của Outdoor Living Bạn đã bao giờ đến một ngôi nhà mà chỉ ngay khi bước vào bên trong đã thấy sảng khoái bởi không khí thiên nhiên ngập tràn? Có thể đó là một ban công lớn view mở nhìn trời xanh ngát, một khu bếp tràn đầy ánh nắng và cây cối xum xuê hay chỉ đơn giản một bàn ăn bên hiên cửa đón những cơn gió chiều mát rượi từ vườn. Và nếu bạn chưa từng gặp khung cảnh đó ngoài đời thì chắc hẳn cũng đôi lần vô tình thấy trong phim ảnh hay sách báo. Đó là những hình ảnh dễ hình dung và sống động nhất về Outdoor Living.Quay ngược thời gian, Outdoor Living là lối thiết kế được khởi xướng nhằm thỏa mãn nhu cầu của những người yêu thích hoạt động ngoài trời. Họ là những người tích cực tìm về thiên nhiên thông qua các thú chơi: chạy bộ, đạp xe, leo núi, trekking, cắm trại, bơi lội… để giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe. Outdoor Living - lối thiết kế mang thiên nhiên vào nhà chính thức ra đời. Với Outdoor Living, không gian ngoài trời kết nối không gian trong nhà thành một khối thống nhất mang tính thẩm mỹ cao cũng như thể hiện phong cách của chủ nhân. Những không gian Outdoor Living trở thành nơi thư giãn, giải trí, tập luyện thể thao gần gũi thiên nhiên. Nó mang lại cho chúng ta cảm giác được sống trong thiên nhiên hơn là trong bốn bức tường khép kín. Từ lối thiết kế thành phong cách sống Outdoor Living được ưa chuộng và phổ biến, vượt ra khỏi phạm vi kiến trúc và dần trở thành biểu tượng cho một lối sống tự do, phóng khoáng. Với Outdoor Living, con người không chỉ mang thiên nhiên vào nhà mà còn ưu tiên chọn thiên nhiên bao quanh nhà. Những nơi có môi trường trong lành, tinh khiết trở thành điểm đến lý tưởng cho phong cách Outdoor Living vì ở đó con người tận hưởng và đón nhận những lợi ích diệu kỳ của thiên nhiên. Một nghiên cứu thú vị của tuần san Quốc tế International Journal of Environmental Health Research cho kết quả: chỉ cần dành 20 phút mỗi ngày ngoài trời (ví dụ như công viên) cũng cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, ngay cả khi bạn không vận động ở đó.Từ môi trường bên ngoài đến không gian thiết kế bên trong, thiên nhiên luôn được đặt lên hàng đầu. Outdoor Living chú ý đến từng chi tiết nhỏ trong thiết kế để tối ưu hóa sự có mặt của thiên nhiên trong căn nhà. Lối thiết kế mở đặc trưng bởi hệ thống cửa lớn, trần cao, nhiều kính giúp cho không khí được lưu thông và lấy trọn ánh sáng tự nhiên chan hòa. Xen kẽ là những tiểu cảnh, vườn trong nhà không chỉ mang yếu tố thẩm mỹ, sự mềm mại cho phong cách Outdoor Living mà còn là liều thuốc tinh thần - tạo nên sự tĩnh tâm, thư thái, đẩy xa những bộn bề cuộc sống.Một điểm dễ nhận thấy của phong cách sống này chính là sự tinh tế trong việc chọn nội thất cho ngôi nhà. Giống như chủ nhân - những người hướng về thiên nhiên và yếu tố môi trường bền vững, ngôi nhà Outdoor Living khoác lên mình chiếc áo “xanh” hoàn hảo từ vật liệu thân thiện môi trường như đá, gỗ đến những thiết kế màu sắc trung hòa tôn vinh vẻ đẹp mộc mạc - đơn sơ nhưng diệu kỳ của tạo hóa. Trải nghiệm Outdoor Living ở Việt Nam Trong cuộc sống đầy rẫy những hối hả bận rộn của thời đại mới, con người ngày càng ý thức được một cách sâu sắc hơn về giá trị của lối sống khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Đó là lý do khiến phong cách Outdoor Living không chỉ còn là trào lưu sống của một nhóm người, mà đã trở thành đích đến của giới trẻ toàn cầu. Không nằm ngoài xu hướng tất yếu đó, Outdoor Living tại Việt Nam cũng ngày càng trở nên phổ biến. Thay vì phải ""đi trốn” ở một nơi xa để tìm kiếm bình yên, bạn có thể trải nghiệm lối sống Outdoor Living tại Phú Quốc để có được lời giải tận cùng cho một cuộc sống trọn vẹn đích thực.Đảo ngọc Phú Quốc từng được World Travel Awards 2022 xướng tên “Hòn đảo có thiên nhiên hấp dẫn hàng đầu thế giới"". Nơi đây sở hữu điều kiện tự nhiên vô giá để phát triển du lịch với khí hậu ôn hòa, nắng ấm áp quanh năm, núi đồi trùng điệp và biển đảo rộng lớn. Phía Nam đảo của Phú Quốc quy tụ những bãi biển cát trắng mịn như kem, ôm ấp vùng nước xanh trong thấu đáy. Còn gì tuyệt vời khi tận hưởng cuộc sống với căn hộ Outdoor Living ngay tại Meypearl Harmony Phú Quốc - nơi được bao bọc bởi thiên nhiên tuyệt mỹ."," Outdoor Living là một phong cách sống gần gũi thiên nhiên, mang thiên nhiên vào nhà và ưu tiên chọn thiên nhiên bao quanh nhà. Những nơi có môi trường trong lành, tinh khiết trở thành điểm đến lý tưởng cho phong cách Outdoor Living. Lối thiết kế mở đặc trưng bởi hệ thống cửa lớn, trần cao, nhiều kính giúp cho không khí được lưu thông và lấy trọn ánh sáng tự nhiên chan hòa. Xen kẽ là những tiểu cảnh, vườn trong nhà không chỉ mang yếu tố thẩm mỹ, sự mềm mại cho phong cách Outdoor Living mà còn là liều thuốc tinh thần - tạo nên sự tĩnh tâm, thư thái, đẩy xa những bộn bề cuộc sống. Phong cách sống này chú ý đến từng chi tiết nhỏ trong thiết kế để tối ưu hóa sự có mặt của thiên nhiên trong căn nhà. Trong cuộc sống đầy rẫy những hối hả bận rộn của thời đại mới, con người ngày càng ý thức được một cách sâu sắc hơn về giá trị của lối sống khỏe cả về thể" 285,"Sống nghỉ dưỡng “toàn thời gian” với hệ tiện ích đẳng cấp lần đầu xuất hiện tại Việt Nam. Những bất động sản tại Vinhomes Royal Island đáp ứng trọn vẹn nhu cầu hưởng thụ và định vị giá trị bản thân của giới tinh hoa, đồng thời thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư tìm kiếm bất động sản cao cấp ở những vị trí đắc địa. Tận hưởng những phút giây nghỉ dưỡng với biển xanh, cát trắng riêng tư và sang trọng ngay sau nhà, học cưỡi ngựa tại Học viện cưỡi ngựa Hoàng gia hay hòa mình vào thiên nhiên khoáng đạt trên du thuyền 5 sao - những trải nghiệm chỉ có ở các thủ phủ của giới siêu giàu thế giới, nay đã hiện diện ở Thành phố Đảo Hoàng Gia, tạo nên chất sống đẳng cấp suốt 4 mùa cho cư dân. Nơi cuộc sống nghỉ dưỡng trong mơ trở thành hiện thực Với quy mô 877 hecta, sở hữu địa thế “đảo trong phố” hiếm có khó tìm trên thế giới, Vinhomes Royal Island được coi là dự án đặc biệt nhất khi hội tụ những những trải nghiệm sống độc bản cùng hệ tiện ích thượng lưu lần đầu tiên hiện diện đầy đủ trong một khu đô thị tầm vóc quốc tế. Với vị trí độc tôn của Vinhomes Royal Island, cư dân có thể trải nghiệm trọn vẹn lối sống thành thị sôi động kết hợp cùng chất sống nghỉ dưỡng xa hoa quanh năm Đầu tiên, phải kể đến chuỗi biệt thự với bãi tắm nước biển riêng ngay sau nhà, một đặc quyền xa xỉ vốn chỉ có ở những “đảo tỷ phú” nổi tiếng toàn cầu như Palm Jumeirah (Dubai), Fisher (Florida, Mỹ)… Một cuộc sống trong mơ đã trở thành hiện thực khi các cư dân Vinhomes Royal Island được tận hưởng đặc quyền tắm biển hoặc nằm thảnh thơi phơi nắng tại bãi tắm riêng tư ngay phía sau tư gia. Bên cạnh đó là tầm view biển độc bản, mang đến cho cư dân chất sống nghỉ dưỡng đỉnh cao với biển xanh, cát trắng, nắng vàng suốt 365 ngày/năm mà không phải đi xa.Phong cách sống độc bản còn đến từ những tiện ích siêu sang, đẳng cấp thế giới lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Đó là Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia - nơi quy tụ những chú ngựa thuần chủng, quý giá được nhập khẩu từ các quốc gia có nền văn hóa cưỡi ngựa lâu đời như Mỹ, Anh, Hà Lan… Cư dân sẽ nắm trong tay đặc quyền của giới quý tộc châu Âu như ký gửi ngựa riêng với tiêu chuẩn chăm sóc quốc tế, xem thi đấu, trình diễn ngựa và cưỡi ngựa ngắm bình minh hay hoàng hôn như hình ảnh trong những bộ phim đặc sắc. Đó còn là đặc quyền khám phá thiên nhiên khoáng đạt với bến du thuyền cao cấp có sức chứa 300 chiếc neo đậu cùng lúc. Từ đây, cư dân có thể giong buồm thăm thú vịnh di sản Hạ Long hay vịnh Lan Hạ, tận hưởng cuộc sống nghỉ dưỡng thiên đường khó có thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác. Sức hấp dẫn khó cưỡng của Vinhomes Royal Island còn đến từ môi trường sống trong lành hiếm có giữa phố thị sôi động, dựa trên yếu tố “địa lợi” được bao bọc bởi các con sông của đảo Vũ Yên. Cùng với đó, “khu vườn khổng lồ” là sân golf 160 hecta ngay kế bên nhà cùng 31 công viên xanh rộng lớn tổng diện tích gần 18 hecta được phân bổ khắp dự án và 20 bể bơi trong nhà, ngoài trời… sẽ mang đến cho cư dân những phút giây thư thái trọn vẹn giữa thiên nhiên an lành, trong trẻo suốt 4 mùa trong năm. Tài sản truyền đời với giá trị gia tăng không ngừng theo thời gian Ngoài những tiện ích đẳng cấp lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, mỗi phân khu tại Vinhomes Royal Island được ra mắt đều là những sản phẩm mang đậm dấu ấn và lợi thế riêng. Trong đó, phân khu Quý Tộc với vị trí trái tim của dự án đang được nhiều người săn đón bởi đặc quyền sống “Sang - Quý - Độc bản” đúng như tên gọi. Nằm trải dài trên hai tuyến đường huyết mạch của Thành phố Đảo Hoàng Gia là đường Tương Lai và đường Tia Sáng, phân khu Quý Tộc vừa mang tới cho cư dân đặc quyền sống sang với Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia, bến du thuyền cao cấp cấp, bãi tắm nước biển riêng tư, vừa sở hữu lợi thế 1 bước chạm tới sân golf 36 hố 160 hecta và “vũ trụ giải trí” VinWonders Royal Park.Mỗi ngày của cư dân phân khu Quý Tộc sẽ thêm phần phong phú khi sở hữu riêng cho mình bộ đôi công viên mang âm hưởng Đông Dương và Nhiệt đới ngay trong nội khu, đó là Tonkin Park và Tropical Park với đầy đủ tiện ích như sân chơi trẻ em, công viên gym, BBQ, đường dạo bộ, vườn trà… Mỗi tiện ích đều được thiết kế nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, thư giãn thường ngày, đáp ứng cho từng đòi hỏi tinh tế nhất của cộng đồng tinh hoa trong nước và quốc tế. Ngoài ra, các cư dân còn được chăm chút tỉ mỉ trên mọi phương diện bởi các mảnh ghép y tế - giáo dục - mua sắm, vui chơi, giải trí hoàn hảo đến từ Phòng khám đa khoa Quốc tế Vinmec với dịch vụ y tế tại nhà; hệ thống 7 trường Vinschool và trường quốc tế Hàn Quốc; TTTM Vincom Mega Mall; 2 công viên văn hóa quốc tế đặc sắc ven sông cùng quảng trường châu Âu tráng lệ… Cùng với đó là dịch vụ quản lý vận hành tiêu chuẩn 5 sao thương hiệu Vinhomes, giúp mang tới môi trường sống an ninh an toàn vượt trội cho cư dân. Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính đánh giá, những bất động sản tại Vinhomes Royal Island đáp ứng trọn vẹn nhu cầu hưởng thụ và định vị giá trị bản thân của giới tinh hoa, đồng thời thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư tìm kiếm bất động sản cao cấp ở những vị trí đắc địa. Sở hữu bất động sản tại Thành phố Đảo Hoàng Gia không đơn thuần là làm chủ một chốn sống hạng sang, độc bản mà còn là nắm giữ trong tay món tài sản truyền đời, luôn gia tăng giá trị không ngừng theo thời gian."," Vinhomes Royal Island là một dự án bất động sản đặc biệt ở Việt Nam, với quy mô lên đến 877 hecta và vị trí độc tôn ""đảo trong phố"" hiếm có trên thế giới. Dự án này hội tụ những trải nghiệm sống độc bản và hệ tiện ích thượng lưu lần đầu tiên hiện diện đầy đủ trong một khu đô thị tầm vóc quốc tế. Cư dân tại Vinhomes Royal Island có thể trải nghiệm trọn vẹn lối sống thành thị sôi động kết hợp cùng chất sống nghỉ dưỡng xa hoa quanh năm. Họ có thể tận hưởng những phút giây nghỉ dưỡng với biển xanh, cát trắng riêng tư và sang trọng ngay sau nhà, học cưỡi ngựa tại Học viện cưỡi ngựa Hoàng gia hay hòa mình vào thiên nhiên khoáng đạt trên du thuyền 5 sao - những trải nghiệm chỉ có ở các thủ phủ của giới siêu giàu thế giới. Ngoài ra, các cư dân còn được chăm chút tỉ mỉ trên mọi phương diện bởi các mảnh ghép y tế - giáo" 286,"Bắc Giang: Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu số 02 thị xã Việt Yên. (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu số 02 thị xã Việt Yên, tỷ lệ 1/2.000. Theo đó, phân khu số 02 có vị trí trung tâm đô thị Việt Yên, phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ diện tích tự nhiên các phường Vân Trung, Quang Châu, Tăng Tiến và phần lớn diện tích các phường Nếnh, Ninh Sơn, Quảng Minh và Hồng Thái. Ranh giới nghiên cứu được giới hạn phía Bắc giáp với xã Tân Mỹ thuộc thành phố Bắc Giang; phía Nam giáp với sông Cầu; phía Đông giáp với các xã Nội Hoàng, Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang và Yên Lư, huyện Yên Dũng; phía Tây giáp hệ thống đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng. Quy mô nghiên cứu quy hoạch khoảng 4.397ha, dân số dự kiến đến năm 2045 khoảng 173.275 người. Về tính chất, đây là khu vực phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị mới, hỗn hợp thương mại dịch vụ phục vụ công nghiệp, logistics mang tính trọng điểm của đô thị và vùng Tây - Nam tỉnh Bắc Giang; là đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ phía Đông Nam của đô thị Việt Yên. Chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng xã hội bao gồm: Trường mầm non ≥ 50 học sinh/1000 người, ≥ 12m2/1 học sinh; trường tiểu học ≥ 65 học sinh/1000 người, 10m2 ≥ /1 học sinh; trường trung học cơ sở ≥ 55 học sinh/1000 người, ≥ 10m2/1 học sinh; trạm y tế 1 trạm/đơn vị ở; 500m2/trạm; sân chơi ≥ 0,5m2/người; sân luyện tập ≥ 0,5m2/người; ≥ 0,3ha/công trình.đơn vị ở; trung tâm văn hóa - thể thao 5000m2/công trình.đơn vị ở; chợ 2000m2/công trình.đơn vị ở; cây xanh ≥ 2 m2/người."," Bắc Giang: Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu số 02 thị xã Việt Yên. UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu số 02 thị xã Việt Yên, tỷ lệ 1/2.000. Phân khu số 02 có vị trí trung tâm đô thị Việt Yên, phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ diện tích tự nhiên các phường Vân Trung, Quang Châu, Tăng Tiến và phần lớn diện tích các phường Nếnh, Ninh Sơn, Quảng Minh và Hồng Thái. Ranh giới nghiên cứu được giới hạn phía Bắc giáp với xã Tân Mỹ thuộc thành phố Bắc Giang; phía Nam giáp với sông Cầu; phía Đông giáp với các xã Nội Hoàng, Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang và Yên Lư, huyện Yên Dũng; phía Tây giáp hệ thống đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng. Quy mô nghiên cứu quy hoạch khoảng 4.397ha, dân số dự kiến đến năm 2045 khoảng 173.275 người. Về tính chất, đây là khu vực phát triển các" 287,"100 suất học bổng cho các lãnh đạo trẻ tương lai. (Xây dựng) - Học bổng Lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2024 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy, tầm nhìn và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và toàn cầu.Chương trình được khởi xướng và tổ chức bởi Viện Lãnh đạo ABG (www.abg.edu.vn), là một tổ chức giáo dục không vì mục tiêu lợi nhuận với sứ mệnh kết nối và phát triển các nhà lãnh đạo trẻ vì sự phát triển bền vững của quốc gia. Học viên của chương trình là các lãnh đạo trẻ từ 19 - 26 tuổi, không giới hạn phạm vi địa lý, là người sáng lập hoặc đang điều hành các công ty, tổ chức trong và ngoài nước, là thủ lĩnh các câu lạc bộ sinh viên, các phong trào và tổ chức xã hội đang có những đóng góp tích cực cho cộng đồng. 100 ứng viên lãnh đạo trẻ xuất sắc nhất vượt qua 3 vòng tuyển chọn kỹ lưỡng sẽ tham gia khóa đào tạo chính thức kéo dài 3 tháng trị giá 30 triệu với các cố vấn và giảng viên là những doanh nhân và học giả uy tín hàng đầu Việt Nam trong và ngoài nước. Chương trình có sự đồng hành của các khách mời và cố vấn như: TS.Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh; Đại sứ Phạm Quang Vinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ; bà Bùi Kim Thùy - thành viên Hội đồng cố vấn Đại học Harvard khu vực châu Á – Thái Bình Dương; ông Nguyễn Trung Dũng - Tổng Giám đốc BK Holdings... Chương trình hướng tới việc khơi mở và tạo nền tảng, mở mang tầm nhìn cho các nhà lãnh đạo trẻ, qua đó giúp họ tự khơi gợi niềm đam mê học hỏi và sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng thích nghi trong những hoàn cảnh khó khăn và khủng hoảng. Sau thời gian đào tạo chính thức, học viên sẽ tiếp tục được theo dõi hỗ trợ bởi các cố vấn và mạng lưới hợp tác của Viện Lãnh đạo ABG. Ông Nguyễn Cảnh Bình - Viện trưởng Viện Lãnh đạo ABG chia sẻ: “Tôi ước ao Việt Nam sẽ tạo ra nhiều không gian, môi trường, cách thức để giúp cho những nhà lãnh đạo trẻ có cơ hội phát triển toàn diện, thực hiện được những điều có ý nghĩa với xã hội. Khi xã hội có nhiều người giỏi hơn nữa cùng hội tụ, hỗ trợ lẫn nhau thì đất nước sẽ ngày càng tiến bộ và phát triển”. Bà Nguyễn Thu Huệ - Phó Viện trưởng đồng thời là Chủ nhiệm chương trình cho biết: “ABG sẽ từng bước xây dựng một mạng lưới các lãnh đạo trẻ không chỉ ở Việt Nam mà trên khắp thế giới, những người có trí tuệ, có khát vọng, có ý chí để cùng nhau học tập, rèn luyện phát triển bản thân và sớm có những đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội”. "," Chương trình Học bổng Lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2024 là một chương trình đặc biệt, cho phép các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, khai phóng tư duy, tầm nhìn và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và toàn cầu. Chương trình được khởi xướng và tổ chức bởi Viện Lãnh đạo ABG, một tổ chức giáo dục không vì mục tiêu lợi nhuận với sứ mệnh kết nối và phát triển các nhà lãnh đạo trẻ vì sự phát triển bền vững của quốc gia. Học viên của chương trình là các lãnh đạo trẻ từ 19 - 26 tuổi, không giới hạn phạm vi địa lý, là người sáng lập hoặc đang điều hành các công ty, tổ chức trong và ngoài nước, là thủ lĩnh các câu lạc bộ sinh viên, các phong trào và tổ chức xã hội đang có những đóng góp tích cực cho cộng" 288,"Nắng nóng, Bộ Y tế hướng dẫn cách nhận biết, xử lý khi bị say nắng, đột quỵ. Theo Bộ Y tế, các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng là say nắng, say nóng, đột quỵ do nóng… Nguyên nhân chủ yếu là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột. Tại phía Nam lúc này đang nắng nóng gay gắt kéo dài, trong khi miền Bắc cũng bắt đầu bước vào mùa nắng nóng. Trong thời tiết này, lượng người phải nhập viện vì say nắng, say nóng, đột quỵ tăng cao... Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các địa phương về việc dự phòng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, người lao động trước tác động của nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn. Theo Bộ Y tế, các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng là say nắng, say nóng, đột quỵ do nóng… Nguyên nhân chủ yếu là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột. Một số đối tượng có nguy cơ cao gồm: + Người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. + Những người làm việc, luyện tập với cường độ cao ở ngoài trời nắng lâu hoặc trong môi trường nóng bức: người lao động nông nghiệp, công nhân làm việc ở các lò gạch, lò luyện gang thép, v.v. + Những người mắc các bệnh mạn tính: tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, đái tháo đường, v.v. - Biểu hiện thường gặp: Biểu hiện của các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với nắng nóng, mức độ tăng thân nhiệt của cơ thể. + Mức độ nhẹ: Mệt mỏi, khát nước, hoa mắt, chóng mặt, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp đánh trống ngực, chuột rút. + Mức độ nặng: Đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, yếu hoặc liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê, trụy tim mạch (tim đập nhanh, huyết áp tụt, …) và có thể tử vong. Cách xử trí khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng + Mức độ nhẹ: Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió. Nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ bớt quần áo bên ngoài của nạn nhân. Sau đó, lau cơ thể nạn nhân bằng khăn mát hoặc có thể dội nước mát vào cơ thể nạn nhân rồi lau khô. Đặt khăn thấm nước mát hoặc nước đá tại các vị trí như vùng nách, vùng bẹn, hai bên cổ để giúp nhanh chóng giảm nhiệt độ cơ thể. Nếu nạn nhân uống được nước, cho uống từng ngụm nhỏ nước mát. Tốt nhất là uống nước có bổ sung muối và khoáng chất như nước Oresol pha đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng. Nếu nạn nhân bị chuột rút, cần xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút. Lưu ý không để cho nhiều người vây quanh nạn nhân. Sau khoảng 10 - 15 phút các biểu hiện sẽ giảm dần. + Mức độ nặng: Nếu nạn nhân có các biểu hiện ở mức độ nặng, cần gọi ngay cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý trong quá trình vận chuyển thường xuyên chườm mát cho nạn nhân. Để phòng bệnh nói chung, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên hạn chế đi ra ngoài trời nắng trong những ngày nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột mà cần phải có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng hoặc ngồi nghỉ trong bóng mát trước khi đi ra ngoài trời. Ngoài ra, trong mùa hè nên mặc quần áo sáng màu, thoáng mát, thấm mồ hôi; tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước; rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng… Đối với những người phải làm việc trong thời tiết nắng nóng cần bố trí thời gian làm việc vào những lúc trời mát mẻ như vào sáng sớm hoặc chiều muộn; không nên làm việc quá lâu trong môi trường nóng bức; hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy; không sử dụng các loại đồ uống có cồn… "," Bộ Y tế của Việt Nam đã hướng dẫn cách nhận biết và xử lý khi bị say nắng, đột quỵ trong mùa nắng nóng. Các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng là say nắng, say nóng, đột quỵ do nóng. Nguyên nhân chủ yếu là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột. Các đối tượng có nguy cơ cao gồm người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người lao động nông nghiệp, công nhân làm việc ở các lò gạch, lò luyện gang thép, và những người mắc các bệnh mạn tính. Biểu hiện thường gặp bao gồm mệt mỏi, khát nước, hoa mắt, chóng mặt, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp đánh trống ngực, chuột rút. Cách xử lý khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng bao gồm chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, nới lỏng quần áo hoặc" 289,"Ngày sách và Văn hóa đọc tỉnh Đắk Lắk thu hút gần 40 cơ quan, doanh nghiệp đồng hành. Ngày 5/4, tại Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND Tp. Buôn Ma Thuột; Tỉnh Đoàn; Hội Văn học Nghệ thuật tổ chức khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc tỉnh Đắk Lắk lần thứ 3 năm 2024. Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tỉnh Đắk Lắk với thông điệp “Sách hay cần bạn đọc - Sách quý tặng bạn” Tặng sách hay - Mua sách thật”; “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”, đã thu hút gần 40 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia đồng hành và tài trợ. Theo báo cáo, hệ thống phục vụ đọc sách trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 1 thư viện cấp tỉnh, 13 thu viện cấp tỉnh, 35 thư viện, phòng đọc cấp xã và hệ thống thư viện các trường học. Những năm gần đây, hàng chục tủ sách pháp luật, tủ sách điểm bưu điện - văn hóa xã, tủ sách đồn Biên phòng, tủ sách Dự án số 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030… được xây dựng tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.Hệ thống thiết chế bưu điện, tủ sách đang từng bước phát huy tác dụng tích cực trong việc phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn.Hiện nay, tổng số tài liệu có hơn 202 nghìn bản sách, gồm 68 nghìn đầu sách, trong đó có hơn 22.000 bản sách dành cho các em thiếu nhi. Bên cạnh tài liệu in truyền thống, thư viện tỉnh còn có trên 6,5 nghìn tài liệu điện tử phục vụ bạn đọc qua mạng Internet. Hằng năm, xây dựng, bổ sung, cập nhật từ 2.000 - 3.000 bản sách mới vào các kho sách, 300 - 350 tài liệu điện tử, 100 loại báo, tạp chí, qua đó góp phần phục vụ tốt nhu cầu học tập, tìm hiểu, nghiên cứu, hưởng thụ văn hóa đọc của người dân, nhất là các em học sinh, sinh viên. cNgày Sách và Văn hóa đọc năm nay được tổ chức với chuỗi hoạt động hấp dẫn như: Trưng bày các loại sách theo chủ đề; chương trình tọa đàm, giới thiệu về sách; xe ô tô thư viện lưu động và hoạt động trải nghiệm cùng sách; trưng bày, giới thiệu và bán sách, tranh ảnh; vẽ tranh hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa độc Việt Nam với chủ đề “Yêu cà phê - Yêu Ban Mê”; đổi giấy lấy cây… Ngoài ra, Ngày sách và Văn hóa đọc Đắk Lắk còn có các hoạt động hưởng hứng như: Trưng bày các sản phẩm STEM; thiếu nhi vẽ tranh; cờ vua thiếu nhi; tặng chữ Thư pháp; cấp căn cước công dân, tuyên truyền cài đặt sử dụng, kích hoạt tài khoản định danh điện tử, hướng dẫn một số thủ tục hành chính và sử dụng dịch vụ công trực tuyến… Bên cạnh các hoạt động cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh cũng tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 bằng hình thức phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị. Các chuỗi hoạt động hưởng ứng và tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được tổ chức tập trung từ ngày 1/4 đến ngày 1/5/2024.Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk Trương Hoài Anh nhấn mạnh: Coi trọng xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, tỉnh tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng nhằm tôn vinh sách và văn hóa đọc; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, để việc đọc sách trở thành một nhu cầu thiết yếu của mỗi người và toàn xã hội. Hướng tới xây dựng một xã hội học tập, một xã hội văn minh, góp phần nâng cao dân trí và đời sống tinh thần của mọi tầng lớp Nhân dân trong tỉnh. Trên tinh thần của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024, mong rằng mỗi tổ chức, cá nhân, các cấp, các ngành hãy chung tay góp sức xây dựng phong trào đọc sách, hướng tới xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời. Thời gian tới các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia, phát triển phong trào đọc sách truyền thống; xây dựng, phát triển phong trào đọc sách và Văn hoá đọc tại cơ sở… Nhân dịp này, 7 đơn vị, doanh nghiệp đã tặng 9 tủ sách, 20 suất quà cho các đồn Biên phòng và trường tiểu học trên địa bàn hai huyện biên giới."," Ngày Sách và Văn hóa đọc tỉnh Đắk Lắk lần thứ 3 năm 2024 đã được tổ chức với sự tham gia của gần 40 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Hệ thống phục vụ đọc sách trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 1 thư viện cấp tỉnh, 13 thư viện cấp tỉnh, 35 thư viện, phòng đọc cấp xã và hệ thống thư viện các trường học. Hệ thống thiết chế bưu điện, tủ sách đang từng bước phát huy tác dụng tích cực trong việc phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn. Hiện nay, tổng số tài liệu có hơn 202 nghìn bản sách, gồm 68 nghìn đầu sách, trong đó có hơn 22.000 bản sách dành cho các em thiếu nhi. Bên cạnh tài liệu in truyền thống, thư viện tỉnh còn có trên 6,5 nghìn tài liệu điện tử phục vụ b" 290,"70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tư liệu về Điện Biên Phủ có thể trở thành bảo vật quốc gia. Nhiều tư liệu về Điện Biên Phủ có thể trở thành bảo vật quốc gia. Đó là nhận định của bà Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm lưu trữ quốc gia 3. Kỹ đến từng ngày Trong buổi giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Genève sáng 5.4 tại Hà Nội, bà Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm lưu trữ quốc gia 3, đọc một đoạn tư liệu từ hồi ký Điện Biên của bác sĩ Tôn Thất Tùng: ""Sáng nay chuẩn bị đi thăm anh em trọng thương. Đêm qua mưa. Nghĩ đến các thương binh ở tiền tuyến trong các giao thông hào mà ứa nước mắt, xôn xao trong người như thấy con mình đau. Chưa bao giờ biết hiểu tình thương anh em bộ đội như hôm nay. Trời lạnh, trời tạnh, nắng, may cho anh em bộ đội đang giao chiến quá. Bộ đội anh dũng của chúng ta tiến quá nhanh. Trong chiến dịch này mấy ngày mổ ngày lo ít hơn mổ đêm. Mổ đêm cứ có máy bay là ánh sáng bị hạn chế…"".Bà Hoa cho biết những khối tư liệu về Điện Biên Phủ như hồi ký nói trên thể hiện từ khi mở màn chiến dịch, diễn biến chuẩn bị từ hai bên cho đến toàn bộ chiến dịch. Trong đó có văn bản chỉ đạo của Chính phủ từ các nghị quyết, chỉ thị, Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh... Ngoài ra còn có nhiều hồ sơ, những bút tích khác nhau. Theo bà Hoa: ""Nếu muốn xem theo kiểu ngày này năm ấy thì có các báo cáo của Quốc hội với hồ sơ chi tiết. Các câu chuyện cũng có nhiều nguồn như Quốc hội, bộ, ban ngành, tư liệu lưu trữ nước ngoài như Pháp, Nga"".Chính vì thế, người quan tâm đến chiến dịch Điện Biên Phủ có thể tiếp cận nhiều tư liệu ảnh, tài liệu giấy rất đa dạng. Ở cấp cao, có thể xem hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các nhà lãnh đạo Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp họp bàn quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ vào tháng 12.1953. Về phía Pháp, cũng có ảnh chụp tướng Navarre, tướng De Castries họp bàn kế hoạch xây dựng trận địa phòng thủ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ năm 1953, ảnh quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngày 20.11.1953. Cả hai tư liệu ảnh này đều do Lưu trữ Bộ Quốc phòng Pháp cung cấp. Về văn bản cũng đa dạng. Trong đó có bút ký Điện Biên Phủ một danh từ Việt Nam của Thép Mới, 2 tập Memoires của Đại tướng Võ Nguyên Giáp in bằng tiếng Pháp, cuốn Một vài hồi ức về Điện Biên Phủ của các tác giả Võ Nguyên Giáp, Phạm Ngọc Mậu, Vũ Lăng, Nam Long, Vương Thừa Vũ, Tôn Thất Tùng... Có các báo cáo tình hình giải phóng Điện Biên Phủ của Ty Công an Lai Châu, báo cáo của Ủy ban Hành chính tỉnh Vĩnh Phúc về việc tặng thưởng cho chiến sĩ dân công mặt trận Điện Biên Phủ… Về lâu dài, bà Hoa cho biết thời gian tới, khi cần thiết trung tâm cũng sẽ tiến hành giải mật tư liệu Điện Biên Phủ mới, được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật."," Tài liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ có thể trở thành bảo vật quốc gia, theo nhận định của bà Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm lưu trữ quốc gia 3. Nhiều tài liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ đã được lưu trữ, bao gồm hồi ký, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các báo cáo của Quốc hội, tài liệu lưu trữ nước ngoài như Pháp, Nga. Các tài liệu này thể hiện từ khi mở màn chiến dịch, diễn biến chuẩn bị từ hai bên cho đến toàn bộ chiến dịch. Các tài liệu ảnh và văn bản đa dạng, bao gồm bút ký Điện Biên Phủ một danh từ Việt Nam của Thép Mới, 2 tập Memoires của Đại tướng Võ Nguyên Giáp in bằng tiếng Pháp, cuốn Một vài hồi ức về Điện Biên Phủ của các tác giả Võ Nguyên Giáp, Phạm Ngọc Mậu, Vũ Lăng, Nam Long, Vương Thừa Vũ, Tôn Thất Tùng... Có các báo cáo tình hình giải phóng Điện Biên Phủ của Ty Công an Lai" 291,"Khánh Hòa: Nhiều học sinh nhập viện cấp cứu nghi do ngộ độc thực phẩm, 1 em tử vong. Vụ ngộ độc xảy ra sáng 5/4, tại Trường Tiểu học Vĩnh Trường và Trường THCS Trần Hưng Đạo, Tp. Nha Trang (Khánh Hòa) khiến nhiều em học sinh phải nhập viện cấp cứu, trong đó có 1 em học sinh lớp 5 tử vong. Trường hợp tử vong là em Đ.N.B.T (sinh năm 2013, học lớp 5 Trường Tiểu học Vĩnh Trường, Tp. Nha Trang). Cụ thể, sáng 5/4, bệnh nhi có biểu hiện bất thường tại trường, được Trung tâm Cấp cứu 115 cấp cứu tại hiện trường, sau đó đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa lúc 7 giờ 30 phút cùng ngày. Tình trạng bệnh nhân lúc vào viện hôn mê sâu, da niêm nhợt nhạt, đồng tử hai bên giãn tối đa, phản xạ ánh sáng âm tính... Sau 30 phút hồi sức tích cực nhưng vô hiệu, ghi nhận bệnh nhân tử vong ngoại viện.Hội đồng khoa học kỹ thuật của bệnh viện đã họp và kết luận bệnh nhân ngừng tuần hoàn hô hấp ngoại viện chưa rõ nguyên nhân; đồng thời đề nghị thực hiện giải phẫu tử thi để xác định nguyên nhân tử vong. Theo báo cáo của UBND Tp. Nha Trang, sáng 5/4, các giáo viên Trường Tiểu học Vĩnh Trường phát hiện một số học sinh có dấu hiệu đau bụng, nôn ói, đau đầu nên đã tổ chức sơ cứu và chuyển 19 em vào bệnh viện khám. Đến khoảng 9 giờ, tại Trường THCS Trần Hưng Đạo, nhà trường phát hiện một số học sinh có triệu chứng tương tự, nên đã nhanh chóng chuyển 9 em vào bệnh viện khám. Sau đó, nhà trường phát hiện một số học sinh có dấu hiệu đau bụng, nôn ói, đau đầu nên đã nhanh chóng tổ chức sơ cứu và chuyển 16 em vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, 3 em vào Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Nha Trang. Sau khi lên tiếp xảy ra 2 vụ học sinh bị ngộ độc, Sở Y tế Khánh Hòa yêu cầu các bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận, thu dung, cấp cứu cho bệnh nhân tự đến hoặc do các cơ sở y tế khác chuyển viện đến. Khi có ca bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của bệnh viện, cần liên hệ hội chẩn với các đơn vị tuyến Trung ương (Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi đồng, Bệnh viện Nhiệt đới...) để có phác đồ, biện pháp điều trị tối ưu nhất. Sở Y tế yêu cầu các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, huy động tối đa tất cả các nguồn lực hiện có của đơn vị (nhân lực, thuốc, trang thiết bị) để tập trung cấp cứu, điều trị chăm sóc bệnh nhân nghi bị ngộ độc thực phẩm nói trên. Bên cạnh đó, Sở Y tế Khánh Hòa giao nhiệm vụ cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho các đoàn điều tra ngộ độc thực phẩm tuyến huyện trong quá trình điều tra nguyên nhân và truy xuất nguồn gốc thực phẩm; thường xuyên cập nhật tình hình, diễn biến vụ nghi ngộ độc thực phẩm để tham mưu Sở Y tế triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời.Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác lấy mẫu bệnh phẩm phục vụ điều tra và khử khuẩn nơi xảy ra vụ nghi ngộ độc thực phẩm. Trước tình hình trên, chiều 5/4, Cục An toàn thực phẩm đã có Công văn số 711/ATTP-NĐTT đề nghị Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tập trung nguồn lực tích cực điều trị cho bệnh nhân, trong trường hợp cần thiết có thể xin hỗ trợ hội chẩn chuyên môn với Bệnh viện tuyến trên. Phối hợp các cơ quan chức năng có liên quan điều tra, xử lý, xác định nguyên nhân vụ việc và công khai thông tin kịp thời để tránh gây hoang mang trong dư luận xã hội. Phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (nếu có). Cùng đó phối hợp các cơ quan chính quyền và cơ quan chức năng ngành Giáo dục và Đào tạo tại địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn thực phẩm tại khu vực trường học (bếp ăn trường học, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, các đối tượng, cơ sở kinh doanh thực phẩm xung quanh trường học). Nâng cao trách nhiệm của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Phụ huynh học sinh trong công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại khu vực trường học."," Tóm tắt: - Ngày 5/4, một số học sinh tại Trường Tiểu học Vĩnh Trường và Trường THCS Trần Hưng Đạo, Tp. Nha Trang (Khánh Hòa) đã bị ngộ độc thực phẩm, trong đó có 1 em học sinh lớp 5 tử vong. - Sở Y tế Khánh Hòa đã yêu cầu các bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận, thu dung, cấp cứu cho bệnh nhân tự đến hoặc do các cơ sở y tế khác chuyển viện đến. - Sở Y tế Khánh Hòa giao nhiệm vụ cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho các đoàn điều tra ngộ độc thực phẩm tuyến huyện trong quá trình điều tra nguyên nhân và truy xuất nguồn gốc thực phẩm. - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác lấy mẫu bệnh phẩm phục vụ điều tra và khử khuẩn nơi xảy ra vụ nghi ngộ độc thực phẩm. - Cục An toàn thực phẩm đã có Công văn số 71" 292,"Quảng Bình: Gọi vốn gần 1.200 tỷ làm khu đô thị mới tại Bố Trạch. (VNF) - Dự án khu đô thị mới Lý Trạch, huyện Bố Trạch tại Quảng Bình có diện tích 199.000 m2, tổng vốn đầu tư 1.185 tỷ đồng vừa được Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình thông báo mời quan tâm đăng ký thực hiện. Theo đó, nhà đầu tư xây dựng hoàn thiện toàn bộ công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc phạm vi thực hiện Dự án theo quy hoạch chi tiết được duyệt; hoàn thiện 1 công trình thương mại dịch vụ với diện tích sàn xây dựng khoảng 6.879,6 m²; chiều cao khoảng 3 tầng; 1 công trình nhà văn hóa. Với phần công trình nhà ở, nhà đầu tư xây dựng 1 chung cư cao khoảng 12 tầng với diện tích sàn xây dựng khoảng 55.350 m2, khoảng 398 căn hộ… Tiến độ đầu tư không quá 6 năm kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc quyết định chấp thuận nhà đầu tư. Thời hạn để nhà đầu tư nộp hồ sơ quan tâm đến 16 giờ ngày 18/5/2024. Được biết, Bố Trạch là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình được đánh giá là hạt nhân với các đô thị vệ tinh, kết nối thị xã Ba Đồng với TP. Đồng Hới. Bố Trạch được đánh giá là địa phương phương có nhiều tiềm năng về cơ sở hạ tầng và phát triển dự án. Hiện nay, ngoài dự án Khu đô thị Lý Trạch mời gọi nhà đầu tư quan tâm đăng ký thực hiện, một loạt dự án đô thị khác trên địa bàn đã, đang được các nhà đầu tư nghiên cứu thực hiện. Cụ thể: Dự án Khu đô thị mới Gosabe City do Tập đoàn Vĩnh Hưng làm chủ đầu tư, có tổng quy mô hơn 25 ha, thuộc vị trí ven biển khu vực giáp ranh liền kề hai xã Lý Trạch - Nhân Trạch, huyện Bố Trạch; Dự án khu đô thị mới Golden Lake - huyện Bố Trạch nằm bên trục đường Quốc lộ 1A, thuộc thị trấn Hoàn Lão, huyện Bố Trạch, có tổng mức đầu tư 450 tỷ đồng do Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Vĩnh Hưng làm chủ đầu tư; Dự án khu đô thị mới Nam Bàu Ri có diện tích sử dụng đất hơn 84.000m2 thuộc địa phận thị trấn Hoàn Lão, huyện Bố Trạch. Đặc biệt, dự án Khu đô thị mới Lý Nhân, huyện Bố Trạch, dự án có tổng chi phí thực hiện 1.833 tỷ đồng, tổng diện tích sử dụng đất 387.304,14 m² thuộc địa phận xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây là một trong những khu đô thị lớn nhất tại Quảng Bình..."," Dự án khu đô thị mới Lý Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam, có diện tích 199.000 m2, tổng vốn đầu tư 1.185 tỷ đồng, vừa được Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình thông báo mời quan tâm đăng ký thực hiện. Nhà đầu tư sẽ xây dựng hoàn thiện toàn bộ công trình hạ tầng kỹ thuật, 1 công trình thương mại dịch vụ với diện tích sàn xây dựng khoảng 6.879,6 m², 1 công trình nhà văn hóa, và 1 chung cư cao khoảng 12 tầng với diện tích sàn xây dựng khoảng 55.350 m2, khoảng 398 căn hộ. Tiến độ đầu tư không quá 6 năm kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc quyết định chấp thuận nhà đầu tư. Thời hạn để nhà đầu tư nộp hồ sơ quan tâm đến 16 giờ ngày 18/5/2024. Bố Trạch là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình, được đánh gi" 293,"Có gì tại Lễ hội Ẩm thực Pháp tại Việt Nam? Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã tổ chức Lễ hội Ẩm thực Pháp tại Việt Nam - ""Balade en France"" năm 2024. Lễ hội diễn ra từ tối 5/4 đến hết 7/4 tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội. Lễ hội lần này được tổ chức xoay quanh khẩu hiệu “Hương vị ẩm thực - Sắc màu thể thao”, nhằm tập trung quảng bá cho Thế vận hội Olympic và Paralympic Paris 2024. Với 80 gian hàng, ban tổ chức muốn cung cấp cơ hội cho cộng đồng tại Thủ đô Hà Nội trải nghiệm không gian Pháp thông qua các hoạt động khám phá nông sản, văn hóa và thể thao tại Công viên Thống Nhất, có diện tích rộng lớn lên đến 12.000m2. Mục tiêu là quảng bá văn hóa và ẩm thực Pháp, đồng thời mang đến gần hơn những giá trị văn hoá và di sản tinh hoa của Pháp cho người dân Hà Nội. Tại lễ hội, khách tham quan sẽ được thưởng thức nhiều sản phẩm đặc sản của nước Pháp như: phô mai, sữa và bơ cao cấp, mứt hoa quả, socola, các loại bánh ngọt và bánh nướng cao cấp, hay rượu vang đến từ các nhà hàng và thương hiệu lâu đời trên thị trường như: La Table Hanoia, Bel, Marou, Red Apron, Green View, Andros, Blue Whale.Khu vực Làng thể thao là điểm nhấn đặc biệt trong chương trình năm nay, để cổ vũ cho Olympic Paris 2024. Được tài trợ bởi Tập đoàn Decathlon - cũng là đối tác của Olympic Paris 2024, Làng thể thao có nhiều trò chơi hấp dẫn như thi đấu bóng rổ, bắn cung, cầu lông, golf."," Lễ hội Ẩm thực Pháp tại Việt Nam - ""Balade en France"" năm 2024 sẽ diễn ra từ tối 5/4 đến hết 7/4 tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội. Lễ hội lần này được tổ chức xoay quanh khẩu hiệu “Hương vị ẩm thực - Sắc màu thể thao”, nhằm tập trung quảng bá cho Thế vận hội Olympic và Paralympic Paris 2024. Với 80 gian hàng, ban tổ chức muốn cung cấp cơ hội cho cộng đồng tại Thủ đô Hà Nội trải nghiệm không gian Pháp thông qua các hoạt động khám phá nông sản, văn hóa và thể thao tại Công viên Thống Nhất, có diện tích rộng lớn lên đến 12.000m2. Mục tiêu là quảng bá văn hóa và ẩm thực Pháp, đồng thời mang đến gần hơn những giá trị văn hoá và di sản tinh hoa của Pháp cho người dân Hà Nội. Tại lễ hội, khách tham quan sẽ được thưởng thức nhiều sản phẩm đặc sản của nước Pháp như: phô mai, sữa và bơ cao cấp, mứ" 294,"Trong vòng 2 năm, Trường Đại học Thủ Dầu Một phải dừng tuyển sinh 13 ngành. GDVN -Trong vòng 2 năm, Trường ĐH Thủ Dầu Một phải đóng 13 ngành, trong đó có 4 ngành không có sinh viên theo học.Đây là nội dung nằm trong kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với Trường Đại học Thủ Dầu Một về việc thực hiện quy định trong tự chủ mở ngành đào tạo các trình độ giáo dục đại học và các điều kiện bảo đảm ngành đào tạo. Kết luận thanh tra cho thấy, Trường Đại học Thủ Dầu Một được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương giao tự chủ theo quy định của pháp luật. Trường đã cập nhật đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện việc mở ngành, việc đảm bảo duy trì các điều kiện đã được mở ngành đào tạo bảo đảm các điều kiện theo quy định. Trường thực hiện xây dựng đề án mở ngành, thực hiện trình tự thủ tục mở ngành đào tạo và các quy định đảm bảo ngành đào tạo cơ bản bám sát quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều kiện thực tế của Trường. Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đánh giá, trường có nhiều cố gắng trong việc bảo đảm đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ cho giảng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Đây là nội dung nằm trong kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với Trường Đại học Thủ Dầu Một về việc thực hiện quy định trong tự chủ mở ngành đào tạo các trình độ giáo dục đại học và các điều kiện bảo đảm ngành đào tạo. Kết luận thanh tra cho thấy, Trường Đại học Thủ Dầu Một được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương giao tự chủ theo quy định của pháp luật. Trường đã cập nhật đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện việc mở ngành, việc đảm bảo duy trì các điều kiện đã được mở ngành đào tạo bảo đảm các điều kiện theo quy định. Trường thực hiện xây dựng đề án mở ngành, thực hiện trình tự thủ tục mở ngành đào tạo và các quy định đảm bảo ngành đào tạo cơ bản bám sát quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều kiện thực tế của Trường. Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đánh giá, trường có nhiều cố gắng trong việc bảo đảm đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ cho giảng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Trường đã có đề nghị kiện toàn Hội đồng trường theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định số 99/2019/NĐ- CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục đại học, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã có ý kiến chỉ đạo nhưng không ban hành văn bản kiện toàn. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương chưa kịp ban hành quyết định kiện toàn Hội đồng trường nhiệm kỳ 2017-2022 là chưa đúng quy định tại điểm c khoản 1, Điều 7, Nghị định 99/2019/NĐ-CP. Kiến nghị có hướng dẫn với các ngành trường không tuyển sinh hoặc tuyển sinh không được. Trên cơ sở kết luận kiểm tra, xác minh, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị Trường Đại học Thủ Dầu Một thực hiện rà soát toàn bộ hệ thống văn bản nội bộ thuộc thẩm quyền của Hội đồng trường và của trường kịp thời chỉnh sửa, bổ sung và ban hành mới văn bản theo thẩm quyền thực hiện quản lý các hoạt động về tuyển sinh, đào tạo của trường theo quy định pháp luật hiện hành. Rà soát và bổ sung đội ngũ giảng viên cơ hữu bảo đảm điều kiện đào tạo ngành theo quy định về chuẩn chương trình đào tạo. Rà soát, xây dựng, chỉnh sửa và ban hành chương trình đào tạo các ngành, các trình độ đào tạo bảo đảm theo quy định về chuẩn chương trình đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT. Rà soát báo cáo Vụ Giáo dục Đại học, xử lý theo quy định pháp luật đối với các ngành Trường không tổ chức tuyển sinh và/hoặc không tuyển sinh được hoặc đã tạm dừng tuyển sinh. Với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, đề nghị phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học thuộc quyền quản lý trên địa bàn theo quy định. Đồng thời, kiến nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao Vụ Giáo dục Đại học tham mưu sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18/01/2022 của Bộ GDĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ theo hướng quy định rõ việc xác định ngành của giảng viên cơ hữu chủ trì tổ chức thực hiện chương trình đào tạo. Hướng dẫn Trường xử lý theo quy định pháp luật đối với các ngành Trường không tổ chức tuyển sinh và/hoặc không tuyển sinh được hoặc đã tạm dừng tuyển sinh."," Trong vòng 2 năm, Trường Đại học Thủ Dầu Một phải dừng tuyển sinh 13 ngành, trong đó có 4 ngành không có sinh viên theo học. Đây là nội dung nằm trong kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với Trường Đại học Thủ Dầu Một về việc thực hiện quy định trong tự chủ mở ngành đào tạo các trình độ giáo dục đại học và các điều kiện bảo đảm ngành đào tạo. Kết luận thanh tra cho thấy, Trường Đại học Thủ Dầu Một được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương giao tự chủ theo quy định của pháp luật. Trường đã cập nhật đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện việc mở ngành, việc đảm bảo duy trì các điều kiện đã được mở ngành đào tạo bảo đảm các điều kiện theo quy định. Trường thực hiện xây d" 295,"Bất động sản Đà Nẵng: Tiềm năng cạnh tranh vượt trội so với Hà Nội và TP.HCM. VOV.VN - “Cùng với sự đầu tư bài bản và quy hoạch đồng bộ, Đà Nẵng đã tạo ra một giá trị đô thị rất cao. Những giá trị này, bao gồm cả cảnh quan và hạ tầng, là ưu điểm vượt trội mà các đô thị lớn như TP.HCM hay Hà Nội khó có thể đạt được”, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định. Nhu cầu BĐS đô thị cao cấp tăng mạnh PV: Thưa ông, thị trường BĐS để ở hiện nay đang ghi nhận mức tăng kỷ lục đối với cả hai phân khúc căn hộ cao tầng và thấp tầng tại khu vực Hà Nội. Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn tới thực trạng này? Ông Nguyễn Văn Đính: Đúng là thị trường BĐS Hà Nội hiện đang xuất hiện làn sóng tăng giá, đặc biệt là phân khúc căn hộ. Nguyên nhân là do thị trường khan hiếm sau nhiều năm chính quyền không phê duyệt để “ra hàng” dự án mới nào, trong khi nhu cầu rất lớn. Bởi căn hộ là dòng sản phẩm phù hợp với giới thành đạt, vợ chồng trẻ, người nghỉ hưu có thu nhập tốt… Hệ thống chung cư có dịch vụ đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu để ở hay cho thuê. Ngoài ra, trong giai đoạn gần đây các đô thị được đầu tư phát triển rất mạnh, đặc biệt là đô thị lớn được đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, nâng cao hệ thống dịch vụ, giao thông. Rõ ràng chính sự đầu tư này đã làm tăng giá trị của đô thị, trong đó có giá trị của BĐS. PV: Như vậy có thể thấy nhu cầu về BĐS đô thị ngày càng tăng cao, trong khi đó, ở một thị trường khác là Đà Nẵng – một trong 5 TP trực thuộc Trung ương, phân khúc BĐS đô thị cao cấp dường như mới đang ở giai đoạn đầu phát triển. Ông đánh giá ra sao về thực tế này? Ông Nguyễn Văn Đính: Đà Nẵng là đô thị trực thuộc Trung ương, đã được đầu tư một cách bài bản theo chiến lược phát triển và quy hoạch để tạo ra một thành phố đáng sống lý tưởng. Với sự tập trung vào hệ thống đô thị, hạ tầng và dịch vụ, cùng việc phát triển kinh tế đồng đều, bao gồm cả cảng biển, du lịch và công nghiệp, Đà Nẵng đang thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư trong, ngoài nước và tạo ra nhiều cơ hội việc làm. Sự phát triển mạnh mẽ kéo theo tăng trưởng mạnh về nhu cầu nhà ở, đặc biệt là phân khúc căn hộ cao cấp phục vụ nhóm thu nhập cao, chuyên gia, người nước ngoài, doanh nhân trẻ…Tuy nhiên về việc phát triển BĐS đô thị Đà Nẵng, chúng tôi cho rằng triển cần được phân bố đồng đều hơn nữa cho các phân khúc dân cư, từ nhà ở xã hội đến nhà ở cao cấp dành cho các nhóm thượng lưu, nhà giàu và doanh nhân trẻ giàu có, các chuyên gia nước ngoài. Nếu không chuẩn bị các dự án phát triển nhà ở và đô thị đủ mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu này, Đà Nẵng có thể đối mặt với áp lực cầu cao hơn cung. Vì vậy, chính quyền Đà Nẵng cần tập trung và chú ý hơn đến việc tạo ra các chính sách linh hoạt để thúc đẩy sự tham gia của các nhà phát triển trong việc xây dựng dự án BĐS đô thị cao cấp. Giá trị cảnh quan thiên nhiên giúp nâng tầm giá trị BĐS PV: Đặc thù của Đà Nẵng là các BĐS gần sông, gần biển. Gần đây đã có những chủ đầu tư lớn tung ra các sản phẩm BĐS đô thị cao cấp ngay ven sông Hàn. Ông đánh giá ra sao về khả năng cạnh tranh của các dự án cao cấp này, đặc biệt với thị trường Hà Nội, TP.HCM? Ông Nguyễn Văn Đính: Đà Nẵng nổi bật với cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời, có sự hòa quyện giữa biển và sông núi, tạo nên những giá trị cốt lõi của thành phố này. Cùng với sự đầu tư bài bản và quy hoạch đồng bộ, Đà Nẵng đã tạo ra một giá trị đô thị rất cao. Nếu biết tận dụng những điểm mạnh này, Đà Nẵng có thể tạo ra giá trị toàn diện và chất lượng trong việc sử dụng và khai thác BĐS. Điều này sẽ được giới thành đạt cả nước, đội ngũ chuyên gia và người nước ngoài sinh sống tại Đà Nẵng đón nhận. Tôi cho rằng giá trị cộng hưởng từ cảnh quan thiên nhiên đặc sắc và hạ tầng hiện đại là ưu điểm vượt trội mà các đô thị lớn như TP.HCM hay Hà Nội khó đạt được. Các dự án tận dụng được những lợi thế đó, kết hợp với hạ tầng tiện ích, kiến trúc được đầu tư tốt sẽ mang lại giá trị cạnh tranh hấp dẫn cho BĐS Đà thành. PV: Tuy nhiên, so với các thành phố lớn thì Đà Nẵng vẫn thiếu dự án BĐS theo các mô hình hiện đại như tổ hợp, phức hợp đầy đủ tiện ích, được thiết kế đồng bộ, bài bản. Theo ông, mô hình này có phù hợp với thị trường Đà Nẵng? Ông Nguyễn Văn Đính: Tôi cho rằng đó chính là cơ hội của Đà Nẵng, nếu biết phát triển sẽ tạo ra giá trị khác biệt, đẳng cấp mà Hà Nội hay TP.HCM rất khó có thể làm được. Ở Hà Nội, bờ sông Hồng đã có quy hoạch nhưng hiện chưa có dự án phát triển nhà ở, hay TP.HCM, các khu vực gần sông cũng gặp khó với vấn đề ngập lụt vì triều cường. Những dự án phát huy lợi thế riêng của Đà Nẵng như sông, biển hay núi rừng có lợi thế cạnh tranh rất cao, điều quan trọng là cần có sự đầu tư bài bản.Gần đây, đã có những dự án BĐS cao cấp ven sông Hàn, gần cầu Trần Thị Lý hay Cầu Rồng… được phát triển bởi thương hiệu Sun Property có thể nói là tiên phong mang đến mô hình tổ hợp đầy đủ tiện ích cho TP đáng sống. Khi có những mô hình BĐS đô thị hiện đại này, chúng tôi cho rằng không chỉ người giàu có ở Hà Nội, TP.HCM muốn sống ở Đà Nẵng, mà cả những công dân toàn cầu cũng sẽ quan tâm tới BĐS tại đây. Giá BĐS Đà Nẵng đang hợp lý nhất cả nước PV: Với nhiều tín hiệu khởi sắc của phân khúc BĐS đô thị cao cấp, sự tham gia của chủ đầu tư uy tín cùng đà tăng trưởng du lịch, ông có dự báo gì về diễn biến trên thị trường BĐS Đà Nẵng thời gian tới. Liệu đây có phải thời điểm rất tốt để sở hữu BĐS đô thị cao cấp tại Đà Nẵng? Ông Nguyễn Văn Đính: Đây là thời điểm thích hợp và tốt nhất. Đà Nẵng hiện nay đã quay trở lại đà phát triển sau thời gian dài bị ảnh hưởng do dịch bệnh và tình hình khó khăn chung. Không chỉ có sự quay lại đầu tư của các nhà phát triển, mà cả khách hàng, nhà đầu tư. Đặc biệt, giá BĐS Đà Nẵng đang hợp lý nhất cả nước nếu xét ở góc độ cùng được đầu tư, cùng được đô thị hóa hiện đại, đặc biệt hiếm có BĐS ở đô thị lớn nào sở hữu nhiều giá trị, giàu tiềm năng như Đà Nẵng. Tôi cho rằng đây là thời điểm thích hợp để sở hữu các BĐS nhà ở đô thị cao cấp trong dự án chất lượng, đảm bảo về pháp lý, đầy đủ hạ tầng, dịch vụ tiện ích, được phát triển bởi các thương hiệu uy tín. PV: Trân trọng cảm ơn ông!"," Bất động sản Đà Nẵng có tiềm năng cạnh tranh vượt trội so với Hà Nội và TP.HCM, với sự đầu tư bài bản và quy hoạch đồng bộ, tạo ra một giá trị đô thị rất cao. Những giá trị này, bao gồm cả cảnh quan và hạ tầng, là ưu điểm vượt trội mà các đô thị lớn như TP.HCM hay Hà Nội khó có thể đạt được. Nhu cầu BĐS đô thị cao cấp tại Đà Nẵng đang tăng mạnh, đặc biệt là phân khúc căn hộ cao cấp phục vụ nhóm thu nhập cao, chuyên gia, người nước ngoài, doanh nhân trẻ. Tuy nhiên, việc phát triển BĐS đô thị Đà Nẵng cần phân bố đồng đều hơn nữa cho các phân khúc dân cư, từ nhà ở xã hội đến nhà ở cao cấp dành cho các nhóm thượng lưu, nhà giàu và doanh nhân trẻ giàu có, các chuyên gia nước ngoài. Nếu không chuẩn bị các dự án phát triển nhà ở và đô thị đủ mạnh mẽ để đáp ứ" 296,"Dân phản đối thi công quốc lộ 19 nhiều bất cập. PLO)- Người dân huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ngăn cản thi công nâng cấp quốc lộ 19 do bức xúc trước tình trạng thi công kéo dài, có nhiều bất cập. Ngày 6-4, ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cho biết chính quyền địa phương đã vận động người dân không tập trung ngăn cản thi công dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 19 đoạn qua xã Tây Giang. Qua vận động, người dân đã ngừng tập trung phản đối thi công. Huyện Tây Sơn sẽ tiếp tục tổ chức đối thoại cùng người dân để có phương án giải quyết phù hợp.Ông Khánh thông tin thêm, chiều 5-4, nhiều người dân xã Tây Giang ven quốc lộ 19 ra đường phản đối việc đơn vị thi công tiếp tục đổ đất nâng nền đường.Nguyên nhân là đơn vị thi công đổ nền đường cao lên 2- 3 m khiến các ngôi nhà của người dân hai bên đường nằm dưới hố sâu. Tình trạng này khiến nhà dân bị ngập lụt vào mùa mưa, sống chung với bụi đất vào mùa nắng. Theo ông Khánh, việc thi công dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 19 đoạn qua huyện Tây Sơn có nhiều bất cập. UBND huyện đã nhiều lần đề nghị chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý dự án 2 thuộc Bộ Giao thông vận tải khảo sát lại để thẩm định, xem xét việc bồi thường, hỗ trợ theo quy định. Đồng thời, huyện Tây Sơn cũng tiếp tục báo cáo, đề nghị UBND tỉnh có giải pháp phù hợp hơn."," Người dân huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, đã ngăn cản thi công nâng cấp quốc lộ 19 do bức xúc về tình trạng thi công kéo dài và có nhiều bất cập. Ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn, cho biết chính quyền địa phương đã vận động người dân không tập trung ngăn cản thi công dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 19 đoạn qua xã Tây Giang. Qua vận động, người dân đã ngừng tập trung phản đối thi công. Huyện Tây Sơn sẽ tiếp tục tổ chức đối thoại cùng người dân để có phương án giải quyết phù hợp. Ông Khánh thông tin thêm, chiều 5-4, nhiều người dân xã Tây Giang ven quốc lộ 19 ra đường phản đối việc đơn vị thi công tiếp tục đổ đất nâng nền đường. Nguyên nhân là đơn vị thi công đổ nền đường cao lên 2- 3 m khiến các ngôi nhà của người dân hai bên đường nằm dưới hố sâu. Tình trạng" 297,"Lan tỏa tinh thần rèn luyện thể dục, thể thao HQ Online - Sáng 6/4, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, UBND phường An Thới tổ chức Lễ phát động Tháng hoạt động thể dục, thể thao cho mọi người và ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2024. Chương trình có sự tham gia của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị thuộc Vùng 5 Hải quân. Phát biểu tại lễ phát động, lãnh đạo UBND phường An Thới kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, đoàn viên thanh niên, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, học sinh, người lao động và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và phong trào “Khỏe để lập nghiệp và giữ nước”, góp phần nâng cao sức khỏe, thể chất để để học tập, lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Ngay sau lễ phát động, các đại biểu cùng hơn 1.000 vận động viên đã tham gia hưởng ứng ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân với quãng đường hơn 3km.Ông Trần Văn Tiến, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND phường An Thới cho biết: Hoạt động này nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về vai trò, ý nghĩa, lợi ích của luyện tập thể dục, thể thao. Qua đó, xây dựng lối sống lành mạnh, tạo thói quen luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống."," Tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, ngày 6/4, UBND phường An Thới tổ chức Lễ phát động Tháng hoạt động thể dục, thể thao cho mọi người và ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2024. Chương trình có sự tham gia của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị thuộc Vùng 5 Hải quân. Lãnh đạo UBND phường An Thới kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, đoàn viên thanh niên, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, học sinh, người lao động và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và phong trào “Khỏe để lập nghiệp và giữ nước”, góp phần nâng cao sức khỏe, thể chất để học tập, lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau lễ phát động, các đại biểu cùng hơn 1.000 vận động viên đã tham gia hưởng ứng ngày chạy Olympic vì sứ" 298,"Tuổi trẻ Học viện Hải quân thi rung chuông vàng bằng tiếng Anh HQ Online - Tối 5/4, Học viện Hải quân phối hợp với Ban Dự án người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh tổ chức Cuộc thi: “Rung chuông vàng bằng tiếng Anh”. Tham dự cuộc thi có hơn 800 học viên của Học viện. Cuộc thi được chia làm 2 đợt, mỗi đợt có 250 học viên tham gia. Các học viên tham gia thi trả lời lần lượt các câu hỏi của chương trình. Học viên trả lời đúng ở lại tiếp tục thi, học viên trả lời sai sẽ bị loại dần cho đến khi còn các học viên xuất sắc nhất sẽ được trao giải.Ngoài phần thi còn có các trò chơi giành cho khán giả, các tiết mục văn nghệ… Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao 2 giải Nhất, 2 giả Nhì, 2 giải Khuyến khích cho các thí sinh có thành tích cao nhất.Cuộc thi là một trong những hoạt động của tuổi trẻ Học viện Hải quân chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 60 năm Chiến thắng trận đầu của Hải quân Nhân dân Việt Nam và quân dân miền Bắc và hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Truyền thống Học viện Hải quân. "," Hôm nay, 5/4, Học viện Hải quân đã tổ chức cuộc thi ""Rung chuông vàng bằng tiếng Anh"" với sự hợp tác của Ban Dự án người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh. Cuộc thi đã thu hút hơn 800 học viên của Học viện. Cuộc thi được chia thành hai đợt, mỗi đợt có 250 học viên tham gia. Các học viên tham gia thi trả lời lần lượt các câu hỏi của chương trình. Học viên trả lời đúng sẽ tiếp tục thi, còn học viên trả lời sai sẽ bị loại dần cho đến khi còn các học viên xuất sắc nhất sẽ được trao giải. Ngoài phần thi, cuộc thi còn có các trò chơi và tiết mục văn nghệ cho khán giả. Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao 2 giải Nhất, 2 giải Nhì và 2 giải Khuyến khích cho các thí sinh có thành tích cao nhất. Cuộc thi này là một trong những hoạt động của tuổi trẻ Học viện Hải quân chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện" 299,"Sơn La: Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai là nhiệm vụ cấp bách. Do địa hình chia cắt mạnh cùng với mưa lũ bất thường đòi hỏi tỉnh Sơn La cần làm tốt công tác di dời, bố trí, ổn định dân cư vùng thiên tai. Hiện nay, tỉnh Sơn La đang thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc bố trí, ổn định dân cư, trọng tâm là sắp xếp lại dân cư vùng thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân. Cấp bách sắp xếp, ổn định dân cư Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Sơn La đã xây dựng danh mục 49 dự án sắp xếp ổn định dân cư cấp bách. Theo đó, sẽ có 1.938 hộ sẽ bố trí, ổn định đời sống mới sau khi di dời khỏi khu vực nguy hiểm với tổng kinh phí dự kiến trên 880 tỷ đồng. Ngoài ra, toàn tỉnh đã thực hiện cắm 342 biển cảnh báo tại các khu vực, địa điểm có nguy cơ cao bị ngập lụt, xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khu vực sụt lún, sạt lở bờ sông, suối. Trước tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai bất thường đang diễn biến phức tạp, huyện Yên Châu đang tập trung xây dựng các khu tái định cư, di chuyển người dân ở khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt đến nơi ở an toàn. Trên địa bàn huyện Yên Châu hiện có 5 điểm dân cư, với 208 hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ cao sạt lở, lũ quét khi xảy ra thiên tai. Theo đó, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện đã chỉ đạo các xã chủ động rà soát các khu vực có nguy cơ ngập úng, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất để di dời Nhân dân đến nơi an toàn. Đồng thời, chủ động cắm biển cảnh báo vùng thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất để Nhân dân biết, nâng cao chủ động tự phòng, tránh thiên tai an toàn, hiệu quả. Trong 5 năm qua, huyện Yên Châu đã phê duyệt thực hiện 4 dự án di chuyển dân vùng thiên tai; trong đó, có 2 dự án đã hoàn thành, bố trí nhà ở cho 68 hộ dân trong vùng có nguy cơ với vốn đầu tư trên 23 tỷ đồng. Cùng với đó, UBND huyện Yên Châu đang kiến nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt Dự án bố trí, sắp xếp dân cư để triển khai trong giai đoạn 2023 - 2025 đối với 2 điểm dân cư tiềm ẩn nguy cơ sạt lở tại bản Luông Mé, xã Chiềng Đông, với 38 hộ và bản Khấu Khoang, xã Mường Lựm, với 20 hộ dân. Hay như Mường La, địa phương có trên 90% dân số là đồng bào DTTS, thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Trước thực tế trên, thời gian qua, huyện Mường La đã có nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ các xã khảo sát địa điểm an toàn, bố trí nguồn ngân sách để xây dựng các khu tái định cư cho người dân. Năm 2023, huyện Mường La đã triển khai 7 dự án, bố trí nhà ở cho 213 hộ dân ở các bản: có nguy cơ cao thuộc các xã Chiềng San, Chiềng Lao, Ngọc Chiến với tổng mức đầu tư hơn 98 tỷ đồng. Hiện, các nhà thầu, đơn vị thi công tập trung nhân lực, máy móc để đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đã đề ra.Đầu tư hạ tầng gắn với hỗ trợ sản xuất Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Sơn La, thực hiện Quy hoạch Bố trí sắp xếp, ổn định dân cư trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, đến nay, tỉnh đã triển khai bố trí sắp xếp ổn định 171 điểm dân cư với 4.705 hộ. Trong đó, ổn định tại chỗ 1.395 hộ, di chuyển 3.310 hộ. Song song với công tác quy hoạch, sắp xếp, ổn định dân cư, tỉnh cũng quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng gắn với hỗ trợ sản xuất để người dân phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống. Nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất những ảnh hưởng do thiên tai, lũ lụt, sạt lở đất, UBND tỉnh Sơn La đã giao UBND các huyện, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ chủ động chỉ đạo triển khai ứng phó kịp thời, hiệu quả. Với các khu vực đã phát hiện nguy cơ sạt lở, lũ quét, các ngành chức năng kiên quyết di dời người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm; xây dựng các phương án đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về người, tài sản của Nhân dân, không để bị động, bất ngờ.Đồng thời, tỉnh triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất. Hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm, chỗ ở theo quy định để ổn định đời sống các hộ dân bị mất nhà do sạt lở, lũ quét, không để người dân thiếu đói, không có chỗ ở. Các ngành, các địa phương tiếp tục rà soát kỹ, phát hiện kịp thời khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở, nhất là các khu vực có dân cư, trường học, công sở, nhà máy… Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức để người dân biết về nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở, hướng dẫn kỹ năng để người dân chủ động ứng phó. Thực hiện Quy hoạch Bố trí sắp xếp, ổn định dân cư trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, Sơn La đã triển khai bố trí sắp xếp ổn định 171 điểm dân cư với 4.705 hộ. Trong đó, ổn định tại chỗ 1.395 hộ, di chuyển 3.310 hộ. Song song với công tác quy hoạch, sắp xếp, ổn định dân cư, tỉnh cũng quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế xã hội để sớm ổn định đời sống, sản xuất."," Tỉnh Sơn La đang thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong việc bố trí, ổn định dân cư vùng thiên tai. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đã xây dựng danh mục 49 dự án sắp xếp ổn định dân cư cấp bách, với tổng kinh phí dự kiến trên 880 tỷ đồng. Trong đó, sẽ có 1.938 hộ sẽ bố trí, ổn định đời sống mới sau khi di dời khỏi khu vực nguy hiểm. Tỉnh cũng đã thực hiện cắm 342 biển cảnh báo tại các khu vực, địa điểm có nguy cơ cao bị ngập lụt, xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khu vực sụt lún, sạt lở bờ sông, suối. Huyện Yên Châu đang tập trung xây dựng các khu tái định cư, di chuyển người dân ở khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt đến nơi an toàn. Trên địa bàn huyện Yên Châu hiện có 5 điểm dân cư, với 208 hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ" 300,"Mời thi tuyển phương án kiến trúc cầu Vạn (Chí Linh, Hải Dương). (Xây dựng) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương thông báo mời thi tuyển phương án kiến trúc cầu Vạn, thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường và cầu Vạn kết nối Quốc lộ 37, thành phố Chí Linh với đường dẫn cầu Triều, thị xã Kinh Môn. Nội dung cụ thể như sau: 1. Tên cuộc thi: Thi tuyển phương án kiến trúc công trình cầu Vạn thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến đường và cầu Vạn kết nối Quốc lộ 37, thành phố Chí Linh với đường dẫn cầu Triều, thị xã Kinh Môn. 2. Tên dự án: Đầu tư xây dựng tuyến đường và cầu Vạn kết nối Quốc lộ 37, thành phố Chí Linh với đường dẫn cầu Triều, thị xã Kinh Môn. 3. Đơn vị tổ chức thi tuyển: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương. 4. Hình thức thi tuyển: Thi tuyển rộng rãi, dành cho các cá nhân, tổ chức tư vấn thiết kế có đủ năng lực chuyên môn, hành nghề theo quy định của pháp luật hiện hành và tự nguyện tham gia. 5. Nhóm dự án, loại, cấp công trình chính thuộc dự án: Nhóm B, công trình giao thông, công trình cấp I. 6. Địa điểm xây dựng: xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn và phường Tân Dân, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. 7. Yêu cầu của cuộc thi: Xây dựng được phương án kiến trúc theo quy mô hoàn chỉnh gồm 2 đơn nguyên cầu và phương án kiến trúc theo quy mô trong chủ trương đầu tư được duyệt: xây dựng 1 đơn nguyên bên phải, chiều rộng cầu 12m (đảm bảo 02 xe cơ giới và 02 làn xe thô sơ). Đảm bảo tính liên tục, thống nhất, đồng bộ và hạn chế tối đa các chi phí phát sinh khi triển khai thực hiện theo quy mô hoàn chỉnh. Phương án kiến trúc phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, quy mô đầu tư theo Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 24/6/2022, số 04/NQ-HĐND ngày 01/3/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương phê duyệt (có hồ sơ kèm theo), trong đó tiêu chí chính như sau: - Cấp công trình: Công trình giao thông, cấp I. - Xây dựng cầu với kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực. - Đảm bảo chiều cao thông thuyền sông Kinh Thầy và tổng chiều dài cầu khoảng L=919m (tính đến đuôi mố). - Kinh phí xây dựng phần cầu: khoảng 456,8 tỷ đồng. 8. Thời gian, địa điểm tổ chức và nộp hồ sơ dự thi: 8.1. Thời gian tiếp nhận hồ sơ dự thi: Từ ngày 06/4/2024 đến hết ngày 17h ngày 07/5/2024. Hồ sơ dự thi được nộp trực tiếp đến văn phòng Ban tổ chức trước thời hạn nêu trên. 8.2. Địa điểm tổ chức cuộc thi và nộp hồ sơ dự thi: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương. - Địa chỉ: Số 16 Lê Viết Hưng – Phường Ngọc Châu – Thành phố Hải Dương. - Người liên hệ: Ông Nguyễn Ngọc Minh, số điện thoại: 0983.791.029 9. Hình thức đăng ký và nộp hồ sơ dự thi: Các cá nhân, tổ chức tư vấn thiết kế đăng ký dự thi nộp hồ sơ trực tiếp đến đơn vị tổ chức cuộc thi. 10. Giải thưởng cuộc thi: Các tác phẩm đạt giải sẽ được trao như sau: * 01 Giải Nhất: 50.000.000 đồng. * 01 Giải Nhì: 20.000.000 đồng. * 01 Giải Ba: 10.000.000 đồng. Các giải thưởng trên đã bao gồm các loại thuế theo quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam. 11. Yêu cầu về cuộc thi, thủ tục đăng ký dự thi, quy định về sản phẩm dự thi và nộp hồ sơ dự thi: được quy định cụ thể trong quy chế thi tuyển. 12. Hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác thi tuyển: được cung cấp miễn phí hoặc cung cấp bản mềm qua hệ thống mạng internet. Tài liệu gửi kèm xem tại đây: 1. Thông báo thi tuyển 2. Nhiệm vụ thiết kế 3. Quy chế thi tuyển 4. Quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển 5. Quyết định phê duyệt quy chế thi tuyển, nhiệm vụ thiết kế Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương thông báo mời các cá nhân, tổ chức tư vấn thiết kế quan tâm tham gia dự thi."," Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương đã thông báo mời thi tuyển phương án kiến trúc cầu Vạn, thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường và cầu Vạn kết nối Quốc lộ 37, thành phố Chí Linh với đường dẫn cầu Triều, thị xã Kinh Môn. Cuộc thi dành cho các cá nhân, tổ chức tư vấn thiết kế có đủ năng lực chuyên môn, hành nghề theo quy định của pháp luật hiện hành và tự nguyện tham gia. Phương án kiến trúc phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, quy mô đầu tư theo Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 24/6/2022, số 04/NQ-HĐND ngày 01/3/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương phê duyệt. Thời gian tiếp nhận hồ sơ dự thi từ ngày 06/4/2024 đến hết ngày 17h ngày 07/5/2024. Hồ sơ dự thi được nộp trực tiếp đến văn phòng Ban tổ chức trước thời hạn nêu trên. Giả" 301,"Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế 2. (Xây dựng) - Ngày 6/4, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức Lễ khởi công Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế 2 với tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự buổi lễ.GS. Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: Nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân trong và ngoài nước, khách du lịch nước ngoài. Việc mở rộng Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế là nhu cầu cấp bách, và dự án Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế 2 đã được ra đời. Dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư số 3603/QĐ-BYT, với tổng vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng phần xây dựng và gần 100 tỷ đồng phần trang thiết bị y tế.Công trình có quy mô đầu tư gồm một tòa nhà 6 tầng nổi và 1 tầng hầm, với tổng diện tích sàn xây dựng 21.000m2, với đầy đủ hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại. Công trình gồm các phòng mổ Hybrid, hệ thống thận nhân tạo, hệ thống xét nghiệm Full Automation, hệ thống chẩn đoán hình ảnh hoàn chỉnh, PACS, LIS, HIS… kết hợp hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đáp ứng khả năng tiếp nhận thêm 300 giường bệnh đạt tiêu chuẩn quốc tế (5 sao). Tiến độ từ khi khởi công xây dựng - hoàn thành là 700 ngày. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đánh giá cao mô hình đầu tư công thành công của Nhà nước trong lĩnh vực y tế, phát triển cân bằng giữa chất lượng dịch vụ cao cấp với các lĩnh vực mũi nhọn, đạt tỉ lệ cao về sự hài lòng của người bệnh, cũng như các thế mạnh về bề dày kinh nghiệm, nhân lực y tế chất lượng cao, cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ, cơ sở đào tạo và thực hành chuyên nghiệp, các nghiên cứu khoa học mang tính thực tiễn gắn liền với triển khai kỹ thuật cao, kết hợp với môi trường xanh - sạch - đẹp và chất lượng dịch vụ. Cùng với uy tín là một trong những bệnh viện đầu ngành trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, Bệnh viện Trung ương Huế đã thu hút nhiều người bệnh trong và ngoài nước đến tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Thứ trưởng Bộ Y tế cũng bày tỏ sự tin tưởng với kinh nghiệm, năng lực chuyên môn và nỗ lực cao của Bệnh viện Trung ương Huế, các nhà thầu xây dựng và đơn vị tư vấn, sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân thành phố Huế, dự án sẽ hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và an toàn."," Ngày 6/4, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức Lễ khởi công Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế 2 với tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự buổi lễ. Dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư số 3603/QĐ-BYT, với tổng vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng phần xây dựng và gần 100 tỷ đồng phần trang thiết bị y tế. Công trình có quy mô đầu tư gồm một tòa nhà 6 tầng nổi và 1 tầng hầm, với tổng diện tích sàn xây dựng 21.000m2, với đầy đủ hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại. Công trình gồm các phòng mổ Hybrid, hệ thống thận nhân tạo, hệ thống xét nghiệm Full Automation, hệ thống chẩn đoán hình ảnh hoàn chỉnh, PACS, LIS, HIS… kết hợp hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đáp ứng khả năng tiếp nhận thêm 300 giường bệnh đạt tiêu chuẩn quốc tế (5 sao). Tiến đ" 302,"Lịch sử dịch tễ bệnh nhân mắc cúm A/H9N2 đang điều trị tại TPHCM. Bệnh nhân là nam giới (37 tuổi, làm thợ hồ, thường trú tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), được chuyển từ Bệnh viện Quân y 120 (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM điều trị ngày 16-3.Ngày 6-4, Sở Y tế TPHCM có báo cáo nhanh về trường hợp mắc cúm A/H9N2 hiện đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM. Bệnh nhân là nam giới (37 tuổi, làm thợ hồ, thường trú tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), được chuyển từ Bệnh viện Quân y 120 (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM điều trị ngày 16-3. Trước khi đến cơ sở khám và điều trị, bệnh nhân sinh sống và làm việc tại nơi cư trú, bệnh nhân chưa từng tiêm phòng vaccine cúm và vaccine phòng Covid-19; đối diện nhà bệnh nhân là nhà em gái, em rể có trực tiếp giết mổ và kinh doanh buôn bán gia cầm (gà, vịt, chuột đồng...) cho khách, còn bệnh nhân thì không trực tiếp tiếp xúc với gia cầm; nhà bệnh nhân có nuôi 2 con ngỗng đẻ trứng để gia đình ăn, không cung cấp trứng ra bên ngoài. Đến thời điểm hiện tại, tình hình sức khỏe của những người trong gia đình em gái, em rể bệnh nhân đều khỏe mạnh, đồng thời chưa ghi nhận gia cầm chết hay biểu hiện bất thường tại các địa điểm này. Đến sáng 16-3, bệnh nhân thấy đau 2 chân, bụng to và được người thân đưa đi khám tại Bệnh viện Quân y 120. Các bác sĩ chẩn đoán xơ gan và tư vấn bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM.Ngày 16-3, lúc 13 giờ 30, bệnh nhân được nhập viện tại Khoa cấp cứu - hồi sức tích cực chống độc người lớn của Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM với chẩn đoán theo dõi xuất huyết tiêu hóa trên nền loét dạ dày, bệnh kèm xơ gan do rượu, theo dõi nhiễm trùng huyết. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân có tình trạng viêm phổi với hình ảnh tổn thương phế nang và mô kẽ lan tỏa hai phế trường trên X-quang, được chỉ định lấy mẫu phết mũi họng để làm xét nghiệm PCR virus cúm A, B. Tình hình suy hô hấp nặng dần, bệnh nhân được đặt nội khí quản thở máy. Ngày 22-3, kết quả xét nghiệm phết mũi họng (lần 1) của bệnh nhân dương tính cúm A, âm tính cúm B, nhưng chưa xác định được chủng. Ngày 26-3, bệnh nhân được chụp X-quang kiểm tra tình trạng tổn thương nhu mô phổi 2 bên không cải thiện; được lấy mẫu phết mũi họng (lần 2) để làm xét nghiệm PCR virus cúm A, B và tiếp tục điều trị. Đến ngày 1-4, Phòng xét nghiệm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM phối hợp với Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) giải mã trình tự gen xác định bệnh nhân mắc virus cúm A/H9N2. Hiện bệnh nhân tiếp tục điều trị tại phòng cách ly áp lực âm của Khoa hồi sức tích cực chống độc người lớn, với chẩn đoán theo dõi nhiễm trùng huyết từ viêm phổi, cúm A, nhiễm nấm xâm lấn, biến chứng suy hô hấp, xuất huyết phổi, xuất huyết ở bụng ổn, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương thận cấp, xơ gan do rượu, theo dõi u gan. Hiện chưa ghi nhận bệnh trong tất cả các trường hợp có tiếp xúc với bệnh nhân. Trước tình hình trên, Sở Y tế TPHCM đã chỉ đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM thực hiện tốt cách ly, điều trị và chăm sóc người bệnh theo đúng quy định của Bộ Y tế về cúm gia cầm, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn theo dõi tình trạng sức khỏe nhân viên y tế đã chăm sóc cho bệnh nhân (tất cả nhân viên khi tiếp xúc với bệnh nhân ngay từ khi nhập viện đều mang phương tiện phòng hộ theo đúng quy định). Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM báo cáo Viện Pasteur TPHCM và phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang tiếp tục điều tra dịch tễ, nhất là tiền sử đi lại và tiếp xúc của người bệnh để kịp thời ngăn chặn nguy cơ lây lan trong cộng đồng; đặc biệt, theo dõi và hướng dẫn 7 người thân tiếp xúc gần với bệnh nhân tại tỉnh Tiền Giang tự theo dõi sức khỏe tại nhà, vệ sinh khử khuẩn toàn bộ nhà và các vật dụng cá nhân của bệnh nhân."," Ngày 16-3, một bệnh nhân nam giới (37 tuổi, làm thợ hồ, thường trú tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) được chuyển từ Bệnh viện Quân y 120 (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM để điều trị. Bệnh nhân có tình trạng viêm phổi với hình ảnh tổn thương phế nang và mô kẽ lan tỏa hai phế trường trên X-quang, được chỉ định lấy mẫu phết mũi họng để làm xét nghiệm PCR virus cúm A, B. Ngày 22-3, kết quả xét nghiệm phết mũi họng (lần 1) của bệnh nhân dương tính cúm A, âm tính cúm B, nhưng chưa xác định được chủng. Ngày 1-4, Phòng xét nghiệm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM phối hợp với Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) giải mã trình tự gen xác định bệnh nhân mắc virus cúm A/H9N2. Hiện bệnh nhân tiếp tục điều trị tại phòng cách ly áp lực âm của Khoa hồi sức tí" 303,"Nam sinh Việt giành học bổng hơn 9 tỷ của Đại học Harvard. Với những góc nhìn đặc biệt về Toán học, Lê Vũ Minh Trí (lớp 12, THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) xuất sắc giành được học bổng hơn 9 tỷ đồng từ Đại học Harvard.Chạm tay đến giấc mơ Harvard Đã một tuần trôi qua, cậu học sinh lớp 12 Toán 1 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam vẫn chưa tin bản thân sắp trở thành tân sinh viên của Đại học Harvard (Mỹ). ""Đến giờ em vẫn thấy từ 'Congratulations' (chúc mừng) của Harvard còn siêu thực lắm"", Trí nói. Nhớ lại những ngày cuối tháng 3, thời điểm các trường trong khối Ivy League hẹn thông báo kết quả trúng tuyển, Minh Trí và cả gia đình đều khá hồi hộp. Sáng 29/3, khi đang ăn sáng chuẩn bị đi học như mọi ngày, Trí bất ngờ nhận được thư báo từ nhiều trường. ""Em hồi hộp quá nên không tự mở thư, em nhờ mẹ"", Minh Trí kể. Trong rất nhiều bức thư, mẹ Trí chọn mở của trường Duke đầu tiên. Bố mẹ Trí vui mừng hò reo khi em trúng tuyển ngôi trường xếp thứ 26 thế giới. Trí rất vui nhưng cố gắng điềm tĩnh, tự nhủ ""đỗ một trường tuyệt vời như Duke thật sự quá tốt rồi"". Đúng 7h, Minh Trí vào bàn học, từ từ mở máy tính để xem thư báo từ ngôi trường hằng mong ước - Đại học Harvard. ""Lần này em dũng cảm, tự tay mở kết quả"", Trí nói và cho biết em không chần chừ nhấn nút ""view update"" dứt khoát. Chừng mấy giây sau, bức thư được gửi từ ngôi trường danh tiếng hiện ra trước mắt nam sinh lớp 12. Dòng chữ rất to, in đậm giữa màn hình ""Congratulations"". Minh Trí như vỡ oà. Hạnh phúc và xúc động, nam sinh trường Ams nhảy lên, ôm lấy bố. Với Minh Trí, dòng chữ ngắn ấy thật ý nghĩa, đó là minh chứng cho những nỗ lực trong suốt thời gian dài. Ngoài thư thông báo trúng tuyển, Minh Trí còn nhận được thư chúc mừng riêng của đại diện ban tuyển sinh Đại học Harvard. Nội dung bức thư tiếp thêm nhiều động lực cho nam sinh, khi nhấn mạnh chàng trai đất Việt trở thành mảnh ghép tuyệt vời trong đội ngũ sinh viên khoa Toán, Đại học Harvard. Niềm vui ấy như được nhân lên gấp bội khi Minh Trí nhận thêm thông tin trúng học bổng toàn phần 9,3 tỷ/4 năm học từ ngôi trường danh giá bậc nhất thế giới. Nam sinh trường Ams tiết lộ yêu thích Đại học Harvard không chỉ vì danh tiếng mà đó là nơi hội tụ của những tài năng đa sắc tộc mà không có sự phân biệt. Tất cả đều có nội lực tự thân đáng nể và học hỏi lẫn nhau. Minh Trí luôn mong bản thân được đích thân trải nghiệm và làm một phần của cộng đồng tuyệt vời đó. Đến nay, sau một tuần nhận được kết quả, Minh Trí còn nguyên cảm xúc, vì để đỗ Đại học Harvard quả thực không dễ dàng. ""Điều khó nhất về Harvard chính là cơ hội cho bất cứ ứng viên Việt Nam nào đều cực kỳ thấp, nhất là khi em nộp đơn ở kỳ Regular Decision với tỷ lệ cạnh tranh cực lớn và thời điểm đó, Harvard đã nhận một bạn Việt Nam từ kỳ nộp đơn sớm"", Minh Trí nói. Mỗi năm Đại học Harvard chỉ nhận 1-2 sinh viên từ Việt Nam, cơ hội đỗ vào ngôi trường này được nhân định là quá mong manh với bất cứ học sinh nào. Minh Trí đã xuất sắc làm được điều gần như không thể ấy, nhờ đam mê toán học của mình. Yêu Toán qua nghệ thuật Từ khi còn là học sinh cấp 2, Minh Trí bộc lộ tài năng ở lĩnh vực Toán học. Bên cạnh thời gian học trên lớp, Minh Trí dành nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động liên quan đến Toán như tự nghiên cứu và viết các bài báo khoa học. Trong một lần được mẹ đưa đi tham quan triển lãm về nghệ thuật tạo hình từ các chất liệu đường dẻo, Trí nhận ra Toán học và nghệ thuật còn có những mối liên kết đặc biệt với nhau. Từ đó Trí càng say mê Toán học và tìm cho bản tân cách tiếp cận mới khi nghiên cứu lĩnh vực này thông qua nghệ thuật.""Toán học và nghệ thuật có thể giúp nhau phát triển. Ví dụ người ta có thể tìm ra tất cả các “kiểu” xếp họa tiết khi thiết kế 1 mẫu tessellation (tạm dịch là lát gạch) nhờ vào các phép dời hình như phép quay, phép đối xứng trục, phép tịnh tiến hay kết hợp các phép này với nhau..."", Minh Trí nói. Nam sinh lớp 12 cho rằng, việc học Toán sẽ thú vị hơn khi có hình vẽ đẹp để nhìn thay vì những trang dài công thức. Để chinh phục đam mê, Minh Trí đọc về Toán từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt say mê với các chủ đề lạ về Toán trong các diễn đàn khoa học. Ở tuổi 17, Minh Trí đã có hai nghiên cứu độc lập về Toán. Trong đó một bài báo khoa học dài 40 trang về hình học phi Euclid và một nghiên cứu về phương pháp giáo dục Toán học cho nhóm học sinh cấp 2. Minh Trí thần tượng Steven Strogatz - nhà Toán học người Mỹ vì ông luôn tích cực truyền bá Toán học đến đại chúng. Có lẽ tinh thần đó trở thành động lực để nam sinh tổ chức nhiều buổi hướng dẫn học sinh cấp 2 sử dụng thuật toán để gấp giấy origami, vẽ fractal (hình phân dạng) trên bánh macaron. Các buổi học do nam sinh này ""đứng lớp"" thường đem đến những cái nhìn mới về Toán học cho các học sinh khoá dưới. Bằng cách kể các câu chuyện Toán học gắn với biểu tượng khối đa diện, Trí giúp các em nhỏ tiếp cận Toán học vui vẻ hơn. Niềm đam mê Toán học mỗi ngày càng lớn trong cậu học sinh trường Amsterdam. Đó cũng là lý do Minh Trí muốn tiếp tục theo đuổi lĩnh vực này khi lên đại học. ""Khi quyết định du học, em luôn mơ ước được học ở những trường có khoa Toán thuộc top đầu thế giới, Đại học Harvard là một trong số đó. Em luôn khao khát được học môn Math 55 - phân môn nổi tiếng khó và chỉ có ở ngôi trường này"", Minh Trí bộc bạch. Biến niềm tự hào thành hành động Với Minh Trí, Đại học Harvard là niềm tự hào lớn. Trong bài luận gửi đến ngôi trường này, cậu học sinh chuyên Ams bày tỏ rõ quan điểm về tình yêu Toán học. Harvard yêu cầu mỗi ứng viên nộp một bài luận chính 650 từ và 5 bài luận phụ mỗi bài 200 từ. Dành nhiều tâm huyết nhất cho bài luận chính nhưng bài khiến Trí tâm đắc nhất lại là bài luận phụ. Nam sinh đã đề cập đến việc sẽ sử dụng nền giáo dục ở Đại học Harvard như thế nào trong tương lai.""Em tiếp cận bài luận này theo cách riêng, nói lên quan điểm về mối liên hệ giữa giá trị của bản thân và lòng tự hào. Bất cứ ai trở thành sinh viên Đại học Harvard đều sẽ vô cùng tự hào và chắc chắn em sẽ không để những giá trị của bản thân được quyết định chỉ bởi danh tiếng của trường"", Minh Trí bày tỏ. Nam sinh lớp chuyên Toán không muốn lãng phí 4 năm chìm đắm vào niềm tự hào mà sẽ tập trung tối đa vào phát triển khả năng học thuật trong chuyên ngành Toán học. ""Em sẽ phát triển dự án giáo dục Toán học liên ngành nghệ thuật lên tầm cao mới bằng cách tận dụng tối đa những cơ hội mà cộng đồng học thuật sôi động của Harvard mang lại"", Minh Trí quyết tâm. Tháng 8 này, nam sinh trường Ams sẽ chính thức trở thành tân sinh viên ngôi trường xếp thứ 4 thế giới theo xếp hạng năm 2024 của QS. Trong thời gian chờ đợi, Minh Trí thường xuyên theo dõi các diễn đàn của trường để hiểu thêm về cuộc sống và chương trình học ở đây. Nam sinh cũng đang học thêm các kỹ năng mềm và rèn luyện sức khoẻ, sẵn sàng cho 4 năm học xa nhà. Thời gian rảnh rỗi, Minh Trí chơi guitar hoặc tập võ. Chàng trai yêu Toán học bật mí: ""Sau khi chinh phục các bậc học cao hơn ở Mỹ, em muốn về Việt Nam làm việc và cống hiến cho sự phát triển của quê hương""."," Minh Trí, một học sinh lớp 12 tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, đã xuất sắc giành được học bổng hơn 9 tỷ đồng từ Đại học Harvard (Mỹ). Minh Trí đã từng yêu thích Đại học Harvard không chỉ vì danh tiếng mà còn vì nơi hội tụ của những tài năng đa sắc tộc mà không có sự phân biệt. Minh Trí đã có hai nghiên cứu độc lập về Toán, trong đó một bài báo khoa học dài 40 trang về hình học phi Euclid và một nghiên cứu về phương pháp giáo dục Toán học cho nhóm học sinh cấp 2. Minh Trí thần tượng Steven Strogatz - nhà Toán học người Mỹ vì ông luôn tích cực truyền bá Toán học đến đại chúng. Minh Trí đã tổ chức nhiều buổi hướng dẫn học sinh cấp 2 sử dụng thuật toán để gấp giấy origami, vẽ fractal (hình phân dạng) trên bánh macaron. Minh Trí sẽ chính thức trở thành tân sinh viên ngôi trường xếp thứ 4 thế giới theo xếp hạng năm 2024 của QS. Sau k" 304,"Đốt thực bì gây cháy rừng tại thị trấn Lăng Cô. Ngày 6/4, Đồn Biên phòng Lăng Cô, Bộ đội Biên phòng tỉnh TT-Huế cho biết, xảy ra cháy rừng do người dân đốt thực bì tại khu rừng trồng tràm thuộc tổ dân phố An Cư Tây, thị trấn Lăng Cô. Theo đó, vào lúc 20h40' ngày 5/4 đơn vị nhận được tin báo của chính quyền địa phương về việc xảy ra đám cháy lớn tại khu vực rừng thuộc TDP An Cư Tây, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế.Sau khi nhận được tin, đơn vị đã báo cáo Bộ chỉ huy; đồng thời cử 10 cán bộ do đồng chí Phó đồn trưởng phụ trách đến hiện trường phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chữa cháy. Tuy nhiên, do thời tiết những ngày qua tại tỉnh TT-Huế nắng nóng, nồm và hanh khô cùng với lớp thực bì dày, nên phải mất gần 2 giờ nỗ lực, lực lượng chức năng và người dân mới cơ bản khoanh vùng và khống chế dứt điểm, dập tắt hoàn toàn đám cháy. Nguyên nhân ban đầu cho thấy khoảng 20h00 ngày 05/4, ông N.M. (SN 1980, trú tại An Cư Tây) đốt lớp thực bì khu vực rừng tràm được giao quản lý, khai thác. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng nên đã cháy lan ra khoảng hơn 01 hecta rừng tràm. Video cháy rừng tại thị trấn Lăng Cô:"," Ngày 6/4, Đồn Biên phòng Lăng Cô, Bộ đội Biên phòng tỉnh TT-Huế cho biết, xảy ra cháy rừng do người dân đốt thực bì tại khu rừng trồng tràm thuộc tổ dân phố An Cư Tây, thị trấn Lăng Cô. Vào lúc 20h40' ngày 5/4, đơn vị nhận được tin báo về việc xảy ra đám cháy lớn tại khu vực rừng thuộc TDP An Cư Tây, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế. Sau khi nhận được tin, đơn vị đã báo cáo Bộ chỉ huy và cử 10 cán bộ đến hiện trường phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chữa cháy. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng, nồm và hanh khô cùng với lớp thực bì dày, nên phải mất gần 2 giờ nỗ lực, lực lượng chức năng và người dân mới cơ bản khoanh vùng và khống chế dứt điểm, dập tắt hoàn toàn đám cháy. Nguyên nhân ban đầu cho thấy khoảng 20h00 ngày 05/4, ông N.M." 305,"Quảng Bình: Gọi DN đầu tư 1.380 tỷ làm Khu đô thị Quang Phú. (VNF) - Dự án Khu đô thị Quang Phú, TP. Đồng Hới có chi phí thực hiện 1.380 tỷ đồng với diện tích khoảng 16,1hatại xã Quang Phú, TP. Đồng Hới và xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình vừa thông báo mời quan tâm Dự án Khu đô thị Quang Phú, TP. Đồng Hới. Dự án có diện tích khu đất thực hiện Dự án khoảng 161.208,5 m2 (diện tích chính xác sẽ được xác định trong quá trình giao đất). Địa điểm thực hiện tại xã Quang Phú, TP. Đồng Hới và xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.Quy mô đầu tư của dự án gồm 272 lô đất ở mới, với tổng diện tích khoảng 65.433,5 m2, trong đó, xây thô, hoàn thiện mặt ngoài khoảng 75 căn nhà liền kề với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 30.381,08m2, chiều cao khoảng 3 tầng; xây dựng 1 chung cư với chiều cao khoảng 12 tầng, diện tích sàn xây dựng khoảng 15.919m2, khoảng 115 căn hộ; chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây nhà ở theo thiết kế mẫu được duyệt sau khi đầu tư xây dựng hoàn chỉnh phần hạ tầng kỹ thuật và đáp ứng các quy định hiện hành khoảng 195 lô đất. Nhà ở xã hội khoảng 615 căn hộ.Thời hạn hoạt động của dự án trong vòng 50 năm kể từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất; người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc mua đất ở để xây nhà ở được sử dụng ổn định, lâu dài theo quy định của pháp luật về đất đai. Tiến độ đầu tư: Không quá 5 năm kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc quyết định chấp thuận nhà đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình cho biết, dự án có kinh phí thực hiện khoảng 1.380 tỷ đồng. Nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện đến 16 giờ ngày 18/5/2024. Được biết, từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Quảng Bình đã công bố một loạt dự án đô thị mời nhà đầu tư quan tâm thực hiện. Các dự án có kinh phí thực lớn như: Dự án Khu đô thị cao cấp Quán Hàu (thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh). Dự án có tổng vốn đầu tư 798 tỷ đồng; Dự án Khu đô thị phía Tây đường Phan Huy Chú, phường Đồng Phú, TP. Đồng Hới có tổng mức đầu tư 998 tỷ đồng; Dự án Khu đô thị phức hợp phía Bắc Công viên trung tâm TP. Đồng Hới có chi phí xây dựng sơ bộ khoảng 420 tỷ đồng. Riêng tại huyện Bố Trạch, ngoài Dự án khu đô thị Quang Phú vừa được công bố, đầu tháng 4/2024, Dự án Khu đô thị mới Lý Trạch có tổng mức đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng cũng đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình công bố danh mục dự án mời nhà đầu tư đăng ký thực hiện. "," Dự án Khu đô thị Quang Phú, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, có chi phí thực hiện 1.380 tỷ đồng với diện tích khoảng 16,1ha tại xã Quang Phú, TP. Đồng Hới và xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch. Dự án có quy mô đầu tư gồm 272 lô đất ở mới, với tổng diện tích khoảng 65.433,5 m2, trong đó, xây thô, hoàn thiện mặt ngoài khoảng 75 căn nhà liền kề với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 30.381,08m2, chiều cao khoảng 3 tầng; xây dựng 1 chung cư với chiều cao khoảng 12 tầng, diện tích sàn xây dựng khoảng 15.919m2, khoảng 115 căn hộ; chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây nhà ở theo thiết kế mẫu được duyệt sau khi đầu tư xây dựng hoàn chỉnh phần hạ tầng kỹ thuật và đáp ứng các quy định hiện hành khoảng 195 lô đất. Nhà ở xã hội khoảng 615 căn hộ. Thời" 306,"Tây Nguyên, Nam Bộ nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa dông. NDO - Dự báo hôm nay (7/4), ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong mưa dông đề phòng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 7/4, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%. Thời gian nắng nóng trong ngày từ 12-16 giờ. Ở khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và Trung Trung Bộ hôm nay (7/4) có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi hơn 35 độ C. Dự báo, nắng nóng ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới. Cảnh báo, do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao. Dự báo thời tiết ngày và đêm 7/4 tại các khu vực trên cả nước: Khu vực Hà Nội: Nhiều mây, sáng sớm và đêm có mưa, mưa nhỏ rải rác, sau có mưa vài nơi. Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 28-30 độ C. Phía Tây Bắc Bộ: Nhiều mây, sáng sớm và đêm có mưa, mưa nhỏ rải rác; riêng khu Tây Bắc có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-27 độ C, có nơi dưới 24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C; riêng khu vực Tây Bắc có nơi hơn 35 độ C. Phía Đông Bắc Bộ: Nhiều mây, sáng sớm và đêm có mưa, mưa nhỏ rải rác, sau có mưa vài nơi. Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C, vùng núi có nơi dưới 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 27-30 độ C, có nơi hơn 30 độ C. Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế: Phía bắc nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây hửng nắng; phía nam có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất ở phía bắc 28-31 độ C, có nơi hơn 31 độ C; phía nam 32-35 độ C, có nơi hơn 35 độ C. Đà Nẵng đến Bình Thuận: Có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 32-35 độ C, có nơi hơn 35 độ C. Tây Nguyên: Có mây, ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 34-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C. Nam Bộ: Có mây, ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 34-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C."," Tóm tắt: - Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt vào ngày 7/4, có nơi nắng nóng hơn 37 độ C. - Cảnh báo nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn và cháy rừng do nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp. - Nắng nóng có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người. - Dự báo thời tiết ngày và đêm 7/4 tại các khu vực trên cả nước. - Các khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và Trung Trung Bộ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi hơn 35 độ C. - Nắng nóng ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới." 307,"Tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm virus cúm gia cầm sang người. Kinhtedothi - Lần đầu tiên, Việt Nam ghi nhận ca mắc cúm A(H9) là nam bệnh nhân 37 tuổi tại Tiền Giang. Trước đó, Khánh Hòa có ca tử vong do cúm A(H5N1). Bộ Y tế nhận định, thời gian tới tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các chủng virus cúm gia cầm sang người.Virus cúm gia cầm nào có độc lực cao? Thời gian gần đây, việc phát hiện các ca nhiễm cúm gia cầm trên người khiến nhiều người dân lo lắng. Vậy virus cúm gia cầm nào có độc lực cao và gây nguy hiểm khi lây sang người? Đề cập đến vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, virus cúm có các tuýp A, B và C. Dựa trên 2 loại Protein bề mặt là H có 16 loại (Hemagglutinin) và N (Neuraminidase) có 9 loại. H và N kết hợp tạo nên chủng cúm khác nhau như: Cúm A(H1N1), cúm A(H5N1), cúm A(H9N2), cúm A(H3N2), cúm A(H7N9)… Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), con người có thể bị nhiễm virus cúm gia cầm, cúm lợn và các loại virus cúm khác, như cúm gia cầm A(H5N1), A(H7N9), A(H9N2) và các virus cúm lợn A(H1N1), A(H1N2) và A(H3N2). Virus cúm gia cầm A được phân thành hai loại: virus cúm gia cầm A có khả năng gây bệnh thấp và virus cúm gia cầm A độc lực cao. Một số chủng virus có độc lực cao như: Cúm A(H7N9), cúm A (H5N2), cúm A(H5N8), cúm A(H5N1)… Với các loại virus cúm A(H9) cho đến nay được xác định trên thế giới ở các loài chim và gia cầm hoang dã đều có khả năng gây bệnh thấp.Tại Việt Nam, trước đây lưu hành cúm A(H5N1) trên người. Còn với cúm A(H9N2) ở nước ta ghi nhận có ở đàn gia cầm. Cúm A (H9N2) thường lưu hành ở đàn gia cầm và có thể lây sang người nhưng chưa thấy dịch lớn xảy ra, mới chỉ có ca bệnh lẻ tẻ. Tuy vậy, người dân phải đề phòng vì các chủng virus rất dễ biến đổi thành chủng nặng hơn hoặc vẫn chủng đó nhưng biến đổi, có độc lực cao hơn, lây lan nhanh hơn, triệu chứng nặng hơn… “Người dân cần thực hiện phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh” - PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo. Chuyên gia y tế cho rằng, hiện một số chủng virus cúm A có khả năng gây bệnh trên người, động vật được biết đến phổ biến như: Cúm A(H5N1), H1N1, H3N2, H5N6, H7N9...Trong đó, cúm A(H5N1) được biết đến là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm gây bệnh trên chim, gia cầm và một số loài động vật khác và có thể lây nhiễm cho con người. Phòng lây nhiễm cúm gia cầm Theo thống kê từ Bộ Y tế, từ năm 2003 đến nay có 129 người nhiễm cúm gia cầm độc lực cao A(H5N1), trong đó 65 người tử vong. Trong tháng 3/2024, tại Khánh Hòa ghi nhận một trường hợp tử vong do cúm gia cầm A(H5N1). Cúm A(H5N1) là chủng có độc lực cao, người nhiễm thường có biểu hiện nặng, với tỷ lệ tử vong tương đối lớn. Tuy nhiên, hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy cúm A/H5N1 lây từ người sang người. Để đánh giá nguy cơ lây truyền cúm từ động vật sang người, cần theo dõi và có giám sát rất cụ thể từ việc dịch bùng lên ở đàn gia cầm hay không, có lây sang người, bùng phát trên người hay không? Để phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh lây lan và bùng phát, PGS.TS Trần Đắc Phu lưu ý, người dân cần làm tốt công tác phòng bệnh cho đàn gia cầm để không bị nhiễm bệnh. Bởi nếu không dập tắt được dịch từ gia cầm thì dịch cúm sẽ lây sang người. “Để hạn chế tối đa việc dịch bùng phát, khi phát hiện những ổ dịch có gia cầm chết, người dân phải lập tức báo cơ sở thú y, cơ sở y tế để các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xử lý dịch tễ” - PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo, bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Để chủ động phòng, chống bệnh, người dân không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loài động vật hoang dã, đặc biệt là chim. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết, người dân tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Khuyến khích đeo khẩu trang khi đi vào chợ gia cầm sống hoặc khu vực buôn bán gia cầm sống; rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm hoặc sau khi đi vào chợ. Khi có biểu hiện giống cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở phải đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. "," Tóm tắt: - Việt Nam ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Tiền Giang. - Các chủng virus cúm gia cầm có độc lực cao như: Cúm A(H7N9), cúm A (H5N2), cúm A(H5N8), cúm A(H5N1)... - Cúm A(H9N2) thường lưu hành ở đàn gia cầm và có thể lây sang người nhưng chưa thấy dịch lớn xảy ra, mới chỉ có ca bệnh lẻ tẻ. - Cúm A(H5N1) là chủng có độc lực cao, người nhiễm thường có biểu hiện nặng, với tỷ lệ tử vong tương đối lớn. - Hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy cúm A/H5N1 lây từ người sang người. - Để phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh lây lan và bùng phát, người dân cần làm tốt công tác phòng bệnh cho đàn gia cầm để không bị nhiễm bệnh. - Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. - Khuyến cáo ng" 308,"Thói quen xấu, hành động xấu tàn phá sức khỏe người Việt. (PLVN) - Ăn thịt chó mèo, động vật hoang dã là một thói quen xấu của người Việt đã diễn ra nhiều năm nay. Đó không chỉ là một thói quen sống thiếu văn minh mà còn có nguy cơ gây ra nhiều căn bệnh truyền nhiễm, tàn phá sức khỏe cộng đồng. Thói quen xấu lên ngôi Anh T.A.H., 38 tuổi, là nhân viên sửa chữa điện tại khu vực Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Cứ cuối tuần, H. cùng bạn bè hẹn nhau đến một quán chuyên kinh doanh thịt chó mèo ở khu vực Ông Tạ, Tân Bình để “lai rai” vài xị rượu với món nhậu yêu thích: Thịt chó. Khi được hỏi, có nhiều loại thực phẩm ngon, vì sao vẫn phải chọn thịt chó để ăn nhậu, H. cho biết vì thói quen, vì hương vị ngon khó bỏ, và vì “thịt chó với rượu đế là không thể thay thế được”. Không chỉ thế, thời điểm vợ có bầu, H. còn thường xuyên mua đủ món thịt chó cho vợ ăn, vì H. được người thân sống ở Nam Định khuyên, cho vợ ăn thịt chó vừa mát vừa bổ, tốt cho con (!). Còn anh T.H.D., 45 tuổi, sống ở Đắk Lắk thì lại có một sở thích khá “đặc biệt”, đó là nhậu thịt rừng. Giờ đây, các quán bán thịt rừng ở địa phương không còn, nhưng D. rất “giỏi” trong khoản tìm kiếm được thịt rừng làm mồi nhậu. Anh lùng sục trên mạng hoặc đặt hàng những người thợ đốn gỗ, tìm ong mật thi thoảng đem về cho mình vài con thú nhỏ như nhím, thỏ... để anh rủ bạn bè đến làm bữa nhậu. Theo quan điểm của D., thịt rừng là của động vật hoang dã trong thiên nhiên, không bị chăn nuôi, ăn các thực phẩm gây hại, nên ăn vừa bổ vừa ngon. Có nhiều lý do để cho đến nay, một bộ phận người dân vẫn yêu thích và thường xuyên ăn thịt các động vật như chó mèo nuôi, động vật hoang dã. Có người vì thói quen từ lâu, vì yêu thích, cảm thấy ngon, không muốn bỏ. Còn có cả những quan niệm như ăn các loại thịt nói trên giúp tăng cường sức khỏe, thậm chí là “cường dương”, tăng cường sinh lý nam... Thậm chí, báo cáo tóm tắt tình trạng tiêu thụ thịt chó và mèo tại Việt Nam năm 2021 của Tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu FOUR PAWS cho thấy, 57% những người tham gia phỏng vấn tin rằng họ không thể mắc bệnh do ăn thịt chó, trong khi 36% những người tham gia tin cũng tin rằng họ không thể mắc bệnh nếu ăn thịt mèo. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ thịt chó là mối đe dọa tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng. Nhu cầu tiêu thụ là một trong những động lực chính thúc đẩy thị trường buôn bán và giết mổ thịt chó, mèo tiếp tục gia tăng. Thống kê của các tổ chức phúc lợi động vật quốc tế cho thấy, trung bình hằng năm có khoảng 5 triệu con chó và 1 triệu con mèo bị buôn bán và giết thịt tại Việt Nam. Cạnh đó hiện nay, việc tiêu thụ, buôn bán động vật hoang dã là vi phạm pháp luật, thế nhưng, vẫn còn không ít chợ động vật hoang dã đang hoạt động công khai hoặc bán công khai tại các địa phương. Một số quán nhậu tại nhiều địa phương, trong thực đơn công khai hoặc dành cho khách “VIP”, vẫn có những món ăn chế biến từ động vật hoang dã như: sóc, nai, dơi... Thậm chí, hoạt động kinh doanh động vật hoang dã trở nên rầm rộ trên mạng xã hội. Trong năm 2023, Cơ sở dữ liệu của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) đã ghi nhận 1.832 vụ việc vi phạm về động vật hoang dã (ĐVHD) trên Internet, bao gồm 8.358 vụ việc quảng cáo, buôn bán nhỏ lẻ và 118 trường hợp buôn bán có tính chất chuyên nghiệp. Hậu quả nghiêm trọng và giải pháp ngăn chặnCần phải khẳng định, ăn thịt chó mèo, động vật hoang dã không chỉ là thói quen, kém văn minh, đi ngược lại xu thế nhân loại, mà còn bởi điều này là nguyên nhân gây ra những ngộ độc, chứng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây mất an toàn cho đời sống cộng đồng. Phân tích với báo chí về những quan niệm sai lầm trong việc ăn thịt chó, Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh cho biết: Thịt chó có giá trị dinh dưỡng tương tự như một số loại thịt như: thịt bò, thịt heo, thịt gà… Về việc thịt chó có tác dụng y học, làm tăng năng lực phái nam… những tác dụng này thực tế chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh hay khẳng định là đúng. Các chuyên gia y tế cho rằng, ăn thịt chó mèo không những không có lợi cho sức khỏe mà rất nguy hại. Khi ăn thịt chó mèo chưa được kiểm tra về bệnh cũng như thịt chưa được chế biến phù hợp hoặc không được nấu chín kỹ thì rất có thể gây bệnh cho người ăn, như bệnh dại, một căn bệnh mà loài chó hay bị nhiễm và chưa có thuốc đặc trị. Khi không bảo quản tốt, thịt và nội tạng chó có thể phân hủy dần, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây độc như: liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn phát triển, khiến cho người ăn thịt và cả người làm thịt cũng dễ có nguy cơ nhiễm các vi khuẩn gây nhiễm trùng máu, có thể nguy hiểm tính mạng. Nếu ăn phải thịt trúng bả, người ăn có nguy cơ ngộ độc cấp. Còn thông tin từ Viện An toàn Thực phẩm Việt Nam (FSI), ăn thịt chó, mèo có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, nhất là trứng và ấu trùng không phát triển thành giun trong ruột mà xâm nhập gan, phổi, phủ tạng khác. Thậm chí, chúng tấn công não, mắt... gây nhiều bệnh nguy hiểm cho người. Cũng theo các chuyên gia y tế, thịt từ các loại động vật hoang dã cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Từ những năm 1980, thú rừng được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo là nguyên nhân của nhiều loại bệnh truyền nhiễm, gây tử vong cao. Cụ thể, cầy hương truyền đại dịch SARS, loài dơi gây dịch Ebola, loài khỉ gây bệnh HIV/AIDS, các loài gia cầm gây bệnh cúm,… Cạnh đó, còn có thể kể đến một số món ăn “nguy hiểm” mà người Việt vẫn chưa bỏ được, đó là ăn tiết canh, các loại thực phẩm biết có độc như cóc, cá nóc... Theo quy định của Luật Thú y, quy định về sử dụng thịt gia súc, gia cầm làm thực phẩm phải đáp ứng quy định về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và an toàn thực phẩm. Hiện tại, pháp luật Việt Nam không cấm sử dụng thịt chó nhưng cũng không đưa loài chó vào danh mục vật nuôi để giết thịt làm thực phẩm cho con người. Đồng thời, Chỉ thị số 5804/CT-BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ra ngày 6/9/2022 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dại trên động vật, trong đó nội dung thứ 5: “Tổ chức theo dõi, giám sát, ngăn chặn, xử lý tiêu hủy chó, mèo, sản phẩm chó, mèo vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam; xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển chó, mèo bất hợp pháp qua biên giới theo quy định; tổ chức kiểm soát vận chuyển chó, mèo trong nước theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y”. Tại tọa đàm “Buôn bán và tiêu thụ thịt động vật nuôi (chó, mèo): Chính sách, thách thức và cơ hội” vào tháng 7/2023 do Ban Công tác đại biểu của Quốc hội tổ chức, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho biết hoạt động buôn bán và tiêu thụ thịt động vật nuôi (chó, mèo) là một vấn đề đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của các cấp chính quyền và cộng đồng. Quản lý động vật nuôi nói chung và quy định về phúc lợi động vật cũng là những nội dung mà các cơ quan quản lý Nhà nước đã và đang đưa ra bàn thảo. Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Việt Nam đã có khung pháp lý cho công tác này, tuy nhiên thực thi pháp luật vẫn còn nhiều bất cập và cần tiếp tục được hoàn thiện trong thời gian tới. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thúc đẩy truyền thông nâng cao nhận thức, đồng thời huy động sự tham gia mạnh mẽ hơn của các Bộ, ban, ngành, các tổ chức và đoàn thể nhằm giảm thiểu các mối đe dọa tới sức khỏe cộng đồng và cách phòng tránh dịch bệnh truyền nhiễm. Hiện nay, thế hệ người Việt trẻ đang bắt đầu có những thay đổi mạnh mẽ về mặt nhận thức về vấn đề này. Nhiều thành phố trên cả nước đã ký những cam kết hoặc có lộ trình để trở thành “thành phố không tiêu thụ thịt chó, mèo”. Bác sĩ Karanvir Kukreja, Trưởng chương trình Động vật đồng hành tại Đông Nam Á của FOUR PAWS cho biết: “Chúng tôi đã và đang tích cực làm việc với Chính phủ để cùng giải quyết các rủi ro từ nạn buôn bán thịt chó, mèo. Trên thực tế, thịt chó, mèo không phải là nguồn thực phẩm thiết yếu, chỉ có 6% người Việt Nam ăn thịt chó, mèo thường xuyên, trong khi có tới hơn 90% người ủng hộ lệnh cấm”. Hy vọng, cùng với sự thay đổi nhận thức, với các hoạt động mạnh mẽ của nhiều tổ chức xã hội, và đặc biệt là việc nỗ lực hoàn thiện hành lang pháp lý, Việt Nam có thể tiến tới những ngày không xa, những thói quen thiếu văn minh như thế này sẽ không còn bóng dáng trong cộng đồng."," Thói quen ăn thịt chó mèo và động vật hoang dã là một thói quen xấu của người Việt, đã diễn ra nhiều năm nay. Đây không chỉ là một thói quen sống thiếu văn minh mà còn có nguy cơ gây ra nhiều căn bệnh truyền nhiễm, tàn phá sức khỏe cộng đồng. Một bộ phận người dân vẫn yêu thích và thường xuyên ăn thịt các động vật như chó mèo nuôi, động vật hoang dã vì thói quen từ lâu, yêu thích, cảm thấy ngon, không muốn bỏ. Có những quan niệm như ăn các loại thịt nói trên giúp tăng cường sức khỏe, thậm chí là “cường dương”, tăng cường sinh lý nam... Tuy nhiên, ăn thịt chó mèo, động vật hoang dã không chỉ là thói quen, kém văn minh, đi ngược lại xu thế nhân loại, mà còn bởi điều này là nguyên nhân gây ra những ngộ độc, chứng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây mất an toàn cho đời sống cộng đồng. Ăn thịt chó mèo k" 309,"Cơ thể sẽ ra sao nếu uống quá nhiều nước ngọt mỗi ngày? (PetroTimes) - Những người thích đồ uống có đường như nước có gas có thể đối mặt với một số rủi ro sức khỏe.Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi mọi người không ăn quá 6 thìa nhỏ đường mỗi ngày để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe từ bệnh tiểu đường đến sâu răng. Khối lượng đường trên tương đương với một thanh socola 45g hoặc hai ly nước ép trái cây 150ml.Nếu chỉ uống một lon nước ngọt 300 ml thì đã đủ nhu cầu lượng đường đơn trong cả ngày. Lạm dụng nước ngọt là nguyên nhân mắc nhiều bệnh lý: tim mạch, huyết áp, đái tháo đường... và làm suy giảm chức năng tinh hoàn đối với nam giới.Đối với người trưởng thành không có các bệnh rối loạn chuyển hóa đường hay thừa cân béo phì, lượng đường đơn tối đa nạp vào chỉ được phép chiếm 10% trong tổng số năng lượng của một ngày. Đối với người đái tháo đường, thừa cân, béo phì, lượng đường đơn chỉ nạp vào không quá 5% tổng năng lượng một ngày. Người trưởng thành 1 ngày cần khoảng 2.000 kcal. Lượng đường đơn theo quy định chỉ được chiếm dưới 10% tương đương với khoảng 200 kcal. Trong khi đó, một lon nước ngọt 300 ml chiếm khoảng 140 tới 150 kcal. Vì vậy, nếu chỉ uống một lon nước ngọt 300 ml thì gần như đã đủ nhu cầu lượng đường đơn trong cả ngày. Đáng chú ý, một ngày, chúng ta còn nạp vào cơ thể một lượng đường lớn từ nhiều loại thực phẩm khác. Vì vậy, khi uống một lon nước ngọt sẽ khiến lượng đường vượt quá ngưỡng cho phép. Những điều xảy ra với cơ thể sau khi uống nước ngọt có gas Các nhà khoa học đã đưa ra nghiên cứu về sự biến đổi trong cơ thể người trong 1 giờ đồng hồ sau khi bạn uống 1 chai nước ngọt có gas. - Sau 10 phút: Một lượng đường tương đương khoảng 10 thìa cà phê sẽ được đưa vào cơ thể bạn, tức là 100% đường bạn cần trong ngày. Dù lượng đường đưa vào khá lớn nhưng bạn không bị nôn mửa do axit photphoric trong lon nước đã kìm hãm vị giác. Sau 20 phút: Lượng đường trong máu tăng vọt. Insulin (một loại hoóc môn giúp đường di chuyển từ máu vào tế bào) cũng được giải phóng. Gan nhanh chóng tiếp nhận và chuyển hóa đường thành chất béo. - Sau 40 phút: Đồng tử của bạn sẽ giãn ra, huyết áp tăng lên đồng thời gan sẽ phản ứng lại bằng cách tăng lượng đường trong hệ tuần hoàn. - Sau 60 phút: Trải qua những biến đổi trong máu, hệ thần kinh và não bộ thì caffeine bắt đầu phát huy tác dụng lợi tiểu. Tuy nhiên, trong quá trình bài tiết, lượng canxi, magie và kẽm sẽ bị đào thải ra ngoài cũng với natri, nước và chất điện giải. Cơ thể bắt đầu mệt mỏi, uể oải và bạn rất dễ cáu gắt. Lạm dụng nước ngọt gây ra nhiều bệnh lý Uống nước ngọt nhiều làm tăng nguy cơ mắc cũng như kém kiểm soát bệnh ở những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, các bệnh gan, ung thư, bệnh gút, bệnh loãng xương ở người cao tuổi.Nước ngọt chứa rất nhiều phốt pho. Việc uống nhiều nước ngọt sẽ khiến cho hệ xương ở người trưởng thành hấp thụ nhiều phốt pho hơn lượng canxi sẽ khiến cho mật độ cũng như sự chắc khỏe của xương không được tốt. Khi uống nước ngọt sẽ làm tăng môi trường axit trong miệng sẽ tạo điều kiện rất tốt để vi khuẩn phát triển gây sâu răng. Mặt khác, đường trong nước ngọt lại là nguồn thức ăn vô hạn cho vi khuẩn phát triển. Riêng đối với trẻ nhỏ, uống nhiều nước ngọt làm giảm khả năng hấp thụ canxi, ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao ở trẻ. Bên cạnh đó, việc uống nước ngọt khiến cho người trẻ mắc các chứng bệnh tim mạch, đái tháo đường sớm hơn so với người trẻ có lối sống lành mạnh. Các nhà khoa học Đan Mạch cũng tìm ra những dấu hiệu cho thấy, nước ngọt khiến chúng ta đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường. Nếu uống soda mỗi ngày liên tục trong 6 tháng sẽ dẫn đến sự tích tụ mỡ thừa xung quanh gan và cơ xương. Điều này còn có thể dẫn đến nguy cơ kháng insulin trong cơ thể và dẫn tới nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn bình thường. Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện chất gây ung thư viết tắt là 4-MIE có trong một số loại nước ngọt có gas. Chất 4-MIE nằm trong caramel làm màu cho nước giải khát. Thử nghiệm của các nhà khoa học cho thấy, hóa chất này có thể gây ra ung thư phổi, gan, tuyến giáp và bệnh bạch cầu ở chuột."," Uống quá nhiều nước ngọt có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, các bệnh gan, ung thư, bệnh gút, bệnh loãng xương ở người cao tuổi. Nước ngọt chứa rất nhiều phốt pho, khi uống nhiều nước ngọt sẽ khiến cho hệ xương ở người trưởng thành hấp thụ nhiều phốt pho hơn lượng canxi sẽ khiến cho mật độ cũng như sự chắc khỏe của xương không được tốt. Uống nước ngọt sẽ làm tăng môi trường axit trong miệng sẽ tạo điều kiện rất tốt để vi khuẩn phát triển gây sâu răng. Đường trong nước ngọt lại là nguồn thức ăn vô hạn cho vi khuẩn phát triển. Đối với trẻ nhỏ, uống nhiều nước ngọt làm giảm khả năng hấp thụ canxi, ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao ở trẻ. Bên cạnh đó, việc uống nước ngọt khiến cho người trẻ mắc các chứng bệnh tim mạch, đái tháo đường sớ" 310,"Người 'biến hình' rác thải thành những món đồ độc lạ. Vật liệu rác thải như nhựa, túi nilon, vải vụn.. qua đôi bàn tay khéo léo của những mảnh đời khiếm khuyết đã trở thành vật dụng độc lạ, hữu ích. Nhiều năm nay, người dân ở xã Phước Mỹ, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã quen với hình ảnh đoàn người đi trên xe lăn khắp các nẻo đường nhặt từng chai nhựa, bao bì nilon ở các ngõ hẻm mang về tái chế. Họ là những người khuyết tật ở ngôi nhà chung Vườn tái chế NNC. Cách trung tâm TP Quy Nhơn chừng 20km, Vườn tái chế NNC nằm lọt thỏm trong một góc vườn ở xóm 3 (thôn Long Thành, xã Phước Mỹ, TP Quy Nhơn). Nơi đây, được xem như là mái nhà thứ hai của những người khuyết tật. Tại đây, người khuyết tật được tiếp thêm động lực bỏ qua rào cản khiếm khuyết, thỏa sức thể hiện đam mê của bản thân. Họ được sáng tạo và làm ra nhiều sản phẩm độc đáo, hữu ích góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường.Vật liệu phế thải như nhựa, túi nilon, vải vụn, qua đôi bàn tay khéo léo của những mảnh đời khiếm khuyết đã trở thành vật dụng hữu ích cho cuộc sống. Biến chai lọ, vải vụn thành những sản phẩm độc đáo Khu vườn này được hình thành từ ý tưởng của bà Nguyễn Thị Thanh Nga (61 tuổi, Chi hội trưởng Chi hội Khuyết tật Nguyễn Nga - NNC). Bà Nguyễn Thị Thanh Nga chia sẻ, ý tưởng hình thành Vườn tái chế bắt nguồn năm 2021, khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang hoành hành. Khi đó, bà nhận thấy số lượng bì nilon, hộp đựng đồ ăn làm từ xốp, các loại chai nhựa… thải ra môi trường khá nhiều nên đã lên mạng tìm hiểu về tác hại của các loại rác thải. Từ đó, bà bắt tay vào hạn chế rác thải như thực hiện đi chợ không túi nilon, mua sắm mang túi theo đựng.Sau đó, bà cùng các thành viên trong chi hội NNC suy nghĩ về cách làm “cuộc đời thứ 2” cho những loại rác thải này. “Kết hợp cùng với ý nghĩ cho người khuyết tật được gần gũi với thiên nhiên nên chúng tôi đã tìm ra khu đất này và hình thành nên Vườn tái chế NNC để cho các em được thoả sức sáng tạo tái chế rác thải, từ đó lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường. Và chúng tôi đã bắt tay vào làm từ những việc nhỏ nhất”, bà Nga chia sẻ.Vườn tái chế NNC rộng hơn 2000m2 với nhiều khu như vườn rau, giao lưu âm nhạc… Trong đó có hai khu tái chế rác thải nhựa, giấy, thuỷ tinh và khu tái chế vải vụn. Các rác thải nhựa, giấy, thuỷ tinh được các thành viên trong Vườn tái chế NNC thu gom từ các tuyến đường trong thôn, xã mỗi tuần một lần. Sau đó, họ nghiên cứu và chế tạo nên các sản phẩm độc đáo như xe, chuông gió, hình động vật.Anh Phan Huỳnh Anh Toan (34 tuổi, quê thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) cho biết, anh bị thương tật hai chân từ nhỏ. Khoảng 10 năm trước, anh thi đỗ vào ngành Công nghệ thông tin của một trường tại TP.HCM. Tuy nhiên, chỉ học xong năm nhất, anh bỏ giữa chừng vì sợ làm gánh nặng của gia đình. Sau đó, anh được đưa đến sống tại mái ấm chung dành cho người khuyết tật do bà Nguyễn Thị Thanh Nga làm chủ.Kể từ khi có vườn tái chế, anh rất thích thú tham gia chế tạo những sản phẩm từ các vật liệu bỏ đi như xe, thuyền. Anh nói ""ở đây mình có cơ hội làm ra những sản phẩm theo sự sáng tạo của bản thân, làm ra những đồ vật theo ý mình thích. Bên cạnh đó còn góp phần bảo vệ môi trường và lan toả điều này ra cộng đồng, rất có ý nghĩa…”. Khi các em về vườn tái chế, tôi chỉ mong muốn các em được hoà mình với thiên nhiên, được tự học làm nên những sản phẩm khiến các em tự hào là mình có thể làm được. Và đặc biệt, học sinh và người dân khi đến với vườn sẽ biết được việc làm tái chế, từ đó nâng cao nhận thức góp phần bảo vệ môi trường”, bà Nga chia sẻ."," Người khuyết tật tại xã Phước Mỹ, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã tạo ra một khu vườn tái chế rác thải, trong đó họ sử dụng nhựa, túi nilon, vải vụn để tạo ra các sản phẩm độc đáo và hữu ích. Ý tưởng hình thành Vườn tái chế bắt nguồn từ năm 2021, khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang hoành hành. Bà Nguyễn Thị Thanh Nga, Chi hội trưởng Chi hội Khuyết tật Nguyễn Nga - NNC, đã tìm ra khu đất này và hình thành nên Vườn tái chế NNC để cho các em được thoả sức sáng tạo tái chế rác thải, từ đó lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường. Vườn tái chế NNC rộng hơn 2000m2 với nhiều khu như vườn rau, giao lưu âm nhạc… Trong đó có hai khu tái chế rác thải nhựa, giấy, thuỷ tinh và khu tái chế vải vụn. Các rác thải nhựa, giấy, thuỷ tinh được các thành viên trong Vườn tái chế NNC thu gom từ" 311,"Phạt học sinh lái xe máy thật nặng như phạt nồng độ cồn' mới đỡ!. 'Phạt học sinh lái xe máy thật nặng như phạt nồng độ cồn'; 'Thấy học sinh chạy xe mà vi phạm luật thì chụp ảnh gửi đến trường hoặc cảnh sát giao thông xử phạt nguội gửi biên bản đến phụ huynh đóng tiền, vì đụng đến hầu bao tiền là sợ thôi, cũng như phạt nồng độ cồn giờ thì ai cũng sợ hết'...Nhiều ý kiến của bạn đọc gửi về tòa soạn Báo Thanh Niên phía dưới bài viết 'Tràn ngập học sinh lái xe máy trên 50 phân khối ở TP.HCM' đăng chiều 5.4.2024. Trong đó nhiều ý kiến ủng hộ cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ, phạt thật nặng học sinh lái xe máy trên 50 cm3 (hay còn gọi 50 cc) như phạt nồng độ cồn thì ai cũng sợ vì thực tế hiện nay nhiều học sinh lái xe máy trên 50 cc rất nguy hiểm ngoài đường, nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm đã xảy ra do học sinh điều khiển xe không đúng luật quy định. ""Nhìn tụi nhỏ chạy xe mà nổi da gà"" Bạn đọc N3T cho rằng nên mở lớp dạy an toàn giao thông trong nhà trường, nêu những tai nạn, tình huống nguy hiểm thường xảy ra khi tham gia giao thông cho các học sinh biết luật và biết xử trí khi tham gia giao thông. ""Ngoài xe máy trên 50 cc các em học sinh lái xe máy điện vù vù chở đôi, chở 3, rồi có những trẻ cỡ cấp 1, cấp 2 cha mẹ còn cho chạy xe máy điện, đạp điện nữa, ra đường nhìn tụi nhỏ chạy mà nổi da gà luôn ấy. Xin xử lý mạnh tay để trả lại cho giao thông đường phố được an toàn"", bạn đọc N3T nói. ""Thế hệ tương lai của Việt Nam cần phải được giáo dục tuân thủ pháp luật"", đó là ý kiến của phụ huynh TAN VINH HUYNH.Còn độc giả Trường Trịnh đề xuất: ""Nên ra quy định bắt buộc học sinh THPT đi xe đạp đến trường . Vừa có ý thức bảo vệ môi trường. Vừa rèn luyện sức khỏe . Vừa rẻ lại giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình và xã hội"". Vấn đề không phải ở cái xe! Đó là ý kiến của phụ huynh Tranminh Thi. Rõ ràng lỗi không phải ở cái xe đạp hay xe máy trên 50 phân khối hay xe đạp điện, xe máy điện, mà là người lớn - phụ huynh học sinh đã giao chiếc xe chưa phù hợp độ tuổi cho con em mình đang là học sinh, và các em học sinh điều khiển xe đó để đến trường. Bạn đọc Su Nguyen nói: ""Tôi nghĩ cần cho học sinh học luật giao thông, hướng dẫn cụ thể các tình huống an toàn giao thông và cấp giấy chứng nhận mới được lái xe máy - xe điện (dưới 50 cc), xe đạp điện. Thực tế ở Q.Tân Phú học sinh đi xe máy trên 50 cc rất nhiều, có cả học sinh tiểu học đã được cha mẹ giao cho xe đạp điện - xe máy điện rồi chạy loạn xị theo bản năng, rất nguy hiểm cho bản thân và người đi đường. Vấn đề cấp bách nhất là cần quy định độ tuổi sử dụng loại xe gì, học luật giao thông và cấp giấy chứng nhận mới được sử dụng xe phù hợp"". Bạn đọc có tên tài khoản NCTn đề xuất phương án: ""Ngoài lực lượng giao thông đột xuất xử phạt tạm giam xe thì trường học cũng mạnh tay giáo dục phê bình hạ điểm mấy em nào cố tình nhiều lần. Thử xem có cải thiện được tình hình hay không. Nhất là công an giao thông thỉnh thoảng bất ngờ kiểm tra trước sau giờ học, làm thử một thời gian bảo đảm gan bằng trời cũng phải ""nhợn"", cha mẹ học sinh không lẽ không đau bụng khi bị giam xe sao?""."," Tóm tắt: Bài viết này trình bày những ý kiến của các bạn đọc về việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ, đặc biệt là việc phạt thật nặng học sinh lái xe máy trên 50 cm3 (hay còn gọi 50 cc). Nhiều bạn đọc ủng hộ việc mở lớp dạy an toàn giao thông trong nhà trường, nêu những tai nạn, tình huống nguy hiểm thường xảy ra khi tham gia giao thông cho các học sinh biết luật và biết xử trí khi tham gia giao thông. Một số bạn đọc cũng đề xuất ra quy định bắt buộc học sinh THPT đi xe đạp đến trường để có ý thức bảo vệ môi trường, rèn luyện sức khỏe và giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, một số bạn đọc cho rằng lỗi không phải ở cái xe đạp hay xe máy trên 50 phân khối hay xe đạp điện, xe máy điện, mà là người lớn - phụ huynh học sinh đã giao chi" 312,"Ngăn chặn bệnh cúm gia cầm lây nhiễm sang người Thời điểm hiện tại đang là giai đoạn chuyển mùa và thời tiết có nhiều thay đổi bất thường, tạo điều kiện cho vi-rút cúm gia cầm phát triển, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người. Để chủ động phòng, chống cúm gia cầm lây sang người, Bộ Y tế đề nghị ngành y tế các địa phương phối hợp chặt chẽ ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương nhằm triển khai các giải pháp xử lý triệt để ổ dịch cúm tại cộng đồng. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tỉnh Tiền Giang vừa ghi nhận một bệnh nhân nam (37 tuổi) cư trú tại xã Tân Lý Đông (huyện Châu Thành) mắc cúm A(H9). Ngày 10/3, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt và tự mua thuốc điều trị; sau đó đến khám và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh ngày 16/3, được chẩn đoán viêm phổi nặng nghi do vi-rút. Kết quả xét nghiệm bước đầu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh phát hiện dương tính cúm A và có các đoạn gien tương đồng vi-rút cúm A phân tuýp H9. Mẫu bệnh phẩm được gửi tới Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh để xét nghiệm khẳng định. Ngày 1/4, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm A phân tuýp H9 và đang tiếp tục thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để xác định phân nhóm. Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy, nơi bệnh nhân sinh sống thuộc khu chợ bán gia cầm; chung quanh khu vực gia đình bệnh nhân sinh sống chưa ghi nhận gia cầm ốm, chết. Các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân được lập danh sách và theo dõi sức khỏe, đến nay chưa phát hiện triệu chứng viêm đường hô hấp. Đây là trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay. Trước đó, vào tháng 3/2024, tại tỉnh Khánh Hòa đã ghi nhận một trường hợp tử vong do mắc cúm A(H5N1) trên người. Từ cuối năm 2023 đến nay, tình hình dịch cúm gia cầm trên động vật diễn biến phức tạp như tại châu Á, tiếp tục ghi nhận các đợt bùng phát dịch cúm trên gia cầm gây ra bởi nhiều chủng vi-rút cúm A như: H5N1, H5N6, H5N8, H3N2, H9N2, H10N3..., trong khi một số quốc gia giáp biên giới với Việt Nam ghi nhận các ca cúm gia cầm trên người, bao gồm: H5N1, H9N2. Tại Việt Nam, trước đây có phát hiện vi-rút cúm A(H9N2) lưu hành trên đàn gia cầm nhưng độc lực thấp thường gây triệu chứng nhẹ và không gây chết gia cầm hàng loạt. Tuy nhiên, con người vẫn có thể bị lây nhiễm và mắc bệnh cúm gia cầm A(H9N2) nếu tiếp xúc, sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhiễm bệnh. Phó Cục trưởng Y tế dự phòng Nguyễn Lương Tâm cho biết, hiện đang là giai đoạn chuyển mùa và thời tiết có nhiều thay đổi bất thường, tạo thuận lợi cho vi-rút gia cầm phát triển và có nguy cơ lây nhiễm sang người. Trong khi đó, bệnh cúm gia cầm trên người chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc-xin phòng bệnh. Do vậy, để chủ động phòng, chống cúm gia cầm lây sang người, Bộ Y tế đề nghị giám đốc sở y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương tổ chức điều tra nguồn lây và xử lý triệt để ổ dịch; tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp mắc mới, sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế; chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn; sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch. Đồng thời, ngành y tế các cấp phối hợp chặt chẽ ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương trong việc giám sát phát hiện sớm các ổ dịch cúm trên gia cầm, kịp thời chia sẻ thông tin và phối hợp xử lý triệt để ổ dịch; tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người, đặc biệt tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những khu vực có nguy cơ cao... Bên cạnh sự nỗ lực của ngành y tế, ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương, người dân cần thực hiện nghiêm túc các nội dung khuyến cáo ngành y tế đưa ra như: Không ăn thịt gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà-phòng trước khi ăn. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim; khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Khi có biểu hiện giống cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời."," Tóm tắt: Hiện tại, đang là giai đoạn chuyển mùa và thời tiết có nhiều thay đổi bất thường, tạo điều kiện cho vi-rút cúm gia cầm phát triển và có nguy cơ lây nhiễm sang người. Bộ Y tế đề nghị ngành y tế các địa phương phối hợp chặt chẽ ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương để triển khai các giải pháp xử lý triệt để ổ dịch cúm tại cộng đồng. Tại Việt Nam, trước đây có phát hiện vi-rút cúm A(H9N2) lưu hành trên đàn gia cầm nhưng độc lực thấp thường gây triệu chứng nhẹ và không gây chết gia cầm hàng loạt. Tuy nhiên, con người vẫn có thể bị lây nhiễm và mắc bệnh cúm gia cầm A(H9N2) nếu tiếp xúc, sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhiễm bệnh. Phó Cục trưởng Y tế dự phòng Nguyễn Lương Tâm cho biết, hiện đang là giai đoạn chuyển mùa và thời tiết có nhiều thay đổi bất thư" 313,"Gần 100 cá nhân gặp gỡ, thảo luận các vấn đề về môi trường NDO - Sáng 7/4, tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã diễn ra buổi gặp gỡ, tham gia thảo luận của các tổ chức, cá nhân về môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Định. Buổi tham luận có sự tham gia của gần 100 người, trong đó có đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định, Tỉnh đoàn Bình Định, UBND thành phố Quy Nhơn, Thành đoàn Quy Nhơn và đại diện của 9 câu lạc bộ/mô hình môi trường cùng với các cá nhân yêu môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Định. Phát biểu tại buổi gặp gỡ, TS. Trần Thanh Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) cho biết: “Là trung tâm quốc tế hoạt động về khoa học và giáo dục không vì lợi nhuận mang tính liên ngành tại Việt Nam, trung tâm ICISE luôn đặt mục tiêu bảo vệ môi trường là yếu tố hàng đầu gắn liền với sự phát triển cũng như hoạt động của trung tâm. Trong quá trình xây dựng và phát triển, ICISE luôn cố gắng xây dựng nơi đây luôn là một địa điểm có môi trường trong lành, xanh sạch cho các hoạt động khoa học và giáo dục, là một điểm kết nối cộng đồng những cá nhân tổ chức hoạt động về môi trường để đóng góp giải quyết các vấn đề môi trường của địa phương. Hiện nay, ICISE đang hướng đến mục tiêu xây dựng một trung tâm về giáo dục môi trường và biến đổi khí hậu.TS. Đỗ Thị Thu Trang, Trưởng nhóm Môi trường và Phát triển bền vững, Viện Nghiên cứu Khoa học và Giáo dục Liên ngành (IFIRSE) cho biết, ICISE đã giới thiệu về những mô hình quản lý chất thải rắn gắn với cộng đồng tiêu biểu tại Việt Nam và trên thế giới, giúp người nghe hiểu được một bức tranh tổng quát có hệ thống về các hoạt động bảo vệ môi trường từ khâu phát sinh rác thải cho đến khâu thu gom và xử lý. Tại buổi gặp gỡ, TS. Trang cũng chia sẻ sứ mệnh cũng như các hoạt động của “Mạng lưới Change for Green Binh Dinh” với mong muốn kết nối, đào tạo về chuyên môn, và thúc đẩy các phong trào môi trường trên địa bàn tỉnh. Tại sự kiện, các câu lạc bộ và các mô hình môi trường tại Bình Định cũng chia sẻ về hoạt động của mình. Các nhóm bao gồm: Làng chài Bình Yên - Giải nhất sáng kiến cuộc thi “Vì một đại dương không rác thải nhựa” của UNESCO 2020; Amore Eco - CLB môi trường, Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn; NNC Recycling Garden - Vườn Tái Chế được thực hiện bởi người khuyết tật; Green Club - Đại học Quy Nhơn; Nhóm 5Rs Superman Quy Nhơn - là nhóm môi trường của các bạn tiểu học với sự đồng hành của bố mẹ tại Quy Nhơn Nhóm Những bước chân xanh - là một nhóm Môi trường được khởi xướng bởi các học sinh của trường iSchool Quy Nhơn; Nhóm môi trường Maqoor - với đại sứ là đại điện các học sinh Trường chuyên Lê Quý Đôn; Nhóm Quy Nhon Reuse Station - trạm tái sử dụng Quy Nhơn; đại diện của tổ chức Clear Rivers chia sẻ cho các bạn trẻ cách kết nối các hoạt động môi trường tại địa phương với sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI).Đặc biệt trong phần thảo luận, người tham gia được chia làm 6 nhóm để cùng nhau chia sẻ về mối quan tâm, trăn trở của bản thân đến vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương và các giải pháp tiềm năng để giải quyết vấn đề này. Bên cạnh đó, các nhóm môi trường cũng chia sẻ về những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai các ý tưởng liên quan môi trường tại địa phương, từ đó đưa ra các đề xuất cụ thể để gửi tới chính quyền địa phương. Sự kiện là dịp tạo một không gian gần gũi, cởi mở nhằm kết nối các tổ chức và cá nhân quan tâm đến các vấn đề môi trường trong địa bàn tỉnh Bình Định. Thông qua buổi gặp gỡ, sứ mệnh, hoạt động của mạng lưới Change for Green Binh Dinh và các mô hình về môi trường tại địa phương cũng được chia sẻ tới người tham gia. Bên cạnh đó, người tham dự đã có cơ hội cùng thảo luận và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề môi trường tại địa phương."," Gần 100 cá nhân gặp gỡ, thảo luận các vấn đề về môi trường tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Buổi tham luận có sự tham gia của các tổ chức, cá nhân và đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định, Tỉnh đoàn Bình Định, UBND thành phố Quy Nhơn, Thành đoàn Quy Nhơn và đại diện của 9 câu lạc bộ/mô hình môi trường cùng với các cá nhân yêu môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trong buổi gặp gỡ, các nhóm môi trường cũng chia sẻ về những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai các ý tưởng liên quan môi trường tại địa phương, từ đó đưa ra các đề xuất cụ thể để gửi tới chính quyền địa phương. Sự kiện là dịp tạo một không gian gần gũi, cởi mở nhằm kết nối các tổ chức và cá nhân quan tâ" 314,"Công diễn dân vũ, điệu nhảy đường phố của học sinh, sinh viên tỉnh Điện Biên. Ngày 7/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên tổ chức công diễn dân vũ, điệu nhảy đường phố của học sinh, sinh viên. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).Chương trình công diễn đồng thời trên 4 địa điểm: Quảng trường 7/5, Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, sân hành lễ, sân Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đã huy động 11 đơn vị (2 phòng Giáo dục và Đào tạo, 9 trường Trung học Phổ thông, Cao đẳng Sư phạm), với hơn 2.200 học sinh, sinh viên tham gia biểu diễn 33 tiết mục. Các điệu xòe, dân vũ mang đậm nét văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn, như: Thái, Mông, Lào.., cùng các điệu nhảy sôi nổi, khỏe khoắn, hào hùng gắn với hình ảnh người lính cụ Hồ, thanh niên Việt Nam..., được thực hiện theo hình thức trực tiếp, luân phiên, thu hút đông đảo nhân dân, du khách đến xem.Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch về phát triển dân ca, dân vũ, dân nhạc và điệu nhảy đường phố cho học sinh, sinh viên. Hai sở đã phối hợp tổ chức Hội thi Dân vũ, điệu nhảy đường phố dành cho học sinh, sinh viên tỉnh Điện Biên lần thứ I, năm 2024, với 44 đơn vị tham gia. Các tiết mục đặc sắc tại hội thi đã được chọn để công diễn tại các địa điểm trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên Cù Huy Hoàn cho biết, Hội thi dân vũ, điệu nhảy đường phố và công diễn các tiết mục đặc sắc là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc và tỉnh Điện Biên trong năm 2024, đặc biệt hướng tới Đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Chương trình nhằm bảo tồn, phát triển dân vũ, dân nhạc và các điệu nhảy đường phố trong học sinh, sinh viên; gìn giữ văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên; lan tỏa hình ảnh Điện Biên đến với các tỉnh, thành phố trong cả nước.Ông Cù Huy Hoàn khẳng định, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đang tăng cường duy trì, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc Việt Nam, truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên trong nhà trường. Qua đó góp phần thúc đẩy phong trào thi đua học tập tốt, lao động tốt trong thanh, thiếu niên; giới thiệu, quảng bá hình ảnh của di sản văn hóa địa phương ở trong và ngoài nước, thu hút hấp dẫn du khách khi đến với Điện Biên, thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh."," Ngày 7/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên tổ chức công diễn dân vũ, điệu nhảy đường phố của học sinh, sinh viên để chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Có 11 đơn vị và hơn 2.200 học sinh, sinh viên tham gia biểu diễn 33 tiết mục. Các điệu xòe, dân vũ mang đậm nét văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn, như: Thái, Mông, Lào.., cùng các điệu nhảy sôi nổi, khỏe khoắn, hào hùng gắn với hình ảnh người lính cụ Hồ, thanh niên Việt Nam..., được thực hiện theo hình thức trực tiếp, luân phiên, thu hút đông đảo nhân dân, du khách đến xem. Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch về phát triển dân ca, dân vũ, dân nhạc và điệu nhảy đường phố cho học sinh, sinh viên. Hai sở đã phố" 315,"Nhiều điểm mới trong xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú. VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35 quy định về xét tặng danh hiệu ""Nhà giáo nhân dân"", ""Nhà giáo ưu tú"" với nhiều điểm mới so với trước đây. Theo Nghị định 35 (Nghị định số 35/2024/NĐ-CP ngày 2/4/2024) vừa được chính phủ ban hành, quy định các thành tích để xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (NGND), Nhà giáo ưu tú (NGƯT) phải đạt được trong thời gian công tác trong ngành giáo dục; không sử dụng thành tích đã được xét tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước để xét tặng danh hiệu. Cá nhân được hưởng lương và bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm tại đơn vị nào, đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT tại đơn vị đó. Cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục trong thời gian giữ chức vụ quản lý, có tham gia nuôi dạy, giảng dạy đủ định mức tối thiểu theo quy định được tính thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy và được quy đổi theo các mức cụ thể. Căn cứ trên chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của từng đối tượng, loại hình cơ sở giáo dục có tính chất tương đồng, Nghị định số 35 chia thành 7 nhóm đối tượng thống nhất ở cả tiêu chuẩn NGND và tiêu chuẩn NGƯT để xây dựng tiêu chuẩn nhằm thuận lợi cho các cơ sở giáo dục khi triển khai thực hiện Nghị định. Quan tâm nhóm đối tượng đặc thù Bộ GD-ĐT đánh giá, qua 16 lần xét tặng, các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giảng dạy học sinh khuyết tật, công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được phong tặng còn rất ít, chưa phản ánh hết những cống hiến, hy sinh thầm lặng của các thầy giáo, cô giáo công tác tại môi trường đặc thù. Do vậy, một điểm mới đặc biệt trong nghị định này là xây dựng tiêu chuẩn cho nhóm đối tượng đặc thù theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022. Cụ thể, thời gian công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ được nhân hệ số 2 khi tính thời gian công tác để xét tặng danh hiệu. Nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục hiện đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trường, lớp dành cho người khuyết tật, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ, chính sách ưu tiên khi đề nghị xét tặng danh hiệu. Bổ sung tiêu chuẩn đối với nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục có 15 năm trở lên liên tục công tác tại các trường, điểm trường ở vùng xa xôi hẻo lánh thuộc thôn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của địa phương, vận động được nhiều người học đến trường và duy trì sĩ số học sinh được cấp huyện khen thưởng thì hội đồng cấp huyện căn cứ đề xuất của cơ sở giáo dục để bình xét và lựa chọn không quá 01 nhà giáo hoặc cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục tiêu biểu cho mỗi đợt xét. Bổ sung tiêu chuẩn mới để đánh giá tài năng sư phạm của nhà giáo Nghị định 35 của Chính phủ đã bổ sung một số tiêu chuẩn mới để đánh giá tài năng sư phạm của nhà giáo. Cụ thể như: Biên soạn báo cáo chuyên đề tại hội nghị, hội thảo chuyên môn do bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc chủ trì biên soạn tài liệu bồi dưỡng theo các chương trình bồi dưỡng… để thể hiện năng lực sư phạm, kỹ năng mềm, khả năng tổ chức các hoạt động chuyên môn và tính lan tỏa, ảnh hưởng của nhà giáo tại địa phương nơi công tác. Ngoài danh hiệu giáo viên dạy giỏi, bổ sung danh hiệu giáo viên Tổng phụ trách Đội giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi… Bởi theo Bộ GD-ĐT, thực tế trong ngành giáo dục còn có danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên Tổng phụ trách Đội giỏi, giảng viên nghiệp vụ sư phạm giỏi, giáo viên, giảng viên đoạt giải tại các kỳ thi, cuộc thi, hội thi cấp bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên...Các quy định về nội dung, tiêu chuẩn, hồ sơ, thẩm quyền tổ chức hội thi của các hội thi này là tương đương nhau. Ở nhóm đối tượng công tác trong trường đại học, thành tích đào tạo tiến sĩ đối với các ngành, trường không được giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ được thay thế bằng thành tích hướng dẫn học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú; hoặc hướng dẫn sinh viên, nhóm sinh viên đoạt giải sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường, hoặc nhà giáo có đề tài nghiên cứu khoa học đoạt giải cấp trường trở lên… Quy định này giúp cho nhà giáo công tác tại đại học địa phương, đại học tư thục có cơ hội tham gia xét danh hiệu. Cắt giảm thủ tục hành chính, rút gọn quy trình xét tặng Theo quy định mới, hội đồng xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT chỉ còn 3 cấp: cấp cơ sở, cấp bộ/ban/ngành/tỉnh/đại học quốc gia và cấp nhà nước. Việc lấy phiếu tín nhiệm, hướng dẫn khai hồ sơ, xác nhận hồ sơ, đánh giá uy tín, tầm ảnh hưởng của nhà giáo sẽ do hội đồng thi đua - khen thưởng của đơn vị thực hiện, nhằm giảm bớt 1 hoặc 2 cấp hội đồng trong quá trình xét tặng. Điều chỉnh Hội đồng cấp tỉnh, Hội đồng đại học quốc gia đề nghị trình lên Hội đồng cấp Nhà nước, không qua Hội đồng chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm sự công bằng về số lượng cấp hội đồng đối với nhà giáo thuộc bậc học mầm non, phổ thông so với các bậc học khác. Danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú được xét tặng và công bố 3 năm 1 lần vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Danh hiệu này do Chủ tịch nước phong tặng."," Nghị định 35/2024/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành về xét tặng danh hiệu ""Nhà giáo nhân dân"" (NGND) và ""Nhà giáo ưu tú"" (NGƯT) có nhiều điểm mới so với trước đây. Các thành tích để xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT phải đạt được trong thời gian công tác trong ngành giáo dục và không sử dụng thành tích đã được xét tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước để xét tặng danh hiệu. Nghị định 35 chia thành 7 nhóm đối tượng thống nhất ở cả tiêu chuẩn NGND và tiêu chuẩn NGƯT để xây dựng tiêu chuẩn nhằm thuận lợi cho các cơ sở giáo dục khi triển khai thực hiện Nghị định. Nghị định cũng xây dựng tiêu chuẩn cho nhóm đối tượng đặc thù theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022. Thời gian công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt" 316,"Trường Phổ thông Năng khiếu giảm tuyển sinh lớp 10 chuyên, tăng lớp đào tạo chuyên định hướng liên ngành. Năm 2024, trường Phổ thông Năng khiếu tổ chức thi tuyển lớp 10 vào ngày 25-26/5 để chọn ra 595 học sinh cho hai Cơ sở tại Quận 5 và TP Thủ Đức.Theo Thông báo tuyển sinh, năm học 2024 - 2025, Trường Phổ thông Năng khiếu - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh - tuyển sinh trên toàn quốc, phân bổ thành các lớp chuyên tương ứng với 2 cơ sở học tập. Trong đó, cơ sở Quận 5, bao gồm 7 lớp chuyên: Toán (1 lớp), Tin học (1 lớp), Vật lý (1 lớp), Hóa học (1 lớp), Sinh học (1 lớp), Tiếng Anh (1 lớp) và Ngữ văn (1 lớp). Tổng chỉ tiêu: 245 học sinh, mỗi lớp không quá 35 học sinh. Như vậy so với năm học 2023 - 2024, số lớp chuyên tại Cơ sở này giảm 3 lớp. Chuẩn đầu ra tại các lớp chuyên tại cơ sở Quận 5 nhấn mạnh sự phát triển năng lực học thuật, được tiếp cận sớm với kiến thức chuyên môn sâu ở phổ thông và cấp độ đại học, định hướng phát triển tài năng vào các lĩnh vực khoa học mũi nhọn ở các bậc học cao hơn.Tại cơ sở Thủ Đức, trường tuyển 10 lớp chuyên định hướng lĩnh vực liên ngành (LN) (tăng 3 lớp so với năm học trước). Bao gồm: Toán-LN (2 lớp), Tin-LN (1 lớp), Vật lý-LN (1 lớp), Hóa học-LN (1 lớp), Sinh học-LN (1 lớp), Tiếng Anh-LN (2 lớp) và Ngữ văn-LN (2 lớp). Tổng chỉ tiêu: 350 học sinh, mỗi lớp không quá 35 học sinh. Chuẩn đầu ra tại các lớp chuyên tại cơ sở Thủ Đức nhấn mạnh sự phát triển năng lực tư duy liên ngành thông qua cơ hội trải nghiệm nghề nghiệp đa dạng, định hướng phát triển tài năng vào các lĩnh vực quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Thí sinh đăng ký dự thi phải làm bốn bài thi bắt buộc. Toán, Văn và Tiếng Anh là ba môn thi chung, không chuyên, diễn ra vào ngày 25/5; các môn chuyên thi vào ngày 26/5. Thí sinh có thể đăng ký tối đa hai môn chuyên có lịch thi không trùng nhau. Trường Phổ thông Năng khiếu mở đăng ký từ ngày 2/5 đến 17h ngày 9/5. Đối tượng dự thi là học sinh trên toàn quốc, 15 tuổi, có kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực các năm học THCS và tốt nghiệp THCS từ loại Khá trở lên. "," Trường Phổ thông Năng khiếu đã giảm số lượng lớp chuyên tại cơ sở Quận 5 và tăng số lượng lớp chuyên định hướng liên ngành tại cơ sở Thủ Đức. Trong năm học 2024 - 2025, trường sẽ tuyển sinh trên toàn quốc và phân bổ thành các lớp chuyên tương ứng với 2 cơ sở học tập. Cơ sở Quận 5 sẽ có 7 lớp chuyên với tổng chỉ tiêu là 245 học sinh, trong khi cơ sở Thủ Đức sẽ có 10 lớp chuyên định hướng liên ngành với tổng chỉ tiêu là 350 học sinh. Thí sinh đăng ký dự thi phải làm bốn bài thi bắt buộc, trong đó Toán, Văn và Tiếng Anh là ba môn thi chung, không chuyên, diễn ra vào ngày 25/5; các môn chuyên thi vào ngày 26/5. Thí sinh có thể đăng ký tối đa hai môn chuyên có lịch thi không trùng nhau. Trường Phổ thông Năng khiếu mở đăng ký từ ngày 2/5 đến 17h ngày 9/5. Đối tượng dự thi là học sinh trên toàn quốc, 15 tuổi, có k" 317,"Hơn 95.000 thí sinh thi đánh giá năng lực đợt 1 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. NDO - Sáng 7/4, hơn 95.500 thí sinh bước vào kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2024 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là kỳ thi được đánh giá có số lượng thí sinh tham gia nhiều nhất từ trước đến nay. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có số thí sinh đăng ký nhiều nhất, với hơn 40 nghìn thí sinh. Kế tiếp là Bình Định gần 5.500 thí sinh; Đồng Nai 4.890 thí sinh; Đà Nẵng gần 4.700 thí sinh. Đợt thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2024 có 90 điểm thi, với gần 3.000 phòng thi, tổng số cán bộ coi thi gần 7.000 người. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh có số điểm thi nhiều nhất với 30 điểm thi, với gần 1.180 phòng thi. Đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức tại 24 tỉnh, thành phố, gồm 21 địa phương như năm 2023 là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, và mở rộng thêm 3 địa phương là Thừa Thiên Huế, Bình Phước và Tây Ninh. Dự kiến, kết quả đợt 1 sẽ được công bố vào ngày 15/4 này. Đợt 2 kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến được tổ chức vào ngày 2/6 tại 12 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang. Thí sinh có thể tham gia dự thi đợt 1, đợt 2, hay cả 2 đợt để tăng cơ hội trúng tuyển. Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề... Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài 150 phút. Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và giải quyết vấn đề nhằm đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh. Bài thi chú trọng đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng của thí sinh."," Hơn 95.000 thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2024 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đây là kỳ thi có số lượng thí sinh tham gia nhiều nhất từ trước đến nay. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có số thí sinh đăng ký nhiều nhất, với hơn 40 nghìn thí sinh. Đợt thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2024 có 90 điểm thi, với gần 3.000 phòng thi, tổng số cán bộ coi thi gần 7.000 người. Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề... Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài 150 phút. Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; toán học, tư duy logic" 318,"Thư viết tay: thấy chữ như được gặp lại người! (KTSG) – Viết thư giúp – việc không có gì lạ lẫm trong xóm thời xưa nhưng lại là chuyện hiếm gặp thời nay. Vậy mà mới đây, tôi lại hân hạnh được làm lại cái việc thời xưa này. Nhưng lần này lại khác, người hàng xóm nhờ tôi viết ra để ông viết lại rồi gửi cho người cháu họ ở xa. “Để cháu nó biết là tui còn khỏe. Thấy cái chữ của tui là nó sẽ vui mà!”, ông nói. Tôi viết ngắn gọn những gì ông muốn nói, viết chữ khổ lớn, rõ ràng từng chữ để ông dễ xem mà viết lại. Người xưa nói “văn là người”. Và cái chữ viết của một người cũng là một phần của người đó. Nhưng ở đây không phải là thuật xem chữ để đoán định tính cách người viết, mà là ở phương diện tình cảm: thấy chữ viết của người gửi thư cho mình cũng như được thấy, được gặp lại họ. Lời người hàng xóm của tôi nói giống như một định đề tâm lý học. Ông làm tôi nhớ đến lá thư của người anh họ gửi cho tôi hồi bảy năm trước. Nhận được thư anh gửi, tôi rất vui mừng. Gác qua một bên nỗi thắc mắc là sao anh không gọi điện thoại, không gửi e-mail – những thứ anh sẵn có, tôi đoán anh muốn dành cho tôi món quà của tình cảm và xúc động biết bao. Tất cả con người thể chất và tình cảm của anh như được biểu hiện, được phóng chiếu qua những dòng chữ trên thư, có thể nói là còn hơn cả một tấm hình chân dung của anh gửi đến tôi! Tôi hay lưu giữ những bức thư nhận được từ người thân, bạn hữu và cả những người tôi chỉ mới được gặp một lần. Nhưng đáng tiếc, không phải tất cả đều còn lại được bởi một số đã bị hư vì gián bọ, mối mọt, vì ẩm ướt. Lâu lâu, những lúc rảnh rỗi, tôi lại lấy ra xem. Và đó là những phút giây tôi như được sống lại với niềm xúc cảm quý báu, với những gì từng có được với người đã gửi thư cho mình. Mỗi lá thư là mỗi con người với những ý tình thân thương giữa mình và họ có được với nhau, không vui không quý sao được. Tôi không quên là mỗi lần lấy ra đọc lại lá thư của một cụ già nông dân ở tuổi bảy mươi lăm, và của một phụ nữ khó nghèo tuổi trên năm mươi ở phía Bắc (cả hai người đều tự viết) trong nỗi xúc động, tôi lại thấy mình được khích lệ hơn khi gặp khó trong công việc. Việc lưu giữ những thư từ mình nhận được là việc làm quen thuộc xưa nay của nhiều người trên khắp hành tinh này. Cũng nhờ nguồn lưu giữ này trong xã hội mà nhiều tư liệu hữu ích về văn hóa, lịch sử đã được gìn giữ và trao về cho xã hội. Thật vô cùng lý thú, hứng khởi khi được đọc tác phẩm Những bức thư tình hay nhất thế giới gồm những bức thư viết tay của những danh nhân thế giới, cả những bậc quân vương, quốc trưởng, những vị tướng soái, các nhà chính khách, các khoa học gia, các thi hào, văn sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng cách đây từ cả một thế kỷ trở lên, thấy được cả chữ viết trên thư của họ! Công ngệ thông tin phát triển ở tầng nấc chót vót với các thiết bị liên lạc cầm tay thông minh truyền tải được cả giọng nói và hình ảnh ngay tức khắc đến người cần liên lạc gần như ở khắp mọi nơi trên địa cầu qua các nền tảng số hết sức tiện dụng được thiết lập và phủ sóng. Chưa kể, với sự phát triển và phổ dụng bước đầu của công nghệ AI (trí thông minh nhân tạo), việc ai đó dùng công cụ này viết hộ thư điện tử cho mình là điều có thể kể đến! Thư viết tay đã gần như đang ở bước cuối dần đến đoạn cáo chung. Dù vậy, đâu đó trong giới trẻ bây giờ vẫn có người thấy được cái hay, cái ý nghĩa và niềm vui riêng có khi nhận những lá thư viết tay, những tấm thiệp in bằng giấy có chữ viết của người gửi và đôi khi đến lượt mình họ cũng viết tay gửi niềm riêng cho người thân quý. Cũng như khá đông một số người – giới trẻ lại chiếm số nhiều – mua sách giấy để đọc (song song với việc đọc trên e-book) và lưu giữ, trong đó có người muốn có được chữ ký của tác giả cuốn sách hay của người tặng trên trang sách. Rõ là những công nghệ tiên tiến trợ giúp rất nhiều cho con người trong cuộc sống để nhanh hơn, hữu hiệu hơn nhưng đôi khi chúng cũng được/bị con người đặt qua một bên khi một ngày họ bỗng yêu thế giới thực nhiều hơn, thích tự tay mình làm gì đó, như viết thư tay, viết thiệp tay, đề tặng cuốn sách hay viết tờ giấy nhắn chúc ngày mới an vui… gửi đến người mình yêu mến."," Thư viết tay là một phương thức truyền thông cổ điển, nhưng vẫn có giá trị và ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống hiện đại. Những lá thư viết tay có thể biểu hiện tình cảm và ý tưởng của người viết, và đôi khi có thể được coi là một món quà quý giá. Những người thân thương có thể lưu giữ những lá thư này và đọc lại chúng để nhớ lại những kỷ niệm quý báu. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, việc gửi thư điện tử và tin nhắn trực tuyến đã trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, những người thân thương vẫn có thể thấy được giá trị của những lá thư viết tay và đôi khi cũng viết tay gửi niềm riêng cho người thân quý. Những công nghệ tiên tiến như e-book và công nghệ AI đã giúp con người tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả trong cuộc sống. Tuy nhiên, đôi khi chúng cũng được/bị con người đặt qua một bên khi một ngày họ" 319,"Hàng ngàn người cổ vũ giải đua thuyền trên sông Tam Kỳ, Quảng Nam. Ngày 7/4, UBND thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) tổ chức Giải đua thuyền nam, nữ truyền thống năm 2024. Giải nằm trong chuỗi hoạt động lễ hội “Tam Kỳ - mùa hoa sưa năm 2024” tại làng Hương Trà, phường Hòa Hương.Giải thu hút 270 vận động viên của 9 đội đua tham gia. Trong đó, có 6 đội đua nam của các xã, phường: Tam Thăng, Tam Thanh, An Phú, Phước Hòa (thành phố Tam Kỳ), xã Duy Vinh (huyện Duy Xuyên), xã Tam Tiến (huyện Núi Thành) và 3 đội nữ của xã Tam Thanh (phường An Phú), phường Phước Hòa (thành phố Tam Kỳ) tham gia. Với sự chuẩn bị, đầu tư chu đáo của đơn vị chủ quản, tập luyện chuyên cần và phong độ xuất sắc của các vận động viên, ở nội dung Hòa bình nam 3km, đội xã Duy Vinh giành giải Nhất. Nội dung nữ Truyền thống 4,5 km, đội phường Phước Hòa đoạt giải Nhất. Nội dung Truyền thống nam 7,5 km, sẽ được Ban Tổ chức trao giải trong thời gian tới. Theo ghi nhận của phóng viên, hàng ngàn người hâm mộ môn đua thuyền phong trào và du khách về vui chơi tại lễ hội “Tam Kỳ - mùa hoa sưa năm 2024” đứng kín 2 bên bờ, các ghe, thuyền lớn nhỏ trên sông Tam Kỳ để cổ vũ tinh thần thi đấu sôi nổi, cao thượng của các vận động viên. Khán giả cũng rất mãn nhãn với các pha bẻ lái, tăng tốc kỹ thuật, phối hợp hết sức ăn ý, chuyên nghiệp của các đội đua. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Tam Kỳ Trần Trung Hậu khẳng định: Giải đấu là dịp để các vận động viên rèn luyện thân thể, nâng cao thể lực, tăng cường hơn nữa sức khỏe, đời sống tinh thần. Đây cũng là dịp để các địa phương giao lưu, học hỏi, đẩy mạnh phong trào thể thao quần chúng."," Giải đua thuyền nam, nữ truyền thống năm 2024 đã diễn ra tại Tam Kỳ, Quảng Nam vào ngày 7/4. Giải đua thu hút 270 vận động viên của 9 đội đua tham gia, trong đó có 6 đội đua nam và 3 đội nữ. Đội xã Duy Vinh giành giải nhất trong nội dung Hòa bình nam 3km, đội phường Phước Hòa đoạt giải nhất trong nội dung nữ Truyền thống 4,5 km. Nội dung Truyền thống nam 7,5 km sẽ được Ban Tổ chức trao giải trong thời gian tới. Hàng ngàn người hâm mộ môn đua thuyền phong trào và du khách đứng kín 2 bên bờ, các ghe, thuyền lớn nhỏ trên sông Tam Kỳ để cổ vũ tinh thần thi đấu sôi nổi, cao thượng của các vận động viên. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Tam Kỳ Trần Trung Hậu khẳng định: Giải đấu là dịp để các vận động viên rèn luyện thân thể, nâng cao thể lực, tăng cường sức khỏe, đời sống tinh thần. Đây cũng là dịp " 320,"Đu đủ rất bổ dưỡng nhưng đại kỵ với 5 nhóm người này. Kinhtedothi - Đu đủ là một trong những loại quả phổ biến và được yêu thích không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, dưới đây là những nhóm người nên cân nhắc trước khi thưởng thức loại quả này.1. Phụ nữ mang thai Phụ nữ mang thai thường được khuyến cáo hạn chế ăn đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh. Lý do là đu đủ sống có thể kích hoạt cơn co thắt tử cung và gây ra nguy cơ sảy thai không mong muốn. Mặc dù một lượng nhỏ đu đủ có thể không gây hại, nhưng để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai nên tránh ăn đu đủ xanh. 2. Người bệnh suy gan Người bệnh suy gan thường cần chú ý đến lượng chất độc hại mà cơ thể tiếp xúc. Đu đủ có thể giúp phục hồi gan, nhưng cũng có thể gây ra tăng nồng độ men gan và các chỉ số khác, biểu hiện của việc gan đang hoạt động quá mức. Vì vậy, những người bị suy gan nên hạn chế hoặc tránh ăn đu đủ, và nếu muốn sử dụng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. 3. Người bị suy giáp Cyanogenic glycoside trong đu đủ có thể gây ra các vấn đề liên quan đến hệ thống nội tiết, đặc biệt là ở những người bị suy giáp. Việc tiêu thụ đu đủ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến việc tổng hợp và chuyển hóa iốt trong cơ thể, gây ra các vấn đề sức khỏe trầm trọng. Do đó, những người bị suy giáp nên hạn chế tiêu thụ đu đủ. 4. Những người bị dị ứng: Người bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng với phấn hoa, nên cẩn thận khi tiếp xúc với đu đủ. Các triệu chứng dị ứng có thể bao gồm sưng, ngứa, phát ban, chóng mặt, đau bụng và khó thở. Việc đeo găng tay khi gọt đu đủ và xử lý vỏ đu đủ cẩn thận có thể giúp giảm nguy cơ phát triển các triệu chứng dị ứng. 5. Người bị sỏi thận Đu đủ là nguồn cung cấp lượng lớn vitamin C, và việc tiêu thụ quá nhiều vitamin C có thể gây ra sự hình thành sỏi thận canxi oxalat. Đối với những người đã mắc bệnh sỏi thận hoặc có nguy cơ mắc bệnh này, việc hạn chế tiêu thụ đu đủ là cần thiết để tránh tăng nguy cơ phát triển sỏi thận."," Đu đủ là một loại quả phổ biến và được yêu thích trên toàn thế giới, nhưng có những nhóm người nên cân nhắc trước khi thưởng thức loại quả này. Phụ nữ mang thai thường được khuyến cáo hạn chế ăn đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh, vì nó có thể kích hoạt cơn co thắt tử cung và gây ra nguy cơ sảy thai không mong muốn. Người bệnh suy gan cũng nên hạn chế hoặc tránh ăn đu đủ, vì nó có thể gây ra tăng nồng độ men gan và các chỉ số khác, biểu hiện của việc gan đang hoạt động quá mức. Người bị suy giáp cũng nên hạn chế tiêu thụ đu đủ, vì nó có thể gây ra các vấn đề liên quan đến hệ thống nội tiết. Người bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng với phấn hoa, cũng nên cẩn thận khi tiếp xúc với đu đủ, vì nó có thể gây ra các triệu chứng dị ứng. Người bị sỏi thận cũng nên hạn chế tiêu thụ đu đủ, vì nó có thể gây ra sự hình thà" 321,"Lên phương án ứng phó hạn mặn tại nhiều tỉnh ĐBSCL. (KTSG Online) – Phó thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như Tiền Giang Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Long An và Cà Mau có phương án chiến lược, kết nối giữa trong tỉnh và liên tỉnh, liên vùng nhằm ứng phó với diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn thời gian tới. Bên cạnh đó là chú trọng quy hoạch vùng sản xuất, bố trí lại dân cư theo hướng tập trung, hoàn thiện kiến thiết hạ tầng…Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có buổi làm việc trực tuyến với đại diện các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Long An và Cà Mau về tình hình ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn và giải quyết nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô 2023 – 2024, theo TTXVN. Tại buổi làm việc, các địa phương đã có báo cáo về diễn biến thiên tai. Cùng với đó là những biện pháp đảm bảo sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn biến phức tạp. Phó thủ tướng lưu ý các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Long An và Cà Mau chú trọng xây dựng phương án chiến lược, kết nối giữa trong tỉnh và liên tỉnh, liên vùng nhằm ứng phó với diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu theo dự báo. Các địa phương bố trí nguồn lực hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng thủy lợi, giao thông, phòng chống hạn mặn, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt và sản xuất phù hợp với quy hoạch từng tỉnh, vùng và liên vùng. Bên cạnh đó là triển khai các dự án liên quan phòng chống hạn mặn; đồng bộ với phòng chống lũ lụt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ thích ứng biến đổi khí hậu mang lại hiệu quả, có tính chiến lược lâu dài. Điều này góp phần hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai. Trước đó, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã kiểm tra việc cấp nước sinh hoạt cho người dân tại xã Vàm Láng và Gia Thuận – hai xã ven biển đang đối mặt tình trạng thiếu nước ngọt của huyện Gò Công Đông; ngăn mặn, trữ ngọt phòng chống hạn mặn, phục vụ dân sinh tại cống âu Nguyễn Tấn Thành, xã Song Thuận, Tiền Giang."," Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã có buổi làm việc trực tuyến với các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Long An và Cà Mau về tình hình ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn và giải quyết nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô 2023 – 2024. Phó thủ tướng lưu ý các tỉnh này cần xây dựng phương án chiến lược, kết nối giữa trong tỉnh và liên tỉnh, liên vùng nhằm ứng phó với diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu theo dự báo. Các địa phương cần bố trí nguồn lực hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng thủy lợi, giao thông, phòng chống hạn mặn, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt và sản xuất phù hợp với quy hoạch từng tỉnh, vùng và liên vùng. Các dự án liên quan phòng chống hạn mặn cần được triển khai đồng bộ với phòng chống lũ lụt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ thích" 322,"Bình Định: Nhân rộng các mô hình hay về bảo vệ môi trường trong cộng đồng. Ngày 7/4, tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), TP Quy Nhơn, Bình Định đã diễn ra sự kiện Gặp gỡ các tổ chức, cá nhân yêu môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Định. Sự kiện được tổ chức với mong muốn tạo một không gian gần gũi, cởi mở nhằm kết nối các tổ chức và cá nhân quan tâm đến các vấn đề môi trường trong địa bàn tỉnh Bình Định. Thông qua buổi gặp gỡ, sứ mệnh, hoạt động của mạng lưới “Change for Green Binh Dinh” và các mô hình về môi trường tại địa phương cũng được chia sẻ tới người tham gia. Bên cạnh đó, người tham dự đã có cơ hội cùng thảo luận và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề môi trường tại địa phương.Tại buổi gặp gỡ, các hội yêu môi trường trên địa bàn tỉnh đã trình bày những kết quả triển khai các mô hình hay về bảo vệ môi trường trong cộng đồng, như: bảo vệ môi trường trong trường học, trong cơ sở nuôi dưỡng người khuyết tật, trong thu gom rác thải trên bãi biển và vùng biển thuộc Khu du lịch Nhơn Lý, Nhơn Hải,… cũng như kinh nghiệm của các mạng lưới quốc tế vì môi trường như Clearrivers (Hà Lan) hay MAOOR (Mỹ). Bà Đỗ Thị Thu Trang, Nhóm trưởng Nhóm Môi trường và phát triển bền vững (Viện IFIRSE, ICISE) đã giới thiệu những mô hình quản lý chất thải rắn, gắn với cộng đồng tiêu biểu tại Việt Nam và thế giới. Qua đó, đưa ra các đề xuất nhằm thúc đẩy việc xử lý chất thải rắn, xây dựng các cộng đồng bảo vệ môi trường xanh tại Bình Định.Bà Đỗ Thị Thu Trang cũng giới thiệu thêm về mô hình “Mạng lưới Change for Green Binh Dinh” với mong muốn tìm sự kết nối, đào tạo chuyên môn, thúc đẩy phong trào yêu môi trường tại địa bàn tỉnh và khu vực lân cận. Trong đó, ấn tượng các mô hình, gồm: Làng chài Bình Yên - Giải Nhất sáng kiến cuộc thi “Vì một đại dương không rác thải nhựa” của UNESCO 2020; Amore Eco – CLB Môi trường, Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn; NNC Recycling Garden - Vườn tái chế được thực hiện bởi người khuyết tật. Cùng các mô hình Green Club – ĐH Quy Nhơn; nhóm 5Rs Superman Quy Nhơn - là nhóm môi trường của các bạn tiểu học với sự đồng hành của bố mẹ tại Quy Nhơn; nhóm Những bước chân xanh, là một nhóm môi trường được khởi xướng bởi các học sinh của Trường iSchool Quy Nhơn; nhóm Môi trường Maqoor, với đại sứ là đại điện học sinh Trường Chuyên Lê Quý Đôn...Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Việt Cường, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định) ghi nhận và đánh giá cao những dự án, ý tưởng, mô hình thúc đẩy bảo vệ môi trường xanh tại Bình Định. Qua đó, đã đề xuất những giải pháp mở rộng mạng lưới các hội yêu môi trường trên địa bàn tỉnh, thống nhất những định hướng và nội dung hoạt động, những phương thức triển khai và phối hợp để đem lại hiệu quả cao nhất."," Ngày 7/4, tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), TP Quy Nhơn, Bình Định đã diễn ra sự kiện Gặp gỡ các tổ chức, cá nhân yêu môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Định. Sự kiện được tổ chức với mong muốn tạo một không gian gần gũi, cởi mở nhằm kết nối các tổ chức và cá nhân quan tâm đến các vấn đề môi trường trong địa bàn tỉnh Bình Định. Thông qua buổi gặp gỡ, sứ mệnh, hoạt động của mạng lưới “Change for Green Binh Dinh” và các mô hình về môi trường tại địa phương cũng được chia sẻ tới người tham gia. Bên cạnh đó, người tham dự đã có cơ hội cùng thảo luận và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề môi trường tại địa phương. Các hội yêu môi trường trên địa bàn tỉnh đã trình bày những kết quả triển khai các mô hình hay về bảo vệ môi trườ" 323,"Việt Nam ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên, Bộ Y tế phát cảnh báo khẩn. Trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam là bệnh nhân nam, 37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Sau khi ghi nhận đây là ca mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam, Bộ Y tế phát cảnh báo khẩn. Cục Y tế dự phòng vừa có công văn số 282/DP-DT gửi Sở Y tế Tiền Giang và Viện Pasteur TP.HCM về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ngày 10/3, bệnh nhân nam 37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang xuất hiện triệu chứng sốt và tự mua thuốc điều trị nhưng không thường xuyên. Bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới TP.HCM ngày 16/3 được chẩn đoán viêm phổi nặng nghi do virus. Kết quả xét nghiệm bước đầu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phát hiện dương tính cúm A và có các đoạn gen tương đồng virus cúm A phân type H9. Mẫu bệnh phẩm được gửi tới Viện Pasteur TP.HCM để xét nghiệm khẳng định. Ngày 1/4, Viện Pasteur TP.HCM phát hiện mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm A phân type H9, hiện tại Viện đang tiếp tục thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để xác định phân nhóm. Bệnh nhân đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. “Theo kết quả điều tra dịch tễ, nơi bệnh nhân sinh sống thuộc khu chợ buôn bán gia cầm, đồng thời trước cửa nhà bệnh có buôn bán gia cầm; xung quanh khu vực gia đình bệnh nhân sinh sống chưa ghi nhận gia cầm ốm, chết. Các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân được lập danh sách và theo dõi sức khỏe; đến nay chưa phát hiện triệu chứng viêm đường hô hấp; chưa ghi nhận ổ dịch viêm đường hô hấp trong cộng đồng nơi bệnh nhân sinh sống”, Bộ Y tế thông tin. Đây là trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay. Từ năm 2015 đến nay, ở khu vực Tây Thái Bình Dương ghi nhận 98 trường hợp mắc cúm A(H9N2), bao gồm 2 trường hợp tử vong, cả hai trường hợp tử vong này đều là các bệnh nhân có bệnh nền, trong đó 96 trường hợp bệnh được ghi nhận ở Trung Quốc và 2 trường hợp bệnh được ghi nhận tại Cam-pu-chia. Theo Bộ Y tế cho biết hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy cúm A(H9N2) lây từ người sang người. Trên thế giới, từ cuối năm 2023 đến nay, tình hình dịch cúm gia cầm trên động vật diễn biến phức tạp, không chỉ ghi nhận nhiều đợt bùng phát cúm trên gia cầm ở tất cả các khu vực mà còn ghi nhận sự lây truyền cho các loại động vật có vú ngày càng gia tăng. Tại Mỹ, ghi nhận rải rác các trường hợp nhiễm cúm A(H5N1) lây từ gia súc ở nhiều bang. Tại châu Á, tiếp tục ghi nhận các đợt bùng phát dịch cúm trên gia cầm gây ra bởi nhiều chủng virus cúm A như H5N1, H5N6, H5N8, H3N2, H9N2, H10N3... Một số quốc gia giáp biên giới với Việt Nam tiếp tục ghi nhận các ca cúm gia cầm trên người bao gồm H5N1, H9N2. Theo thông tin từ Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước đây có phát hiện virus cúm A(H9N2) lưu hành trên đàn gia cầm. Đây là virus cúm gia cầm độc lực thấp thường gây triệu chứng nhẹ và không gây chết gia cầm hàng loạt. Tuy nhiên, con người vẫn có thể bị lây nhiễm và mắc bệnh cúm gia cầm A(H9N2) nếu tiếp xúc và sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhiễm bệnh. Hiện tại đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển, gia tăng sự tương tác giữa các chủng virus cúm cùng với nguy cơ lây nhiễm sang các loài động vật có vú, Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các chủng virus cúm gia cầm sang người.Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh. Để chủ động phòng, chống bệnh cúm lây từ gia cầm sang người, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim; Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn; Người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển và giết mổ gia cầm tuyệt đối tuân thủ các biện pháp dự phòng dịch bệnh thường quy; Khuyến khích đeo khẩu trang khi đi vào chợ gia cầm sống hoặc khu vực buôn bán gia cầm sống; rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm hoặc sau khi đi vào chợ; Khi có biểu hiện giống cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. Ngày 6/4 Cục Y tế dự phòng có công văn số 282/DP-DT gửi Sở Y tế Tiền Giang và Viện Pasteur TP.HCM về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người. Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trước đây nước ta chỉ lưu hành cúm A(H5N1) trên người, ca nhiễm cúm A(H9N2) vừa công bố là ca đầu tiên. Cúm này thường lưu hành ở đàn gia cầm và có thể lây sang người, nhưng chưa thấy dịch lớn xảy ra. Chuyên gia cho rằng chúng ta vẫn cần phải đề phòng vì các chủng virus rất dễ biến đổi thành chủng nặng hơn hoặc vẫn chủng đó nhưng biến đổi có độc lực cao hơn, lây lan nhanh hơn, triệu chứng nặng hơn. “Người dân cần thực hiện phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh”, PGS Phu khuyến cáo."," Việt Nam ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên, Bộ Y tế phát cảnh báo khẩn. Trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam là bệnh nhân nam, 37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Sau khi ghi nhận đây là ca mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam, Bộ Y tế phát cảnh báo khẩn. Cục Y tế dự phòng vừa có công văn số 282/DP-DT gửi Sở Y tế Tiền Giang và Viện Pasteur TP.HCM về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ngày 10/3, bệnh nhân nam 37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang xuất hiện triệu chứng sốt và tự mua thuốc điều trị nhưng không thường xuyên. Bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới TP.HCM ngày 16/3 được chẩn đoán viêm phổi nặng nghi do virus. Kết quả xét ngh" 324,"Chiêm ngưỡng nhan sắc của các người đẹp thanh lịch Cửa Lò 2024. Tối 6/4, tại Công viên Hoa Cúc Biển, UBND Tx.Cửa Lò đã tổ chức Chương trình khai mạc Lễ hội Hoa Cúc Biển và Chung kết cuộc thi Nữ thanh niên thanh lịch Cửa Lò 2024. "," Tối 6/4, tại Công viên Hoa Cúc Biển, UBND Tx.Cửa Lò đã tổ chức Chương trình khai mạc Lễ hội Hoa Cúc Biển và Chung kết cuộc thi Nữ thanh niên thanh lịch Cửa Lò 2024. Khán giả đã có dịp chiêm ngưỡng nhan sắc của các người đẹp thanh lịch Cửa Lò 2024." 325,"Cúm gia cầm bùng phát mạnh, nguy cơ lây cho người. (PetroTimes) - Sự lây lan của cúm gia cầm sang ngày càng nhiều loài và phạm vi địa lý ngày càng mở rộng đã làm tăng nguy cơ con người bị nhiễm virus này, người đứng đầu Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) - bà Monique Eloit cho biết hôm 4/4.Bình luận của bà Monique Eloit được đưa ra sau khi Chính quyền Mỹ báo cáo các trường hợp mắc bệnh ở bò sữa ở một số bang và một người ở Texas. Bà cho rằng điều này sẽ gây lo ngại lớn nếu có sự lây truyền bệnh giữa những con bò. Cúm gia cầm đã dẫn đến việc tiêu hủy hàng trăm triệu gia cầm trên toàn cầu trong những năm qua, với virus chủ yếu lây truyền từ các loài chim hoang dã di cư. Mặc dù số lượng các đợt bùng phát đã thấp hơn trong mùa này, nhưng virus đã lây lan sang các khu vực mới, bao gồm cả Nam Mỹ và Nam Cực, đồng thời tấn công một số lượng lớn động vật, tàn phá các quần thể của các loài quý hiếm. Cáo là loài động vật có vú bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cúm gia cầm, nhưng virus này cũng lây nhiễm sang hàng chục loài khác bao gồm cả mèo, hổ, hải cẩu, cá heo và gấu. Người đứng đầu tổ chức có trụ sở tại Paris này nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn: “Trong vài tháng qua, chúng tôi đã có một loạt động vật có vú đa dạng và phong phú bị nhiễm bệnh. Thật đáng lo ngại nếu sự lây lan này sang các loài động vật khác”. Bà nói: “Cuối cùng, chúng tôi nhận thấy ngày càng có nhiều loài và nhiều động vật bị lây nhiễm, do đó tải lượng virus nhất định phải cao hơn và có nguy cơ lây nhiễm sang con người”. Một số đợt bùng phát cúm gia cầm đã gây lây nhiễm nghiêm trọng và thậm chí chết người ở những người tiếp xúc gần gũi với chim hoặc gia cầm hoang dã, nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy có trường hợp lây truyền kéo dài từ người sang người. Các nhà khoa học cho biết, đối với hầu hết những người không tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, nguy cơ mắc bệnh là rất thấp. Virus cúm ở động vật và người có xu hướng biến thể, gây lo ngại rằng loại virus này sẽ biến thành loại virus khác có thể lây truyền giữa các động vật có vú, bao gồm cả con người. Giữa tuần này, Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) đã cảnh báo về một đại dịch cúm gia cầm quy mô lớn nếu virus này có thể lây truyền từ người sang người do con người thiếu khả năng miễn dịch chống lại virus này."," Cúm gia cầm đang bùng phát mạnh và lây lan sang nhiều loài động vật khác, tăng nguy cơ lây nhiễm cho con người. Điều này đã được bà Monique Eloit, người đứng đầu Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH), cho biết sau khi Chính quyền Mỹ báo cáo các trường hợp mắc bệnh ở bò sữa ở một số bang và một người ở Texas. Cúm gia cầm đã dẫn đến việc tiêu hủy hàng trăm triệu gia cầm trên toàn cầu trong những năm qua, với virus chủ yếu lây truyền từ các loài chim hoang dã di cư. Mặc dù số lượng các đợt bùng phát đã thấp hơn trong mùa này, nhưng virus đã lây lan sang các khu vực mới, bao gồm cả Nam Mỹ và Nam Cực, đồng thời tấn công một số lượng lớn động vật, tàn phá các quần thể của các loài quý hiếm. Cáo là loài động vật có vú bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cúm gia cầm, nhưng virus này cũng lây nhiễm sang hàng chục loài khác bao gồm cả" 326,"TPHCM: Cô giáo mầm non tát vào mặt và đầu trẻ trong giờ ăn tại lớp. GDVN - Trong khi bé đang ngồi ăn, cô K.D. đã liên tục dùng tay đánh vào đầu, tát vào mặt trẻ khi đang ở trong lớp.Chiều ngày 7/4, một lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, lãnh đạo Trường Mầm non 4 (phường 4, Quận 3) đã tiến hành đình chỉ công tác (2 tháng) đối với cô K.D. là giáo viên của trường. Trước đó, theo phản ánh của phụ huynh lớp mầm 4, vào ngày 29/3, trong giờ ăn trưa của bé, trong khi cả lớp mới ăn xong, chỉ còn lại 2 bé thì cô K.D. đã kéo 2 bé vào góc khuất để đút cho bé ăn. Sau đó, trong lúc bé đang ngồi ăn, cô K.D. đã dùng tay đánh liên tục vào người bé. Đánh bé xong, cô đi ra ngoài sau đó quay trở lại và liên tục đánh nhiều lần vào mặt, đầu bé khiến bé ngã ngửa ra sau. Trong một video clip khác do phụ huynh cung cấp, cô K.D. khi nhìn thấy một bé ói đã đè đầu của bé cho ói vào tô thức ăn, rồi đút tiếp cho bé ăn.Sau khi phát hiện sự việc này, phụ huynh đã đến phản ánh với lãnh đạo nhà trường. Được biết, hiện cô K.D. đang mang thai ở tháng thứ 6. Nhà trường đã đình chỉ công tác đứng lớp của cô K.D., và phân công cô làm nhiệm vụ khác trong trường. Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Nguyễn Thụy Thanh Vân – Hiệu trưởng Trường Mầm non 4, Quận 3 cho biết, nhà trường nhận được phản ánh của phụ huynh vào ngày 1/4. Sau đó, lãnh đạo trường đã lập tức giải quyết rốt ráo sự việc, đúng theo quy định của pháp luật. Cô K.D. đã bị đình chỉ việc đứng lớp từ ngày 3/4. Do cô đang mang thai, nên chưa thể xử lý kỷ luật ngay, nên trường đã yêu cầu cô đọc bản kiểm điểm trước tập thể sư phạm nhà trường. Ban giám hiệu cũng đã đến nhà của hai em học sinh bị cô K.D. có những tác động vật lý, xin lỗi và mong phụ huynh bỏ qua. Đồng thời, trường cũng đã có văn bản phản hồi về những ý kiến phản ánh của phụ huynh rõ ràng, minh bạch."," Tại TP. Hồ Chí Minh, một cô giáo mầm non đã bị đình chỉ công tác 2 tháng sau khi đánh và tát vào mặt và đầu trẻ trong giờ ăn tại lớp. Cô K.D. đã liên tục dùng tay đánh vào đầu, tát vào mặt trẻ khi đang ở trong lớp. Trước đó, theo phản ánh của phụ huynh lớp mầm 4, vào ngày 29/3, trong giờ ăn trưa của bé, trong khi cả lớp mới ăn xong, chỉ còn lại 2 bé thì cô K.D. đã kéo 2 bé vào góc khuất để đút cho bé ăn. Sau đó, trong lúc bé đang ngồi ăn, cô K.D. đã dùng tay đánh liên tục vào người bé. Đánh bé xong, cô đi ra ngoài sau đó quay trở lại và liên tục đánh nhiều lần vào mặt, đầu bé khiến bé ngã ngửa ra sau. Hiện cô K.D. đang mang thai ở tháng thứ 6. Nhà trường đã đình chỉ công tác đứng lớp của cô K.D., và phân công cô làm nhiệm vụ khác trong trường. Cô Nguyễn Thụy Thanh Vân – Hiệu trưởng" 327,"TP Hồ Chí Minh: Gần 95 nghìn thí sinh tìm cơ hội vào đại học sớm. Ngày 7/4, khoảng 94.000 thí sinh tại nhiều địa phương đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 do Đại học (ĐH) Quốc gia TPHCM tổ chức để xét tuyển ĐH năm 2024. Kỳ thi ĐGNL đợt 1 năm 2024 của ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức gồm có 51 cụm thi và 90 điểm thi tại 24 tỉnh, thành, gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, Thừa Thiên Huế, Bình Phước và Tây Ninh. Trong đó, TPHCM là địa phương có số thí sinh đăng ký dự thi nhiều nhất với gần 400 nghìn thí sinh. Số thí sinh dự thi được phân bổ ở 17 điểm thi là các trường ĐH trên địa bàn. Tiếp đến là Bình Định (5.423 thí sinh), Đồng Nai (4.822 thí sinh) và TP Đà Nẵng (4.582 thí sinh). Theo TS Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TPHCM, tổng số thí sinh đăng ký thi đợt 1 là 95.549. Tổng số thí sinh dự thi sáng 7/4 là 93.831, vắng 1.718, tỷ lệ 98,2%, cao nhất từ trước đến nay. Đây là năm thứ 7 kỳ thi ĐGNL được tổ chức dành cho học sinh đang học lớp 12 và thí sinh tự do muốn xét tuyển vào các trường ĐH - cao đẳng (CĐ). Đến thời điểm hiện tại, có 105 trường ĐH - CĐ đăng ký sử dụng kết quả thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TPHCM để tuyển sinh (trong đó có 97 trường ĐH). Cụ thể, theo Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TPHCM, riêng trong hệ thống ĐH Quốc gia TPHCM đã có 9 thành viên, gồm: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Kinh tế - Luật, Trường ĐH Công nghệ thông tin, Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH An Giang (tỉnh An Giang), Phân hiệu ĐH Quốc gia thành phố tại tỉnh Bến Tre, Khoa Y. Đặc biệt, có đến 88 đơn vị đào tạo ĐH khác đăng ký sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực xét tuyển một phần chỉ tiêu tuyển sinh năm nay. Ngoài ra, có 8 trường CĐ cũng xét tuyển bằng điểm kỳ thi này, gồm: Trường CĐ Bình Phước (tỉnh Bình Phước), Trường CĐ g Kỹ thuật Cao Thắng, Trường CĐ Miền Nam, Trường CĐ Quốc tế TPHCM, Trường CĐ Sài Gòn Gia Định, Trường CĐ Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Trường CĐ Sư phạm Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) và Trường CĐ Viễn Đông. Dự kiến, điểm thi đợt 1 sẽ được công bố vào ngày 15/4. Theo kế hoạch, từ ngày 16/4 đến 7/5, ĐH Quốc gia TPHCM sẽ mở cổng đăng ký thi đợt 2. Ở đợt 2, ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức vào sáng Chủ nhật ngày 2/6 tại 12 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang và An Giang. Ông Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TPHCM) cho hay, năm 2024 ĐH Quốc gia TPHCM dành tối thiểu 45% tổng chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức thi ĐGNL. Trước thực tế có nhiều trường tổ chức thi ĐGNL để tuyển sinh, nhiều thí sinh dự các kỳ thi ĐGNL để kiếm suất vào ĐH sớm, các chuyên gia khyên thí sinh, việc tham gia kỳ thi ĐGNL của các cơ sở giáo dục ĐH tổ chức có nhiều ý nghĩa, trong đó có thể giúp thí sinh có thêm cơ hội tham gia xét tuyển vào các cơ sở đào tạo ĐH khác bằng việc sử dụng kết quả kỳ thi này. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là việc thí sinh cần chuyên tâm học tập tốt các môn để bảo đảm đạt kết quả như mong muốn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Theo đề án tuyển sinh của các trường, năm nay có nhiều trường, bao gồm cả các trường top cao vẫn duy trì phương thức sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh. Ngoài ra, cũng còn nhiều trường sử dụng phương thức xét học bạ THPT để tuyển sinh."," TP Hồ Chí Minh: Gần 95 nghìn thí sinh tìm cơ hội vào đại học sớm. Ngày 7/4, khoảng 94.000 thí sinh tại nhiều địa phương đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 do Đại học (ĐH) Quốc gia TPHCM tổ chức để xét tuyển ĐH năm 2024. Kỳ thi ĐGNL đợt 1 năm 2024 của ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức gồm có 51 cụm thi và 90 điểm thi tại 24 tỉnh, thành, gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, Thừa Thiên Huế, Bình Phước và Tây Ninh. Trong đó, TPHCM là địa phương có số thí sinh đăng ký dự thi nhiều nhất với gần 400 nghìn thí sinh. Số thí sinh dự thi được phân bổ ở 17 điểm thi là các" 328,"Cấp thiết đầu tư các dự án cấp nước, xử lý nước thải. Ngày 7-4, HĐND TPHCM phối hợp với Sở TT-TT TPHCM và Đài Truyền hình TPHCM tổ chức chương trình “Dân hỏi - Chính quyền trả lời” tháng 4-2024 với chủ đề “Quản lý hoạt động cấp thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt”. Tham dự có Phó Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Thành Kiên. Tại chương trình, trả lời ý kiến cử tri xoay quanh vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM Đặng Phú Thành cho biết, thành phố đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè (có công suất thiết kế là 480.000m3/ngày đêm), dự kiến hoàn thành vào tháng 6-2025. Dự án khi hoàn thành sẽ nâng công suất xử lý nước thải sinh hoạt đô thị lên hơn 1,1 triệu m3/ngày đêm, đạt tỷ lệ 71% lượng nước thải sinh hoạt đô thị đã qua xử lý trước khi thải ra môi trường. TPHCM cũng đã giao Sở KH-ĐT phối hợp các sở ngành liên quan tiếp tục đầu tư các nhà máy xử lý nước thải theo quy hoạch chung của thành phố. Cung cấp thêm thông tin, ông Nguyễn Viết Vũ, Trưởng Phòng Quản lý Tài nguyên nước, khoáng sản và biển đảo, Sở TN-MT TPHCM, cho biết hiện tổng công suất xử lý nước thải sinh hoạt đô thị của TP là 644.000m3/ngày, mới đạt khoảng 40% lượng nước thải hàng ngày. Như vậy còn 60% nước thải sinh hoạt chưa được xử lý, dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM khóa XI đã đề ra mục tiêu tới năm 2025 lượng nước thải sinh hoạt qua xử lý trước khi thải ra môi trường đạt trên 75%, tới năm 2030 là 88%. Để đạt được mục tiêu này cấp thiết phải tăng cường xây dựng các hệ thống xử lý nước thải.Về vấn đề đảm bảo nguồn cấp nước, ông Nguyễn Thanh Sử, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), cho biết, hiện Sawaco đảm bảo nguồn nước cấp cho hơn 10 triệu dân TPHCM với tổng công suất cấp nước của toàn hệ thống đạt 2,4 triệu m3/ngày đêm. Sawaco đã đầu tư xây mới 2 nhà máy nước là Nhà máy nước Kênh Đông II (công suất 250.000m3/ngày đêm) và Nhà máy nước Thủ Đức IV (công suất 300.000m3/ngày đêm). Bên cạnh đó, Sawaco đã trình UBND TPHCM về việc xin cải tạo 45 trạm cấp nước giếng trên địa bàn để làm nguồn dự phòng cho TP. Phát biểu tại chương trình, bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Trưởng Ban Đô thị, HĐND TPHCM, nêu rõ, Thường trực HĐND thành phố đề nghị UBND thành phố đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy, tăng cường xã hội hóa để đảm bảo các chỉ tiêu về cấp, thoát nước, xử lý nước thải, chống ngập... nhằm cải thiện chất lượng sống của người dân và bảo vệ môi trường sống của TPHCM."," Tóm tắt: - Ngày 7-4, HĐND TPHCM tổ chức chương trình “Dân hỏi - Chính quyền trả lời” với chủ đề “Quản lý hoạt động cấp thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt”. - Thành phố đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè, dự kiến hoàn thành vào tháng 6-2025. - Tổng công suất xử lý nước thải sinh hoạt đô thị của TP là 644.000m3/ngày, mới đạt khoảng 40% lượng nước thải hàng ngày. - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM khóa XI đã đề ra mục tiêu tới năm 2025 lượng nước thải sinh hoạt qua xử lý trước khi thải ra môi trường đạt trên 75%, tới năm 2030 là 88%. - Sawaco đảm bảo nguồn nước cấp cho hơn 10 triệu dân TPHCM với tổng công suất cấp nước của toàn hệ thống đạt 2,4 triệu m3/ngày đêm. - Thường trực HĐND thành phố đề nghị UBND thành phố đẩy nhanh tiến độ x" 329,"Doanh nghiệp bị xử phạt do không lập đề án đóng cửa mỏ. Một doanh nghiệp ở Quảng Ngãi vừa bị chính quyền tỉnh này ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 120 triệu đồng do không lập đề án đóng cửa mỏ theo quy định pháp luật. Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền vừa ký và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với với Công ty Cổ phần Xây dựng và Khai thác vật liệu xây dựng miền Trung (viết tắt Công ty miền Trung) có địa chỉ tại tổ dân phố Trường Thọ Tây, phường Trương Quang Trọng, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, do ông Đoàn Ngọc Huy làm Tổng Giám đốc với số tiền 120 triệu đồng.Lý do bị xử phạt là công ty này đã không thực hiện việc lập đề án đóng cửa mỏ Đá Bàn, nằm ở xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khi đã hết hạn khai thác khoáng sản (đến hết tháng 12/2019). Với hành vi vi phạm trên, Công ty Cổ phần Xây dựng và Khai thác vật liệu xây dựng miền Trung bị cấp thẩm quyền tỉnh Quảng Ngãi xử phạt số tiền 120 triệu đồng. Quyết định yêu cầu Công ty miền Trung phải nghiêm chỉnh chấp hành việc nộp tiền phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, nếu quá thời hạn mà công ty không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Trước đó, cấp chính quyền tỉnh Quảng Ngãi cũng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi, có trụ sở tại thôn Tuyết Diêm 3, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) do ông Thang Văn Hóa làm giám đốc với tổng số tiền hơn 326 triệu đồng. Lý do bị xử phạt là công ty này đã sử dụng khu vực biển tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khi không có quyết định giao khu vực biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển, mà vị trí nằm trong khu vực đã được phê duyệt, hoặc quy hoạch cho các hoạt động kinh tế biển, với diện tích khu vực biển sử dụng thực tế 5,3 ha."," Một doanh nghiệp tại Quảng Ngãi vừa bị chính quyền tỉnh này xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 120 triệu đồng do không lập đề án đóng cửa mỏ theo quy định pháp luật. Công ty Cổ phần Xây dựng và Khai thác vật liệu xây dựng miền Trung đã không thực hiện việc lập đề án đóng cửa mỏ Đá Bàn, nằm ở xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khi đã hết hạn khai thác khoáng sản (đến hết tháng 12/2019). Công ty này bị cấp thẩm quyền tỉnh Quảng Ngãi xử phạt số tiền 120 triệu đồng. Quyết định yêu cầu Công ty miền Trung phải nộp tiền phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, nếu quá thời hạn mà công ty không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Trước đó, cấp chính quyền tỉnh Quảng Ngãi cũng đã xử phạt vi phạm hành chính đối vớ" 330,"Ở tuổi 34 người phụ nữ bất ngờ mắc loại ung thư hay gặp ở người hút thuốc. (Dân trí) - Đi khám vì bị đau bả vai trái suốt 3 năm, người phụ nữ 34 tuổi bất ngờ khi biết mắc ung thư phổi. Bản thân chị và bố mẹ không ai mắc ung thư, tuy nhiên chồng chị nghiện thuốc lá gần 20 năm nay. Theo bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), bệnh nhân đến khám vì đau bả vai trái khoảng 3 năm, đau âm ỉ, uống thuốc giảm đau lúc đầu đỡ về sau không đỡ đau. Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn chụp cắt lớp vi tính phổi thì phát hiện khối u thùy trên phổi trái rất to, kích thước 9x12cm. Kết quả sinh thiết cho thấy bệnh nhân mắc ung thư phổi. Các bác sĩ khác bất ngờ với một bệnh nhân trẻ và lại là nữ mắc ung thư phổi. Khai thác tiền sử bản thân và bố mẹ không ai mắc ung thư, nhưng chồng bệnh nhân nghiện thuốc lá gần 20 năm nay. Vậy liệu có phải do bệnh nhân hút thuốc lá thụ động? Thực tế, vấn đề này đã được giới y học ghi nhận. Khói từ điếu thuốc đang cháy ""độc"" hơn cả khói người hút hít vào Ung thư phổi là bệnh lý ác tính ở phổi. Khoảng 85-90% các trường hợp có liên quan đến tình trạng hút thuốc lá (chủ động hay thụ động). Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi ở nữ giới không hút thuốc lá, đặc biệt ở người trẻ trong đó có thể do hít phải khói thuốc do người nhà hút thuốc trong một thời gian dài, tức là hút thuốc thụ động. Một thống kê trước đây tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Phổi Trung ương cho thấy trung bình trong số 130 trường hợp điều trị nội trú thì khoảng 20-25% là do hút thuốc thụ động, một con số không hề nhỏ. Phần lớn vào viện khi tình trạng đã muộn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy chứa chất độc nhiều gấp 21 lần so với khói thuốc thở ra. Lượng khói thuốc người hút thuốc thải ra không khí xung quanh cao gấp 5 lần lượng khói hít vào. Người không hút thuốc nhưng làm việc thường xuyên trong môi trường có khói thuốc có thể hít vào lượng khói thuốc tương đương với hút 5 điếu thuốc một ngày. Trẻ em chỉ cần một giờ trong phòng có người hút thuốc cũng đã hấp thụ số hóa chất độc hại tương đương với người hút 10 điếu thuốc một ngày. Khói thuốc sẽ gây ảnh hưởng trong phạm vi 7-10m. Do đó ngay cả khi ở rất xa người hút thuốc thì người hút thụ động vẫn gặp những nguy cơ về sức khỏe không kém những người đang hút thuốc. Vì vậy, hút thuốc lá thụ động cũng có thể gây ung thư. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sống cùng một người hút thuốc lá tăng nguy cơ ung thư phổi 20-30%. Ngoài ra, theo Verywell Health, ước tính có khoảng 8% trường hợp ung thư phổi có liên quan đến yếu tố di truyền (so với 80% đến 90% trường hợp có liên quan đến hút thuốc lá). Việc các thành viên trong gia đình được chẩn đoán có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cũng như một số đột biến gen di truyền, nhưng điều đó không đảm bảo rằng bạn sẽ phát triển bệnh. Nghiên cứu cho thấy rằng di truyền có nhiều khả năng đóng một vai trò trong việc phát triển ung thư phổi ở những người dưới 50 tuổi, phụ nữ và những người chưa bao giờ hút thuốc. Các yếu tố nguy cơ ung thư phổi - Hút thuốc Nguy cơ ung thư phổi của bạn tăng theo số lượng thuốc lá bạn hút mỗi ngày và số năm bạn đã hút thuốc. Bỏ thuốc ở mọi lứa tuổi có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư phổi. - Tiếp xúc với khói thuốc thụ động Ngay cả khi bạn không hút thuốc, nguy cơ ung thư phổi của bạn vẫn tăng lên nếu bạn tiếp xúc với khói thuốc thụ động. - Xạ trị trước đó Nếu bạn đã trải qua xạ trị ở ngực cho một loại ung thư khác, bạn có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi. - Tiếp xúc với khí radon Radon được tạo ra do sự phân hủy tự nhiên của urani trong đất, đá và nước mà cuối cùng trở thành một phần của không khí bạn hít thở. Mức radon không an toàn có thể tích tụ trong bất kỳ tòa nhà nào, kể cả nhà ở. - Tiếp xúc với amiăng và các chất gây ung thư khác Nơi làm việc tiếp xúc với amiăng và các chất khác được biết là gây ung thư - chẳng hạn như asen, crom và niken - có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi, đặc biệt nếu bạn là người hút thuốc. - Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi Những người có cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con bị ung thư phổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. "," Tóm tắt: Một người phụ nữ 34 tuổi đã bất ngờ mắc ung thư phổi, mặc dù không có tiền sử gia đình mắc ung thư. Sau khi khám, bác sĩ phát hiện ra khối u thùy trên phổi trái rất to, kích thước 9x12cm. Khai thác tiền sử, bác sĩ tìm thấy rằng chồng bệnh nhân nghiện thuốc lá gần 20 năm nay. Ung thư phổi là một bệnh lý ác tính ở phổi, và khoảng 85-90% các trường hợp có liên quan đến tình trạng hút thuốc lá (chủ động hay thụ động). Khói từ điếu thuốc đang cháy ""độc"" hơn cả khói người hút hít vào, và người không hút thuốc nhưng làm việc thường xuyên trong môi trường có khói thuốc có thể hít vào lượng khói thuốc tương đương với hút 5 điếu thuốc một ngày. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sống cùng một người hút thuốc lá tăng nguy cơ ung thư phổi 20-30%. Các yếu tố nguy cơ ung thư phổi bao gồm hút thu" 331,"Dự án Sân bay Long Thành vẫn còn vướng mắc giải phóng mặt bằng. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai về việc bàn giao mặt bằng của Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Lãnh đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đánh giá, đến nay, mặt bằng dự án cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến độ đề ra, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ thi công các hạng mục công trình. Cụ thể, hệ thống giao thông kết nối tuyến số 1 dù đã nhận bàn giao mặt bằng đạt 99% nhưng vẫn còn vướng vị trí mặt bằng tại nút giao tuyến số 1 với Dự án Cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu và mặt bằng đoạn từ Km0+880-Km0+944 cầu Bưng Môn. “Các vị trí vướng mắc này dẫn đến chưa triển khai được hạng mục đắp đất gia tải, có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ thi công hạng mục xử lý đất yếu nền đường (do thời gian thi công hạng mục đắp gia tải phải chờ lún khoảng 438 ngày)”, lãnh đạo ACV nói. Còn tại tuyến số 2 đã bàn giao được mặt bằng đạt hơn 89%, song, qua kiểm tra thực tế, phía ACV nhìn nhận mặt bằng có thể thi công chiếm khoảng 80%, vẫn còn tình trạng “xôi đỗ” nên rất khó tổ chức triển khai thi công. Đơn cử, vị trí mặt bằng tại nút giao tuyến số 2 với Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây ảnh hưởng đến tiến độ thi công hạng mục cầu vượt đoạn qua cao tốc từ trụ T12-T22 (khu vực này có tính chất và yêu cầu kỹ thuật phức tạp trong thi công cầu vượt với thời gian thi công dự kiến 12 tháng). Với tuyến tường rào ranh giới bảo vệ diện tích 5.000 ha dài khoảng 29,8 km, hiện nay ACV đã thi công tuyến tường rào trong phạm vi ranh giới 1.810 ha (chiều dài khoảng 8,7 km). Tuy nhiên, còn khoảng 21,13 km còn lại chưa được bàn giao (diện tích khoảng 32.38 ha), do đó chưa thể tổ chức thi công khép kín hàng rào phạm vi 5.000 ha nhằm đảm bảo an ninh an toàn công trường và tránh tái lấn chiếm mặt bằng. Đối với mặt bằng của tuyến thoát nước từ hồ điều hòa số 2 và hồ điều hòa số 3 (dẫn về suối Bưng Môn) ra ngoài khu vực sân bay, lãnh đạo ACV cho hay đến nay vẫn chưa được bàn giao mặt bằng nên chưa thể triển khai thi công. Để bảo đảm tiến độ thi công, ACV đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các đơn vị có liên quan sớm thực hiện các thủ tục về giải phóng mặt bằng và bàn giao các phần mặt bằng còn tồn tại nêu trên làm cơ sở triển khai thi công các hạng mục công trình đáp ứng tiến độ đề ra của dự án."," Dự án Sân bay Long Thành vẫn còn vướng mắc vấn đề giải phóng mặt bằng. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa gửi văn bản đến UBND tỉnh Đồng Nai về việc bàn giao mặt bằng của Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Lãnh đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết, mặt bằng dự án cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến độ đề ra, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ thi công các hạng mục công trình. Cụ thể, hệ thống giao thông kết nối tuyến số 1 đã nhận bàn giao mặt bằng đạt 99%, nhưng vẫn còn vướng vị trí mặt bằng tại nút giao tuyến số 1 với Dự án Cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu và mặt bằng đoạn từ Km0+880-Km0+944 cầu Bưng Môn. Tuyến số 2 đã bàn giao được mặt bằ" 332,"Thái Nguyên: Tiếp tục tập trung mọi nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. (Xây dựng) – Với quan điểm “Xây dựng nông thôn mới (NTM) có điểm khởi đầu, nhưng không có điểm kết thúc” năm 2024, tỉnh Thái Nguyên đã chủ động đề ra các mục tiêu, giải pháp cụ thể, với quyết tâm hoàn thành đúng kế hoạch đã đề ra. Đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 118/126 xã đạt chuẩn NTM đạt tỷ lệ 93,7%. Trong đó có 33 xã đạt NTM nâng cao, 10 xã NTM kiểu mẫu, 104 xóm đạt chuẩn xóm NTM kiểu mẫu. Đặc biệt, trong năm 2023, Thái Nguyên có thêm 2 huyện Định Hóa, Đại Từ về đích NTM trước 2 năm so với mục tiêu nhiệm kỳ đề ra. Như vậy, đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên có 6 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM gồm các thành phố: Phổ Yên, Sông Công, Thái Nguyên và các huyện: Phú Bình, Đại Từ, Định Hóa, đạt tỷ lệ 66,67%, vượt một đơn vị cấp huyện so với mục tiêu đề ra. Năm 2024, tỉnh Thái Nguyên đặt ra mục tiêu có ít nhất 2 xã đạt chuẩn NTM, 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 1 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM; Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng tiêu chí ở các địa phương đã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Cùng với các mục tiêu đã được xác định, tỉnh Thái Nguyên cũng dự kiến nguồn vốn đầu tư gần 14.000 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Trong đó: Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn lồng ghép, vốn huy động từ người dân, doanh nghiệp thực hiện chương trình là trên 1.700 tỷ đồng và vốn tín dụng (người dân vay phát triển sản xuất...) khoảng 12.000 tỷ đồng.Để đạt được mục tiêu đề ra, Thái Nguyên cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện Chương trình với quyết tâm cao nhất, quan điểm “Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu, nhưng không có điểm kết thúc”. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, đoàn thể, nhất là vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ trực tiếp, chủ trì và người đứng đầu. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp. Tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông bằng nhiều hình thức, linh hoạt và sáng tạo; triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Thái Nguyên chung sức xây dựng NTM” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”. Tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn; trong đó, tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình OCOP đi vào chiều sâu, xác định đây là giải pháp động lực cho phát triển kinh tế để nâng cao đời sống cho người dân và xây dựng NTM bền vững. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng NTM, nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện, góp phần thúc đẩy phát kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, từng bước hướng tới NTM thông minh. Đẩy mạnh, đa dạng hóa công tác thông tin, truyền thông, tập huấn, đào tạo để tiếp tục nâng cao năng lực, chuyển đổi nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp, đặc biệt cán bộ cơ sở, người dân và cộng đồng về phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng NTM.Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia cho xây dựng NTM, trong đó tập trung ưu tiên nguồn vốn cho các chỉ tiêu, tiêu chí chưa hoàn thành... Tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương; thực hiện tốt 6 chuyên đề được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tìm và lựa chọn những khâu đột phá để tổ chức thực hiện trong đó trọng tâm là phát triển tổ chức sản xuất, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh trật tự. Tăng cường công tác dân vận trong tổ chức thực hiện, phát huy vai trò chủ thể của người dân; thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát, đánh giá thẩm tra, thẩm định kết quả thực hiện chương trình; làm tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát, phản biện đối với kết quả xây dựng nông thôn mới."," Tỉnh Thái Nguyên đã đặt ra mục tiêu đạt ít nhất 2 xã đạt chuẩn NTM, 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 1 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM trong năm 2024. Tỉnh cũng dự kiến nguồn vốn đầu tư gần 14.000 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Tỉnh Thái Nguyên cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện Chương trình với quyết tâm cao nhất, quan điểm “Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu, nhưng không có điểm kết thúc”. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, đoàn thể, nhất là vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ trực tiếp" 333,"Ngôi nhà thiết kế độc đáo như hang động. Ngôi nhà ở Quảng Bình được thiết kế độc đáo, có một không hai, cảm giác như bước vào một hang động. Đặc biệt, tầng áp mái có hồ bơi ngoài trời nhìn ra cảnh quan thiên nhiên đầy thơ mộng. Nam House - một ngôi nhà nằm ở rìa thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, được các kiến trúc sư của H.BD Atelier thiết kế vô cùng độc đáo. Với đặc điểm bối cảnh và diện tích đất tương đối nhỏ 136m2, thiết kế đưa ra giải pháp để tầng 1 trống, với kính thông thoáng trải dài dọc hai bên mặt tiền đường, đảm bảo tính linh hoạt cho hoạt động kinh doanh. Chức năng sinh hoạt và làm việc của gia đình được đẩy lên các tầng trên, trong đó có tầng 2 với các phòng ngủ, bếp, phòng ăn và phòng khách. Tầng 3 là không gian sinh hoạt chung, phòng ngủ nhỏ và phòng thờ. Tầng áp mái là hồ bơi ngoài trời nhìn ra cảnh quan thiên nhiên bên ngoài. Gia chủ muốn có một ngôi nhà để ở và quây quần bên nhau sau khi làm việc mệt mỏi. Kiến trúc sư tưởng tượng cảm giác bình yên khi bước vào một hang động, ranh giới giữa trong và ngoài dần bị chia cắt, nơi những con phố đông đúc và xe cộ biến mất, thay vào đó là không gian, ánh sáng, cảm xúc và gia đình. Bằng cách đóng cửa bên ngoài và mở rộng các chức năng bên trong, chức năng phân bổ tạo ra sự thay đổi về diện tích và thể tích theo chiều cao của ngôi nhà. Với công trình này, kiến ​​trúc sư muốn tạo ra chuỗi cảm giác trải nghiệm, hướng nội, tĩnh lặng, riêng tư nhưng vẫn gắn kết với thiên nhiên, giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài, thay vì ngăn cách, khóa chặt. Ngôi nhà trở nên độc đáo theo cá tính và mong muốn của gia chủ. "," Ngôi nhà độc đáo như hang động ở Quảng Bình được thiết kế bởi H.BD Atelier. Với diện tích đất nhỏ 136m2, thiết kế đưa ra giải pháp để tầng 1 trống, với kính thông thoáng trải dài dọc hai bên mặt tiền đường, đảm bảo tính linh hoạt cho hoạt động kinh doanh. Chức năng sinh hoạt và làm việc của gia đình được đẩy lên các tầng trên, trong đó có tầng 2 với các phòng ngủ, bếp, phòng ăn và phòng khách. Tầng 3 là không gian sinh hoạt chung, phòng ngủ nhỏ và phòng thờ. Tầng áp mái là hồ bơi ngoài trời nhìn ra cảnh quan thiên nhiên bên ngoài. Gia chủ muốn có một ngôi nhà để ở và quây quần bên nhau sau khi làm việc mệt mỏi. Kiến trúc sư tưởng tượng cảm giác bình yên khi bước vào một hang động, ranh giới giữa trong và ngoài dần bị chia cắt, nơi những con phố đông đúc và xe cộ biến mất, thay vào đó là không gian, ánh sá" 334,"Huế hướng tới đô thị di sản giàu bản sắc, thông minh. Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã mở ra không gian phát triển mới cho tỉnh dựa trên tiềm năng thế mạnh riêng có của địa phương, đặc biệt góp phần hiện thực hóa nỗ lực xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.Những định hướng chiến lược Với lịch sử hình thành và phát triển hơn 700 năm, Thừa Thiên - Huế là địa phương hội tụ nhiều tiềm năng, thế mạnh cho sự phát triển nhanh, bền vững. Cùng với những tiềm năng to lớn về phát triển kinh tế biển, đầm phá với hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á, cảng nước sâu Chân Mây, Thừa Thiên - Huế còn là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc với 5 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, sở hữu hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh phong phú; gần 1.000 di tích lịch sử văn hóa; hệ thống cảnh quan thiên nhiên đa dạng… Vì vậy Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định tổ chức không gian phát triển theo hướng mô hình đô thị trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; gắn với các hành lang kinh tế Bắc - Nam và đô thị hướng biển; thúc đẩy liên kết nội vùng, liên kết vùng. Ngày 30/12/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1745/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đặt ra mục tiêu, đến năm 2025, Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước; quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao. Thừa Thiên - Huế đặt mục tiêu đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 9 - 10%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 6.000 USD; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70%; thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index); tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%, người dân có thẻ bảo hiểm 100%, xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 100%. Tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên - Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, xanh, bản sắc Huế, thông minh, hướng biển, thích ứng và bền vững; là đô thị lớn thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao của cả nước; thành phố Festival, trung tâm văn hóa - du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ, y tế chuyên sâu của cả nước và châu Á; là điểm đến an toàn, thân thiện, hạnh phúc. Thừa Thiên-Huế hình thành 3 trung tâm đô thị, gồm: Đô thị trung tâm (gồm thành phố Huế, quận Hương Thủy, thị xã Hương Trà), Đô thị vùng Tây Bắc (gồm thị xã Phong Điền-Quảng Điền-A Lưới), Đô thị vùng Đông Nam (gồm các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông). Tỉnh phát triển các hành lang kinh tế Bắc-Nam, Đông-Tây và đô thị hướng biển; các trung tâm động lực: thành phố Huế, khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô và khu công nghiệp Phong Điền. Phát triển kinh tế Thừa Thiên-Huế theo hướng hiện đại, kinh tế xanh, kinh tế số, bền vững, có lợi thế với cơ cấu dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp gắn với không gian phát triển đặc thù của thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa và thiên nhiên, đặc biệt là Quần thể di tích Cố đô Huế; hình thành đô thị trung tâm với hai trục phát triển và các đô thị động lực; kiến tạo các hành lang giao thông gắn với các hành lang kinh tế Bắc-Nam, Đông-Tây và đô thị hướng biển, thúc đẩy liên kết nội vùng. Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương khẳng định, Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt, tạo hành lang pháp lý trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh, toàn diện và bền vững, tạo không gian phát triển mới, khơi thông nguồn lực và khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh khác biệt của tỉnh. Đồng thời, quy hoạch từng bước tháo gỡ những ""điểm nghẽn"", giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và văn hóa; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương.Sớm hiện thực hóa Quy hoạch Ngay sau khi Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh đã tiến hành công bố rộng rãi, nhằm giúp các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân thống nhất trong nhận thức, hành động để tổ chức triển khai thực cách nghiêm túc, đồng bộ và hiệu quả. Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế Lê Trường Lưu cho biết, Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược dựa trên tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; mở ra không gian phát triển mới, cơ hội mới. Để hiện thực hóa mục tiêu và tầm nhìn quy hoạch, tỉnh khẩn trương hoàn thiện kế hoạch, xây dựng lộ trình cụ thể để thực hiện quy hoạch. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, Mặt trận đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng để tạo sự thống nhất cao trong quá trình thực hiện. Tỉnh cam kết nỗ lực tạo dựng môi trường đầu tư bình đẳng, thuận lợi, thực chất, hiệu quả, nhanh chóng; biến tiềm năng, lợi thế thành kết quả cụ thể, thiết thực; đồng thời luôn lắng nghe, chia sẻ, sẵn sàng hỗ trợ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên-Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên-Huế năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quá trình thực hiện quy hoạch tỉnh phải đảm bảo tính tuân thủ và đồng bộ; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành; tập trung phối hợp với bộ, ngành hoàn thành thủ tục về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tỉnh luôn đổi mới tư duy, tầm nhìn phát triển, khai thác tối đa nguồn lực bên trong, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa; đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư; đẩy mạnh đầu tư hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị. Ngoài ra, tỉnh phải phổ biến, quán triệt quy hoạch sâu rộng hơn bằng nhiều hình thức khác nhau để nhân dân hiểu, nắm rõ, từ đó ủng hộ quy hoạch, làm theo quy hoạch, giám sát việc thực hiện quy hoạch và thụ hưởng với tinh thần ""Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm - Dân thụ hưởng"".Có thể khẳng định, Quy hoạch tỉnh là tiền đề và cơ sở quan trọng để Thừa Thiên - Huế mở rộng thu hút đầu tư nhằm tạo thêm nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Tỉnh vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 11 dự án có tổng số vốn gần 9.000 tỷ đồng; trao văn bản nghiên cứu cho 10 dự án với số vốn khoảng 120.000 tỷ đồng trong các lĩnh vực hạ tầng, du lịch, cơ khí, năng lượng, logistics, nhà ở, giáo dục, y tế, dữ liệu số... Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn BRG Nguyễn Thị Nga cho rằng, cơ hội đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên - Huế chưa bao giờ tốt như ngày nay. Với sự quyết tâm và tinh thần cầu thị, lãnh đạo các cấp tỉnh đã tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi; khẳng định Thừa Thiên - Huế là điểm đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước, quốc tế với mục tiêu phát triển bền vững, gắn bó và lâu dài. Quan điểm của tỉnh là tập trung huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả tối đa mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư; thúc đẩy dịch vụ, du lịch, công nghiệp văn hóa, bảo tồn các giá trị di tích, di sản của quốc gia và thế giới; ưu tiên nguồn lực đầu tư các dự án trọng điểm, có tác động lan tỏa, tạo không gian phát triển mới và động lực tăng trưởng bền vững. Quyết tâm sớm hiện thực hóa các mục tiêu trong Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sẽ tạo động lực giúp địa phương ""cất cánh"" lên một tầm cao mới và đáp ứng được khát vọng trở thành đô thị có bản sắc, thông minh, thích ứng, xanh, sạch, đẹp, an toàn và bền vững."," Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 30/12/2023. Quy hoạch này đặt mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước; quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao. Thừa Thiên - Huế đặt mục tiêu đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 9 - 10%/năm; GRDP bình qu" 335,"Điều ít người biết về “siêu tiện ích” bãi tắm nước biển riêng tại Vinhomes Royal Island. Bộ sưu tập tiện ích thượng lưu, trong đó có bãi tắm nước biển riêng sau nhà đã biến Vinhomes Royal Island trở thành “thỏi nam châm” trên thị trường BĐS đầu năm, thu hút giới đầu tư, khách hàng trong nước và quốc tế, đặc biệt là những người đề cao giá trị sống độc bản. Sự đắt giá của “siêu tiện ích” bãi biển sau nhà Đắt đỏ. Xa hoa. Nhưng Đẳng cấp. Đó là những phác thảo ngắn gọn về cuộc sống trên những “hòn đảo tỉ phú” nổi danh khắp thế giới. Một ví dụ điển hình là Fisher Island ở Florida (Mỹ), để được nhập khẩu vào hòn đảo có diện tích chưa đầy 1km2 này, cư dân phải trả tiền mua nhà lên tới hàng chục triệu USD và nhiều khoản phí khác. Đổi lại, cuộc sống hàng ngày không khác gì kỳ nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 5 sao, nhất là trải nghiệm tắm biển trên những bãi cát trắng mịn được vận chuyển đến từ Bahamas. Đó là điểm chung của các “đảo tỉ phú” trên thế giới: giá trị độc bản, vị trí biệt lập, tầm nhìn hướng thuỷ đắt giá, và càng không thể thiếu bãi tắm biển riêng tư - một trong những điểm khác biệt vượt trội giúp khẳng định đẳng cấp “chỉ mình ta với ta” của các chủ nhân danh giá. Đáng chú ý, đặc quyền này lần đầu tiên được tích hợp trong một dự án BĐS tại Việt Nam, đó là Vinhomes Royal Island – nơi có quy mô gấp 10 lần Fisher Island. Do đó, không có gì khó hiểu khi “Thành phố Đảo Hoàng Gia” đã lọt top tìm kiếm trên các diễn đàn bất động sản ngay sau khi chính thức ra mắt.phẩm thấp tầng và phần lớn đều có bãi tắm nước biển riêng ở phía sau. Xét từ góc độ thiết kế cảnh quan, các bãi tắm này sẽ tạo ra sự đối xứng cho không gian sống khi kết hợp hài hòa với vẻ đẹp của những biệt thự chắt lọc tinh hoa kiến trúc từ khắp thế giới. Đó cũng đồng thời là “trạm sạc năng lượng”, giúp cư dân tận hưởng những phút giây nghỉ ngơi thư thái trên cát trắng, nắng vàng sau khi đã đốt cháy năng lượng trong dòng nước xanh mát. Còn theo quan niệm Á Đông, không gian sống có sự xuất hiện của dòng nước có ý nghĩa dẫn vượng khí vào nhà, tạo cát khí để gia chủ làm ăn may mắn, tài lộc. Nhìn tổng thể toàn bộ dự án, Vinhomes Royal Island còn có địa thế độc tôn khi được bao quanh bởi 3 con sông lớn là sông Cấm, sông Ruột Lợn và sông Bạch Đằng. Có mặt tại công trường Vinhomes Royal Island nhộn nhịp những ngày này, chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh không khỏi ngạc nhiên về tiến độ thi công các công trình điểm nhấn tại đây. Với các tiện ích như bãi biển riêng sau nhà, vị chuyên gia kinh tế định nghĩa đó là “sự độc bản, cho tới giờ chưa dự án nào sao chép được”. “Người Viêt Nam mình vẫn nói cái gì hiếm thì mới quý. Dự án này là minh họa rõ nét cho việc thu hút giới thượng lưu, giới nhà giàu, siêu giàu khắp thế giới tới Việt Nam bằng những sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp, quý hiếm” – ông Vũ Đình Ánh nói. Trải nghiệm đa dạng, nâng hạng chất sống hoàng gia Cùng với đặc quyền sở hữu bãi tắm biển riêng sau nhà, các chủ nhân của Vinhomes Royal Island còn được thừa hưởng trọn vẹn nhịp sống “hoàng gia” với những tiện ích lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Mới – độc – lạ nhất có lẽ là sự xuất hiện của các môn cưỡi ngựa, đua ngựa, trình diễn ngựa. Để giúp cư dân làm quen với các môn thể thao vốn chỉ dành cho giới quý tộc này, Học viện Cưỡi ngựa Hoàng Gia đã được xây dựng với 300 chuồng chăm sóc ngựa chuyên nghiệp; bệnh viện thú y cao cấp và các khu vực chăm sóc sức khỏe ngựa; các khu tập luyện; sân đa năng biểu diễn ngựa rộng gần 1 ha, đường đua ngựa giải trí… Vinhomes Royal Island còn giành được điểm cộng 5 sao của các tín đồ thể thao bởi ngay trong lòng đại đô thị có sự hiện diện của Vinpearl Golf Hải Phòng quy mô hàng đầu Đông Nam Á. Được thiết kế bởi IMG Worldwide – đơn vị đã thành công với hơn 100 sân golf nổi tiếng khắp thế giới, trên diện tích lên tới 160 ha, sân golf 36 hố này khiến các golfer mong muốn ra sân suốt 365 ngày trong năm. Đặc biệt, trong đó có 27 hố được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng có thể hỗ trợ việc luyện tập vào ban đêm.Cũng như các “đảo tỉ phú” nổi tiếng thế giới, Vinhomes Royal Island sẽ là điểm hẹn của những chiếc du thuyền xa hoa, với bến neo đậu quy mô 10 ha được xây dựng. Theo thiết kế, nơi đây có thể tiếp nhận cùng lúc tới 300 du thuyền, cùng với các hạ tầng về bảo dưỡng – sửa chữa quy mô 3.800 m2 và hàng loạt dịch vụ phụ trợ khác… Chỉ với 30 phút kết nối qua các tuyến đường thủy hiện hữu là hành trình khám phá di sản Vịnh Hạ Long – Đảo Cát Bà thú vị sẽ được mở ra. Trong lòng Vinhomes Royal Islsand cũng sẽ có sự hiện diện của nhiều tiện ích giúp kiến tạo một cuộc sống thượng lưu trọn vẹn. Về giáo dục, có tới 7 trường học Vinschool được quy hoạch trong đại đô thị cùng Trường Quốc tế Hàn Quốc. Về y tế, Phòng khám đa khoa Quốc tế Vinmec xây dựng ngay trên đảo sẽ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cư dân, đặc biệt là gói dịch vụ “y tế tận nhà” lần đầu tiên được triển khai. Ngoài ra phải kể tới TTTM Vincom mô hình Life - Design Mall; Trung tâm hội nghị tiệc cưới Royal Palace; Công viên vui chơi giải trí gia đình VinWonders Royal Park với vườn thú mở Safari… Với việc tích hợp hàng loạt tiện ích thượng lưu trong cùng một không gian sống, Vinhomes Royal Island chính là bến đỗ lý tưởng sở hữu những giá trị sống độc bản mà những cư dân tinh hoa luôn kiếm tìm."," Vinhomes Royal Island là một dự án BĐS độc đáo tại Việt Nam, với quy mô gấp 10 lần Fisher Island ở Florida (Mỹ). Dự án này đã trở thành ""thỏi nam châm"" trên thị trường BĐS đầu năm, thu hút giới đầu tư, khách hàng trong nước và quốc tế, đặc biệt là những người đề cao giá trị sống độc bản. Dự án này được tích hợp với nhiều tiện ích thượng lưu, trong đó có bãi tắm nước biển riêng sau nhà. Đây là đặc quyền đầu tiên được tích hợp trong một dự án BĐS tại Việt Nam. Các bãi tắm này sẽ tạo ra sự đối xứng cho không gian sống khi kết hợp hài hòa với vẻ đẹp của những biệt thự chắt lọc tinh hoa kiến trúc từ khắp thế giới. Các chủ nhân của Vinhomes Royal Island còn được thừa hưởng trọn vẹn nhịp sống ""hoàng gia"" với những tiện ích lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Mới - độc - lạ nhất có lẽ là sự xuất hiện củ" 336,"Hưng Yên: Phấn đấu hết năm 2024 có trên 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. (Xây dựng) – Đây là mục tiêu quan trọng được đề ra trong Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên năm 2024 vừa được UBND tỉnh Hưng Yên ban hành ngày 4/4/2024.Kế hoạch nhằm tạo sự chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; triển khai hiệu quả các nội dung xây dựng nông thôn mới, hoàn thành các chỉ tiêu năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đã được phê duyệt. UBND tỉnh Hưng Yên yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 trong phạm vi, lĩnh vực, địa bàn quản lý; đưa chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu vào chương trình công tác, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh giao; triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình xây dựng nông thôn mới trong phạm vi, lĩnh vực, địa bàn quản lý. Trong kế hoạch, UBND tỉnh Hưng Yên đề ra mục tiêu là tiếp tục triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hoá truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Duy trì mức đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu tại các địa phương đã được công nhận đạt chuẩn theo yêu cầu của bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025; phấn đấu có thêm 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, toàn tỉnh có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2024; có thêm từ 10-15 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, đưa tỷ lệ các xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu lên trên 30%; phấn đấu có từ 1 - 2 huyện hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao. Kế hoạch của UBND tỉnh Hưng Yên đề ra một số nhiệm vụ như: Tập trung phấn đấu hoàn thành 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2024; phấn đấu hết năm 2024 đưa tỷ lệ các xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong toàn tỉnh lên trên 30%; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho các huyện đã đăng ký phấn đấu xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 vào cuối năm 2024. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng các nội dung, các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn của các huyện, thành phố, thị xã và các xã."," Tóm tắt: UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024, với mục tiêu phấn đấu hết năm 2024 có trên 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Kế hoạch nhằm tạo sự chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; triển khai hiệu quả các nội dung xây dựng nông thôn mới, hoàn thành các chỉ tiêu năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đã được phê duyệt. UBND tỉnh Hưng Yên yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 trong phạm vi, lĩnh vực, địa bàn quản lý; đưa chỉ tiêu xây" 337,"Ca sĩ Tân Nhàn ra mắt MV “Tiếng khèn mùa ban nở” hướng về Tây Bắc. Hướng về Tây Bắc vào đúng mùa hoa ban đang nở rộ, ngày 8-4, Nghệ sĩ ưu tú Tân Nhàn ra mắt MV (video âm nhạc) “Tiếng khèn mùa ban nở” – một trong những sáng tác mới được yêu thích hiện nay của nhạc sĩ Lê Minh, lời thơ Nguyên Như. Chọn ca khúc “Tiếng khèn mùa ban nở”, ca sĩ Tân Nhàn cho biết, không chỉ vì say đắm mùa hoa ban rực rỡ khắp đất trời Tây Bắc mỗi dịp đi biểu diễn được ngắm nhìn, mà nữ ca sĩ còn vì bị mê hoặc giai điệu đẹp, lời ca đầy hình ảnh vừa nên thơ lại vừa đậm đặc vẻ đẹp văn hóa vùng Tây Bắc của bài hát. “Thực hiện MV đúng mùa hoa ban rực rỡ, tôi mong muốn lan tỏa một ca khúc hay và góp thêm một sản phẩm nghệ thuật giới thiệu về vẻ đẹp tuyệt vời của đất trời, con người Tây Bắc như ca khúc đã viết”, ca sĩ Tân Nhàn chia sẻ.Là giọng ca gắn liền với những ca khúc mang âm hưởng dân gian và đang giảng dạy âm nhạc, Nghệ sĩ ưu tú Tân Nhàn nhận định, ca khúc “Tiếng khèn mùa ban nở” là một trong số không nhiều những ca khúc dân gian sáng tác mới hiện nay vừa hay lại vừa bảo đảm tính học thuật trong âm nhạc và có thể xếp vào dạng ca khúc nghệ thuật. Chính vì vậy, ngoài việc hát, thực hiện MV nhằm đưa ca khúc lan tỏa sâu rộng hơn đến công chúng, trong công tác đào tạo sinh viên, Tân Nhàn còn khuyến khích sinh viên hát và tham dự các kỳ thi âm nhạc với ca khúc này.Ca khúc “Tiếng khèn mùa ban nở” mang âm hưởng miền núi rất rõ nét, ca từ đáng yêu, giàu hình ảnh. Khi lời hát cất lên, người nghe cảm thấy như đang đứng giữa đất trời Tây Bắc, hòa mình vào không khí xôn xao chợ tình, nao nức bâng khuâng nghe tiếng khèn vang vọng khắp các đỉnh núi… Sau khi nghe ca sĩ Tân Nhàn thể hiện hát ca khúc này, nhạc sĩ Lê Minh đã dành nhiều lời khen ngợi. “Tân Nhàn đã thể hiện được đúng tinh thần bài hát mà tôi gửi gắm, không phô trương, cầu kỳ mà rất cảm xúc, sâu sắc. Điều này làm tôi rất trân trọng"", nhạc sĩ Lê Minh bày tỏ.Đặc biệt, nhằm thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp mà ca khúc mang lại, ca sĩ Tân Nhàn chú trọng đầu tư MV với phần hình ảnh được quay ở nhiều địa điểm nổi tiếng dọc tuyến Hòa Bình, Sơn La, thể hiện vẻ đẹp rực rỡ của mùa hoa ban đặc trưng vùng Tây Bắc. Ngoài ra, trang phục, vũ đạo cũng được nữ ca sĩ đầu tư để tạo nên sức trẻ, sự tươi mới cho ca khúc, giúp ca khúc gần hơn với những khán giả trẻ. Đây cũng là một trong những hướng đi của ca sĩ Tân Nhàn khi mong muốn âm nhạc dân gian, truyền thống tiếp cận với giới trẻ, nhằm nối dài tình yêu với những loại hình âm nhạc này. Với MV “Tiếng khèn mùa ban nở”, Tân Nhàn đang giữ lời hứa năm 2024 sẽ hoạt động nghệ thuật tích cực sau sự cố mất giọng hát vì sức khỏe suốt 2 năm qua. Trong đó, phải kể đến album về miền Trung “Người Hà Tĩnh có thương”, MV “Trúc mọc bên đình”- một sáng tác mới của nhạc sĩ Nguyễn Quang Long gần đây."," Ca sĩ Tân Nhàn vừa ra mắt MV ""Tiếng khèn mùa ban nở"" hướng về Tây Bắc. Ca khúc được viết bởi nhạc sĩ Lê Minh và lời thơ của Nguyên Như. Tân Nhàn chia sẻ rằng, ca khúc này đã khiến cô say đắm vào mùa hoa ban rực rỡ khắp đất trời Tây Bắc, và cô mong muốn lan tỏa một ca khúc hay và góp thêm một sản phẩm nghệ thuật giới thiệu về vẻ đẹp tuyệt vời của đất trời, con người Tây Bắc. Ca khúc ""Tiếng khèn mùa ban nở"" mang âm hưởng miền núi rất rõ nét, ca từ đáng yêu, giàu hình ảnh. Nhạc sĩ Lê Minh đã dành nhiều lời khen ngợi cho Tân Nhàn khi thể hiện đúng tinh thần bài hát mà nhạc sĩ gửi gắm. Tân Nhàn cũng đã đầu tư MV với phần hình ảnh được quay ở nhiều địa điểm nổi tiếng dọc tuyến Hòa Bình, Sơn La, thể hiện vẻ đẹp rực rỡ của mùa hoa ban đặc trưng vùng Tây B" 338,"TPHCM: Lượng điện tiêu thụ đầu tháng 4 tiếp tục tăng cao. (Chinhphu.vn) - Theo Tổng công ty Điện lực TPHCM, do thời tiết nắng nóng kéo dài, sản lượng điện tiêu thụ của TPHCM trong những ngày đầu tháng 4/2024 liên tiếp tăng cao và đã vượt đỉnh năm 2023. Cụ thể, ngày 3/4/2024 đạt 95,12 triệu kWh, ngày 4/4: 95,17 triệu kWh, ngày 5/4: 96,89 triệu kWh. Trong khi đó, ngày tiêu thụ điện cao nhất của năm 2023 là 94,8 triệu (ngày 6/5/2023). Nếu mọi năm, cuối tháng 4 đầu tháng 5, sản lượng tiêu thụ điện mới đạt cao nhất thì năm nay mới đầu tháng 4, ngày tiêu thụ điện cao nhất đã đạt 96,89 triệu kWh/ngày, Pmax (công suất) đạt gần 4.750 MW, cao nhất từ trước đến nay. Dự báo, trong những ngày tiếp theo của tháng 4, nhiệt độ tại TPHCM và khu vực miền Nam còn nắng nóng kéo dài. Nhiệt độ bình quân khoảng 36-38 độ C, nhiệt độ thực tế ngoài trời có lúc lên đến 40-41 độ C, số giờ nắng nóng trong ngày cũng nhiều hơn, vì vậy, sản lượng điện tiêu thụ có thể sẽ tiếp tục tăng cao, dự báo có thể tăng 30-40% so với tháng 3. Theo ông Bùi Trung Kiên, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TPHCM, do thời tiết nắng nóng kèo dài nhiều ngày và thời tiết oi bức trong ngày kéo dài dẫn đến người dân sử dụng thiết bị làm mát tăng cao, đặc biệt là máy lạnh. Việc này đã dẫn đến sản lượng điện tăng cao. Trường hợp sử dụng máy lạnh thường xuyên cần vệ sinh định kỳ ba tháng/lần. Việc vệ sinh máy lạnh thường xuyên không chỉ tiết kiệm điện hiệu quả mà còn tăng tuổi thọ cho máy. Nhiệt độ máy lạnh luôn để ở mức 26 độ C trở lên, nếu cài nền nhiệt quá thấp sẽ gây tiêu hao điện quá lớn. Mỗi khi nhiệt độ bên ngoài tăng dao động 1 độ C, các thiết bị điều hòa nhiệt độ, điển hình là máy lạnh sẽ có thể tăng từ 2-3% hiệu suất tiêu thụ điện dẫn đến tiền điện tăng cao so với trung bình sử dụng của những tháng khác trong năm, ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt trong gia đình. Ngành điện tiếp tục kêu gọi mọi người, mọi nhà cùng chung tay sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tại gia đình, tại nơi làm việc như: Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng, cắt hẳn nguồn điện nếu không sử dụng các thiết bị điện; chỉ sử dụng điều hòa nhiệt độ khi thật cần thiết và sử dụng ở chế độ, mức nhiệt độ phù hợp (chế độ làm lạnh từ 26 độ C trở lên); ưu tiên mua sắm các phương tiện, thiết bị điện hiệu suất cao, có dán nhãn năng lượng đạt mức hiệu suất cao; không sử dụng bóng đèn sợi đốt… để bảo đảm nguồn cung cấp điện và hạn chế tăng chi phí sử dụng điện hằng tháng."," TPHCM: Sản lượng điện tiêu thụ đầu tháng 4 tiếp tục tăng cao do thời tiết nắng nóng kéo dài. Sản lượng điện tiêu thụ của TPHCM trong những ngày đầu tháng 4/2024 liên tiếp tăng cao và đã vượt đỉnh năm 2023. Ngày 3/4/2024 đạt 95,12 triệu kWh, ngày 4/4: 95,17 triệu kWh, ngày 5/4: 96,89 triệu kWh. Nhiệt độ tại TPHCM và khu vực miền Nam còn nắng nóng kéo dài, nhiệt độ bình quân khoảng 36-38 độ C, nhiệt độ thực tế ngoài trời có lúc lên đến 40-41 độ C, số giờ nắng nóng trong ngày cũng nhiều hơn, vì vậy, sản lượng điện tiêu thụ có thể sẽ tiếp tục tăng cao, dự báo có thể tăng 30-40% so với tháng 3. Ngành điện kêu gọi mọi người, mọi nhà cùng chung tay sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tại gia đình, tại nơi làm việc như: Tắt các thiết bị điện khi ra k" 339,"Thị trường bất động sản Khánh Hòa ghi nhận gần 6.000 giao dịch trong quý I. Trong quý I, thị trường bất động sản tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 5.941 giao dịch với tổng giá trị khoảng khoảng 7,6 nghìn tỷ đồng. So với quý I/2023, lượng giao dịch quý I/2024 đã khởi sắc hơn nhiều. Số liệu báo về nhà ở và thị trường BĐS quý I/2024 của Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa vừa công bố cho biết, trong quý, thị trường phát sinh khoảng 5.941 giao dịch với tổng giá trị giao dịch khoảng 7,6 nghìn tỷ đồng. Trong quý có 2 dự án nhà ở đủ điều kiện đưa BĐS vào kinh doanh, bao gồm: Chung cư CCU-01, KĐT mới Phước Long (TP Nha Trang), quy mô khoảng 236 căn hộ và khu phức hợp nghỉ dưỡng, giải trí tại TP Cam Ranh, quy mô gần 1.000 căn nhà ở liền kề. Đáng chú ý, trong quý I, tỉnh Khánh Hòa đã hoàn thành 260 căn NƠXH. Theo đánh giá của Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, thị trường BĐS quý I có nhiều giao dịch hơn so với quý IV/2023. Theo đó, căn hộ chung cư tăng 37 giao dịch, đất nền tăng 774 giao dịch và nhà ở riêng lẻ tăng 69 giao dịch. Đồng thời, trên địa bàn tỉnh hiện có 6 dự án nhà ở thương mại đang xây dựng với tổng quy mô 1.435 căn hộ và 4.122 căn nhà ở riêng lẻ; 26 dự án BĐS nghỉ dưỡng đang triển khai, cung ứng 12.149 căn hộ du lịch và 2.588 biệt thự du lịch. Theo Sở Xây dựng Khánh Hòa, trong quý I, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều chỉ đạo và triển khai nhiều giải pháp để phục hồi thị trường BĐS và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững trên tinh thần Nghị Quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ. Ngày 28/02/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 205/QĐTTg phê duyệt Đồ án quy chung Đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045 làm cơ sở triển khai các công tác tiếp theo góp phần vào mục tiêu hoàn thành Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị. Hiện nay, đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2040 đang trình cấp thẩm quyền phê duyệt, đồng thời các địa phương khác trên địa bàn toàn tỉnh, cũng như các quy hoạch phân khu đang ở bước lập, trình thẩm định làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây là cơ sở để kêu gọi đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, KĐT, dự án kết cấu hạ tầng và đặc biệt là dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu thập thấp, nhà ở công nhân, thiết chế công đoàn… Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa cũng đã có văn bản yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan yêu cầu thúc, đẩy triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân KCN giai đoạn 2021-2030” năm 2024. Ngoài ra, UBND tỉnh Khánh Hòa đang trình HĐND tỉnh thông qua Điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 - 2030, lần thứ 2. Với những chính sách được tháo gỡ, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Khánh Hòa sẽ là tín hiệu khả quan cho thị trường BĐS trong thời gian tới."," Thị trường bất động sản tỉnh Khánh Hòa đã ghi nhận 5.941 giao dịch trong quý I/2024, tăng so với quý IV/2023. Tổng giá trị giao dịch là khoảng 7,6 nghìn tỷ đồng. Trong quý, có 2 dự án nhà ở đủ điều kiện đưa BĐS vào kinh doanh, bao gồm: Chung cư CCU-01, KĐT mới Phước Long (TP Nha Trang), quy mô khoảng 236 căn hộ và khu phức hợp nghỉ dưỡng, giải trí tại TP Cam Ranh, quy mô gần 1.000 căn nhà ở liền kề. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 6 dự án nhà ở thương mại đang xây dựng với tổng quy mô 1.435 căn hộ và 4.122 căn nhà ở riêng lẻ; 26 dự án BĐS nghỉ dưỡng đang triển khai, cung ứng 12.149 căn hộ du lịch và 2.588 biệt thự du lịch. UBND tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều chỉ đạo và triển khai nhiều giải pháp để phục hồi thị trường BĐS và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh" 340,"Dự kiến từ năm 2025, TP Hải Phòng cấm đậu xe ô tô trong trung tâm. Trước “sức ép” gia tăng nhanh chóng phương tiện ô tô ở TP Hải Phòng, địa phương này đã có kế hoạch, giải pháp để hạn chế phương tiện ô tô dừng đậu tại một số tuyến đường, đặc biệt là trong khu vực trung tâm thành phố. Chiều ngày 8-4, Sở GTVT TP Hải Phòng đã có báo về triển khai thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố về tình hình đậu xe ô tô và phát triển các bãi đậu xe ô tô trên địa bàn. Theo Sở GTVT TP Hải Phòng, trong những năm gần đây, lượng xe ô tô trên địa bàn thành phố tăng trung bình 8%-10%/năm. Theo thống kê, thành phố này có trên 242.000 xe ô tô. Trên địa bàn thành phố, đặc biệt là khu vực trung tâm đang thiếu trầm trọng bãi đậu xe. Theo số liệu thống kê, các bãi, điểm đậu xe đang hoạt động tại khu vực trung tâm thành phố cung cấp khoảng 3.700 vị trí. Các bãi đậu xe hiện có chỉ đáp ứng được khoảng 4%-5% nhu cầu, chưa kể nhu cầu đậu xe của du khách và người dân địa phương khác. Theo khảo sát của Sở GTVT TP Hải Phòng, các chủ phương tiện đậu xe tùy tiện, chiếm dụng lòng đường, chiếm dụng vỉa hè để đậu xe ô tô diễn ra phổ biến. Trước tình trạng trên, UBND TP Hải Phòng có văn bản chỉ đạo, từ ngày 1-4, công an thành phố tập trung xử phạt với mức cao nhất đối với các trường hợp dừng, đậu xe ô tô không đúng quy định tại điểm có nguy cơ gây tai nạn giao thông và các xe ô tô đậu trên vỉa hè dành cho người đi bộ. Đặc biệt, theo kế hoạch, từ ngày 1-4-2025, TP Hải Phòng chỉ cho phép dừng, không cho phép đậu xe ô tô trên các tuyến đường giao thông, đặc biệt là trong khu vực trung tâm."," Từ năm 2025, TP Hải Phòng sẽ cấm đậu xe ô tô trong khu vực trung tâm để giải quyết tình trạng tăng trưởng nhanh chóng của phương tiện ô tô. Hiện tại, lượng xe ô tô trên địa bàn thành phố tăng trung bình 8%-10%/năm, với hơn 242.000 xe ô tô. Tuy nhiên, khu vực trung tâm thành phố đang thiếu trầm trọng bãi đậu xe, với khoảng 3.700 vị trí đậu xe hiện có chỉ đáp ứng được khoảng 4%-5% nhu cầu. Các chủ phương tiện đậu xe tùy tiện, chiếm dụng lòng đường, chiếm dụng vỉa hè để đậu xe ô tô diễn ra phổ biến. Để giải quyết tình trạng trên, UBND TP Hải Phòng đã có văn bản chỉ đạo, từ ngày 1-4, công an thành phố tập trung xử phạt với mức cao nhất đối với các trường hợp dừng, đậu xe ô tô không đúng quy định tại điểm có nguy cơ gây tai nạn giao thông và các xe ô tô đậu tr" 341,"Biến bể bơi thành thiên đường nghỉ dưỡng với dòng bàn ghế giả mây cao cấp. (Xây dựng) - Thay vì là một nơi vận động, tập luyện đơn thuần, bể bơi ngoài trời dần được định hướng thành một khuôn viên nghỉ dưỡng, thư giãn. Bởi vậy, những bộ bàn ghế giả mây cao cấp trở thành yếu tố quan trọng mang đến cho khách hàng những giây phút trải nghiệm đắt giá nhất. Bàn ghế giả mây: Nét chấm phá nâng tầm đẳng cấp bể bơi nghỉ dưỡng Không gian bể bơi như thế nào sẽ thu hút bạn? Một nơi chỉ có khuôn viên bể bơi trống trải hay kết hợp thêm khu nghỉ dưỡng thoải mái với ô che nắng và dàn ghế sập nghỉ ngơi dễ chịu? Thực tế cho thế, ngay cả khuôn viên bể bơi tại khu chung cư, trung tâm bơi lội cũng đang ngày một chú trọng đầu tư về bối cảnh cũng như toàn diện hóa trải nghiệm cho khách hàng. Bàn ghế giả mây có lẽ là dòng sản phẩm được nhắc đến nhiều nhất trong việc “lột xác” các khu bể bơi nghỉ dưỡng. Vừa mang đến sự thoải mái, dễ chịu cho khách hàng, vừa là nét chấm phá tạo điểm nhấn cho không gian bể, không sai khi nói những bộ bàn ghế giả mây là nội thất có thể biến bể bơi thành thiên đường nghỉ dưỡng cho tất cả mọi người.Tạo dấu ấn khác biệt về không gian Giữa hàng ngàn sản phẩm trên thị trường, những mẫu bàn ghế giả mây vẫn là sự lựa chọn hoàn hảo không thể thay thế. Bàn ghế hồ bơi giả mây được chế tác từ những sợi mây nhựa tổng hợp. Đây là một chất liệu có độ bền cao, kháng nước, dễ dàng tạo kiểu và có độ thoáng khí tốt. Linh hoạt trong chế tác giúp mỗi sản phẩm được tạo ra đều mang đậm vẻ đẹp nghệ thuật, đầy sự phá cách và mới mẻ. Chúng không chỉ đơn thuần là một nơi để nghỉ ngơi mà trở thành điểm nhấn tạo nên sự khác biệt, thể hiện phong cách và tinh thần nghệ thuật kiến trúc của mỗi khu bể bơi riêng biệt. Từ nét cổ điển quyền quý, cầu kỳ cho đến sự tối giản, hiện đại, những mẫu ghế hồ bơi giả mây đều đáp ứng hoàn hảo. Vậy nên, không thể phủ nhận đây chính là mảnh ghép kiến tạo nên giá trị, khẳng định đẳng cấp nghỉ dưỡng mà các đơn vị thiết kế kiến trúc nội thất đang tìm kiếm. Đáp ứng hoàn hảo mong muốn trải nghiệm từ khách hàng Những bộ bàn ghế giả sợi mây hồ bơi đã làm quá tốt khi thành công đáp ứng mọi mong muốn trải nghiệm từ khách hàng. Không chỉ chú trọng đến tính thẩm mỹ, mỗi chiếc ghế, chiếc bàn được tạo ra đều đảm bảo mang đến sự thoải mái nhất cho người ngồi. Các sợi mây nhựa tổng hợp có khả năng nâng đỡ tốt, thoáng khí, loại bỏ hoàn toàn cảm giác bí bách, ẩm ướt sau khi bơi lội. Món đồ nội thất này giúp bạn có thể thoải mái thưởng thức một ly nước trái cây mát lạnh, vui vẻ trò chuyện cùng bạn bè, người thân. Điều này vô hình trung kết nối mọi người với nhau, tạo nên những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc không thể quên. Không chỉ vậy, những bộ bàn ghế giả mây còn là một background cực xịn, tạo nên những góc sống ảo lung linh, sang chảnh và tràn ngập không khí mùa hè tươi mới.Thông minh trong chọn đơn vị phân phối bàn ghế hồ bơi giả mây uy tín Sức hút của các dòng bàn ghế mây nhựa tổng hợp đã tạo điều kiện cho các hoạt động phân phối phát triển mạnh. Để tránh tiền mất tật mang, người tiêu dùng cần thông minh, cẩn thận khi mua hàng. Theo đó, chọn đơn vị phân phối có tên tuổi, thương hiệu, kiểm tra kỹ đơn hàng trước khi thanh toán là điều căn bản nhất cần nắm chắc. Nội thất Quang Đông là một thương hiệu nổi bật, được nhiều khách hàng tin tưởng và đánh giá cao. Bàn ghế giả mây cho hồ bơi không mới nhưng chưa bao giờ hết hot trong ngành thiết kế kiến trúc, nội thất. Do đó, để biến một khuôn viên bể bơi trở thành chốn thiên đường nghỉ dưỡng thu hút khách hàng, chắc chắn bạn không thể bỏ qua dòng sản phẩm tuyệt vời này!"," Bài viết này trình bày về việc sử dụng bàn ghế giả mây cao cấp để tạo nên một không gian nghỉ dưỡng cho bể bơi ngoài trời. Bàn ghế giả mây được chế tác từ những sợi mây nhựa tổng hợp, có độ bền cao, kháng nước, dễ dàng tạo kiểu và có độ thoáng khí tốt. Những mẫu ghế hồ bơi giả mây đáp ứng hoàn hảo mọi mong muốn trải nghiệm từ khách hàng, từ nét cổ điển quyền quý, cầu kỳ cho đến sự tối giản, hiện đại. Những bộ bàn ghế giả mây còn là một background cực xịn, tạo nên những góc sống ảo lung linh, sang chảnh và tràn ngập không khí mùa hè tươi mới. Tuy nhiên, để tránh tiền mất tật mang, người tiêu dùng cần thông minh, cẩn thận khi mua hàng và chọn đơn vị phân phối có tên tuổi, thương hiệu, kiểm tra kỹ đơn hàng trước khi thanh toán. Nội thất Quang Đông là một thương hiệu nổi bật, được nhiều" 342,"Hòa Bình công khai 19 dự án bất động sản chưa được phép bán 'lúa non'. Sở Xây dựng Hoà Bình khuyến cáo người dân không giao dịch đối với 19 dự án BĐS chưa đủ điều kiện huy động vốn, chuyển nhượng và cảnh báo rủi ro khi mua bán đất nền trên địa bàn. Sở Xây dựng Hòa Bình vừa đăng tải thông tin các dự án bất động sản (BĐS) chưa đủ điều kiện huy động vốn, chuyển nhượng, bán trên địa bàn và cảnh báo rủi ro khi mua bán đất nền chưa đủ điều kiện kinh doanh tại các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh (Quý I/2024). Theo danh sách, TP Hòa Bình có 12 dự án đã lựa chọn được nhà đầu tư, ký hợp đồng thực hiện dự án nhưng chưa đủ điều kiện huy động vốn, chuyển nhượng và kinh doanh BĐS gồm: Khu dân cư nông thôn và tái định cư tại Đồng Trám, xóm Miều, xã Trung Minh có diện tích 3,37 ha; KĐT mới Hòa Bình - GELEXIMCO tại phường Thịnh Lang và phường Tân Hòa, diện tích 31,2 ha (Liên danh Tập đoàn GELEXIMCO - Công ty CP và Công ty Cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội); KĐT sinh thái Trung Minh tại xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình, diện tích 59,84ha.Khu dân cư tại phường Thái Bình, diện tích 0,878 ha (Liên danh Công ty TNHH một thành viên Gia Ngân và Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Sơn Tây); Khu dân cư Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình diện tích 16,95ha (Liên danh SUDICO - SUDICO Hòa Bình); Khu dân cư Phương Lâm diện tích 13,15 ha (Công ty Cổ phần Xây dựng Sao Vàng); KĐT sinh thái cao cấp Yên Quang tại xã Quang Tiến, diện tích 89,9 ha (Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ quốc tế SEIKA - Công ty TNHH dịch vụ thương mại Nam Hà Nội - Công ty Cổ phần Vinaconex 39); Khu nhà ở Hoàng Vân Hòa Bình, phường Thịnh Lang, diện tích 9,72 ha (Liên danh Công ty Cổ phần BĐS Hoàng Vân Hòa Bình và Công ty Cổ phần Tập đoàn LANDORA); Khu dân cư đường Trương Hán Siêu, phường Thịnh Lang, diện tích 10,43 ha (Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nhà Thái Hưng); KĐT mới Sông Đà-Hòa Bình tại phường Thái Bình và xã Dân Chủ, diện tích 28,2 ha (Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà); KĐT mới Trung Minh B, xã Trung Minh, diện tích 58,87 ha; Dự án Nhà ở xã hội cho công nhân mua, thuê và thuê mua (giai đoạn II), phường Hữu Nghị, diện tích 0,7667 ha (Công ty Cổ phần Thương mại Dạ Hợp). Trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có 2 dự án gồm: Khu nhà ở Thăng Long Xanh tại xã Phúc Tiến, diện tích 99,86 ha (Liên danh Công ty Cổ phần Thăng Long Land, Công ty TNHH Xây dựng Thành Hưng và Công ty Cổ phần Phát triển đô thị An Thịnh); Khu biệt thự nghỉ dưỡng Đảo Ngọc tại xã Dân Hạ, diện tích 35ha (Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Xanh Kỳ Sơn và Công ty Cổ phần Tập đoàn TELIN) Ở huyện Lương Sơn có 5 dự án gồm: Khu nhà ở Suối Sếu, xã Nhuận Trạch, diện tích 1,02ha, Liên danh Công ty Cổ phần Phúc Nguyên số 1 Việt Nam - Công ty TNHH Thăng Long; Làng sinh thái Việt Xanh, xã Tân Vinh, diện tích 49,9ha (Công ty Cổ phần địa ốc Sài Gòn); Khu nhà ở nghỉ dưỡng và dịch vụ tổng hợp tại Tiểu khu 1 và Tiểu khu 2, thị trấn Lương Sơn, diện tích 8, 71ha (Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn IUC và Công ty Cổ phần Xây dựng số 7); Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn tại xã Tân Vinh, diện tích 98ha (Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư Reenco Hòa Bình, Công ty TNHH Xây dựng Thành Hưng và Công ty Cổ phần Phát triển đô thị An Thịnh); Khu dân cư tại Tiểu khu I, thị trấn Lương Sơn, diện tích 10,1ha (Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn IUC và Công ty Cổ phần xây dựng số 7). Cũng theo danh sách được Sở Xây dựng đăng tải, có 43 dự án chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án đấu giá quyền sử dụng đất. Sở Xây dựng Hòa Bình khuyến cáo, người dân không tham gia giao dịch đối với các BĐS chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trước khi tham gia các giao dịch BĐS cần tìm hiểu các thông tin về dự án được công bố trên cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng Hòa Bình (http://soxaydung.hoabinh.gov.v...) và cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình (http://hoabinh.gov.vn) hoặc có thể liên hệ tới Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Sở Xây dựng Hòa Bình để có được thông tin chính xác nhất. Sở Xây dựng nhấn mạnh, các tổ chức, cá nhân có bằng chứng về việc ký hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua bán sản phẩm dự án giữa khách hàng và chủ đầu tư, đề nghị cung cấp về Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan (Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố nơi có dự án rao bán) để xem xét, xử lý theo đúng quy định pháp luật."," Sở Xây dựng Hòa Bình đã công khai danh sách 19 dự án bất động sản chưa đủ điều kiện huy động vốn, chuyển nhượng và kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Sở Xây dựng cũng cảnh báo rủi ro khi mua bán đất nền chưa đủ điều kiện kinh doanh tại các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh. Trong danh sách, có 12 dự án đã lựa chọn được nhà đầu tư, ký hợp đồng thực hiện dự án nhưng chưa đủ điều kiện huy động vốn, chuyển nhượng và kinh doanh BĐS. Các dự án này bao gồm Khu dân cư nông thôn và tái định cư tại Đồng Trám, xóm Miều, xã Trung Minh; KĐT mới Hòa Bình - GELEXIMCO tại phường Thịnh Lang và phường Tân Hòa; KĐT sinh thái Trung Minh tại xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình; Khu dân cư tại phường Thái Bình; Khu dân cư Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình; Khu dân cư Phương Lâm; KĐT sinh thái cao cấp Yên Quang" 343,"TP.HCM sẽ kiểm tra đăng ký hành nghề các cơ sở khám chữa bệnh. (PLO)- Sở Y tế TP.HCM sẽ kiểm tra đăng ký hành nghề các cơ sở khám chữa bệnh từ ngày 15-4 đến hết năm 2024. Ngày 8-4, Sở Y tế TP.HCM thông tin Sở này vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện đăng ký hành nghề các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn từ ngày 15-4, kéo dài đến hết năm 2024. Ngoài kiểm tra theo trọng tâm, trọng điểm, Sở Y tế TP.HCM còn kiểm tra đột xuất cơ sở khám chữa bệnh theo đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân, dư luận xã hội, phản ánh của báo chí. Kế hoạch kiểm tra bao gồm kiểm tra cơ sở khám chữa bệnh là bệnh viện công và tư nhân, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, lưu ý các cơ sở có yếu tố nước ngoài. Bảng kiểm tra đăng ký hành nghề của Sở Y tế được thiết kế chi tiết, chặt chẽ hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh như chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và rất nhiều hồ sơ, giấy tờ liên quan.Bên cạnh hướng dẫn cơ sở khám chữa bệnh làm đúng, Sở Y tế cũng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong đợt kiểm tra này.Thời gian qua, Sở Y tế kiểm tra rất nhiều phòng khám, vi phạm thường gặp là người hành nghề không có đăng ký, hành nghề không có chứng chỉ hành nghề… Gần đây nhất là vào đầu tháng 4, Thanh tra Sở Y tế vừa kiểm tra một phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt ở quận Tân Bình, TP.HCM. Theo đó Sở đã đưa phòng khám này vào danh sách theo dõi sát. Tại thời điểm kiểm tra, đoàn ghi nhận phòng khám nha khoa này vẫn mở cửa hoạt động, sử dụng người không có chứng chỉ hành nghề tham gia khám bệnh, chữa bệnh. Cạnh đó, thời gian hoạt động của phòng khám nha khoa không đúng theo giấy phép được cấp, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật không có mặt tại cơ sở."," TP.HCM sẽ tiến hành kiểm tra đăng ký hành nghề các cơ sở khám chữa bệnh từ ngày 15/4 đến hết năm 2024. Sở Y tế TP.HCM sẽ kiểm tra các cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm bệnh viện công và tư nhân, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, và các cơ sở có yếu tố nước ngoài. Bảng kiểm tra đăng ký hành nghề của Sở Y tế được thiết kế chi tiết, chặt chẽ hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh như chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và rất nhiều hồ sơ, giấy tờ liên quan. Sở Y tế cũng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong đợt kiểm tra này. Trong thời gian qua, Sở Y tế đã kiểm tra rất nhiều phòng khám, vi phạm thường gặp là người hành nghề không có đăng ký, hành nghề không có chứng chỉ hành nghề. Gần đây nhất là vào đầu tháng 4, Thanh tra Sở Y tế đã kiểm tra một phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt ở quận Tân B" 344,"Thủ tướng yêu cầu tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long (Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 8/4/2024 về việc tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân trong các đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long nêu: Từ đầu năm đến nay, tại Đồng bằng sông Cửu Long đã liên tiếp xảy ra các đợt xâm nhập mặn và nắng nóng kéo dài. Cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị ở địa phương đã chủ động triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp ứng phó theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và bộ chuyên ngành, qua đó đã giảm thiểu được thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, hạn chế ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân (người dân ở một số khu vực gặp khó khăn về nguồn nước, nhưng vẫn được bảo đảm nước sinh hoạt thông qua các biện pháp tăng cường cấp nước của chính quyền). Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ nay đến giữa tháng 5 năm 2024, tại Đồng bằng sông Cửu Long có thể xuất hiện 03 đợt xâm nhập mặn (từ ngày 08 đến 13 tháng 4, từ ngày 22 đến 28 tháng 4 và từ ngày 07 đến 11 tháng 5 năm 2024), nguy cơ thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt của nhân dân có thể tiếp tục xảy ra, nhất là tại các khu dân cư trên các cù lao, đặc biệt trong bối cảnh nguồn dự trữ nước ngọt đã suy giảm sau những đợt nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài. Để bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, chủ động ứng phó với các đợt xâm nhập mặn thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: 1. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các địa phương có nhiều hộ dân bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn như các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau không được lơ là, chủ quan, tổ chức theo dõi sát tình hình, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp ứng phó với nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện số 04/CĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2024, số 19/CĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2024 và Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2024, trong đó tập trung một số nhiệm vụ sau: a) Tiếp tục tổ chức rà soát, nắm chắc thông tin tình hình về từng khu vực, từng ấp, xóm, từng hộ dân trên địa bàn có nguy cơ xảy ra thiếu nước sinh hoạt, nhất là các hộ dân sinh sống ở vùng ven biển, cuối nguồn cấp nước, khu dân cư trên các cù lao để có các phương án cụ thể phù hợp nhằm bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho người dân, kiên quyết không để người dân không có nước sinh hoạt. b) Tổ chức rà soát các nguồn nước ngọt dự trữ trên địa bàn để có phương án cân đối, điều hòa nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước thực tế tại từng địa bàn, trường hợp không thể đáp ứng đủ các nhu cầu dùng nước thì phải ưu tiên sử dụng nguồn nước ngọt phục vụ cấp nước cho sinh hoạt của người dân và các nhu cầu thiết yếu khác. c) Chủ động bố trí ngân sách của địa phương và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để triển khai ngay các biện pháp cần thiết phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương nhằm bảo đảm nước ngọt phục vụ sinh hoạt cho người dân. d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng người dân không có nước sinh hoạt. 2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chỉ đạo cơ quan chức năng theo dõi sát diễn biến, dự báo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long để cơ quan chức năng, các địa phương và người dân biết, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó phù hợp, tránh hoang mang, không để xảy ra bị động, bất ngờ. 3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo theo dõi diễn biến, dự báo chuyên ngành, cung cấp thông tin kịp thời cho các địa phương và người dân; đồng thời chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp cụ thể phòng, chống thiếu nước, xâm nhập mặn, hạn chế ảnh hưởng đến đời sống người dân và sản xuất nông nghiệp. 4. Bộ trưởng Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo, triển khai công tác đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân và các nhu cầu thiết yếu khác ở các đô thị, thị trấn. 5. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan truyền thông, báo chí tiếp tục làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, bảo đảm thông tin kịp thời, chính xác về tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, tránh lơ là, chủ quan trong lãnh đạo, chỉ đạo, đồng thời không gây hoang mang trong công tác ứng phó. 6. Các Bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước được giao chủ động chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ địa phương ứng phó với nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm đời sống người dân. 7. Giao Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương, nhất là các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long triển khai công tác ứng phó phù hợp với tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. 8. Giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang kết quả thực hiện Công điện này./."," Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 8/4/2024 về việc tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân trong các đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long nêu: Từ đầu năm đến nay, tại Đồng bằng sông Cửu Long đã liên tiếp xảy ra các đợt xâm nhập mặn và nắng nóng kéo dài. Cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị ở địa phương đã chủ động triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp ứng phó theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và bộ chuyên ngành, qua đó đã giảm thiểu được thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệ" 345,"TPHCM sẽ dành biên chế tuyển công chức, viên chức từ nguồn sinh viên xuất sắc, người có trình độ cao. (KTSG Online) – TPHCM sẽ điều động, luân chuyển hoặc tinh giản những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, hạn chế năng lực, uy tín, để có biên chế tuyển dụng sinh viên xuất sắc, người có trình độ cao.UBND TPHCM vừa có Quyết định ban hành kế hoạch về triển khai thực hiện Nghị quyết số 25 của HĐND TP ban hành Quy định về nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, mức thu nhập và các chính sách đãi ngộ để tuyển dụng công chức, viên chức từ nguồn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, người có trình độ cao vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị TPHCM. Theo kế hoạch, TPHCM sẽ rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ để tăng vị trí việc làm có nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, người có trình độ cao. Cụ thể, TPHCM sẽ điều động, luân chuyển sang các vị trí khác hoặc xem xét, giải quyết chế độ, chính sách, tinh giản biên chế đối với những trường hợp cán bộ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, hạn chế về năng lực và uy tín, để sử dụng biên chế phục vụ công tác tuyển dụng công chức, viên chức từ nguồn sinh viên xuất sắc, người có trình độ cao. Thành phố sẽ ưu tiên sử dụng biên chế còn dư do chưa tuyển dụng đủ nhân lực hoặc dôi ra sau khi điều động, luân chuyển, sắp xếp tổ chức, bộ máy để tuyển dụng sinh viên xuất sắc, người có trình độ cao. Cá nhân được tuyển chọn phải thực sự có đủ phẩm chất và năng lực xuất sắc, tiêu biểu trong nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới. Sinh viên xuất sắc, người có trình độ cao sau khi được tuyển dụng có trách nhiệm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng. Đáng chú ý, TPHCM sẽ rà soát, đưa vào quy hoạch và bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với sinh viên xuất sắc, người có trình độ cao, tạo môi trường thuận lợi để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ, phát huy sở trường, áp dụng kiến thức đã được đào tạo, bồi dưỡng vào thực tiễn. Bên cạnh đó, kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, đưa ra khỏi danh sách những trường hợp không còn tiêu biểu về phẩm chất và năng lực, kết quả thực hiện nhiệm vụ không đạt yêu cầu, để tạo cơ hội cho các trường hợp khác thay thế."," TPHCM sẽ tuyển dụng công chức, viên chức từ nguồn sinh viên xuất sắc, người có trình độ cao. UBND TPHCM vừa ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 25 về nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, mức thu nhập và các chính sách đãi ngộ để tuyển dụng công chức, viên chức từ nguồn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, người có trình độ cao vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị TPHCM. TPHCM sẽ rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ để tăng vị trí việc làm có nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, người có trình độ cao. TPHCM sẽ điều động, luân chuyển sang các vị trí khác hoặc xem xét, giải quyết chế độ, chính sách, tinh giản biên chế đối với những trường hợp cán bộ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, hạn chế về năng lực và uy tín, để sử dụ" 346,"Mở rộng mạng lưới vận động hiến tặng mô, tạng: Phải thay đổi từ nhận thức của cán bộ y tế NDO - Chỉ sau một năm thí điểm xây dựng mạng lưới 16 bệnh viện vận động hiến tặng mô, tạng, đã vận động được gia đình 33 trường hợp chết não hiến tạng. Trong khi đó, 450 bệnh viện cùng quy mô của Việt nam trong năm qua chỉ vận động được 2 trường hợp đồng ý hiến tạng. Việc vận động hiến tặng mô, tạng từ bệnh viện tuyến dưới có giá trị tăng nguồn tạng hiến từ người cho chết não. Chiều 8/4, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia tổ chức họp báo chia sẻ về công tác điều phối đa tạng của bệnh nhân chết não từ bệnh viện tuyến tỉnh. Thành công từ vận động hiến tặng mô, tạng ở tuyến tỉnh Cuối tháng 3/2024, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh là bệnh viện tỉnh chưa ghép tạng đầu tiên thực hiện chẩn đoán và hồi sức chết não hiến mô tạng từ bệnh nhân chết não. Ngày 31/3, Trung tâm nhận được thông tin từ Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh có bệnh nhân (D.M.Đ., sinh năm 1988, tỉnh Quảng Ninh) bị tai nạn giao thông, được đưa đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê, Glasgow 3 điểm, đồng tử hai bên giãn tối đa, mất phản xạ ánh sáng. Được điều trị và hồi sức tích cực, các y, bác sĩ đã cố gắng hết sức tìm cơ hội sống nhưng kỳ tích không đến. Khi được bác sĩ, tư vấn viên đề cập đến việc hiến, mô tạng sau chết não, gia đình đã đồng ý hiến mô, tạng. Trung tâm phối hợp với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cử kíp chẩn đoán và xuống Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí để hỗ trợ và điều phối mô tạng thành công theo đúng quy định của pháp luật. Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đã khởi động điều phối các tạng được hiến theo quy định pháp luật. Theo đó, 1 tim, 1 tạng thận, 1 phần gan (gan trái) được điều phối tới Bệnh viện Trung ương Huế; 1 phần gan (gan phải), 1 tạng thận được điều phối tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; 2 giác mạc được điều phối tới Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hiện tất cả các tạng được lấy từ người hiến chết não được ghép đều có tiến triển tốt, đã mang lại sự sống cho các bệnh nhân khác. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối Ghép tạng quốc gia, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, thành công của ca hiến có hai đặc điểm lớn. Một là, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí là bệnh viện đầu tiên chưa ghép tạng thực hiện chẩn đoán chết não, hồi sức chết não. Lần đầu tiên chia tách gan người hiến chết não thành công để ghép cho hai người (1 trẻ em, 1 người lớn), tạo nên cột mốc mới cho công tác ghép gan tại Việt Nam. ""Đây là cột mốc quan trọng trong việc xây dựng nòng cốt, hình thành và mở rộng mạng lưới hiến tạng trong toàn quốc mà trong thời gian qua Trung tâm đã nỗ lực xây dựng"", Phó Giáo sư Đồng Văn Hệ nói.Sau khi đưa vào thí điểm xây dựng mạng lưới 16 bệnh viện vận động hiến tặng mô, tạng, Trung tâm đã hỗ trợ 4 bệnh viện triển khai thành công chẩn đoán chết não, hồi sức và hiến mô tạng. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là cơ sở y tế đầu tiên chưa ghép tạng thực hiện thành công chẩn đoán chết não và hồi sức chết não vào ngày 19/9/2022. Thành công này tiếp theo được ghi dấu ấn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An vào tháng 9/2023.Ngày 12/4/2024 vừa qua, nữ điều dưỡng Bệnh viện E không may qua đời đã hiến đa tạng. Các bác sĩ tại Bệnh viện E đã chẩn đoán nữ điều dưỡng chết não và xin ý kiến lấy tạng hiến tại Bệnh viện E, cứu sống 4 người khác với các bộ phận cơ thể được ghép tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tiếp theo đó, thành công này được ghi dấu ấn tại Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Cần thay đổi nhận thức của nhân viên y tế Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế đánh giá, mô hình xây dựng mạng lưới bệnh viện vận động hiến tặng mô, tạng hết sức phù hợp với điều kiện Việt Nam, cần phải nhân rộng mô hình này. Thứ trưởng đề xuất, bên cạnh việc các bệnh viện thành lập tổ tư vấn để có người vận động tư vấn cho gia đình có người bệnh tiên lượng chết não, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia tính toán có lộ trình phát triển phù hợp, mở rộng mạng lưới. ""Khi vận động, chúng ta nên mời các tổ chức xã hội cùng tham gia. Phải gắn bó chặt chẽ với các bệnh viện hàng đầu về ngoại khoa để có nguồn lực triển khai"", Giáo sư Trần Văn Thuấn phát biểu. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đồng Văn Hệ, Việt Nam có xếp hạng về số ca hiến mô, tạng thấp trên thế giới, đứng sau Malaysia và Thái Lan. Để nâng cao hơn nữa việc vận động hiến tặng mô, tạng, việc quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các bệnh viện có vai trò quyết định. ""Đến nay, chỉ có 22/68 bệnh viện đã thành lập tổ tư vấn. Nhiều cơ sở y tế khác chưa thật sự quan tâm đến công tác vận động hiến tặng mô, tạng. Một trong những điều quan trọng để phát triển mạng lưới bệnh viện là cần chính sách cho các hoạt động vận động hiến mô, tạng. Lãnh đạo các bệnh viện cần tạo điều kiện, hỗ trợ cho các tư vấn viên hoạt động. Đây là điều quan trọng và cần thiết để thúc đẩy nguồn hiến mô, tạng trong thời gian tới"", bác sĩ Hệ bày tỏ. Tiến sĩ, bác sĩ Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng cho rằng, để tăng được số lượng người chết não hiến tạng, một bệnh viện không làm được mà phải có mạng lưới phổ rộng trên toàn quốc từ tuyến cơ sở lên tuyến trên. Do đó, mỗi bệnh viện phải bắt đầu việc này bằng tập huấn, truyền thông để mỗi cán bộ y tế đều là tình nguyện viên vận động. ""Nhân viên y tế chỉ làm tốt khi họ nhận thức được việc mình tuyên truyền, vận động gia đình người không may có người thân chết não để hiến tạng giống như chăm sóc, điều trị cho người bệnh. Việc vận động tốn nhiều công sức và lâu dài, chỉ trong một trăm ca vận động mà chúng ta được 1-2 ca đồng ý hiến tạng là rất tốt. Hy vọng những gì chúng ta làm hôm nay, mai sau sẽ có kết quả tốt hơn nữa. Chúng tôi luôn cam kết hỗ trợ, chuyển giao những gì chúng tôi có cho các bệnh viện khác với mục đích chung là nhiều người bệnh được hồi sinh"", Tiến sĩ Dương Đức Hùng chia sẻ."," Mở rộng mạng lưới vận động hiến tặng mô, tạng: Phải thay đổi từ nhận thức của cán bộ y tế Ngày 8/4, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia tổ chức họp báo chia sẻ về công tác điều phối đa tạng của bệnh nhân chết não từ bệnh viện tuyến tỉnh. Sau một năm thí điểm xây dựng mạng lưới 16 bệnh viện vận động hiến tặng mô, tạng, đã vận động được gia đình 33 trường hợp chết não hiến tạng. Trong khi đó, 450 bệnh viện cùng quy mô của Việt nam trong năm qua chỉ vận động được 2 trường hợp đồng ý hiến tạng. Việc vận động hiến tặng mô, tạng từ bệnh viện tuyến dưới có giá trị tăng nguồn tạng hiến từ người cho chết não. Thành công từ vận động hiến tặng mô, tạng ở tuyến tỉnh Cuối tháng 3/2024, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh là bệnh viện tỉnh chưa ghép tạng đầu tiên th" 347,"Kiện toàn, củng cố hệ thống phòng, chống lao thống nhất, xuyên suốt (Chinhphu.vn) - Sáng 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao. Phó Thủ tướng yêu cầu các thành viên Uỷ ban tập trung đánh giá chính xác, toàn diện, khoa học về bệnh lao tại Việt Nam hiện nay; năng lực phòng ngừa, xét nghiệm, điều trị đã đáp ứng mục tiêu kiểm soát, tiến tới chấm dứt bệnh lao; làm rõ những nguy cơ mới đối với công tác phòng chống bệnh lao như lao kháng thuốc, phát hiện ca nhiễm mới… và đề xuất hướng giải quyết. Khoảng 40% ca lao tiềm ẩn trong cộng đồng Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2022 Việt Nam có thêm 172.000 người mới mắc lao và khoảng 13.000 người tử vong do lao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao, lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu. Tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam còn rất phức tạp, nhất là sau khi kết thúc đại dịch COVID-19. Số bệnh nhân lao được phát hiện, đưa vào điều trị và được báo cáo hằng năm mới chỉ chiếm khoảng 60% số bệnh nhân lao ước tính. Tỉ lệ bệnh nhân lao được chữa khỏi hoàn toàn là trên 90%, lao kháng thuốc là 75%. Đáng chú ý, hiện có khoảng 40% ca lao tiềm ẩn trong cộng đồng chưa được phát hiện, cùng với 2% bệnh nhân lao kháng thuốc, là nguyên nhân lây lan chính trong cộng đồng. Gần 30% người dân Việt Nam có tiếp xúc với vi khuẩn lao. Hiện nay, Chương trình Chống lao quốc gia Việt Nam đang triển khai các can thiệp toàn diện để tăng cường phát hiện sớm, nhất là trong những nhóm có nguy cơ cao (phạm nhân, người cao tuổi, trẻ em, người nhiễm HIV); áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, phác đồ điều trị, thuốc mới nhất. Về một số khó khăn trong công tác phòng, chống lao, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương Đinh Văn Lượng cho biết, 12/63 tỉnh, thành phố chưa có bệnh viện lao và bệnh phổi, dẫn đến thiếu nhân sự chuyên trách để triển khai các can thiệp phòng chống lao. Trong khi đó, mô hình y tế tuyến huyện chưa đồng nhất tại 63 địa phương gây ra các khó khăn khi thực hiện thanh toán thuốc lao và các dịch vụ khám bệnh lao từ bảo hiểm y tế. Cán bộ y tế chuyên ngành phòng, chống lao rất thiếu, chế độ chính sách hạn chế. Nguồn kinh phí viện trợ quốc tế cho hoạt động phòng, chống lao có xu hướng giảm dần trong khi ngân sách địa phương cho hoạt động này còn hạn chế. Nhận thức của người dân về bệnh lao đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn sai lệch, chưa đầy đủ. Đa số bệnh nhân là người nghèo, còn tồn tại sự kỳ thị và mặc cảm…Cần phá vỡ 'quỹ đạo' dịch tễ thường quy của bệnh lao Tại cuộc họp, GS.TS Trần Văn Sáng (nguyên Chủ nhiệm bộ môn Lao - bệnh phổi, Đại học Y Hà Nội) cho rằng, bệnh lao là vấn đề sức khoẻ cộng đồng nên cùng với hệ thống bệnh viện bệnh phổi và bệnh lao, cần có sự tham gia của mọi người dân để chấm dứt căn bệnh này. Theo đó, yêu cầu quan trọng nhất là phát hiện sớm, điều trị ngoại trú tại cơ sở và có mạng lưới giám sát để bệnh nhân lao điều trị khỏi hoàn toàn. ""Đây cũng là lợi thế của Việt Nam khi có mạng lưới phòng chống lao đến tận cơ sở cùng cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ"", ông Trần Văn Sáng nhấn mạnh. Đồng quan điểm, GS.TS Đinh Ngọc Sỹ, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, nếu chỉ tối ưu hóa các hoạt động phòng, chống lao hiện nay, thực hiện bao phủ y tế toàn dân và bảo trợ xã hội, tỉ lệ mắc lao mới sẽ giảm nhưng không thể đạt mục tiêu đặt ra trong kiểm soát, tiến tới chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam. Theo ông Đinh Ngọc Sỹ, cần phá vỡ ""quỹ đạo"" dịch tễ thường quy của bệnh lao thông qua đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng đồng bộ vaccine mới, thuốc mới, phác đồ điều trị mới. Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Dương Anh Đức cho rằng, cần tập trung nguồn lực mạnh mẽ, triển khai điều tra dịch tễ sâu trong cộng đồng để tạo chuyển biến căn bản trong công tác phòng, chống bệnh lao. Thời gian tới, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ chú trọng tầm soát, điều tra dịch tễ bệnh lao trong đối tượng học sinh. Bao phủ bảo hiểm y tế cho mọi bệnh nhân lao Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Y tế tiếp tục cập nhật thông tin, số liệu bài bản, hệ thống, chính xác về tình hình bệnh lao tại Việt Nam (tỉ lệ phát hiện ca nhiễm mới, hiệu quả điều trị, số ca tử vong…); khuyến cáo của các tổ chức quốc tế; thực tế huy động nguồn lực từ Nhà nước, xã hội, quốc tế… Từ đó, Bộ Y tế đánh giá toàn diện, cẩn trọng về kết quả thực hiện các mục tiêu đặt ra cho công tác phòng, chống bệnh lao khi Việt Nam vẫn nằm trong số 30 nước chịu gánh nặng chi phí bệnh lao cao nhất thế giới. Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phải chỉ rõ các khó khăn, thách thức, nguy cơ bùng phát và gánh nặng điều trị nếu không có giải pháp kiểm soát và đẩy lùi hữu hiệu bệnh lao. Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng cho rằng nhiệm vụ hàng đầu của Bộ Y tế là ban hành quy định, hướng dẫn chuyên môn về công tác dự phòng, phát hiện, điều trị bệnh nhân lao từ tuyến cơ sở đến Trung ương. Đây là căn cứ để phân công nhiệm vụ, xác định nhu cầu nhân lực trong các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học, khu vực đặc thù (trại giam, cơ sở cai nghiện, trung tâm giáo dưỡng),… nhằm kiện toàn, củng cố bộ máy, tổ chức hệ thống phòng, chống lao thống nhất, xuyên suốt trong phạm vi cả nước. Về nguồn lực tài chính, Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế khẩn trương nghiên cứu phương pháp, quy chuẩn kỹ thuật, đơn giá phát hiện, xét nghiệm, phác đồ điều trị… để làm căn cứ thanh toán bảo hiểm y tế, hoặc bố trí từ ngân sách Nhà nước, huy động nguồn lực xã hội dành cho các hoạt động thuộc chương trình phòng, chống lao. ""Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bộ LĐTB&XH nghiên cứu phương án chi trả chi phí xét nghiệm phát hiện bệnh lao cũng như bao phủ bảo hiểm y tế cho mọi bệnh nhân lao"", Phó Thủ tướng chỉ đạo và lưu ý phải thực hiện đấu thầu tập trung để bảo đảm có đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế cho công tác phòng, chống lao. Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Y tế chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị y tế để triển khai điều tra toàn quốc về tình hình bệnh lao trong năm 2025; cập nhật, bổ sung tình hình và nhiệm vụ phòng, chống lao để báo cáo, kiến nghị kịp thời với cấp có thẩm quyền các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ xét nghiệm nhanh, đại trà về bệnh lao, cùng các phác đồ điều trị mới nhất, kết hợp với y học cổ truyền; phát triển ứng dụng (app) dành cho bệnh nhân lao… Phó Thủ tướng đề nghị các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bệnh lao, chủ động khám sàng lọc, phòng ngừa. Các hội người cao tuổi, phụ nữ, thanh niên, nông dân… cần trở thành hạt nhân, nòng cốt trong triển khai chương trình phòng chống lao tại địa phương. "," Tóm tắt: - Hiện tại, Việt Nam có khoảng 40% ca lao tiềm ẩn trong cộng đồng chưa được phát hiện, đây là nguyên nhân lây lan chính trong cộng đồng. - Các khó khăn trong công tác phòng, chống lao bao gồm thiếu nhân sự chuyên trách, mô hình y tế tuyến huyện chưa đồng nhất, cán bộ y tế chuyên ngành phòng, chống lao rất thiếu, chế độ chính sách hạn chế, nguồn kinh phí viện trợ quốc tế cho hoạt động phòng, chống lao có xu hướng giảm dần trong khi ngân sách địa phương cho hoạt động này còn hạn chế. - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Y tế tiếp tục cập nhật thông tin, số liệu bài bản, hệ thống, chính xác về tình hình bệnh lao tại Việt Nam; đánh giá toàn diện, cẩn trọng về kết quả thực hiện các mục tiêu đặt ra cho công tác phòng, chống bệnh lao khi Việt Nam vẫn nằm trong số 30 nước chịu gánh nặng chi phí bệnh lao cao nhất thế giới. - Phó Thủ" 348,"20 năm dạy học ở vùng thâm sơn cùng cốc. 20 năm dạy học ở 2 bản Cát, Trỉa, thầy Thành và thầy Sinh vẫn vẹn nguyên tấm lòng cống hiến vì học trò, nhưng đau đáu vì 'học sinh hết lớp 12 xong đi làm thuê, chứ không học tiếp'. Thầy Hồ Văn Thành, 45 tuổi, điểm trưởng điểm trường thôn Cát và thầy Hồ Xuân Sinh, 44 tuổi, điểm trưởng điểm trường thôn Trỉa, cùng thuộc Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Hướng Sơn (Hướng Hóa, Quảng Trị). Hai thầy có 20 năm gắn bó dạy học ở vùng khó, nhiều thiếu thốn nhưng tràn đầy tình cảm trân quý của học trò và phụ huynh. Bám lớp bám trò vì ân tình của phụ huynh Năm 2005, thầy Thành chân ướt chân ráo bước vào nghề dạy học tại điểm trường thôn Cát. ""Thời đó đường, điện không có, ruộng ít, bà con làm không đủ ăn. Tôi gùi gạo, mắm muối, sách vở theo đường rừng. Cuối giờ dạy thì vào rừng hái đoác (một loại cây rừng, người vùng cao thường lấy ruột bên trong để luộc ăn - NV), ra suối Khe Miếu bắt ốc, cá cải thiện. Bà con thấy thầy vất vả, họ quan tâm, cho rau, cá; gạo thì tặng thầy 1 - 2 lon mỗi khi lũ lụt chia cắt"", thầy Thành kể về tấm lòng của dân bản.Cũng ngay năm đầu tiên vào bản, thầy Thành sốt đứng lớp không được. 5h sáng, hàng chục dân bản thay nhau dùng võng khiêng thầy vượt rừng, đến 12h trưa mới ra tới quốc lộ 9 để đi điều trị. Chính cái ân tình đó khiến sau một tuần nằm viện, thầy về thẳng lớp vì thương các em thiếu con chữ. Có năm mưa lũ to, đường sá chia cắt, thầy Thành ở lại bản đến 2 tháng liền, đói no nhờ cả ở dân bản. Trong khi đó, thầy Hồ Xuân Sinh vào cắm thôn Trỉa từ năm 2004. ""Thời đó trường chỉ là một cái lán nhỏ, dạy học một tháng liền rồi về nhà mang thức ăn vào. Rất mừng là bà con quan tâm, họ khổ cực nhưng không cho giáo viên khổ, thầy cô phải có gạo ăn"", thầy Sinh kể.Sau năm 2010, đường sá được dân bản cải tạo, thầy cô mới có thể đi xe máy nhưng cũng vất vả trăm bề vì vẫn là đường rừng trơn trượt, gồ ghề. Thức ăn tươi mang lên chỉ ăn được một bữa, phải nướng để tích trữ. Sau năm 2019, có điện nên thầy cô sắm tủ lạnh mới trữ được đồ tươi. Cả 2 thầy được điều đi một số bản khác, về dạy ở trung tâm xã nhưng cuối cùng vẫn tình nguyện xin về dạy ở 2 thôn khó khăn Cát, Trỉa, là 2 thôn xa nhất của xã Hướng Sơn. Có 2 tuyến đường vào đây, trong đó một tuyến đường mòn giữa rừng từ trung tâm xã dài khoảng 16km, chỉ có thể di chuyển bằng xe máy vào mùa khô. Con đường này một bên dốc cao, một bên vực sâu, trơn trượt nên mùa mưa không ai dám đi. Tuyến đường thứ 2 do một công ty tư nhân xây dựng để thi công thủy điện vào năm 2020. Tuy nhiên, con đường này về trung tâm xã dài đến 90km và cũng bị chia cắt, sạt lở vào mùa mưa lũ. Điểm tựa tinh thần của học trò vùng caoĐiểm trường thôn Cát có 65 học sinh, trong đó có một lớp ghép 4 và 5. Điểm trường thôn Trỉa có 2 lớp ghép 1-2 và 3-4-5. Sau 2 thập kỷ, học vấn con em Cát - Trỉa được cải thiện, kiến thức phát triển hơn nhiều. Hết cấp 1, các em lên học bán trú tại điểm trường trung tâm. 100% dân số tại đây là người Vân Kiều. Họ nặng lòng với con chữ, biết học chữ mới thoát nghèo. Nhưng vòng luẩn quẩn nghèo không có điều kiện để học lên cứ bám riết. Hàng trăm học trò được 2 thầy chăm bẵm nhưng đến nay chỉ có em Trần Thị Dung học lên cao đẳng sư phạm. Đây là thành tựu lớn nhất và là nguồn động viên để các thầy cô tiếp tục gắn bó với dạy học ở vùng này. ""Tôi chỉ mong các em cố gắng học, sau này có tương lai tươi sáng hơn, góp sức giúp thôn bản phát triển. Từ ngày đầu vào bản, tôi xác định con đường giáo dục là hàng đầu, hy sinh tất cả cho con em vùng cao"", thầy Thành bộc bạch. Thầy Nguyễn Đình Sâm - hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Hướng Sơn - đánh giá: ""Tinh thần tình nguyện và tấm lòng của 2 thầy đã giúp nhiều thế hệ học trò ở thôn bản vững bước đến trường"". "," Thầy Hồ Văn Thành và thầy Hồ Xuân Sinh là hai giáo viên đã dạy học ở vùng thâm sơn của Quảng Trị trong 20 năm qua. Họ đã gắn bó với học trò và phụ huynh, tình cảm trân quý của học trò và phụ huynh đã giúp họ vượt qua những khó khăn và thiếu thốn. Thầy Thành đã bắt đầu dạy học tại điểm trường thôn Cát vào năm 2005. Đường đi, điện không có, ruộng ít, bà con làm không đủ ăn. Thầy Thành đã gửi gạo, mắm muối, sách vở theo đường rừng. Sau một tuần nằm viện, thầy về thẳng lớp vì thương các em thiếu con chữ. Thầy Hồ Xuân Sinh đã bắt đầu dạy học tại điểm trường thôn Trỉa vào năm 2004. Thời đó trường chỉ là một cái lán nhỏ, dạy học một tháng liền rồi về nhà mang thức ăn vào. Rất mừng là bà con quan tâm, họ khổ cực nhưng không cho giáo viên khổ, thầy cô phải có gạo ăn. " 349,"Tuyển sinh 2024: Toàn quốc có 65 mã hội đồng thi tốt nghiệp THPT. (Chinhphu.vn) - Bộ GD&ĐT vừa công bố mã sở GD&ĐT và mã hội đồng thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Theo đó, năm nay, cả nước có 65 hội đồng thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh trên cả nước sẽ đăng ký tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5. Tất cả thí sinh phải đăng ký dự thi theo hình thức trực tuyến trên hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT, địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn. Khi khai phiếu đăng ký dự thi, thí sinh cần căn cứ quy định về mã hội đồng thi để điền chính xác nhằm bảo đảm quyền lợi học tập, dự thi.", Tóm tắt: Bộ GD&ĐT vừa công bố mã sở GD&ĐT và mã hội đồng thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Toàn quốc có 65 hội đồng thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh sẽ đăng ký tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5 trên hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT. Thí sinh cần căn cứ quy định về mã hội đồng thi để điền chính xác khi khai phiếu đăng ký dự thi. 350,"Nhìn lại chặng đường 49 năm phát triển đô thị ở Hòa Bình. (Xây dựng) - Từ một tỉnh chỉ có 10 đơn vị hành chính cấp huyện vào năm 1975, đến nay, cùng với chặng đường 49 năm thống nhất và phát triển của đất nước, tỉnh Hòa Bình với 1 thành phố, 10 đơn vị hành chính cấp huyện đang tiếp tục nâng tầm đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa. Từng bước ổn định bộ máy hành chính Tỉnh Hòa Bình được thành lập từ năm 1886 trên cơ sở điều chỉnh các vùng đất đai có đông đồng bào dân tộc Mường cư trú thuộc các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình. Khi mới thành lập có 04 phủ và gọi là tỉnh Mường, đến năm 1896 chính thức gọi là tỉnh Hòa Bình. Giai đoạn trước năm 1975, đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Hòa Bình có nhiều biến động do sáp nhập và điều chỉnh. Đến năm 1975, tỉnh Hòa Bình có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 01 thị xã Hòa Bình (nay là thành phố Hòa Bình) và 9 huyện gồm: Đà Bắc, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc và Yên Thủy. Đến nay, sau nhiều biến động về chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính, tỉnh Hòa Bình có 10 đơn vị hành chính cấp huyện và 151 đơn vị hành chính cấp xã. Quá trình sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính tại tỉnh Hòa Bình đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội, nâng cao tỷ lệ đô thị hóa, hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nước; đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội và thuận lợi cho đời sống sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, qua đó cũng bộc lộ một số bất cập, hạn chế. Số lượng đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh nhiều so với quy mô dân số và diện tích tự nhiên của tỉnh (nếu tổ chức theo tiêu chuẩn hiện hành thì về quy mô dân số toàn tỉnh tổ chức khoảng 9 đơn vị cấp huyện và 140 đơn vị cấp xã; về diện tích tự nhiên toàn tỉnh tổ chức khoảng 06 đơn vị cấp huyện và 88 đơn vị cấp xã). Quy mô về dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính, tổ chức trực thuộc của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã không đồng đều. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh trước khi thực hiện sáp nhập vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, nhiều biên chế; chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước cho các địa phương lớn. Hiệu quả của công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của hệ thống chính trị chưa cao và có sự chênh lệch lớn về số lượng nhiệm vụ, công việc phải giải quyết của cán bộ, công chức cùng vị trí nhưng khác đơn vị hành chính cùng cấp. Hiện, tỉnh Hòa Bình có 11 đô thị hiện hữu, trong đó có thành phố Hòa Bình được phân loại đô thị loại II, 2 đô thị loại IV là Thị xã Lương Sơn, Thị trấn Mai Châu và 8 đô thị loại V. Quy hoạch để nâng tầm đô thị Theo Quyết định 1648/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050, đến 2030, tỉnh Hòa Bình sẽ thành lập 6 đô thị mới. Cụ thể, giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Hòa Bình có 13 đô thị. Bao gồm 11 đô thị hiện hữu và thành lập 2 đô thị mới đạt tiêu chí đô thị loại V (thị trấn Phong Phú, huyện Tân Lạc và thị trấn Mường Vó, huyện Lạc Sơn). Giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh Hòa Bình có 17 đô thị. Đô thị Hòa Bình phát triển theo mô hình chuỗi đô thị, gồm đô thị trung tâm hành chính - chính trị và các đô thị vệ tinh, được liên kết bằng hệ thống giao thông bán vành đai kết hợp các trục dọc, trục ngang có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng Trung du và miền núi phía Bắc và quốc gia. Phát triển không gian dựa trên kết nối các yếu tố tự nhiên và văn hóa truyền thống. Phát triển mô hình ""Hành lang xanh"" trong cấu trúc không gian đô thị của tỉnh. Về phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn, quy hoạch các khu dân cư mới theo nhu cầu thực tế của từng địa phương. Hình thành điểm dân cư nông thôn phân bố dọc theo các trục giao thông và lân cận các đô thị - công nghiệp tập trung. Đối với các khu dân cư thuần nông, có định hướng chuyển dịch sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, áp dụng mô hình kinh tế trang trại. Bố trí các điểm dịch vụ thương mại hàng hoá tại các trung tâm xã, nhằm khuyến khích phát triển trao đổi sản phẩm nông nghiệp hàng hoá. Phát triển Hòa Bình trở thành trung tâm đô thị và nhà ở mới xanh, sạch, đẹp, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, giao thông công cộng kết nối cao, vượt trội về giáo dục, y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nhà ở vệ tinh trở thành một trong những động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.Ông Đoàn Tiến Lập - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hòa Bình nhấn mạnh: Đô thị Hòa Bình thiết kế xây dựng theo năm tiêu chí: Khu dân cư linh hoạt có nhiều loại hình nhà ở với các mức giá khác nhau, áp dụng và nhân rộng các công nghệ thành phố thông minh; khả năng tiếp cận tiện ích trong khoảng cách đi bộ và tạo đủ không gian cho hội họp/giải trí; chất lượng môi trường được cải thiện, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; tính di động, tạo cơ sở hạ tầng hỗ trợ người đi bộ và các phương tiện không có động cơ, cung cấp giao thông công cộng/chia sẻ xanh đa phương thức hiệu quả; xây dựng nhiều loại cơ sở hạ tầng xã hội, đảm bảo người có nhu cầu đặc biệt cũng có thể tiếp cận được. Đồng thời tập trung vào các chương trình như mô hình ngôi nhà thứ hai; trung tâm đô thị xanh đa chức năng, tập trung huy động nguồn lực tư nhân để thực hiện các dự án nhà ở. Để đạt được các mục tiêu này, UBND tỉnh Hòa Bình đã đề ra nhiệm vụ đối với từng đô thị và việc tổ chức thực hiện các nhóm giải pháp. Tập trung vào giải pháp về nguồn vốn, thu hút đầu tư, chính sách, phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai; nguồn lực, về xây dựng, quản lý và thực hiện quy hoạch… Riêng giải pháp nguồn vốn là huy động đa dạng từ Trung ương, vốn ODA, ngân sách địa phương, nguồn vốn xã hội hóa và những nguồn vốn hợp pháp khác. Các nguồn vốn sẽ được sử dụng tốt cho đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, đảm bảo phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội đô thị, đáp ứng tiêu chí phân loại đô thị theo chương trình, kế hoạch phát triển đô thị. Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển đô thị đồng bộ, ưu tiên công trình có tính chất động lực, lan tỏa mạnh trong khu vực… Tin tưởng rằng, với những mục tiêu và giải pháp cụ thể, tỉnh Hòa Bình sẽ sớm “về đích” trên hành trình đô thị hóa, tiếp tục tận dụng cơ hội, đánh thức tiềm năng, thu hút đầu tư để phát triển bền vững và toàn diện, trở thành một đô thị văn minh, hiện đại ngay cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội."," Tỉnh Hòa Bình đã đạt được một số kết quả tích cực trong quá trình sắp xếp và tổ chức lại đơn vị hành chính, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao tỷ lệ đô thị hóa. Tuy nhiên, qua đó cũng bộc lộ một số bất cập, hạn chế, chẳng hạn như số lượng đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh nhiều so với quy mô dân số và diện tích tự nhiên của tỉnh. Hiện nay, tỉnh Hòa Bình có 11 đô thị hiện hữu, trong đó có thành phố Hòa Bình được phân loại đô thị loại II, 2 đô thị loại IV là Thị xã Lương Sơn, Thị trấn Mai Châu và 8 đô thị loại V. Theo Quyết định 1648/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050, đến 2030, tỉnh Hòa Bình sẽ thành lập 6 đô thị mới. Đô thị Hòa Bình phát triển theo mô" 351,"TP Hạ Long đang nỗ lực để sớm triển khai dự án thu gom, xử lý nước thải ven bờ. Lãnh đạo TP Hạ Long và Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã có thông tin về công tác bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long sau khi Báo Đại Đoàn Kết có phản ánh nước cống đen kịt xả ra vịnh Hạ Long. Ngày 3/4, Báo Đại Đoàn Kết đã có bài viết “Nước cống đen kịt xả ra vịnh Hạ Long”. Nội dung phản ánh về việc nước thải chảy ra từ các cửa cống ở khu vực đường bao biển Trần Quốc Nghiễn (TP Hạ Long) có màu đen và bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến khu dân cư, khách du lịch. Sau phản ánh của Báo Đại Đoàn Kết, đại diện chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã lên tiếng về vụ việc này tại Họp báo thường ký quý I/2024 của tỉnh Quảng Ninh.Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long thông tin: Đối với khu vực dọc tuyến đường bao biển Trần Quốc Nghiễn, tất cả khu đô thị mới và doanh nghiệp có trụ sở hoạt động tại khu vực này thì đều có khu xử lý nước thải riêng và nước thải được xử lý. Nếu đơn vị nào không có trạm xử lý nước thải thì bơm nước thải về trạm xử lý nước thải của thành phố đã được đấu nối để xử lý theo đúng quy định. Khu vực này có 2 trạm xử lý nước thải với công suất 1200m3/ngày đêm và vẫn đang vận hành bình thường. Lí giải tại sao các cống chảy ra nước thải màu đen, bốc mùi hôi thối, Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long cho biết: Ở những khu dân cư cũ trước đây do hạ tầng đô thị chưa đồng bộ nên vẫn có nước thải khu dân cư cũ ngày xưa (không phải đô thị mới) thì họ vẫn xử lý theo hệ thống xử lý nước mặt thế và vẫn có việc chảy ra ngoài… Theo ông Sơn, TP Hạ Long đã có dự án vay vốn ODA của Nhật để thực hiện dự án xử lý triệt để, thu gom lại toàn bộ nước thải của những khu đô thị cũ và bơm về trạm xử lý nước thải để xử lý. Tuy nhiên do một số vướng mắc nên đến nay chưa được triển khai. Thành phố đang cố gắng để triển khai dự án thu gom và xử lý nước thải một cách sớm nhất.Cung cấp thông tin về công tác bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long, ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long cho biết: Một trong những tác nhân ảnh hưởng đến môi trường vịnh Hạ Long là do hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại một số khu dân cư cũ thuộc các địa phương ven bờ vịnh Hạ Long chưa đồng bộ, làm phát sinh nước thải chưa xử lý ra ngoài môi trường. Mặt khác, khu vực vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung nhiều phương tiện giao thông thủy, trong đó có các phương tiện đánh bắt thủy sản lạc hậu, một số người dân ý thức chưa cao nên vẫn xả trực tiếp các loại chất thải trong đó có chất thải ra môi trường. Về giải pháp, Trưởng ban Quản lý vịnh Hạ Long cho biết: Tỉnh Quảng Ninh đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình xử lý nước thải sinh hoạt tại các địa phương ven bờ vịnh. Trong đó, tiếp tục mở rộng vùng thu gom nước thải sinh hoạt cho các trạm xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn chưa hết công suất; nâng cấp trạm xử lý nước thải sinh hoạt mới mục tiêu thu gom triệt để lượng nước thải sinh hoạt phát sinh. Hiện nay, TP Hạ Long đang triển khai dự án “Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hạ Long” nhằm cải thiện, nâng cấp hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của thành phố. Tỉnh cũng đặt ra mục tiêu tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải khu đô thị tập trung tại các địa phương ven bờ vịnh: Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Quảng Yên đến năm 2025 đạt trên 65%, đến năm 2030 đạt trên 70%; triển khai dự án đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tại các điểm tham quan trên vịnh Hạ Long nhằm xử lý nước thải đáp ứng quy chuẩn môi trường trước khi thải ra vịnh Hạ Long, đã áp dụng thành công công nghệ xử lý nước thải tại chỗ Jokaso của Nhật trong xử lý nước thải tại các điểm tham quan trên vịnh Hạ Long. Báo Đại Đoàn Kết sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này."," TP Hạ Long đang nỗ lực triển khai dự án thu gom và xử lý nước thải ven bờ. Sau phản ánh của Báo Đại Đoàn Kết về việc nước thải chảy ra từ các cửa cống ở khu vực đường bao biển Trần Quốc Nghiễn có màu đen và bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến khu dân cư và khách du lịch, đại diện chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã lên tiếng về vụ việc này tại Họp báo thường ký quý I/2024 của tỉnh Quảng Ninh. Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long cho biết, tất cả khu đô thị mới và doanh nghiệp có trụ sở hoạt động tại khu vực đường bao biển Trần Quốc Nghiễn đều có khu xử lý nước thải riêng và nước thải được xử lý. Nếu đơn vị nào không có trạm xử lý nước thải thì bơm nước thải về trạm xử lý nước thải của thành phố đã được đấu nối để xử lý theo đúng quy định. Khu vực này có 2 trạm xử lý n" 352,"Bộ GTVT đốc thúc tiến độ tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành. Bộ GTVT vừa chấn chỉnh tiến độ thi công dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành. Hiện hàng loạt gói thầu của dự án này đang bị chậm tiến độ. Theo Bộ GTVT, dự án có 11 gói thầu xây lắp gồm: Đoạn 1 phía Tây (gói thầu A1-A4) sử dụng vốn vay ADB, đoạn 2 (gói thầu J1-J3) sử dụng vốn vay JICA; đoạn 3 phía Đông (gói thầu A5-A7) sử dụng vốn vay ADB. Trong đó, gói thầu A1-1 sản lượng đạt 15,66%, chậm khoảng 22,57%. Gói thầu A2.2-4 chưa hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu. Gói thầu J1 sản lượng đạt 77,29%, chậm khoảng 7,77% so với kế hoạch. Hiện một số nội dung tồn tại về kỹ thuật và các chi phí dừng chờ, tái huy động của gói thầu chưa xử lý dứt điểm. Gói thầu J3 đã tổ chức đấu thầu nhưng không có nhà thầu quan tâm dự thầu.Các gói thầu A6-1, A6-2, A6-3 và A6-4 sản lượng đạt 16%-45%, chậm 61%-70%, thời gian thi công chỉ còn khoảng 1-4 tháng. Gói thầu A7 sản lượng đạt 82,95%, chậm khoảng 18,05%. Để đẩy nhanh tiến độ thi công, Bộ GTVT yêu cầu chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) chỉ đạo các nhà thầu tập trung huy động nhân lực, máy móc thiết bị để đẩy nhanh tiến độ thi công với các gói thầu đoạn phía Đông, đảm bảo yêu cầu thông xe trong quý 3-2024 và hoàn thành toàn bộ đoạn tuyến phía Đông trong quý 4-2024. Với gói thầu J1, Bộ GTVT yêu cầu VEC và Ban Quản lý dự án các đường cao tốc phía Nam lập tổ công tác có đủ thẩm quyền để trực tiếp xử lý dứt điểm các vướng mắc, đồng thời chỉ đạo nhà thầu khẩn trương huy động đầy đủ thiết bị, nhân sự đáp ứng năng lực, đẩy nhanh tiến độ thi công. Riêng gói thầu J3, Bộ GTVT yêu cầu VEC khẩn trương làm việc với nhà tài trợ JICA và các bộ, ngành liên quan thực hiện thủ tục điều chỉnh thỏa thuận vay để nhà thầu Việt Nam có thể tham gia với tư cách nhà thầu độc lập. Đồng thời, VEC cần chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, khẩn trương hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu để hoàn thành toàn bộ đoạn tuyến phía Tây trong quý 1-2025."," Tóm tắt: Bộ GTVT đang đốc thúc tiến độ thi công dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, trong đó có 11 gói thầu xây lắp. Hiện tại, một số gói thầu đang bị chậm tiến độ, với sản lượng đạt từ 15,66% đến 82,95%. Bộ GTVT yêu cầu chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) chỉ đạo các nhà thầu tập trung huy động nhân lực, máy móc thiết bị để đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thành toàn bộ đoạn tuyến phía Đông trong quý 4-2024. Với gói thầu J1, Bộ GTVT yêu cầu VEC và Ban Quản lý dự án các đường cao tốc phía Nam lập tổ công tác để xử lý dứt điểm các vướng mắc. Riêng gói thầu J3, Bộ GTVT yêu cầu VEC khẩn trương làm việc với nhà tài trợ JICA và các bộ, ngành liên quan thực hiện thủ tục điều chỉnh thỏa thuận vay để nhà thầu Việt Nam có thể tham gia với tư c" 353,"Bàn giao công trình lớp học tại huyện miền núi Trà Bồng NDO - Ngày 8/4, Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức bàn giao công trình lớp học Điểm trường thôn Quế (thuộc trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và Trung học cơ sở Trà Bùi), đóng trên địa bàn thôn Niên, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Công trình gồm 1 lớp học mới, 2 lớp học được sửa chữa, nâng cấp và sân trường xây mới với tổng kinh phí hơn 680 triệu đồng; qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở điểm trường còn nhiều khó khăn, với 100% học sinh là người đồng bào dân tộc Cor. Điểm trường thôn Quế nằm cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 80km, được đánh giá là điểm trường khó khăn nhất so với các điểm trường còn lại. Điểm trường nằm cách Trường Trà Bùi khoảng 50km, dưới chân dãy núi Cà Đam (ở độ cao 1.400m so với mặt nước biển). Ông Hồ Ngọc Ninh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Trà Bùi, cho biết, thôn Quế có 84 hộ dân với hơn 350 nhân khẩu, đều là đồng bào dân tộc Kor, chủ yếu sống bằng trồng lúa rẫy, khoai mì, không có thu nhập ổn định nên gần 100% là hộ nghèo. Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc Truyền thông tập đoàn Central Retail, chia sẻ: “Công trình nằm trong khuôn khổ dự án tài trợ giáo dục đang được Central Retail tích cực triển khai, trong đó trọng tâm là tài trợ các trường học, xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cung cấp phương tiện nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.Đến nay, Central Retail Việt Nam đã tài trợ hơn 8 tỷ đồng cho 12 trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giúp 7.000 trẻ em được tiếp cận với cơ sở vật chất học đường tốt hơn. Chúng tôi kỳ vọng, điểm trường thôn Quế sẽ là cầu nối quan trọng để nhân viên siêu thị GO! Quảng Ngãi có thêm điều kiện đóng góp nhiều hơn nữa cho địa phương, từ đó thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa Tập đoàn Central Retail với chính quyền tỉnh Quảng Ngãi”.Thầy Trương Quang Kỳ, Hiệu trưởng Trường Trà Bùi, cho biết: Trước đây, điểm dạy tại thôn Quế cũng đã được Ủy ban nhân dân huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trà Bồng đầu tư xây dựng 2 phòng học và tường rào, cổng, ngõ, nơi ở cho giáo viên. Tuy nhiên, qua nhiều năm sử dụng, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng. Đến cuối năm 2023, Tập đoàn Central Retail đã hỗ trợ kinh phí hơn 680 triệu đồng xây dựng 1 phòng học mới, 1 sân chơi mới và sửa chữa 2 phòng học cũ, tường rào, cổng, ngõ cho các em học sinh. “Món quà đầy ý nghĩa này phần nào chia sẻ sự khó khăn chung của ngành giáo dục huyện Trà Bồng và của Trường Trà Bùi, giúp các em có được nơi học tập khang trang và ổn định hơn. Món quà này cũng chứa đựng nhiều tình cảm, sự yêu thương, chia sẻ, đồng cảm, mang những niềm vui đến với thầy cô và học sinh nơi đây; tiếp thêm sức mạnh và động lực cho thầy và trò vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt được nhiệm vụ dạy và học”, thầy Trương Quang Kỳ nhấn mạnh.Nhằm phát huy tối đa giá trị sử dụng của công trình, Ban Giám hiệu Trường Trà Bùi phát động phong trào trang trí lớp học nhằm tạo cho học sinh có môi trường học tập thân thiện, gần gũi; nhắc nhở học sinh bảo quản, vệ sinh trường lớp sạch sẽ và tuyên truyền với phụ huynh, người dân cùng nhau giữ gìn cơ sở vật chất nói chung và dự án nói riêng để phát huy tối đa giá trị sử dụng được lâu dài của công trình."," Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã tổ chức bàn giao công trình lớp học Điểm trường thôn Quế (thuộc trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và Trung học cơ sở Trà Bùi), đóng trên địa bàn thôn Niên, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Công trình gồm 1 lớp học mới, 2 lớp học được sửa chữa, nâng cấp và sân trường xây mới với tổng kinh phí hơn 680 triệu đồng; qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở điểm trường còn nhiều khó khăn, với 100% học sinh là người đồng bào dân tộc Cor. Điểm trường thôn Quế nằm cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 80km, được đánh giá là điểm trường khó khăn nhất so với các điểm trường còn lại. Điểm trường nằm cách Trường Trà Bùi khoảng 50km, dưới chân dãy núi Cà Đam (ở độ cao 1.400m so với mặt nước biển). Ông Hồ Ngọc Ninh, Phó Chủ t" 354,"Quản lý tiền điện tiện lợi, thanh toán một chạm trên MoMo. Để tiện lợi và không làm gián đoạn cuộc sống, người dân 63 tỉnh thành vẫn có thể nhận thông báo, tra cứu và thanh toán tiền điện hàng tháng trên MoMo Ngày 8/4/2024, Công ty MoMo thông tin, để tiện lợi và không làm gián đoạn cuộc sống, người dân 63 tỉnh thành vẫn có thể nhận thông báo, tra cứu và thanh toán tiền điện hàng tháng trên MoMo cho gia đình mình và người thân một cách dễ dàng và Tổng công ty Điện lực TP.HCM và Miền Nam (EVNHCMC và EVNSPC) đã bắt đầu thay đổi cách gửi thông báo tiền điện cho người dân TP.HCM và 21 tỉnh/thành miền Nam từ đầu tháng 4/2024.Theo đó, MoMo cập nhật trực tiếp hóa đơn điện để nhanh chóng nhắc lịch thanh toán đến người dùng. Sau khi nhập mã khách hàng (mã PE) gồm 13 ký tự để kiểm tra thông tin tiền điện, MoMo tự động lưu lại thông tin người dùng và gửi thông báo tiền cước từ ngày 2 - 5 hằng tháng. Đồng thời, người dùng có thể chọn thanh toán ngay trên MoMo mà không cần phải nhập lại mã khách hàng cho những lần kế tiếp. Người dùng cũng có thể tra cứu và thanh toán hóa đơn tiền điện cho chính mình và cho người thân ngay trên MoMo. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với các bậc phụ huynh, người cao tuổi sinh sống ở vùng quê chưa quen với công nghệ di động, chưa quen với việc tải và đăng nhập ứng dụng hay thanh toán trực tuyến. Việc chia sẻ thông tin hóa đơn và chi phí thanh toán điện trên MoMo cũng là một tính năng nổi bật giúp các thành viên trong gia đình hoặc nhóm bạn ở chung phòng dễ dàng theo dõi tiền điện và “chia tiền” hàng tháng. Ngoài ra, người dùng không mất phí dịch vụ khi thanh toán tiền điện bằng thẻ VISA trên MoMo. Vào những tháng “ví bị lép” vì có hàng trăm thứ phải chi, Ví Trả Sau sẽ là cứu cánh để người dùng MoMo thanh toán tiền điện đúng hẹn mà không phải nghĩ ngợi chuyện vay mượn bạn bè, người thân. Hơn nữa, MoMo cung cấp dịch vụ thống kê và quản lý tất cả hóa đơn của người dùng trong 6 tháng gần nhất, mang lại trải nghiệm tiện lợi, dễ dàng khi quản lý và thanh toán hóa đơn điện, nước, internet và các dịch vụ khác ngay trên một nền tảng. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn hỗ trợ người dùng quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả. Ngoài ra, từ ngày 1 - 15/4/2024, 5 khách hàng thanh toán hóa đơn điện trên MoMo có số đuôi mã giao dịch (TID) là 150424 sớm nhất sẽ nhận được gói thẻ quà du lịch trị giá 1 triệu đồng, bao gồm 2 thẻ quà giảm 300.000 đồng khi thanh toán Vé máy bay (áp dụng hóa đơn từ 500.000 đồng) và 2 thẻ quà giảm 200.000 đồng khi thanh toán vé tàu hỏa (áp dụng hóa đơn từ 400.000 đồng). Đối với khách hàng lần đầu trả hóa đơn điện qua MoMo hoặc chưa thanh toán trong vòng 60 ngày được giảm ngay 10.000 đồng khi nhập mã DIEN24 tại bước thanh toán cuối cùng (áp dụng cho hóa đơn từ 80.000 đồng). Từ ngày 1 - 30/4/2024, người dùng mới của MoMo sẽ nhận ngay combo thẻ quà trị giá 80.000 đồng để thanh toán mọi hóa đơn gia đình như điện, nước, internet và cước phí di động trả sau. Như vậy, việc hợp tác giữa MoMo và EVN đã giúp đơn giản hóa quá trình thanh toán hóa đơn điện, mang lại trải nghiệm tiện lợi cho người dân, đồng thời thúc đẩy quá trình công dân số cho cả đất nước."," MoMo, một ứng dụng thanh toán trực tuyến, đã hợp tác với Tổng công ty Điện lực TP.HCM và Miền Nam (EVNHCMC và EVNSPC) để cung cấp dịch vụ thanh toán tiền điện hàng tháng cho người dân 63 tỉnh thành. Người dùng có thể nhận thông báo, tra cứu và thanh toán tiền điện trực tuyến một cách dễ dàng. MoMo cũng cung cấp dịch vụ thống kê và quản lý tất cả hóa đơn của người dùng trong 6 tháng gần nhất, giúp người dùng quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả. Người dùng cũng có thể chia sẻ thông tin hóa đơn và chi phí thanh toán điện trên MoMo, giúp các thành viên trong gia đình hoặc nhóm bạn ở chung phòng dễ dàng theo dõi tiền điện và “chia tiền” hàng tháng. MoMo cũng cung cấp các chương trình khuyến mãi cho người dùng thanh toán tiền điện trên ứng dụng." 355,"Quản lý thị trường Bình Phước xử lý hơn 270 vụ vi phạm trong quý I/2024. rong quý I/2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước đã kiểm tra gần 360 vụ, xử lý hơn 270 vụ vi phạm, thu ngân sách 1 tỷ đồng.Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước, trong quý I/2024, thời điểm diễn ra tết Nguyên đán Giáp Thìn, các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ trên địa bàn tỉnh sôi động hơn so với tháng trước. Cùng với đó, ở trong tỉnh thời điểm trên nguồn hàng ổn định đủ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, giá cả không có biến động lớn, không xảy ra hiện tượng đầu cơ, găm hàng trên thị trường. Tuy nhiên, thời gian này vẫn còn một số trường hợp vi phạm như: Kinh doanh hàng nhập lậu, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không nguồn gốc xuất xứ, vi phạm về lĩnh vực giá, y tế, điều kiện kinh doanh, an toàn thực phẩm… với quy mô, số lượng hàng hóa nhỏ lẻ, tính chất không phức tạp.Kết quả, trong quý I/2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước tiến hành kiểm tra 357 vụ. Qua đó, phát hiện và xử lý 273 vụ vi phạm. Thu nộp ngân sách trên 1,1 tỷ đồng. Các vụ việc vi phạm, hàng hóa thu giữ và xử lý gồm chủ yếu gồm: Thuốc lá điếu nhập lậu, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, phụ tùng xe máy và nhiều hàng hóa có giá trị khác… Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước, trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, căn cứ vào tình hình thực tế trên địa bàn, tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các Đội Quản lý thị trường đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm ổn định thị trường. Cùng với đó, đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024, kế hoạch công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024 và nhiều văn bản chỉ đạo của cấp trên về kiểm tra trọng điểm một số mặt hàng trong giai đoạn cao điểm. Đặc biệt, triển khai kế hoạch tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp khi thực thi công vụ."," Trong quý I/2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước đã kiểm tra gần 360 vụ, xử lý hơn 270 vụ vi phạm, thu ngân sách 1 tỷ đồng. Các vụ việc vi phạm, hàng hóa thu giữ và xử lý gồm chủ yếu gồm: Thuốc lá điếu nhập lậu, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, phụ tùng xe máy và nhiều hàng hóa có giá trị khác… Trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các Đội Quản lý thị trường đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm ổn định thị trường. Cùng với đó, đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024, kế hoạch công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024 và nhiều văn bản chỉ đạo của cấp trên về kiểm tra trọng điểm một số mặt hàng trong giai đoạn cao điểm." 356,"Bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long. (BKTO) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 08/4/2024 về việc tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân trong các đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long.Từ đầu năm đến nay, Đồng bằng sông Cửu Long đã liên tiếp xảy ra các đợt xâm nhập mặn và nắng nóng kéo dài. Cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị ở địa phương đã chủ động triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp ứng phó theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và bộ chuyên ngành, qua đó đã giảm thiểu được thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, hạn chế ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân (người dân ở một số khu vực gặp khó khăn về nguồn nước, nhưng vẫn được bảo đảm nước sinh hoạt thông qua các biện pháp tăng cường cấp nước của chính quyền). Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ nay đến giữa tháng 5/2024, Đồng bằng sông Cửu Long có thể xuất hiện 3 đợt xâm nhập mặn (từ ngày 08-13/4, từ ngày 22-28/4 và từ ngày 07-11/5 năm 2024), nguy cơ thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt của nhân dân có thể tiếp tục xảy ra, nhất là tại các khu dân cư trên các cù lao, đặc biệt trong bối cảnh nguồn dự trữ nước ngọt đã suy giảm sau những đợt nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài. Để bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, chủ động ứng phó với các đợt xâm nhập mặn thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các địa phương có nhiều hộ dân bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn như các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau không được lơ là, chủ quan, tổ chức theo dõi sát tình hình, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp ứng phó với nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện số 04/CĐ-TTg ngày 15/01/2024, số 19/CĐ-TTg ngày 08/3/2024 và Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024, trong đó tập trung một số nhiệm vụ sau: Tiếp tục tổ chức rà soát, nắm chắc thông tin tình hình về từng khu vực, từng ấp, xóm, từng hộ dân trên địa bàn có nguy cơ xảy ra thiếu nước sinh hoạt, nhất là các hộ dân sinh sống ở vùng ven biển, cuối nguồn cấp nước, khu dân cư trên các cù lao để có các phương án cụ thể phù hợp nhằm bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho người dân, kiên quyết không để người dân không có nước sinh hoạt. Tổ chức rà soát các nguồn nước ngọt dự trữ trên địa bàn để có phương án cân đối, điều hòa nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước thực tế tại từng địa bàn, trường hợp không thể đáp ứng đủ các nhu cầu dùng nước thì phải ưu tiên sử dụng nguồn nước ngọt phục vụ cấp nước cho sinh hoạt của người dân và các nhu cầu thiết yếu khác. Chủ động bố trí ngân sách của địa phương và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để triển khai ngay các biện pháp cần thiết phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương nhằm bảo đảm nước ngọt phục vụ sinh hoạt cho người dân. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng người dân không có nước sinh hoạt. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chỉ đạo cơ quan chức năng theo dõi sát diễn biến, dự báo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long để cơ quan chức năng, các địa phương và người dân biết, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó phù hợp, tránh hoang mang, không để xảy ra bị động, bất ngờ. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo theo dõi diễn biến, dự báo chuyên ngành, cung cấp thông tin kịp thời cho các địa phương và người dân; đồng thời chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp cụ thể phòng, chống thiếu nước, xâm nhập mặn, hạn chế ảnh hưởng đến đời sống người dân và sản xuất nông nghiệp. Bộ trưởng Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo, triển khai công tác đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân và các nhu cầu thiết yếu khác ở các đô thị, thị trấn. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan truyền thông, báo chí tiếp tục làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, bảo đảm thông tin kịp thời, chính xác về tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, tránh lơ là, chủ quan trong lãnh đạo, chỉ đạo, đồng thời không gây hoang mang trong công tác ứng phó. Các Bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước được giao chủ động chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ địa phương ứng phó với nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm đời sống người dân. Giao Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương, nhất là các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long triển khai công tác ứng phó phù hợp với tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang kết quả thực hiện Công điện này./."," Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 08/4/2024 về việc tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân trong các đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đầu năm đến nay, Đồng bằng sông Cửu Long đã liên tiếp xảy ra các đợt xâm nhập mặn và nắng nóng kéo dài. Cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị ở địa phương đã chủ động triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp ứng phó theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và bộ chuyên ngành, qua đó đã giảm thiểu được thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, hạn chế ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ nay đến giữa tháng 5/2024, Đồng bằng" 357,"Triệt phá đường dây cho vay lãi 2.000%/năm do người nước ngoài cầm đầu. 2 đối tượng mang quốc tịch Ukraine liên kết với người Việt Nam mở hàng loạt công ty, cho hàng trăm nghìn người vay với lãi suất lên đến gần 2.000% mỗi năm.Thông tin từ Công an TP.HCM ngày 8/4 cho hay, Cục Cảnh sát Hình sự (C02), Bộ Công an phối hợp với Cục nghiệp vụ Bộ Công an, cùng Công an TP.HCM, Công an tỉnh Khánh Hòa vừa triệt phá thành công băng nhóm tội phạm do người nước ngoài cầm đầu, sử dụng công nghệ cao để hoạt động ""tín dụng đen"". Cụ thể, 2 đối tượng gồm Bugaevskiy Tymur (34 tuổi) và Kravchuk Iryna (39 tuổi), cùng quốc tịch Ukraine, vừa bị lực lượng công an bắt giữ để điều tra hành vi cho vay nặng lãi qua giao dịch dân sự. C02 cũng đã triệu tập 63 người liên quan, thu giữ 68 laptop, gần 100 điện thoại di động và nhiều tang vật khác. Ước tính số tiền băng nhóm này đã thu lợi bất chính lên đến hàng nghìn tỷ đồng.Theo cơ quan điều tra, gần đây, Bộ Công an phát hiện nhóm tội phạm nước ngoài, liên kết với người Việt Nam, thành lập các doanh nghiệp núp bóng, sử dụng công nghệ cao để hoạt động ""tín dụng đen"" với quy mô lớn. Theo đó, các công ty cho người dân vay lãi nặng lên đến 2.000% mỗi năm. Sau khi thu thập chứng cứ, công an đã bắt nghi can Bugaevskiy Tymur và Kravchuk Iryna, khi hai người này nhập cảnh Việt Nam để điều hành các công ty cho vay. Cùng thời điểm, các tổ công tác đồng loạt ập vào khám xét 4 công ty tại Sài Gòn, Khánh Hòa. Cơ quan điều tra xác định, đường dây tội phạm này do Katerynchyk Roman (38 tuổi, quốc tịch Ukraine, hiện đã bỏ trốn) là người cầm đầu. Người này kết hợp với Lê Thanh Huỳnh Cang (53 tuổi), Nguyễn Thị Nhất Phương (34 tuổi) cho vay qua các app Easycash.vn, Oncredit hoặc trên trang web Oncredit.asia.com.Từ năm 2019, Roman đưa Cang 400.000 USD để lập các công ty tài chính, cho vay. Đến tháng 4/2023, Roman chỉ đạo Công ty Lộc Tín tiếp tục nhận 11 triệu USD từ công ty SCA của Singapore và ngân hàng TAS của Đảo Síp. Cang và đồng phạm người Việt có nhiệm vụ xét duyệt cho các khoản vay từ 500.000 đồng đến vài chục triệu đồng bằng phần mềm, do ông trùm người nước ngoài cung cấp, lãi suất từ 365% đến 1.971%/năm. Căn cứ các tài liệu thu thập được, Bộ Công an xác định đường dây này có hàng trăm nghìn khách hàng người Việt, thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng. Hiện C02 đang điều tra mở rộng đường dây cho vay nặng lãi qua app nói trên."," Cục Cảnh sát Hình sự (C02), Bộ Công an phối hợp với Cục nghiệp vụ Bộ Công an, cùng Công an TP.HCM, Công an tỉnh Khánh Hòa vừa triệt phá thành công băng nhóm tội phạm do người nước ngoài cầm đầu, sử dụng công nghệ cao để hoạt động ""tín dụng đen"". 2 đối tượng gồm Bugaevskiy Tymur (34 tuổi) và Kravchuk Iryna (39 tuổi), cùng quốc tịch Ukraine, vừa bị lực lượng công an bắt giữ để điều tra hành vi cho vay nặng lãi qua giao dịch dân sự. C02 đã triệu tập 63 người liên quan, thu giữ 68 laptop, gần 100 điện thoại di động và nhiều tang vật khác. Ước tính số tiền băng nhóm này đã thu lợi bất chính lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Đường dây tội phạm này do Katerynchyk Roman (38 tuổi, quốc tịch Ukraine, hiện đã bỏ trốn) là người cầm đầu. Người này kết hợp với Lê Thanh Huỳnh Cang (53 tuổi), Nguyễn Thị Nhất Phương (34 tuổi) cho vay" 358,"Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư. (Dân trí) - Trong số các bệnh không lây nhiễm, ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. Ánh sáng xanh: ""Mầm bệnh"" trong túi quần Nhận đủ ánh sáng mặt trời trong ngày là rất quan trọng để có sức khỏe tốt. Tuy nhiên khi đến giờ thư giãn nghỉ ngơi, việc tiếp xúc với ánh sáng mạnh có thể ngăn chặn việc sản xuất melatonin và thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư. Theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, trong số các bệnh không lây nhiễm, ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. Nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau đã được xác định đóng vai trò quan trọng trong việc gây ung thư.Trong xã hội hiện nay, ánh sáng nhân tạo ngày càng trở nên phổ biến. Nghiên cứu về tác động của ánh sáng vào ban đêm đến sức khỏe con người đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng khoa học. Gần đây, ô nhiễm ánh sáng dưới dạng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm đã được phát hiện là nguyên nhân gây ung thư. Các nghiên cứu cho thấy rằng, việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm có thể làm giảm lượng hormone melatonin, làm gián đoạn nhịp sinh học chi phối cơn buồn ngủ và sự tỉnh táo. Đây cũng là hormone được xem là có đặc tính chống ung thư và do đó sự thiếu hụt hormone này sẽ dẫn đến tăng nguy cơ ung thư vú. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) của Mỹ đã phân loại công việc làm ca đêm, bao gồm việc tiếp xúc với mức độ ánh sáng cao vào ban đêm, có thể gây ung thư. Điều thực sự ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của bạn nằm ở bước sóng ánh sáng xanh trong khoảng 440-495nm, giống với ánh sáng ban ngày tự nhiên. Cơ thể chúng ta nhạy cảm với ánh sáng xanh có bước sóng 440-495nm hơn 25 lần so với ánh sáng trắng. Ánh sáng xanh vào ban đêm có thể ngăn chặn sự tiết melatonin và thay đổi nhịp sinh học nhiều hơn so với ánh sáng trắng. Ngoài việc làm gián đoạn bài tiết hormone, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh còn có thể làm xáo trộn thời gian và chất lượng giấc ngủ của bạn, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như trầm cảm và tiểu đường. Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Viện Y khoa Harvard và Viện Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson thực hiện, đã khảo sát mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm và nguy cơ mắc bệnh ung thư. Qua việc theo dõi hơn 10.000 người trong thời gian dài, nghiên cứu đã phát hiện ra một mối liên hệ rõ ràng giữa việc tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm và nguy cơ mắc bệnh ung thư. Cụ thể, những người thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các nguồn như: điện thoại di động, máy tính, hoặc đèn led vào buổi tối có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người ít tiếp xúc hơn. Giảm tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm như thế nào? Mặc dù nhiều loại đèn ngày nay có xu hướng giàu ánh sáng xanh nhưng vẫn có nhiều cách để bảo vệ bạn khỏi những tác động tiềm ẩn. Bạn có thể chọn đèn không có màu xanh vào buổi tối, ngủ trong phòng tối và đặc biệt nên hạn chế tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử như: điện thoại, tivi, máy tính quá nhiều trước khi đi ngủ. Việc mua rèm cản sáng hoặc rèm che có thể giúp hỗ trợ bạn có được một giấc ngủ ngon chất lượng hơn, đặc biệt nếu bạn nhạy cảm với ánh sáng và muốn tối ưu hóa chất lượng giấc ngủ của mình. Cũng theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với ánh sáng xanh và nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao đã được nhận thấy ở một số nghiên cứu nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu mức độ của mối liên hệ này. Các yếu tố như tính nhạy cảm do di truyền của từng cá nhân, thời gian tiếp xúc và các yếu tố lối sống khác cũng góp phần vào mối tương tác phức tạp giữa việc tiếp xúc với ánh sáng và sự phát triển ung thư. Vậy nên mỗi người hãy duy trì cho mình một lối sống lành mạnh và thăm khám sức khỏe định kì, để phát hiện sớm những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn của bản thân."," Tóm tắt: Nhiều người Việt có thói quen tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các nguồn như điện thoại di động, máy tính, hoặc đèn led vào buổi tối, điều này có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ánh sáng xanh có thể ngăn chặn sự tiết melatonin và thay đổi nhịp sinh học nhiều hơn so với ánh sáng trắng. Ngoài việc làm gián đoạn bài tiết hormone, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh còn có thể làm xáo trộn thời gian và chất lượng giấc ngủ của bạn, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như trầm cảm và tiểu đường. Các nghiên cứu cho thấy rằng, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm có thể làm giảm lượng hormone melatonin, làm gián đoạn nhịp sinh học chi phối cơn buồn ngủ và sự tỉnh táo. Đây cũng là hormone được xem là có đặc tính chống ung thư và do đó sự thiếu hụt hormone này sẽ dẫn đến tăng nguy cơ ung thư vú. Cá" 359,"Nguyên nhân nào khiến 5 căn nhà ở bờ sông Cầu bị sạt lở? 6 hộ dân bị ảnh hưởng trong số 12 hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm đã được di dời đến nơi ở an toàn.Trong những ngày gần đây, tại phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, đã xảy ra sự kiện sạt lở đất làm 5 căn nhà bị ảnh hưởng, may mắn không có thiệt hại về người. Đây đã là vụ sạt lở thứ 6 xảy ra trong vòng hơn 1 tháng qua tại khu vực này, và là lần đầu tiên xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng như vậy. Theo thông tin từ UBND Phường Vạn An, đây là khu vực đất thổ cư của người dân, không có hoạt động khai thác cát trong 20 năm qua. Không khí sống ổn định trong thời gian dài. Nguyên nhân ban đầu được các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh xác định là do thay đổi dòng chảy của sông Cầu. Điểm cong của khúc sông này khiến cho bờ sông bị nước xoáy sâu. Cơ quan chức năng cũng đã ghi nhận rằng có sự thay đổi trong cấu trúc bờ sông ở địa phận xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, ở đối diện với vị trí sạt lở. Việc xây dựng công trình và xả rác thải ra phía sông có thể là nguyên nhân gây ra sự mất ổn định của bờ sông tại Bắc Ninh. 6 hộ dân bị ảnh hưởng trong số 12 hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm đã được di dời đến nơi ở an toàn. Chính quyền địa phương đang tích cực tìm kiếm các giải pháp để giải quyết vấn đề sạt lở và xây dựng kế hoạch tái định cư nhằm đảm bảo sự an toàn và ổn định cho cuộc sống của người dân."," Nguyên nhân chính gây ra sự sạt lở 5 căn nhà ở bờ sông Cầu ở phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh là do thay đổi dòng chảy của sông Cầu. Điểm cong của khúc sông này khiến cho bờ sông bị nước xoáy sâu. Các cơ quan chức năng cũng đã ghi nhận rằng có sự thay đổi trong cấu trúc bờ sông ở địa phận xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, ở đối diện với vị trí sạt lở. Việc xây dựng công trình và xả rác thải ra phía sông có thể là nguyên nhân gây ra sự mất ổn định của bờ sông tại Bắc Ninh. 6 hộ dân bị ảnh hưởng trong số 12 hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm đã được di dời đến nơi ở an toàn. Chính quyền địa phương đang tích cực tìm kiếm các giải pháp để giải quyết vấn đề sạt lở và xây dựng kế hoạch tái định cư nhằm đảm bảo sự an toàn và ổn định cho cuộc sống của người dân." 360,"Mù khô khiến hàng loạt chuyến bay đến sân bay Điện Biên phải hủy. Trong 3 ngày (từ 6 - 8/4) có 19 chuyến bay đến và khởi hành từ sân bay Điện Biên phải hủy do mù khô gây hạn chế tầm nhìn. Tối 8/4, xác nhận với VietNamNet, đại diện Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam cho biết, những ngày qua nhiều chuyến bay đến và khởi hành từ sân bay Điện Biên bị ảnh hưởng do mù khô. Theo đó, trong 3 ngày (từ 6 - 8/4) có 19 chuyến bay đến và khởi hành từ sân bay Điện Biên phải hủy chuyến, trong đó ngày 6/4 có 5 chuyến, ngày 7/4 có 6 chuyến và ngày 8/4 có 8 chuyến. Đại diện Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam thông tin thêm, tháng 4 hằng năm, khu vực sân bay Điện Biên thường có gió Nam - Tây Nam thịnh hành, tốc độ 11 - 14 km/h, trời ít mây, mù khô kéo dài gần như cả ngày. Tình trạng này gây giảm tầm nhìn, ảnh hưởng đến khai thác bay. Trung bình khoảng 15 ngày trong tháng có mù hoặc mù khô, tầm nhìn từ 2.000 - 4.800m. Thời gian này, khu vực Thượng Lào đang ở đỉnh điểm của mùa khô, cư dân khu vực này vẫn giữ tập quán đốt rừng làm nương rẫy. Tro bụi và khói do hoạt động này theo hoàn lưu gió di chuyển về khu vực lòng chảo Điện Biên Phủ, khói và mù đọng lại làm tình trạng suy giảm tầm nhìn càng thêm nghiêm trọng. Theo thống kê từ năm 2018 - 2022, do điều kiện thời tiết đặc thù trong tháng 4 hằng năm, có khoảng từ 16-22 chuyến bay phải chuyển hướng đi sân bay dự bị hoặc hủy chuyến, chiếm khoảng 20% tổng số chuyến bay đến hoặc khởi hành từ sân bay Điện Biên. “Hiện tượng thời tiết kết hợp ô nhiễm không khí do tro bụi nêu trên không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân thành phố Điện Biên Phủ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khai thác các chuyến bay tại Cảng hàng không Điện Biên. Để hạn chế tác động của điều kiện thời tiết đến hoạt động bay, Tổng Công ty đã chỉ đạo Trung tâm Khí tượng hàng không theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, đặc biệt lưu ý hướng và tốc độ gió, đánh giá bổ sung về tình hình ô nhiễm khói bụi từ Thượng Lào về lòng chảo Điện Biên Phủ. Từ đó kịp thời phát hành các bản tin dự báo chính xác…”, đại diện Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam thông tin. "," Mù khô đã khiến hàng loạt chuyến bay đến sân bay Điện Biên phải hủy trong 3 ngày (từ 6 - 8/4). Trong đó, ngày 6/4 có 5 chuyến, ngày 7/4 có 6 chuyến và ngày 8/4 có 8 chuyến. Đại diện Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam cho biết, tháng 4 hằng năm, khu vực sân bay Điện Biên thường có gió Nam - Tây Nam thịnh hành, tốc độ 11 - 14 km/h, trời ít mây, mù khô kéo dài gần như cả ngày. Tình trạng này gây giảm tầm nhìn, ảnh hưởng đến khai thác bay. Trung bình khoảng 15 ngày trong tháng có mù hoặc mù khô, tầm nhìn từ 2.000 - 4.800m. Thời gian này, khu vực Thượng Lào đang ở đỉnh điểm của mùa khô, cư dân khu vực này vẫn giữ tập quán đốt rừng làm nương rẫy. Tro bụi và khói do hoạt động này theo hoàn lưu gió di chuyển về khu vực lòng chảo Điện Biên Phủ, khói và mù đọng lại làm tình trạng suy giảm t" 361,"Phú Yên: Bệnh nhân 5 tuổi tử vong ở phòng khám tư. Một bệnh nhi đã tử vong sau khi khám ở các phòng khám tư trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.Ngày 8-4, thông tin với báo chí, ông Nguyễn Thanh Tĩnh, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên xác nhận, đã nắm thông tin một trường hợp tử vong tại phòng khám tư nhân của bác sĩ Nguyễn Văn Phong, xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên). Ngành Y tế Phú Yên đã phối hợp các cơ quan chức năng xử lý sự việc. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế thị xã Sông Cầu, ngày 5-4, cháu N.X.M. (sinh năm 2019, xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu) có dấu hiệu đau bụng, nhưng chưa đến cơ sở y tế để khám, điều trị. Đến sáng ngày 6-4, người nhà đưa cháu M. đến khám tại phòng khám tư nhân của bác sĩ Trần Ngọc Hùng (phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu). Tại đây, bác sĩ Hùng khuyên người nhà đưa cháu M. nhập viện. Tuy nhiên, người nhà không đưa cháu M. nhập viện mà đến phòng khám tư nhân của bác sĩ Nguyễn Súy (phường Xuân Yên) tiếp tục khám, sau đó về lại nhà ở thôn Vịnh Hòa, xã Xuân Thịnh.Đến khoảng 14 giờ cùng ngày, M. có đau ở vùng bụng, được người nhà đưa đến phòng khám tư nhân của bác sĩ Nguyễn Văn Phong để tiếp tục khám. Tại phòng khám, bác sĩ Phong đã khám và xử lý thuốc, khoảng 16 giờ 40 phút kết thúc điều trị và cho cháu M. về. Khoảng 15 phút sau khi về, M. có dấu hiệu bất thường nên gia đình đưa cháu trở lại phòng khám của bác sĩ Phong. Tại đây, bác sĩ Phong tiếp nhận và tiếp tục xử lý để cứu cháu M., nhưng cháu không qua khỏi. Trong quá trình nhận tin, Trung tâm Y tế thị xã Sông Cầu điều phối 1 và kíp trực cấp cứu đến, nhưng cháu M. đã tử vong, nên ra về. Lực lượng chức năng thị xã Sông Cầu sau đó đến làm việc với bác sĩ Phong và thu thập chứng cứ liên quan quá trình khám, điều trị cháu M.. Trung tâm pháp y sau đó có mặt tại hiện trường làm việc. Trước sự việc đáng tiếc xảy ra, lãnh đạo Trung tâm Y tế thị xã Sông Cầu, cùng chính quyền địa phương đã gặp gỡ trao đổi, chia sẻ cùng gia đình và gia đình đồng ý không mổ khám nghiệm tử thi, cũng như không có đơn khiếu kiện vụ việc liên quan đến bác sĩ Phong. Theo ông Nguyễn Thanh Tĩnh, Sở Y tế tỉnh Phú Yên đã làm việc với Công an thị xã Sông Cầu để tìm ra nguyên nhân vụ việc và sớm có kết quả trong thời gian tới. Ông Tĩnh cũng thông tin thêm, các phòng khám liên quan sự việc đều được cấp phép theo quy định. Các bác sĩ liên quan đến sự việc cháu M. tử vong đều có nhiều năm công tác tại Trung trung tâm Y tế thị xã Sông Cầu."," Một trường hợp tử vong của một bệnh nhi 5 tuổi sau khi khám tại các phòng khám tư trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, đã được xác nhận bởi ông Nguyễn Thanh Tĩnh, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên. Ngày 5-4, cháu N.X.M. (sinh năm 2019, xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu) có dấu hiệu đau bụng, nhưng chưa đến cơ sở y tế để khám, điều trị. Người nhà đã đưa cháu M. đến khám tại phòng khám tư nhân của bác sĩ Trần Ngọc Hùng (phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu) và sau đó đến phòng khám tư nhân của bác sĩ Nguyễn Súy (phường Xuân Yên). Sau khi được khám và điều trị tại phòng khám của bác sĩ Nguyễn Văn Phong, cháu M. đã có dấu hiệu bất thường và tử vong. Lực lượng chức năng thị xã Sông Cầu sau đó đã đến làm việc với bác sĩ Phong và thu thập chứng cứ liên quan quá trình khám, điều tr" 362,"Hồ nước cao 4.441m hơn 800.000 tấn cá tràn ngập khắp nơi, rất dễ đánh bắt: Tuyệt nhiên không ai dám ăn!Cá ở khắp nơi trong hồ nước nhưng dân địa phương không ai dám đánh bắt và ăn chúng. Vì sao?Tây Tạng ở Trung Quốc không chỉ sở hữu núi cao quanh năm phủ tuyết trắng, địa hình nơi đây còn rất đa dạng với đồng cỏ, sa mạc, sông băng, thung lũng sâu ngút ngàn. Chưa hết, tại ""Nóc nhà thế giới"" còn có một thiên đường xinh đẹp và vô cùng huyền bí - đó chính là Dương hồ. Được người dân địa phương gọi là ""hồ Yamdrok"", Dương hồ nổi tiếng với diện tích rộng lớn, lòng hồ sâu và làn nước xanh trong vắt, in bóng bầu trời, thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.Tây Tạng ở Trung Quốc không chỉ sở hữu núi cao quanh năm phủ tuyết trắng, địa hình nơi đây còn rất đa dạng với đồng cỏ, sa mạc, sông băng, thung lũng sâu ngút ngàn. Chưa hết, tại ""Nóc nhà thế giới"" còn có một thiên đường xinh đẹp và vô cùng huyền bí - đó chính là Dương hồ. Được người dân địa phương gọi là ""hồ Yamdrok"", Dương hồ nổi tiếng với diện tích rộng lớn, lòng hồ sâu và làn nước xanh trong vắt, in bóng bầu trời, thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Hồ nước cao 4.441m hơn 800.000 tấn cá tràn ngập khắp nơi, rất dễ đánh bắt: Tuyệt nhiên không ai dám ăn! - Ảnh 1. Ảnh minh họa: Sohu Dương hồ cao 4.441m so với mực nước biển và được bao quanh bởi những ngọn núi phủ tuyết tuyệt đẹp. Mặt hồ trong xanh, đẹp như một bức tranh thiên nhiên. Vì hình dạng hồ độc đáo nên nó được mệnh danh là “Hồ san hô trên bầu trời”, giống như một chiếc vòng cổ san hô vắt trên núi cao. Dương hồ được mệnh danh là ""Hồ thiêng số 1 của Tây Tạng"", ẩn chứa một bí mật đáng kinh ngạc - và cũng là đặc điểm rực rỡ nhất của ""xứ sở thần tiên"" này: ""Biển cá"". Dương hồ rất giàu tài nguyên cá. Theo các nhà khoa học, số lượng cá trong hồ vượt quá 800.000 tấn, một con số đáng kinh ngạc. Cá nhiều đến nỗi, chỉ cần ném một hòn đá vào mặt hồ, sẽ tạo ra một làn sóng cá chạy ào ào. Dương hồ chủ yếu là nơi sinh sống của cá chép cao nguyên, cá chạch, cá trắm và nhiều loài cá khác nhau. Sự chung sống hài hòa của chúng đã tạo thêm sức sống đầy màu sắc cho hồ nước xinh đẹp này. Cá nhiều đến mức có thể bắt dễ dàng bằng tay không, nhưng... ĐIỀU KỲ LẠ, người Tây Tạng sở hữu “biển cá” này nhưng người dân địa phương tuyệt nhiên không ai dám đánh bắt và ăn chúng. Vì sao không ai dám ăn cá ở Dương hồ Tây Tạng? Có 3 nguyên nhân để người dân Tây Tạng không đánh bắt cá tại Dương hồ và không xem chúng là thực phẩm hàng ngày: Nguyên nhân thứ nhất: Chính sách của chính phủ Trung Quốc Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, hệ sinh thái của Dương hồ gặp khủng hoảng. Nghề đánh bắt cá (từ người ngoài) phát triển ở khu vực này từ những năm 1970. Sau giữa những năm 1980, sản lượng đánh bắt tăng vọt lên 400-500 tấn/năm, đến năm 1995 đạt đỉnh 1.291 tấn. Đánh bắt quá mức khiến số lượng cá giảm mạnh, một số loài cá bản địa như cá mú đen đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và trở thành động vật được bảo vệ cấp một trong khu tự trị Tây Tạng. Để bảo vệ sự cân bằng sinh thái tại hồ nước xinh đẹp này, năm 2004, chỉnh phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách cấm đánh bắt cá và tiến hành nuôi và thả cá quy mô lớn nhằm khôi phục và phát triển hệ sinh thái của Dương hồ. Từ đó đến nay, sau 5 thập kỷ thực hiện chính sách này, nguồn cá của Dương hồ cuối cùng đã được phục hồi và trở nên vô cùng phong phú. Dương hồ không phải là nơi duy nhất tại Trung Quốc được chính phủ ban hành chính sách bảo vệ nguồn cá nhằm đảm bảo hệ sinh thái nguồn sông, hồ.Cách đây vài năm, Trung Quốc triển khai ""Kế hoạch cấm đánh bắt cá 10 năm"" trên sông Dương Tử. Bắt đầu từ năm 2020, cho đến nay, số lượng cá trên sông Dương Tử nói chung và hồ nước ở Đập Tam Hiệp đã tăng mạnh mẽ. Nguyên nhân thứ hai: Hồ thiêng. Thủy táng. Nguyên nhân này liên quan mật thiết đến tín ngưỡng và thói quen sinh hoạt của người Tây Tạng vùng núi cao. Đầu tiên và quan trọng nhất: Đối với người Tây Tạng, Dương hồ là hồ rất thiêng liêng, nơi các vị thần linh trong Phật giáo Tây Tạng ngự lãm. Do đó, sự tồn tại hiền hòa của hồ và muôn vàn sự sống trong lòng hồ đều linh thiêng và cần được bảo vệ. Người Tây Tạng tin chắc rằng sự sống là thiêng liêng, cả con người và động vật đều phải được tôn trọng. Trong tín ngưỡng của họ, cá được coi là sinh vật linh thiêng và là hiện thân của thần thú. Thứ hai: Người Tây Tạng có niềm tin đặc biệt vào cá, điều này liên quan đến phong tục thủy táng của họ. Trong Phật giáo Tây Tạng, thủy táng được coi là một phương pháp an táng rất cao quý, để thi thể người đã khuất có thể được đón nhận và tắm rửa trong thiên nhiên. Tục thủy thủy tin rằng cá ở Dương hồ mang trọng trách thiêng liêng và có sứ mệnh dẫn dắt linh hồn về thế giới thiên đường. Trong mắt người Tây Tạng, sự tồn tại của cá được coi là một món quà và chúng mang ý nghĩa tốt lành, may mắn. Cá ở Dương hồ có sức mạnh thần bí và khả năng bảo vệ, có thể mang lại cho con người sức khỏe và hòa bình. Vì vậy, việc sử dụng chúng làm thực phẩm là không thích hợp, đây là một trong những lý do quan trọng khiến người Tây Tạng từ chối đánh bắt cá. Việc đánh bắt cá (để bán), giết cá và ăn thịt cá sẽ bị coi là hành vi thiếu tôn trọng thú thần, có thể phạm vào luật nhân quả, bị trừng phạt. Dựa trên niềm tin tôn giáo và sự tôn trọng sinh thái, người Tây Tạng tránh đánh cá và coi cá trong hồ là sự sống tối thượng. Đối với họ, việc bảo vệ sự cân bằng sinh thái của hồ quan trọng hơn nhiều so với lợi ích kinh tế trước mắt. Chính niềm tin tôn giáo, tôn trọng thiên nhiên, sự sống truyền từ đời này sang đời khác của người Tây Tạng đã khiến Dương hồ được bảo vệ một cách nghiêm ngặt nhất. Nguyên nhân thứ ba: Cá Dương hồ có độc tố. Dưới góc độ khoa học, cá ở trong Dương hồ không ăn được. Đầu tiên, các mẫu nước xét nghiệm của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy nước Dương hồ có tính kiềm. Thứ hai, hồ nước tọa lạc ở độ cao 4.441m so với mực nước biển nên nhiệt độ hồ thấp quanh năm và khá thiếu oxy. Cả chuỗi thức ăn đều bị ảnh hưởng vì đặc điểm địa lý của hồ. Kết quả, các sinh vật (động vật, thực vật) trong hồ sinh trưởng chậm. Thực vật phù du khó quang hợp nên thiếu chất dinh dưỡng. Trong khi đó, ô nhiễm không khí từ vùng Thanh Hải theo gió đến Dương hồ cũng khiến nước hồ ô nhiễm. Cá trong hồ hấp thụ mọi thứ trong nước. Theo thời gian, tích tụ nhiều chất độc tố.Cách thủ phủ Lhasa 100km, Dương hồ ở Tây Tạng đang tạo ra kinh tế cho địa phương nhờ vào tiềm năng thủy điện và du lịch. Du lịch Tây Tạng phát triển nhờ vào sắc màu huyền bí và linh thiêng đặc trưng của vùng núi cao. Những phong tục văn hóa cổ xưa và những điều cấm kỵ thiêng liêng đã tạo nên phong cách độc đáo của vùng đất huyền diệu này. Tuy nhiên, du khách khi đến Tây Tạng cần lưu ý nhiều điều. Tôn trọng văn hóa, tín ngưỡng địa phương. Không phạm vào các điều cấm kỵ về động vật, con số, màu sắc... Những điều cấm kỵ ở Tây Tạng tạo nên ý nghĩa văn hóa cổ xưa và bí ẩn, phản ánh sự kính sợ của người dân đối với các vị thần, tín ngưỡng và truyền thống. Trong hành trình khám phá, tìm hiểu và tôn trọng những phong tục này không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm giao tiếp giữa con người với nhau mà còn cho phép bạn trải nghiệm nét quyến rũ độc đáo của văn hóa Tây Tạng ở mức độ sâu sắc hơn."," Dương hồ, một hồ nước xinh đẹp ở Tây Tạng, Trung Quốc, có một bí mật đáng kinh ngạc: nó chứa hơn 800.000 tấn cá. Tuy nhiên, người dân địa phương không dám đánh bắt và ăn chúng. Có ba nguyên nhân chính cho việc này. Nguyên nhân thứ nhất là chính sách của chính phủ Trung Quốc. Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, hệ sinh thái của Dương hồ gặp khủng hoảng do đánh bắt cá quá mức. Để bảo vệ sự cân bằng sinh thái, chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách cấm đánh bắt cá và tiến hành nuôi và thả cá quy mô lớn nhằm khôi phục và phát triển hệ sinh thái của Dương hồ. Nguyên nhân thứ hai là hồ thiêng. Thủy táng. Đối với người Tây Tạng, Dương hồ là hồ rất thiêng liêng, nơi các vị thần linh trong Phật giáo Tây Tạng ngự lãm. Do đó, sự tồn tại hiền hòa của hồ và muôn vàn sự sống trong lòng hồ đều linh thi" 363,"Đề xuất quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù lĩnh vực sức khỏe. (Chinhphu.vn) - Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực sức khỏe.Dự thảo nêu rõ, đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực sức khỏe bao gồm đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa, đào tạo để cấp chứng chỉ chuyên khoa cơ bản và đào tạo để cấp chứng chỉ chuyên khoa sâu liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong lĩnh vực sức khỏe. Công nhận trình độ đào tạo bác sĩ, dược sĩ và chuyên khoa Theo dự thảo, sẽ công nhận trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ Quốc gia Việt Nam đối với các loại văn bằng sau: 1- Bằng bác sĩ, dược sĩ được cấp cho người học đã hoàn thành chương trình đào tạo đạt chuẩn chương trình đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2- Bằng chuyên khoa: Điều dưỡng chuyên khoa; hộ sinh chuyên khoa; kỹ thuật y chuyên khoa; dinh dưỡng lâm sàng chuyên khoa; tâm lý lâm sàng chuyên khoa; cấp cứu ngoại viện chuyên khoa. Cũng theo dự thảo, sẽ công nhận trình độ tương đương bậc 8 theo Khung trình độ Quốc gia Việt Nam đối với văn bằng bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ chuyên khoa. Học phí, học bổng đào tạo chuyên sâu đặc thù Theo dự thảo, học phí của đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa áp dụng mức thu học phí theo quy định của pháp luật đối với việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và các quy định sau đây: Mức trần học phí đối với học viên các khóa đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa của các cơ sở giáo dục đại học công lập được xác định bằng mức trần học phí đào tạo đại học quy định tại Khoản 2, Điều 11 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP nhân hệ số 1,5 đối với đào tạo điều dưỡng chuyên khoa, hộ sinh chuyên khoa, kỹ thuật y chuyên khoa, dinh dưỡng lâm sàng chuyên khoa, tâm lý lâm sàng chuyên khoa, cấp cứu ngoại viện chuyên khoa, nhân hệ số 2,5 đối với đào tạo bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ chuyên khoa của từng năm học theo các mức độ tự chủ. Mức học phí đào tạo hình thức vừa làm vừa học được xác định trên cơ sở chi phí hợp lý thực tế với mức thu không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo chính quy tương ứng. Cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí đối với học viên các khóa đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý, có trách nhiệm công khai, giải trình với người học và xã hội về mức thu học phí; thuyết minh lộ trình và tỷ lệ tăng học phí các năm tiếp theo, trong đó việc tăng học phí của năm sau phải bảo đảm không vượt quá 15% so với năm liền trước. Dự thảo nêu rõ, học phí đối với người học các chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 105 Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 9/01/2023. Học viên là người nước ngoài tham gia các khóa đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa nộp học phí theo mức thu do cơ sở đào tạo quy định hoặc theo hiệp định, thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài. Cơ sở sử dụng nhân lực y tế căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị để quyết định chi trả hoặc hỗ trợ học phí đối với người được tuyển dụng và trúng tuyển vào học chương trình đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa. Theo dự thảo, học phí đối với đào tạo để cấp chứng chỉ chuyên khoa cơ bản và chứng chỉ chuyên khoa sâu do Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định mức thu trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ theo chi phí đào tạo thực tế của khóa học, bảo đảm tính công khai, minh bạch và giải trình với người học, xã hội. Học bổng, thù lao, bồi dưỡng cho người học chuyên khoa Dự thảo nêu rõ, học bổng cho người học chuyên khoa được cơ sở đào tạo cấp từ nguồn thu hợp pháp theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Học bổng đối với người học các ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 105 Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 9/01/2023. Người học chuyên khoa được cơ sở thực hành chi trả thù lao, bồi dưỡng từ các nguồn thu hợp pháp theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Hình thức đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu trong đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa Dự thảo nêu rõ, hình thức đào tạo: Chính quy hoặc vừa làm vừa học. Khối lượng học tập tối thiểu trong đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa được đề xuất như sau: - Đào tạo bác sĩ chuyên khoa: Người đã có bằng bác sĩ, hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa, có khối lượng học tập tối thiểu 90 tín chỉ tương đương với ít nhất 03 năm học và đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra tương đương bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam. - Đào tạo dược sĩ chuyên khoa: Người đã có bằng dược sĩ, hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa, có khối lượng học tập tối thiểu 90 tín chỉ tương đương với ít nhất 03 năm học và đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra tương đương bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Đào tạo điều dưỡng chuyên khoa, hộ sinh chuyên khoa, kỹ thuật y chuyên khoa, dinh dưỡng lâm sàng chuyên khoa, tâm lý lâm sàng chuyên khoa, cấp cứu ngoại viện chuyên khoa: Người đã có bằng cử nhân trình độ đại học của ngành học tương ứng, hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa, có khối lượng học tập tối thiểu 60 tín chỉ tương đương với ít nhất 02 năm học và đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa Theo dự thảo, chương trình đào tạo do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành hoặc sử dụng chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo khác đã được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đào tạo hoặc đã được kiểm định còn hiệu lực khi được cơ sở đó đồng ý bằng văn bản và phải đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo chuyên khoa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trong thời gian học chương trình đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa, học viên hoàn thành thời gian, nội dung thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Nguyên tắc công nhận liên thông kết quả học tập đã tích luỹ trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa Theo dự thảo, kết quả học tập của người học đã tích lũy trong chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ngành tương ứng với ngành trúng tuyển đào tạo chuyên khoa của người học được cơ sở đào tạo xét công nhận, chuyển đổi sang khối lượng học tập của các môn học, học phần, mô đun của chương trình đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa mà người học theo học. Cơ sở đào tạo xét công nhận, chuyển đổi khối lượng học tập trên cơ sở đối sánh chuẩn đầu ra, nội dung và khối lượng học tập, cách thức và kết quả đánh giá môn học, học phần, mô đun trong chương trình đào tạo, hình thức tổ chức thực hiện chương trình và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, theo các cấp độ sau: 1- Công nhận, chuyển đổi theo từng môn học, học phần, mô đun; 2- Công nhận, chuyển đổi theo từng nhóm môn học, học phần, mô đun. Dự thảo nêu rõ, một môn học, học phần, mô đun hoặc nhóm môn học, học phần, mô đun trong chương trình đào tạo được xem xét công nhận khi đảm bảo khối lượng học tập của môn học, học phần, mô đun hoặc nhóm môn học, học phần, mô đun trong chương trình đào tạo của người học đã tích lũy phải bằng hoặc lớn hơn so với khối lượng học tập của môn học, học phần, mô đun hoặc nhóm môn học, học phần, mô đun trong chương trình đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa. Thủ trưởng cơ sở đào tạo xét công nhận liên thông kết quả học tập đã tích luỹ trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa."," Dự thảo Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực sức khỏe được Bộ Y tế đang dự thảo. Dự thảo nêu rõ, đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực sức khỏe bao gồm đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa, đào tạo để cấp chứng chỉ chuyên khoa cơ bản và đào tạo để cấp chứng chỉ chuyên khoa sâu liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong lĩnh vực sức khỏe. Dự thảo cũng nêu rõ hình thức đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu trong đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa, yêu cầu đối với chương trình đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa, nguyên tắc công nhận liên thông kết quả học tập đã tích luỹ trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa. Dự thảo cũng nêu rõ học phí, học bổng đào tạo chuyên sâu đặc thù, hình thức đà" 364,"Phát Đạt kỳ vọng doanh thu tăng gần 5 lần. Doanh nghiệp bất động sản này đặt mục tiêu doanh thu 2.982 tỷ đồng và lãi sau thuế 880 tỷ đồng, lần lượt tăng 383% và 29% so với cùng kỳ năm trước.Doanh nghiệp bất động sản này đặt mục tiêu doanh thu 2.982 tỷ đồng và lãi sau thuế 880 tỷ đồng, lần lượt tăng 383% và 29% so với cùng kỳ năm trước.CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: PDR) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, dự kiến tổ chức vào ngày 26/4. Doanh nghiệp bất động sản này cho biết sẽ trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2024 với mục tiêu thu về 2.982 tỷ đồng doanh thu và 880 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 383% và 29% so với cùng kỳ năm trước. Nếu đạt được kế hoạch này, đây sẽ là mức doanh thu và lãi ròng cao nhất trong 3 năm. Với mức lãi ròng này, Phát Đạt dự định dùng 92% để trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu, 3% trích vào quỹ đầu tư, phát triển và 3% trích vào quỹ khen thưởng, phúc lợi.Tại ngày 31/12/2023, Phát Đạt đang có hơn 1.800 tỷ đồng lợi nhuận lũy kế chưa phân phối. Doanh nghiệp dự định dùng hơn 1.300 tỷ đồng làm nguồn vốn phát hành gần 131 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông theo tỷ lệ 15%, tương đương cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu nhận thêm 15 cổ phiếu mới. Thời gian chi trả dự kiến trong năm nay. Ngoài ra, Phát Đạt còn phát hành 34,1 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng để hoán đổi khoản nợ vay 30 triệu USD tại ACA Vietnam Real Estate III LP. Hợp đồng vay chuyển đổi này được ký ngày 14/3/2022, thời hạn vay 3 năm, lãi suất cố định 8%/năm. Mục đích vay nhằm tài trợ dự án Khu thương mại - dịch vụ, căn hộ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng và khách sạn 5 sao cao cấp tại thị trấn Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu). Đồng thời, Phát Đạt cũng sẽ phát hành tối thiểu 14,6 triệu cổ phiếu ESOP với giá 12.000 đồng/cổ phiếu cho cán bộ nhân viên. Cổ phiếu ESOP bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm từ thời điểm phát hành. Trong báo cáo thường niên 2023 được công bố cách đây không lâu, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt cho biết trong năm nay doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung duy nhất vào mảng bất động sản. Theo đó, các dự án ưu tiên phát triển sẽ phù hợp với nhu cầu thực. Lãnh đạo nhà phát triển bất động sản này cho biết đang chuẩn bị đưa ra thị trường 4-6 dự án lớn với tổng giá trị doanh thu dự kiến lên đến 40.000 tỷ đồng. Trong đó, 4 dự án trọng điểm dự kiến được tung ra thị trường trong năm nay là Thuận An 1 và 2 tại Bình Dương, Poulo Condor tại Côn Đảo, Cadia Quy Nhơn và Bắc Hà Thanh tại Bình Định. Theo kế hoạch, trong nửa đầu năm 2024, doanh nghiệp sẽ tập trung hoàn thiện sản phẩm, chiến lược bán hàng cũng như chuẩn bị chu đáo các giải pháp tài chính, nguồn lực và điều kiện để đảm bảo đáp ứng tốc độ triển khai dự án. Nửa cuối năm, Phát Đạt sẽ đẩy mạnh kế hoạch kinh doanh - bán hàng."," Phát Đạt, một doanh nghiệp bất động sản, đặt mục tiêu doanh thu 2.982 tỷ đồng và lãi sau thuế 880 tỷ đồng, tăng 383% và 29% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp dự định dùng 92% lãi ròng để trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu, 3% trích vào quỹ đầu tư, phát triển và 3% trích vào quỹ khen thưởng, phúc lợi. Phát Đạt cũng sẽ phát hành 34,1 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng để hoán đổi khoản nợ vay 30 triệu USD tại ACA Vietnam Real Estate III LP. Mục đích vay nhằm tài trợ dự án Khu thương mại - dịch vụ, căn hộ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng và khách sạn 5 sao cao cấp tại thị trấn Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu). Phát Đạt cũng sẽ phát hành tối thiểu 14,6 triệu cổ phiếu ESOP với giá 12.000 đồng/cổ phiếu cho cán bộ nhân viên. Trong năm nay, doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung duy nhất vào mả" 365,"Sự nhộn nhịp tại The Global City - trung tâm mới của TP HCM. “Thật không ngờ The Global City có thể xây dựng và hoàn thiện nhanh như thế, thay đổi và nhộn nhịp đến không ngờ. Dãy nhà phố thương mại SOHO ngoài thực tế còn đẹp và hiện đại hơn cả trên bản vẽ”, đó chính là nhận xét của hầu hết những khách hàng đến tham quan, hay từ những chủ sở hữu nhà phố SOHO khi quay lại The Global City nhận bàn giao nhà trong thời gian qua. Khu nhà phố thương mại SOHO ngày càng nhộn nhịp Liên tục trong thời gian qua, những căn nhà phố SOHO đã lần lượt được trao chìa khóa đến những vị chủ nhân, sẵn sàng cho nhu cầu an cư và kinh doanh trong thời gian sớm nhất. SOHO là phân khu đầu tiên được hoàn thiện và bàn giao tại dự án The Global City. Mang tiềm năng thương mại đặc biệt lớn khi tọa lạc tại vị trí trung tâm sôi động nhất của toàn khu đô thị, kết nối trực tiếp đến các chuỗi tiện ích đặc quyền và được bao quanh bởi mảng xanh rộng lớn. Khu nhà phố 5 tầng với số lượng giới hạn chính là một điểm sáng đầu tư trong tầm ngắm của nhiều khách hàng ngay khi vừa được công bố. Do đó, đến khi thực sự được cầm trong tay chìa khóa căn nhà, nhiều khách hàng cảm thấy rất hài lòng với quyết định đầu tư của mình.Chị Lưu Thị Thuý Hằng - chủ nhân của một trong những căn nhà phố SOHO đầu tiên, chia sẻ: “Ngôi nhà mình nhận thực tế đẹp hơn bản thiết kế rất nhiều. Trước đây, chọn mua SOHO là vì nhìn thấy tiềm năng sinh lời, hiện tại khi căn nhà phố thương mại của mình thành hình, mình tự tin vị trí này ngay tại khu đô thị The Global City sẽ mang đến cơ hội lớn để phát triển mảng F&B”. Hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng đã đổ bộ vào SOHO, tất bật lắp đặt nội thất, trang trí và chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh, đa dạng các lĩnh vực bao gồm F&B, giáo dục, giải trí, dịch vụ…Sôi động với các sự kiện, hoạt động vui chơi giải trí thu hút hàng triệu lượt khách Được định vị để trở thành trung tâm mới sôi động của thành phố Hồ Chí Minh, Masterise Homes đã liên tục đầu tư và hợp tác với các đối tác tên tuổi tổ chức các sự kiện lớn với quy mô quốc tế. Trong đó, kênh đào nhạc nước và Sales Gallery kiêm lifestyle hub được đầu tư quy mô đã trở thành điểm đến hàng đầu của các sự kiện, lễ hội đình đám như Lễ hội nhạc nước, Elle Fashion Show, Luxury Countdown Party... thu hút hơn 1 triệu lượt khách trong năm 2023. Cuối tháng 3 vừa qua, tổ hợp giải trí – thể thao hàng đầu thành phố Hồ Chí Minh mang tên City Park cũng đã được chính thức khai trương tại The Global City, đón hàng nghìn lượt khách đến vui trơi, giải nghiệm các trò chơi đa dạng.Các hoạt động, sự kiện đa dạng và sôi động không chỉ đáp ứng nhu cầu cư dân nội khu mà còn thu hút doanh nhân đến đầu tư, kinh doanh, đông đảo người dân đến giải trí, mua sắm, du khách quốc tế đến tham quan vui chơi tại đây trong những dịp lễ và cuối tuần. Giá trị kép từ tiện ích nội khu cùng hạ tầng xung quanh Sở hữu vị trí kim cương với 3 mặt tiền chính bao gồm Đỗ Xuân Hợp, Liên Phường, cao tốc Long Thành – Dầu Giây dễ dàng liên kết với các cơ sở kinh tế trọng điểm của TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận chính là điều khiến khách hàng đặc biệt yêu thích và nhanh chóng lựa chọn đầu tư tại The Global City. Khi các công trình hạ tầng trọng điểm như cầu Nam Lý, nút giao An Phú, đường Liên Phường … được hoàn thành trong thời gian tới, sẽ càng gia tăng tính kết nối, giá trị và tiềm năng thương mại cho The Global City vốn đã có nhiều lợi thế. Hiện tại đường Liên Phường đã hoàn thiện đoạn nằm trong khuôn viên dự án The Global City, trong tương lai gần sẽ được tiếp tục xây dựng để liên thông ra trục chính, rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm mới đến Thảo Điền chỉ còn 5 phútThe Global City được tích hợp nhiều tiện ích từ vui chơi giải trí cho đến nhu cầu sinh sống như công viên cây xanh, trung tâm thương mại, trường học quốc tế, bệnh viện quốc tế.Theo chị Liên, cư dân sở hữu căn SOHO tại vị trí liền kề khu nhạc nước, tin tưởng The Global City sẽ thu hút nhiều khách hàng đến vui chơi, gia tăng tiềm năng thương mại và giá trị bất động sản: “Mình cảm thấy rất vui khi sở hữu nhà phố SOHO, mình tin rằng trong tương lai gần dự án The Global City sẽ kết nối với các khu công nghệ cao, gần đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, tất cả hình thành thì đường xá tiện lợi ai ai cũng sẽ lui tới, kinh doanh cũng thuận lợi.” Tìm hiểu thêm thông tin về Trung tâm mới The Global City tại đây"," The Global City, một trung tâm mới của TP. Hồ Chí Minh, đang trở nên nhộn nhịp và được đánh giá cao về tốc độ xây dựng và hoàn thiện. Dãy nhà phố thương mại SOHO đang trở thành một điểm sáng đầu tư, với tiềm năng thương mại lớn và vị trí tại trung tâm sôi động của khu đô thị. Nhiều thương hiệu nổi tiếng đã đổ bộ vào SOHO, với các lĩnh vực đa dạng bao gồm F&B, giáo dục, giải trí, dịch vụ... The Global City cũng đang trở thành trung tâm mới sôi động của thành phố, với các sự kiện, hoạt động vui chơi giải trí thu hút hàng triệu lượt khách. Vị trí kim cương của The Global City, với 3 mặt tiền chính bao gồm Đỗ Xuân Hợp, Liên Phường, cao tốc Long Thành - Dầu Giây, giúp kết nối với các cơ sở kinh tế trọng điểm của TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. The Global City cũng được tích hợp nhiều tiện ích từ vui chơi giải trí cho đến nhu cầ" 366,"Clip: Nhiều cá thể trăn “khủng”, quý hiếm lạc vào nhà dân ở TT-Huế. Người dân ở Thừa Thiên-Huế liên tiếp phát hiện hai cá thể trăn quý hiếm, có trọng lượng “khủng” bỏ vào vườn nhà. Ngày 8/4, thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên-Huế, Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông vừa tiếp nhận một cá thể trăn gấm từ người dân trên địa bàn.Người bàn giao cá thể trăn này là ông Hứa Thạnh, trú ở xã Hương Lộc, huyện Nam Đông. Ông Thạnh nói với lực lượng kiểm lâm, con trăn gấm này tự bò vào nhà thờ của gia đình ông tại Tổ dân phố 4, thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông và được ông phát hiện, giữ lại. Cá thể trăn này có trọng lượng 18kg, tình trạng sức khỏe tốt. Trăn gấm thuộc Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB, được quy định tại Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Trước đó, vào ngày 1/4, Hạt Kiểm lâm TP.Huế cũng tiếp nhận từ ông Hà Văn Đới, trú ở phường Vĩ Dạ, TP.Huế một cá thể trăn đất có trọng lượng: 85 kg, dài khoảng 5,2m, tình trạng sức khỏe tốt.Theo Hạt Kiểm lâm TP.Huế, cá thể trăn đất này thuộc nhóm IIB quy định tại Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Do cá thể trăn tiếp nhận có trọng lượng quá lớn và rất dài nên Hạt Kiểm lâm TP.Huế phải huy động lực lượng lên đến 5 người cùng với chủ nhà mới có thể đưa cá thể trăn này vào lồng.Thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên-Huế, hiện các đơn vị kiểm lâm đang hoàn tất các thủ tục theo quy định để thả 2 cá thể trăn nói trên về môi trường tự nhiên trong thời gian sớm nhất."," Ngày 8/4, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên-Huế tiếp nhận một cá thể trăn gấm từ người dân trên địa bàn. Con trăn gấm này có trọng lượng 18kg và tình trạng sức khỏe tốt. Trăn gấm thuộc Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB, được quy định tại Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Trước đó, vào ngày 1/4, Hạt Kiểm lâm TP.Huế cũng tiếp nhận từ ông Hà Văn Đới một cá thể trăn đất có trọng lượng: 85 kg, dài khoảng 5,2m, tình trạng sức khỏe tốt. Cá thể trăn đất này thuộc nhóm IIB quy định tại Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính" 367,"Nhiều địa phương bị ảnh hưởng của hạn, mặn Theo Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cao điểm xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô 2023-2024 đã qua, tuy nhiên tuần này xâm nhập mặn vẫn tăng theo kỳ triều đầu tháng 3 âm lịch. Trong tháng 4, xâm nhập mặn vẫn còn ở mức cao, có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt. Ở vùng các cửa sông Cửu Long, ranh mặn 4g/l có khả năng xâm nhập từ 50-62 km (tùy từng cửa sông). Xâm nhập mặn ảnh hưởng việc lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển 50-60 km trong các kỳ triều cường. Cục Thủy lợi nhận định, xâm nhập mặn tiếp tục ảnh hưởng khoảng 43.300 ha vùng chuyên canh cây ăn trái và khoảng 20.500 ha lúa, đây là diện tích vụ đông xuân muộn (vụ 3) được sản xuất ngoài kế hoạch, thuộc vùng khuyến cáo không xuống giống sau ngày 31/12/2023, cần phải tăng cường các giải pháp cấp nước tưới cho các khu vực này. Tại Đông Nam Bộ, hiện tại khu vực này đang trong giai đoạn cao điểm mùa khô, dự báo dung tích trữ trung bình các hồ chứa đến cuối tháng 4 đạt khoảng 48% dung tích thiết kế. Với lượng nước trữ của các hồ chứa hiện tại bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân 2023-2024. Tuy nhiên, với dự báo thời tiết nắng nóng và tình trạng khô hạn còn tiếp diễn, trong khu vực sẽ có nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước ở thời gian cuối mùa khô với tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng khoảng 8.000-11.000 ha (gồm Bình Phước từ 6.000-8.000 ha, Đồng Nai từ 1.000-2.000 ha, Bà Rịa-Vũng Tàu khoảng 1.000 ha). Theo Cục Thủy lợi, nhìn chung, tình trạng hạn hán, thiếu nước ở khu vực năm 2024 ở mức “hạn nhẹ”, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp không lớn, thời điểm bị ảnh hưởng cao nhất vào cuối mùa khô (tháng 4), đối tượng bị ảnh hưởng chủ yếu là cây trồng lâu năm nằm ngoài vùng công trình thủy lợi phụ trách tưới."," Tóm tắt: - Xâm nhập mặn tiếp tục tăng theo kỳ triều đầu tháng 3 âm lịch, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt ở Đồng bằng sông Cửu Long. - Xâm nhập mặn ảnh hưởng việc lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển 50-60 km trong các kỳ triều cường. - Xâm nhập mặn tiếp tục ảnh hưởng khoảng 43.300 ha vùng chuyên canh cây ăn trái và khoảng 20.500 ha lúa, cần tăng cường các giải pháp cấp nước tưới cho các khu vực này. - Đông Nam Bộ đang trong giai đoạn cao điểm mùa khô, dự báo dung tích trữ trung bình các hồ chứa đến cuối tháng 4 đạt khoảng 48% dung tích thiết kế. - Với dự báo thời tiết nắng nóng và tình trạng khô hạn còn tiếp diễn, trong khu vực sẽ có nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước ở thời gian cuối mùa khô với tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng khoảng 8.000-11" 368,"Thái Nguyên ra mắt mô hình “Tuyến phố văn minh không rác”. Mô hình ""Tuyến phố văn minh không rác"" được triển khai tại huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên). Theo kế hoạch, sau thời gian ra mắt tại các tổ dân phố thuộc huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên), mô hình điểm này sẽ được nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.Ban quản lý Môi trường và Đô thị, Hội LHPN huyện Phú Lương (Thái Nguyên) vừa phối hợp ra mắt mô hình điểm ""Tuyến phố văn minh không rác"". Mô hình được thực hiện tại 2 tổ dân phố Dương Tự Minh (thị trấn Đu) và tổ dân phố Giang Khánh (thị trấn Giang Tiên), bước đầu được thực hiện bằng việc tặng thùng đựng rác cho các hộ dân do Hội LHPN huyện Phú Lương phối hợp với Ban Quản lý đô thị và vệ sinh môi trường huyện thực hiện. Theo đó, các thùng rác sẽ được đặt ở những vị trí phù hợp, phục vụ thu gom rác thải. Bằng hình thức tự quản, các hộ gia đình sẽ phụ trách giữ gìn, vệ sinh thùng rác chung. Các thành viên tham gia vận động nhân dân thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt đúng quy định và giữ gìn vệ sinh theo quy chế hoạt động của mô hình. Phát biểu tại buổi ra mắt mô hình, Bí thư Huyện ủy huyện Phú Lương Nguyễn Quốc Hữu đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của Ban môi trường và đô thị, Hội LHPN các cấp trong toàn huyện Phú Lương trong công tác bảo vệ môi trường, chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Để mô hình phát huy hiệu quả, đồng chí Bí thư đề nghị địa phương, Hội LHPN các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt việc phân loại rác thải tại nguồn, hạn chế sử dụng túi nilon, nâng cao chất lượng môi trường sống và cảnh quan đô thị. Mô hình ""Tuyến phố văn minh không rác"" sẽ tiếp tục được nhân rộng trên địa bàn. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường sống, xây dựng khu phố sạch đẹp, văn minh, góp phần xây dựng huyện Phú Lương trở thành huyện nông thôn mới, các thị trấn đạt đô thị văn minh. "," Mô hình ""Tuyến phố văn minh không rác"" đã được triển khai tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Mô hình này sẽ được nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh sau khi được triển khai tại các tổ dân phố thuộc huyện Phú Lương. Ban quản lý Môi trường và Đô thị, Hội LHPN huyện Phú Lương đã phối hợp ra mắt mô hình điểm ""Tuyến phố văn minh không rác"" tại 2 tổ dân phố Dương Tự Minh và tổ dân phố Giang Khánh. Các thùng rác sẽ được đặt ở những vị trí phù hợp, phục vụ thu gom rác thải. Các hộ gia đình sẽ phụ trách giữ gìn, vệ sinh thùng rác chung. Các thành viên tham gia vận động nhân dân thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt đúng quy định và giữ gìn vệ sinh theo quy chế hoạt động của mô hình. Bí thư Huyện ủy huyện Phú Lương Nguyễn Quốc Hữu đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của Ban môi trường và đô thị, Hội LHPN các" 369,"Ban quản lý Môi trường và Đô thị, Hội LHPN huyện Phú Lương (Thái Nguyên) vừa phối hợp ra mắt mô hình điểm ""Tuyến phố văn minh không rác"". Mô hình được thực hiện tại 2 tổ dân phố Dương Tự Minh (thị trấn Đu) và tổ dân phố Giang Khánh (thị trấn Giang Tiên), bước đầu được thực hiện bằng việc tặng thùng đựng rác cho các hộ dân do Hội LHPN huyện Phú Lương phối hợp với Ban Quản lý đô thị và vệ sinh môi trường huyện thực hiện. Theo đó, các thùng rác sẽ được đặt ở những vị trí phù hợp, phục vụ thu gom rác thải. Bằng hình thức tự quản, các hộ gia đình sẽ phụ trách giữ gìn, vệ sinh thùng rác chung. Các thành viên tham gia vận động nhân dân thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt đúng quy định và giữ gìn vệ sinh theo quy chế hoạt động của mô hình. Phát biểu tại buổi ra mắt mô hình, Bí thư Huyện ủy huyện Phú Lương Nguyễn Quốc Hữu đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của Ban môi trường và đô thị, Hội LHPN các cấp trong toàn huyện Phú Lương trong công tác bảo vệ môi trường, chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Để mô hình phát huy hiệu quả, đồng chí Bí thư đề nghị địa phương, Hội LHPN các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt việc phân loại rác thải tại nguồn, hạn chế sử dụng túi nilon, nâng cao chất lượng môi trường sống và cảnh quan đô thị. Mô hình ""Tuyến phố văn minh không rác"" sẽ tiếp tục được nhân rộng trên địa bàn. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường sống, xây dựng khu phố sạch đẹp, văn minh, góp phần xây dựng huyện Phú Lương trở thành huyện nông thôn mới, các thị trấn đạt đô thị văn minh. Vichai Viratkapan, Quyền tổng giám đốc REIC dự báo số lượng và giá trị chuyển nhượng nhà ở trên toàn quốc năm nay sẽ tăng lần lượt 1,8% và 3,9% lên 373.360 căn, trị giá 1.090 tỷ baht (29,7 tỷ USD). Dự báo này dựa trên giả định lạm phát từ 1-2% và lãi suất trung bình của 6 ngân hàng lớn là 6,8-7%. ""Nếu tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến, 2024 sẽ là năm thứ hai liên tiếp lượng chuyển nhượng nhà ở giảm cả về số lượng và giá trị"", ông nói. Theo công ty công nghệ địa ốc PropertyGuru (Singapore), lĩnh vực bất động sản đóng góp khoảng 10% vào GDP Thái Lan. Do đó, những chậm trễ này trên thị trường có thể cản trở sự phục hồi sau đại dịch của đất nước. Đáng chú ý, người mua nước ngoài, chủ yếu đến từ Trung Quốc và Nga, đang có tầm nhìn dài hạn và xem xét các yếu tố như lãi suất và các chính sách ưu đãi trong quyết định đầu tư của họ. Thủ tướng Srettha Thavisin hôm 8/4 nhắc lại rằng nền kinh tế cần các biện pháp kích thích lớn. Ông dự báo tốc độ tăng trưởng có thể dưới 1% trong quý I/2024, sau mức tăng trưởng 1,7% vào quý IV/2023. "," Ban quản lý Môi trường và Đô thị, Hội LHPN huyện Phú Lương (Thái Nguyên) vừa phối hợp ra mắt mô hình điểm ""Tuyến phố văn minh không rác"". Mô hình được thực hiện tại 2 tổ dân phố Dương Tự Minh (thị trấn Đu) và tổ dân phố Giang Khánh (thị trấn Giang Tiên), bước đầu được thực hiện bằng việc tặng thùng đựng rác cho các hộ dân. Các thùng rác sẽ được đặt ở những vị trí phù hợp, phục vụ thu gom rác thải. Bằng hình thức tự quản, các hộ gia đình sẽ phụ trách giữ gìn, vệ sinh thùng rác chung. Các thành viên tham gia vận động nhân dân thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt đúng quy định và giữ gìn vệ sinh theo quy chế hoạt động của mô hình. Phát biểu tại buổi ra mắt mô hình, Bí thư Huyện ủy huyện Phú Lương Nguyễn Quốc Hữu đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của Ban môi trường và đô thị, Hội LHPN các cấp trong toàn huyệ" 370,"Quảng Ninh tổ chức Carnaval Hạ Long 2024 trên biển lần đầu tiên tại Việt Nam. GDVN - Quảng Ninh sẽ tổ chức nhiều chương trình mới lạ dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, trong đó Carnaval Hạ Long năm 2024 được tổ chức trên biển lần đầu tiên tại Việt Nam.Ngày 8/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp báo thường kỳ quý 1, thông tin về những hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 và sự kiện Carnaval Hạ Long 2024 sắp diễn ra. Carnaval trên biển đầu tiên tại Việt Nam Theo đó, chương trình Carnaval Hạ Long 2024 do Uỷ ban nhân dân thành phố Hạ Long chủ trì tổ chức, với sự phối hợp của các sở, ban, ngành, sự ủng hộ của các tập đoàn, doanh nghiệp dịch vụ, du lịch sẽ được tổ chức từ 20h10 ngày 28/4 tại bãi tắm Công viên Đại Dương (đường Võ Nguyễn Giáp, phường Bãi Cháy, Hạ Long) và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1. Với chủ đề “Bừng sáng Kỳ quan”, kịch bản chương trình được xây dựng và lấy cảm hứng từ 6 giá trị cốt lõi trong hệ giá trị của tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, tập trung vào giá trị thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa đặc sắc, kinh tế phát triển, nhấn mạnh kinh tế biển và đặc biệt là giá trị của nhân dân hạnh phúc. Chương trình nhằm tôn vinh giá trị vùng đất, xây dựng một vũ hội hóa trang có dấu ấn, mang màu sắc riêng, đậm tính bản địa, lấy người dân làm cốt lõi; đồng thời gửi đến nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế thông điệp về kỳ quan, di sản, con người của vùng đất Hạ Long - Quảng Ninh.Kết cấu chương trình chia làm 5 màn: Màn 1 là “Huyền sử Hạ Long”, màn 2 là “Làng chài”, màn 3 là “Thương cảng”, màn 4 là “Vũ điệu Di sản Carnaval Hạ Long”, màn 5 là “Bừng sáng cùng kì quan”. Tham gia chương trình có sự góp mặt của hàng nghìn diễn viên chuyên và không chuyên và các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng như: Tùng Dương, Đông Hùng, Tô Minh Thắng, Ngọc Anh, nhóm Dòng Thời gian; DJ Xeko-T và MC KNight. Đặc biệt là chương trình sẽ có những nét mới hấp dẫn như: Xây dựng vở diễn nghệ thuật thực cảnh và Carnaval trên biển đầu tiên tại Việt Nam; quy tụ ê kíp sáng tạo, nghệ sĩ, nghệ nhân hàng đầu tại Việt Nam; sự góp mặt của các đoàn khách quốc tế đến từ Hokkaido (Nhật Bản), Quảng Tây (Trung Quốc), Lào, Thái Lan và nhóm nhảy châu Âu. Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long cho biết: Carnaval Hạ Long 2024 là một chương trình Carnaval có hình thức mới lạ, biểu diễn, diễu hành trên biển, trên bờ cát Vịnh Hạ Long với các yếu tố nghệ thuật nhạc kịch, kết hợp hài hòa giữa lịch sử, văn hóa để làm nổi bật lên Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long về đêm, khẳng định giá trị ngoại hạng của Vịnh Hạ Long. Chương trình cũng sẽ có sân khấu biểu diễn kết hợp giữa trên bờ và trên biển với hàng trăm phương tiện tàu, thuyền huy động để tham gia biểu diễn trong chương trình; áp dụng công nghệ hiện đại tối tân nhất hiện nay như: Drone light (máy bay không người lái xếp hình), pháo hoa, mapping… Chiếc chả mực to nhất Việt Nam Cũng trong dịp lễ 30/4-1/5, thành Hạ Long sẽ tổ chức 11 hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch. Đặc biệt là Lễ hội Bia và Chả mực sẽ được tổ chức trong 5 ngày từ 27/4-1/5 tại Khu phố cổ Công viên Đại Dương, giáp đường Hạ Long (phường Bãi Cháy), trong đó sẽ xác lập kỷ lục “Chả mực to kỷ lục Việt Nam”, dự kiến từ 14 – 17 giờ. Một số hoạt động khác đáng chú ý như: Khai trương phố đi bộ, ẩm thực phường Bãi Cháy vào ngày 20/4 tại Khu phố cổ Công viên Đại Dương; Liên hoan lân, sư, rồng từ ngày 27/4-1/5 tại Khu phố cổ Công viên Đại Dương; lễ hội Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn từ ngày 30/4-1/5 tại Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn và khu vực phường Hồng Gai, Bạch Đằng… Đến thời điểm hiện tại, Uỷ ban nhân dân thành phố Hạ Long đã ban hành kế hoạch, xây dựng, phê duyệt nội dung kịch bản và khẩn trương chuẩn bị cơ sở vật chất, tổ chức luyện tập, đảm bảo đúng tiến độ đề ra đối với các sự kiện, hoạt động trên địa bàn dịp Lễ 30/4 - 1/5/2024, nhất là với Chương trình Carnaval Hạ Long 2024. Công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, chỉnh trang đô thị, quản lý môi trường kinh doanh du lịch đang được thành phố và các sở, ban, ngành tích cực triển khai thực hiện. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về nội dung và hình thức tổ chức, chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2024 của thành phố Hạ Long hứa hẹn sẽ tạo ra sức hấp dẫn đặc biệt đối với nhân dân và du khách, khởi đầu cho mùa du lịch hè 2024 ""bùng nổ"" tại thành phố Hạ Long."," Quảng Ninh sẽ tổ chức Carnaval Hạ Long 2024 trên biển lần đầu tiên tại Việt Nam, với chủ đề ""Bừng sáng Kỳ quan"". Chương trình sẽ được tổ chức từ 20h10 ngày 28/4 tại bãi tắm Công viên Đại Dương và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1. Chương trình sẽ có sự góp mặt của hàng nghìn diễn viên chuyên và không chuyên, các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng như Tùng Dương, Đông Hùng, Tô Minh Thắng, Ngọc Anh, nhóm Dòng Thời gian; DJ Xeko-T và MC KNight. Chương trình sẽ có những nét mới hấp dẫn như: Xây dựng vở diễn nghệ thuật thực cảnh và Carnaval trên biển đầu tiên tại Việt Nam; quy tụ ê kíp sáng tạo, nghệ sĩ, nghệ nhân hàng đầu tại Việt Nam; sự góp mặt của các đoàn khách quốc tế đến từ Hokkaido (Nhật Bản), Quảng Tây (Trung Quốc), Lào, Thái Lan và nhóm nhảy châu Âu. Carnaval Hạ Long 2024 là một chương trình Carnaval có hình thức mới lạ, biểu diễ" 371,"6 dự án NƠXH tại Bắc Ninh đủ điều kiện vay vốn ưu đãi. Tỉnh Bắc Ninh hiện có 6 dự án NƠXH đảm bảo điều kiện, tiêu chí, có nhu cầu vay vốn ưu đãi theo chương trình hỗ trợ tại Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ. UBND tỉnh Bắc Ninh vừa công bố công khai danh mục dự án xây dựng NƠXH đảm bảo điều kiện, tiêu chí, có nhu cầu vay vốn trên địa bàn tỉnh để các ngân hàng có cơ sở áp dụng cho vay theo quy định. Cụ thể, toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 6 dự án NƠXH đảm bảo điều kiện, tiêu chí, có nhu cầu vay vốn ưu đãi theo chương trình hỗ trợ tại Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ. Thứ nhất, khu NƠXH, siêu thị bán lẻ hàng điện máy và đồ gia dụng, tạp hóa tại phường Phố Mới, thị xã Quế Võ. Dự án có quy mô 411 căn hộ với tổng mức đầu tư 305 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn 100 tỷ đồng. Thứ hai, Dự án đầu tư xây dựng khu NƠXH Cát Tường Smart City (xã Thụy Hòa và xã Yên Trung, huyện Yên Phong). Dự án được khởi công từ quý II/2021 với quy mô 1.040 căn hộ, nhu cầu vay vốn hơn 1.200 tỷ đồng. Thứ ba, Dự án đầu tư xây dựng khu NƠXH Thống Nhất Smart City (xã Thụy Hòa và xã Yên Trung, huyện Yên Phong) được khởi công từ quý II/2021. Dự án có quy mô 1.048 căn hộ, nhu cầu vay vốn gần 1.200 tỷ đồng. Thứ tư, Dự án đầu tư xây dựng khu NƠXH Thống Nhất (đường Lê Thái Tổ, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh). Dự án được khởi công từ quý II/2016 với quy mô 1.080 căn hộ, nhu cầu vay vốn gần 300 tỷ đồng.Thứ năm, Dự án đầu tư xây dựng khu NƠXH phục vụ khu công nghiệp (phường Hồ, thị xã Thuận Thành) được khởi công từ quý III/2019. Dự án có quy mô 1.396 căn hộ, nhâu cầu vay vốn 400 tỷ đồng. Thứ 6, Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở công nhân và thương mại dịch vụ KCN (xã Đông Tiến và xã Yên Trung, huyện Yên Phong). Dự án có quy mô 2.068 căn hộ, nhu cầu vay vốn 200 tỷ đồng. Số liệu thống kê của Bộ Xây dựng cho biết, tính đến tháng 3/2024, tỉnh Bắc Ninh là địa phương có số dự án NƠXH hoàn thành và số dự án NƠXH khởi công nhiều nhất cả nước với lần lượt là 10 và 15 dự án. Đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai được 54 dự án NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân lao động trong các KCN, với tổng diện tích đất khoảng 173ha. Theo Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân KCN giai đoạn 2021-2030,” từ nay đến 2030 tỉnh Bắc Ninh dự kiến phát triển hơn 70.000 căn NƠXH. Trong đó, có hơn 40.000 căn nhà ở cho công nhân. Tỉnh Bắc Ninh đã xác định được khoảng 175ha đất dành cho đầu tư xây dựng NƠXH cơ bản đáp ứng các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển được giao."," Tỉnh Bắc Ninh đang có 6 dự án NƠXH đủ điều kiện vay vốn ưu đãi theo chương trình hỗ trợ của Chính phủ. Các dự án này bao gồm khu NƠXH, siêu thị bán lẻ hàng điện máy và đồ gia dụng, tạp hóa tại phường Phố Mới, thị xã Quế Võ; Dự án đầu tư xây dựng khu NƠXH Cát Tường Smart City (xã Thụy Hòa và xã Yên Trung, huyện Yên Phong); Dự án đầu tư xây dựng khu NƠXH Thống Nhất Smart City (xã Thụy Hòa và xã Yên Trung, huyện Yên Phong); Dự án đầu tư xây dựng khu NƠXH Thống Nhất (đường Lê Thái Tổ, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh); Dự án đầu tư xây dựng khu NƠXH phục vụ khu công nghiệp (phường Hồ, thị xã Thuận Thành); và Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở công nhân và thương mại dịch vụ KCN (xã Đông Tiến và xã Yên Trung, huyện Yên Phong). Tỉnh Bắc Ninh là địa phương có số dự án NƠXH hoàn thành và số dự án NƠXH khở" 372,"Hải Phòng: DGL Việt Nam đăng ký thực hiện dự án khu đô thị 4.883 tỷ đồng. (BĐT) - Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng vừa công bố kết quả mở hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng khu đô thị tại xã Đồng Thái và xã An Đồng, huyện An Dương. Theo đó, nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ là Công ty CP Đầu tư Thương mại DGL Việt Nam.Dự án có tổng diện tích 641.929,4 m2, tổng mức đầu tư 4.883,156 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu nhà ở thương mại, loại nhà liên kế và nhà ở biệt thự có tổng số căn là 1.537 căn (xây dựng phần thô và hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài); 1.698 căn nhà ở xã hội xây dựng dạng chung cư trên khuôn viên 2 khu đất... Thời gian hoạt động của Dự án là 50 năm. DGL Việt Nam thành lập tháng 9/2023, trụ sở tại Hà Nội, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê."," Hải Phòng: DGL Việt Nam đăng ký thực hiện dự án khu đô thị 4.883 tỷ đồng. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng vừa công bố kết quả mở hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng khu đô thị tại xã Đồng Thái và xã An Đồng, huyện An Dương. Nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ là Công ty CP Đầu tư Thương mại DGL Việt Nam. Dự án có tổng diện tích 641.929,4 m2, tổng mức đầu tư 4.883,156 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu nhà ở thương mại, loại nhà liên kế và nhà ở biệt thự có tổng số căn là 1.537 căn (xây dựng phần thô và hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài); 1.698 căn nhà ở xã hội xây dựng dạng chung cư trên khuôn viên 2 khu đất... Thời gian hoạt động của Dự án là 50 năm. DGL Việt Nam thành lập tháng 9/2023, trụ sở tại Hà Nội, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quy" 373,"Ngành du lịch đối diện thách thức về nhân lực. Đổi mới chương trình đào tạo, kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa nhà trường và doanh nghiệp để tìm lối ra cho nhân lực ngành du lịch Với những tín hiệu khởi sắc trong quý I, ngành du lịch Việt Nam kỳ vọng năm 2024 sẽ bứt phá mạnh mẽ với mục tiêu đón khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế và phục vụ khoảng 110 triệu lượt khách nội địa. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng ngành du lịch đang đối mặt với thách thức lớn là nguồn nhân lực. Đào tạo lại Số liệu của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) cho thấy tổng số nhân lực du lịch đã được đào tạo từ sơ cấp trở lên chiếm khoảng 23% tổng số nguồn nhân lực toàn ngành. Nếu tính thêm số nhân lực được đào tạo truyền nghề dưới 3 tháng thì nguồn nhân lực du lịch được đào tạo mới đạt 42%. Hiện ngành du lịch cần khoảng 485.000 lao động trong cơ sở lưu trú du lịch cho công suất trên 70%. Dự báo đến năm 2025, khối cơ sở lưu trú du lịch cần khoảng hơn 800.000 lao động, năm 2030 là hơn 1 triệu người, trung bình cần bổ sung 60.000 lao động mỗi năm. Tuy vậy, hằng năm các trường chỉ đào tạo khoảng 20.000 sinh viên (SV). Nhiều chuyên gia cho biết dịch COVID-19 đã làm đứt gãy về cung - cầu du lịch trong gần 3 năm khiến chất lượng và số lượng nhân lực du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cần thời gian để phục hồi.Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP HCM, đánh giá khó khăn nhất của ngành là tuyển dụng không được những nhân sự có thâm niên, kinh nghiệm, do phần đông những người lành nghề đã chuyển dịch sang ngành nghề khác trong giai đoạn dịch bệnh, không quay trở lại. Phần lớn lao động hiện nay đều là những SV mới ra trường, doanh nghiệp (DN) tuyển dụng phải đầu tư để đào tạo lại mới đáp ứng được công việc. Giám đốc nhân sự Công ty CP Du lịch và Tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) Trần Thị Việt Hương, cho rằng khoảng cách giữa nhu cầu DN và thực tế chất lượng đào tạo của các trường khá lớn. Tại Vietravel, 90% nhân sự mới tốt nghiệp cần phải đào tạo thêm để thích ứng với công việc. Đáng chú ý, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống và khả năng sử dụng ngoại ngữ của ứng viên còn nhiều hạn chế. Khi phỏng vấn, dù đã đưa ra các câu hỏi gợi mở nhưng nhiều bạn trẻ vẫn không thể trả lời. DN sàng lọc kỹ qua nhiều vòng mới tuyển được người. Theo ông Trần Thanh Vũ, Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch quốc tế Vinagroup (Vinagroup Travel), DN đang có nhu cầu tuyển 50 nhân sự, với mức lương khá cạnh tranh. Nhưng các vị trí cần có kinh nghiệm xử lý vấn đề tour tuyến, visa cho khách hàng rất khó tuyển. ""Đặc điểm của nhân sự ngành du lịch là tính ứng dụng linh hoạt trong thực tế công việc. Vì vậy, người lao động vừa có chuyên môn vừa có kinh nghiệm sâu mới trở thành nhân lực chất lượng cao. Nhưng thực tế thị trường lao động ngành đang rất thiếu đội ngũ nhân lực này"" - ông Vũ nói. Liên kết chặt chẽ Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, nhấn mạnh nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ, khả năng cạnh tranh và sự phát triển bền vững của ngành. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, du lịch thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Việt Nam thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.Để đạt được mục tiêu này, một trong những yếu tố quan trọng nhất cần quan tâm đầu tư là nguồn nhân lực du lịch. ""So với các nước trong khu vực, nhân lực du lịch Việt Nam còn hạn chế về kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ, kinh nghiệm, năng suất lao động và tính chuyên nghiệp"" - ông Phúc đánh giá. Hiện cả nước có khoảng 200 cơ sở đào tạo du lịch, trong đó có 62 trường đại học có khoa du lịch, 55 trường cao đẳng, 71 trường trung cấp, 4 trung tâm về dạy nghề. Theo ông Phúc, nhiều DN trong ngành phản ánh các chương trình đào tạo chưa sát với thực tế, SV ra trường vẫn khó tìm được việc làm phù hợp. Điều đó đòi hỏi việc xây dựng chương trình đào tạo phải được xem lại, các trường phải phối hợp chặt chẽ với DN để cùng đào tạo theo nhu cầu.Theo TS Đỗ Thị Thanh Hoa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (ITDR), Việt Nam còn thiếu nhân lực có tay nghề cao, kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế; nhân lực trẻ ngành du lịch bị hạn chế về ngoại ngữ và công nghệ. Năng lực lãnh đạo, quản lý, quản trị, marketing tiếp cận thị trường, công nghệ mới trong lĩnh vực du lịch cũng còn yếu. Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, ITDR đề xuất cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào đào tạo du lịch, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong phát triển du lịch. Bên cạnh đó, phải tăng cường đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng mềm cho SV ngành du lịch. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo cần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cho ngành; đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp dạy và học; tăng thời lượng thực hành, kiến tập, cọ xát với thực tế công việc nhiều hơn. ""Để có lực lượng nhân lực du lịch đạt chất lượng, việc liên kết giữa nhà trường và DN là rất cần thiết, đẩy mạnh đào tạo tại chỗ theo nhu cầu của DN. DN phải tạo điều kiện để SV thực hành, thực tập tại đơn vị, cũng như hỗ trợ đào tạo để chuẩn bị nguồn nhân lực cho đơn vị mình"" - TS Hoa đề xuất. "," Ngành du lịch đối mặt với thách thức lớn là nguồn nhân lực. Hiện tại, chỉ có khoảng 23% tổng số nguồn nhân lực toàn ngành đã được đào tạo từ sơ cấp trở lên. Ngành du lịch cần khoảng 485.000 lao động trong cơ sở lưu trú du lịch cho công suất trên 70%. Dự báo đến năm 2025, khối cơ sở lưu trú du lịch cần khoảng hơn 800.000 lao động, năm 2030 là hơn 1 triệu người, trung bình cần bổ sung 60.000 lao động mỗi năm. Tuy nhiên, hằng năm các trường chỉ đào tạo khoảng 20.000 sinh viên. Dịch COVID-19 đã làm đứt gãy về cung - cầu du lịch trong gần 3 năm khiến chất lượng và số lượng nhân lực du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cần thời gian để phục hồi. Nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ, khả năng cạnh tranh và sự phát triển bền vững của ngành. Mục tiêu phấn đấu " 374,"Bảo mẫu làm 8 tháng không hợp đồng, bị đuổi do 'khúc mắc sử dụng quạt hơi nước'. GDVN - Cô Linh là bảo mẫu đã làm việc suốt 8 tháng không có hợp đồng lao động, bị đuổi việc do bất đồng trong sử dụng quạt hơi nước.Bị đuổi việc vì mở quạt hơi nước cho các bé Cô Nguyễn Thị Thùy Linh (nhà ở Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh) vừa gửi ý kiến phản ánh tới Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam cho biết, cô vừa bị Lớp Mầm non tư thục Bé Yêu Ơi (Quận Phú Nhuận) đuổi việc với lý do mà theo cô là không hợp lý. Cô Linh cho biết: ""Vào đầu giờ chiều ngày 6/4, như thường ngày, cứ vào 14h, khi các bé trong lớp tôi làm bảo mẫu ngủ dậy, sau khi các bé sắp xếp mền gối và đi vệ sinh xong, tôi sẽ sắp xếp bàn ghế cho các bé trong lớp ra để ăn đầu giờ chiều. Vì lúc này, trong chỗ các bé ngồi ăn chỉ có một quạt treo tường (xa chỗ các bé ngồi), nên tôi mới lấy quạt hơi nước ở khu văn phòng mở lên cho các bé mát. Lúc đó, cô Bình (là Quản lý lớp mầm non tư thục này) nhìn thấy vậy mới đến nói tắt quạt hơi nước đi tốn điện. Sau đó, tôi quay trở về lớp lo cho các bé ăn một lúc rồi quay lại tranh luận với cô Bình về việc bật quạt hơi nước. Nói chuyện qua lại, cô Bình bất ngờ nói tôi bắt đầu từ 8/4/2024 không cần đi làm nữa”. Theo cô Nguyễn Thị Thùy Linh, cô làm bảo mẫu ở Lớp mầm non tư thục Bé Yêu Ơi từ tháng 8/2023, cho đến nay đã 8 tháng nhưng hoàn toàn không có hợp đồng lao động. Cô Nguyễn Thị Thùy Linh nói rằng, cô đã bị cho nghỉ việc với một lý do hoàn toàn không hợp lý, mà cũng không có bất cứ giấy tờ, văn bản nào kết luận lỗi vi phạm của cô, khiến cô không “tâm phục khẩu phục”. Quản lý Lớp Mầm non Bé Yêu Ơi nói gì? Ngày 8/4, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Trần Thị Khánh Bình – Quản lý của Lớp Mầm non tư thục Bé Yêu Ơi (Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh) xác nhận: “Chính tôi là người cho cô Linh nghỉ việc từ thứ hai (8/4), do xảy ra sự việc khúc mắc về việc sử dụng quạt hơi nước cho bé vào đầu giờ chiều ngày 6/4”. Cô Trần Thị Khánh Bình cho biết: “Vào thời điểm đó, do bé mới ngủ dậy (phòng ngủ có máy lạnh), bên ngoài phòng ngủ, chỗ ăn xế đã có quạt sẵn rồi, tôi sợ bé bị sốc nhiệt nên việc mở quạt hơi nước là không cần thiết”. Theo cô Trần Thị Khánh Bình cho hay, cô Nguyễn Thị Thùy Linh là bảo mẫu của Lớp Mầm non tư thục Bé Yêu Ơi từ tháng 8/2023 đến nay là khoảng 8 tháng, nhưng không có hợp đồng lao động làm việc, mà tất cả chỉ là thỏa thuận miệng. Cô Nguyễn Thị Thùy Linh vẫn được trả lương, thưởng hàng tháng đầy đủ. Dù vậy, cô Linh vẫn được mua bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ đúng theo quy định, còn bảo hiểm xã hội là đã có thỏa thuận từ trước với các cô là phải làm 1 năm trở lên mới được mua bảo hiểm xã hội. Đồng thời, cô Trần Thị Khánh Bình chỉ ra hàng loạt lỗi vi phạm của cô Linh trong quá trình làm việc tại lớp mầm non tư thục này, gồm: Hay đi đến chỗ làm muộn (căn cứ theo thời gian trích xuất trên camera), sử dụng điện thoại quay hình giáo viên và quản lý chưa xin phép, không chấp hành các phân công công việc của quản lý. Tất cả những điều này đều vi phạm vào nội quy làm việc của Lớp Mầm non tư thục Bé Yêu Ơi. Tuy nhiên, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đề cập đến việc nếu cô Linh vi phạm những lỗi như vậy, thì quản lý có lập biên bản gì hay không? Cô Trần Thị Khánh Bình nhấn mạnh: “Tất cả chỉ là nhắc nhở bằng miệng, do nhóm trẻ quy mô cũng nhỏ, quản lý hoàn toàn không muốn lập biên bản vi phạm.” Thế nhưng, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Nguyễn Thị Thùy Linh nói rằng, cô chưa từng được quản lý trao đổi, hay nhìn thấy bản nội quy làm việc nói trên. Được biết, Lớp Mầm non tư thục Bé Yêu Ơi được Ủy ban Nhân dân phường 5 – Quận Phú Nhuận chấp thuận cho hoạt động từ năm 2007, quy mô được nhận tối đa 60 bé từ 12 tháng đến 5 tuổi."," Cô Nguyễn Thị Thùy Linh, một bảo mẫu đã làm việc tại Lớp Mầm non tư thục Bé Yêu Ơi (Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh) trong 8 tháng không có hợp đồng lao động, đã bị đuổi việc vì một tranh cãi về việc sử dụng quạt hơi nước cho các bé. Cô Linh cho biết, cô đã bị cho nghỉ việc với một lý do hoàn toàn không hợp lý, không có bất cứ giấy tờ, văn bản nào kết luận lỗi vi phạm của cô. Cô Trần Thị Khánh Bình, Quản lý của Lớp Mầm non tư thục Bé Yêu Ơi, xác nhận rằng cô đã cho cô Linh nghỉ việc từ thứ hai (8/4), do xảy ra sự việc khúc mắc về việc sử dụng quạt hơi nước cho bé vào đầu giờ chiều ngày 6/4. Cô Trần Thị Khánh Bình cho biết, cô Nguyễn Thị Thùy Linh là bảo mẫu của Lớp Mầm non tư thục Bé Yêu Ơi từ tháng 8/2023 đến nay là khoảng 8 tháng, nhưng không có hợp đồng lao động làm việc, mà tấ" 375,"Hé lộ lý do hủy 19 chuyến bay đi, đến sân bay Điện Biên Phủ. Trong ba ngày (từ 6 - 8/4/2024), 19 chuyến bay đi, đến sân bay Điện Biên Phủ phải hủy chuyến.Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) cho hay, tháng 4 hàng năm, khu vực sân bay Điện Biên Phủ thường có gió Nam-Tây Nam thịnh hành, tốc độ 11-14km/h, trời ít mây, mù khô kéo dài gần như cả ngày, gây giảm tầm nhìn ảnh hưởng đến khai thác bay. Trung bình khoảng 15 ngày trong tháng có mù hoặc mù khô, tầm nhìn từ 2000m-4800m. ""Thời gian này, khu vực Thượng Lào đang ở đỉnh điểm của mùa khô, cư dân khu vực này vẫn giữ tập quán đốt rừng làm nương rẫy. Tro bụi và khói do hoạt động này theo hoàn lưu gió di chuyển về khu vực lòng chảo Điện Biên Phủ, khói và mù đọng lại làm tình trạng suy giảm tầm nhìn càng thêm nghiêm trọng"", theo VATM. Cũng theo Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, thống kê từ năm 2018 đến năm 2022 cho thấy, trước khi sân bay Điện Biên Phủ đóng cửa để nâng cấp, số lượng các chuyến bay bị ảnh hưởng do điều kiện thời tiết đặc thù trong tháng 4 hàng năm (phải chuyển hướng đi sân bay dự bị hoặc hủy chuyến) từ 16-22 chuyến, chiếm khoảng 20% tổng số chuyến bay đi/đến sân bay Điện Biên Phủ. Hiện tượng thời tiết kết hợp ô nhiễm không khí do tro bụi nêu trên không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân thành phố Điện Biên Phủ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khai thác các chuyến bay đi, đến tại Cảng hàng không Điện Biên Phủ (tầm nhìn ngang không đạt tiêu chuẩn khai thác tối thiểu). Trong ba ngày (từ 6 - 8/4/2024) có 19 chuyến bay đi, đến sân bay Điện Biên Phủ phải hủy chuyến. Trong đó, ngày 6/4 có 5 chuyến, ngày 7/4 có 6 chuyến, ngày 8/4 có 8 chuyến. Được biết, cùng với việc nâng cấp Cảng hàng không Điện Biên, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã đầu tư Hệ thống quan trắc khí tượng tự động hiện đại đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép khai thác và đưa vào hoạt động đồng bộ với đường cất hạ cánh mới. Hệ thống được trang bị đầy đủ thiết bị đo các thông số khí tượng bảo đảm cho khai thác bay, trung tâm xử lý dữ liệu cùng các đầu cuối hiển thị, cung cấp đầy đủ số liệu cho nhân viên khí tượng và kiểm soát viên không lưu khai thác, phục vụ điều hành bay. Bên cạnh đó, để hạn chế tác động của điều kiện thời tiết đến hoạt động bay, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã chỉ đạo Trung tâm Khí tượng hàng không theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, đặc biệt lưu ý hướng và tốc độ gió, đánh giá bổ sung về tình hình ô nhiễm khói bụi từ Thượng Lào về lòng chảo Điện Biên Phủ để kịp thời phát hành các bản tin dự báo chính xác, đặc biệt lưu ý quan trắc và dự báo số liệu tầm nhìn ngang; Công ty Quản lý bay miền Bắc thực hiện điều hành bay đúng tiêu chuẩn khai thác do Cục Hàng không Việt Nam ban hành. ""Việc điều hành tại Đài Kiểm soát không lưu hiện hữu không ảnh hưởng đến việc chậm/hủy chuyến của các hãng hàng không trong những ngày vừa qua tại sân bay Điện Biên Phủ"", VATM cho hay. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành hàng không tại khu vực Tây Bắc, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam cũng đã đầu tư xây dựng Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên mới, khởi công vào ngày 27/4/2023. Công trình dự kiến đưa vào khai thác trước ngày 28/4/2024. Đến thời điểm hiện tại, các hạng mục bảo đảm hoạt động bay đã được hoàn thiện và đang làm thủ tục cấp phép để đưa vào khai thác chính thức. Tổng công ty dự kiến tổ chức khánh thành công trình vào dịp Kỷ niệm ngày thành lập Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (20/4/1993 - 20/4/2024), hướng tới Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.Trước đó, theo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), sau 4 tháng hoạt động trở lại, Cảng hàng không Điện Biên đã đón hơn 900 chuyến bay đi/đến Cảng. Cụ thể, sau khi được nâng cấp, mở rộng, Cảng đã hoạt động trở lại và khai thác với tần suất 7 chuyến/tuần chặng Hà Nội- Điện Biên; 3 chuyến/tuần chặng Thành phố Hồ Chí Minh - Điện Biên vào các ngày thứ 3, 5, 7 trong tuần. Các chặng bay được khai thác bởi Vietnam Airlines và Vietjet Air. Sau 4 tháng hoạt động trở lại, sản lượng khai thác tính đến ngày 31/3/2024 là 906 lần chuyến với tổng 69.900 hành khách. Trong đó, khách đi là 34.911 khách; khách đến: 34.989 khách."," Từ ngày 6 đến 8/4/2024, 19 chuyến bay đi, đến sân bay Điện Biên Phủ đã bị hủy chuyến do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đặc thù trong tháng 4 hàng năm. Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam cho biết, tháng 4 hàng năm, khu vực sân bay Điện Biên Phủ thường có gió Nam-Tây Nam thịnh hành, tốc độ 11-14km/h, trời ít mây, mù khô kéo dài gần như cả ngày, gây giảm tầm nhìn ảnh hưởng đến khai thác bay. Trung bình khoảng 15 ngày trong tháng có mù hoặc mù khô, tầm nhìn từ 2000m-4800m. Hiện tượng thời tiết kết hợp ô nhiễm không khí do tro bụi nêu trên không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân thành phố Điện Biên Phủ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khai thác các chuyến bay đi, đến tại Cảng hàng không Điện Biên Phủ (tầm nhìn ngang không đạt tiêu chuẩn khai thác tối thiểu). Tổng công" 376,"Điều tra nhóm đối tượng trộm hiện vật trưng bày tại Gia Lai. Ngày 9/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết đang phối hợp với lực lượng công an điều tra làm rõ nhóm đối tượng trộm cắp 4 hiện vật trưng bày tại Thiên đường Tây Nguyên Gia Lai (khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết, thành phố Pleiku).Trước đó, vào khoảng 1 giờ 30 phút ngày 27/3, một nhóm đối tượng lạ đã đột nhập vào khu vực trưng bày hiện vật Thiên đường Tây Nguyên Gia Lai, nằm trong khuôn viên Quảng trường Đại Đoàn Kết, lấy đi 4 hiện vật gồm: 1 lao thú kim loại tại khu vực nhà Voi, 2 lao thú kim loại tại khu vực nhà rông Xê Đăng, 1 ché nhỏ tại khu vực nhà để ché. Trích xuất camera cho thấy, nhóm đối tượng ở độ tuổi thanh, thiếu niên, tiếp cận khu vực trưng bày từ nhiều hướng, cổng chính và khu vực hàng rào xung quanh. Sau khi bị lực lượng bảo vệ phát hiện, các đối tượng đã nhanh chóng tháo chạy, mang theo các hiện vật. Ngay sau đó, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Công ty Cổ Phần Thương mại Dịch vụ Bảo vệ Thiên Ưng (đơn vị trực tiếp thực hiện công tác bảo vệ khu vực trưng bày Thiên đường Tây Nguyên Gia Lai) lập biên bản sự việc, kiểm kê, rà soát toàn bộ hiện trạng hiện vật tại khu trưng bày.Thiên đường Tây Nguyên Gia Lai được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Mốt, nhà nghiên cứu Đặng Minh Tâm tổ chức. Không gian trưng bày gồm hàng nghìn cổ vật, hiện vật trong bộ sưu tập hơn 30 nghìn hiện vật của Nhà sưu tập Đặng Minh Tâm, với các nhóm chủ đề chính như: công cụ dệt, các loại nỏ săn bắn, các nhạc cụ dân tộc, công cụ phục vụ sản xuất và đời sống, thổ cẩm đặc trưng của các tộc người, vườn tượng gỗ, ghè, chóe cổ, trống da trâu…, mang đến cho công chúng một cái nhìn tổng thể về các tinh hoa, văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc Tây Nguyên. Đặc biệt, bộ sưu tập có chiếc ghế ""độc nhất vô nhị"" của vua voi Tây Nguyên, dụng cụ săn bắt, thuần dưỡng voi rừng vô cùng độc đáo... Không gian trưng bày Thiên đường Tây Nguyên Gia Lai được thực hiện từ ngày 5/12 đến hết năm 2024."," Tóm tắt: Ngày 9/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết đang phối hợp với lực lượng công an điều tra vụ trộm cắp 4 hiện vật trưng bày tại Thiên đường Tây Nguyên Gia Lai. Vụ việc xảy ra vào khoảng 1 giờ 30 phút ngày 27/3, khi một nhóm đối tượng lạ đột nhập vào khu vực trưng bày hiện vật Thiên đường Tây Nguyên Gia Lai, lấy đi 4 hiện vật gồm: 1 lao thú kim loại tại khu vực nhà Voi, 2 lao thú kim loại tại khu vực nhà rông Xê Đăng, 1 ché nhỏ tại khu vực nhà để ché. Thiên đường Tây Nguyên Gia Lai được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Mốt, nhà nghiên cứu Đặng Minh Tâm tổ chức. Không gian trưng bày gồm hàng nghìn cổ vật, hiện vật trong bộ sưu tập hơn 30 nghìn hiện vật của Nhà sưu tập Đặng Minh Tâm, với các nhóm chủ" 377,"Việt Trì (Phú Thọ): Chú trọng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. (Xây dựng) - Bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) là khâu quan trọng, tạo tiền đề để triển khai thực hiện, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án. Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) là địa phương luôn chú trọng công tác này.Trong năm 2023, thành phố Việt Trì triển khai 87 dự án (80 dự án chuyển tiếp và 7 dự án mới), trong đó có 4 dự án trọng điểm cấp tỉnh với tổng mức đầu tư gần 39 nghìn tỷ đồng, 7 dự án trọng điểm cấp thành phố với tổng mức đầu khoảng 1.500 tỷ đồng. Trong số các dự án đã và đang triển khai trên địa bàn thành phố có 7 dự án lớn, quy mô trên 10ha, 6 dự án xây dựng công trình đường giao thông trọng điểm. Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ngành cùng phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, động viên, thuyết phục cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân đồng thuận chấp hành pháp luật về đất đai, nhiều dự án trên địa bàn đã được tháo gỡ khó khăn, triển khai xây dựng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tỉnh. Năm 2023, thành phố Việt Trì đã thực hiện kiểm đếm 103,78ha đất của 2.019 lượt hộ với tổng giá trị 317,17 tỷ đồng. Trong đó, đã tổ chức chi trả 118,3 tỷ đồng cho 642 lượt hộ gia đình trên diện tích 26,76ha đất, số còn lại đang tiếp tục hoàn thiện các thủ tục để chi trả và bàn giao mặt bằng theo quy định. Để từng bước giải quyết dứt điểm các vướng mắc, tồn tại trong công tác bồi thường GPMB các dự án trên địa bàn, Công an thành phố tiếp tục chủ động tham mưu Thành uỷ, UBND thành phố chỉ đạo cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương; phát huy vai trò hoạt động của MTTQ, các đoàn thể nhân dân trong triển khai thực hiện bồi thường GPMB các dự án phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, tham mưu cho UBND thành phố thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót trong công tác GPMB để yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục, xử ký theo quy định; tập trung xác minh làm rõ, giải quyết dứt điểm những kiến nghị, vướng mắc của công dân. Công an thành phố tăng cường phối hợp với MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, vận động để người dân nắm rõ các quy định của pháp luật... "," Việt Trì, thành phố thuộc tỉnh Phú Thọ, đang triển khai 87 dự án trong năm 2023, trong đó có 4 dự án trọng điểm cấp tỉnh và 7 dự án trọng điểm cấp thành phố. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) là khâu quan trọng để triển khai thực hiện và đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án. Thành phố Việt Trì đã thực hiện kiểm đếm 103,78ha đất của 2.019 lượt hộ với tổng giá trị 317,17 tỷ đồng. Trong đó, đã tổ chức chi trả 118,3 tỷ đồng cho 642 lượt hộ gia đình trên diện tích 26,76ha đất, số còn lại đang tiếp tục hoàn thiện các thủ tục để chi trả và bàn giao mặt bằng theo quy định. Công an thành phố tiếp tục chủ động tham mưu Thành uỷ, UBND thành phố chỉ đạo cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương; phát huy vai trò hoạt động của MTTQ, các đoàn thể nhân dân trong triể" 378,"Triển lãm tài liệu lưu trữ “Sự hình thành chữ Quốc ngữ tại Bình Định”. (Xây dựng) – Hàng trăm tư liệu, tài liệu, hình ảnh đã được giới thiệu đến với đông đảo công chúng trong và ngoài tỉnh tại triển lãm “Sự hình thành chữ Quốc ngữ tại Bình Định” do Trung tâm Lưu trữ Lịch sử tỉnh Bình Định (Sở Nội vụ) tổ chức vào ngày 5/4 tại thành phố Quy Nhơn.Bình Định không chỉ được biết đến là miền đất có bề dày về truyền thống lịch sử - văn hóa với nhiều loại hình di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng và độc đáo mà còn là nơi có ảnh hưởng quan trọng, chủ đạo trong giai đoạn phôi thai hình thành chữ Quốc ngữ đầu thế kỷ XVII. Qua các tài liệu lịch sử, Cảng thị Nước Mặn là nơi ghi dấu ấn quan trọng cho sự phôi thai hình thành chữ Quốc ngữ những năm đầu thế kỷ XVII (1618-1625). Có thể nói, mảnh đất và con người Bình Định đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình phôi thai, hình thành, phát triển và truyền bá chữ Quốc ngữ.Từ nay đến hết ngày 30/6/202, triển lãm sẽ giới thiệu cho người dân và du khách các hình ảnh, tư liệu tập trung xoay quanh các chủ đề gồm: Vai trò chữ Quốc ngữ tại Việt Nam; Bình Định trong dòng phôi thai hình thành chữ Quốc ngữ; Quá trình truyền bá chữ Quốc ngữ tại Bình Định; Phát huy giá trị di sản văn hóa hình thành chữ Quốc ngữ tại Bình Định… Việc tổ chức triển lãm tài liệu lưu trữ “Sự hình thành chữ Quốc ngữ tại Bình Định” nhằm góp phần nâng cao nhận thức về sự hình thành, truyền bá của chữ Quốc ngữ tại Bình Định và bảo tồn, chấn hưng, phát huy các giá trị di sản văn hóa lịch sử và phát triển du lịch địa phương trong thời gian tới. Đây còn là hoạt động góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh con người, văn hóa Bình Định đến với đông đảo công chúng trong và ngoài tỉnh, là cơ hội để các em học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh có cơ hội được tiếp cận thêm kiến thức cũng như hành trang học tập. Cũng trong thời gian triển lãm, Ban tổ chức sẽ tổ chức các hoạt động như: Tổ chức Lễ phát động và hoạt động truyền thông chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; Triển lãm ảnh nghệ thuật “Đất và Người Bình Định với sự phôi thai hình thành chữ Quốc ngữ”; tọa đàm “Nhà lá mái Bình Định - nét đặc trưng và việc bảo tồn, phát huy di sản”…"," Triển lãm tài liệu lưu trữ ""Sự hình thành chữ Quốc ngữ tại Bình Định"" đã được tổ chức tại thành phố Quy Nhơn vào ngày 5/4, trong đó có hàng trăm tài liệu, hình ảnh được giới thiệu cho công chúng trong và ngoài tỉnh. Bình Định không chỉ được biết đến là miền đất có bề dày về truyền thống lịch sử - văn hóa mà còn là nơi có ảnh hưởng quan trọng trong giai đoạn phôi thai hình thành chữ Quốc ngữ đầu thế kỷ XVII. Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 5/4 đến hết ngày 30/6/2022, trong đó sẽ giới thiệu cho người dân và du khách các hình ảnh, tư liệu tập trung xoay quanh các chủ đề gồm: Vai trò chữ Quốc ngữ tại Việt Nam; Bình Định trong dòng phôi thai hình thành chữ Quốc ngữ; Quá trình truyền bá chữ Quốc ngữ tại Bình Định; Phát huy giá trị di sản văn hóa hình thành chữ Quốc ngữ tại Bình Định… Việc tổ chức triển lãm nhằm nâng" 379,"Bắc Ninh: Sắp diễn ra ngày Sách và Văn hóa đọc với chủ đề “Sách hay cần bạn đọc”. (Xây dựng) – Thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông, ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba tỉnh Bắc Ninh năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 12 – 14/4/2024, tại hồ điều hoà Văn Miếu, thành phố Bắc Ninh với chủ đề “Sách hay cần bạn đọc”.Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba tỉnh Bắc Ninh năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 12/4 đến 14/4/2024 tại Hồ điều hoà Văn Miếu, thành phố Bắc Ninh. Theo kế hoạch, các hoạt động chính của ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam gồm: Lễ khai mạc, phát động phong trào đọc sách; tổ chức khu trưng bày, giới thiệu sách; tham quan khu trưng bày giới thiệu sách; giao lưu với các diễn giả, tác giả, độc giả; tổ chức các buổi giao lưu, toạ đàm, giới thiệu tác giả, tác phẩm; các hoạt động trao tặng sách cho các trường học, thư viện trên địa bàn tỉnh; các chương trình ca nhạc, trò chơi dân gian… Theo Ban tổ chức, ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba được tổ chức nhằm khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức, góp phần xây dựng xã hội học tập. Bên cạnh đó, các hoạt động hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba tỉnh Bắc Ninh năm 2024 sẽ được tổ chức từ tháng 3 đến hết tháng 4 năm 2024 (trọng tâm từ ngày 8/4 đến 01/5/2024). Cụ thể, trong hệ thống trường học, phát động phong trào đọc sách trong thư viện nhà trường; tổ chức các câu lạc bộ về sách với các hoạt động ngoại khóa nhằm xây dựng văn hóa đọc cho học sinh, sinh viên. Khuyến khích xây dựng và phát triển mô hình thư viện trường học thân thiện với các hình thức tổ chức phong phú, đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với từng cấp học, ngành học. Phát động, tổ chức phong trào thu gom sách, ủng hộ sách cho các trường học còn thiếu sách, ít sách. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba tỉnh Bắc Ninh năm 2024, thông qua các sự kiện khác nhằm xây dựng văn hóa đọc cho học sinh, sinh viên. Trong hệ thống các thư viện, nhà văn hóa, tại Thư viện tỉnh và trong toàn hệ thống thư viện trên địa bàn tỉnh, tổ chức trưng bày, triển lãm sách, giới thiệu các ấn phẩm sách gắn với các hoạt động của ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Ngoài ra, sẽ tổ chức các hội thi tuyên truyền, giới thiệu sách, kể chuyện theo sách; hướng dẫn kỹ năng đọc, chọn sách phù hợp cho từng đối tượng và các hình thức biểu diễn nghệ thuật lồng ghép nội dung tuyên truyền về việc học, đọc sách, giao lưu tác giả, tác phẩm."," Ngày Sách và Văn hóa Đọc Việt Nam lần thứ ba tỉnh Bắc Ninh năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 12/4 đến 14/4/2024 tại Hồ điều hoà Văn Miếu, thành phố Bắc Ninh. Sự kiện này sẽ bao gồm các hoạt động chính như lễ khai mạc, phát động phong trào đọc sách, tổ chức khu trưng bày, giới thiệu sách, giao lưu với các diễn giả, tác giả, độc giả, tổ chức các buổi giao lưu, toạ đàm, giới thiệu tác giả, tác phẩm, các hoạt động trao tặng sách cho các trường học, thư viện trên địa bàn tỉnh, các chương trình ca nhạc, trò chơi dân gian, v.v. Ngày Sách và Văn hóa Đọc Việt Nam lần thứ ba được tổ chức nhằm khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đ" 380,"“Chốt” địa điểm tổ chức Đêm hội “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”. (TN&MT) - Chương trình Đêm hội “Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản” chào mừng Kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng sẽ được tổ chức vào tối 11/5, tại Trung tâm Chính trị - Hành chính (Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm, huyện Thuỷ Nguyên). UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng Kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 5 năm 2024 và Kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2024). Theo đó, các hoạt động được tổ chức nhằm tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Hải Phòng lòng yêu nước, truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, của quê hương. Qua đó, góp phần bồi dưỡng và phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, củng cố bồi đắp sự tin tưởng của Nhân dân thành phố đối với Đảng, Nhà nước, tạo động lực đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.Đây cũng là dịp để ôn lại truyền thống “Trung dũng – Quyết thắng”, đoàn kết, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, khẳng định những thành tựu to lớn của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố trong 69 năm chiến đấu, bảo vệ, xây dựng và phát triển. Đồng thời, giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao niềm tự hào dân tộc, động viên, cổ vũ cán bộ đảng viên và các tầng lớp Nhân dân thành phố hưởng ứng thực hiện tốt chủ đề năm 2024 của thành phố “Đẩy mạnh chính trang, hiện đại hóa đô thị - Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Tăng cường thực hiện các chính sách xã hội và chuyển đổi số”. Trong đó, các hoạt động chính của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 diễn ra trong 5 ngày từ 10/5 – 14/5. Chương trình Đêm hội “Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản” chào mừng Kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và đón nhận danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà được tổ chức vào tối ngày 11/5, tại Trung tâm Chính trị - Hành chính (Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm). Các hoạt động hưởng ứng tiêu biểu được tổ chức tại khu vực dải trung tâm thành phố và đảo Cát Bà (huyện Cát Hải).Chương trình Đêm hội với chủ đề “Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản” nhằm khẳng định Hải Phòng là thành phố có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa với đậm đặc các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, là điểm sáng của cả nước trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong dịp này, thành phố Hải Phòng cũng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ; Tổ chức khởi công, khánh thành một số dự án, công trình trọng điểm. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác sắp xếp trật tự, đường hè, vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị, phòng chống tội phạm, an toàn giao thông, tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội."," Hải Phòng sẽ tổ chức chương trình Đêm hội ""Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản"" vào tối 11/5, tại Trung tâm Chính trị - Hành chính (Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm, huyện Thuỷ Nguyên) để chào mừng Kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng. Các hoạt động chính của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 diễn ra trong 5 ngày từ 10/5 - 14/5. Chương trình Đêm hội với chủ đề ""Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản"" nhằm khẳng định Hải Phòng là thành phố có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa với đậm đặc các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, là điểm sáng của cả nước trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong dịp này, thành phố Hải Phòng cũng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ; Tổ chức khởi công, khánh thành một số dự án, công trình trọng điểm. Cùng với đó, đẩy m" 381,"Nồng độ xâm nhập mặn ở Hậu Giang tăng lên mức 9,5‰. VTV.vn - ĐBSCL đang trong giai đoạn nắng nóng cao điểm, đúng kỳ triều cường đầu tháng 3 âm lịch nên xâm nhập mặn diễn ra gay gắt. Tại tỉnh Hậu Giang, nồng độ mặn tăng lên mức 9,5‰.Hạn mặn được dự báo sẽ tiếp tục xâm nhập từ triều biển Tây vào các tuyến kênh chính ở thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ. Hiện tỉnh Hậu Giang đang kiểm tra độ mặn hàng ngày để thông tin cho người dân chủ động ứng phó. Tại cống Kênh Lầu, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, độ mặn cao nhất đo được trong ngày 9/4 lên mức 7,8‰. So với đỉnh điểm độ mặn đo được hồi đầu tháng Giêng năm nay, độ mặn này đã cao hơn 2‰.Ở một số nơi khác như Cống Hóc Pó, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, nồng độ mặn là 9,5‰; Kênh Năm, bến phà Ngan Dừa… độ mặn cũng dao động từ 3,9 - 5,3‰, tăng từ 2 - 3‰ so với đầu tháng 3. Mặn xâm nhập theo triều biển Tây trên sông Cái Lớn, kênh Chắc Băng tăng nhanh trở lại ở mức cao và sẽ xâm nhập sâu vào các sông, rạch tỉnh Hậu Giang. Cùng với mặn xâm nhập sâu, nhiều khả năng lưu lượng dòng chảy từ sông Hậu vào tỉnh Hậu Giang trên sông, rạch không đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sẽ thiếu ở một số địa phương của huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ, một số xã ở thành phố Vị Thanh, huyện Phụng Hiệp và huyện Vị Thủy."," Hậu Giang, một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, Việt Nam, đang trải qua giai đoạn nắng nóng cao điểm và xâm nhập mặn gay gắt. Nồng độ mặn ở tỉnh này đã tăng lên mức 9,5‰, và dự báo sẽ tiếp tục tăng từ triều biển Tây vào các tuyến kênh chính ở thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ. Tỉnh Hậu Giang đang kiểm tra độ mặn hàng ngày để thông tin cho người dân chủ động ứng phó. Tại cống Kênh Lầu, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, độ mặn cao nhất đo được trong ngày 9/4 lên mức 7,8‰, cao hơn 2‰ so với đỉnh điểm độ mặn đo được hồi đầu tháng Giêng năm nay. Ở một số nơi khác như Cống Hóc Pó, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, nồng độ mặn là 9,5‰; Kênh Năm, bến phà Ngan Dừa… độ mặn cũng dao động từ 3,9 - 5,3‰, tăng từ 2 - 3‰ so với đầu tháng 3. Mặn xâm nhập theo triều" 382,"Chủ tịch Hồ Chí Minh với Chiến dịch Điện Biên Phủ. (TN&MT) - Có thể khẳng định, nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chiến thắng trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ mối quan hệ dân tộc và giai cấp, chính trị và quân sự, chiến tranh và hòa bình... đặc biệt là những nhân tố tạo nên sức mạnh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nói chung cũng như của Chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng, đó là: Đường lối chính trị và quân sự đúng đắn của Đảng; đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân và toàn diện; chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; tinh thần đoàn kết, đồng lòng và ý chí quyết tâm của toàn dân, toàn quân...Nhưng, để phát huy những nhân tố ấy thành sức mạnh chiến thắng kẻ thù thì phải có chủ trương, biện pháp cụ thể và cần có những con người - nhân dân, cán bộ, chiến sĩ thấm nhuần, biết vận dụng sáng tạo vào trong thực tiễn quân sự. Vì vậy, Người cùng Trung ương Đảng nghiên cứu kỹ tình hình, âm mưu của địch và lực lượng quân sự của ta ở các chiến trường, nhất là ở Bắc Bộ để xác định chủ trương, giải pháp quân sự trong Thu - Đông 1953, đặc biệt là trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 20/11/1953, thực dân Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, biến vùng lòng chảo Điện Biên thành một tập đoàn cứ điểm mạnh chưa từng có nhằm giăng cái bẫy thu hút, tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta. Trước tình hình trên, ngày 6/12/1953, chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định tình hình chiến sự Đông - Xuân 1953 - 1954 và thống nhất quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược, đòn quyết định kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Để bảo đảm công tác chuẩn bị và chỉ huy chiến dịch, Người cùng Bộ Chính trị quyết định thành lập Đảng ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam trực tiếp làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch. Trước khi lên đường ra mặt trận làm nhiệm vụ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến Khuổi Tát để chào Bác và xin ý kiến, Bác hỏi Đại tướng: “Chú đi xa như vậy, chỉ đạo các chiến trường có gì trở ngại?”, Đại tướng báo cáo với Bác,... chỉ có trở ngại là mặt trận Điện Biên ở xa, khi có vấn đề quan trọng và cấp thiết, khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị. Bác thân mật nói: “Tổng Tư lệnh ra mặt trận, “Tướng quân tại ngoại”! Trao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định, rồi báo cáo sau”. Khi chia tay, Bác căn dặn: Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh. Chính nhờ sự tin tưởng cao độ của Bác mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có một “quyết định khó khăn nhất” trong cuộc đời làm tướng của mình, đó là quyết định chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, và thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã chứng minh tính đúng đắn của quyết định này. chu-tich-ho-chi-minh-den-tham-va-noi-chuyen-voi-mot-don-vi-bo-doi-tham-gia-chien-dich-dien-bien-phu.-anh-tu-lieu-lich-su..pngNgay từ trong quá trình chuẩn bị chiến dịch, nhằm tăng cường sức mạnh chiến đấu của Quân đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng đã chỉ đạo các địa phương từ Bình Trị Thiên trở ra tuyển thêm hơn 4 vạn quân để nâng tổng quân số của ta lên khoảng 23 vạn và tăng cường trang bị cho bộ đội; tiến hành kế hoạch xây dựng Quân đội theo nguyên tắc: Chủ lực thì phát triển bộ binh, nhưng đồng thời phát triển thêm các binh chủng mới; đẩy mạnh tác chiến trên các chiến trường, kìm chân, phân hóa quân chủ lực địch, không cho chúng chi viện cho chiến trường chính Bắc Bộ và Điện Biên Phủ; tập trung chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng các đoàn thể cách mạng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng Quân đội; đẩy mạnh công cuộc phát triển văn hóa, giáo dục và giác ngộ, giúp đỡ nông dân thi đua sản xuất; tăng cường kỷ luật, sự giác ngộ chính trị, lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng trong cán bộ, chiến sĩ... Đối với những người lầm đường theo giặc, Người chỉ đạo các đoàn thể cách mạng phải giải thích và kêu gọi họ quay về với Tổ quốc, làm cho họ tin tưởng rằng Chính phủ và đồng bào ta sẵn sàng khoan hồng với những người con biết cải tà quy chính...Với tất cả việc làm trên, Người đã góp phần phá bỏ nền tảng của chế độ cũ, đưa nhân dân lên làm chủ; giúp người dân, đặc biệt là nông dân chiếm hơn 90% dân số lúc ấy nắm được đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ; nhận rõ Đảng, Chính phủ luôn luôn săn sóc đến lợi ích của họ và giúp họ nhận rõ nguồn gốc sự nghèo khổ, biết cách đấu tranh chống lại sự nghèo khổ, thức tỉnh lòng căm thù của họ đối với áp bức bóc lột. Trong suốt quá trình diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ cùng Đảng, Chính phủ, Đảng ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch kịp thời đề ra những quyết sách mà còn luôn quan tâm, kịp thời chỉ đạo, động viên, hướng dẫn cán bộ, nhân dân, chiến sĩ ta về mọi việc. Trong thư gửi cán bộ và chiến sĩ lên đường ra mặt trận, Người nhắc nhở: “Thu - Đông năm nay, các chú lại có nhiệm vụ tiến quân vào Điện Biên Phủ để tiêu diệt thêm sinh lực địch, mở rộng thêm căn cứ kháng chiến, giải phóng thêm đồng bào còn bị giặc đè nén... Các chú phải chiến đấu anh dũng hơn, chịu đựng gian khổ hơn, phải giữ vững quyết tâm trong mọi hoàn cảnh... Bác và Chính phủ chờ tin thắng lợi để khen thưởng các chú”. Trước ngày bước vào Chiến dịch Điện Biên Phủ, Bác đã tặng cờ ""Quyết chiến, Quyết thắng"" làm giải thưởng luân lưu để khích lệ động viên, thể hiện niềm tin của Người đối với quân dân trên mặt trận Điện Biên Phủ. Bác đã gửi tặng mỗi cán bộ, chiến sĩ ở mặt trận một chiếc ca rất đẹp có in đậm hàng chữ màu đỏ: ""Kiên quyết làm tròn nhiệm vụ"". Để kịp thời động viên, cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh cho quân ta vượt qua khó khăn và đánh thắng quân địch ở Điện Biên Phủ ngay từ trận mở đầu, ngày 11/3/1954, trước khi quân ta nổ súng tiến công vào cứ điểm Him Lam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho các chiến sĩ Mặt trận Điện Biên Phủ. Trong thư, Bác căn dặn: ""Các chú sắp ra mặt trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn, nhưng rất vinh quang. Các chú vừa được chỉnh quân chính trị và chỉnh huấn quân sự và đã thu được nhiều thắng lợi về tư tưởng và chiến thuật, kỹ thuật. Nhiều đơn vị đã đánh thắng trên các mặt trận. Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới. Bác chờ các chú báo cáo thành tích để thưởng những đơn vị và cá nhân xuất sắc nhất. Chúc các chú thắng to. Bác hôn các chú"". Sau Chiến thắng Him Lam, ngày 14/3/1954, Người có thư gửi cán bộ, chiến sĩ Điện Biên Phủ. Tiếp đó, sau Chiến thắng đồi Độc Lập, ngày 15/3/1954, Người cùng Trung ương Đảng điện khen ngợi, động viên, cổ vũ và căn dặn cán bộ, chiến sĩ toàn mặt trận; nhắc lại tầm quan trọng của chiến dịch này và tin tưởng cán bộ, chiến sĩ ta sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn, gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới. Trước tình cảm của Bác, sau 56 ngày đêm ""khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt"", chiều 7/5/1954, cán bộ chiến sĩ trên mặt trận Điện Biên Phủ với tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí đã khắc phục mọi khó khăn, tiêu diệt hoàn toàn Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày 8/5/1954, một ngày sau khi kết thúc Chiến dịch Điện Biên Phủ, Người có thư khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc đã chiến thắng vẻ vang ở Điện Biên Phủ. Sau đó, Người lại có bài thơ ""Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ"" để ghi nhận ý chí quyết tâm, tinh thần chiến đấu, chiến thắng của quân và dân ta. Ngoài ra, Người còn viết nhiều bài báo, trả lời phỏng vấn những tờ báo nước ngoài khẳng định thắng lợi tất yếu của chiến dịch và cuộc kháng chiến của nhân dân ta... Sau đó vài ngày, Bác gửi tiếp Thư Chúc mừng đến toàn thể cán bộ và chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ là thắng lợi đầu tiên của một dân tộc thuộc địa trước chủ nghĩa thực dân để mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới. Đó là thắng lợi thực tế của tư tưởng, nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh."," Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố quan trọng nhất quyết định chiến thắng trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rõ mối quan hệ dân tộc và giai cấp, chính trị và quân sự, chiến tranh và hòa bình, đặc biệt là những nhân tố tạo nên sức mạnh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng đã chỉ đạo các địa phương tuyển thêm hơn 4 vạn quân để nâng tổng quân số của ta lên khoảng 23 vạn và tăng cường trang bị cho bộ đội; tiến hành kế hoạch xây dựng Quân đội theo nguyên tắc: Chủ lực thì phát triển bộ binh, nhưng đồng thời phát triển thêm các binh chủng mới; đẩy mạnh tác chiến trên các chiến trường, kìm chân, phân hóa quân chủ lực địch, không cho chúng chi viện cho chiến trường chính Bắc Bộ và Điện" 383,"Bà Rịa – Vũng Tàu: Kinh doanh hàng hóa nhập lậu, Công ty Đại Nghĩa Gia Lai bị xử phạt. (TBTCO) - Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 807/QĐ-UBND xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV Đại Nghĩa Gia Lai (Công ty Đại Nghĩa Gia Lai), địa chỉ trụ sở chính tại thôn Tân Sơn, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, với tổng số tiền phạt 115 triệu đồng. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu cho biết, Công ty Đại Nghĩa Gia Lai đã thực hiện các hành vi vi phạm hành chính gồm: tiếp nhận chất thải rắn thông thường nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định; kinh doanh hàng hóa nhập lậu.Theo quyết định, Công ty Đại Nghĩa Gia Lai bị xử phạt 115 triệu đồng. Trong đó, phạt 45 triệu đồng đối với hành vi “Tiếp nhận chất thải rắn thông thường nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định”; phạt 70 triệu đồng đối với hành vi “Kinh doanh hàng hóa nhập lậu” (số lượng 11.060kg kim loại là vật tư dư thừa, chưa qua sử dụng, nguồn gốc nhập khẩu, trị giá 88,5 triệu đồng). Đồng thời, công ty bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu số lượng 11.060 kg kim loại là vật tư dư thừa, chưa qua sử dụng, nguồn gốc nhập khẩu nói trên."," Công ty TNHH MTV Đại Nghĩa Gia Lai đã bị xử phạt 115 triệu đồng vì hành vi vi phạm hành chính, bao gồm tiếp nhận chất thải rắn thông thường nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định và kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Trong đó, hành vi ""Tiếp nhận chất thải rắn thông thường nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định"" bị phạt 45 triệu đồng, và hành vi ""Kinh doanh hàng hóa nhập lậu"" bị phạt 70 triệu đồng. Công ty cũng bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu số lượng 11.060 kg kim loại là vật tư dư thừa, chưa qua sử dụng, nguồn gốc nhập khẩu." 384,"Doanh nghiệp, tổ chức tài chính cần chủ động khắc phục sớm các cuộc tấn công mạng. (TBTCO) - Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) khuyến nghị, các tổ chức tài chính, doanh nghiệp khi bị tấn công ransomware không nên trả tiền chuộc cho hacker. Sớm công khai thông tin để nhận được sự hỗ trợ của cơ quan chức năng về an ninh mạng. Cần đầu tư đúng mức cho an ninh mạng Thông tin tới báo chí tại buổi họp báo vào chiều ngày 8/4 tại Hà Nội, ông Trần Nguyên Chung - Trưởng phòng An toàn hệ thống thông tin, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), cho biết các chiến dịch tấn công mạng, đặc biệt là tấn công ransomware, tập trung vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp lớn đang cung cấp dịch vụ cho nhiều người dân và doanh nghiệp; chủ yếu vào các lĩnh vực quan trọng như chứng khoán, tài chính, ngân hàng, năng lượng, viễn thông…Cục An toàn thông tin chỉ ra rằng, từ cuối tháng 3 đến nay, từ chỗ phát hiện các cuộc tấn công ransomware vào hệ thống thông tin tại Việt Nam có xu hướng tăng cao, thì nay trên không gian mạng đang xuất hiện các chiến dịch tấn công ransomware nhằm vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Các nhóm tấn công ransomware tập trung nhiều hơn cả vào những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, năng lượng, viễn thông… Trên thực tế, các cuộc tấn công ransomware vào hệ thống một số doanh nghiệp Việt Nam những ngày vừa qua đã gây thiệt hại cả về tài sản, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, và đặc biệt là làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của những đơn vị này. Cuộc tấn công ransomware thường được bắt đầu từ một điểm yếu bảo mật của cơ quan, tổ chức. Sau khi xâm nhập vào hệ thống, kẻ tấn công sẽ “nằm vùng” trong hệ thống và chờ thời cơ chín muồi để phát động tấn công, làm tê liệt hệ thống, mã hóa toàn bộ dữ liệu của tổ chức, doanh nghiệp và yêu cầu nạn nhân phải trả tiền chuộc.Nhiều tổ chức, doanh nghiệp dễ bị tấn công theo ông Trần Nguyên Chung là do chưa quan tâm, đầu tư đúng mức để bảo vệ hệ thống thông tin. Nếu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ đúng theo các quy định pháp luật về an toàn thông tin mạng, thực hiện kiểm tra và đánh giá định kỳ, có giám sát để phát hiện và phòng ngừa sớm, chủ động săn lùng lỗ hổng và điểm yếu thì hệ thống có thể khắc phục nhanh khi bị tấn công, giảm nhẹ thiệt hại. Nghị định 85/2013/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đã nêu rõ các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước cũng như các hệ thống phục vụ nhiều người dân, doanh nghiệp cần phải được phân loại và bảo vệ an toàn theo cấp độ, từ 1 đến 5. Các hệ thống được xác định từ cấp độ 3 trở lên thì phải định kỳ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin hàng năm. Khẩn trương cụ thể hoá công điện của Thủ tướng về an ninh mạng Tại họp báo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cho hay, Bộ TT&TT sẽ khẩn trương cụ thể hoá công điện của Thủ tướng về an ninh mạng. Tại Công điện số 33/CĐ-TTg ngày 7/4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.Công điện nêu rõ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện quyết liệt, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trực tiếp chỉ đạo và phụ trách công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ tướng Chính phủ nếu để hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý không bảo đảm an toàn thông tin mạng, để xảy ra sự cố nghiêm trọng; chỉ đạo tổng rà soát, đánh giá tình hình bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn của Bộ TT&TT; gửi kết quả về bộ trước ngày 30/4/2024. Ông Trần Nguyên Chung cho hay, hiện nay các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đang có xu hướng giấu thông tin khi gặp sự cố mất an toàn thông tin hoặc bị tấn công mạng. Điều này gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc cảnh báo, hỗ trợ khắc phục cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết. Dù không thể tránh khỏi tấn công mạng, nhưng các tổ chức, doanh nghiệp có thể sẵn sàng. Sự sẵn sàng này sẽ giúp các đơn vị kịp thời khắc phục sự cố, nhanh chóng khôi phục lại hoạt động. Chuyên gia Vũ Ngọc Sơn - Giám đốc kỹ thuật Công ty NCS, cũng khuyến nghị, hướng chung của thế giới là cố gắng không trả tiền chuộc cho hacker, không tạo tiền lệ xấu vì hành động này có thể khuyến khích hacker tấn công mục tiêu khác trong nước hoặc khuyến khích những nhóm hacker khác tiếp tục tấn công vào doanh nghiệp, tổ chức trả tiền chuộc."," Tóm tắt: Các tổ chức tài chính và doanh nghiệp cần chủ động khắc phục sớm các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là tấn công ransomware. Cục An toàn thông tin khuyến nghị không nên trả tiền chuộc cho hacker và công khai thông tin để nhận được sự hỗ trợ của cơ quan chức năng về an ninh mạng. Các doanh nghiệp cần đầu tư đúng mức cho an ninh mạng và tuân thủ theo các quy định pháp luật về an toàn thông tin mạng. Nghị định 85/2013/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đã nêu rõ các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước cũng như các hệ thống phục vụ nhiều người dân, doanh nghiệp cần phải được phân loại và bảo vệ an toàn theo cấp độ, từ 1 đến 5. Các hệ thống được xác định từ cấp độ 3 trở lên thì phải định kỳ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin hàng năm. Bộ TT&TT sẽ khẩn trương cụ thể hoá công điện" 385,"Phẫu thuật nối liền bàn chân bị đứt rời cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông ở Đắk Lắk NDO - Sáng 9/4, bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Minh Trực, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, các bác sĩ của khoa vừa thực hiện ca phẫu thuật kéo dài 5 giờ nối thành công bàn chân bị đứt rời cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông. Bệnh nhân là chị P.T.P sinh năm 1996, trú tại thôn 10, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Trước đó, vào rạng sáng 8/4, bệnh nhân cùng chồng đang lưu thông trên đường thuộc địa bàn xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn thì xảy ra tai nạn với xe công nông. Khoảng 5 giờ sáng cùng ngày, bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột để sơ cứu, sau đó được chuyển lên Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên với chẩn đoán đa chấn thương, dập gan, dập phổi, đứt lìa cẳng chân phải, gãy xương cánh tay phải, gãy đầu trên xương trụ... Ngay sau khi tiến hành các xét nghiệm và thủ tục cần thiết, các bác sĩ Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật được tiến hành từ 6 giờ đến 11 giờ mới hoàn thành.Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Minh Trực, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên chia sẻ: Do bệnh nhân bị tai nạn giao thông, cẳng chân phải bị đứt lìa, vết thương dập nát nên ca phẫu thuật gặp nhiều khó khăn. Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã khâu, nối các mạch máu, gân, dây thần kinh, xương cho bệnh nhân…Do vết thương dập nát, nên để khâu nối được vết thương, các bác sĩ đã phải cắt ngắn xương, mạch máu và gân mới có thể khâu nối được bàn chân cho bệnh nhân. Thời gian thực hiện ca phẫu thuật kéo dài 5 giờ và bệnh nhân được truyền 5 đơn vị máu. Sau phẫu thuật 24 giờ, hiện nay, tình trạng chân của bệnh nhân đã hồng ấm, bắt được mạch mu bàn chân, bệnh nhân đã nhúc nhích được các ngón chân. Hiện tại tình trạng lưu thông các mạch máu ổn, sức khỏe của bệnh nhân đã dần hồi phục."," Ngày 9/4, bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Minh Trực, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, các bác sĩ của khoa vừa thực hiện ca phẫu thuật kéo dài 5 giờ nối thành công bàn chân bị đứt rời cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông. Bệnh nhân là chị P.T.P sinh năm 1996, trú tại thôn 10, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Trước đó, vào rạng sáng 8/4, bệnh nhân cùng chồng đang lưu thông trên đường thuộc địa bàn xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn thì xảy ra tai nạn với xe công nông. Khoảng 5 giờ sáng cùng ngày, bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột để sơ cứu, sau đó được chuyển lên Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên với chẩn đoán đa chấn thương, dập gan, dập phổi, đứt lìa cẳng chân phải, gãy xương cánh tay phải, gãy đầu" 386,"EDURUN 2024: Quyên góp kỷ lục 5 tỷ đồng để xây trường vùng xa. GDVN - Lần thứ 8 được tổ chức, EDURUN 2024 cũng là sự kiện đặc biệt nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Hệ thống giáo dục Vinschool.EDURUN – Giải chạy vì giáo dục thường niên của Vinschool – mùa 2024 vừa khép lại với số tiền quyên góp kỷ lục nhất (từ 2015 đến nay) 5 tỷ đồng cho hoạt động xây dựng trường cho trẻ em vùng sâu vùng xa. Tiếp nối hành trình nhân ái với sứ mệnh “thu hẹp khoảng cách giáo dục”, sự kiện năm nay ghi dấu ấn với quy mô lớn thu hút hơn 10.000 vận động viên. Lần thứ 8 được tổ chức, EDURUN 2024 cũng là sự kiện đặc biệt nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Hệ thống giáo dục Vinschool. Vô vàn những khoảnh khắc ấn tượng trên các cung đường chạy do chính phụ huynh, học sinh, cán bộ giáo viên Vinschool tạo nên, đã góp phần cho một Ngày chạy offline EDURUN 2024 thành công và đầy cảm xúc khi hàng trăm nghìn bước chạy cùng hướng đến một đích đến, đó là mang lại môi trường học tập tốt hơn cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khănKỷ lục quyên góp 5 tỷ đồng Các vận động viên, cổ động viên đã vỡ òa trong giây phút công bố số tiền quyên góp của Giải chạy EDURUN 2024: 5 tỷ đồng - Số tiền quyên góp lớn nhất từ trước đến nay cho một mùa EDURUN. 9713 bộ Race-kit và 31.000 áo được đặt mua bởi phụ huynh và học sinh trên toàn hệ thống ngay trong 1 tuần đầu tiên phát động.Trong đó, Vinschool cũng ghi nhận đóng góp 400 triệu đồng hiện kim tài từ Nhà tài trợ độc quyền Ngân hàng Thương mại Cổ phần Techcombank trao tặng, cùng các hoạt động thiện nguyện tại 50 cơ sở trường Vinschool trên toàn quốc ủng hộ trực tiếp vào quỹ EDURUN 2024. Từ nguồn ngân sách quyên góp được năm nay, Vinschool sẽ cùng với các bậc phụ huynh tìm kiếm một địa chỉ để xây dựng trường, lớp cho trẻ em nghèo ở những vùng sâu, vùng xa. Tại sự kiện, Thầy Jeremy – Đại diện Ban giám hiệu Hệ thống giáo dục Vinschool nhấn mạnh: “Qua mỗi dự án từ thiện, mỗi sáng kiến xã hội như EDURUN, chúng ta đã cùng nhau thổi bùng lên ngọn lửa của tinh thần quan tâm, chia sẻ và sống có trách nhiệm với cộng đồng.”Trong biển người “nhuộm hồng” cung đường chạy của EDURUN, sự có mặt của các phụ huynh Đại sứ truyền cảm hứng như: Diễn viên Mạnh Trường, Thanh Hương, Hoàng Kim Ngọc, cựu siêu mẫu Thúy Hằng, cầu thủ Mạc Hồng Quân… đã khuấy động không khí và giúp truyền đi tinh thần “Run for Education - Chạy vì giáo dục” tới 10.000 vận động viên. Ngoài ra, các học sinh, phụ huynh đạt thành tích cao trong các mùa EDURUN trước đây hoặc giành chiến thắng trong các cuộc thi đồng hành trước sự kiện, đặc biệt là sự góp mặt của Ban giám hiệu các trường được xây dựng từ nguồn quỹ EDURUN cũng trở thành các đại sứ và tiên phong xuất phát trên đường chạy.Hành trình 8 năm thu hẹp khoảng cách giáo dục qua 8 mùa EDURUN EDURUN không chỉ là sự kiện thể thao mà còn là biểu tượng của tinh thần vì cộng đồng, trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Vinschool. Từ năm 2015 đến nay, chương trình đã thu hút hơn 160.000 người tham gia và quyên góp được hơn 21 tỷ đồng, giúp xây dựng trường học tại những vùng khó khăn nhất thuộc tỉnh Sơn La, Quảng Trị, Điện Biên, Quảng Bình, Hà Giang... Vượt chặng đường 500 km từ Điện Biên để có mặt tại sự kiện, cô Vũ Thúy Lan – Hiệu trưởng Trường Mầm non Mường Đun - một trong những điểm trường mà EDURUN đã dừng chân để biến ước mơ của cô và trò nơi đây thành hiện thực xúc động chia sẻ: “Từ ngày được đón nhận một ngôi trường khang trang, sạch đẹp, học sinh đến trường được yên vui, hạnh phúc, các con được học tập vui chơi và thỏa sức trải nghiệm, các giáo viên yên tâm công tác và phụ huynh yên lòng gửi con đến trường.”Với sứ mệnh xây dựng một hoạt động thể thao vì mục đích thiện nguyện, EDURUN đã vượt qua khuôn khổ một phong trào thể thao học đường để trở thành một trong những hoạt động xã hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và đầy cảm hứng. Từ đây, sẽ có thêm nhiều địa chỉ khó khăn được hỗ trợ, nhiều ngôi trường khang trang được xây dựng, góp phần mang tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho những trẻ em nghèo trên khắp Việt Nam."," EDURUN 2024, một sự kiện thể thao và thiện nguyện đã thu hút hơn 10.000 vận động viên và quyên góp kỷ lục 5 tỷ đồng cho hoạt động xây dựng trường cho trẻ em vùng sâu vùng xa. Sự kiện này được tổ chức lần thứ 8 và là sự kiện đặc biệt nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Hệ thống giáo dục Vinschool. Từ nguồn ngân sách quyên góp được năm nay, Vinschool sẽ cùng với các bậc phụ huynh tìm kiếm một địa chỉ để xây dựng trường, lớp cho trẻ em nghèo ở những vùng sâu, vùng xa. Từ năm 2015 đến nay, chương trình đã thu hút hơn 160.000 người tham gia và quyên góp được hơn 21 tỷ đồng, giúp xây dựng trường học tại những vùng khó khăn nhất thuộc tỉnh Sơn La, Quảng Trị, Điện Biên, Quảng Bình, Hà Giang... EDURUN không chỉ là sự kiện thể thao mà còn là biểu tượng của tinh thần vì cộng đồng," 387,"Nam Em viết tâm thư gửi fan sau khi bị Sở TT&TT TP.HCM mời lên làm việc lần 2. (PLO)- Ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở TT&TT cho biết sở đã có giấy mời Nam Em lên làm việc lần 2. Nam Em viết tâm thư muốn fan tìm thần tượng khác tốt hơn mình. Trao đổi với PLO vào sáng 9-4, ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho biết Sở TT&TT TP.HCM đã có giấy mời Nam Em lên làm việc lần thứ 2. ""Lý do hiện tại vẫn chưa thể công bố. Sở TT&TT TP.HCM sẽ phản hồi báo chí vào sáng thứ 5 này (11-4)"" - ông Nguyễn Ngọc Hồi cho hay.Trước đó, thông qua livestream, Nam Em cũng đã thông tin về vấn đề này. Nam Em vẫn gây tranh cãi vì nội dung livestream Như PLO đã thông tin, ngày 1-3, Sở TT&TT TP.HCM phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP.HCM đã mời Nam Em lên làm việc về hoạt động cung cấp thông tin trên các tài khoản mạng xã hội.Cùng với những thông tin tiêu cực, nội dung phát ngôn gây tranh cãi trên mạng xã hội, sau khi làm việc, Sở TT&TT quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Lệ Nam Em về hành vi cung cấp thông tin gây hoang mang trong nhân dân và hành vi cung cấp thông tin xúc phạm danh nhân, anh hùng dân tộc. Tổng số tiền xử phạt hành chính là 37,5 triệu đồng và Sở TT&TT TP.HCM cũng yêu cầu Nam Em không được tái phạm, trường hợp tái phạm sẽ bị xem xét tình tiết tăng nặng theo quy định.Tuy nhiên, đến khuya 16-3, Nam Em khiến khán giả không khỏi thót tim khi livestream vào giữa khuya nhưng không nói chuyện và trèo ra ban công không quay vào nhà. Sau đó bạn trai người đẹp đã tắt livestream. Hành động bất thường của Nam Em khi đó khiến nhiều người lo lắng nhưng cũng đặt ra nhiều câu hỏi về mục đích của livestream trên. Đoạn clip cũng đã được ghi lại và lan truyền trên mạng xã hội tạo ra nhiều tranh cãi. Nam Em muốn fan tìm thần tượng khác tốt hơn mình Cũng vào sáng nay, 9-4, trên trang cá nhân, Nam Em đã có những chia sẻ đáng chú ý nhằm gửi ""những ai còn ở lại với tôi đến thời điểm này"" sau khi việc bản thân bị Sở TT&TT TP.HCM mời lên làm việc lần 2 . Theo đó, Nam Em nói với người hâm mộ: ""Tôi biết các bạn rất mệt mỏi và lo lắng cho tôi trong suốt thời gian vừa qua nhưng cũng đừng vì thế mà ảnh hưởng tới sức khoẻ. Hãy yêu thương bản thân mình nhiều nhất có thể. Chăm sóc sức khoẻ tinh thần đầy trọn vẹn. Tìm kiếm hạnh phúc từ chính nội tâm của chính mình"".Bên cạnh đó, người đẹp gốc Đồng bằng Sông Cửu Long cũng nghĩ rằng: ""Có lẽ chúng ta đi tới đây cũng nên nói lời chia tay. Vì tôi không muốn các bạn mất thời gian với tôi nữa. Hãy chọn một idol khác tốt hơn tôi, nhiều năng lượng tích cực hơn tôi"". ""Chuyến xe này tôi không muốn các bạn đi chung nữa… Khi nào trời quang mây tạnh nếu còn hữu duyên chúng ta hãy gặp lại. Tạm biệt các bạn. Tạm biệt Nam Em. Bình an nhé. Mọi phiền lo dang dở rồi sẽ hoá tan thành mây"" – Nam Em bày tỏ. Người đẹp nói thêm rằng, cô mong muốn sau này khi bản thân trở lại với năng lượng tích cực hơn, sẽ có dịp tái ngộ khán giả của mình. Sau ồn ào phát ngôn mất kiểm soát, Nam Em không còn đi hát. Hầu hết các chương trình đều không mời người đẹp này vì dính thị phi. Đến cả việc livestream hát như thời điểm trước đây, Nam Em cũng khó thực hiện, lý do là bởi sau khi chuyển nhà từ TPHCM lên Đà Lạt, cô không có đầy đủ thiết bị âm thanh để ca hát."," Nam Em, một nghệ sĩ nổi tiếng tại Việt Nam, đã viết một tâm thư gửi cho khán giả sau khi được Sở TT&TT TP.HCM mời lên làm việc lần thứ hai. Trong tâm thư, Nam Em khuyên khán giả tìm kiếm một thần tượng khác tốt hơn mình và chăm sóc sức khoẻ tinh thần của mình. Trước đó, Nam Em đã bị xử phạt hành chính vì hành vi cung cấp thông tin gây hoang mang trong nhân dân và hành vi cung cấp thông tin xúc phạm danh nhân, anh hùng dân tộc. Sau khi bị xử phạt, Nam Em đã không thể tiếp tục hoạt động như trước đây, không thể đi hát và không thể livestream hát do thiếu thiết bị âm thanh." 388,"Kịp thời cứu nam thanh niên nhảy cầu tự tử. VTV.vn - Lực lượng cứu hộ kịp thời cứu một thanh niên nhảy cầu Thị Nại, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.Chiều tối 7/4, nhận tin báo của quần chúng nhân dân về việc có một thanh niên nhảy cầu tự tử, lực lượng Công an Đồn Khu kinh tế Nhơn Hội, Quy Nhơn, Bình Định đã phối hợp với Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy số 3 thuộc Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Bình Định đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, không ngại nguy hiểm, dũng cảm cứu người bị nạn. Đến 18h50 cùng ngày, với tinh thần khẩn trương cứu nạn, cứu hộ, lực lượng Công an đã cứu thành công nam thanh niên và đưa nạn nhân lên phao cứu sinh của lực lượng Công an neo tại cầu Thị Nại, chờ phối hợp với tàu cá của ngư dân để đưa nạn nhân vào bờ. Sau khi được đưa lên tàu cá, thanh niên này rất tỉnh táo. Thanh niên được xác định là N.Đ.Q. (30 tuổi, ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) điều khiển xe mô tô đến trụ đèn 174 cầu Thị Nại thì nhảy cầu. Việc kịp thời cứu người nêu trên của lực lượng Công an đã thể hiện tinh thần dũng cảm, vì nhân dân phục vụ, được đông đảo nhân dân đồng tình khen ngợi."," Lực lượng cứu hộ đã kịp thời cứu một thanh niên nhảy cầu Thị Nại, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vào chiều tối 7/4. Sau khi nhận tin báo của quần chúng nhân dân, lực lượng Công an Đồn Khu kinh tế Nhơn Hội, Quy Nhơn, Bình Định đã phối hợp với Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy số 3 thuộc Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Bình Định để nhanh chóng có mặt tại hiện trường và cứu thành công nam thanh niên. Sau khi được đưa lên tàu cá, thanh niên này rất tỉnh táo. Thanh niên được xác định là N.Đ.Q. (30 tuổi, ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) điều khiển xe mô tô đến trụ đèn 174 cầu Thị Nại thì nhảy cầu. Việc kịp thời cứu người nêu trên của lực lượng Công an đã thể hiện tinh thần dũng cảm, vì nhân dân phục vụ, được đông đảo nhân dân đồng tình khen ngợi" 389,"Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống lịch sử NDO - Với công trình văn hóa có kiến trúc độc đáo, hệ thống trưng bày được nâng cấp, hiện đại hóa, cùng bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” - bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trở thành điểm đến hấp dẫn khó bỏ qua trong hành trình trở lại chiến trường xưa, khám phá xứ sở hoa ban. Càng gần đến Ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các đoàn tham quan, lượng khách ghé thăm bảo tàng ngày càng tăng. Phát huy giá trị tài liệu, hiện vật Trước khi là hướng dẫn viên bảo tàng, Cao Thị Nữ là cô giáo dạy môn tự nhiên nhưng đam mê lịch sử. Cô tìm tòi, sưu tầm những câu chuyện cảm động từ sách báo, nhân chứng để nội dung thuyết minh phong phú, sinh động, dốc bầu nhiệt huyết khơi gợi cảm xúc, tâm nguyện lan tỏa những năm tháng hào hùng của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa với khách tham quan. Tự hào về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, thấm thía hy sinh, mất mát của các thế hệ cha ông trong chiến dịch Điện Biên Phủ là cảm nhận chung của mỗi con dân đất Việt tới bảo tàng. Các cựu chiến binh trào dâng niềm xúc động qua từng bức ảnh, hiện vật, hào hứng kể lại những tháng ngày “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”. Một đoàn khách từ thành phố mang tên Bác từng biết về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua sách báo, khi nghe hướng dẫn viên kể câu chuyện tấm gương anh Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, anh Tô Vĩnh Diện lấy thân mình cứu pháo, lá thư Bác Hồ gửi bác sĩ Vũ Đình Tụng có con là liệt sĩ, những giọt nước mắt đã tuôn rơi. “Cảm tưởng như đang hòa mình, chứng kiến trước mắt những năm tháng chiến đấu cam go mà hào hùng của ông cha ta, các họa sĩ khắc họa rất chân thực, sống động giúp tôi trân trọng hơn giá trị của hòa bình”, bà Nghiêm Thị Vân ở Kim Bảng (Hà Nam) thốt lên khi xem bức tranh Panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”. Đến thăm bảo tàng nhiều lần, một vị khách người Pháp chia sẻ lần này vẫn vẹn nguyên cảm xúc, thấu cảm những tổn thất trong chiến tranh và bình yên của vùng đất hoa ban tươi đẹp đậm đà bản sắc cùng những con người thân thiện bảy thập kỷ sau cuộc chiến lùi xa. Thay đổi tư duy, phong cách phục vụ, đón tiếp tận tụy, chu đáo, thân thiện để mỗi khách tới bảo tàng luôn cảm thấy hài lòng là điều tâm niệm với mỗi cán bộ, nhân viên Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Nếu như trước đây, khi đoàn khách đông đăng ký mới bố trí hướng dẫn viên, nay chỉ một vài người có nhu cầu cũng được đáp ứng, không để “khách vào xem ra bảo không biết gì”, Giám đốc Vũ Thị Tuyết Nga nhấn mạnh. Để hoạt động bảo tàng đáp ứng kịp thời xu thế phát triển, hội nhập trong giai đoạn mới, tập thể viên chức, người lao động nỗ lực đổi mới sáng tạo, học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện tác phong chuyên nghiệp, làm tốt công tác sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị các tài liệu, hiện vật đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu, học tập, hưởng thụ văn hóa của công chúng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nhất là kỹ năng quảng bá, chuyển đổi số… được chú trọng cùng nhiều giải pháp, sáng kiến được áp dụng, mang lại giá trị, hiệu quả thực tiễn. Để đáp ứng và huy động tối đa nguồn nhân lực phục vụ chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và Năm Du lịch quốc gia Điện Biên-2024, Bảo tàng tổ chức bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn, thuyết minh, tăng cường lực lượng tham gia phục vụ đón tiếp, hướng dẫn khách tham quan. Nhằm tạo sự đa dạng, phong phú thu hút khách tham quan, hằng năm Bảo tàng sưu tầm, trưng bày, bổ sung các tài liệu, hiện vật tiêu biểu (hiện có gần 7 nghìn tài liệu, hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý, hiếm), nổi bật trong năm 2023 trưng bày hai sưu tập “Súng của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân đội Pháp sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ”, “Vỏ đầu đạn pháo 105mm"", tổ chức và phối hợp tổ chức một số cuộc triển lãm ảnh chuyên đề: “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”; “Dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Điện Biên Phủ”; “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, văn hóa và du lịch”, “Từ Điện Biên Phủ năm 1954 đến Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không năm 1972”…Xác định ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số là phương thức hữu hiệu để kiểm kê khoa học, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài liệu hiện vật, nâng cao chất lượng phục vụ và quảng bá hữu hiệu, bảo tàng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Từ ngày 5/3, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối wifi, quét mã QR, khách tham quan Bảo tàng có thể nắm bắt toàn bộ thông tin giới thiệu nội dung bức tranh Panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” bằng 3 thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp. Tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm kiên cường đấu tranh bảo vệ Tổ quốc được triển khai với nhiều hình thức: trưng bày triển lãm lưu động trong và ngoài tỉnh, tại các trường học, đa dạng hóa các hoạt động tương tác, trải nghiệm phục vụ các đối tượng khách tham quan giúp hoạt động bảo tàng gần hơn với đời sống. Nhiều học sinh tham gia chương trình trải nghiệm “Chúng em làm chiến sĩ Điện Biên” bày tỏ phấn khởi khi được mặc quần áo bộ đội, đẩy xe đạp thồ, tự nấu các món ăn thời xưa, nắm cơm, giã lạc…; các thầy cô giáo đánh giá cao cách làm hay, sáng tạo, tạo hứng thú trong tiếp cận, học tập môn lịch sử. Với sự hỗ trợ tích cực của bảo tàng, cán bộ, nhân viên Tập đoàn Masan từ thành phố Hồ Chí Minh về Điện Biên hào hứng tham gia trải nghiệm đào hào giao thông, nấu cơm bằng bếp Hoàng Cầm, sống lại năm tháng gian khổ mà tràn đầy khí thế lạc quan.Dịch Covid-19 cũng tạo cú hích cho bảo tàng chủ động tăng cường quảng bá, “tiếp thị” rộng rãi, không thụ động chờ khách tới tham quan. Những thông tin, hình ảnh, video về hoạt động của bảo tàng, các sự kiện, nhân vật lịch sử liên quan đến Chiến thắng Điện Biên Phủ xuất hiện không chỉ trên phương tiện thông tin đại chúng mà còn qua fanpage, mạng xã hội: facebook, zalo, youtube... Hiệu quả phối hợp tổ chức chương trình tham quan trực tuyến (tourday online), các triển lãm ảnh chuyên đề lưu động tại một số tỉnh, thành phố bước đầu mang lại tín hiệu tích cực, nhiều bảo tàng đăng ký triển lãm chuyên đề tại xứ sở hoa ban trong năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024. Trong khi không ít bảo tàng còn vắng khách, trầm lắng, lượng khách tham quan Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tăng hằng năm, từ 2018 đến 2022 thu hút 1.532.070 lượt người, năm 2023 có 155.686 lượt khách, thu phí hơn 6 tỷ đồng. Đó là những con số ấn tượng minh chứng cho hiệu quả hoạt động. Cao điểm nhất ngày Quốc khánh, Bảo tàng đón tới 22.000 lượt người, phải nhờ lực lượng công an trợ giúp phân luồng, cán bộ tăng ca, căng sức làm việc.Nỗ lực đổi mới, thu hút khách tham quan Tận dụng thế mạnh, phát huy tối đa nội lực, thẳng thắn nhìn nhận tồn tại, hạn chế nhằm chủ động khắc phục, đưa bảo tàng trở thành trung tâm sinh hoạt chính trị, công trình văn hóa trọng điểm, điểm du lịch hấp dẫn, vui chơi giải trí tích cực trên địa bàn tỉnh Điện Biên là hướng đi trong thời gian tới. Nhiều nội dung trưng bày đã cũ, không bắt kịp với xu thế trưng bày hiện đại, chưa tạo sự hấp dẫn, mới mẻ đòi hỏi sớm nâng cấp, hiện đại hóa; cần đầu tư nâng cấp hệ thống điện, quan tâm bố trí nhân lực chuyên môn điều hành hệ thống công nghệ thông tin, các thiết bị điện tử, âm thanh, ánh sáng… phục vụ quản lý, vận hành, phát huy giá trị bức tranh panorama sau thời gian hoạt động thử nghiệm. Tăng cường quảng bá, truyền thông, trưng bày triển lãm lưu động trong và ngoài tỉnh; mở rộng địa bàn sưu tầm trong cả nước, tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, trải nghiệm tại bảo tàng, lắp đặt hệ thống chiếu sáng ban đêm tòa nhà bảo tàng làm nổi bật kiến trúc độc đáo, chủ động phục vụ cả ban đêm khi lượng khách đông là những nỗ lực của bảo tàng hướng tới đổi mới, đa dạng hóa hoạt động. Cùng với đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trưng bày như thuyết minh tự động (autoguide), cây tra cứu thông tin hiện vật theo các phần trưng bày chủ đề, tham quan Bảo tàng 3D (tham quan ảo), chiếu phim 3D về “Chiến dịch Điện Biên Phủ” và “Điện Biên - Đất và người” kết hợp với 3D mapping giúp công chúng tiếp cận mới mẻ hơn. Theo lộ trình trong 5 năm tới, Bảo tàng tăng dần mức tự chủ, vừa làm tốt nhiệm vụ chính trị vừa khai thác hiệu quả sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách, góp phần tăng nguồn thu và đóng góp ngân sách, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Điện Biên. Trên tinh thần cầu thị học hỏi, tiếp thu, lắng nghe để điều chỉnh phù hợp, nhiều ý tưởng đã được đề xuất như xây dựng phòng đọc sách cho các đối tượng nghiên cứu sâu, phòng vẽ tranh dành cho thiếu nhi, tại sân bảo tàng tổ chức các hoạt động trải nghiệm tương tác, giao lưu văn hóa văn nghệ, bố trí không gian check in phục vụ du khách, tăng cường giới thiệu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp cho khách nước ngoài… Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vừa được xếp hạng II, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba là niềm vinh dự, động lực to lớn để tập thể cán bộ, viên chức, người lao động quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới đông đảo khách tham quan trong nước và quốc tế."," Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn ở Việt Nam. Với công trình văn hóa có kiến trúc độc đáo, hệ thống trưng bày được nâng cấp, hiện đại hóa, cùng bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” - bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á, bảo tàng trở thành điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua trong hành trình trở lại chiến trường xưa, khám phá xứ sở hoa ban. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã được xếp hạng II và được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Đây là niềm vinh dự, động lực to lớn để tập thể cán bộ, viên chức, người lao động quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới đông đảo kh" 390,"TP.HCM miễn 100% giá vé tuyến metro số 1 cho người dân trong 3 tháng. Ba tháng đầu kể từ ngày tuyến đường sắt bắt đầu vận hành thương mại, hành khách đi tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ không phải trả tiền mua vé. Thậm chí, khách đi 17 tuyến xe buýt kết nối với tuyến đường sắt đô thị này trong khoảng thời gian trên cũng được miễn phí. Thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (đơn vị vận hành metro số 1, Bến Thành - Suối Tiên) cho biết, trong 3 tháng kể từ khi tuyến Metro số 1 đưa vào vận hành khai thác thương mại, hành khách sẽ được miễn phí 100% giá vé khi đi tàu. Nội dung này được Sở GTVT TP HCM cập nhật trong Dự thảo chính sách hỗ trợ cho hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng trên địa bàn TP. HCM. Theo đó, Sở Giao thông vận tải (GTVT) thành phố dự thảo các chính sách hỗ trợ bằng ngân sách của TP.HCM áp dụng cho hành khách sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và đường sắt đô thị. Trong đó, TP.HCM sẽ dùng ngân sách hỗ trợ 100% giá vé vận chuyển bằng đường sắt đô thị trong thời gian 3 tháng đầu kể từ ngày tuyến Metro số 1 bắt đầu khai thác vận hành thương mại. Đồng thời, hành khách sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đối với 17 tuyến xe buýt kết nối tuyến đường sắt đô thị này (từ tuyến số 153 đến tuyến số 169) trong thời gian 3 tháng đầu kể từ ngày tuyến Metro số 1 bắt đầu khai thác vận hành thương mại cũng được miễn giảm 100% giá vé. Cùng với đó, TP.HCM cũng dự thảo hỗ trợ 100% giá vé cho người hoạt động cách mạng; bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh; người được hưởng chính sách như thương binh; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng; người cao tuổi (công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên); trẻ em dưới 6 tuổi hoặc cao dưới 1,3m và có người lớn đi kèm. Hỗ trợ 50% giá vé lượt từ ngân sách thành phố đối với học sinh, sinh viên; 50% giá vé tháng đối với các đối tượng học sinh sinh viên học tập trên địa bàn TP.HCM. Theo Sở GTVT TP.HCM, việc thực hiện chính sách miễn, giảm giá vé thể hiện chính sách ưu việt của Nhà nước và thành phố đối với các đối tượng chính sách, cũng như khuyến khích các người dân hình thành thói quen sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng, hạn chế sử dụng xe cá nhân trong sinh hoạt hàng ngày, góp phần tiến tới mục tiêu giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Metro số 1 có tổng mức đầu tư hơn 43.000 tỷ đồng. Công trình được phê duyệt từ năm 2007 nhưng phải đến năm 2012 mới chính thức khởi công có quy mô dài gần 20 km với 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Đến nay, dự án này vẫn chưa thể đưa vào khai thác và nhiều lần phải lùi tiến độ hoàn thành. Tại hội nghị kinh tế - xã hội TP.HCM vào chiều 2/4 vừa qua, ông Nguyễn Quốc Hiển, Phó trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cho biết, tuyến metro số 1 hiện đạt 98% tổng khối lượng. Dự kiến cuối tháng 9 tới, metro 1 mới hoàn thành công tác chạy thử. Đến tháng 10/2024, các cơ quan đưa vào nghiệm thu, thẩm định vấn đề an toàn và cho phép người dân sử dụng."," TP.HCM sẽ miễn 100% giá vé tuyến metro số 1 cho người dân trong 3 tháng kể từ ngày tuyến đường sắt bắt đầu vận hành thương mại. Hành khách sử dụng 17 tuyến xe buýt kết nối với tuyến đường sắt đô thị này cũng sẽ được miễn phí trong thời gian trên. Đây là một trong những chính sách hỗ trợ được Sở GTVT TP.HCM dự thảo để khuyến khích các người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng và hạn chế sử dụng xe cá nhân trong sinh hoạt hàng ngày. Metro số 1 có tổng mức đầu tư hơn 43.000 tỷ đồng và đã đạt 98% tổng khối lượng. Dự kiến cuối tháng 9 tới, metro 1 mới hoàn thành công tác chạy thử và đến tháng 10/2024, các cơ quan sẽ cho phép người dân sử dụng." 391,"Chính thức khai hội Đền Hùng NDO - Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Trưởng Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương Hồ Đại Dũng đã đánh trống khai hội Đền Hùng và khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch Đất Tổ năm 2024. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ Hồ Đại Dũng cho biết, Lễ hội Đền Hùng và Tuần lễ Văn hóa-Du lịch Đất Tổ năm nay, người dân và du khách thập phương không chỉ được chứng kiến các hoạt động tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng mà còn được trải nghiệm và tham gia nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc. Tỉnh Phú Thọ đã nỗ lực tập trung chỉ đạo để bảo đảm lễ hội được tổ chức chu đáo, an toàn với phần Lễ trang nghiêm, trọng thể, mang tính cộng đồng sâu sắc; phần Hội kết hợp hài hòa các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống và hiện đại, các sự kiện thể thao và du lịch, thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo vùng đất Tổ, tạo sức lan tỏa rộng rãi và sự hài lòng cho đồng bào, du khách thập phương về viếng thăm mộ Tổ. Thông qua các hoạt động nhằm tôn vinh truyền thống yêu nước, khơi dậy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc hướng về nguồn cội, tri ân công đức tổ tiên; là cơ hội để những người con Đất Tổ, du khách thập phương ôn lại tiến trình lịch sử-tôn vinh các di sản văn hóa của dân tộc.Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa-Du lịch Đất Tổ năm nay được tổ chức từ ngày 9-18/4 (tức từ ngày 1-10/3 năm Giáp Thìn) với các hoạt động vui tươi, lành mạnh, gắn kết chặt chẽ với các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch, thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo vùng Đất Tổ. Trong đó, phần lễ gồm: Lễ Giỗ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân và Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày 14/4 (ngày 6/3 âm lịch); Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 18/4 (ngày 10/3 âm lịch); Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng của các huyện, thị, thành trong tỉnh từ ngày 9-18/4 (từ 1-10/3 âm lịch)."," Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa-Du lịch Đất Tổ năm 2024 đã chính thức khai mạc vào ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Phú Thọ. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Trưởng Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương Hồ Đại Dũng đã đánh trống khai hội Đền Hùng. Lễ hội năm nay sẽ tổ chức từ ngày 9-18/4 (tức từ ngày 1-10/3 năm Giáp Thìn) với các hoạt động vui tươi, lành mạnh, gắn kết chặt chẽ với các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch, thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo vùng Đất Tổ. Phần lễ gồm: Lễ Giỗ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân và Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày 14/4 (ngày 6/3 âm lịch); Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 18/4 (ngày 10/3 âm lịch); Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng của các huyện, thị, thành trong t" 392,"30 suất học bổng toàn phần ngành điều dưỡng tại Singapore. (NLĐO) – Nếu trúng tuyển vào chương trình học bổng Asian Nursing Scholarship (ANS) của Singapore, sinh viên sẽ được hỗ trợ tiền nhà và sinh hoạt phí từ 25 triệu đồng/ tháng. Bộ Y tế Singapore thông tin vừa kết hợp với 2 trường đại học công lập là Ngee Ann Polytechnic (NP), Nanyang Polytechnic (NYP), các bệnh viện tại Singapore và MOH Holdings (đơn vị tuyển dụng, quản lý chương trình ANS) tổ chức tuyển sinh, cấp học bổng toàn phần, chuyên ngành Điều dưỡng cho ứng viên của các nước Bhutan, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Myanmar và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam có 30 suất học bổng toàn phần. Ứng viên trúng tuyển chương trình được miễn phí học bổng trong 3 năm học; hỗ trợ ký túc xá hoặc tiền nhà hơn 9 triệu đồng/tháng, sinh hoạt phí hơn 16 triệu đồng/tháng; bảo hiểm sinh viên 3 năm học; ký hợp đồng làm việc 6 năm tại bệnh viện công lập Singapore; hỗ trợ học tập nâng cao sau 6 năm làm việc; hỗ trợ ở lại làm việc lâu dài.Ông Nguyễn Văn Minh Tiến, Giám đốc Tổ chức giáo dục Blue Galaxy Group, cho biết chương trình ANS tổ chức tuyển sinh từ năm 2016 đến nay, mỗi năm có 15 – 20 sinh viên Việt Nam xuất sắc đạt được học bổng đến Singapore học tập và làm việc. Điều kiện ứng tuyển: Là công dân Việt Nam, từ 18-24 tuổi; điểm trung bình lớp 12, điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT và điểm thi tốt nghiệp THPT môn toán từ 7 trở lên; điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh từ 6 ( hoặc có chứng chỉ Ielt từ 6.0); điểm thi tốt nghiệp THPT một trong 3 môn lý, hóa, sinh từ 7 trở lên. Thời gian nhận hồ sơ đến tháng 7-2024. Ứng viên sẽ có 2 tháng ôn luyện tiếng Anh và thực hiện phỏng vấn tại Trường CĐ Bách khoa Sài Gòn (quận Gò Vấp, TP HCM). Đầu tháng 10, ứng viên sẽ bước vào kỳ thi ứng tuyển học bổng ANS."," 30 học bổng toàn phần ngành điều dưỡng được cấp tại Singapore cho sinh viên của các nước Bhutan, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Myanmar và Việt Nam. Nếu trúng tuyển vào chương trình học bổng Asian Nursing Scholarship (ANS) của Singapore, sinh viên sẽ được hỗ trợ tiền nhà và sinh hoạt phí từ 25 triệu đồng/ tháng. Ứng viên trúng tuyển chương trình được miễn phí học bổng trong 3 năm học; hỗ trợ ký túc xá hoặc tiền nhà hơn 9 triệu đồng/tháng, sinh hoạt phí hơn 16 triệu đồng/tháng; bảo hiểm sinh viên 3 năm học; ký hợp đồng làm việc 6 năm tại bệnh viện công lập Singapore; hỗ trợ học tập nâng cao sau 6 năm làm việc; hỗ trợ ở lại làm việc lâu dài. Điều kiện ứng tuyển bao gồm: Là công dân Việt Nam, từ 18-24 tuổi; điểm trung bình lớp 12, điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT và điểm thi tốt nghiệp THPT môn toán từ 7 trở lên; điểm thi tố" 393,"Vụ nợ 1.000 sổ đỏ: Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam chỉ đạo ""nóng"". (Dân trí) - Liên quan đến vụ nợ 1.000 sổ đỏ người mua đất tại 3 dự án bất động sản do Công ty cổ phần Bách Đạt An làm chủ đầu tư, Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Quảng Nam đã có chỉ đạo ""nóng"". Cuối tháng 3, thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Quảng Nam tổ chức cuộc họp để đánh giá kết quả chỉ đạo, thực hiện các kết luận, chủ trương, cơ chế của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; kết quả xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện ban chỉ đạo Trung ương, tỉnh theo dõi. Liên quan đến vụ việc các dự án do Công ty cổ phần Bách Đạt An làm chủ đầu tư, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo đề nghị Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc với chủ đầu tư, nhà phân phối đất nền và các cơ quan liên quan.UBND thị xã Điện Bàn mời Thường trực Tỉnh ủy tham dự để bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải quyết vụ việc liên quan đến 3 dự án do công ty làm chủ đầu tư, gồm Khu đô thị Bách Đạt, Khu đô thị 7B mở rộng và Hera Complex Riverside. UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh báo cáo việc triển khai thi hành án đối với Công ty Bách Đạt An. Ban cán sự đảng UBND tỉnh tổng hợp báo cáo kết quả buổi làm việc, đề xuất cụ thể về quan điểm, định hướng lãnh đạo, chỉ đạo xử lý vụ việc liên quan đến công ty trên để báo cáo Thường trực, Ban thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến chỉ đạo trong tháng 4 này. UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã có văn bản yêu cầu Cục Thi hành án dân sự tỉnh khẩn trương báo cáo việc triển khai thi hành án đối với Công ty Bách Đạt An về ban chỉ đạo và UBND tỉnh. Vụ mua bán, tranh chấp bất động sản này dẫn đến khiếu kiện kéo dài; tòa án các cấp đã thụ lý, các cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý. Tuy nhiên, đến nay gần 1.000 người mua đất vẫn chưa nhận được sổ đỏ, tiếp tục khiếu kiện đến các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam. Năm 2017, Công ty cổ phần Bách Đạt An ký hợp đồng giao Công ty cổ phần Đầu tư Hoàng Nhất Nam phân phối khoảng 1.000 lô đất của 3 dự án Khu đô thị Bách Đạt, Khu đô thị 7B mở rộng và Hera Complex Riverside. Sau đó 2 bên tranh chấp, khiếu kiện kéo dài. Các tranh chấp giữa 2 công ty trên đã được giải quyết thông qua các bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án. Gần 1.000 người mua đất 3 dự án này phải gian nan đi đòi sổ đỏ. Đến nay, những người mua đất vẫn tiếp tục khiếu kiện đòi được quyền lợi của mình."," Vụ nợ 1.000 sổ đỏ: Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam chỉ đạo ""nóng"" Liên quan đến vụ nợ 1.000 sổ đỏ người mua đất tại 3 dự án bất động sản do Công ty cổ phần Bách Đạt An làm chủ đầu tư, Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Quảng Nam đã có chỉ đạo ""nóng"". Cuối tháng 3, thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Quảng Nam tổ chức cuộc họp để đánh giá kết quả chỉ đạo, thực hiện các kết luận, chủ trương, cơ chế của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; kết quả xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện ban chỉ đạo Trung ương, tỉnh theo dõi. Liên quan đến vụ việc các dự án do Công ty cổ phần Bách Đạt An làm chủ đầu tư, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo đề nghị Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc với chủ đầu t" 394,"Trung tâm Ghép tạng trẻ em, Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ hoạt động vào năm 2025 NDO - Ngày 9/4, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Trung tâm Ghép tạng trẻ em sẽ được hoàn thành và đưa vào hoạt động nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Bệnh viện Nhi đồng 2 là một trong các bệnh viện Nhi đầu tiên tiến hành ghép thận và ghép gan cho trẻ em từ rất sớm, ca ghép thận đầu tiên được thực hiện từ năm 2004 và ghép gan từ năm 2005. Cho đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thực hiện thành công 33 ca ghép gan, 30 ca ghép thận, 10 ca ghép tế bào gốc tự thân. Có thể khẳng định các y, bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 2 đã hoàn toàn làm chủ kỹ thuật ghép thận, ghép gan và ghép tế bào gốc đúng theo quy trình tuyển chọn bệnh nhân, tuyển chọn người cho tạng, quy trình chăm sóc điều trị trước trong và sau ghép, quy trình này đã được hoàn thiện và đi vào hoạt động thường quy.Đầu tháng 4/2024, Bộ Y Tế ra quyết định số 785/QĐ-BYT về việc công nhận Bệnh viện Nhi đồng 2 là cơ sở y tế đủ điều kiện để thực hiện kỹ thuật lấy, ghép thận, gan từ người hiến sống và từ người hiến chết não.Từ những kết quả đạt được trong thời gian qua, cùng với việc được Bộ Y tế chính thức công nhận đủ điều kiện ghép tạng trẻ em, và nhất là theo định hướng phát triển chuyên sâu của Sở Y tế đối với 3 bệnh viện chuyên khoa Nhi của thành phố. Theo đó, Trung tâm Tim mạch trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, Trung tâm Ung thư trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố và Trung tâm Ghép tạng trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng 2, tập thể lãnh đạo và thầy thuốc của Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ nỗ lực không ngừng, phấn đấu làm chủ kỹ thuật ghép tạng mới như: ghép tim, ghép tủy xương và ghép tế bào gốc dị ghép, bên cạnh các kỹ thuật ghép thận, và đồng ghép vốn đã triển khai thành công trong thời gian qua."," Trung tâm Ghép tạng trẻ em, Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ được hoàn thành và đưa vào hoạt động vào năm 2025, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Bệnh viện Nhi đồng 2 là một trong các bệnh viện Nhi đầu tiên tiến hành ghép thận và ghép gan cho trẻ em từ rất sớm, với 33 ca ghép gan, 30 ca ghép thận và 10 ca ghép tế bào gốc tự thân đã thành công. Các y, bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 2 đã hoàn toàn làm chủ kỹ thuật ghép thận, ghép gan và ghép tế bào gốc đúng theo quy trình tuyển chọn bệnh nhân, tuyển chọn người cho tạng, quy trình chăm sóc điều trị trước trong và sau ghép. Bệnh viện Nhi đồng 2 đã được Bộ Y tế chính thức công nhận đủ điều kiện ghép tạng trẻ em và sẽ tiếp tục nỗ lực không ngừng, phấn đấu làm chủ kỹ thuật ghép tạng mới như: ghép tim, ghép tủy xương và g" 395,"Bảo Yên (Lào Cai): phát động phong trào “Cổng đẹp - Rào xanh - Vườn rau tốt”. (TN&MT) - Nhằm hiện thực hoá phong trào “10 phút góp phần cải thiện môi trường” góp phần đưa môi trường nông thôn của Bảo Yên từng bước xanh - sạch - đẹp. Vừa qua Hội LHPN huyện Bảo Yên ( Lào Cai) đã phát động phong trào “Cổng đẹp - Rào xanh - Vườn rau tốt” giai đoạn 2024 - 2030 và tổ chức Cuộc thi “Cổng đẹp - Rào xanh - Vườn rau tốt” trên địa bàn huyện Bảo Yên năm 2024. Theo đó, phong trào được phát động đến 100% thôn bản, tổ dân phố và đoàn viên, hội viên, nhân dân trên địa bàn huyện. Xây dựng các bản tin ngắn, thiết kế các bản Infographic, các hình ảnh về Phong trào “Cổng đẹp - Rào xanh - Vườn rau tốt”: đăng trên cổng thông tin điện tử của huyện và các xã, thị trấn; trên các trang Fanpage, mạng xã hội (Zalo, facebook…) của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các xã, thị trấn… Tổ chức tuyên truyền lồng ghép trong các Hội nghị tuyên vận xã, thôn; các phương tiện thông tin đại chúng; các buổi họp thôn, tổ dân phố, sinh hoạt chi Hội, chi Đoàn và 50 tổ truyền thông cộng đồng đã được thành lập trong triển khai Dự án 8... Gắn công tác tuyên truyền với biểu dương, động viên, khen thưởng. Phấn đấu, trong năm 2024 mỗi xã, thị trấn xây dựng ít nhất 01 mô hình điểm gắn với mô hình Dân vận khéo (mỗi mô hình điểm có từ 05 hộ gia đình trở lên tham gia) theo tiêu chí. Hàng năm, nhân rộng mô hình tại 100% thôn, bản trên địa bàn xã, thị trấn, có20% số hộ gia đình trên địa bàn đạt tiêu chí “Cổng đẹp - Rào xanh - Vườn rau tốt”. Đông thời năm 2025 sẽ phấn đấu tăng thêm 10% hộ đạt tiêu chí “Cổng đẹp - Rào xanh - Vườn rau tốt”. Đến năm 2030 nâng tổng số hộ đạt tiêu chí trên địa bàn toàn huyện Bảo Yên là 65% (tương đương 13.800 hộ).Thông qua thực hiện phong trào và cuộc thi “Cổng đẹp - Rào xanh - Vườn rau tốt” nhằm tuyên truyền sâu rộng đến từng người dân trên địa bàn huyện nắm, hiểu rõ hơn về vai trò trách nhiệm của mình trong việc thực hiện, cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn, đô thị văn minh, xây dựng thôn kiểu mẫu, xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) nâng cao, góp phần thực hiện mục tiêu: Xây dựng huyện Bảo Yên trở thành huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2025. Phát hiện, tôn vinh những hộ gia đình tiêu biểu trong phong trào xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, từng bước lan tỏa trong cộng đồng, thu hút tối đa sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội và Nhân dân trên địa bàn toàn huyện Bảo Yên. Tiếp tục thực hiện phong trào chỉnh trang nhà cửa, xây dựng và nhân rộng mô hình gia đình “5 không, 3 sạch”; phát triển mô hình thôn, xóm sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, khu dân cư kiểu mẫu, lan tỏa ý nghĩa hành động bảo vệ môi trường, bảo vệ không gian sống trong nhân dân, góp phần xây dựng môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp. Đặc biệt là chủ động đảm bảo được rau xanh phục vụ bữa ăn gia đình, giảm chi phí chi tiêu cho các hộ; Tạo thói quen cho các hộ gia đình tận dụng phụ phẩm nông nghiệp chăm sóc vườn rau… Việc tổ chức cuộc thi được triển khai gắn với ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong tuyên truyền, vận động, quảng bá... "," Hội LHPN huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã phát động phong trào ""Cổng đẹp - Rào xanh - Vườn rau tốt"" giai đoạn 2024 - 2030 và tổ chức Cuộc thi ""Cổng đẹp - Rào xanh - Vườn rau tốt"" trên địa bàn huyện Bảo Yên năm 2024. Phong trào được phát động đến 100% thôn bản, tổ dân phố và đoàn viên, hội viên, nhân dân trên địa bàn huyện. Mục tiêu của phong trào là tuyên truyền sâu rộng đến từng người dân trên địa bàn huyện nắm, hiểu rõ hơn về vai trò trách nhiệm của mình trong việc thực hiện, cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn, đô thị văn minh, xây dựng thôn kiểu mẫu, xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) nâng cao, góp phần thực hiện mục tiêu: Xây dựng huyện Bảo Yên trở thành huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2025. Phong trào cũng tìm kiếm và tôn vinh những hộ gia đình tiêu biểu trong phong trà" 396,"Xây dựng hồ sơ Di sản thế giới Hang Con Moong. Các nhà khoa học khuyến nghị cần sớm triển khai xây dựng hồ sơ Khu di sản Hang Con Moong và hồ sơ Di tích Hang Con Moong trình UNESCO công nhận là di sản thế giới.Ngày 8/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Viện Khảo cổ học, Hội Khảo cổ học Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá khả năng đề cử và xác định tiêu chí xây dựng hồ sơ di sản đề cử UNESCO ghi vào danh mục Di sản thế giới di tích khảo cổ Hang Con Moong, huyện Thạch Thành”. Hội thảo có sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ các cơ quan Trung ương, các địa phương; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực lịch sử, khảo cổ, di sản, địa chất, môi trường, du lịch,… Khu Di tích Hang Con Moong gồm hàng chục hang động, mái đá phân bố trong không gian rộng hơn 20.000ha tại khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cùng một số địa vực thuộc tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình. Hang Con Moong được phát hiện, khai quật, nghiên cứu từ năm 1974. Đến năm 2007, di tích hang Con Moong được xếp hạng là Di tích quốc gia. Năm 2008, Di tích được khảo sát thực địa, chuẩn bị tư liệu xây dựng Hồ sơ Di sản văn hóa Thế giới. Từ năm 2010 đến 2014, việc khai quật, nghiên cứu Hang Con Moong và các di tích có liên quan trong khuôn khổ dự án hợp tác khoa học Việt - Nga đã thu được khối lượng tư liệu mới, đồ sộ, hết sức quan trọng trong nhận thức tiền sử Việt Nam và khu vực, cung cấp nhiều bằng chức khoa học về diễn biến văn hóa từ 74.000 năm đến 7.000 năm trên địa tầng dày 10,14m. Năm 2015, Hang Con Moong và các di tích có liên quan đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt và phê duyệt quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích khảo cổ… Tại hội thảo, các ý kiến tham luận đi sâu phân tích diễn biến về di tích, di vật, táng thức, thành phần động vật, chủng tộc người, kết cấu trầm tích theo độ sâu trên 10m của địa tầng Hang Con Moong... Trên cơ sở các tư liệu, báo cáo, tham luận, đa số ý kiến được các nhà khoa học thống nhất di tích Hang Con Moong và phụ cận có thể đáp ứng 3 tiêu chí trong 10 tiêu chí của UNESCO về giá trị nổi bật toàn cầu./."," Hang Con Moong, một khu di tích lịch sử và khảo cổ tại Thanh Hóa, Việt Nam, đang được khuyến nghị xây dựng hồ sơ để đề cử UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hang Con Moong có hàng chục hang động và mái đá phân bố trong không gian rộng hơn 20.000ha tại khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cùng một số địa vực thuộc tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình. Hang Con Moong được phát hiện, khai quật, nghiên cứu từ năm 1974 và được xếp hạng là Di tích quốc gia từ năm 2007. Từ năm 2010 đến 2014, việc khai quật, nghiên cứu Hang Con Moong và các di tích có liên quan trong khuôn khổ dự án hợp tác khoa học Việt - Nga đã thu được khối lượng tư liệu mới, đồ sộ, hết sức quan trọng trong nhận thức tiền sử Việt Nam và khu vực, cung cấp nhiều bằng chức khoa học về diễn biến văn hóa từ 74.00" 397,"Tăng chuyến bay các chặng từ Hà Nội, TP.HCM dịp nghỉ lễ 30/4-1/5. Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện nay trên các đường bay nội địa, hành khách vẫn có thể đặt vé và có nhiều mức giá trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5. Báo cáo của các hãng hàng không cho biết dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, trung bình mỗi ngày cung ứng từ 100.000 - 110.000 ghế trên các đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay trung bình trong tháng 3/2024. “Tỷ lệ đặt chỗ của hành khách hiện vẫn ở mức trung bình trên tất cả các đường bay nội địa chiều từ 2 điểm đầu (Hà Nội, TP.HCM) đến các cảng hàng không, sân bay địa phương và cả chiều ngược lại, đa phần dao động trong khoảng 40-60%”, đại diện Cục Hàng không thông tin. Cụ thể, giai đoạn trước ngày nghỉ lễ (ngày 26, 27, 28 và 29/4), đường bay có tỷ lệ đặt chỗ cao nhất là: Hà Nội - Quảng Bình (99,51% ngày 27/4), tiếp đến là đường bay TP.HCM - Tuy Hòa (82,77% ngày 27/4); Hà Nội - Phú Quốc và Hà Nội - Huế (đều xấp xỉ 80% ngày 27/4); TP.HCM - Phú Quốc (77,23% ngày 27/4). Các chặng bay khác có tỷ lệ đặt chỗ ở mức trung bình trở xuống. Đối với chiều bay từ cảng hàng không sân bay địa phương, hiện tại tỷ lệ đặt chỗ vẫn ở mức thấp. Riêng đường bay Điện Biên - TP.HCM - Hà Nội tỷ lệ đặt chỗ cao (đường bay Điện Biên - TP.HCM ngày 27/4 là 99,44%; đường bay Điện Biên - Hà Nội ngày 28/4 là 79,89%). Giai đoạn trong và sau nghỉ lễ, các đường bay từ Hà Nội và TP.HCM đi các cảng hàng không, sân bay địa phương hiện có tỷ lệ đặt chỗ dưới 50%, đa phần dao động ở mức 20-40%. Riêng đường bay Hà Nội - Điện Biên đạt tỷ lệ 83,7% vào ngày 2/5. Trên đường bay trục Bắc - Nam (Hà Nội - Đà Nẵng - TP.HCM), tỷ lệ đặt chỗ cho giai đoạn nghỉ lễ hiện tại vẫn ở mức tương đối thấp, đều dưới 50% (riêng đường bay Hà Nội - Đà Nẵng nhỉnh hơn, đạt 50,37% ngày 27/4). “Tới thời điểm hiện nay trên các đường bay nội địa, về cơ bản hành khách vẫn có thể đặt vé và có nhiều mức giá vé để lựa chọn phù hợp với điều kiện và nhu cầu di chuyển của mỗi hành khách”, Cục Hàng không thông tin. Tăng chuyến bay dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 Về giá vé tại giai đoạn trước nghỉ lễ, theo khảo sát trên trang web bán vé của các hãng hàng không Việt Nam, các chặng bay có tỷ lệ đặt chỗ cao như đường bay Hà Nội – Phú Quốc có giá vé thấp nhất là 2,2 triệu đồng (ngày 29/4); TP.HCM – Phú Quốc có giá vé thấp nhất là 1,5 triệu đồng (ngày 29/4); Hà Nội - Huế có giá vé thấp nhất là 1,4 triệu đồng (ngày 29/4)… Đại diện Vietnam Airlines thông tin, dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay, nhu cầu của người dân sẽ tập trung từ 27/4 đến 1/5 với đối tượng chính là khách đi du lịch, thăm thân về quê, trong đó chiều khách đi dự kiến đông nhất vào ngày 27/4 và chiều quay lại ngày 1/5. “Hiện tại, hãng mở bán nhiều hạng vé trong giai đoạn nghỉ lễ 30/4-1/5 với các mức giá đang mở bán đảm bảo nằm trong khung giá đã được Bộ GTVT quy định đối với từng nhóm đường bay. Mặt bằng chung mức giá mở bán (bao gồm thuế, phí) với các chuyến bay đầu TP.HCM chiều xuôi từ 1,4 triệu đồng, chiều ngược từ 1,2 triệu đồng trở lên; đầu Hà Nội chiều xuôi từ 1,7 triệu đồng, chiều ngược từ 1,3 triệu đồng trở lên. Nhiều chặng bay từ TP.HCM đi/đến các điểm du lịch như Đà Lạt, Quy Nhơn, Cam Ranh đang có các mức giá từ 1,2 đến 1,6 triệu đồng”, đại diện Vietnam Airlines nói. Được biết, Cục Hàng không Việt Nam đã yêu cầu các hãng xem xét tăng thêm tải cung ứng trên các đường bay từ Hà Nội, TP.HCM đi các địa điểm có nhu cầu du lịch lớn như Đà Nẵng, Phú Quốc, Tuy Hòa, Bình Định, Cam Ranh,… đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5. Bên cạnh đó, Cục cũng sẽ xem xét việc điều chỉnh tăng tham số tại sân bay Nội Bài (từ 37 lên 42 chuyến/giờ) ngay trong tháng 4 và điều chỉnh tăng tham số tại cảng sân bay Tân Sơn Nhất một số ngày cao điểm dịp nghỉ lễ (từ 44 chuyến/giờ lên 46 chuyến/giờ). "," Tại Việt Nam, các hãng hàng không đã tăng thêm chuyến bay từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5. Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trung bình mỗi ngày cung ứng từ 100.000 - 110.000 ghế trên các đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay trung bình trong tháng 3/2024. Tỷ lệ đặt chỗ của hành khách hiện vẫn ở mức trung bình trên tất cả các đường bay nội địa, đa phần dao động trong khoảng 40-60%. Cục Hàng không Việt Nam đã yêu cầu các hãng xem xét tăng thêm tải cung ứng trên các đường bay từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đi các địa điểm có nhu cầu du lịch lớn như Đà Nẵng, Phú Quốc, Tuy Hòa, Bình Định, Cam Ranh,… đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5. Bên cạnh đó, Cục cũng sẽ xem xét việc " 398,"Chủ động ứng phó với thiếu nước tưới. Thời gian gần đây, nhiều nơi tại khu vực Tây Nguyên diễn ra tình trạng khô hạn, gây thiệt hại đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Theo nhận định của các nhà khí tượng thủy văn, trong mùa khô năm 2023 - 2024 ở Tây Nguyên, khô hạn sẽ xảy ra trên diện rộng và có khả năng gay gắt. Vì vậy, việc chủ động nguồn nước tưới cho các loại cây trồng được các địa phương, chủ công trình thủy lợi tính toán ngay từ đầu vụ. Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, dự báo mùa khô năm nay Tây Nguyên sẽ đối mặt với tình trạng hạn hán gay gắt. Trong tháng 2 và 4/2024, khả năng có mưa rào và giông, nhưng lượng mưa chưa nhiều. Đồng thời, nắng nóng diễn ra ở nhiều nơi. Tổng lượng dòng chảy trên các sông, suối ở Tây Nguyên trong toàn mùa cạn sẽ thiếu hụt khoảng từ 10 – 50% so với trung bình nhiều năm, có thể gây nên tình trạng thiếu nước sinh hoạt và nước tưới cho cả khu vực Tây Nguyên.Đắk Lắk đang vào tâm điểm của mùa khô, tình trạng thiếu nước tưới khiến nhiều diện tích cây trồng của bà con nông dân bị ảnh hưởng. Để ứng phó với tình trạng khô hạn, bà con nông dân nhiều địa phương tại tỉnh Đắk Lắk chủ động triển khai nhiều giải pháp ứng phó nhằm bảo vệ cây trồng, duy trì hoạt động sản xuất. Anh Trần Văn Hùng, huyện Krông Năng (Đắk Lắk) trồng khoảng 2ha cà phê cho hay, nhu cầu nước tưới cho cây trồng khá lớn, đặc biệt là vào mùa khô. Nếu không tưới đủ nước cây sẽ rụng bông, không đậu quả. Nếu trong giai đoạn tăng trưởng, kết trái, thiếu nước cây sẽ rụng trái, giảm năng suất. Theo anh Hùng, mùa khô này, trung bình khoảng hai tuần đến gần một tháng cây cần tưới một lần; mỗi đợt, gia đình phải tưới từ 10-20 giờ mới đảm bảo cung cấp đủ nước, chống hạn cho cây cà phê. Do phải thuê máy nổ và nguồn nước nên mỗi lần tưới, gia đình tiêu tốn đến gần triệu đồng. ""Nếu không tưới kịp thời, năng suất của cây cà phê sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, để hạn chế nước bốc hơi nhanh, qua đó giúp giảm số lần tưới, trong lúc vệ sinh vườn, gia đình sẽ giữ lại một lớp cỏ khoảng 3 - 4cm để giữ độ ẩm cho đất vào mùa này”, anh Hùng chia sẻ. Còn anh Lê Dũng, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) cho hay, gia đình có khoảng 8.000m2 đất trồng xen canh cà phê và hồ tiêu. Gia đình anh Dũng đã gắn bó với cây cà phê gần 20 năm. Anh Dũng nhận định, việc chăm sóc cây cà phê quan trọng nhất là thời điểm tưới nước. Nếu tưới không kịp thời, cây sẽ bị rụng lá, khô cành; còn tưới sớm khi cây chưa phân hóa mầm hoa sẽ làm cho cà phê nở hoa không đều, khó khăn trong thu hoạch và ảnh hưởng đến năng suất. Do đó, nguyên tắc tưới cho cây cà phê là phải đúng và đủ. Anh Dũng cho hay, những năm gần đây, tình trạng thiếu nước tưới vào mùa khô diễn ra thường xuyên. Do đó, bà con đã sẵn sàng ứng phó như tưới nhỏ giọt, tích trữ nước tưới ngay từ cuối mùa mưa… Thế nhưng, mùa khô năm nay rất khắc nghiệt, khả năng thiếu nước trong những đợt tưới tới là rất cao.Theo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư Kuin, trên địa bàn có 39 hồ, đập và một số suối cạn, giếng khoan… phục vụ tưới cho 12.072ha cà phê. Tình hình nguồn nước cơ bản đáp ứng được nhu cầu tưới cho cây trồng trong mùa khô. Nếu tình trạng nắng nóng kéo dài và không có mưa, nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu nước tưới là rất lớn. Tuy nhiên, trước diễn biến thất thường của khí hậu trong năm 2024, đơn vị đã chủ động tham mưu cho UBND huyện về phương án phòng, chống hạn trên địa bàn nhằm đảm bảo vụ sản xuất hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra. Tương tự, gia đình chị Nguyễn Thị Hiếu, ở huy Cư M’gar (Đắk Lắk) có hơn 7 sào cà phê. Những ngày qua, do thời tiết diễn biến bất thường, nắng nóng kéo dài, nhiều loại sâu hại phát sinh trên vườn cây. Trong đó, đáng chú ý là rệp sáp đang tấn công mạnh, đe dọa đến năng suất cà phê vụ này. Đây là một trong những côn trùng gây hại đáng lo ngại nhất trên cây cà phê do đặc tính lây lan nhanh, rất khó phòng trừ. Khi bị nhiễm rệp sáp nặng, trái cà phê phát triển chậm; nếu không diệt trừ kịp thời, chùm trái sẽ bị khô hỏng, ảnh hưởng đến năng suất vụ tới. Trường hợp cây bị nặng, gặp nắng nóng kéo dài có thể khô héo, dẫn đến chết cây. “Mấy ngày nay, bên cạnh triển khai các biện pháp để phòng trừ thì trong lúc tưới cây cà phê, tôi cũng dùng nước phun rửa sạch những chùm hoa dính rệp sáp nhằm hạn chế lây lan ra cả vườn. Tuy nhiên nếu thời tiết khô hạn kéo dài, không có mưa thì sẽ rất khó xử lý dứt điểm được”, chị Hiếu lo lắng. Để chủ động ứng phó với hiện tượng nắng hạn, bảo đảm sinh hoạt của người dân, nguồn nước phục vụ nông nghiệp, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương chủ động rà soát, đánh giá, cân đối nguồn nước thực tế trên các hồ, đập, sông, suối, nguồn nước ngầm của từng vùng để điều tiết, khai thác hợp lý…"," Tóm tắt: - Tình trạng khô hạn ở Tây Nguyên gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. - Mùa khô năm 2023 - 2024 ở Tây Nguyên dự báo sẽ xảy ra tình trạng hạn hán gay gắt. - Nhiều nông dân ở Đắk Lắk đang ứng phó với tình trạng thiếu nước tưới cho cây trồng. - Nông dân đã triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ cây trồng, duy trì hoạt động sản xuất. - Nông dân đã tích trữ nước tưới ngay từ cuối mùa mưa, tuy nhiên mùa khô năm nay rất khắc nghiệt. - Nguy cơ thiếu nước tưới trong những đợt tưới tới là rất cao. - Nông dân đang ứng phó với tình trạng nắng nóng kéo dài và không có mưa. - Nông dân đang ứng phó với tình trạng rệp sáp tấn công mạnh, đe dọa đến năng suất cà phê vụ này. - UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương chủ động rà so" 399,"“BIDVRUN - cho cuộc sống Xanh” – Những bước chân tiếp nối hành trình vì cộng đồng. (BKTO) - “BIDVRUN - Cho cuộc sống Xanh” được tổ chức vào tháng 4 hằng năm là hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tuần lễ Văn hóa Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nhân dịp kỷ niệm Ngày Truyền thống của BIDV (26/4). Nguồn kinh phí quy đổi từ thành tích chạy của các vận động viên tham gia Giải sẽ được BIDV sử dụng để xây nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ, trồng mới cây xanh, hỗ trợ khắc phục hạn mặn... Từ mùa đầu tiên (năm 2021) đến nay, Giải chạy đã thu hút hơn 130.000 lượt vận động viên tham gia. Với tổng thành tích chạy đạt hơn 6,5 triệu km, tổng số tiền quy đổi mà các vận động viên đóng góp cho các hoạt động an sinh xã hội Xanh là 26,2 tỷ đồng. Từ nguồn kinh phí trên, BIDV đã xây dựng 13 nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ tặng các địa phương thường xuyên gặp thiên tai, lũ lụt tại Miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam; trồng mới 350.000 cây xanh tại nhiều địa phương như Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Lai Châu, Phú Thọ, Phú Yên…; tài trợ 14.000 bình chứa nước cho các tỉnh chịu hạn mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Năm 2024, Giải chạy diễn ra trong 22 ngày, từ ngày 07/4 đến 28/4. Ngay trong sáng 07/4, BIDV đồng loạt tổ chức phát động Giải chạy tại toàn bộ 63 tỉnh thành trên toàn quốc và tại các quốc gia, vùng lãnh thổ nơi có BIDV hiện diện trú đóng như Lào, Campuchia, Myanmar… cùng đồng thời tổ chức kickoff. Phát biểu trong Lễ phát động được tổ chức tại Trụ sở chính BIDV, bà Vũ Thị Nga - Phó Chủ tịch thường trực Công đoàn BIDV, Phó Trưởng Ban Tổ chức Giải chạy - chia sẻ:“BIDVRUN - Cho cuộc sống Xanh” không chỉ là một giải thể thao, là một chương trình thúc đẩy tinh thần rèn luyện sức khỏe của mọi người... mà còn là dịp để công chúng chung tay thực hiện các chương trình an sinh xã hội ý nghĩa góp phần xây dựng tương lai xanh, vì sự phát triển bền vững của đất nước. Giải chạy cũng là một trong những hoạt động thiết thực triển khai ESG tại BIDV... Giải chạy “BIDVRUN - Cho cuộc sống Xanh” năm 2024 đặt mục tiêu quy đổi thành tích chạy thành kinh phí để xây dựng 5 nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ và trồng thêm 67.000 cây xanh tại các địa phương. Ngay trong buổi sáng đầu tiên của Giải chạy, sự chung sức của khoảng 27.000 vận động viên đã tạo được thành tích hơn 100.000 km, quy đổi thành gần 300 triệu đồng đóng góp để thực hiện các chương trình an sinh xã hội. Bên cạnh việc được chung tay đóng góp kinh phí cho hoạt động vì cộng đồng, vận động viên tham gia Giải chạy sẽ có cơ hội nhận được nhiều giải thưởng hấp dẫn, quà tặng thể thao và voucher bảo hiểm từ Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) theo thể lệ của chương trình. Đặc biệt, năm nay, BIDV sẽ tổ chức sự kiện Giải chạy offline tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày Về đích - 28/4/2024. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024). Giải chạy offline dự kiến sẽ được tổ chức trên cung đường Khu đô thị Sala (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) với sự tham gia của hơn 2.500 vận động viên tranh tài ở 03 cự ly bán chuyên (05km, 10km, 21km). Các em nhỏ 7 - 15 tuổi sẽ có cơ hội tham gia thử sức ở đường chạy ngắn với hoạt động KIDS RUN thú vị, giúp trẻ nhỏ tìm được niềm vui trong thể thao và có những trải nghiệm đáng nhớ khi tự mình chinh phục những cung đường chạy."," ""BIDVRUN - Cho cuộc sống Xanh"" là một giải chạy được tổ chức hàng năm vào tháng 4, là hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tuần lễ Văn hóa Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nhân dịp kỷ niệm Ngày Truyền thống của BIDV (26/4). Nguồn kinh phí quy đổi từ thành tích chạy của các vận động viên tham gia Giải sẽ được BIDV sử dụng để xây nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ, trồng mới cây xanh, hỗ trợ khắc phục hạn mặn... Từ mùa đầu tiên (năm 2021) đến nay, Giải chạy đã thu hút hơn 130.000 lượt vận động viên tham gia. Với tổng thành tích chạy đạt hơn 6,5 triệu km, tổng số tiền quy đổi mà các vận động viên đóng góp cho các hoạt động an sinh xã hội Xanh là 26,2 tỷ đồng. Năm 2024, Giải chạy diễn ra trong 22 ngày, từ ngày 07/4 đến 28/4. Ngay trong sáng "